Luận văn Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Chúng ta thực hiện CPH DNNN trong điều kiện thị trường vốn, thị

trường bất động sản mới bắt đầu đi vào hoạt động, chưa có tính chuyên nghiệp

và ổn định. Các tổ chức có chức năng thẩm định giá chưa phát triển, trình độ

năng lực còn yếu kém. Khó có thể khẳng định rằng, việc xác định giá trị

doanh nghiệp luôn sát với giá trị thực của doanh nghiệp. Hạ thấp giá trị doanh

nghiệp CPH luôn là xu hướng gắn liền với lợi ích cục bộ của doanh nghiệp CPH

thậm chí cả cơ quan thực hiện quyền sở hữu và các nhà đầu tư. Có thể nêu

điển hình trong CPH Công ty sữa Vinamilk - một Côngty lớn, làm ăn rất có

hiệu quả, tuy nhiên giá trị theo kết quả định giá Công ty thấp hơn đến 3 lần

giá thị trường (theo Tạp chí Tài chính, tháng 3/2005, trang 9). Có thể khẳng

định, việc CPH DNNN có thực sự được thực hiện theo nguyên tắc của thị

trường hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cách thức bán cổ phần.

pdf108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp tiếp tục xử lý những tài sản này, đến thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp nếu ch−a xử lý thì chuyển giao cho công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để xử lý theo quy định hiện hành. Về vấn đề này, các học giả các nhà nghiên cứu có nhiều quan điểm khác nhau nh− quy định nh− vậy là quá chung chung, có quan điểm cho rằng không nên loại trừ tài sản nh− các quy định hiện nay [35, tr. 233]. Tuy nhiên, trên thực tế trong các DNNN còn tồn đọng một l−ợng không nhỏ tài sản không cần dùng, chờ thanh lý là vấn đề cần giải quyết để loại bỏ tâm lý lo ngại phải bỏ tiền mua "đồ không sử dụng đ−ợc" của các nhà đầu t−. Tính phức tạp của vấn đề là ở chỗ cho phép loại trừ các tài sản nào với tiêu chí "không cần dùng" cụ thể ra sao? Trong thực tiễn phân loại các tài sản không cần dùng, có thể xảy ra các tr−ờng hợp: - Do đầu t− mở rộng sản xuất nh−ng sản phẩm không chiếm lĩnh đ−ợc thị tr−ờng hoặc không thu hút đ−ợc nguồn nguyên liệu. Trong tr−ờng hợp này tài sản có thể vẫn sử dụng tốt và đ−ợc phát huy nếu công ty cổ phần có sự đổi mới, nâng cao năng lực điều hành và có chiến l−ợc kinh doanh tốt. - Các tài sản mua sắm phục vụ các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, còn giá trị sử dụng nh−ng không đ−ợc sử dụng. - Các tài sản ít sử dụng đ−ợc gạt sang nhằm thanh lý với giá rẻ. 49 Mặt khác, việc mua sắm các tài sản này luôn gắn liền với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và th−ờng chỉ đ−ợc tận dụng, phát huy trong điều kiện doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, sau CPH công ty cổ phần vẫn có thể thanh lý nh−ợng bán. Việc giao trách nhiệm cho công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng với số l−ợng quá lớn sẽ dẫn đến hậu quả không xử lý kịp thời các tài sản này dẫn đến mất mát, h− hỏng tài sản. Vì vậy, theo tác giả, cần có quy định tiêu chí cụ thể để xác định tài sản không cần dùng để tránh tình trạng gây tổn hại lợi ích của Nhà n−ớc. Thứ hai, đối với các tài sản đầu t− bằng nguồn quỹ khen th−ởng, quỹ phúc lợi đ−ợc công ty cổ phần tiếp tục dùng trong sản xuất kinh doanh. Theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 187/2004/NĐ-CP tài sản này phải tính vào giá trị doanh nghiệp CPH và chuyển thành cổ phần để chia cho ng−ời lao động tại doanh nghiệp tại thời điểm CPH theo thời gian thực tế đã làm việc tại doanh nghiệp của từng ng−ời. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với việc thừa nhận quyền sở hữu của tập thể ng−ời lao động đối với các quỹ này. Theo h−ớng dẫn tại Thông t− 126/2004/TT-BTC việc chia cổ phần cho ng−ời lao động từ nguồn tài sản này đ−ợc xác định theo giá đấu thành công bình quân. Theo tác giả, h−ớng dẫn nh− nêu trên là không phù hợp bởi vì tài sản này đã đ−ợc tính vào giá trị doanh nghiệp, đ−ợc định giá (mới có giá trị đ−ợc định giá của doanh nghiệp và có cơ sở để xác định giá sàn), đó là tài sản góp vốn của tập thể ng−ời lao động, tại sao ng−ời lao động lại phải "mua" theo giá đấu bình quân. Thứ ba, quy định về việc xử lý vốn đầu t− dài hạn vào doanh nghiệp khác của doanh nghiệp CPH. Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 187/2004/NĐ-CP, trong tr−ờng hợp các doanh nghiệp CPH không kế thừa các khoản đầu t− dài hạn vào doanh nghiệp khác thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo hai cách: - Thỏa thuận bán lại vốn đầu t− cho đối tác hoặc cho các nhà đầu t− khác. - Chuyển giao cho các doanh nghiệp khác làm đối tác. 50 Theo tác giả quy định nh− nêu trên là không hợp lý, bởi vì: Việc lựa chọn kế thừa hoặc không kế thừa các khoản đầu t− dài hạn vào các doanh nghiệp khác tr−ớc hết luôn xuất phát từ lợi ích của hoạt động đầu t−; th−ờng thì doanh nghiệp CPH chỉ từ chối kế thừa các khoản đầu t− này xuất phát từ việc đầu t− không có hiệu quả. Vì vậy, việc chuyển giao cho doanh nghiệp khác làm đối tác hoàn toàn không dễ dàng. Việc cho phép doanh nghiệp thỏa thuận bán lại vốn đầu t− cho đối tác hoặc cho các nhà đầu t− khác rất dễ dẫn tới tình trạng "bán đổ, bán tháo" các khoản đầu t− kém hiệu quả để chối bỏ trách nhiệm do việc quyết định đầu t−. Nếu việc đầu t− này thực sự đã và đang tiếp tục bị thua lỗ, cản trở hoạt động CPH, cần yêu cầu các cá nhân có trách nhiệm báo cáo giải trình cụ thể lý do để xác định trách nhiệm cá nhân tr−ớc khi cho phép xử lý bán hoặc chuyển giao. Thứ t−, quy định về chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những công trình đã bị đình hoãn. Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 17 Nghị định 187/2004/NĐ-CP, chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những công trình đã bị đình hoãn tr−ớc thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không tính vào giá trị doanh nghiệp để CPH. Theo tác giả, đây là một quy định hết sức chung chung, bởi vì: Xây dựng là một hoạt động rất phức tạp có sự tham gia của rất nhiều chủ thể. Vì vậy, có rất nhiều lý do dẫn đến một công trình xây dựng bị đình chỉ, bị dừng hoãn thi công xuất phát từ những vi phạm của các chủ thể khác nhau. Không phải trong mọi tr−ờng hợp việc đình chỉ, dừng hoãn thi công xây dựng đều dẫn đến hậu quả phải phá dỡ công trình hoặc không đ−ợc tiếp tục xây dựng. Ví dụ: Tr−ờng hợp có vi phạm của các quy định về an toàn xây dựng và vệ sinh môi tr−ờng của nhà thầu thi công xây dựng công trình. Vì vậy, việc quy định nh− nội dung nêu trên có thể dẫn đến thất thoát tiền vốn Nhà n−ớc đầu t− trong các công trình xây dựng bị đình hoãn mà chi 51 phí này có thể là rất lớn. Cần có sự quy định cụ thể chỉ loại trừ các chi phí này ra khỏi giá trị doanh nghiệp trong tr−ờng hợp công trình phải dỡ bỏ theo quy định của pháp luật xây dựng hoặc dự án đầu t− bị đình chỉ thực hiện. Thứ năm, do hậu quả của sự thiếu lành mạnh, thiếu công khai minh bạch trong quá trình hoạt động ở một số DNNN, cho nên trong thực tiễn CPH việc xử lý tài chính gặp phải nhiều vấn đề phát sinh nh−: Các công trình mới xây dựng đã hoàn thành hơn 3 năm nh−ng ch−a đ−ợc quyết toán; có mâu thuẫn giữa doanh nghiệp CPH và các đối tác trong việc xác định giá trị vốn đầu t− dài hạn, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, hoặc trong tr−ờng hợp nợ phải thu khó đòi thực sự nh−ng doanh nghiệp ch−a hoặc không thể lập đủ hồ sơ chứng minh, đây là những vấn đề nảy sinh làm kéo dài thời gian CPH doanh nghiệp và nếu không đ−ợc giải quyết dứt điểm sẽ ảnh h−ởng đến sự lành mạnh về tài chính của công ty cổ phần khi phải thừa kế các nghĩa vụ hoặc quyền lợi này. Vì nhiều lý do khác nhau không phải lúc nào cơ quan quản lý doanh nghiệp cũng sẵn sàng đ−a ra giải quyết công khai vấn đề còn v−ớng mắc. Vì vậy, theo tác giả cần bổ sung quy định giải quyết vấn đề này theo h−ớng: doanh nghiệp CPH có trách nhiệm báo cáo đầy đủ kịp thời những vấn đề còn v−ớng mắc trong việc xử lý tài chính nh− nêu trên với cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu để có biện pháp giải quyết. Cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu có trách nhiệm yêu cầu, đề nghị các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà n−ớc... tiến hành thanh tra, kiểm tra làm rõ các nội dung này để có cơ sở, số liệu chính xác cho việc xác định giá trị doanh nghiệp. 2.2.2. Các quy định về xác định giá trị doanh nghiệp Thứ nhất, vấn đề đất đai trong giá trị doanh nghiệp. Tr−ớc hết tác giả cho rằng quan điểm nhìn nhận về vấn đề đất đai trong CPH doanh nghiệp thể hiện trong pháp luật hiện hành là ch−a phù hợp, bởi vì: Đất đai là một yếu tố gắn liền với sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp và cần phải đ−ợc xem xét d−ới góc độ là một tài sản của quốc gia cần đ−ợc sử dụng có hiệu quả. Sự 52 thiếu phát triển của thị tr−ờng bất động sản và những yếu kém trong quản lý sử dụng đất, trên thực tế tổn thất về đất "có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn tỷ đồng" [90, tr. 21]. Chúng ta cho phép doanh nghiệp CPH lựa chọn hình thức thêu hoặc giao đất là tạo điều kiện để doanh nghiệp hợp lý hóa cơ cấu vốn. Tuy nhiên, trong tr−ờng hợp có sự chênh lệch quá lớn về giá trị doanh nghiệp (không tính giá trị đất) và giá trị đất đai, cần có sự nhìn nhận và cách giải quyết phù hợp bởi vì: Nhiều doanh nghiệp nhà n−ớc (dạng nh− công ty th−ơng mại tr−ớc kia) vốn và tài sản thực sự lèo tèo nh−ng đ−ợc giao những vị trí rất có lợi thế kinh doanh, có giá trị đất rất lớn. Nếu để các doanh nghiệp này "trả lại đất" nh− h−ớng dẫn tại mục b; 6.1; III của Thông t− 126/2004/TT-BTC để thuê đất, tr−ớc mắt có thể dễ bán vài chục phần trăm cổ phần để thực hiện CPH nh−ng hậu quả dễ thấy đó là: một tài sản có giá trị lớn là đất đã không đ−ợc sử dụng có hiệu quả - với ý nghĩa là không phát huy đ−ợc lợi thế kinh doanh vốn có của nó. Doanh nghiệp dù thuê đất vẫn gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do chi phí thuê đất tính vào giá thành sản phẩm cao và sẽ khó có khả năng huy động vốn với t− cách là một công ty cổ phần. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả của việc quản lý sử dụng đất đai cần phải đ−ợc coi trọng nh− nhau trong quá trình CPH. DNNN và đất đai doanh nghiệp CPH đang sử dụng đều là tài sản Nhà n−ớc cần phải xác định −u tiên việc sử dụng có hiệu quả tài sản có giá trị lớn hơn. Để công ty cổ phần có thực lực huy động vốn để đầu t− t−ơng ứng với tiềm năng đất đai đang sử dụng theo tác giả không nên cho phép các doanh nghiệp đã đ−ợc giao đất chuyển sang thuê đất, cần quy định phải tính giá trị đất vào giá trị tài sản doanh nghiệp. Thứ hai, quy định về giá trị th−ơng hiệu của doanh nghiệp. Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 187/2004/NĐ-CP, lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Vị trí địa lý, giá trị th−ơng hiệu, tiềm năng phát triển. Giá trị này đ−ợc xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận sau thuế 53 trên giá trị vốn nhà n−ớc tại doanh nghiệp tr−ớc khi CPH và lãi suất trả tr−ớc của trái phiếu chính phủ dài hạn ở thời điểm gần nhất tr−ớc thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Theo tác giả, nội dung quy định nêu trên là hoàn toàn ch−a hợp lý, bởi vì: theo nguyên lý của ph−ơng pháp tài sản, giá trị doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp (tài sản hữu hình và vô hình) đ−ợc xác định theo giá thị tr−ờng. Th−ơng hiệu của doanh nghiệp là một tài sản vô hình có giá trị thị tr−ờng, giá trị th−ơng hiệu của doanh nghiệp trên thực tế có thể là rất lớn và tính đ−ợc cụ thể. Việc quy định nh− nêu trên là thiếu căn cứ khoa học trong việc xác định giá trị th−ơng hiệu của doanh nghiệp, trong tr−ờng hợp tỷ suất lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp thấp hơn trái phiếu chính phủ dài hạn, coi nh− doanh nghiệp không có giá trị lợi thế kinh doanh và lúc đó dù doanh nghiệp có th−ơng hiệu có uy tín, th−ơng hiệu của doanh nghiệp có giá trị thị tr−ờng và có thể tính đ−ợc cụ thể, nh−ng giá trị đó hoàn toàn bị loại bỏ khỏi giá trị doanh nghiệp. Để khắc phục bất cập nêu trên, theo tác giả, cần bổ sung các quy định cụ thể về th−ơng hiệu và ph−ơng pháp xác định giá trị th−ơng hiệu để có cơ sở xác định giá trị th−ơng hiệu trong quá trình CPH DNNN. Thứ ba, theo các quy định về xác định giá trị doanh nghiệp CPH hiện nay, ngoài kết quả định giá của các doanh nghiệp định giá, chúng ta hoàn toàn không có số liệu có tính chất dự kiến giá trị doanh nghiệp làm cơ sở cho việc kiểm tra giám sát hoạt động định giá, bán đấu giá cổ phần. Theo tác giả, đó là một điều ch−a hợp lý, bởi vì: Nhà n−ớc thực hiện quyền chủ sở hữu toàn dân đối với tài sản của doanh nghiệp, Nhà n−ớc thực hiện việc quản lý mọi mặt đối với đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực thị tr−ờng giá cả. Chính vì vậy không thể nói rằng, chúng ta không thể biết hoặc không có trách nhiệm phải biết giá trị dự kiến của tài sản cần định đoạt, mặt khác cũng không thể tuyệt đối tin t−ởng vào kết quả định giá doanh nghiệp của các tổ chức thẩm định giá mà không tính đến những khả năng sai sót, tiêu cực có thể xảy ra. 54 Vì vậy, cần có những quy định bổ sung cụ thể theo h−ớng giao trách nhiệm cho cơ quan tài chính căn cứ vào các dữ liệu thông tin tài chính doanh nghiệp và giá cả phối hợp với doanh nghiệp CPH và các cơ quan chức năng dự kiến giá trị doanh nghiệp, làm cơ sở tham chiếu cho việc kiểm tra giám sát hoạt động định giá doanh nghiệp hoặc làm cơ sở cho các cơ quan thực hiện quyền sở hữu quyết định giá trị doanh nghiệp trong tr−ờng hợp cần thiết. Thứ t−, với thực trạng về năng lực của các doanh nghiệp thẩm định giá trong n−ớc, trong thời gian tới khi chúng ta tiến hành CPH các tổng công ty lớn trong các ngành nghề có nhiều biến động, có tính phức tạp trong việc định giá tài sản cần có sự góp mặt của các tổ chức định giá n−ớc ngoài. Chính phủ, Bộ Tài chính cần tổ chức thăm dò để lựa chọn các tổ chức định giá n−ớc ngoài có trình độ, năng lực và uy tín, lập danh sách để các doanh nghiệp CPH, cơ quan quyết định CPH có cơ sở lựa chọn đ−ợc đối tác tin cậy để ký kết hợp đồng thuê định giá tài sản doanh nghiệp. 2.2.3. Các quy định về bán cổ phần Bán cổ phần là một nội dung rất quan trọng trong CPH DNNN, ảnh h−ởng trực tiếp đến quyền sở hữu toàn dân, lợi ích của doanh nghiệp và của nhà đầu t−. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với việc bán cổ phần là phải đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan theo nguyên tắc thị tr−ờng. Trình tự thủ tục đăng ký mua cổ phần phải đ−ợc đơn giản tối đa, tránh gây phiền hà cản trở việc mua cổ phần của các nhà đầu t−, việc quản lý thông tin về bán cổ phần phải đảm bảo tránh tình trạng lợi dụng thông tin cung cầu để thao túng giá bán cổ phần. Trong các quy định hiện hành của pháp luật về CPH còn có những nội dung ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu nêu trên, cụ thể nh− sau: Thứ nhất, theo h−ớng dẫn tại điểm a khoản 2.3, mục 2 phần B, Thông t− 126/2004/TT-BTC (h−ớng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP), Nhà đầu t− tham gia đấu giá phải gửi các giấy tờ chứng minh có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (đối với cá nhân) có t− cách pháp nhân (đối với tổ chức) cho cơ 55 quan thực hiện đấu giá. Theo tác giả, nội dung h−ớng dẫn nh− nêu trên là ch−a rõ ràng có thể dẫn tới gây phiền hà cho các cá nhân tổ chức tham gia mua cổ phần bởi bì: Việc xác định một công dân bị hạn chế, bị mất năng lực hành vi dân sự chỉ do tòa án quyết định. Vậy giấy tờ chứng minh năng lực hành vi dân sự đầy đủ ở đây là gì? Do cơ quan nào cấp? Có đòi hỏi phải có quyết định của tòa án hay không? Theo quy định của pháp luật dân sự, khi không có quyết định của các cơ quan chuyên môn, của cơ quan nhà n−ớc có thẩm quyền mọi công dân đều đ−ợc coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đối với các tổ chức năng lực hoạt động, t− cách pháp nhân đ−ợc thừa nhận khi có quyết định thành lập hoặc có giấy phép hoạt động. Vì vậy, nội dung h−ớng dẫn tại Thông t− 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính nh− nêu trên là ch−a rõ ràng, có thể dẫn đến các cách hiểu khác nhau gây phiền hà, cản trở việc tham gia mua cổ phần của các tổ chức cá nhân, cần có sự sửa đổi h−ớng dẫn cụ thể hơn. Thứ hai, theo quy định tại Điều 31 Nghị định 187/2004/NĐ-CP, thời hạn tối thiểu cần công bố công khai thông tin về bán cổ phần tr−ớc ngày bán đấu giá cổ phần chỉ là 20 ngày. Theo h−ớng dẫn tại Thông t− 126/2004/TT-BTC, các nhà đầu t− phải thực hiện thủ tục đăng ký mua và nộp tiền đặt cọc tr−ớc ngày bán đấu giá cổ phần tối thiểu là 5 ngày. Nh− vậy, thời hạn tối thiểu để các nhà đầu t− tiếp nhận thông tin, nghiên cứu tính toán, làm thủ tục đăng ký mua, chuẩn bị vốn đầu t− có thể chỉ là 15 ngày. Theo tác giả, khoảng thời gian này là quá ngắn để các nhà đầu t− có thể thực hiện một "quyết định đầu t−" và so với tổng thời gian thực hiện quá trình CPH kéo dài tới hơn 400 ngày (2004: 439 ngày) [35, tr. 209] thì thời gian "dành để thu hút các nhà đầu t− mua cổ phần" ở mức tối thiểu nh− vậy là quá ngắn. Cần sửa đổi bổ sung các quy định này theo h−ớng kéo dài khoảng thời gian từ khi công khai thông tin về bán cổ phần đến thời điểm bán đấu giá cổ phần cũng nh− không cần thiết phải giới hạn thời điểm đăng ký mua tr−ớc ngày bán đấu giá cổ phần quá dài nh− nêu trên. Thứ ba, theo h−ớng dẫn của Thông t− 126/2004/TT-BTC, nhà đầu t− phải đăng ký mua cổ phần và đặt cọc bằng 10% giá trị cổ phần đăng ký mua 56 (theo giá sàn), tr−ớc ngày tổ chức bán đấu giá là 5 ngày, số l−ợng cổ phần bán cho nhà đầu t− căn cứ theo số l−ợng đã đăng ký mua. Theo tác giả, quy định nh− nêu trên là ch−a phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế, tạo ra những sơ hở cho các hành vi tiêu cực, bởi vì: Chúng ta thực hiện CPH DNNN trong điều kiện thị tr−ờng vốn, thị tr−ờng bất động sản mới bắt đầu đi vào hoạt động, ch−a có tính chuyên nghiệp và ổn định. Các tổ chức có chức năng thẩm định giá ch−a phát triển, trình độ năng lực còn yếu kém. Khó có thể khẳng định rằng, việc xác định giá trị doanh nghiệp luôn sát với giá trị thực của doanh nghiệp. Hạ thấp giá trị doanh nghiệp CPH luôn là xu h−ớng gắn liền với lợi ích cục bộ của doanh nghiệp CPH thậm chí cả cơ quan thực hiện quyền sở hữu và các nhà đầu t−. Có thể nêu điển hình trong CPH Công ty sữa Vinamilk - một Công ty lớn, làm ăn rất có hiệu quả, tuy nhiên giá trị theo kết quả định giá Công ty thấp hơn đến 3 lần giá thị tr−ờng (theo Tạp chí Tài chính, tháng 3/2005, trang 9). Có thể khẳng định, việc CPH DNNN có thực sự đ−ợc thực hiện theo nguyên tắc của thị tr−ờng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cách thức bán cổ phần. Với các quy định nêu trên, trong quá trình thực hiện bán đấu giá cổ phần, tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần luôn nắm vững t−ơng quan cung cầu, trong điều kiện tham nhũng tiêu cực phổ biến nh− hiện nay, không cho phép loại trừ khả năng sử dụng thông tin cung cầu để thực hiện các "giao dịch nội gián" trong mua bán cổ phần. Thực tiễn CPH DNNN đã có biểu hiện rò rỉ thông tin cung cầu trong quá trình bán đấu giá cổ phần. Ví dụ: Trong phiên đấu giá nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, "có thể thấy rằng tổng mức cầu đã bị rò rỉ (không ở độ chính xác tuyệt đối) lãnh đạo Trung tâm giao dịch chứng khoán cũng khó có thể biết việc rò rỉ thông tin từ đâu..." [34, tr. 45]. Khó có thể đ−a ra đ−ợc cơ chế giám sát để đảm bảo bí mật đối với thông tin này và càng rất khó có căn cứ để kết luận và xác định trách nhiệm đối với cá nhân để lộ thông tin và ng−ời sử dụng thông tin. Nếu không có giải pháp loại trừ tình 57 trạng này sẽ dẫn đến gây thiệt hại và có thể là rất lớn cho Nhà n−ớc và cho các nhà đầu t− chân chính. Để khắc phục, loại trừ sơ hở nêu trên đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu t− trong việc quyết định việc mua cổ phần tại phiên đấu giá, theo tác giả cần sửa đổi các quy định này theo h−ớng: Cho phép các nhà đầu t− đ−ợc mua số l−ợng cổ phần cao hơn 1,5 - 2 lần số l−ợng đã đăng ký mua, sự thay đổi số l−ợng này đ−ợc ghi nhận trực tiếp trên phiếu đấu giá cùng với giá đặt mua của nhà đầu t−, trong phiên đấu giá. Việc kiểm tra xác định kết quả đấu giá phải đ−ợc tiến hành công khai, kết quả đấu giá phải đ−ợc công bố ngay trong phiên đấu giá. Quy định này cần đ−ợc bổ sung vào nghị định hoặc luật về CPH để đảm bảo hiệu lực thi hành mà không cần có sự h−ớng dẫn bổ sung. Thứ t−, quy định về bán cổ phần cho cổ đông chiến l−ợc. Theo quy định tại Điều 26, 27, 28 Nghị định 187/2004/NĐ-CP, cổ đông chiến l−ợc là các nhà đầu t− trong n−ớc nh−: Ng−ời sản xuất và th−ờng xuyên cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp; ng−ời cam kết tiêu thụ lâu dài sản phẩm cho doanh nghiệp; ng−ời gắn bó lợi ích chiến l−ợc lâu dài trong kinh doanh, có tiềm năng về tài chính và năng lực quản lý. Doanh nghiệp lựa chọn nhà đầu t− chiến l−ợc trình cơ quan quyết định CPH phê duyệt. Nhà đầu t− chiến l−ợc đ−ợc mua tối đa 20% cổ phần bán ra theo giá −u đãi, giá bán cổ phần −u đãi cho các nhà đầu t− chiến l−ợc đ−ợc giảm 20% so với giá đấu bình quân. Theo tác giả, đây là một nội dung quy định ch−a phù hợp, bởi vì: Cổ đông chiến l−ợc tr−ớc hết phải là các nhà đầu t− có tiềm năng về tài chính và có năng lực quản lý, sự tham gia mua cổ phần doanh nghiệp của họ đ−ợc coi là sáng suốt, đúng đắn tạo niềm tin cho các nhà đầu t− khác mạnh dạn tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp. Cổ đông chiến l−ợc còn là ng−ời có thể đóng góp trí tuệ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc tham gia quản lý doanh nghiệp. Tính chiến l−ợc của nhà đầu t− chiến 58 l−ợc còn cần phải thể hiện ở niềm tin vào khả năng phát triển doanh nghiệp và sự gắn bó thực sự về lợi ích đối với doanh nghiệp thông qua mức độ đầu t− vốn vào doanh nghiệp và chỉ nh− vậy là đủ. Việc quy định các tiêu chí cụ thể trong khoản 2 Điều 26 Nghị định 187/2004/NĐ-CP có vẻ nh− tạo ra và củng cố những quan hệ ổn định, thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Song theo tác giả điều đó không đúng, bởi vì: Sự ổn định lâu dài và gắn bó trong các quan hệ kinh tế không thể xuất phát từ sự cam kết ràng buộc (không bị c−ỡng chế) mà luôn xuất phát từ hiệu quả và lợi ích của các bên trong quan hệ kinh tế. Các tiêu chí cụ thể nêu trên không tạo ra các nhân tố "mới" tham gia vào công ty cổ phần. Sự cho phép doanh nghiệp lựa chọn các nhà đầu t− chiến l−ợc là những đối tác đang tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng nguyên vật liệu có thể dẫn đến sự phức tạp trong quan hệ giữa các chủ thể này với công ty cổ phần khi các nhà đầu t− chiến l−ợc trở thành các nhà quản lý trong công ty cổ phần, đồng thời hạn chế phạm vi lựa chọn các nhà đầu t− có tính "chiến l−ợc" toàn diện đối với doanh nghiệp CPH. Sự cho phép doanh nghiệp lựa chọn nhà đầu t− chiến l−ợc theo các tiêu chí rất chung chung nêu trên có thể dẫn tới lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn theo tiêu chí "tình cảm cá nhân", làm xấu đi quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể "đáng mặt hơn" không đ−ợc lựa chọn, tạo nên sự bất bình đẳng trong việc lựa chọn nhà đầu t− chiến l−ợc. Một bất cập không nhỏ trong quy định này theo tác giả đó là "giảm cầu" trong các cuộc đấu giá bán cổ phần (làm mất tính cạnh tranh mua cổ phần của các nhà đầu t− có tiềm năng có uy tín). Trong điều kiện khu vực kinh tế t− nhân ở n−ớc ta ch−a thực sự lớn mạnh, (trong 1557 doanh nghiệp đã CPH chỉ có 8% cổ phần do cổ đông bên ngoài nắm giữ" [88, tr. 199]) thì mức 4% đến 20% cổ phần bán ra không thông qua đấu giá sẽ trở thành yếu tố trực tiếp ảnh h−ởng đến giá bán vốn nhà n−ớc. 59 Vì vậy, theo tác giả, cần sửa đổi quy định về nhà đầu t− chiến l−ợc theo h−ớng lấy các tiêu chí có năng lực về quản lý điều hành doanh nghiệp và tiêu chí mức đầu t− vốn vào doanh nghiệp là chủ yếu và để đảm bảo tính định l−ợng của sự lựa chọn, đồng thời cần gắn việc giảm giá có tính chất −u đãi với hoạt động bán đấu giá cổ phần góp phần đảm bảo nguyên tắc thị tr−ờng trong việc bán cổ phần của các doanh nghiệp CPH. 2.2.4. Quy định về thu nộp và sử dụng tiền bán cổ phần Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 187/2004/NĐ-CP số tiền thu đ−ợc từ CPH DNNN đ−ợc sử dụng vào các mục đích: 1. Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chính sách đối với ng−ời lao động tại thời điểm cổ phần hóa. a) Hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán trợ cấp cho số lao động thôi việc khi chuyển công ty nhà n−ớc thành công ty cổ phần. b) Hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa để bố trí việc làm mới trong công ty cổ phần. 2. Số tiền còn lại đ−ợc quản lý và sử dụng nh− sau: a) Tr−ờng hợp cổ phần hóa thành viên tổng công ty nhà n−ớc hoặc cổ phần hóa bộ phận công ty nhà n−ớc độc lập, tổng công ty nhà n−ớc hoặc công ty nhà n−ớc độc lập đ−ợc sử dụng vào hoạt động kinh doanh và hỗ trợ các doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục giải quyết lao động dôi d− theo quy định tại khoản 8 Điều 36 của Nghị định này. b) Tr−ờng hợp cổ phần hóa toàn bộ công ty nhà n−ớc độc lập, toàn bộ Tổng công ty nhà n−ớc thì số tiền còn lại chuyển về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Bộ Tài chính để đầu t− cho công ty nhà n−ớc cần nắm giữ 100% vốn nh−ng thiếu vốn, công ty cổ phần nhà n−ớc nắm giữ cổ phần chi phối nh−ng vốn Nhà n−ớc có tại doanh nghiệp cổ phần hóa không đủ đảm bảo số cổ phần của Nhà 60 n−ớc và hỗ trợ các doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục giải quyết lao động dôi d− theo quy định tại khoản 8 Điều 36 Nghị định này. Số còn lại đầu t− vào các doanh nghiệp thông qua Tổng Công ty đầu t− và kinh doanh vốn nhà n−ớc [21]. Theo h−ớng dẫn tại mục VI Thông t− 126/2004/TT-BTC, số tiền này doanh nghiệp đ−ợc sử dụng để chi phí cho việc thực hiện CPH; chi trợ cấp mất việc và chi đào tạo đối với ng−ời lao động tr−ớc và sau CPH DNNN (các khoản chi trợ cấp mất việc và chi đào tạo lại lao động đ−ợc lập ph−ơng án trong CPH DNNN). Quyết toán các khoản chi này do cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp kiểm tra phê duyệt, số còn lại nộp cho các địa chỉ công ty; tổng công ty và Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Bộ Tài chính. Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 174/2002/QĐ-TTg ngày 02/12/2002 về tổ chức và hoạt động của quỹ hỗ trợ sắp xếp và CPH DNNN, quỹ này đ−ợc tổ chức ở các cấp: ở Trung −ơng đ−ợc tập trung tại một tài khoản mở tại kho bạc do Bộ tr−ởng Bộ Tài chính quản lý; ở các tỉnh: đ−ợc tập trung tại một tài khoản mở tại Kho bạc Nhà n−ớc do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quản lý; ở tổng công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan