MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động
thanh toán quốc tế đối với hàng hoá xuất khẩu 3
1.1. Lợi thế và hạn chế trong xuất khẩu hàng hoá của việt Nam 3
1.2.Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế
thị trường ở nước ta 5
1.2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu 6
1.2.2. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế 6
1.2.3. Xuất khẩu có vai trò tích cực đổi mới trang thiết bị
và công nghệ sản xuất. 7
1.2.4. Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và
cải thiện đời sống của nhân dân. 7
1.2.5. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các
quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. 7
1.3. Điều kiện và các hình thức thanh toán quốc tế
trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá. 8
1.3.1. Khái niệm thanh toán quốc tế và vai trò của
thanh toán quốc tế trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá. 8
1.3.2. Các phương tiện thanh toán quốc tế 8
1.3.3. Các điều kiện trong thanh toán quốc tế 12
1.3.4. Các phương thức thanh toán quốc tế 13
1.4. Qui trình thanh toán quốc tế hàng xuất khẩu 17
1.4.1. Phương thức chuyển tiền 18
1.4.2. Phương thức thanh toán nhờ thu 19
1.4.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 21
1.5. Những rủi ro thường gặp đối với nhà xuất
khẩu khi thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế 23
Chương 2: Thực trạng các phương thức thanh toán
quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu tại
công ty XNK Tổng hợp I - Bộ Thương Mại 26
2.1. Khái quát về công ty XNK Tổng hợp I 26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 26
2.1.2. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Công ty 29
2.1.3. Đặc điểm về nguồn lực của Công ty XNK Tổng hợp I 32
2.1.4. Một số đặc điểm kinh doanh của Công ty 34
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
trong 3 năm gần đây. 36
2.2. Thực trạng áp dụng các phương thức thanh toán quốc tế
đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty XNK Tổng hợp I 38
2.2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty 38
2.2.2. Phân tích thực trạng các phương thức thanh toán dùng
cho hoạt động xuất khẩu của Công ty 41
2.3. Đánh giá thực trạng các phương thức thanh toán quốc tế
đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty XNK Tổng hợp I 53
2.3.1. Những mặt tích cực 53
2.3.2. Những rủi ro và hạn chế trong việc áp dụng các phương thức
thanh toán của Công ty 54
Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện phương thức
thanh toán quốc tế đối với hàng hoá xuất khẩu ở
Công ty XNK Tổng hợp I 57
3.1. Định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của
Công ty XNK Tổng hợp I 57
3.1.1. Thuận lợi và khó khăn của Công ty XNK Tổng hợp I 57
3.1.2. Phương hướng sản xuất kinh doanh của
Công ty XNK tổng hợp I 58
3.2. Biện pháp hoàn thiện phương thức thanh toán
đối với hoạt động xuất khẩu của Công ty 60
3.2.1. Biện pháp sử dụng hợp lý phương thức thanh toán
xuất khẩu của Công ty 60
3.2.2. Biện pháp hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán của Công ty 61
3.2.3. Biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán của Công ty 63
3.2.4. Đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ
thanh toán quốc tế 66
3.2.5. Biện pháp đối với ngân hàng 67
3.3. Điều kiện thực hiện 71
3.3.1. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và phương tiện
cho các hoạt động thanh toán .71
3.3.2. Xây dựng những văn bản pháp lý cho giao dịch
thanh toán quốc tế 73
3.3.3. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu của Công ty XNK Tổng hợp I 74
3.3.4. Hỗ trợ của Nhà nước để xuất khẩu phát triển 76
KẾT LUẬN 80
87 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3183 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu ở Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I - Bộ Thương Mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ tuổi
18-35
163
31,3
254
39,3
267
39,8
279
40,9
36-50
257
49,4
296
45,7
301
44,9
307
45
Trên 50
100
19,3
97
15
103
15,4
96
14,1
Trình độ văn hoá
PTTH
0
0
0
0
0
0
0
0
Trung cấp và cao đẳng
53
10,2
67
10,3
75
11,2
77
11,3
Đại học và trên Đại học
467
89,8
580
89,7
596
88,8
605
88,7
Tổng số người
520
647
671
682
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
Thời gian qua Công ty không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cụ thể là người có trình độ PTTH và cao đẳng chiếm tỉ lệ nhỏ trong khi người tốt nghiệp đại học tăng mạnh, đặc biệt số người có trình độ sau đại học tuy không nhiều nhưng cũng tăng qua các năm, đây thực sự là nỗ lực lớn của Công ty
* Điều kiện vật chất kỹ thuật của Công ty .
Trụ sở tại 46 Ngô Quyền- Hà Nội với hệ thống trang thiết bị đầy đủ và cơ sở kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty một cách thuận lợi.
Công ty có một văn phòng cho thuê ở số 7 Triệu Việt Vương và toà nhà liên doanh 53 Quang Trung. Mạng lưới cơ sở vật chất của các chi nhánh ở nhiều thành phố từ Bắc vào Nam, các cửa hàng bán lẻ. Hệ thống thông tin gồm các máy điện thoại, telex, fax, computer, đến tất cả các phòng ban và chi nhánh, cửa hàng có thể liên tục liên lạc được với nước ngoài đã góp phần đưa lại các thông tin một cách hợp lý, kịp thời.
Ngoài ra Công ty còn có một số cơ sở sản xuất, gia công, chế biến và những kho hàng sân bãi, phương tiện vận tải. Cần cẩu, xe nâng hàng đáp ứng đầy đủ chi công việc kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty.
* Cách thức và công nghệ tổ chức quản lý.
Đối với các phòng nghiệp vụ, Công ty tiến hành giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cho từng phòng theo kế hoạch để thực hiện và giao nộp đúng tháng, quý, kỳ. Mức lương các phòng được hưởng sẽ phụ thuộc vào mức độ hoàn thành kế hoạch. Điều này khiến các đơn vị luôn phải lỗ lực làm việc hết mình.
Đối với lao động quản lý Công ty tiến hành thực hiện nghiêm túc chế độ một thủ trưởng, khuyến khích phát huy tính năng động của các bộ bằng các hình thức lương kết hợp với thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh.
Đối với các xí nghiệp và chi nhánh sản xuất áp dụng chế độ hạch toán nội bộ căn cứ vào quy chế hoạt động và quản lý với các chi nhánh thì Công ty trích trả lương từ doanh thu của các chi nhánh đó.
Công ty cũng thường xuyên áp dụng các chế độ khen thưởng về vật chất và tinh thần, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của từng cán bộ công nhân viên trong Công ty để tạo động lực làm việc đối với mọi thành viên của mình.
2.1.4. Một số đặc điểm kinh doanh của Công ty
* Đặc điểm về thị trường của Công ty
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp I kinh doanh trong phạm vi cả nước và nước ngoài. Ở nước ngoài, thị trường Châu Á là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty. Đây là nơi tiêu thụ 70% hàng xuất khẩu của Công ty và là nguồn cung cấp chính hàng nhập khẩu của Công ty trong những năm qua. Các bạn hàng Châu Á chủ yếu là Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Singapore. Công ty cũng đã mở rộng quan hệ với Trung Quốc một thị trường đầy tiềm năng với chi phí vận chuyển thấp. Các bạn hàng Châu Âu và Châu Mỹ như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Canađa... cũng trao đổi với Công ty một khối lượng hàng không nhỏ.
Đối với các bạn hàng trong nước Công ty chủ trương bám vào địa phương vì người sản xuất mà phục vụ. Địa phương là môi trường sống, môi trường tồn tại của Công ty. Trong 17 tỉnh, thành phố phía Bắc có quan hệ ở cấp liên hiệp còn có 40 đơn vị quận huyện, cơ sở các ngành khác cũng như khách hàng của Công ty... Nhiều đơn vị như: Bắc Thái, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây... Đã được Công ty giúp đỡ rất nhiều về mặt vốn. Khối lượng hàng xuất khẩu của các địa phương qua Công ty trên dưới 20 triệu USD. Riêng đối với mặt hàng nông sản Công ty có quan hệ với 40 đơn vị trong nước.
* Đặc điểm về phương thức kinh doanh của Công ty..
Trong những năm gần đây Công ty thường áp dụng những phương thức kinh doanh linh hoạt để gia tăng hiệu quả xuất nhập khẩu. Công ty thực hiện 3 phương thức kinh doanh chính đó là:
Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu: là phương thức kinh doanh chính của Công ty. Trong phương thức này Công ty là người đứng ra tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu, làm trung gian nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho bên uỷ thác và hưởng lợi nhuận theo số phần trăm do bên uỷ thác trả.
Gia công hàng xuất khẩu: Công ty nhận vật liệu gia công của khách hàng (chủ yếu là khách hàng nước ngoài) sau đó thuê nhân công để sản xuất thành phẩm rồi xuất lại cho khách hàng đó.
Xuất khẩu tự doanh: đây là hình thức kinh doanh có tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng doanh thu hàng năm của Công ty. Tuy nhiên Công ty thực hiện phương thức này khá thụ động, nghĩa là doanh nghiệp chỉ tìm hàng cung ứng khi có đơn đặt hàng từ phía nước ngoài chứ không chủ động tìm kiếm bạn hàng loại này. Khối lượng hàng hoá giao dịch theo phương thức này thường không ổn định.
Bên cạnh những hình thức kinh doanh trên Công ty cũng thực hiện hàng đổi hàng và tạm nhập tái xuất trong những năm gần đây.
* Các đặc điểm khác.
Trong 20 năm hoạt động Công ty luôn coi trọng chữ “tín” và luôn lấy đó làm tiêu chuẩn cho mọi hoạt động. Nhờ phương châm này mà Công ty được nhiều các bạn hàng trong và ngoài nước tin cậy. Trong lĩnh vực hàng thu mua hàng trong nước để xuất khẩu, Công ty thường ứng vốn trước cho các đơn vị để hỗ chợ cho sản xuất, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản.
Hoạt động Marketing của Công ty ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh. Trong những năm trước đây hoạt động này chưa được chú trọng do tập quán làm ăn kiểu cũ. Hiện nay Công ty đang có kế hoạch thành lập phòng Marketing với nhiệm vụ chuyên nghiên cứu thị trường và đề xuất các phương án và chiến lược kinh doanh.
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây.
Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm 2000, 2001 diễn ra tương đối thuận lợi và đạt được những kết quả đáng mừng. Nền kinh tế mở đã tạo điều kiện cho Công ty mở rộng buôn bán. Tuy nhiên tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty xuất nhập khẩu làm công tác xuất nhập khẩu đặt ra một thử thách lớn, buộc Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hướng vào thị trường với đầu ra và đầu vào hợp lý, lại phải phù hợp với thế lực của Công ty.
Bảng 3: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm vừa qua
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
So sánh 2001/2000
So sánh 2002/2001
Lượng tăng
Tỷ lệ %
Lượng tăng
Tỷ lệ %
Tổng doanh thu
Triệu đồng
320.840
411.094
334.640
90.254
128,1
-76.454
81,4
Chi phí
Triệu đồng
315.490
397.532
330.771
82.042
126
-66.761
83,2
Lợi nhuận
Triệu đồng
5.200
5.500
3.873
300
105,8
-1627
70,42
Nộp ngân sách
Triệu đồng
67.515
67.743
30.775
228
100,3
-36.968
45,43
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
Như vậy qua một vài con số ta có thể thấy, 3 năm vừa qua thì năm 2001 là một năm hết sức thành công của công ty, doanh số, lợi nhuận luôn đạt ở mức cao nhưng đến năm 2002 thì một số chỉ tiêu của công ty đã giảm so với những năm trước đó. Sở dĩ như vậy là vì năm 2002, công ty chịu ảnh hưởng của nhiều tác động khách quan:
+ Nền kinh tế trong nước tiếp tục chịu ảnh hưởng của sự suy thoái nền kinh tế thế giới sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 tại nước Mỹ cùng với nguy cơ chiến tranh
+ Giá cả nhiều loại hàng nông, lâm, thổ sản ở mức thấp như: Cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, rau quả khô và lạc nhân.v.v..Tương tự giá một số hàng may mặc, giày dép, thủ công mỹ nghệ...cũng ở mức thấp.
+ Giá hàng thủy sản, chè, than đá...tăng đôi chút nhưng thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc và Trung Đông gặp trở ngại do thay đổi chính sách quản lý hoặc đứng trước nguy cơ chiến tranh.
+ Giá xuất khẩu thị trường trong nước: Tuy mặt bằng giá tiêu dùng có tăng so với năm 2001, song một số mặt hàng xuất khẩu như: Gạo, lạc, thịt các loại.v.v..lại tăng nhanh và có xu thế cao hơn giá xuất khẩu tác động xấu tới việc thực hiện các hợp đồng xút khẩu của cả nước nói chung và công ty nói riêng.
+ Về nhập khẩu: Chính sách Nhà nước về lắp ráp linh kiện xe máy không nhất quán làm ảnh hưởng đến mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu và lợi nhuận của công ty. Các mặt hàng nhập khẩu khác bị giảm do các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu trực tiếp không qua khâu trung gian.
+ Chính sách về quản lý doanh nghiệp có xu hướng trở lại tập trung và quản lý chặt chẽ hơn đối với các doanh nghiệp làm ăn nghiêm chỉnh trong khi đó lại chưa có biện pháp hữu hiệu hạn chế các đối tượng làm ăn gian lân. Nạn buôn lậu, trốn thuế diễn ra phổ biến. Mặt khác các doanh nghiệp có vốn nước ngoài có nhiều lợi thế về tài chính, kỹ thuật tiếp thị, được hưởng chính sách ưu đãi thâm nhập vào thị trường nội địa tạo sự cạnh tranh gay gắt không cân sức.
+ Chính sách quản lý tiền tệ trong thanh toán đối ngoại chặt chẽ, tỷ giá đồng VN và ngoại tệ khác biến động nhiều
+ Một số bộ phận trong công ty vẫn còn lúng túng trước những biến động và sự cạnh tranh gay gắt của thị trường nên mặc dù đã có được định hướng nhưng việc triển khai vẫn còn chậm, chưa chủ động tìm được việc làm, tính sáng tạo còn hạn chế khi gặp khó khăn, kết quả công việc chưa cao.
- Về nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước: Công ty thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước một cách đầy đủ và đúng hạn. Năm 2000 so với năm 2001 tăng 228 triệu đồng hay tăng 0,3%. Năm 2002 mức thuế công ty nộp cho Nhà nước giảm 36.968 triệu đồng hay giảm 54,57% so với năm 2001, đay có thể nói là một mức giảm khá lớn nhưng trong tình hình khó khăn của công ty, mức nộp ngân sách như vậy là một cố gắng lớn.
2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY XNK TỔNG HỢP I
2.2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của công ty
Là công ty trực thuộc Bộ Thương Mại, Công ty XNK Tổng hợp I đảm nhiệm các chức năng của một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ . Nhận thức rõ được tầm quan trọng cũng như hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, Công ty luôn chú trọng tới hoạt động xuất khẩu, phát huy lợi thế của mình về xuất khẩu hàng may mặc, hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ...Trong những năm vừa qua, kim nghạch xuất khẩu của công ty đã tăng trưởng đáng kể, đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà nước.
Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty
Đơn vị : USD
STT
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Kim nghạch xuất khẩu
25.032.590
37.000.000
32.230.320
Kim nghạch nhập khẩu
28.128.000
21.500.000
22.570.000
Tổng Kim nghạch
53.160.590
58.500.000
54.800.320
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
May mặc và nông sản là hai thế mạnh xuất khẩu của Công ty. Thị trường của hai mặt hàng này luôn ổn định và chiếm tỉ trọng lớn trong các mặt hàng xuất khẩu. Hàng gia công may mặc và nông sản luôn ổn định chiếm trung bình xấp xỉ 30% trong tổng kim nghạch xuất khẩu của Công ty, ngoài ra các mặt hàng khác như các sản phẩm công nghiệp nhẹ (văn phòng phẩm, bóng điện, quạt...), tơ tằm cũng là các mặt hàng xuất khẩu ổn định của Công ty, góp phần đa dạng hoá hoạt động của Công ty.
Bảng 5: Kim nghạch Xuất khẩu theo mặt hàng năm 2000-2002
Đơn vị: USD
STT
Mặt hàng xuất khẩu
2000
2001
2002
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Gia công may mặc
7.775.545
31,06
11.078.264
30,0
9.932.365
31,6
Hàng nông sản
8.117.378
32,43
10.419.255
28,2
9.369.910
29,81
Sản phẩm CN nhẹ
5.215.823
20,84
6.741.188
18,2
5.491.000
17,4
Quế hồi
1.240.160
5,0
1.572.223
4,2
1.910.534
6,07
Tơ tằm
998.472
4,0
290.741
0,8
1.659.516
5,2
Chè các loại
892.563
3,6
1.483.300
4,01
765.111
2,43
Hàng khác
802.649
3,2
5.415.029
14,6
3.101.883
9,87
Tổng
25.032.590
100
37.000.000
100
32.230.320
100
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
Mặt hàng may mặc của công ty đã có chỗ đứng trên thị trường đặc biệt là các bạn hàng EU, Đông âu. Tuy nhiên công ty mới chỉ dừng lại ở hoạt động gia công xuất khẩu và chủ yếu tập trung vào một số công ty của Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc rồi mới lại xuất khẩu sang các nước khác. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu trực tiếp cũng đóng góp một phần vào tăng lợi nhuận cho công ty với các mặt hàng chủ yếu như: quần soóc, áo lót trong, quần áo Pizama, quần áo bảo hộ lao động...
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc theo thị trường
Đơn vị: Triệu USD
Stt
Thị trường
1999
2000
2001
2002
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỉ trọng
(%)
Giá trị
Tỉ trọng (%)
Giá trị
Tỉ trọng (%)
EU và Canada
9975
53,1
8645,3
52,4
9076
51,4
9734
54,5
Đông Âu
1072,8
5,7
1020,4
6,2
1005,6
5,7
1102,2
6,17
Châu Á
6013,9
32
5116,7
31
5754,2
32,6
5231,8
29,3
Khác
1716,3
9,2
1719,6
10,4
1825,2
17,3
1795,3
17,1
Tổng kim nghạch XNK
18778
100
16500
100
17661
100
17863,3
100
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
Cho đến nay Công ty đã có quan hệ làm ăn với 22 nước trên thế giới, riêng xuất khẩu nông sản có quan hệ với gần mười nước (Singapore, EU, Đài Loan, ASEAN, Trung quốc, Mỹ) và đang tìm cách mở rộng thị trường hơn.
2.2.2. Phân tích thực trạng các phương thức thanh toán dùng cho hoạt động xuất khẩu của Công ty
Là một Công ty XNK Tổng hợp, mặt hàng xuất khẩu của Công ty hết sức đa dạng, bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là may mặc và nông sản, Công ty còn xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm công nghiệp nhẹ..., mặt khác bạn hàng của Công ty ở nhiều nước khác nhau trên khắp thế giới, do đó mối quan hệ trong hoạt động trao đổi hàng hoá là rất rộng.
Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động thanh toán, là khâu quyết định đến kết quả kinh doanh của Công ty, ảnh hưởng đến vốn và lợi nhuận của Công ty, Công ty XNK tổng hợp I đã vận dụng hết sức linh hoạt các phương thức và phương tiện thanh toán quốc tế đối với các bạn hàng, cố gắng xây dựng một quá trình thanh toán an toàn và hiệu quả trong khả năng của minh:
Bảng 7: Tổng hợp các phương thức thanh toán của Công ty XNK Tổng hợp I
Đơn vị: USD
STT
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Tổng kim nghạch XK
25..032.590
37.000.000
32.230.320
Phương thức chuyển tiền
3.478.255,8
6.542.000
1.075.400
Phương thức nhờ thu
5.567.933,85
5.779.951,3.
3.148.454,7
Phương thức tín dụng chứng từ
14.986.400,35
24.678.048,7
27.208.553,4
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
Về phương tiện thanh toán: Công ty thường sử dụng phương tiện thanh toán là hối phiếu trả tiền ngay: khi người mua nhìn thấy hối phiếu này thì phải trả tiền ngay cho người bán. Hối phiếu này giúp cho người xuất khẩu thu hồi vốn nhanh, quay vòng vốn nhanh, đứng trên phương diện là người xuất khẩu công ty sẽ rất có lợi. Trong quá trình thanh toán xuất khẩu, Công ty nên đàm phán và thuyết phục bạn hàng sử dụng loại hối phiếu này.
Về điều kiện thanh toán:
- Đối với điều kiện về tiền tệ: Công ty thường sử dụng đồng USD trong thanh toán vì đồng tiền này tương đối an toàn, là một đồng tiền mạnh trên thế giới , có độ rủi ro thấp, là đồng tiền phổ biến đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.
- Điều kiện về thời gian thanh toán: Là người xuất khẩu, để đảm bảo cho việc thanh toán nhanh chóng, công ty muốn điều kiện trả tiền là trả tiền trước nhưng trong thực tế tuỳ vào từng bạn hàng mà Công ty áp dụng linh hoạt thời gian thanh toán , có thể trả trước, trả ngay hoặc thậm chí trả sau.
- Điều kiện về địa điểm thanh toán: Để đảm bảo cho việc thanh toán, Công ty thường thoả thuận với bạn hàng thanh toán qua ngân hàng Vietcombank hoặc ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam(Vietnam Eximbank)
- Điều kiện về phương thức thanh toán: tùy theo đặc điểm cụ thể của mặt hàng, của thị trường nhập khẩu, của bạn hàng mà công ty áp dụng phương thức thanh toán cho phù hợp.
Bảng 8: Cơ cấu sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu tại công ty XNK Tổng hợp I
Đơn vị: %
Năm
Phương thức
2000
2001
2002
Phương thức chuyển tiền
7,1
7,2
2,6
Phương thức nhờ thu
21,5
9,8
7,7
Tín dụng chứng từ
71,4
83
89,7
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, Công ty thường sử dụng ba phương thức chính là chuyển tiền (chủ yếu là chuyển tiền bằng điện), nhờ thu (chủ yếu là nhờ thu tiền đổi chứng từ-D/P) và phương thức tín dụng chứng từ. Với lợi thế an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán, phương thức tín dụng chứng từ luôn giữ vị trí là phương thức thanh toán chủ đạo trong hoạt động xuất nhập khẩu của công ty.
Phương thức chuyển tiền
Là một phương thức thanh toán đơn giản, phương thức chuyển tiền có thể giúp cho Công ty với tư cách là một nhà xuất khẩu hàng hoá thu được tiền hàng một cách nhanh nhất (Công ty chủ yếu sử dụng phương thức chuyển tiền bằng điện-T/T). Tuy nhiên đây cũng chính là phương thức có nhiều rủi ro do không có sự ràng buộc nào giữa hai bên xuất khẩu và nhập khẩu, sử dụng phương thức này trong hoạt động xuất khẩu, Công ty sẽ là người chịu rủi ro lớn, việc nhận tiền thanh toán phụ thuộc vào thiện chí và khả năng của người nhập khẩu vì vậy Công ty chỉ sử dụng phương thức này đối với những bạn hàng thực sự tin tưởng, có mối quan hệ làm ăn lâu dài.
Bảng 9: Tình hình thanh toán theo phương thức chuyển tiền
Đơn vị: USD
Năm
Số HĐ xuất khẩu được ký
Trị giá
Số HĐ thanh toán theo phương thức T/T
Trị giá
Tỷ trọng
(%)
2000
28
25.032.590
2
3.478.255,8
13,9
2001
41
37.000.000
3
6.542.000
17,7
2002
39
32.230.320
1
1.075.400
3,3
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
Ta thấy qua bảng trên, số hợp đồng xuất khẩu được thanh toán theo phương thức chuyển tiền thường chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong số các hợp đồng xuất khẩu mà Công ty nhận được. Năm 2000, có hai hợp đồng với trị giá là 3.478.255,8 USD chiếm 13,9% kim ngạch xuất khẩu ; năm 2001 kí ba hợp đồng với giá trị 6.542.000 USD và năm 2002 là 1 hợp đồng với giá trị là 1.075.400
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thanh toán qua phương thức chuyển tiền
Công ty thường thông qua ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) để thực hiện nhận tiền thanh toán qua phương thức chuyển tiền:
Ngân hàng chuyển tiền -----------(4)------------------> Vietcombank
(3) (2) (5)
Người nhập khẩu <--------------(1)------------------- Generalexim
Bước 1: Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, Công ty XNK Tổng hợp I sẽ thực hiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị nhập khẩu.
Bước 2: Đơn vị nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, hoá đơn, viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.
Bước 3: Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, Ngân hàng sẽ trích tài khoản của đơn vị để chuyển tiền.
Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh bằng điện cho Viêtcombank (là ngân hàng đại lý hoặc là ngân hàng do GeneralExim chỉ định) để trả tiền cho công ty.
Bước 5: Vietcombank thực hiện trả tiền cho công ty XNK Tổng hợp I
* Biểu phí đối với dịch vụ chuyển tiền đến của Vietcombank
Phí thu người hưởng trong nước được hưởng số ngoại tệ 0,05%
do người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài tối thiểu
chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam 2USD . Tối đa
5USD
- Phí thu người hưởng trong nước khác 0,1%
tối thiểu 5UD
tối đa 150UD
- Phí thu ngân hàng chuyển tiền đến thu theo biểu
phí áp dụng cho ngân hàng đại lý
- Thoái hối lệnh chuyển tiền 10USD/món
- Phí tra soát 10USD/món
Phương thức nhờ thu:
Phương thức nhờ thu cũng là một phương thức thanh toán mà Công ty XNK Tổng hợp I thường xuyên áp dụng đối với những khách hàng quen biết. Tính bảo đảm của phương thức này cao hơn phương thức chuyển tiền nhưng tính chất rủi ro vẫn còn không ít do vậy tỉ lệ sử dụng phương thức nhờ thu trong hoạt động xuất khẩu của Công ty cũng không cao.
Bảng 10: Tình hình thanh toán theo phương thức nhờ thu
Đơn vị: USD
Năm
Số HĐ xuất khẩu được ký
Trị giá
Số HĐ thanh toán theo phương thức nhờ thu (chủ yếu là D/P)
Trị giá
Tỷ trọng
(%)
2000
28
25.032.590
6
5.567.933,85
22,2
2001
41
37.000.000
4
5.779.951,3
15,6
2002
39
32.230.320
3
3.148.454,7
9,8
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của Công ty qua các năm)
Năm 2000, Công ty thanh toán 6 hợp đồng theo phương thức nhờ thu trong số 28 hợp đồng xuất khẩu của Công ty với giá trị là 5.567.933,85 USD; năm 2001 là 4 hợp đồng trong tổng số 41 hợp đồng xuất khẩu trị giá 5.779.951,3 USD và năm 2002 là 3 hợp đồng với giá trị 3.148.454,7 USD.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thanh toán qua phương thức nhờ thu
Để đảm bảo an toàn, Công ty chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P) hơn là phương thức nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (D/A) và nhờ thu phiếu trơn. Khi đó, chứng từ hàng hoá (hoá đơn, vận đơn, hoặc các chứng từ vận chuyển khác và nếu cần, hợp đồng hoặc chứng nhận bảo hiểm) cùng với hối phiếu do Công ty ký phát sẽ được chuyển cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài nhờ thanh toán.
Vietcombank/Eximbank----------------(3)------------------> Ngân hàng đại lý
< ---------------(6)-------------------
(7) (2) (4) (5)
Generalexim -------------------(1)-----------------> Người nhập khẩu
Bước 1: Sau khi ký hợp đồng, Công ty XNK Tổng hợp I tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu.
Bước 2: Đồng thời Công ty lập bộ chứng từ hàng hoá và ký phát hối phiếu gửi đến ngân hàng Vietcombank hoặc Eximbank (là ngân hàng phục vụ của Công ty ) nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu.
Bước 3: Vietcombank/Eximbank gửi thư uỷ nhiệm kèm theo hối phiếu và toàn bộ bộ chứng từ cho ngân hàng đại lý ở nước người nhập khẩu nhờ thu hộ tiền của người nhập khẩu.
Bước 4: Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra thì giữ lại bộ chứng từ và gửi hối phiếu cho người nhập khẩu.
Bước 5: Người nhập khẩu tiến hành trả tiền thì mới được ngân hàng trao cho bộ chứng từ để đi nhận hàng
Bước 6: Ngân hàng đại lý chuyển trả tiền cho Vietcombank/Eximbank
Bước 7: Vietcombank/Eximbank chuyển trả tiền cho Công ty
Biểu phí thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu tại ngân hàng thương mại cổ phần XNK (Eximbank)
1. Gửi đi và nhận chứng từ nhờ thu
2 USD
2. Thanh toỏn kết quả nhờ thu nghiệp vụ mậu dịch (số tiền thanh toỏn):
2.1 Gửi đi nước ngoài
0,15%
tối thiểu 10 USDtối đa 100 USD
2.2 Nước ngoài gửi đến Nếu người bán chịu thanh toán phí này thỡ ngõn hàng khụng thu của người mua.
0,20%
tối thiểu 2 USDtối đa 100 USD
3. Thanh toỏn kết quả nhờ thu nghiệp vụ phi mậu dịch (số tiền thanh toỏn)
0,20%
tối thiểu 2 USDtối đa 100 USD
4.Hủy nhờ thu theo yêu cầu của người nhờ thu
5 USD
5. Từ chối thanh toỏn
Thu theo chi phớ thực tế phải trả
6. Nhờ thu tiền mặt ngoại tệ hết hạn lưu hành hoặc không đủ tiêu chuẩn lưu thông
6.1 Ngoại tệ khỏc FRF, DEM
0,50% trị giỏ bỏo Cútối thiểu 2 USD
6.2 Ngoại tệ FRF, DEM
0,90% trị giỏ bỏo Cútối thiểu 2 USD
Phương thức tín dụng chứng từ:
Đối với một công ty XNK, thường xuyên có mối quan hệ với đối tác nước ngoài, việc thanh toán đòi hỏi phải hết sức đảm bảo. Việc thanh toán nhanh, chính xác , thuận tiện, đúng luật sẽ thúc đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, lưu chuyển vốn của các bên tham gia, mở rộng và củng cố mối quan hệ hợp tác buôn bán làm ăn giữa các nước. Tuy nhiên, trong buôn bán quốc tế, dù ở hình thức nào luôn tồn tại một mâu thuẫn: người mua muốn có được hàng hoá trước khi trả tiền còn người bán lại muốn nhận được tiền trước khi chuyển giao hàng cho người mua. Mâu thuẫn này càng khó giải quyết hơn khi các chủ thể trong hợp đồng ở cách xa nhau, không thuận tiện cho việc giao tiếp, liên lạc. Chính vì vậy mà phương thức tín dụng chứng từ phát huy được tính ưu việt của nó so với hai phương thức thanh toán chủ yếu là chuyển tiền và nhờ thu. Phương thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu có nhiều hạn chế và rủi ro nên thường chỉ áp dụng với những khách hàng thường xuyên, có mối quan hệ làm ăn lâu dài, mật thiết với công ty. Do đảm bảo quyền lợi cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu, thuận tiện, dễ sử dụng ngay cả đối với những người mới tham gia vào buôn bán quốc tế nên phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động buôn bán quốc tế. Người xuất khẩu chỉ nhận được tiền khi đã xuất trình một bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cho một bên thứ ba độc lập (là các ngân hàng lớn như Vietcombank, Eximbank) , còn người mua chỉ được quyền sở hữu hàng hoá khi đã thanh toán c ho người bán. Thư tín dụng đảm bảo cho bên mua và bên bán không hiểu biết nhiều về nhau hay trong lần đầu tiên giao dịch vẫn có thể yên tâm rằng bên bán sẽ nhận được tiền đúng hẹn còn bên mua sẽ có hàng đúng như thoả thuận khi hai bên thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng.
Qua thực tiễn ta thấy, đối với các Công ty XNK của Việt Nam nói chung và Công ty XNK Tổng hợp I nói riêng thì việc áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng trong thanh toán đã tạo cho công ty những bạn hàng lớn, những thị trường lớn và chiếm được lòng tin của các đối tác làm ăn, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu cho công ty. Trong các năm vừa qua, các hợp đồng được thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ đã tăng lên:
Bảng 11: Tình hình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
Đơn vị: USD
Năm
Số H
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu ở Công ty XNK Tổng hợp 1 - Bộ Thương mại.DOC