MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY 5
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò của hợp đồng 5
1.2. Khái niệm, nguyên tắc, cấu trúc của pháp luật về hợp đồng 18
1.3. Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về hợp đồng 27
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM 33
2.1. Lịch sử phát triển của pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam 33
2.2 Thực trạng pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam hiện nay 39
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TRONG VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY 61
3.1. Định hướng cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng 61
3.2. Một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hợp đồng 68
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật hợp đồng đáp yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i của khái niệm hợp đồng kinh tế, bãi bỏ các tiêu chí để quy định thế nào là hợp đồng kinh tế và thế nào là hợp đồng dân sự. Bộ luật Dân sự năm 2005 khắc phục được sự chồng chéo của các quy định pháp luật áp dụng quan hệ hợp đồng, và trở thành luật chung của pháp luật về hợp đồng. Các quy định pháp luật về hợp đồng được quy định trong bộ luật Dân sự năm 2005 được áp dụng đối với các quan hệ hợp đồng dân sự và các quan hệ hợp đồng trong kinh doanh. Cùng với sự ra đời của Bộ luật Dân sự 2005 là Luật Thương mại 2005, đây là hai văn bản pháp luật có vị trí và vai trò quan trọng trong việc áp dụng các quan hệ hợp đồng. Luật Thương mại điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong kinh doanh nhưng đó thường là các quan hệ kinh doanh có tính thương mại chuyên biệt hay các quan hệ thương mại có yếu tố nước ngoài. Sự tồn tại song song của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không mang ý nghĩa tách biệt hợp đồng dân sự với hợp đồng trong kinh doanh mà sự tồn tại của nó vừa có tính lịch sử hệ thống pháp luật hợp đồng việt Nam vừa bảo đảm quan điểm của Đảng là thúc đẩy nhanh sự phát triển các quan hệ kinh tế nước ta. Với sự ra đời của Bộ luật Dân sự là một bước tiến quan trong và đóng góp to lớn đối với các quan hệ dân sự, kinh tế đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình lập pháp của Nhà nước ta. Bộ luật có tầm quan trọng "sau Hiến pháp" áp dụng các quan hệ hợp đồng rất đa dạng, phức tạp, làm nền tảng và định hướng cho việc phát triển các quan hệ dân sự, kinh tế, hôn nhân gia đình, lao động.
Ngoài các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự, còn có nhiều văn bản pháp luật khác nhau chứa đựng các quy phạm pháp luật liên quan đến hợp đồng như: Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Thương mại, Luật xây dựng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Luật Giao thông đường thủy nội địa...
2.2 Thực trạng pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam hiện nay
Pháp luật về hợp đồng bao gồm rất nhiều nội dung khác nhau, nhưng trong khuôn khổ luận văn này tác giả chỉ phân tích, đánh giá các vấn đề liên quan đến: Giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hậu quả hợp đồng vô hiệu cũng như trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng. Trong từng nội dung, luận văn cố gắng chỉ ra các quy định mới của pháp luật về hợp đồng, đánh giá sự tác động của chúng tới thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng. Từ đó chỉ ra các điểm bất hợp lý trong cơ chế áp dụng pháp luật đối với hợp đồng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
2.2.1. Giao kết hợp đồng
Giao kết hợp đồng là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tự để qua đó xác lập với nhau các quyền, nghĩa vụ dân sự.
2.2.1.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng
Theo quy định tại Điều 389 Bộ luật Dân sự khi giao kết hợp đồng các chủ thể phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể thỏa mãn được các nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh thần Bộ luật Dân sự cho phép, mọi chủ thể được quyền "tự do giao kết hợp đồng". Theo nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể đều có quyền tham gia giao kết bất kỳ một hợp đồng nào, nếu họ muốn, mà không ai có quyền ngăn cản và mọi sự ngăn cản việc ký kết hợp đồng đều vô hiệu. Bằng ý chí tự do của mình, các chủ thể có quyền giao kết những hợp đồng dân sự đã được pháp luật quy định cụ thể cũng như những hợp đồng khác dù rằng pháp luật chưa quy định. Ngoài Bộ luật Dân sự, điều bốn của pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Điều 11 Luật Thương mại cũng đã quy định khá cụ thể vấn đề này. Cho dù Pháp lệnh hợp đồng kinh tế không còn hiệu lực, song giá trị về quyền tự do giao kết hợp đồng vẫn còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, sự tự do ý chí đó phải nằm trong một khuôn khổ nhất định. Bên cạnh việc chú ý đến quyền lợi của mình, các chủ thể phải hướng tới việc bảo đảm quyền lợi của những người khác cũng như lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy, tự do của mỗi chủ thể phải "không trái pháp luật, đạo đức xã hội". Nằm trong mối liên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ, mỗi một chủ thể vừa có quyền "tự do giao kết hợp đồng" vừa có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật và đạo đức xã hội. Lợi ích của cộng đồng (được quy định bằng pháp luật) và đạo đức xã hội được coi là "sự giới hạn" ý chí tự do của mỗi người chủ thể trong việc giao kết hợp đồng dân sự nói riêng, cũng như đối với mọi hành vi nói chung của họ.
Các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng.
Khoản 2 của Điều 389 Bộ luật Dân sự quy định đối với các chủ thể khi giao kết hợp đồng phải: "Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng".
Nguyên tắc này thể hiện bản chất của quan hệ dân sự, quy luật giá trị đòi hỏi các bên khi thiết lập các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau. Không một ai được lấy lý do khác biệt về thành phần xã hội, dân tộc, giới tính, tôn giáo v.v... để làm biến dạng các quan hệ dân sự. Mặt khác, chỉ khi nào các bên bình đẳng với nhau về mọi phương diện trong giao kết hợp đồng, thì ý chí tự nguyện của các bên mới thật sự được bảo đảm. Vì vậy, theo nguyên tắc này, những hợp đồng được giao kết thiếu bình đẳng và không có sự tự nguyện của các bên sẽ không được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, đánh giá một hợp đồng có phải là ý chí tự nguyện của các bên hay không là một công việc tương đối phức tạp và khó khăn trong thực tế.
Hợp đồng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia. Vì thế, muốn xem xét các chủ thể có tự nguyện trong giao kết hợp đồng hay không, cần phải dựa vào sự thống nhất biện chứng giữa hai phạm trù: ý chí và sự bày tỏ ý chí. Như chúng ta đã biết, ý chí là mong muốn chủ quan bên trong của mỗi chủ thể, nó phải được bày tỏ ra bên ngoài thông qua một hình thức nhất định. ý chí và sự bày tỏ ý chí là hai mặt của một vấn đề, chúng luôn có quan hệ mật thiết, gắn bó khăng khít với nhau.
ý chí tự nguyện chính là sự thống nhất giữa ý muốn chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài. Vì vậy, để xác định một hợp đồng dân sự có tuân theo nguyên tắc tự nguyện hay không cần phải dựa vào sự thống nhất ý chí của người giao kết hợp đồng và sự thể hiện (bày tỏ) ý chí đó trong nội dung của hợp đồng mà người đó đã giao kết. Chỉ khi nào hợp đồng là hình thức phản ánh một cách khách quan, trung thực những mong muốn bên trong của các bên giao kết, thì việc giao kết đó mới coi là tự nguyện.
Như vậy, tất cả các hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối hoặc đe dọa đều là những hợp đồng không đáp ứng được nguyên tắc này và vì thế nó sẽ bị coi là vô hiệu (xem Điều 131, 132 Bộ luật Dân sự).
2.2.1.2. Thủ tục giao kết hợp đồng
Thủ tục giao kết hợp đồng là quá trình mà trong đó các bên chủ thể bày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thống nhất xác lập những quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau. Thực chất, đó là quá trình mà hai bên đàm phán, thương lượng về những điều khoản trong nội dung của hợp đồng. Thông thường, thủ tục giao kết hợp đồng diễn ra thông qua hai giai đoạn:
- Đề nghị giao kết hợp đồng
Khoản 2 Điều 390 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về trình tự giao kết hợp đồng như sau: "Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể" [56]
Khi một người muốn thiết lập một hợp đồng dân sự thì ý chí muốn giao kết hợp đồng đó phải thể hiện ra bên ngoài thông qua một hành vi nhất định. Thông thường, đó là ý kiến của bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Chỉ có như vậy, phía đối tác mới có thể nhận biết được ý muốn của họ và từ đó mới có thể đi đến việc giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu lộ ý chí của mình trước người khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết với người đó một hợp đồng.
Để người mà mình muốn giao kết hợp đồng với họ có thể hình dung được hợp đồng đó như thế nào, người đề nghị phải đưa ra những điều khoản của hợp đồng một cách cụ thể và rõ ràng. Việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Người đề nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị để trao đổi, thỏa thuận hoặc có thể thông qua điện thoại v.v... Trong những trường hợp này, thì thời hạn trả lời là một khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận ấn định. Ngoài ra, đề nghị giao kết còn có thể được thực hiện bằng việc chuyển công văn, giấy tờ qua đường bưu điện. Trong những trường hợp này, thời hạn trả lời là khoảng thời gian do bên đề nghị ấn định.
Để bảo đảm quyền lợi cho người được đề nghị, Điều 390 Bộ luật Dân sự đã quy định: "Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh" [56].
Như vậy, lời đề nghị mặc dù chưa phải là một hợp đồng nhưng ít nhiều đã có tính chất ràng buộc đối với người đề nghị. Tuy nhiên, bên đề nghị vẫn có thể thay đổi hoặc rút lại lời đề nghị trong các trường hợp sau:
+ Bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị.
+ Bên đề nghị có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị và điều kiện đó đã đến.
Trong thực tế hiện nay, cho dù nhận được một hợp đồng có yêu cầu về thời hạn trả lời thì các chủ thể được đề nghị giao kết hợp đồng chỉ quan tâm khi nội dung của hợp đồng có lợi cho mình và việc chấp nhận bồi thường là rất khó. Thực tế đang diễn ra là các doanh nghiệp gửi đề nghị giao kết hợp đồng cho nhiều bên khác nhau thể hiện dưới dạng một lời đề nghị mở. Việc tuân thủ về thời gian chỉ được các bên chấp hành khi hợp đồng đã có hiệu lực.
Ngoài ra, đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chấm dứt khi bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận hoặc chậm trả lời chấp nhận.
- Chấp nhận giao kết hợp đồng
Vấn đề này được Bộ luật Dân sự 2005 quy định tại Điều 396 như sau: "Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ của nội dung đề nghị" [56].
Là việc bên được đề nghị nhận lời đề nghị và đồng ý tiến hành việc giao kết hợp đồng với người đề nghị. Về nguyên tắc, bên được đề nghị phải trả lời ngay về việc có chấp nhận giao kết hợp đồng hay không. Trong những trường hợp cần phải có thời gian để bên được đề nghị cân nhắc, suy nghĩ mà các bên đã ấn định thời hạn trả lời, thì bên được đề nghị phải trả lời trong thời hạn đó. Nếu sau thời hạn nói trên, bên được đề nghị mới trả lời về việc chấp nhận giao kết hợp đồng thì lời chấp nhận đó được coi như một lời đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Nếu việc trả lời được chuyển qua bưu điện, thì ngày gửi đi theo dấu của bưu điện được coi là thời điểm trả lời. Căn cứ vào thời điểm đó để bên đã đề nghị xác định việc trả lời có chậm hay không so với thời hạn đã ấn định.
Người được đề nghị có thể chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị, cũng có thể chỉ chấp nhận một phần nội dung đó hoặc có thể chỉ chấp nhận việc giao kết hợp đồng nhưng không đồng ý với nội dung mà bên đề nghị đã đưa ra. Nghĩa là, trong những trường hợp này, người được đề nghị giao kết muốn sửa đổi hoặc thay đổi nội dung mà người đề nghị đã đưa ra. Vì vậy, họ sẽ trở thành người đề nghị mới và người đề nghị trước đó lại trở thành người được đề nghị. Người đề nghị mới cũng chịu sự ràng buộc của mình về những nội dung đã đề nghị. Sự hoán vị này có thể xảy ra nhiều lần cho đến khi nào các bên thống nhất thỏa thuận được với nhau toàn bộ nội dung của hợp đồng, thì sẽ đi đến chính thức giao kết hợp đồng. Khi đó giao kết hợp đồng có hiệu lực và tại Điều 391 của Bộ luật Dân sự quy định như sau:
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
a) Do bên đề nghị ấn định;
b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kẻ từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị nhận được đề nghị đó [56].
Một số trường hợp sau đây được coi là đã nhận được giao kết hợp đồng:
a) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú hiện tại nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở đang làm việc, nếu bên đề nghị là pháp nhân;
b) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; ví dụ như: đề nghị đã được gửi tới email (thư điện tử), gửi tới trang webside của tổ chức hay của chính cá nhân đó.
c) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.
Trong thực tế, Điều 391 của Bộ luật Dân sự 2005 có giá trị đối với các doanh nghiệp đã có quá trình hợp tác lâu dài hoặc phụ thuộc lẫn nhau theo một tiêu chí nào đó. Chẳng hạn, mối quan hệ giữ một bên là nhà sản xuất một bên là nhà phân phối sản phẩm đó được thể hiện trong các bản hợp đồng đơn giản. Nó thường thể hiện dưới các dạng hợp đồng đơn giản như: đơn đặt hàng trong tháng, đơn đặt hàng theo tuần, đơn đặt hàng theo kỳ. Hình thức của nó thường đơn giản như gọi điện hay là fax.
Đối với hợp đồng mà giữa các bên ít có giao lưu kinh tế, chưa ký hợp đồng lần nào thì việc áp dụng Điều 390 của Bộ luật Dân sự khó xảy ra.
Nguyên nhân: Bên nhận được đề nghị luôn mong muốn sửa đổi nội dung của bản đề nghị cho phù hợp với ý muốn của mình. Bên nhận được đề nghị luôn mong muốn gặp gỡ bên đề nghị để cùng thỏa thuận, thống nhất những nội dung chưa phù hợp, những nội dung còn nghi ngờ...
- Rút lại, thay đổi, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết
Các nội dung trên được quy định tại các điều 392, 393, 394 của Bộ luật Dân sự 2005
- Rút lại một đề nghị (Điều 392 Bộ luật Dân sự 2005)
Một trong những lý do trờn thực tế việc xỏc định thời điểm bản đề nghị bắt đầu cú hiệu lực là rất quan trọng. Cho đến thời điểm đú, bờn đề nghị cú quyền đổi ý và quyết định khụng tham gia giao kết hợp đồng nữa, hoặc đổi lại đề nghị cũ bằng một đề nghị mới khỏc, bất kể là bản đề nghị ban đầu đó bị thu hồi lại hay chưa. Chỉ cần người nhận đề nghị phải được thụng bỏo về sự thay đổi ý định của người đưa ra đề nghị, trước hoặc vào đỳng thời điểm mà bờn nhận đề nghị nhận được đề nghị ban đầu (khoản 1 Điều 392).
- Huỷ bỏ đề nghị giao kết
Điều 393 của Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền hủy bỏ đề nghị đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng [56].
Việc một đề nghị cú thể được phộp huỷ bỏ hay khụng là một trong những vấn đề phức tạp nhất trong việc giao kết hợp đồng. Vỡ ở đõy khụng cú sự hoà hợp giữa hai cỏch nhỡn của hai bên tham gia ký kết hợp đồng, việc quy định như vậy sẽ dẫn tới một số trường hợp khụng được phộp huỷ bỏ, và chỉ trong một số ngoại tệ nú mới được phộp được huỷ bỏ.
+ Cỏc đề nghị cú thể bị huỷ bỏ trờn nguyờn tắc
Ta suy luận ra rằng, cỏc đề nghị được phộp huỷ bỏ cho đến khi hợp đồng được giao kết. Tuy nhiờn, pháp luật quy định việc huỷ bỏ một đề nghị cú thể được thực hiện khi bờn nhận đề nghị vẫn chưa tuyờn bố chấp nhận đề nghị. Nghĩa là kể cả khi một đề nghị bằng văn bản được chấp nhận bằng miệng, hoặc khi người nhận thực hiện theo đề nghị mà chưa thụng bỏo cho người đưa ra đề nghị, thỡ bờn đề nghị vẫn cú quyền huỷ bỏ đề nghị cho đến trước thời điểm giao kết hợp đồng. Khi một bờn đề nghị được chấp nhận bằng văn bản, thỡ hợp đồng được giao kết từ khi lời chấp nhận đề nghị được truyền đạt đến người đưa ra đề nghị đú. Tuy nhiờn, quyền của bờn đề nghị về việc yờu cầu huỷ bỏ đề nghị sẽ chấm dứt sớm hơn, nghĩa là khi bờn nhận đề nghị gửi lời chấp nhận đề nghị. Cỏc giải quyết ngược lại như vậy cú thể gõy nhiều bất tiện cho bờn nhận đề nghị vỡ bờn này khụng phải lỳc nào cũng biết được liệu đề nghị đó bị huỷ bỏ hay chưa. Do đú, trong một số trường hợp nờn theo cỏch giải quyết này, cú nghĩa là phải thu hẹp thời gian được quyền rỳt lại đề nghị của bờn đề xuất.
Trong thực tế, việc hủy bỏ hợp đồng và không hủy bỏ hợp đồng luôn luôn gắn liền với nhau: Nếu hủy bỏ có lợi cho bên A thì không hủy bỏ thường có lợi cho bên B và như vậy sẽ diễn ra việc tranh chấp trong việc ký kết hợp đồng của hai bên.
Một trường hợp khác mà Bộ luật Dân sự 2005 chưa đề cập tới đó là hợp đồng xuất phát từ những đề nghị không thể hủy bỏ bao gồm hai trường hợp là: Bản đề nghị ghi rõ không thể hủy bỏ và sự tin tưởng của đề nghị không thể hủy bỏ.
Trong bản đề nghị ghi rừ khụng thể huỷ bỏ
Việc ghi rừ rằng đề nghị khụng thể huỷ bỏ cú thể được thực hiện bằng nhiều cỏch khỏc nhau, cỏch rừ ràng và trực tiếp nhất là ghi thẳng vào bản đề nghị (vớ dụ, "đõy là bản chào hàng cú giỏ có định"; "chỳng tụi sẽ giữ nguyờn đề nghị này cho đến khi chỳng tụi nhận được trả lời của quý ngài").
Tuy vậy, cũng cú thể đơn giản là bờn nhận đề nghị chứng minh rằng mỡnh đó hành động đỳng khi cho rằng đề nghị này khụng thể huỷ bỏ, bằng cỏch viện dẫn những điều khoản khỏc, hoặc bằng hành vi của bờn đề nghị. Việc ghi rừ thời hạn chấp nhận đề nghị cố định cú thể, tuy khụng nhất thiết, giỏn tiếp ngụ ý nú là một đề nghị khụng thể huỷ bỏ. Lời giải đỏp sẽ được tỡm thấy trong mỗi trường hợp thụng qua việc giải thớch đỳng cỏc điều khoản của đề nghị theo những tiờu chuẩn khỏc nhau được trỡnh bày trong phần những quy tắc chung về giải thớch hợp đồng. Núi chung, nếu luật ỏp dụng quy định rằng: một đề nghị là khụng thể bị huỷ bỏ khi bờn đề nghị giới hạn thời hạn chấp nhận hợp đồng, thỡ việc đưa ra một thời hạn cố định như vậy là cú ý nghĩa là bờn đề nghị đưa ra một đề nghị khụng thể huỷ bỏ. Mặt khỏc, nếu như luật ỏp dụng quy định rằng: việc ấn định thời hạn chấp nhận hợp đồng khụng đủ để coi một đề nghị là đề nghị khụng thể huỷ bỏ, thỡ phải tuõn theo quy định trờn.
Vớ dụ:
1. Cụng ty du lịch A quảng cỏo với khỏch hàng về một chuyến du lịch nhõn dịp năm mới. A hối thỳc khỏch hàng đặt chỗ trước trong vũng ba ngày tới, và nờu thờm rằng cú thể sẽ khụng cũn chỗ trống nữa sau ba ngày tới. Cõu văn như vậy khụng thể được xem là đề nghị này khụng thể huỷ bỏ trong vũng ba ngày tới.
2. A mời B cung cấp một đề nghị bằng văn bản, trong đú cú ghi cỏc điều khoản mà B đó chuẩn bị để xõy dựng một toà nhà. B trỡnh bày một bản đề nghị chi tiết trong đú cú cõu "Giỏ và cỏc điều kiện kốm theo sẽ khụng được thực hiện sau ngày 1 thỏng 9". Nếu A và B cựng hoạt động trong cựng một nước mà hệ thống phỏp luật ở đú xem đõy là một đề nghị khụng thể huỷ bỏ cho đến ngày cụ thể nào đú, thỡ B cú thể hiểu rằng đề nghị đú khụng thể huỷ bỏ. Trường hợp này cú thể khụng được ỏp dụng nếu phỏp luật sở tại của B cho rằng lời đề nghị này chưa để được coi là một đề nghị khụng thể huỷ bỏ.
Sự tin tưởng đề nghị khụng thể huỷ bỏ
Một ngoại lệ thứ hai trong cỏc quy tắc chung liờn quan đến việc huỷ bỏ một đề nghị, nghĩa là khi "việc người nhận cú căn cứ để xem đề nghị là một đề nghị khụng thể huỷ bỏ", và khi "người nhận thực hiện đề nghị này do tin tưởng nú là một đề nghị khụng thể huỷ bỏ". Thực chất là sự ỏp dụng của nguyờn tắc chung về thiện chớ và trung thực được trỡnh bày rõ. Việc tin tưởng của bờn nhận đề nghị cú thể xuất phỏt từ hành vi của bờn đề nghị hoặc do tớnh chất của lời đề nghị đú (vớ dụ, một đề nghị mà việc chấp nhận yờu cầu người nhận đú phải được điều tra rộng lớn và tốn kộm trong khi chờ đợi giao kết hợp đồng hoặc một đề nghị cho phộp bờn nhận đề nghị lập một đề nghị khỏc gửi cho bờn thứ ba). Hành vi mà bờn nhận đề nghị thực hiện trong khi tin tưởng và hiệu lực lời đề nghị cú thể bao gồm việc chuẩn bị sản xuất, mua thuờ thiết bị hoặc nguyờn vật liệu, chi trả cỏc chi phớ phỏt sinh, v.v... miễn là những hành vi này thường cú trong cỏc lĩnh vực thương mại cú liờn quan, hoặc được bờn đề nghị biết hoặc dự liệu trước.
Vớ dụ:
3. A - nhà buụn bỏn đồ cổ - yờu cầu B phục chế lại mười bức danh hoạ với điều kiện là cụng việc phải được hoàn tất trong vũng ba thỏng và giỏ cả khụng được vượt quỏ một số tiền nào đú. B thụng bỏo cho A rằng, để biết cú nờn chấp nhận lời đề nghị này hay khụng, thỡ B cần phải bắt đầu phục chế một bức tranh và sẽ trả lời cụ thể trong vũng 5 ngày. A đồng ý, và B tin vào lời đề nghị của A và bắt đầu thực hiện cụng việc ngay lập tức. A khụng thể rỳt lại lời đề nghị đú trong vũng 5 ngày.
4. A đề nghị B thành lập một tập đoàn để tham gia đấu thầu một dự ỏn sẽ được chỉ định trong một thời gian nhất định. B cung cấp một bản đề nghị mà A đó tin tưởng vào dự toỏn giỏ đấu thầu. Trước khi hết hạn ngày chỉ định đấu thầu, nhưng sau khi A đó lập xong giải trỡnh kinh tế dựa trờn bản giải trỡnh của A, B thụng bỏo với A rằng xin được huỷ bỏ lời đề nghị của mỡnh. Đề nghị của B là khụng thể huỷ bỏ cho đến ngày này vỡ A đó tin tưởng vào lời đề nghị của B.
2.2.1.3. Vấn đề ủy quyền ký kết hợp đồng
Thông thường chủ thể tham gia ký kết hợp đồng là người trực tiếp ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cá nhân hay người đứng đầu pháp nhân không thể tham gia trực tiếp vào hợp đồng. Vì vậy pháp luật cho phép họ uỷ quyền cho người thứ ba thay mặt mình giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Đối với tổ chức, quan hệ uỷ quyền thường xuất hiện giữa cấp trên đối với cấp dưới. Ví dụ giám đốc uỷ quyền cho trưởng phòng kinh doanh đàm phán ký kết hợp đồng đại lý của công ty…trong trường hợp này, uỷ quyền thường gắn với trách nhiệm quyền và nghĩa vụ hai bên. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc uỷ quyền và việc phân công công việcnhiệm vụ lại tương đối giống nhau và Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 chưa phân biệt rõ ràng.
Ví dụ: ngày 5/9/2005 giám đốc công ty cổ phần viễn thông Việt Thành do bà Vũ Thị Linh Lan làm giám đốc đã có hợp đồng uỷ quyền đối với bà Trần Thị Hoàn (trưởng phong kinh doanh) để ký kết hợp đồng với công ty Sao Việt. Cũng vấn đề tương tự ngày 1/8/2006 ông Lương Ngọc Long là giám đốc công ty cổ phần Thương Mại Đông Dương lại ra quyết định cử ông Nguyễn Bá Hùng (trưởng phong kinh doanh) thay mặt công ty để ký kết hợp đồng đại lý với công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Hải Hà.
Tác giả xin đưa ra một số nhận xét như sau: Việc uỷ quyền hay ra quyết định của giám đốc hai công ty nói trên đều nhằm mục đích ký kết hợp đồng đại lý phân phối hàng hoá cho công ty.nhưng sự khác nhau có lẽ là trong trường hơp bà Vũ Thị Linh Lan cho bà Trần Thị Hoàn không mang tính thường xuyên và chỉ đơn lẻ trong một trường hợp nhất định, đối với trường hợp ông Lương Ngọc Long ra quyết định cho ông Hùng sẽ thực hiện thường xuyên và lâu dài hơn và được xem như một công việc được cấp trên giao và buộc ông Nguyễn Bá Hùng phải hoàn thành tốt (trong trường hợp này, ông Nguyễn Bá Hùng thực hiện công việc mang tính chất hành chính hoá công việc dành cho ông Nguyễn Bá Hùng)…
Trong thực tế còn rất nhiều công việc khác thường xuyên được uỷ quyền, pháp luật cũng đã quy định và uỷ quyền khá rõ ràng. Bộ luật dân sự Việt Nam quy định từ Điều 581 đến Điều 586 về vấn đề uỷ quyền. Điểm tiến bộ của Bộ luật Dân sự 2005 so với Bộ luật Dân sự 1995 là không quy định về hình thức của hợp đồng ủy quyền phải bằng văn bản (Điều 581 của Bộ luật Dân sự 2005), mọi hợp đồng đều có thể uỷ quyền và cho phép uỷ quyền lại. Đối với việc cho phép uỷ quyền không phải lập thành văn bản, đây là điểm hợp lý, vì rằng không thể lúc nào vấn đề uỷ quyền cũng phải lập thành văn bản. Trong những trường hợp mà ngay cả hợp đồng chính cũng chỉ là hợp đồng bằng lời nói, thì việc uỷ quyền cũng chỉ nên dừng lại ở lời nói hay chỉ một thông báo đơn giản (như gọi điện…).
Đặc điểm pháp lý của hợp đồng uỷ quyền thường gắn với từng loại hợp đồng.
Với hợp đồng song vụ. Bên được uỷ quyền thực hiện đúng phạm vi uỷ quyền. Với hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù, bên được uỷ quyền thường được nhận thù lao hoặc uỷ quyền trong tính chất giúp đỡ, tương trợ…
2.2.2. Hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và xử lý hậu quả hợp đồng vô hiệu
2.2.2.1. Các điều kiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên tham gia quan hệ với nhau. Nhưng không phải sự thỏa thuận nào cũng dẫn tới việc hình thành hợp đồng. Để một thỏa thuận được coi là sự kiện pháp lý xác lập quan hệ hợp đồng thì thỏa thuận đó phải đáp ứng được các quy định của pháp luật. Các quy định này gọi là các điều kiện có hiệu lực của giao dịch và đề nghị giao kết hợp đồng. Như vậy,điều kiện có hiệu lực của giao dịch, thời điểm có hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng, điều kiện và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có mối quan hệ với nhau. Để hợp đồng có hiệu lực, trước hết phải thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của một giao dịch. Trên cơ sở đó, hợp đồng phải đáp ứng đủ những điều kiện khác thì hợp đồng mới có hiệu lực. Từ quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự (năm 2005) quy định giao dịch dân sự có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.
- Các bên tham gia giao kết hoàn toàn tự nguyện
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định: "Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội" [49]. Bởi vậy, thực tế giải quyết tranh chấp hợp đồng, khi nghi ngờ tính "trái pháp luật" của hợp đồng là Tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng vô hiệu toàn bộ. Hạn chế tình trạng này, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định hợp đồng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van- chinh thuc (3-2).doc
- Muc luc.doc