MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRƯNG CẦU Ý DÂN 6
1.1. Tổng quan về trưng cầu ý dân 6
1.2. Pháp luật về trưng cầu ý dân 20
1.3. Yêu cầu và mục tiêu hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay 25
Chương 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRƯNG CẦU Ý DÂN Ở VIỆT NAM 33
2.1. Ý dân trong tiến trình dựng nước, giữ nước ở Việt Nam 33
2.2 Pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam cho đến trước Hiến pháp năm 1992 36
2.3. Pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam từ khi có Hiến pháp năm 1992 đến nay 42
Chương 3: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRƯNG CẦU Ý DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 60
3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vấn đề dân chủ 60
3.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay 68
3.3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay 76
KẾT LUẬN 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i được coi là hợp lệ và có hiệu lực v.v...
- Thứ bảy, quy định về giá trị của kết quả trưng cầu ý dân của pháp luật hiện hành chưa rõ ràng, cho nên nếu có tổ chức trưng cầu ý dân thì cũng không biết kết quả cuộc trưng cầu ý dân có giá trị như thế nào. Pháp luật hiện hành không quy định về giá trị của kết quả trưng cầu ý dân, trong khi đó tại Điều 37 của Quy chế hoạt động của ủy ban Thường vụ Quốc hội lại quy định ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo kết quả trưng cầu ý dân lên Quốc hội. Quy định này có thể hiểu là kết quả trưng cầu ý dân sẽ được báo cáo Quốc hội để Quốc hội xem xét và Quốc hội có quyền chấp nhận hay không chấp nhận kết quả đó; quyết định của Quốc hội mới là quyết định cuối cùng, còn ý chí của nhân dân biểu hiện ở kết quả trưng cầu ý dân chỉ có ý nghĩa để các cơ quan nhà nước tham khảo. Nếu hiểu như vậy thì đó không phải là trưng cầu ý dân mà là lấy ý kiến của nhân dân để tham khảo trước khi cơ quan nhà nước ra quyết định. Kinh nghiệm qua cách quy định của Hiến pháp năm 1946 cho thấy, với việc quy định rõ các vấn đề đưa ra để toàn dân phúc quyết đã gián tiếp thừa nhận giá trị thi hành của kết quả cuộc phúc quyết đó, tức ý chí của nhân dân thông qua cuộc phúc quyết như thế nào thì đó là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.
Thứ tám, pháp luật hiện hành còn thiếu các quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo và các khiếu kiện liên quan đến trưng cầu ý dân. Pháp luật trưng cầu ý dân điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân mà cụ thể là giữa cơ quan nhà nước với nhân dân. Trong mối quan hệ này, không thể tránh khỏi xảy ra trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc khiếu kiện về một vấn đề mà người khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện cho là có vi phạm pháp luật. Vì vậy, nếu không có các quy định của pháp luật điều chỉnh các hoạt động này thì khi xảy ra khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện liên quan đến trưng cầu ý dân sẽ không biết phải xử lý như thế nào v.v...
Bên cạnh những quy định của pháp luật về trưng cầu ý dân như đã trình bày ở trên, trong một số văn bản quy phạm pháp luật cụ thể khác cũng có một số quy định về việc nhân dân bàn và trực tiếp quyết định đối với một số công việc chung của cộng đồng. Xét về bản chất thì việc nhân dân trực tiếp quyết định như vậy có nhiều nét tương đồng với hình thức trưng cầu ý dân. Cụ thể như:
- Tại Quy chế thực hiện dân chủ ở xã được ban hành kèm theo Nghị định số 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 7 năm 2003, bên cạnh việc quy định những nội dung nhân dân được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra đã quy định một số nội dung nhân dân được trực tiếp quyết định:
Điều 7. Nhõn dõn ở xó, thụn bàn và quyết định trực tiếp những cụng việc sau:
1. Chủ trương và mức đúng gúp xõy dựng cơ sở hạ tầng và cỏc cụng trỡnh phỳc lợi cụng cộng (điện, đường, trường học, trạm y tế, nghĩa trang, cỏc cụng trỡnh văn húa, thể thao);
2. Xõy dựng hương ước, quy ước làng văn húa, nếp sống văn minh, giữ gỡn an ninh trật tự, bài trừ cỏc hủ tục, mờ tớn dị đoan, tệ nạn xó hội;
3. Cỏc cụng việc trong nội bộ cộng đồng dõn cư thụn, phự hợp với quy định của phỏp luật hiện hành;
4. Thành lập Ban Giỏm sỏt cỏc cụng trỡnh xõy dựng do dõn đúng gúp;
5. Tổ chức bảo vệ sản xuất, kinh doanh giữ gỡn an ninh trật tự, an toàn giao thụng, vệ sinh mụi trường và cỏc hoạt động khỏc trờn địa bàn xó, thụn [6].
Tại Quy chế này, khụng chỉ quy định những vấn đề nhõn dõn ở xó, thụn quyết định trực tiếp mà cũn quy định cả phương thức cụ thể để nhõn dõn thực hiện quyền quyết định của mỡnh, cỏch thức xỏc định kết quả, việc thi hành quyết định của nhõn dõn:
Điều 9. Phương thức thực hiện những việc nhõn dõn quyết định trực tiếp
1. ủy ban nhõn dõn xó xõy dựng phương ỏn, chương trỡnh, kế hoạch; phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cựng cấp chỉ đạo, tổ chức nhõn dõn thảo luận, quyết định những cụng việc quy định tại Điều 7 của Quy chế này bằng một trong cỏc hỡnh thức sau:
a) Họp toàn thể nhõn dõn hoặc chủ hộ gia đỡnh hay cử tri đại diện hộ gia đỡnh ở từng thụn, thảo luận và biểu quyết cụng khai hoặc bỏ phiếu kớn;
b) Phỏt phiếu lấy ý kiến cỏc hộ gia đỡnh.
Việc lấy ý kiến, biểu quyết cụng khai tại cuộc họp hoặc bỏ phiếu kớn về từng vấn đề do nhõn dõn tự quyết định theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này phải được lập biờn bản để bỏo cỏo ủy ban nhõn dõn xó về nội dung cuộc họp và kết quả những vấn đề đó biểu quyết.
2. Những nội dung quy định tại Điều 7 của Quy chế này phự hợp với quy định của phỏp luật, đạt tỷ lệ trờn 50% số người tham gia cuộc họp hoặc lấy ý kiến tỏn thành, thỡ ủy ban nhõn dõn xó ra quyết định cụng nhận.
3. ủy ban nhõn dõn xó phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cựng cấp chỉ đạo Trưởng thụn và Trưởng Ban cụng tỏc Mặt trận tổ chức thực hiện những vấn đề do nhõn dõn tự quyết định đó được ủy ban nhõn dõn xó cụng nhận, cú sự giỏm sỏt của Thanh tra nhõn dõn hoặc Ban Giỏm sỏt cụng trỡnh, dự ỏn do nhõn dõn bầu.
4. Nhõn dõn cú trỏch nhiệm chấp hành và thực hiện nghiờm chỉnh cỏc quyết định đó được trờn 50% cỏc hộ gia đỡnh của xó hoặc của thụn nhất trớ;...
Điều 16. Hội nghị nhõn dõn thụn được tổ chức 6 thỏng một lần, trong trường hợp cần thiết cú thể họp bất thường, gồm toàn thể cử tri hoặc chủ hộ hay cử tri đại diện hộ nhằm:
1. Thảo luận và quyết định cỏc cụng việc của nội bộ cộng đồng dõn cư về sản xuất, xõy dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết việc làm, xúa đúi giảm nghốo, đoàn kết tương trợ giỳp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, những vấn đề về văn húa, xó hội, vệ sinh mụi trường, an ninh, trật tự an toàn xó hội phự hợp phỏp luật;
2. Bàn biện phỏp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhõn dõn xó, cỏc quyết định của ủy ban nhõn dõn xó, nghĩa vụ cụng dõn và nhiệm vụ cấp trờn giao;
...
4. ... xõy dựng hương ước, quy ước;...
Nghị quyết của hội nghị cú giỏ trị khi cú ớt nhất quỏ nửa số người dự họp tỏn thành và khụng trỏi với phỏp luật;...
Điều 18. Thụn xõy dựng hương ước, quy ước về cụng việc thuộc nội bộ cộng đồng dõn cư, kế thừa và phỏt huy thuần phong mỹ tục của cộng đồng, phự hợp với quy định của phỏp luật hiện hành nhằm bài trừ hủ tục, mờ tớn dị đoan, tệ nạn xó hội, giữ gỡn an ninh trật tự, an toàn giao thụng, vệ sinh mụi trường, xõy dựng nụng thụn mới giàu đẹp, văn minh.
Hương ước, quy ước được nhõn dõn ở thụn bàn bạc và thụng qua tại Hội nghị nhõn dõn. Trưởng thụn gửi hương ước, quy ước đó được thụng qua lờn ủy ban nhõn dõn xó. Sau khi thống nhất với Chủ tịch Hội đồng nhõn dõn xó và ủy ban Mặt trận Tổ quốc cựng cấp, Chủ tịch ủy ban nhõn dõn xó cú cụng văn đề nghị Chủ tịch ủy ban nhõn dõn cấp huyện phờ duyệt hương ước, quy ước. Phũng Tư phỏp, Phũng Văn húa - Thụng tin cấp huyện cú trỏch nhiệm giỳp Chủ tịch Uỷ ban nhõn dõn cấp huyện thẩm định hương ước, quy ước trước khi phờ duyệt [6].
- Tại Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT- BTTUBTƯMTTQVN giữa Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa thông tin và Ban Thường trực ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày 31 tháng 3 năm 2000 hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư quy định:
Dự thảo hương ước phải được thảo luận kỹ, thực sự dõn chủ và thụng qua tại Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đỡnh ở làng, bản, thụn, ấp, cụm dõn cư. Đại biểu hộ gia đỡnh là chủ hộ hoặc người cú năng lực hành vi dõn sự được chủ hộ uỷ quyền. Hội nghị này chỉ tiến hành khi cú ớt nhất là hai phần ba tổng số thành phần cử tri hoặc đại biểu hộ gia đỡnh tham dự. Hương ước được thụng qua khi cú ớt nhất quỏ nửa số người dự họp tỏn thành. Trưởng thụn phối hợp với Ban cụng tỏc Mặt trận chủ trỡ Hội nghị. Hội nghị quyết định hỡnh thức biểu quyết thụng qua hương ước bằng cỏch giơ tay biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu [3].
- Tại Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn được ban hành kèm theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 4 năm 1999 quy định:
Điều 7. Việc huy động đúng gúp tự nguyện của nhõn dõn, quản lý và sử dụng cỏc khoản đúng gúp đú để xõy dựng cơ sở hạ tầng của xó được thực hiện theo phương thức nhõn dõn bàn và quyết định trực tiếp.
1. ủy ban nhõn dõn xó chủ trỡ phối hợp với ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nụng dõn và cỏc tổ chức đoàn thể quần chỳng khỏc tổ chức để nhõn dõn bàn, quyết định bằng một trong cỏc hỡnh thức:
a) Họp nhõn dõn ở từng thụn, làng, ấp, bản thảo luận và biểu quyết cụng khai hoặc phiếu kớn, lập biờn bản gửi ủy ban nhõn dõn xó.
b) Họp chủ hộ bàn, biểu quyết cụng khai hoặc phiếu kớn, lập biờn bản gửi ủy ban nhõn dõn xó.
Cỏc cuộc họp núi trờn được tiến hành khi cú ớt nhất hai phần ba số người (hoặc hộ) trong diện họp tham dự.
c) Nếu khụng tổ chức họp được thỡ phỏt phiếu lấy ý kiến của hộ gia đỡnh.
2. Nếu đa số nhõn dõn hoặc chủ hộ đồng ý thỡ ủy ban nhõn dõn xó tổ chức huy động nhõn dõn đúng gúp, nhõn dõn cú nghĩa vụ chấp hành nghiờm chỉnh cỏc quyết định được đa số đồng ý.
3. Trong trường hợp cú chủ hộ chưa nhất trớ, ủy ban nhõn dõn xó cú trỏch nhiệm chủ trỡ cựng với ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nụng dõn và cỏc tổ chức đoàn thể quần chỳng khỏc vận động, giải thớch để cỏc hộ này tự nguyện đúng gúp theo sự nhất trớ của đa số chủ hộ nờu tại khoản 2 Điều này. Nếu xột thấy quyết định của đa số khụng phự hợp với luật phỏp và cỏc quy định của chớnh quyền địa phương thỡ ủy ban nhõn dõn xó đề nghị ủy ban nhõn dõn cấp huyện xem xột, quyết định [7].
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy, hình thức nhân dân trực tiếp quyết định đối với một số vấn đề ở cơ sở như quy định trong Quy chế dân chủ ở xã là một hình thức dân chủ trực tiếp gần giống với trưng cầu ý dân. Qua đó nhân dân bàn, trực tiếp biểu quyết để quyết định những vấn đề chung của địa phương, những vấn đề liên quan đến lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương mình. Nhiều quy định trong Quy chế này trước đây đã được quy định trong Quy chế thực hiện dân chủ ở xã được ban hành kèm theo Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ; sau quá trình thực hiện đem lại những kết quả nhất định nên đã được tiếp tục thể chế, hoàn thiện hơn trong Quy chế này và trong một số văn bản cụ thể khác. Điều này cho thấy nhu cầu thực hiện dân chủ trực tiếp là một nhu cầu bức xúc, nhất là ở cơ sở. Những vấn đề đưa ra để nhân dân bàn bạc quyết định là những vấn đề liên quan đến lợi ích trực tiếp của người dân, do đó nếu họ được quyền quyết định thì họ sẽ tự giác thực hiện và thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định này.
Về các quy định của pháp luật, chúng ta có thể nhận thấy các quy định về việc nhân dân bàn, trực tiếp quyết định đối với một số vấn đề ở cơ sở là tương đối cụ thể chi tiết, bao gồm các quy định về: các vấn đề đưa ra để nhân dân bàn và quyết trực tiếp; phương thức cụ thể để nhõn dõn thực hiện quyền quyết định của mỡnh; cỏch thức xỏc định kết quả; việc cụng nhận kết quả; hiệu lực thi hành và việc thực hiện cỏc quyết định của nhõn dõn. Chớnh vỡ phỏp luật quy định cụ thể như vậy nờn cỏc quy định về hỡnh thức dõn chủ trực tiếp này đó phỏt huy tỏc dụng trờn thực tế, đem lại hiệu quả thiết thực, niềm tin của người dõn vào bộ mỏy chớnh quyền cơ sở. Việc thực hiện cỏc hỡnh thức dõn chủ này đó thổi một luồng sinh khớ mới vào đời sống, sinh hoạt chớnh trị, xó hội ở cỏc địa phương trong cả nước, gúp phần nõng cao nhận thức về quyền làm chủ của nhõn dõn, thu hỳt nhõn dõn tham gia quản lý nhà nước [2, tr. 2]. Trong Báo cáo tổng kết sáu năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cũng đã nêu rõ:
Nhiều cơ sở đã nhận rõ Quy chế dân chủ là cơ hội tốt, tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ trực tiếp bàn bạc và quyết định những vấn đề liên quan đến đời sống nhân dân như: đóng góp các nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng, dồn ô đổi thửa, quy hoạch lại đồng ruộng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chỉnh trang đô thị, thực hiện các chính sách xã hội, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh, trật tự. Ví dụ: 5 năm qua, nhân dân Nghệ An đóng góp 1.160 tỷ đồng, chiếm 55% kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng; trong đó, xây dựng cứng hóa 4.700 km đường và 3.425 km kênh mương, 3.500 km đường dây hạ thế và trên 30.000 m2 trường học
Về xây dựng quy ước, hương ước, đến nay nhiều tỉnh, thành phố đạt trên 95% như: Hà Nội, Cao Bằng, Phú Thọ, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Phú Yên, Đồng Nai, Bình Dương, Trà Vinh... Tính chung cả nước, số thôn đã xây dựng quy ước, hương ước đạt 79,2%; trong đó hơn 80% đã được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt [16, tr. 30-31].
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện, các quy định về dân chủ ở cơ sở nói chung và các quy định về việc nhân dân trực tiếp quyết định đối với một số vấn đề ở cơ sở nói riêng đã bộc lộ một số thiếu sót: "vẫn còn hạn chế về mặt nội dung, chưa phù hợp với thực tiễn, một số quy định không có tính khả thi khi áp dụng" [2, tr. 2]. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, các quy định của pháp luật về việc nhân dân trực tiếp quyết định đối với một số vấn đề ở cơ sở còn có một số hạn chế sau:
Thứ nhất, tuy pháp luật quy định nhiều hình thức để nhân dân bày tỏ ý chí của mình như họp toàn thể nhân dân, họp toàn thể các chủ hộ gia đình, họp toàn thể cử tri đại diện hộ gia đình hoặc phát phiếu lấy ý kiến hộ gia đình. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định rõ việc áp dụng cụ thể từng hình thức, dẫn sự tùy tiện hoặc thực hiện không thống nhất trong việc áp dụng các hình thức này, chẳng hạn như đối với một vấn đề giống nhau thì ở các địa phương khác nhau lại sử dụng các hình thức khác nhau.
Thứ hai, đối với hình thức họp toàn dân, do pháp luật chỉ quy định chung chung như vậy nên dẫn đến cách hiểu rất khác nhau về những người được tham gia họp để biểu quyết. Nhân dân ở đây không rõ là toàn bộ người dân ở địa phương bao gồm cả những người có quyền bầu cử và những người không có quyền bầu cử, bao gồm cả người đã thành niên và người chưa thành niên, người già, trẻ em, người mất năng lực hành vi dân sự hay là chỉ giới hạn những người có quyền bầu cử?
Thứ ba, đối với hình thức họp chủ hộ gia đình, do pháp luật không quy định rõ nên không biết trong trường hợp chủ hộ gia đình không thể tham dự họp được thì có thể cử người đại diện cho hộ gia đình đi thay thế mình được không?
Thứ tư, đối với hình thức phát phiếu lấy ý kiến, có quan điểm cho rằng việc sử dụng hình thức này có thể dẫn đến hạn chế dân chủ. Bởi vì, khi đó sẽ rất dễ biết hộ gia đình nào tán thành theo phương án nào, đây có thể là một sức ép khiến hộ gia đình đó không bày tỏ đúng ý chí của mình trong phiếu lấy ý kiến. Hơn nữa, gọi là phiếu lấy ý kiến thì không rõ hàm ý đây là việc nhân dân trực tiếp quyết định chứ không phải là lấy ý kiến tham khảo.
Thứ năm, pháp luật chưa có quy định rõ về nguyên tắc, cách thức bỏ phiếu, thủ tục bỏ phiếu, kiểm phiếu, công bố kết quả kiểm phiếu. Đây cũng là những hạn chế cần phải được loại bỏ để việc bày tỏ ý chí của nhân dân được thuận lợi hơn.
Thứ sáu, về cách thức bỏ phiếu, pháp luật không quy định rõ là bỏ phiếu theo hình thức nào, công khai hay bỏ phiếu kín. Cho nên dẫn đến trong thực hiện tùy từng địa phương khác nhau mà có thể áp dụng hình thức khác nhau; cùng một việc giống nhau ở địa phương này có thể áp dụng hình thức bỏ phiếu công khai còn ở địa phương khác có thể áp dụng hình thức bỏ phiếu kín. Việc này không những dẫn đến việc pháp luật không được thực hiện thống nhất mà trong một số trường hợp do áp dụng hình thức bỏ phiếu không phù hợp với tính chất của vấn đề đưa ra biểu quyết nên kết quả có thể không phản ánh được đúng đắn ý chí của nhân dân v.v...
Ngoài ra, trong một số văn bản văn bản khác có quy định lấy ý kiến nhân dân thông qua việc tổ chức để nhân dân bỏ phiếu. Chẳng hạn, tại Nghị định số 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24 tháng 01 năm 2005 về quy hoạch xây dựng có quy định:
Điều 25. Lấy ý kiến về quy hoạch chi tiết xõy dựng đụ thị
1. Trong quỏ trỡnh lập đồ ỏn quy hoạch chi tiết xõy dựng đụ thị, tổ chức tư vấn thiết kế quy hoạch phải phối hợp với chớnh quyền địa phương để lấy ý kiến nhõn dõn trong khu vực quy hoạch về cỏc nội dung cú liờn quan đến đồ ỏn quy hoạch xõy dựng.
2. Hỡnh thức lấy ý kiến: trưng bày sơ đồ, bản vẽ cỏc phương ỏn quy hoạch; lấy ý kiến bằng phiếu. Người được lấy ý kiến cú trỏch nhiệm trả lời trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến; sau thời hạn quy định, nếu khụng trả lời thỡ coi như đồng ý.
3. Trước khi trỡnh cơ quan cú thẩm quyền phờ duyệt đồ ỏn quy hoạch chi tiết xõy dựng, tổ chức tư vấn cú trỏch nhiệm bỏo cỏo với cơ quan phờ duyệt về kết quả lấy ý kiến, làm cơ sở cho việc phờ duyệt;...
Điều 29. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xõy dựng đụ thị
…
2. Khi điều chỉnh quy hoạch chi tiết xõy dựng, người cú thẩm quyền phờ duyệt phải lấy ý kiến của nhõn dõn thụng qua phiếu xin ý kiến hoặc tổ chức họp đại diện tổ dõn phố và ủy ban nhõn dõn phường trong khu vực liờn quan đến quy hoạch điều chỉnh [58].
Hình thức lấy ý kiến nhân dân thông qua việc tổ chức để nhân dân bỏ phiếu tuy khác về bản chất so với hình thức trưng cầu ý dân nhưng cách thức lại có điểm giống nhau là cùng thông qua việc bỏ phiếu. Tuy nhiên, vì hình thức lấy ý kiến nhân dân này cho dù có được thực hiện thông qua việc bỏ phiếu nhưng kết quả của nó không có ý nghĩa quyết định mà chỉ có ý nghĩa tham khảo đối với cơ quan nhà nước, cho nên không thu hút được sự tham gia đông đảo của nhân dân. Mặt khác, các quy định của pháp luật về việc này cũng chỉ dừng lại ở quy định chung chung, cách thức lấy ý kiến thông qua việc bỏ phiếu không được quy định cụ thể, nên việc thực hiện như thế nào đều tùy thuộc vào cơ quan đứng ra tổ chức lấy ý kiến.
Kết luận Chương 2
Như trên đã trình bày, các quy định về trưng cầu ý dân đã xuất hiện trong các văn bản pháp luật của nước ta ngay từ những năm đầu đất nước mới giành được độc lập. Lần đầu tiên, trưng cầu ý dân được ghi nhận trong Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 ký kết giữa Chính phủ ta và Chính phủ Pháp. Trong Hiệp định này, trưng cầu ý dân đã được đề cập đến như là một giải pháp kiến tạo hòa bình, tránh nguy cơ xảy ra chiến tranh; trưng cầu ý dân cũng đã được Chính phủ ta sử dụng như là một giải pháp nhằm buộc Pháp phải công nhận Nam Bộ là một phần lãnh thổ thống nhất không thể tách rời của nước Việt Nam độc lập. Và nếu như Chính phủ Pháp chấp nhận tổ chức trưng cầu ý dân ở Nam Bộ và chấp thuận theo kết quả trưng cầu ý dân thì có lẽ đất nước ta đã sớm được thống nhất và tránh được các cuộc chiến tranh xâm lược. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của hình thức dân chủ trực tiếp này, trưng cầu ý dân đã được ghi nhận trong bản Hiến pháp đầu tiên của chúng ta (Hiến pháp năm 1946) với chế định toàn dân phúc quyết. Trong bản Hiến pháp này, các quy định về trưng cầu ý dân tương đối cụ thể, xác định rõ quyền phúc quyết của nhân dân, nêu rõ các vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân, thẩm quyền quyết định, cách thức Quốc hội biểu quyết đưa vấn đề ra trưng cầu ý dân; những quy định này là rất tiến bộ và có tính khả thi cao. Tiếp theo đó trong các bản Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980, tuy vẫn tiếp tục ghi nhận hình thức trưng cầu ý dân nhưng quy định về trưng cầu ý dân trong các bản Hiến pháp này chỉ dừng lại ở chỗ quy định về thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân mà không có các quy định cụ thể khác nhằm bảo đảm cho việc thi hành hình thức dân chủ trực tiếp này trên thực tế. Đến Hiến pháp hiện hành (Hiến pháp năm 1992), vấn đề trưng cầu ý dân đã được chú trọng hơn, trong Hiến pháp có ba điều đề cập đến vấn đề này. Trong đó bước tiến quan trọng nhất là Hiến pháp đã xác lập quyền tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là một trong những quyền cơ bản của công dân. Bên cạnh đó, trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác cũng đã có những quy định cụ thể hơn về trưng cầu ý dân, giao ủy ban thường vụ Quốc hội quy định việc phát hành phiếu trưng cầu, thể thức bỏ phiếu, kiểm phiếu v.v... Tuy các quy định của pháp luật hiện hành về trưng cầu ý dân chưa giải quyết được thỏa đáng những khúc mắc về mặt pháp lý của hình thức dân chủ trực tiếp này, nhưng đó cũng là những tiền đề quan trọng để tiến tới hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân nhằm thực hiện mục tiêu của Đảng đã đề ra là phát huy dân chủ, thu hút tài năng và trí tuệ của nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Cũng phải thấy rằng, vì nhiều lý do khác nhau mà trong lịch sử hơn 60 năm của Nhà nước ta, chưa có cuộc trưng cầu ý dân nào được tổ chức. Tuy nhiên, với bản chất là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thì phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa luôn là động lực, là mục tiêu hướng tới của Nhà nước ta. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, bên cạnh việc phát huy dân chủ đại diện, Nhà nước ta cũng rất quan tâm phát huy dân chủ trực tiếp, luôn tìm tòi phát triển các hình thức dân chủ trực tiếp phù hợp với điều kiện tình hình nước ta. Trong các hình thức dân chủ trực tiếp đó có hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp đối với một số vấn đề ở cơ sở. Đây là một hình thức dân chủ trực tiếp có tính chất gần giống với trưng cầu ý dân. Qua quá trình thực hiện, hình thức dân chủ trực tiếp này đã phát huy tác dụng to lớn, thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân vào công việc của cộng đồng, của địa phương, tạo nên không khí sinh hoạt chính trị nhộn nhịp. Do đó, từ những trải nghiệm của việc áp dụng hình thức dân chủ trực tiếp này là những kinh nghiệm vô cùng quý giá cho chúng ta trong quá trình hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân.
Chương 3
Quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam hiện nay
3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vấn đề dân chủ
Chúng ta đang hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Do đó, để có những quan điểm đúng đắn trong việc hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân, phù hợp với đặc điểm tình hình của nước ta thì điều trước tiên là phải tìm hiểu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về phát huy dân chủ nói chung và phát huy dân chủ trực tiếp nói riêng, trong đó có hình thức trưng cầu ý dân.
3.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân chủ
Dân chủ là một phạm trù chính trị học có nguồn gốc từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại. Dân chủ, trong tiếng Hy Lạp là demokratia, được ghép bởi hai từ demos (người dân) và kratia (sức mạnh, quyền lực) nên có thể hiểu đó là quyền lực của nhân dân; trong tiếng Anh là democracy, trong tiếng Pháp là democratie cũng đều có nghĩa là quyền lực hay sự thống trị của người bình dân. Cùng với thời gian, nội hàm và ý nghĩa của thuật ngữ dân chủ ngày càng được mở rộng, với nghĩa như là quyền lực nhân dân, chính quyền nhân dân, chủ quyền nhân dân hay đơn giản là một chế độ đối lập với chế độ độc tài.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân chủ là một hiện tượng lịch sử, ra đời trong giai đoạn phát triển nhất định của loài người và được biến đổi dưới các hình thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng hình thái kinh tế - xã hội. Trong hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa, với việc giai cấp công nhân giành được chính quyền đã làm xuất hiện một nền dân chủ mới, khác về chất so với các kiểu dân chủ cũ trong lịch sử, đó là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Khi đề cập đến vấn đề này Mác đã viết: "Thay cho xã hội cũ với những giai cấp và đối kháng giai cấp, là một liên hiệp trong đó, sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" [36, tr. 569]. Vậy bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?. Theo Mác, thực chất đó là chế độ do nhân dân tự quy định Nhà nước; biểu hiện ở việc nhân dân bầu cử để hình thành nên bộ máy nhà nước, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải dựa trên nguyên tắc do nhân dân và vì nhân dân, nhân dân có quyền giám sát đối với hoạt động của bộ máy nhà nước (nhân dân trong quan niệm của Mác là quần chúng lao động, là đại đa số người dân).
Khi đề cập đến vai trò của dân chủ nói chung và dân chủ xã hội chủ nghĩa nói riêng, Lênin nhấn mạnh:
Không có chế độ dân chủ thì chủ nghĩa xã hội không thể thực hiện được theo hai nghĩa sau đây:
1. Giai cấp vô sản không thể hoàn thành được cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nếu họ không được chuẩn bị cho cuộc cách mạng đó, thông qua cuộc đấu tranh của chế độ dân chủ.
2. Chủ nghĩa xã hội chiến thắng sẽ không giành được thắng lợi về mình và sẽ không đưa nhân loại đi đến chỗ thủ tiêu Nhà nước, nếu không thực hiện đầy đủ chế độ dân chủ [26, tr. 167].
Vì vậy, để thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, Lênin đặc biệt nhấn mạnh đến quyền tham gia quản lý nhà nước của những người lao động, ông nói: "thu hút toàn thể những người lao động, không trừ một ai tham gia việc quản lý nhà nước" [32, tr. 68] và ông coi đó như là "mục đích của chính quyền Xô-viết", theo ông "việc thu hút được mọi người lao động tham gia quản lý là một trong những ưu thế quyết định của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa" [31, tr. 67-68]. Theo Lênin, thước đo trình độ thực hiện dân chủ ở một chế độ là ở mức độ và khả năng thu hút quần chúng tham gia vào công việc của Nhà nước và xã hội, vì vậy ông nói Xô-viết sở dĩ là:
Một hình thức và m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van - chinh thuc.doc
- Muc luc.doc