Luận văn Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay

- Hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản đặt trong hoàn thiện toàn bộ hệ thống pháp luật chung.

Hệ thống pháp luật bán đấu giá cần được hệ thống hoá để khắc phục tình trạng mâu thuẩn, chồng chéo giữa các văn bản, sắp xếp lại hợp lý hệ thống văn bản pháp luật bán đấu giá tài sản vốn hết sức tản mạn do được hình thành từ hoạt động quản lý của rất nhiều cơ quan nhà nước có chức năng quản lý các lĩnh vực khác nhau, ban hành trong các thời điểm khác nhau. Góp phần thiết lập, cũng cố trật tự nghiêm ngặt về hiệu lực giữa các văn bản này, tạo cơ sở cho việc sửa đổi, ban hành các văn bản mới (cho sáng tạo pháp luật) do việc phát hiện tính thiếu chặt chẽ giữa các quy định, giữa các văn bản hoặc những “chỗ trống” về bán đấu giá tài sản chưa được pháp luật điều chỉnh; loại bỏ những văn bản, những điều khoản lỗi thời, mâu thuẩn, sửa đổi cho phù hợp, bổ sung quy định mới, thực hiện sự sắp xếp, liên kết các quy phạm lại theo một trật tự nhất quán, chặt chẽ. Kết quả của toàn bộ quá trình này là đưa ra một văn bản quy phạm pháp luật về bán đấu giá tài sản mới có hiệu lực cao hơn, hoàn thiện hơn cả về phạm vi, phương pháp điều chỉnh và chất lượng kỹ thuật văn bản. Việc xây dựng các luật, bộ luật có đối tượng điều chỉnh của một chế định hay ngành luật được xem là định hướng pháp triển của xây dựng pháp luật phù hợp với đặc trưng phổ quát về địa vị tối cao của luật trong nhà nước pháp quyền trong đó không thể không tính đến Luật về bán đấu giá tài sản.

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5536 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý. Quỹ bồi thường đấu giá dùng để bồi thường trong các trường hợp sau người được cấp phép mà có hành vi vi phạm gây ra thiệt hại phải trả tiền bồi thường cho người yêu cầu. Thiệt hại thực tế có thể bao gồm cả lệ phí Tòa án, tuy nhiên không bao gồm phí của Luật sư hoặc tiền phạt do gây thiệt hại. Số tiền được trả từ Quỹ bồi thường đấu giá không được vượt quá 50.000 đôla đối với mỗi yêu cầu hoặc nhiều yêu cầu phát sinh từ cùng một giao dịch hay cuộc bán đấu hoặc tổng số tiền không vượt quá 100.000 đôla đối với mỗi người được cấp phép. Một yêu cầu được bồi thường từ Quỹ bồi thường đấu giá phải được thực hiện trong thời hạn hai năm kể từ thời điểm xãy ra hành vi gây thiệt hại hoặc trong thời hạn hai năm kể từ thời điểm hành vi đó được phát hiện hoặc phải được phát hiện. Và trong bất kỳ trường hợp nào, yêu cầu bồi thường không được đưa ra trong thời hạn bốn năm, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Theo quy định của Luật này, người được cấp phép không đủ điều kiện để được cấp phép lại cả với tư cách đấu giá viên hay Công ty đấu giá cho đến khi đấu giá viên hoặc Công ty đấu giá trả lại đầy đủ số tiền mà Quỹ bồi thường đấu giá đã thanh toán với lãi suất thích hợp hiện hành… 1.3.4. Đạo luật về bán đấu giá công khai của Canada (tỉnh Alberta) Đạo luật này có hiệu lực kể từ ngày công bố là ngày 01 tháng 05 năm 1982. Mô hình Nhà nước Canada là quyền lực phân tán. Vì vậy Chủ tịch tỉnh có quyền lực rất lớn trong việc lập pháp. Đạo luật về bán đấu giá công khai của Canada quy định Giấy phép kinh doanh bán đấu giá ban hành theo Đạo luật về bán đấu giá động sản (hàng hóa và lô hàng hóa) đang có hiệu lực được coi là hợp lệ theo Đạo Luật này (Điều 19), không áp dụng Giấy phép theo quy định tại Đạo luật về thương mại và kinh doanh (Điều 18). Đạo luật quy định Chủ tịch hoặc người được Chủ tịch ủy quyền có quyền tự tiến hành điều tra hoặc điều tra theo khiếu nại việc thi hành Đạo luật này, có quyền kiểm tra hoạt động bán đấu giá của người kinh doanh bán đấu giá và sổ sách, hồ sơ, giấy tờ tài liệu, thư tín hoặc những tài liệu khác liên quan đến nội dung điều tra; có quyền yêu cầu người kinh doanh bán đấu giá, nhân viên và người điều hành bán đấu giá cung cấp cho Chủ tịch hoặc người được ủy quyền theo thời hạn (ít nhất là mười ngày kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản); có quyền sở hữu, kiểm tra, sửa đổi, trích dẫn hoặc sao bất kỳ tài liệu và có quyền thâm nhập, thanh tra và kiểm tra, tại mọi thời điểm, mọi địa điểm kinh doanh của người kinh doanh bán đấu giá (Điều 12). Cá nhân, tổ chức phải nhanh chóng trả lời và trả lời trực tiếp theo những yêu cầu của người điều tra, thực hiện yêu cầu cung cấp hồ sơ, sổ sách, giấy tờ tài liệu, không được ngăn cản hoặc can thiệp vào việc kiểm tra hoặc sửa đổi theo quy định, không được cản trở hoặc can thiệp vào hoạt động điều tra của Chủ tịch hoặc người được ủy quyền (Điều 13). Luật quy định về tài khoản ủy thác nêu rõ: Người kinh doanh bán đấu giá phải gửi số tiền bán đấu giá vào tài khoản ủy thác taị một ngân hàng, chi nhánh kho bạc, tổ chức tín dụng hoặc Công ty tín dụng có trụ sở tại Alberta. Tài khoản này phải độc lập với các tài khoản khác của người kinh doanh bán đấu giá và phải giải ngân theo quy định tại Quy chế và các quy định về ủy thác. Chủ tịch có quyền ủy quyền bằng văn bản chỉ định người thanh tra các tài khoản theo quy định trên và không người nào được phép cãn trở hoặc can thiệp vào hoạt động thanh tra của người có thẩm quyền (Điều 14). Tại điều 17 của Luật quy định Tỉnh trưởng có quyền ban hành Quy chế. Quy chế có các nội dung như sau: a) Liên quan đến hoạt động cấp Giấy phép như tiêu chuẩn của người làm đơn, lệ phí, các quy định trong giấy phép, quy định về giấy phép; b) Quy chế còn quy định về tiêu chuẩn của người điều hành bán đấu giá; c) Quy định về các quy tắc ứng xử của người kinh doanh bán đấu giá và người điều hành bán đấu giá trong các hoạt động bán đấu giá; d) Quy định về mẫu và các nội dung lưu trữ theo quy định tại Đạo luật này; e) Quy định về giữ tiền bán đấu giá, thanh toán vào và ra trong tài khoản ủy thác theo quy định (Điều 17). Về việc quy định vi phạm và hình phạt, đạo luật quy định người vi phạm các quy định tại đạo luật này hoặc Quy chế bị phạt tiền đến 1.000 đôla, trong các trường hợp khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là hai năm. 1.3.5. Bộ luật thương mại Pháp Quy định về bán đấu giá tài sản tại Bộ luật Thương mại Pháp có nêu: việc bán theo quy định của pháp luật hoặc được thực hiện bởi Tòa án và việc bán theo thủ tục thừa kế, thủ tục thanh lý hoặc chấm dứt hoạt động thương mại hoặc trong tất cả các trường hợp cần thiết khác theo quyết định của Tòa Thương mại. Việc bán đấu giá theo Luật này bao gồm bán đấu giá động sản tự nguyện và bán các tài sản khác. Về chủ thể thực hiện việc bán đấu giá thì trừ việc bán đấu giá động sản của Nhà nước, bán đấu giá động sản tự nguyện sẽ được các Công ty thương mại thực hiện và việc bán này cũng được công chứng viên và thừa phát lại tiến hành, thông qua hoạt động bổ trợ. Việc bán công khai và bán lẽ tài sản theo thừa kế hoặc lệnh của Tòa án sẽ được thực hiện theo các thủ tục đặc biệt và bởi các cán bộ nhà nước chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu giá bắt buộc đối với động sản theo quy định tại Điều 53 Luật sư 650 ngày 9 tháng 7 năm 1991 về cải cách thủ tục thi hành án dân sự và Điều 945 Luật tố tụng hình sự. Một số kinh nghiệm có thể vận dụng cho Việt Nam: Qua nghiên cứu pháp luật về bán đấu giá một số nước trên, vấn đề đầu tiên rất đáng cho chúng ta quan tâm là các nước đã ban hành pháp luật về bán đấu giá tài sản với tư cách là một ngành luật độc lập như Trung Quốc, Nhật Bản, tỉnh Alberta (Canada). Các nước Pháp, Hoa kỳ (bang Florida) quy định bán đấu giá tài sản là một chế định pháp luật trong luật chuyên ngành . Với tư cách là một ngành luật độc lập, pháp luật về bán đấu giá tài sản đã thể hiện đầy đủ phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh. Chẳng hạn như tại Điều 1 của Luật về bán đấu giá tài sản của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: Luật này được ban hành nhằm tiêu chuẩn hóa hoạt động bán đấu giá, bảo đảm trật tự bán đấu giá và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia đấu giá. Về đối tượng áp dụng, tại Điều 2 của Luật cũng quy định rõ: Luật này áp dụng đối với hoạt động bán đấu giá do các doanh nghiệp bán đấu giá tiến hành trong lãnh thổ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Vấn đề thứ hai cần nghiên cứu để có thể vận dụng hoàn thiện pháp luật bán đấu giá ở nước ta là tài sản bán đấu giá và thủ tục bán đấu giá. Về tài sản bán đấu giá, pháp luật bán đấu giá của các nước quy định rất cụ thể rõ ràng trong luật thế nào là tài sản bán đấu giá và tài sản không được bán đấu giá, tài sản bán đấu giá hạn chế. Điều 6 Luật bán đấu giá tài sản của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định: Tài sản bán đấu giá là tài sản hoặc quyền tài sản do người ủy quyền bán đấu giá sở hữu hoặc có quyền xử lý theo quy định pháp luật. Điều 7 của Luật nói trên cũng quy định: Không được bán đấu giá tài sản hoặc quyền tài sản mà pháp luật cấm mua bán. Điều 8 quy định: Việc bán các tài sản và quyền tài sản mà việc chuyển giao quyền sở hữu phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc của Chính phủ chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận đó. Các cổ vật văn hóa phải được sự đánh giá và được phép của cơ quan quản lý văn hóa, nơi người bán đấu giá cư trú, trước khi đưa ra bán đấu giá. Trong khi đó pháp luật về bán đấu giá ở nước ta chỉ quy định các loại tài sản được bán đấu giá tại Nghị định số 05/2005/NĐ-CP bao gồm sáu loại tài sản, còn việc quy định các loại tài sản không được bán đấu giá hoặc đấu giá hạn chế thì được quy định trong các luật chuyên ngành như các loại ma túy theo quy định của Luật phòng chống ma túy năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2008; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008… Về thủ tục bán đấu giá được quy định đơn giản tạo mọi thuận lợi cho người mua như người mua được trả giá bằng thư qua đường bưu điện, có thể không cần thiết có mặt tham dự cuộc bán đấu giá. Một vấn đề mà chúng ta cũng cần quan tâm tìm hiểu để rút kinh nghiệm trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản đó là các hình thức bán đấu giá trong đó đặc biệt là hình thức trả giá trong suốt thời gian đã định ( Nhật bản). Một vấn đề tiếp theo cần sớm vận dụng cho pháp luật bán đấu giá tài sản ở Việt nam đó là những quy định về việc quản lý nhà nước đối với tổ chức hoạt động bán đấu giá tài sản cũng như những chế tài xử lý các hành vi vi phạm đối với hoạt động này đã được pháp luật bán đấu giá của nước ta quy định song cũng cần kiên quyết và cụ thể hơn nữa như quy định của pháp luật bán đấu giá Trung quốc, kể cả xử lý về mặt hình sự như pháp luật bán đấu giá Canada, Pháp. Kết luận chương 1 Làm rõ khái niệm bán đấu giá tài sản và khái niệm pháp luật bán đấu giá tài sản cùng những đặc điểm của pháp luật này, đó là số lượng văn bản pháp luật về bán đấu giá còn ít. Những văn bản pháp luật về bán đấu giá tài sản chỉ có hình thức pháp lý là văn bản dưới luật hoặc được quy định dưới hình thức là các chế định pháp luật trong các văn bản luật chuyên ngành. Pháp luật về bán đấu giá tài sản có đặc điểm còn rất tản mạn, phức tạp chưa có tính hệ thống và có đặc điểm quy định về người bán đấu giá tài sản rất rộng gồm nhiều loại chủ thể tham gia như doanh nghiệp bán đấu giá, trung tâm dịch vụ bán đấu giá và Hội đồng bán đấu giá. Những nội dung trên góp phần cho chúng ta có sự hiểu biết một cách tương đối đầy đủ về hoạt động bán đấu giá tài sản và pháp luật bán đấu giá tài sản, đặc biệt là trong tiến trình thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Đồng thời, góp phần làm rõ những yêu cầu và tiêu chí để hoàn thiện hệ thống pháp luật này. Cụ thể là, hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản phải bắt nguồn từ yêu cầu thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động này và còn là yêu cầu khách quan bắt nguồn từ thực trạng chưa hoàn chỉnh của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Để các văn bản pháp luật về bán đấu giá tài sản được liên kết thành hệ thống thì cần phải đảm bảo các tiêu chí : Tiêu chí về tính thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật bán đấu giá tài sản (thống nhất giữa nội dung văn bản với đối tượng phản ánh, về mục đích điều chỉnh giữa hệ thống văn bản pháp luật bán đấu giá với các hệ thống có cùng chức năng điều chỉnh khác); Tiêu chí phải đảm bảo tính toàn diện; Tiêu chí đảm bảo tính phân chia và tính thứ bậc về hiệu lực giữa các văn bản pháp luật bán đấu giá tài sản; Tiêu chí về tính ổn định; Tiêu chí về tính cụ thể, chặt chẽ và minh bạch trong hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản. Bên cạnh đó là việc mở rộng nghiên cứu pháp luật bán đấu giá tài sản của một số nước trên thế giới để có thể rút ra những kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật bán đấu giá ở nước ta. Chương 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN Ở VIỆT NAM TỪ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY 2.1.1. Giai đoạn trước khi có Nghị định 86/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 28 tháng 8 năm 1989, quy định về bán đấu giá tài sản đã kê biên và một điều quy định riêng về bán đấu giá nhà. Về bán đấu giá tài sản đã kê biên, Pháp lệnh quy định danh mục tài sản và thời gian bán đấu giá phải được niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tài sản và thông báo cho đương sự, chậm nhất là bảy ngày trước ngày bán đấu giá (khoản 1, Điều 28). Tài sản đã kê biên được bán cho người trả giá cao nhất. Nếu không có ai trả giá cao hơn giá đã định thì tài sản được bán cho người mua theo giá mà Hội đồng định giá đã định. Tài sản không bán được thì được định giá lại để tiếp tục bán đấu giá (khoản 2, Điều 28). Riêng đối với bán đấu giá nhà, Điều 30 Pháp lệnh quy định: Người muốn mua nhà phải nộp đơn và nộp trước 1% giá trị nhà tại Tòa án. Số tiền này được hoàn lại ngay, nếu họ không mua được nhà. Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày bán đấu giá, người mua được nhà phải trả đủ tiền tại Tòa án. Nếu họ không trả đủ tiền trong thời hạn đó thì số tiền nộp trước không được trả lại và được nộp vào ngân sách nhà nước. Để thực hiện Pháp lệnh Thi hành án dân sự nói trên, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Bộ Tư pháp có Thông tư liên ngành số 06-89/TTLN ngày 07 tháng 12 năm 1989 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự. Tại mục VI của Thông tư có quy định về bán đấu giá tài sản đã kê biên theo quy định tại các Điều 28, 30 Pháp lệnh thì việc bán đấu giá do Chấp hành viên tổ chức. Chậm nhất là bảy ngày trước ngày bán đấu giá, Chấp hành viên phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án, Uỷ ban nhân dân nơi có tài sản và thông báo rộng rãi danh mục tài sản, giá đã định, thời gian và địa điểm bán đấu giá. Đồng thời phải báo cho các bên đương sự biết. Trong thông báo có thể nêu rõ những yêu cầu đối với người tham gia đấu giá (khoản 2, mục VI). Trước khi bán đấu giá, người phải thi hành án có thể nộp tiền thi hành án để lấy lại tài sản bị kê biên và người được thi hành án có thể nhận tài sản đã kê biên để thi hành án theo giá đã định (khoản 3 mục VI). Tài sản bán đấu giá được trưng bày công khai, có ghi rõ số thứ tự và giá đã định. Chấp hành viên khai mạc cuộc bán đấu giá, giới thiệu đại diện chính quyền, đoàn thể được mời tham gia chứng kiến việc bán đấu giá, đại diện Viện kiểm sát nhân dân (nếu có) và công bố thể thức bán đấu giá. Chấp hành viên lần lượt bán tài sản của từng người phải thi hành án và công bố giá đã định của từng tài sản để người mua trả giá. Tài sản được bán cho người trả giá cao nhất. Nếu không có ai trả giá cao hơn giá đã định thì bán cho người mua theo giá đã định. Khi số tiền bán tài sản đã đủ để thi hành án và thanh toán các chi phí về thi hành án thì chấp hành viên ngừng bán và số tài sản còn lại sẽ được trả lại cho người phải thi hành án. Đối với tài sản không phải là nhà, người mua được tài sản phải trả tiền ngay tại nơi bán đấu giá; nhưng nếu tài sản trị giá từ một triệu đồng trở lên thì người mua phải trả ngay ít nhất là 10% trị giá của tài sản và trong thời hạn ba ngày kể từ ngày bán đấu giá họ phải trả đủ tại Tòa án số tiền còn thiếu. Người mua được nhận tài sản ngay sau khi đã trả đủ tiền. Nếu người mua không trả đủ tiền trong thời hạn này, thì số tiền nộp trước không được trả lại mà được nộp vào ngân sách Nhà nước, trừ trượng hợp có lý do chính đáng được chấp hành viên chấp nhận. Đối với những tài sản phải làm thủ tục chuyển dịch quyền sở hữu thì chậm nhất là ba ngày sau khi người mua trả đủ tiền, chấp hành viên phải giao cho người mua các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục chuyển dịch quyền sở hữu. Chấp hành viên phải lập biên bản về việc bán đấu giá tài sản của từng người phải thi hành án, trong đó cần ghi rõ danh mục tài sản, các giá đã được trả, họ và tên, địa chỉ của người mua được tài sản…Trong biên bản phải có chữ ký của Chấp hành viên, những người chứng kiến và các bên đương sự tham dự cuộc bán đấu giá (nếu có). Trong những trường hợp không có người mua, người mua trả giá thấp hơn giá đã định hoặc không trả đủ tiền trong thời hạn quy định, chấp hành viên lập biên bản về việc bán đấu giá không thành và thông báo cho các đương sự biết. Có thể thấy rằng pháp luật về bán đấu giá trong giai đoạn này chủ yếu là các quy định bán đấu giá tài sản trong lĩnh vực thi hành án dân sự. 2.1.2. Giai đoạn thực hiện Nghị định 86/CP và các văn bản pháp luật có liên quan Bộ Luật Dân sự đầu tiên ở nước ta được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995. Đây là một văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ xã hội là các giao lưu dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác trong đó có những quy định về bán đấu giá tài sản. Vì vậy, để từng bước cụ thể hóa các điều, khoản đã được quy định trong Bộ Luật Dân sự Quy chế bán đấu giá tài sản đã được ban hành kèm theo Nghị định 86/CP và sau đó là Thông tư số 399/PLDSKT ngày 07 tháng 04 năm 1997 của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định về bán đấu giá tài sản. Đây là văn bản pháp luật có tính chất quan trọng đối với việc thành lập các tổ chức bán đấu giá tài sản ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, một tổ chức bán đấu giá tài sản có nhiệm vụ chủ yếu là bán đấu giá tài sản để thi hành án. Tính đến hết năm 2004 theo số liệu của Bộ Tư pháp, cả nứơc có 48 Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản ở 48 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập theo quy định của Nghị định số 86/CP và giao cho Sở Tư pháp trực tiếp quản lý. Ngoài các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, có 4 doanh nghiệp bán đấu giá tài sản được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và Nghị định 86/CP (02 doanh nghiệp ở Hà Nội và 02 doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh). Nhìn chung, hoạt động bán đấu giá tài sản ở đa số các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản đã ổn định và có hiệu quả. Các loại tài sản qua Trung tâm dịch vụ bán đấu gía chủ yếu là tài sản thi hành án, tài sản cầm cố thế chấp tại các tổ chức tín dụng, tài sản khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức .Theo báo cáo của 43/48 Trung tâm, thì tổng giá trị tài sản bán được trong 4 năm (2000-2003) là khoảng 931,3 tỷ Việt nam đồng, 18.463 lượng vàng và 32.015 đôla Mỹ; tổng giá trị tăng thêm so với giá khởi điểm là khoảng 102 tỷ đồng. Thực hiện quy định tại điều 61 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14.11.2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã có nhiều địa phương chủ động giao cho Trung tâm tổ chức bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính bị các cơ quan có thẩm quyền tịch thu sung công quỹ Nhà nước. Các Trung tâm đã đóng góp một khoảng đáng kể cho ngân sách nhà nước, tổng lệ phí bán đấu giá thu được trong 4 năm 2000-2003 là khoảng 11,3 tỷ đồng, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy công tác thi hành án, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên qua quá trình thực hiện nhất là trước sự phát triển toàn diện của đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Bộ Luật Dân sự năm 1995 đã bộc lộ hạn chế, không đáp ứng được những nhu cầu mới của các quan hệ mang yếu tố dân sự. Tương tự như vậy sau bảy năm thực hiện Nghị định số 86/CP, cũng còn có nhiều khó khăn vướng mắc mà nguyên nhân chủ yếu là do các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động bán đấu giá tài sản không những thiếu, mà nhiều quy định đã không còn phù hợp với thực tế đòi hỏi khách quan của cuộc sống hoặc quy định chưa cụ thể rõ ràng, gây khó khăn cho việc bán đấu giá như mức tiền đặt trước, mức phí trong trường hợp bán đấu giá không thành, căn cứ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản, chuộc lại tài sản, cơ chế ngăn ngừa, xử lý sự liên kết dìm giá hoặc cãn trở cuộc bán đấu giá. Ngoài ra một số văn bản pháp luật quy định về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản trong các lĩnh vực khác nhau còn chưa thống nhất như quyền của người phải thi hành án được chuộc lại tài sản tại khoản 4 Điều 17 của Nghị định số 69/CP ngày 18 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định về thủ tục thi hành án dân sự, trong khi điều 458 của Bộ luật dân sự năm 1995 quy định việc chuộc lại tài sản đã bán do các bên thỏa thuận. Bên cạnh đó việc bán đấu giá tài sản để thi hành án, tài sản bị xử lý sung công quỹ nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa tập trung vào một đầu mối. Vì vậy trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tồn tại nhiều tổ chức của nhà nước thực hiện bán đấu giá tài sản dẫn đến tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Sự phối kết hợp giữa các ban, ngành ở một số địa phương trong hoạt động bán đấu giá tài sản còn chưa được chặt chẽ và đồng bộ, cả trong việc ủy quyền, chuyển giao tài sản để bán đấu giá, cũng như việc chuyển quyền sở hữu cho người mua được tài sản đã bán đấu giá, trong một số trường hợp còn từ chối hoặc chậm trể trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đã bán đấu giá đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. Những trở ngại nêu trên đã làm cho quyền và lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá không được đảm bảo, làm giảm uy tín của các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Mặt khác theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 02 tháng 07 năm 2002 và có hiệu lực từ 01 tháng 10 năm 2002, đối với tài sản là tang vật, phương tiện của một vụ vi phạm hành chính có giá trị từ mừơi triệu đồng trở lên, thì người ra quyết định tịch thu phải giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh để tổ chức bán đấu giá. Pháp lệnh thi hành án dân sự (sửa đổi) đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 01 năm 2004 cũng có quy định về việc giao tài sản bán đấu giá để thi hành án cho Trung tâm để tổ chức bán đấu giá. Để thi hành những quy định này cần phải được quy định cụ thể trong pháp luật về bán đấu giá tài sản. Trước tình hình và những yêu cầu mới đó, việc ban hành Nghị định về bán đấu giá tài sản thay thế Nghị định số 86/CP là một yêu cầu cấp thiết. 2.1.3. Giai đoạn thực hiện Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ và Chỉ thị số 18/2006/CT-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về bán đấu giá tài sản Có thể nói Nghị định số 05/2005/NĐ-CP của Chính phủ về bán đấu giá tài sản là cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển dịch vụ bán đấu giá tài sản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau khi Nghị định 05/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 03/2005/TT-BTP hướng dẫn một số quy định của Nghị định, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 34/2005/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chuyển giao tài sản nhà để bán đấu giá và ngoài Thông tư nêu trên Bộ Tài chính còn có một số Công văn hướng dẫn có chứa quy phạm pháp luật như Công văn số 8188/BTC-QLCS ngày 01 tháng 7 năm 2005 gửi Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về nhiệm vụ bán đấu giá tài sản nhà nước, Công văn số 8215/BTC-QLCS ngày 01 tháng 7 năm 2005 gửi Sở Tài chính tỉnh Tiền giang về việc bán đấu giá tài sản nhà nước, Công văn số 9781/BTC-QLCS ngày 03 tháng 8 năm 2005 gửi Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về nhiệm vụ bán đấu giá tài sản nhà nước và việc thành lập đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài chính…Ngoài các văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Công văn hướng dẫn, các tỉnh còn có Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất, Quy chế bán đấu giá nhà thuộc sở hữu nhà nước. Tình hình thực hiện Nghị định số 05/2005/NĐ-CP cho thấy việc thành lập doanh nghiệp bán đấu giá tài sản đã tăng lên nhanh chóng. Trước thời điểm Nghị định 05/2005/NĐ-CP có hiệu lực trong cả nước chỉ có 4 doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thì trong năm 2005 đã có thêm 43 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản (chủ yếu tập trung ở Hà nội và thành phố Hồ chí Minh). Việc cũng cố, kiện toàn các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản được chú ý hơn. Tình hình chung trong phạm vi cả nước về tổ chức Trung tâm, cho đến thời điểm tháng 11.2008 cả nước đã có 62/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổng số biên chế có khoảng 292 cán bộ công chức, trong đó có 131 đấu giá viên. Như vậy trung bình mỗi Trung tâm có từ 4-5 biên chế. Duy nhất còn 2 tỉnh chưa thành lập Trung tâm bán đấu giá tài sản là Hưng yên và Lai châu với lý do là điều kiện kinh tế khó khăn, giao dịch tài sản ít, đội ngũ cán bộ thiếu và một nguyên nhân nữa là nhận thức chưa đồng bộ giữa các ngành trong tỉnh. Về tổ chức của doanh nghiệp, tổng số doanh nghiệp có chức năng bán đấu giá tài sản là 44 doanh nghiệp với 126 đấu giá viên, chủ yếu tập trung ở Hà nội là 12, Thành phố Hồ chí Minh 11, Bà rịa vũng tàu, Khánh hòa, Cần thơ, Đà nẵng, Hậu giang, Lâm đồng, Hải phòng. Tình hình thực hiện Nghị định số 05/2005/NĐ-CP và Chỉ thị số 18/2006/CT-TTg về bán đấu giá tài sản đã được Uỷ ban nhân dân các tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai với các hình thức văn bản chỉ đạo như Chỉ thị là 15 tỉnh, Công văn chỉ đạo 20 tỉnh, Kế hoạch thực hiện 15 tỉnh, 7 tỉnh ban hành Quyết định củng cố kiện toàn Trung tâm. Thành phố Hà nội vẫn đề nghị Chính phủ cho phép tồn tại hai Trung tâm có chức năng bán đấu giá tài sản là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp được thành lập theo Nghị định số 05/2005/NĐ-CP và Trung tâm tư vấn thẩm định giá và bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tài chính và có chức năng bán đấu giá tài sản. Đề án này không được Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đồng ý mà yêu cầu chỉ thành lập Trung tâm bán đấu giá tài sản theo quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP. Riêng Thành phố Hồ Chí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan