LỜI MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI. 6
1.1. Khái niệm chung về Pháp luật Trọng tài thương mại . 6
1.1.1.Khái niệm về pháp luật Trọng tài thương mại . 6
1.1.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật Trọng tài thương mại . 7
1.1.3. Vai trò của pháp luật Trọng tài thương mại. 9
1.2. Nội dung cơ bản của Pháp Luật về Trọng tài thương mại . 10
1.2.1. Quy định về thỏa thuận Trọng tài thương mại. 10
1.2.2. Quy định về thẩm quyền của trọng tài thương mại. 14
1.2.3. Quy định về hình thức Trọng tài thương mại . 17
1.2.4. Quy định về Trọng tài viên . 18
1.2.5. Quy định về tố tụng Trọng tài thương mại . 21
1.3. Các nhân tố tác động đến Luật trọng tài thương mại . 23
1.3.1. Yếu tố chính trị. 23
1.3 2. Trình độ phát triển kinh tế. 24
1.3.3. Trình độ và kỹ thuật pháp lý. . 24
1.3.4. Truyền thống văn hóa và nhận thức của giới doanh nhân. . 24
1.3.5. Hội nhập quốc tế . 24
1.4. Kinh nghiệm củaTrung Quốc; Thái Lan; Anh và bài học gợi mở
cho Việt Nam. 24
1.4.1. Kinh nghiệm hoàn thiện Pháp luật về Trọng tài thương mại ở Trung
Quốc . 24
1.4.2. Kinh nghiệm hoàn thiện Pháp luật Trọng tài thương mại ở Thái Lan. 25
1.4.3. Kinh nghiệm hoàn thiện Pháp luật trọng tài thương mại ở Anh .26
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .26
84 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại, giới hạn các tình huống làm thoả thuận Trọng tài vô hiệu đồng thời quy
định hướng giải quyết khi thoả thuận Trọng tài không rõ ràng, lần đầu tiên có điều
khoản bảo vệ người tiêu dùng trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh
chấp, cho phép Trọng tài viên là người nước ngoài cũng như nội Luật hoá các cam
kết Quốc tế của Việt Nam về dịch vụ Trọng tài. Ngoài ra, Luật cũng xác định rõ
mối quan hệ giữa Trọng tài với Toà án trong quá trình giải quyết tranh chấp, mở
rộng thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài và tiếp thu nguyên tắc cấm hành vi mâu
30
thuẫn trong tố tụng. Từ đó, Luật Trọng tài thương mại 2010 bảo đảm sự tương thích
giữa các văn bản pháp luật hiện hành, nâng cao khả năng tính khả thi trong thực tế
và tiến đến gần hơn các tiêu chuẩn Quốc tế.
2.2 Phân tích nội dung cơ bản của Trọng tài thương mại ở Việt Nam
2.2.1. Quy định về thỏa thuận của Trọng tài thương mại ở Việt Nam
Tính đến ngày 30/12/2018, cả nước đã có 14 Trung tâm trọng tài với tổng số
445 trọng tài viên, cụ thể là Hà Nội (04 trung tâm, số lượng TTV là 221); TP.HCM
(09 trung tâm, số lượng TTV là 213); Cần Thơ (01 trung tâm, số lượng TTV là 11).
Tổng số vụ án giải quyết bằng trọng tài thương mại:
Bảng 2.1: Số lượng vụ tranh chấp thụ lý
(Đơn vị: vụ)
Địa điểm Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So năm 2017
Hà Nội 48 45 66 Tăng 47.0 %
Tp. HCM 107 106 114 Tăng 7,54%
Tổng 155 151 180 Tăng 19,2%
(Nguồn: VIAC, GQTC Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, năm 2018)
Nhận xét: Năm 2018, VIAC đã nhận và giải quyết 180 tranh chấp (tranh
chấp có yếu tố nước ngoài là 91 vụ; Tranh chấp trong nước là 89 vụ); tăng
19,2% so với năm 2017. Số vụ tranh chấp tiếp nhận trong năm ghi nhận mức tăng
cao nhất trong lịch sử 25 năm VIAC. Đáng lưu ý là không chỉ tăng số lượng vụ
tranh chấp mà trị giá tranh chấp cũng tăng. Trong đó số lượng vụ tranh chấp tại
Tp.HCM là cao nhất cả nước chiếm đến 114 vụ trong năm 2018. Càng về sau các
doanh nhân sẽ biết đến Trọng tài thương mại càng nhiều, đặc biệt tại TP.HCM do là
Trung tâm kinh tế của cả nước, số lượng Trung tâm Trọng tài thương mại nhiều
nhất cả nước chiếm đến 09 (chín) trung tâm.
Bảng 2.2: Tính chất tranh chấp
31
Tính chất tranh chấp Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Trong nước 51.50% 55.40% 49.0%
Có yếu tố nước ngoài 48.50% 44.60% 51.0%
(Nguồn: VIAC, GQTC Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, năm 2018)
Nhận xét: Từ thực tế cho thấy số lượng các vụ tranh chấp có yếu tố nước
ngoài qua các năm không những không tăng mà lại có xu hướng giảm. Điều này cho
thấy rằng các doanh nhân, tổ chức nước ngoài chưa mặn mà và chưa thật mong
muốn lựa chọn Trung tâm Trọng tài thương mại Việt Nam để nhờ giải quyết.
Ngược lại thì các doanh nhân và tổ chức trong nước càng có xu hướng gia tăng yêu
cầu giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại điều này cho thấy sự hiểu
biết và tính Hội nhập Quốc tế tại Việt Nam ngày càng được phát triển hứa hẹn
tương lai tốt cho lĩnh vực tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại.
Bảng 2.3: Lĩnh vực tranh chấp
Lĩnh vực tranh chấp Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Mua bán 43 52 68
Xây dựng 19 26 23
Bảo hiểm 2 6 13
Tài chính 1 5 7
Khác 21 22 69
(Nguồn: VIAC, GQTC Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, năm 2018)
Nhận xét: Từ thực tế cho thấy trong những năm qua lĩnh vực tranh chấp tại
các Trung tâm Trọng tài thương mại Việt Nam liên quan đến lĩnh vực mua bán hàng
hóa là chủ yếu chiếm đến 54%, tức hơn 50% tất cả các lĩnh vực tranh chấp. Thêm
vào đó mỗi năm số vụ tranh chấp liên quan đến lĩnh vực mua bán này càng gia tăng
chứng tỏ rằng lĩnh vực tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại mua bán
hàng hóa là lĩnh vực mà các doanh nhân, các tổ chức ưa chuộng khi chọn giải quyết
32
tranh chấp thông qua con đường Trọng tài thương mại mà đây cũng là xu hướng
chung của các nước trên Thế giới đã và đang lựa chọn. Điều này cho thấy Việt Nam
đang trên đà phát triển thương mại và hội nhập sâu, rộng vào sân chơi chung của
Thế giới.
Bảng 2.4: Trị giá tranh chấp
Năm Hà Nội TP Hồ Chí Minh Tổng cộng
2016 421.710.301.961 512.099.587.229 933.809.889.190
2017 2.307.577.213.530 505.834.969.302 2.813.412.182.832
2018 998.671.608.315 259.875.332.896,63 1.258.546.941.211,63
Trị giá bình quân 1 vụ: 8.500.000.000 VND
(Nguồn: VIAC, GQTC Trung tâm Trọng tài quốc tế tại Việt Nam, năm 2018)
Nhận xét: Từ số liệu thực tế trị giá các vụ tranh chấp qua các năm cho thấy
trị giá bình quân một vụ án tranh chấp bằng Trọng tài thương mại là 8.500.000.000
(tám tỉ năm trăm triệu đồng) điều này cho thấy xu hướng chung là các bên khi có
tranh chấp với trị giá khá lớn thì họ mới nhờ giải quyết thông qua Trọng tài như vậy
cho thấy những doanh nhân, tổ chức khi có tranh chấp với trị giá thấp họ chưa mặn
mà với việc giải quyết thông qua Trọng tài thương mại.
Thời gian giải quyết tranh chấp
- Thời gian trung bình giải quyết một vụ tranh chấp: 153,7 ngày
- Vụ tranh chấp có thời gian giải quyết ngắn nhất: 24 ngày
- Vụ tranh chấp có thời gian giải quyết dài nhất: 292 ngày.
Thực tế vấn đề gặp phải khi giải quyết tranh chấp bằng thỏa thuận
Trọng tài:
Nghị định 116/CP: Nghị định 116/CP cũng quy định thoả thuận Trọng tài
phải được đưa ra hình thức văn bản (Khoản 2 Điều 3). Trong khi đó, với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, thương mại quốc tế cũng đã có những bước
phát triển về hình thức giao dịch để có thể tiết kiệm được thời gian. Vấn đề ký kết
33
hợp đồng qua mạng Internet, qua máy fax... không còn là vấn đề mới mẻ và cũng
khá phổ biến ở Việt Nam. Chính vì vậy mà cần phải có sự thay đổi để phù hợp với
hoàn cảnh mới.
Pháp lệnh TTTM 2003: Điều 9 khoản 1 pháp lệnh TTTM 2003 nêu: "Thoả
thuận Trọng tài phải được lập bằng văn bản. Thoả thuận Trọng tài thông qua thư,
điện báo, telex, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các
bên giải quyết vụ tranh chấp bằng Trọng tài được là thoả thuận Trọng tài bằng văn
bản". Như vậy hình thức thoả thuận Trọng tài khá là đa dạng. Một trong những nét
tiến bộ hơn hẳn của pháp lệnh 2003 so với nghị định 116/CP đó là vấn đề tính độc
lập của thoả thuận Trọng tài với hợp đồng. Nhiều ý kiến cho rằng thoả thuận Trọng
tài là một phần của hợp đồng. Do đó, khi hợp đồng vô hiệu hoàn toàn thì thoả thuận
Trọng tài cũng sẽ vô hiệu. Như vậy nếu như có một bên cố tình làm vô hiệu hoàn
toàn hợp đồng thì một cách hợp pháp họ có thể tránh được việc giải quyết tranh
chấp bằng Trọng tài. Điều này làm giảm vai trò của Trọng tài trong thực tiễn giải
quyết những tranh chấp giữa các bên. Tuy nhiên, đến Pháp lệnh Trọng tài thương
mại 2003 thì quan điểm đã được bày tỏ rõ ràng: "Thoả thuận Trọng tài có thể là
điều khoản Trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thoả thuận riêng" (Điều 9 Khoản
2). Điều đó có nghĩa là điều khoản Trọng tài có thể được hiểu là "một hợp đồng
trong một hợp đồng".
Luật Trọng tài thương mại 2010
Nếu thỏa thuận Trọng tài tạo thành một phần của thỏa thuận khác, không
phải là một điều khoản của hợp đồng, liệu thỏa thuận Trọng tài có thể được coi như
một thỏa thuận độc lập và có thể tồn tại hay không, nếu thỏa thuận chính vô hiệu.
Tại Điều 6 LTTTM chỉ nêu thuật ngữ: “thỏa thuận Trọng tài không thể thực
hiện được ” mà không làm rõ khái niệm trên, sự thiếu sót này đã gây cản trở các
bên trong việc áp dụng pháp luật để xác định trường hợp nào là thỏa thuận Trọng tài
không thực hiện được để họ cân nhắc trước khi xây dựng thỏa thuận Trọng tài. Bên
cạnh đó nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được các điểm mới của LTTTM nói
chung cũng như các quy định về thỏa thuận Trọng tài nói riêng so với pháp lệnh
trước đây.
34
Về thời điểm xác lập thỏa thuận Trọng tài. Nếu điều khoản Trọng tài là một
bộ phận của hợp đồng thì điều khoản này cũng có hiệu lực Pháp luật. Câu hỏi đặt ra
là liệu có thể áp dụng những quy định về giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự để
xác định thời điểm hình thành của thỏa thuận Trọng tài hay không hay chỉ cần ghi
nhận điều này trong một văn bản Pháp luật riêng biệt về Trọng tài. Luật Trọng tài
thương mại cần phải có quy định cụ thể về vấn đề này.
Luật quy định việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp
đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của điều khoản Trọng tài. Vậy nếu hợp đồng
không thể thực hiện được, không rơi vào những trường hợp trên, giá trị pháp lý của
điều khoản Trọng tài như thế nào. Cuối cùng là việc nếu các bên không lựa chọn
được Luật áp dụng cho Trọng tài thương mại, hiệu lực của thỏa thuận sẽ được xác
định theo Luật nào? Luật hợp đồng, Luật của nơi tiến hành Trọng tài, hay Luật của
nơi thi hành quyết định Trọng tài.
Khoản 2 Điều 3 LTTTM 2010:“Thỏa thuận Trọng tài là thỏa thuận giữa các
bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát
sinh”, việc quy định như vậy là phù hợp với Luật mẫu và Luật Trọng tài Quốc tế.
Quan trọng là nó đề cao thỏa thuận của các bên. LTTTM 2010 còn để mở khả năng
Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp không phát sinh từ hoạt động
thương mại nhưng được Pháp luật có liên quan quy định sẽ được giải quyết bằng
Trọng tài. Tuy vậy không phải mọi tranh chấp đều có thể giải quyết được bằng
Trọng tài, ngay cả khi giữa các bên tranh chấp thỏa mãn điều kiện về sự thỏa thuận,
đó là khi pháp luật nơi diễn ra Trọng tài không cho phép giải quyết tranh chấp đó
thông qua hình thức Trọng tài.
Theo khoản 2 Điều 16 LTTTM năm 2010 thì hình thức của thỏa thuận
thương mại được thể hiện dưới hình thức văn bản. Ngoài ra còn có một số thòa
thuận khác cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản (thỏa thuận được xác lập
qua trao đổi giữa các bên bằng fax, telex...). Cũng theo quy định tại điều luật này thì
thỏa thuận Trọng tài trong hợp đồng có thể là hình thức thỏa thuận riêng theo khoản
1 điều này. Có thể thấy rằng các quy định này linh hoạt hơn về thời điểm xác lập
thỏa thuận Trọng tài và tạo sức hút cho phương thức giải quyết tranh chấp. Đồng
35
thời đã có một cách tiếp cận mới bằng “ văn bản ” là tương thích với pháp luật
quốc gia, LTTTM 2010 đã ghi nhận dưới hình thức trong giao dịch các bên có thể
dần chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận Trọng tài như hợp đồng, chứng
từ, điều lệ Công ty.
2.2.2. Quy định về thẩm quyền của Trọng tài thương mại
Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003 của Việt Nam xác định phạm vi
thẩm quyền theo cách liệt kê các loại việc Trọng tài được giải quyết (Khoản 3 Điều
2 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại). So với các quy định trước đây cách liệt kê này
cũng mở rộng hơn nhiều.
Điều 30 Khoản 1 pháp lệnh quy định: “Trước khi xem xét nội dung vụ tranh
chấp, nếu có đơn kiện khiếu nại của một bên về việc Hội đồng Trọng tài không có
thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp; vụ tranh chấp không có thoả thuận Trọng tài
hoặc thoả thuận Trọng tài vô hiệu, Hội đồng Trọng tài phải xem xét, quyết định với
sự có mặt của các bên trừ trường hợp các bên có yêu cầu khác”.
Điều 12 khoản 1 quy tắc này cho phép Hội đồng Trọng tài được quyết định
về thẩm quyền của chính nó nếu có đơn khiếu nại của một bên về việc Hội đồng
Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp, vụ tranh chấp không có
thoả thuận Trọng tài hoặc thoả thuận Trọng tài vô hiệu. Tuy nhiên cả pháp lệnh và
quy tắc Trọng tài của VIAC đều không dành cho Hội đồng Trọng tài quyền quyết
định cuối cùng về vấn đề này, mà thuộc về Toà án. Điều 30, Khoản 2 pháp lệnh
quy định, trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng Trọng tài về
vấn đề thẩm quyền Trọng tài thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án nơi Hội đồng
Trọng tài đã ra quyết định xem lại quyết định của Hội đồng Trọng tài.
Theo Luật TTTM 2010: Thẩm quyền của Trọng tài thương mại gồm: Tranh
chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các
bên, trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các
bên mà Pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. Về cơ bản thẩm quyền
đã được quy định khá rõ ràng, cụ thể về những việc được làm, phạm vi hoạt động.
Theo quy định tại Điều 2 của Luật Trọng tài thương mại, Trọng tài có thẩm
36
quyền giải quyết các tranh chấp sau:
a. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại;
b. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động
thương mại;
c. Tranh chấp khác giữa các bên mà Pháp luật quy định được giải quyết bằng
Trọng tài.
Luật đã khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm
2003, khắc phục việc phân định không rõ ràng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài
đối với các tranh chấp thương mại, trên cơ sở đó bảo đảm sự tương thích giữa các
văn bản pháp luật hiện hành như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật
Thương mại, Luật Đầu tư và các Luật chuyên ngành. Như vậy, ngoài việc có thẩm
quyền đối với các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, Luật còn để mở
khả năng Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp không phát sinh từ hoạt
động thương mại nhưng được pháp luật có liên quan quy định sẽ được giải quyết
bằng Trọng tài.
2.2.3. Quy định về hình thức Trọng tài thương mại.
Hệ thống pháp luật Việt Nam thừa nhận hai hình thức Trọng tài: Trọng tài vụ
việc và Trọng tài thường trực. Sự thừa nhận hai hình thức Trọng tài là điểm đổi mới
đáng kể trong nội dung của Pháp luật về Trọng tài.
Trọng tài thường trực là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm
trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài đó.
Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và
trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.
+ Trọng tài Vụ việc: Theo Khoản 7, Điều 3 Luật TTTM 2010, Trọng tài vụ
việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ
tục do các bên thỏa thuận. Như vậy, Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh
chấp do các bên thỏa thuận tự thành lập một HĐTT để giải quyết vụ tranh chấp giữa
các bên.
+ Trọng tài Thường trực: Theo Khoản 6, Điều 3, Luật TTTM 2010, Trọng tài
37
Quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm Trọng tài theo quy
định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài đó. Khi các bên lựa
chọn cách tiến hành tố tụng bằng Trọng tài quy chế, các bên nhận được sự hỗ trợ
nhất định của tổ chức Trọng tài này liên quan tới việctổ chức và giám sát tố tụng
Trọng tài.
Trước ngày 01/07/2003 ở nước ta chỉ thừa nhận một hình thức Trọng tài duy
nhất là Trọng tài thường trực. Đây là lần đầu tiên hình thức Trọng tài vụ việc được
thừa nhận chính thức trong một văn bản pháp luật quan trọng áp dụng giải quyết
tranh chấp trong quan hệ kinh tế trong nước và quan hệ kinh tế Quốc tế. Quy định
tại Khoản 2, Điều 26 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại tạo điều kiện cho các bên
tranh chấp toàn quyền tự do lựa chọn cho mình những người có hiểu biết, có uy tín
tham gia giải quyết tranh chấp. Và luật TTTM 2010 cũng thừa nhận hai hình thức
Trọng tài này. So với Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003, Luật Trọng tài bổ
sung một số nội dung dưới đây:
+ So với Pháp lệnh năm 2003, Luật Trọng tài thương mại đã đưa ra định
nghĩa pháp lý về Trọng tài quy chế để thay cho khái niệm “Hội đồng trọng tài được
thành lập tại Trung tâm trọng tài” do Pháp lệnh năm 2003 quy định. Theo đó, Trọng
tài quy chế là hình thức Trọng tài được tiến hành tại Trung tâm Trọng tài và theo
quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài.
+ Luật cho phép các Trung tâm Trọng tài được ban hành quy tắc tố tụng
Trọng tài phù hợp với đặc thù của mỗi trung tâm để tăng thêm tính hấp dẫn đối với
các bên tranh chấp. Chỉ khi nào các bên không có thỏa thuận hoặc Quy tắc tố tụng
Trọng tài của Trung tâm Trọng tài không có quy định khác, lúc đó Luật mới đưa ra
quy định hướng dẫn.
+ Luật cho phép các tổ chức Trọng tài nước ngoài được mở chi nhánh, văn
phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2.2.4. Quy định về Trọng tài viên
Pháp lệnh TTTM 2003:
38
Về quy chế Trọng tài viên: Quy chế Trọng tài viên của Pháp lệnh Trọng tài
thương mại 2003 có quy định cụ thể một trong những tiêu chí để trở thành Trọng tài
viên là phải tốt nghiệp đại học và có 5 năm kinh nghiệm trong ngành mà mình được
đào tạo. Quy định này hoàn toàn mới so với nghị định 116/CP về Trọng tài kinh tế.
Đến pháp lệnh này, những tiêu chuẩn của Trọng tài viên đã được nâng cao hơn.
Việc quy định như vậy càng đảm bảo tính đúng đắn của quyết định Trọng tài. Vì
Trọng tài càng là người có kiến thức tốt, có nhiều kinh nghiệm thì sẽ càng có lợi
cho việc giải quyết các vụ tranh chấp giữa các bên.
Về việc công nhận Trọng tài viên: Pháp luật công nhận Trọng tài viên không
nhất phải là người được đào tạo về khoa học pháp lý.Trọng tài viên chỉ cần là người
có hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm về vấn đề tranh chấp. Trọng tài viên chỉ cần
là người có uy tín và được các bên tin tưởng yêu cầu làm Trọng tài viên trong khi
chuyên ngành mà ông ta được đào tạo có thể là Quản trị kinh doanh chứ không phải
luật kinh tế. Thậm chí Trọng tài viên theo quy định của pháp luật cũng không cần
phải là người chuyên làm Trọng tài. Có thể người đó chưa bao giờ làm Trọng tài
nhưng vẫn được mời làm Trọng tài viên, lần giải quyết tranh chấp đó là lần duy nhất
trong đời ông ta làm Trọng tài nhưng ông ta vẫn được công nhận là Trọng tài tức là
những quyết định của ông ta đưa ra có giá trị trung thẩm nếu như ông ta đáp ứng đủ
những yêu cầu sau của pháp lệnh (điều 12):
Vấn đề lựa chọn Trọng tài viên: Pháp lệnh Trọng tài Thương mại đã thừa
nhận quyền lựa chọn Trọng tài viên thuộc về các bên tranh chấp và cơ chế hỗ trợ
của Toà án trong trường hợp họ không thực hiện được quyền này. Nhưng vấn đề
đáng quan tâm trong các quy định hiện hành là đã tạo nên sự bất bình đẳng giữa các
bên trong vụ tranh chấp của Việt Nam với nhau và các bên tranh chấp trong vụ việc
có yếu tố nước ngoài về các thức thực hiện quyền lựa chọn Trọng tài viên. Đối với
tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Khoản 3, Điều 49 Quy định: “Trọng tài viên do
các bên chọn hoặc do Toà án chỉ định có thể là Trọng tài viên có tên trong danh
sách hoặc ngoài danh sách Trọng tài viên của các Trung tâm Trọng tài của Việt
Nam hoặc là Trọng tài viên nước ngoài theo quy định của pháp luật về Trọng tài
nước đó”. Tuy nhiên, nếu cả hai bên tranh chấp đều là các bên Việt Nam thì việc
lựa chọn Trọng tài viên nước ngoài không được thừa nhân theo quy định tại khoản
39
4,Điều 26, Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003. Do vậy, với các bên tranh chấp
đều là Việt Nam mà thoả thuận chọn Trọng tài viên nước ngoài thì thoả thuận đó
không có giá trị thực hiện. Trong trường hợp khác, việc chỉ định trọng tài viên được
thực hiện bởi Toà án nước ngoài theo đề nghị của các bên hoặc một bên cũng được
pháp lệnh ghi nhận như sau: “Trong trường hợp một bên hoặc các bên yêu cầu Toà
án nước ngoài chỉ định Trọng tài viên thì Toà án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài
viên là Toà án được xác định theo quy định của pháp luật nước đó” (Điều 49, khoản
4).
Luật trọng tài thương mại 2010
Tiêu chuẩn Trọng tài viên:
Luật Trọng tài thương mại vẫn có các quy định về tiêu chuẩn tối thiểu đối
với Trọng tài viên nhằm hình thành ở nước ta một đội ngũ Trọng tài viên nòng cốt
có năng lực, có tính chuyên nghiệp, có chuyên môn và uy tín xã hội. Theo đó cá
nhân có năng lực hành vi dân sự, có trình độ Đại học trở lên và đã qua thực tế
công tác từ năm năm trở lên có thể là Trọng tài viên (Điểm a và b Khoản 1, Điều
20). Đặc biệt, để tạo điều kiện cho các bên tranh chấp có thể lựa chọn Trọng tài
viên phù hợp nhất để giải quyết vụ tranh chấp đòi hỏi chuyên môn sâu, Luật có
quy định mở đó là trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn
cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu quy định
tại Điểm b, khoản 1, Điều 20, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên (Điểm c,
Khoản 1, Điều 20)
Khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003,
Luật Trọng tài thương mại không yêu cầu Trọng tài viên phải có quốc tịch Việt
Nam. Điều đó có nghĩa là người nước ngoài cũng có thể được chỉ định làm
Trọng tài viên ở Việt Nam nếu các bên tranh chấp hoặc tổ chức trọng tài tín
nhiệm họ. Quy định này đáp ứng nhu cầu thực tế trong giai đoạn Việt Nam tăng
cường hội nhập kinh tế quốc tế.
Điều kiện hành nghề Trọng tài viên: Trong hoạt động hành nghề, Trọng tài
viên bắt buộc tuân thủ, các nhóm quyền và nghĩa vụ tương ứng được nêu khá rõ tại
Điều 21 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Bên cạnh việc tuân thủ các
40
quyền và nghĩa vụ đối với Trọng tài viên theo quy định của pháp luật, mỗi Trung
tâm Trọng tài sẽ ban hành thêm các quy tắc đạo đức và quy tắc nghề nghiệp đối với
các Trọng tài viên thành viên của mình.
Quyền, nghĩa vụ của Trọng tài viên: Quyền, nghĩa vụ của Trọng tài viên
được quy định tại điều 21, Luật TTTM 2010 như sau: Chấp nhận hoặc từ chối giải
quyết tranh chấp; Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp; Từ chối cung cấp các
thông tin liên quan đến vụ tranh chấp; Được hưởng thù lao; Giữ bí mật nội dung vụ
tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Bảo đảm giải quyết tranh
chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời; Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh
đó, luật TTTM 2010 cũng quy định khá rõ về lựa chọn Trọng tài viên; quản lý trọng
tài viên và quản lý Trọng tài viên nước ngoài.
Quy chế hoạt động Trọng tài viên: Quy chế liên quan tới việc hành nghề của
Trọng tài viên được quy định cụ thể trong Luật TTTM 2010 như: (i) xác định thẩm
quyền; (ii) tính chất chung thẩm và hạn chế phán quyết vô hiệu/bị hủy; (iii) khả
năng hỗ trợ từ cơ quan tư pháp và (iv) cơ cấu Trọng tài viên.
Quy định quản lý Trọng tài viên: Quy định hiện hành chỉ mới quy định các
nội dung cơ bản, tạo điều kiện để thực hiện xã hội hóa tố tụng Trọng tài. Trọng tài
viên là người tham gia Hội đồng Trọng tài cũng là đội ngũ nhân sự của các Trung
tâm Trọng tài. Hầu hết các tổ chức Trọng tài đều có Quy tắc tố tụng Trọng tài riêng,
một số có Danh sách Trọng tài viên riêng. Bên cạnh đó, Luật tìm cách du nhập khái
niệm giới hạn trách nhiệm của các Trọng tài viên. Nếu vô tư, khách quan, tuân thủ
pháp luật, không có ý làm trái, về cơ bản theo thông lệ và kinh nghiệm lập pháp của
nhiều nước, trọng tài viên không phải chịu trách nhiệm về hoạt động giải quyết
tranh chấp của mình. Quy định này khuyến khích các Trọng tài viên độc lập trong
hoạt động tố tụng. Trong hoạt động của Trọng tài, sự vô tư khách quan là tiêu chí
hàng đầu của Trọng tài viên.
41
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ Trọng tài viên giữa các ngành nghề
(Nguồn: VIAC, GQTC Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, năm 2018)
Quy định quản lý Trọng tài viên nước ngoài
Hoạt động quản lý mới tập trung vào các quy định chung đối với Trọng tại
viên mà chưa có quy định cụ thể đối với Trọng tài viên nước ngoài. Quy định quản
lý các Trung tâm Trọng tài nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã có nhưng không
khuyến khích được việc tham gia vào thị trường. Đối với hoạt động của Trọng tài
viên nước ngoài và Trung tâm Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức Trọng tài
nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới hai hình thức đơn vị phụ thuộc là: (1) Chi
nhánh và (2) Văn phòng đại diện tại Việt Nam theo Điều 74, Luật Trọng tài thương
mại. Về thủ tục, để được hoạt động ở Việt Nam, văn phòng đại diện của Trọng tài
nước ngoài phải thực hiện hai thủ tục là thủ tục thành lập và thủ tục đăng ký hoạt
động. Trong đó, thủ tục thành lập như nhau đối với chi nhánh và văn phòng đại
diện, còn đối với việc đăng ký hoạt động, Văn phòng đại diện của Tổ chức Trọng
tài nước ngoài phải thông báo bằng văn bản về việc thành lập Văn phòng đại diện
cho Sở Tư pháp, nơi đặt trụ sở của Văn phòng đại diện trong thời hạn 07 ngày làm
việc, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập. Đối với Trọng tài viên nước ngoài,
quy định pháp luật không quy định việc quản lý Trọng tài viên là người nước ngoài
được thực hiện theo quy định cụ thể nào.
42
2.2.5. Quy định về tố tụng Trọng tài thương mại
Về thời hiệu khởi kiện tại Trọng tài
Theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại Việt Nam quy định tại Điều 20, khoản
4: Tố tụng Trọng tài bắt đầu khi Trung tâm Trọng tài nhận được đơn kiện của
nguyên đơn hoặc từ khi bị đơn nhận được đơn kiện của nguyên đơn, nếu vụ tranh
chấp được giải quyết tại Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập.
Điều 21 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại quy định: “Đối với vụ tranh chấp
mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện giải quyết
vụ tranh chấp bằng Trọng tài là 2 năm kể từ ngày xảy ra tranh chấp”. Cách quy
định này dẫn đến nhiều khó khăn cho đương sự và cả Trọng tài khi xem xét thụ lý.
Bởi không biết căn cứ vào cơ sở nào để x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoan_thien_phap_luat_ve_trong_tai_thuong_mai_o_viet.pdf