MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và vai trò của pháp luật về bình đẳng giới 8
1.2. Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam 30
1.3. Pháp luật của một số nước về bình đẳng giới và những điểm cần tiếp thu vận dụng ở Việt Nam 36
Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM 40
2.1. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam 40
2.2. Thực trạng pháp luật về bình đẳng giới hiện nay 49
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THỊÊN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM 84
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới 84
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay 99
KẾT LUẬN 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 124
126 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4366 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành lập và quản lý doanh nghiệp. Sự ra đời của luật doanh nghiệp đã góp phần bảo đảm việc thực hiện quyền tự do kinh doanh của các công dân nói chung và của phụ nữ nói riêng theo nguyên tắc “ mọi công dân có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật”. Quyền này còn được cụ thể hoá trong Luật Hợp tác xã năm 2003 (Điều 10) qui định cá nhân có quyền khởi xướng thành lập hợp tác xã và tham gia hợp tác xã. Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã tạo ra một khung pháp lý thông thoáng bảo đảm cho phụ nữ dễ dàng tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao vị trí kinh tế của người phụ nữ trong xã hội.
Trên cơ sở bình đẳng về quyền sở hữu tài sản của phụ nữ được ghi nhận trong Hiến pháp Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản có liên quan đã qui định người phụ nữ không chỉ hoàn toàn bình đẳng với nam giới trong việc quản lý tài sản mà còn bình đẳng trong việc sử dụng và định đoạt đối với tài sản của mình, họ có thể bán, tặng cho, để lại di sản thừa kế hoặc đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong các hình thức sở hữu chung, người phụ nữ cũng như nam giới đều có quyền sở hữu phần tài sản mà mình đóng góp hoặc có quyền chi phối tài sản chung theo mức đóng góp vào khối tài sản chung đó. Theo đó, Bộ luật Dân sự năm 2005 qui định:
“1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.
2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.
3. Trong trường hợp rất cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác theo qui định của pháp luật” (Điều 169).
“Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp;
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3.Thu hoa lợi, lợi tức;
4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến;
5. Được thừa kế;
6. Chiếm hữu trong các điều kiện pháp luật qui định…” (Điều 170).
Để tạo điều kiện cho phụ nữ nâng cao vị địa vị kinh tế của mình trong xã hội, tham gia một cách có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, pháp luật Dân sự tạo cho các cá nhân không phân biệt nam nữ được xác lập quyền sở hữu một cách hợp pháp với các tài sản được pháp luật thừa nhận. Hay như trong trường hợp các quyền sở hữu tài sản bị xâm hại hoặc tranh chấp, qui định của luật tố tụng dân sự qui định thủ tục giải quyết các vụ án dân sự: “Công dân không phân biệt nam nữ, pháp nhân, theo thủ tục pháp luật qui định, có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án nhân dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình” (Điều 1), “… Và “các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự” (Điều 4) [61].
Luật Đất đai năm 2003, có sự khái quát về khái niệm “người sử dụng đất” như sau: “Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân) được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất” (Điều 9). Đối với đối tượng sử dụng đất là cá nhân, pháp luật không có sự phân biệt nam nữ đối với quyền sử dụng đất. Qui định này, tạo điều kiện cho việc cụ thể hoá các quyền bình đẳng của phụ nữ đối với nam giới trong khi thực hiện các quyền năng của mình đối với đất đai.
Tuy nhiên, bảo đảm thực hiện sự bình đẳng về cơ hội trên thực tế là một vấn đề khó khăn, người phụ nữ vẫn thường chịu nhiều thiệt thòi ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc bịêt những ảnh hưởng mang lại do gánh nặng gia đình, những thiên chức do tạo hoá sinh ra. Ngoài các qui định của pháp luật, nhà nước cần có các chính sách thích hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, khuyến khích và tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia quá trình sản xuất, kinh doanh, như việc miễm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp do phụ nữ đứng đầu, giảm lãi suất vay vốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất, áp dụng các chính sách ưu đãi trong việc tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp do phụ nữ đứng đầu, chú trọng tới việc giúp đỡ họ tiếp cận với công nghệ mới và các nguồn vốn ưu đãi…
Trước, trong và sau tiến trình đổi mới Đảng và Nhà nước quan tâm rất sâu sắc đến bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế Nhà nước chỉ mới giải quyết được một phần nào so với nhu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước cũng như nhu cầu bình đẳng và bình đẳng giới.
Các qui định của pháp luật nêu trên đã và đang góp phần khẳng định vị trí vai trò và tính đặc thù của lao động nữ với hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế xã hội khác.
2.2.1.3. Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
Hiến pháp 1959 qui định: “Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công chức và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương. Nhà nươc bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển căn nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ ”. Đến Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) cũng qui định: “… lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà nướcvà người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi đẻ vẫn hưởng lương, phụ cấp theo qui định pháp luật. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội, chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ quan phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận làm mẹ” (Điều 63) [39].
Cụ thể hoá các qui định của Hiến pháp, các Bộ luật Lao đông, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia và gia đình, Luật Giáo dục, Luật Đất đai… đều có qui định liên quan đến vấn đền bình đẳng giới về kinh tế. Theo qui định của pháp luật, mọi công dân không phân biệt nam, nữ đều có quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm như nhau về sở hữu tài sản, tự chủ tự quyết định tham gia hoạt đông kinh tế và hưởng thụ các lội ích, thu nhập từ hoạt động kinh tế theo qui định; mọi người đều có quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ; có quyền làm bất kỳ việc gì mà pháp luật không cấm; người sử dụng lao động phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam, nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động…
Bên cạnh các qui định mang tính bình đẳng trong quan hệ kinh tế, pháp luật hiện hành còn qui định tính ưu tiên, đặc thù đối với lao động nữ như người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con của lao động nữ; doanh nghiệp đang sử dụng lao động nữ làm các công việc nói trên phải có kế hoạch đào tạo nghề, chuyển dần những người lao động nữ sang công việc khác phù hợp, tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khoẻ, cải thiện điều kiện lao động hoặc giảm bớt thời gian làm việc đối với lao động nữ; người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó dủ tiêu chuẩn tuyển chọn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần; người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao đông nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi; trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con cộng lại là 4-6 tháng tuỳ theo điều kiện lao động, tính chất công việc nặng nhọc, độc hại và nơi xa xôi, hẻo lánh. Nếu sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người me nghỉ thêm 30 ngày. Ở những nơi sử dụng nhiều lao động nữ, người sử dụng lao động có trách nhiệm giúp đở các tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần kinh phí cho lao động nữ có con ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo.
Từ phân tích trên, nhìn từ gốc độ pháp luật về bình đẳng giới, có thể khẳng định nam nữ đều có quyền làm việc. Để đảm bảo có việc làm và được hưởng những cơ hội có việc làm của người lao động nữ, Luật Lao động qui định: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo...
Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ” (Điều 5) [47].
Tuy nhiên, người lao động nữ trong nền kinh tế thị trường, với xuất phát điểm rất thấp so với nam giới, đó là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ thấp hơn nam rất nhiều cùng với những đặc điểm giới như đã phân tích ở trên thì người lao động nữ vẫn không có hoặc có rất ít cơ hội bình đẳng với nam giới trong cơ hội tìm việc làm và có thu nhập ổn định.
2.2.1.4. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Bình đẳng giới là sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa nữ giới và nam giới. Nam giới và nữ giới cùng có điều kiện ngang nhau để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và hưởng thụ từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển; được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng; được hưởng thành qủa bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội; trong đó có lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Ở nước ta, trong những năm qua, Đảng và nhà nước đã có nhiều chế độ, chính sách để tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển bình đẳng với nam giới, xã hội cũng đã thừa nhận vai trò và vị thế của phụ nữ. Đảng và Nhà nước ta coi mù chữ dốt nát là một loại “giặc” cần “tiêu diệt” không kém gì giặc ngoại xâm. Tháng 10/1945, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học, trong đó người nhấn mạnh xoá mù chữ là là nhiệm vụ của toàn xã hội, người biết chữ có nghĩa vụ phải dạy người chưa biết, phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em cố gắng để kịp nam giới…[32, tr.37]. Nhờ đó mà phụ nữ được khuyến khích đến trường và tham gia xoá nạn mù chữ, tham gia hoạt động xã hội, tham gia đấu tranh cho bình đẳng nam nữ…
Trên cơ sở những qui định mang tính nguyên tắc, Đảng cộng sản Việt Nam ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và sự bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực giáo duc nói riêng như: Nghị quyết Trung ương khoá VII ngày 14/1/1993 vế tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo; Chỉ thị số 28/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thực hiện nghị quyết 04 của Bộ Chính trị.
Tiếp theo Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII ngày 24/12/1996 đã định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Các chính sách của Đảng về giáo dục - đào tạo đã được thể chế hoá trong trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước như: Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Giáo dục năm 1998…
Hiến pháp 1992 khẳng định: Công dân nam, nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam làm việc như nhau thì tiền lương ngang nhau, lao động nữ có quyền hưởing chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức nhà nước và người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước và sau khi đẻ vẫn hưởng lương, phụ cấp theo qui định pháp luật. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội, chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ quan phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận làm mẹ (Điều 63).
Có thể khẳng định, cho đến nay ở Việt Nam không tồn tại một qui định pháp luật nào phân biệt đối xử nào với phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Nhà nước xác định:
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Nhà nước và xã hội phát triển giáo duc nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; đào tạo những người lao động có nhề, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (Điều 35, Hiến pháp 1992).
Hiến pháp 1992 còn qui định:
“ Học tập vừa là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí.
Công dân có qyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức.
Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng.
Nhà nước có chính sách học phí, học bổng.
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được học văn hoá và học nghề phù hợp” (Điều 59, Hiến pháp 1992).
Nhà nước Việt Nam xác định rõ: “mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2 Luật Giáo dục 1998). Vì vậy ở nước ta học tập vừa là quyền và nghĩa vụ của công dân. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em xác định: “Trẻ em được học tập và có bổn phận học hết chương trình giáo dục phổ cập. Trẻ em học bậc tiểu học trong các trường, lớp quốc lập không phải trả học phí” (Điều 10). Luật Giáo dục năm 1998 tiếp tục khẳng định: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập” (Điều 9).
Qua những viện dẫn trên cho thấy, Nhà nước Việt Nam và xã hội có nhiều nỗ lực nhằm đạt được sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục. Ngoài ra còn rất nhiều chính sách, biện pháp thích hợp mà nhà nước đưa ra nhằm xoá bỏ nhanh chóng khoảng cách tụt hậu của phụ nữ so với nam giới do những nguyên nhân khách quan, chủ quan gây ra.
Một nền giáo dục phù hợp, cân đối, không phân biệt đối xử, không bất bình đẳng giới là điểm tựa quan trọng bậc nhất để phụ nữ có nhiều điều kiện tham gia học hành nâng cao trình độ, năng lực. Để phụ nữ thoát ra khỏi định kiến xã hội lạc hậu tồn tại lâu đời ở Việt Nam và thế giới về vai trò, vị trí của phụ nữ, là “cái bóng” của đàn ông. Phụ nữ sẽ có đủ khả năng tự khẳng định mình khi họ được đầu tư giáo dục, học hành thoả đáng như nam giới. Đối với phụ nữ vừ phải thực hiện tốt vai trò người công dân, thiên chức làm mẹ, làm vợ vừa phải học tập nâng cao trình độ trong điều kiện hiện nay là một thách thức không nhỏ đối với phụ nữ.
Để làm được điều đó, hệ thống pháp luật phải được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống pháp luật về bình đẳng giới. Trong đó có các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, ban hành chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ, giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ. Nâng cao hiệu lực quan lý và hiệu quả thực hiện các quyền bình đẳng giới của các cơ quan nhà nước có liên quan. Giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, nâng cao trình độ mọi mặt của phụ nữ. trong chương trình tạo việc làm cho phụ nữ phải tăng cường đào tạo mới, đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho phụ nữ. Phổ biến hướng dẫn những thông tin về pháp luật, chính sách, kinh tế xã hộ, kinh nghiệm tổ chức cuộc sống gia đình…
2.2.1.5. Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Hiến pháp 1992 qui định: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” (Điều 60).
Trong điều kiện mới, kinh tế xã hội phát triển, giáo dục được tăng cường, cùng với sự bùng nổ thông tin đã tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia vào nhiều hoạt động lãnh đạo quản lý, hoạt động cộng đồng như tham gia xây dựng pháp luật, ra quyết định quản lý, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh… và thu được nhiều kết quả quan trọng cho cộng đồng xã hội góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Mặt khác, sự tham gia của phụ nữ ngày càng đông đảo và có hiệu quả vào hoạt động lãnh đạo quản lý, hoạt động cộng đồng đã giúp cho chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phát huy tối đa tác dụng điều chỉnh các qui trình kinh tế - xã hội. Qua đó xây dựng lòng tin của nhân dân, của phụ nữ vào Đảng và Nhà nước. Thực tế cho thấy những việc mà nhân dân được bàn bạc và quyết định thì bao giờ cũng được nhân dân chấp hành một cách nghiêm túc và có trách nhiệm, nên thường đem lại hiệu quả cao.
Ngày nay, người phụ nữ có nhiều cơ hội thuận lợi để phát huy tốt vai trò và vị thế của mình, nền tảng chính trị của đất nước ổn định là cơ hội hàng đầu đảm bảo cho phụ nữ phấn đấu tiến bộ, bình đẳng phát triển. Kinh tế tri thức đặt ra yêu cầu cao đòi hỏi người lao động phải có khả năng thường xuyên tiếp nhận tri thức mới. Do vậy, người phụ nữ có điều kiện học tập nâng cao trình độ là một cơ hội lớn. Tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển làm giảm bớt thời gia nội trợ của phụ nữ. Do đó, phụ nữ có nhiều thời gian tham gia các hoạt động xã hội khác nhau. Tất cả những việc làm thiết thực nói trên đã và đang tạo điều kiện tốt cho người phụ nữ phát huy vai trò của mình.
Sự phát triển nhanh chống của khoa học - công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin dẫn đến những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội những sự thay đổi quan trọng về cơ cấu ngành nghề, những đòi hỏi mới rất cao về trình độ và kỹ năng lao động đồng thời cũng dẫn đến những chênh lệch ngày càng lớn về thu nhập giữa lao động trong các ngành nghề, giữa các loại lao động với hàm lượng tri thức khác nhau. Trong bối cảnh đó, kể cả các các quốc gia phát triển lẫn các quốc gia đang phát triển đều phải đối mặt với nguy cơ là sẽ tăng tỷ lệ phụ nữ bị tụt hậu, bị đứng ngoài lề so với sự phàt triển chung, sẽ ngày càng ít phụ nữ được đào tạo và đào tạo lại ở mức đủ trình độ, kỹ năng hoạt động trong các ngành nghề ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao, đồng thời cũng có thu nhập cao. Điều đó đòi hỏi nhà nước phải có các chính sách đặc biệt, có tầm nhìn chiến lược theo quan điểm bình đẳng giới trong quá trình chuyển đổi cơ chế ngành nghề kinh tế - kỹ thuật nhằm xoá định kiến nghề nghiệp trên cơ sở giới tính trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, trong các địa chỉ sử dụng lao động và trong cộng đồng nói chung.
2.2.1.6. Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao và y tế
Mục đích phấn đấu của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong đó cốt lỏi là làm cho mỗi con người Việt Nam được phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực. Do vậy, phải đặt vấn đề, bình đẳng và bình đẳng giới trong văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao và y tế. Pháp luật Việt Nam qui định rất rõ về vấn đề này:
Luật phổ cập giáo dục năm 1991, Luật Giáo dục 1998 và nhiều văn bản pháp luật khác của Việt Nam qui định hoạt động thể dục, thể thao là môn học bắt buộc trong các trường học từ mầm non đến đại học đối với học sinh nam và nữ nhằm mục đích rèn luyện thân thể.
Hiến pháp 1992 qui định: “Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ” (Điều 61), “Thanh niên được gia đình, Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ…” (Điều 66), “Nhà nước đầu tư phát triển văn hoá, văn học, nghệ thuật, tạo điều kiện để nhân dân được thưởng thức những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị; bảo trợ để phát triển các tài năng sáng tạo văn hoá, nghệ thuật. Nhà nước phát triển các hình thức đa dạng của hoạt động văn học nghệ thuật, khuyến khích các hoạt động văn học, nghệ thuật quần chúng” (Điều 32).
Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 qui định:“Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi… Nghiêm cấm việc sử dụng những cơ sở vật chất, phương tiện công cộng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác” (Điều 11).
Ở nước ta, sau 20 năm đổi mới, cùng với sự tăng trưởng của kinh tế, các loại hình chăm sóc sức khoẻ, giải trí, văn hoá, văn nghệ, thể thao ngày càng phát triển phong phú và đa dạng. Nhà nước ngày càng quan tâm đến bảo đảm các hoạt động phúc lợi công cộng, văn hoá, giải trí, thể thao cho nhân dân, trong đó có phụ nữ, nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển và tiến bộ của phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bên cạnh đó, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã phần nào thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc nâng cao mức hưởng thụ đời sống tinh thần cho nhân dân, đồng thời thể hiện việc phát huy sức mạnh của Nhà nước và nhân dân cùng làm phù hợp với chủ trương xã hôị hoá. Có thể nói, nhu cầu tham gia các hoạt động giải trí, thể thao và thưởng thức đời sống văn hoá là nhu cầu chung của mọi người. Người công dân mới trong xã hội phải là con người luôn luôn được nâng cao hiểu biết, có những nhu cầu phong phú và lành mạnh, được phát huy cao nhất những năng khiếu tài năng của mình. Nhà nước luôn xem việc tham gia hoạt động vui chơi, giải trí, thưởng thức văn học, nghệ thuật, tham gia các hoạt động thể dục, thể thao là một trong những quyền công dân nam cũng như nữ cần được vận động và khuyến khích.
Một trong những chủ trương nhằm thực hiện sự công bằng trong xã hội là việc bảo đảm cho mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ phù hợp với khả năng kinh tế của xã hội. Nói đến vấn đề sức khoẻ không thể không nói đến sức khoẻ phụ nữ và cũng không thể không nhắc đến môi trường làm việc sinh sống cũng như điều kiện làm việc, tiện nghi ăn ở của họ. Tình trạng ô nhiểm mội trường hiện nay do thói quen dùng thuốc bảo vệ thực vật không an toàn, nạn xả rác bừa bãi gây ô nhiễm…Ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ người dân, đặc biệt là phụ nữ, chính vì vậy mà việc chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ không chỉ liên quan đến các biện pháp y tế, các qui định cụ thể của pháp luật mà còn phải cả các chính sách kinh tế - xã hội. Hiến pháp 1992 qui định: “ Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ” (Điều 61), Luật Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân năm 1989 qui định: “công dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ, nhỉ ngơi, giải trí, rèn luyện thân thể; được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường sống và được phục vụ về chuyên môn y tế…” (Điều 1). Việc củng cố và phát triển mạng lưới y tế đến tân cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả phụ nữ ở các tần lớp nhân dân, ở các địa phương đều có cơ hội được hưởng quyền bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cũng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Điều 44 Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1989 đã qui định trách nhiệm của các cơ quan trong việc củng cố và phát triển mạng lưới y tế tận cơ sở để đảm bảo phục vụ y tế cho phụ nữ “… Bộ Y tế có trách nhiệm củng cố, phàt triển mạng lưới chuyên khoa phụ sản và sơ sinh đế tận cơ sở để đam bảo phục y tế cho phụ nữ”. Tuy nhiên, thực tế, các trạm y tế xã vẫn chưa phát huy đuợc hết vai trò cũng như ảnh hưởng của mình đối với các gia đình ở nông thôn chủ yếu là do thiếu điều kiện vật chất và nguồn nhân lực. Chính vì vậy, việc thực hiện các chế độ chính sách bảo vệ sức khoẻ đối với phụ nữ ở các vùng nộng thôn còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, Quyết định số 58/TTg ngày 03/02/1994 của Thủ tướng Chính phủ qui định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở là “đơn vị y tế kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với nhân, nằm trong hệ thống y tế nhà nước có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện dịch sớm, chữa các bệnh và đỡ đẻ thông thường, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, vệ sinh phòng bệnh, tăng cường sức khoẻ” (Điều 1).
Như vậy, với tư cách là công dân, phụ nữ nói chung có quyền hưởng sự chăm sóc sức khoẻ như nhau. Tuy nhiên với tinh chất đặc thù của phụ nữ, Nhà nước đã có những qui định riêng, cụ thể hơn trong Hiến pháp 1992: “Nhà nước, xã hội, gia đình và công dân có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻ em; thực hiện chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình” (Điều 40). Qui định này được thể chế hoá thành một chương riêng trong Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989: “Nhà nước có chính sách, biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện cần thiết cho mọi người thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Các cơ sở chuyên khoa phụ sản của Nhà nước, tập thể và tư nhân phải thực hiện yêu cầu của mọi người về việc lực chọn biện pháp sinh đẻ có kế hoạch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN CHINH THUC 1.doc
- bia.doc