Luận văn Hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam

 

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CHI VÀ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6

1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước 6

1.2. Nội dung quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh 13

1.3. Sự cần thiết hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước 24

1.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước 29

1.5. Một số kinh nghiệm về quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước 32

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM 37

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam 37

2.2. Thực trạng chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001-2005 46

2.3. Thực trạng quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001- 2005 50

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG NAM 62

3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 62

3.2. Nhu cầu vốn đầu tư 63

3.3. Những giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam 68

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

PHỤ LỤC 112

 

doc112 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4362 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ NSNN tỉnh Quảng Nam chỉ chiếm 31% [29, tr.87], còn lại là các nguồn vốn tín dụng, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, vốn FDI, các nguồn vốn khác. Nhìn chung, chi ĐTPT từ NSNN tỉnh đã được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt coi trọng nhằm tạo ra một CSHT có sức thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vốn NSNN chỉ tập trung các dự án lớn, ít hoặc không có khả năng thu hồi vốn, lĩnh vực đầu tư chủ yếu là các công trình công cộng, phát triển CSHT... Với vai trò "vốn mồi", cùng chính sách phân bổ hợp lý, chi ĐTPT từ NSNN tỉnh đã tạo điều kiện thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước ĐTPT trên tất cả các lĩnh vực KT-XH, xã hội hoá trong đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo thống kê, giai đoạn 2001-2005, kinh tế Quảng Nam tăng trưởng khá, tốc độ tăng GDP bình quân 10,4% (Biểu 2.1). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân gần 26%; dịch vụ tăng 14%; nông nghiệp tăng 4,3% [29, tr.22]. Biểu 2.1: Tốc độ tăng trưởng ở Quảng Nam qua các năm Năm GDP (triệu đồng) giá cố định 1994 DGDP (triệu đồng) giá cố định 1994 Tốc độ tăng trưởng (%) 2000 3.032.648 2001 3.290.280 257.632 8,5 2002 3.587.584 297.304 9,0 2003 3.959.179 371.595 10,4 2004 4.416.420 457.241 11,5 2005 4.966.100 549.680 12,5 Nguồn [18], [19], [20], [21], [22] Tốc độ tăng trưởng bình quân ở Quảng Nam (2001-2005) đạt 10,4%/năm. Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 26% (năm 2001) tăng lên 34% (năm 2005); dịch vụ từ 32% lên 35%; nông nghiệp giảm từ 42% xuống còn 31% [29]. Toàn tỉnh có 5 khu và 18 cụm công nghiệp đang thu hút mạnh đầu tư. Khu KTM Chu Lai đã có 44 dự án hoạt động với tổng số VĐT trên 195 triệu USD và nhiều dự án đăng ký; KCN Điện Nam- Điện Ngọc đã có 27 dự án hoạt động trong tổng số 53 dự án được cấp phép [29]. Tiềm năng thuỷ điện đang được đầu tư khai thác. Đã quy hoạch 8 thuỷ điện lớn và 31 thuỷ điện nhỏ với tổng công suất khoảng 1.400 MW. Đã khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện A Vương, Sông Côn và Sông Tranh 2. Hệ thống giao thông chính, các công trình thuỷ lợi, trường học, y tế tiếp tục được đầu tư, từng bước cải thiện đáng kể nhu cầu dân sinh và phục vụ sản xuất. Nông thôn và miền núi đã có trên 700 công trình hạ tầng nhỏ được đưa vào sử dụng. Phong trào xây dựng giao thông nông thôn phát triển khá tốt, với khoảng 2.000 km đường cấp phối và trên 2.000 km đường bê tông xi măng đã được xây dựng. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được tăng cường, đã xây dựng thêm 96 trường học các cấp. Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm đầu tư và củng cố, đáp ứng tốt hơn yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Đến nay toàn tỉnh có 6 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 17 trung tâm y tế và 225 trạm y tế tuyến xã với trên 2.340 giường bệnh. Hạ tầng Khu KTM Chu Lai, các KCN, du lịch đã và đang tiếp tục được hoàn thiện. Cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai đã được khôi phục và đưa vào khai thác. Mạng lưới điện được cải tạo, nâng cấp và mở rộng, với 213 xã (đạt 94,6%) có lưới điện quốc gia và gần 94% số hộ được sử dụng điện. Mạng thông tin liên lạc được hoàn thiện và mở rộng đến các vùng, với 100% số xã có điện thoại, mật độ điện thoại cố định đạt 9 máy/100 người dân. Công tác quy hoạch có nhiều tiến bộ, đã điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể của tỉnh và các quy hoạch ngành; hoàn thiện quy hoạch chi tiết kết cấu hạ tầng kỹ thuật thị xã Tam Kỳ và Hội An, khu đô thị mới Điện Nam- Điện Ngọc, khu KTM Chu Lai, các thị trấn, thị tứ và trung tâm các huyện mới thành lập. Thu phát sinh kinh tế tăng bình quân trên 18%/năm (năm 2005 đạt 1.400 tỷ đồng, xấp xỉ 4,5 lần mức thu năm 2000). Công tác quản lý ngân sách an toàn; bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý, có trọng điểm, khắc phục dần tình trạng đầu tư dàn trải. Chi ĐTPT từ NSNN tỉnh đã đóng vai trò tích cực thúc đẩy xã hội hoá đầu tư, tạo tiền đề cho việc huy động các nguồn vốn khác, trong giai đoạn 2001-2005 ước tính VĐT bình quân hàng năm trên 2.300 tỷ đồng bằng 40% GDP [29]. Tỷ lệ đói, nghèo (theo tiêu chí cũ) từ 23,4% (năm 2000) đã giảm còn 9,5% (năm 2005). Lao động được giải quyết việc làm đạt trên 150.000 người [29]. 2.3. Thực trạng quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001- 2005 2.3.1. Những kết quả đạt được trong quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001-2005 2.3.1.1. Kết quả đạt được từ công tác kế hoạch hoá vốn đầu tư Trên cơ sở định hướng, quy hoạch phát triển KT- XH của tỉnh, kế hoạch VĐT hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt cho từng chương trình, dự án, từng ngành, từng địa phương theo đúng quy định của Luật NSNN. Trong quá trình xét duyệt kế hoạch VĐT hàng năm, chủ trương của tỉnh kiên quyết loại bỏ các dự án đầu tư không hiệu quả, không đúng quy hoạch, các dự án mới không đủ thủ tục pháp lý, ưu tiên đầu tư các công trình quan trọng có sức thu hút đầu tư (các công trình giao thông, hạ tầng khu KTM Chu Lai, các KCN, cụm công nghiệp...), tập trung VĐT hoàn thành các công trình trọng điểm. Thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư, từng bước tăng tỷ trọng đầu tư cho phát triển công nghiệp, dịch vụ. Đến 2005, cơ cấu đầu tư nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ là 7- 38- 55 (%). Thường trực HĐND, UBND tỉnh và các ngành liên quan thường xuyên có sự quan tâm, hướng dẫn và chỉ đạo quyết liệt việc phân cấp mạnh và đồng bộ hơn cho các địa phương, tạo tính chủ động cho các địa phương trong việc lựa chọn danh mục đầu tư, bố trí kế hoạch và lồng ghép nguồn VĐT. Từ năm 2001-2002, chỉ những công trình có mức đầu tư dưới 500 triệu đồng mới được phân cấp cho ngân sách cấp huyện. Đến năm 2003, thực hiện phân cấp quản lý ngân sách đối với nguồn VĐT XDCB tập trung và nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, một số khoản từ nguồn để lại đầu tư theo Nghị quyết của Quốc hội, nguồn vốn sự nghiệp có tính chất XDCB do các huyện, thị xã làm CĐT theo tổng mức và cơ cấu (bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu theo tỷ lệ công trình thanh toán khối lượng, công trình chuyển tiếp và công trình mới), không ghi danh mục cụ thể, mức vốn. Trường hợp cần ưu tiên đầu tư các công trình mới theo mục tiêu của tỉnh thì chỉ ghi danh mục, không ghi mức vốn (dự án được UBND tỉnh phê duyệt giao cho huyện, thị xã làm CĐT). Trên cơ sở tổng mức, cơ cấu VĐT được phân bổ và các nguồn dự toán ngân sách của huyện, thị xã (gọi chung là huyện) huy động, UBND các huyện trình HĐND cùng cấp thông qua danh mục, mức VĐT cho các công trình theo định hướng chung của tỉnh. Trong đó vốn ngân sách tập trung cần dành một phần bố trí hỗ trợ bê tông hoá giao thông nông thôn và kiên cố hoá kênh mương. Căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện, UBND các huyện quyết định danh mục, mức VĐT cho các công trình, và báo cáo UBND tỉnh và các ngành có liên quan của tỉnh để quản lý, điều hành công tác đầu tư XDCB trên địa bàn. Khuyến khích phân cấp cho cấp xã có đủ năng lực làm CĐT các công trình hạ tầng quy mô nhỏ có mức vốn dưới 200 triệu đồng. Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Chủ tịch UBND các huyện căn cứ vào khả năng quản lý của các xã, phường, thị trấn quyết định phân cấp. Để khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, xử lý nợ tồn đọng kéo dài, ngay từ khâu xét duyệt kế hoạch đã kiểm soát việc cân đối vốn cho các công trình phải đảm bảo đúng theo cơ cấu "trả nợ khối lượng cũ - thanh toán công trình chuyển tiếp - vốn bố trí cho công trình mới". Cơ cấu này đã được chấp hành một cách nghiêm túc, có xu hướng ngày càng được điều chỉnh tích cực theo hướng ưu tiên trả nợ và chống dàn trải trong ĐTPT. Năm 2001-2002: "30-40-30" [64], [65]; năm 2003: "45-30-25" [66]; năm 2004-2005: "50-30-20" [67], [68]. Hàng năm, VĐT bố trí bình quân cho một dự án được phân bổ theo thứ tự ưu tiên, được cân nhắc kỷ lưỡng và có nhiều tiến bộ hơn so với thời kỳ trước. Cụ thể: - Đối với các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng: Ưu tiên thanh toán cho các dự án đã có phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, tiếp đến cân đối vốn cho các dự án có nợ khối lượng lớn, kéo dài. - Đối với các dự án chuyển tiếp: Kiên quyết loại bỏ dự án không hiệu quả. - Các công trình mới được đầu tư: đảm bảo đúng quy định hiện hành của nhà nước về quản lý ĐT&XD (công trình phải phù hợp với quy hoạch; đảm bảo thủ tục pháp lý; vốn cân đối trên 30% so với tổng mức đầu tư,...) mới được ghi kế hoạch và tổ chức đấu thầu, khởi công xây dựng. Do vậy số lượng dự án được đầu tư trong năm 2004, 2005 trên địa bàn tỉnh đã giảm nhiều so với các năm trước. Riêng trong năm 2005, chỉ có 16 dự án mới được triển khai thi công. Nhìn chung, công tác lập và phê duyệt kế hoạch VĐT từ NSNN tỉnh trên địa bàn Quảng Nam trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, phù hợp quy hoạch phát triển KT-XH, đúng cơ cấu, quy định của nhà nước; tổ chức phân cấp mạnh trong quản lý ngân sách và đầu tư; thực hiện lồng ghép các nguồn VĐT trên địa bàn, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn NSNN có hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải; từng bước giảm dần nợ khối lượng XDCB trên địa bàn; quy trình phân bổ kế hoạch được triển khai nhanh, chặt chẽ, công khai, minh bạch, công bằng, đảm bảo đúng quy định. 2.3.1.2. Kết quả đạt được từ công tác điều hành nguồn vốn đầu tư Với đặc thù là một tỉnh nông nghiệp, nguồn thu NSNN không lớn, các khoản chi ĐTPT chủ yếu dựa vào nguồn trợ cấp có mục tiêu của NSTW, do đó các ngành và địa phương trong tỉnh chưa có sự chủ động nhất định trong việc đẩy nhanh tiến độ chi theo kế hoạch đã được UBND tỉnh giao từ đầu năm. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng các ngành và địa phương trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực phấn đấu hoàn thành và vượt tất cả các chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH trong thời kỳ 2001-2005, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 10,4%. Để đạt được kết quả đó, đòi hỏi nguồn VĐT phải đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu KT-XH hàng năm; phải tăng cường khai thác, tập trung đủ và kịp thời các nguồn thu vào NSNN; tổ chức quản lý và điều hành các nguồn VĐT đúng quy định, đáp ứng tiến độ thực hiện và tiến độ thanh toán vốn của các dự án được thông báo kế hoạch. Trong quá trình điều hành nguồn VĐT, cơ quan tài chính luôn theo sát kết quả thu; sắp xếp các khoản chi theo kế hoạch; chuyển nguồn qua cơ quan KBNN thực hiện kiểm soát thanh toán VĐT cho các dự án theo kế hoạch và tiến độ; không bố trí chi khi chưa có nguồn, chi ngoài dự toán gây mất cân đối ngân sách. 2.3.1.3. Kết quả đạt được từ công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư Trên cơ sở thông báo kế hoạch VĐT của UBND tỉnh, kế hoạch thanh toán vốn và nguồn vốn do cơ quan Tài chính chuyển sang, hệ thống KBNN Quảng Nam đã triển khai công tác KSTTVĐT cho các dự án, đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, tích cực phối hợp cùng các CĐT đẩy nhanh tiến độ giải ngân VĐT trên cơ sở an toàn chất lượng kiểm soát thanh toán theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức. Ngay từ thời điểm đầu năm, sau khi nhận được thông báo kế hoạch VĐT của UBND tỉnh và Sở Tài chính- Vật giá, KBNN Quảng Nam đã tổ chức niêm yết công khai các văn bản, chế độ hướng dẫn công tác KSTTVĐT (Luật Xây dựng; Nghị định của Chính phủ; Thông tư của Bộ Tài chính; Quy trình KSTTVĐT của KBNN...); Công khai nguồn vốn, số dư theo từng loại nguồn, từng thời điểm để các CĐT chủ động trong khâu thanh toán, tạm ứng; Công khai danh mục dự án kèm theo danh sách cán bộ chuyên quản để các CĐT chủ động liên hệ. Đồng thời, KBNN Quảng Nam đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn CĐT hoàn thiện thủ tục pháp lý theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, đôn đốc tạm ứng và thanh toán vốn; Rà soát, thống kê, phân tích và thường xuyên tham mưu các cấp lãnh đạo chỉ đạo kịp thời tiến độ thi công và giải ngân VĐT các dự án. Trong quá trình thực hiện KSTTVĐT, KBNN Quảng Nam đã tổ chức giải quyết nhanh, kịp thời và đúng quy trình, không để tồn đọng bất kỳ hồ sơ nào, kể cả thời điểm cuối năm. Thường xuyên kiểm tra tại hiện trường, phối hợp với các CĐT tháo gỡ vướng mắc cho từng dự án; Đôn đốc các CĐT đẩy nhanh tiến độ thi công, nghiệm thu khối lượng hoàn thành, lập thủ tục thanh toán vốn... Đồng thời, để góp phần từng bước hiện đại hoá công nghệ kho bạc, tăng cường đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng quản lý VĐT, KBNN Quảng Nam đã thực hiện công tác tin học hoá trong KSTTV ngay từ những ngày đầu tiếp nhận nhiệm vụ. Riêng thời gian từ 2000-2003, KBNN Quảng Nam đã thiết kế và đưa vào ứng dụng phần mềm quản lý cấp phát VĐT, đáp ứng yêu cầu quản lý, tổng hợp công tác KSTTVĐT. Đến năm 2003, KBNN Quảng Nam triển khai vận hành chương trình ĐTKB/LAN do KBNN thiết kế và cài đặt trên phạm vi toàn tỉnh. Trong quá trình KSTTVĐT, KBNN Quảng Nam thường xuyên tổ chức Hội nghị khách hàng, toạ đàm, đối thoại trực tiếp cùng các CĐT, nhằm đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, tháo gỡ khó khăn, thống nhất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân VĐT, nâng cao chất lượng KSTTV. Bên cạnh đó, nhằm tăng cường trách nhiệm các bên, KBNN Quảng Nam đã tổ chức ký cam kết hoàn thành kế hoạch với các CĐT các dự án trọng điểm, quy mô VĐT lớn, tỷ lệ giải ngân thấp; phối hợp cùng CĐT phân tích tính khả thi việc thực hiện kế hoạch của từng dự án, tham mưu UBND tỉnh điều chuyển kế hoạch vốn từ những dự án không có khả năng hoàn thành kế hoạch sang những dự án có khối lượng hoàn thành nhưng thiếu vốn... Chính nhờ có sự phối hợp tốt giữa KBNN với các sở, ban ngành liên quan và các CĐT nên kết quả cấp phát vốn qua các năm đều đạt tỷ lệ khá cao so với kế hoạch được giao (Phụ lục 03), nâng cao chất lượng quản lý, cải thiện đáng kể tình hình đầu tư trên địa bàn, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quảng Nam trong những năm gần đây. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân trong quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001-2005 2.3.2.1. Hạn chế và nguyên nhân trong công tác kế hoạch Công tác kế hoạch hoá ĐTPT từ NSNN tỉnh thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, đáp ứng được nhu cầu phát triển KT- XH theo đúng quy hoạch, định hướng của địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện vẫn còn một số hạn chế. Kế hoạch VĐT hàng năm thường được UBND tỉnh thông báo rất sớm ngay từ đầu năm, nhưng việc bổ sung, điều chỉnh lại diễn ra thường xuyên trong suốt năm kế hoạch, thậm chí ở thời điểm cuối năm lại được bổ sung với quy mô rất lớn, đây là một trong những khó khăn cho các cơ quan quản lý cũng như CĐT và đơn vị thi công trong việc triển khai hoàn thành kế hoạch được giao. Danh mục các dự án được đầu tư mới vẫn còn nhiều (Biểu 2.2); thủ tục đầu tư chưa đảm bảo, chưa đúng quy định (chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, hoặc quyết định phê duyệt dự án sau 30/10 năm trước...); công tác lồng ghép các nguồn VĐT vẫn chưa được phát huy; phê duyệt kế hoạch vốn đối với các công trình mới không đảm bảo 30% TMĐT... Nguyên nhân, do nguồn vốn ngân sách trung ương cấp cho tỉnh còn quá hạn chế, trong khi đó nhu cầu đầu tư thì rất lớn, sức ép phải thực hiện một số mục tiêu quan trọng của các địa phương, hoặc một số công trình có tính đặc thù phải khẩn trương thi công trước mùa mưa lũ, do vậy các địa phương và các ngành chưa chủ động trong công tác lập kế hoạch đầu tư. Biểu 2.2: Số lượng danh mục công trình khởi công mới Năm Tổng số dự án Trong đó Trả nợ Chuyển tiếp Khởi công mới 2001 304 104 126 74 2002 318 150 117 51 2003 178 62 93 23 2004 300 105 132 63 2005 328 109 146 73 Nguồn [62], [63] Mặc dù UBND tỉnh đã có chủ trương chống dàn trải trong đầu tư, nhưng do số lượng dự án đã triển khai dở dang từ các năm trước tương đối nhiều, đến nay đã vượt quá thời gian quy định với TMĐT 693,803 tỷ đồng, thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2001-2005 chỉ đạt 257,391 tỷ đồng (phụ lục 04). Trong giai đoạn 2006-2010, phải tiếp tục bố trí kế hoạch 436,412 tỷ đồng để đầu tư. Nếu không, càng kéo dài thì yếu tố trượt giá sẽ tác động rất lớn đến dự án, và điều này là không cho phép khi vượt quá khoản dự phòng trong TMĐT. Từ năm 2003, do phân cấp cho các địa phương chủ động trong bố trí danh mục nên số dự án do các sở, ban, ngành làm CĐT thấp hơn các năm trước. Việc phân cấp mạnh trong quản lý ĐT&XD cho các địa phương đã tạo được sự chủ động cho UBND các huyện, thị xã, nhưng công tác kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên và chưa có các biện pháp cụ thể nhằm kiểm soát và nâng cao hơn nữa hiệu quả của các hoạt động đầu tư. Trong điều kiện là một tỉnh mới được tái lập, xuất phát điểm thấp, các nhu cầu về CSHT thiết yếu còn rất lớn, trong khi nguồn VĐT lại rất hạn hẹp, các cấp các ngành trong tỉnh đã có nhiều cố gắng tích cực trong việc huy động và khuyến khích các thành phần kinh kế tham gia đầu tư để đảm bảo thực hiện một số mục tiêu quan trọng của địa phương. Bên cạnh đó, do nguồn lực NSNN tỉnh còn hạn chế, nhu cầu đầu tư lớn, không đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn cho các dự án và định hướng đầu tư đối với các nguồn vốn khác dẫn đến hệ quả là trong thời gian vừa qua khối lượng nợ đọng XDCB quá lớn. Đây là vấn đề bức xúc trong tình hình hiện nay và là khó khăn lớn trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư trong những năm đến. Theo thống kê, tính đến tháng 3 năm 2006, nợ XDCB của tỉnh là khoảng 1.513,7 tỷ đồng, trong đó khu KTM Chu Lai chiếm 61,5%; ngành giao thông 22,8%; thuỷ lợi 3,4%, giáo dục đào tạo 3,9%; công nghiệp 0,5%; hạ tầng công cộng 3%; y tế xã hội 0,6%; văn hoá- thể dục thể thao 1,5%; quản lý nhà nước 2,3%; an ninh quốc phòng 0,3%; quy hoạch- chuẩn bị đầu tư 0,2% (Phụ lục 05). Căn cứ TDT được duyệt, nhu cầu vốn để đầu tư dứt điểm các công trình chuyển tiếp là 2.239,6 tỷ đồng; nhu cầu vốn đối ứng 17 dự án ODA đang triển khai là 229,1 tỷ đồng. Như vậy, nếu tính cả nợ đọng, vốn thanh toán các công trình chuyển tiếp, vốn đối ứng, nhu cầu vốn trước mắt sẽ là 3.982,4 tỷ đồng. Trong đó, vốn bố trí cho các công trình do các ngành làm CĐT là 614,8 tỷ đồng chiếm 15,5%; các công trình do địa phương quản lý là 971,6 tỷ đồng chiếm 24,4%; Khu KTM Chu Lai 2.161,6 tỷ đồng chiếm 54,3% và vốn đối ứng cho các dự án ODA là 229,1 tỷ đồng chiếm 5,9%. Đó là chưa tính đến khả năng phát sinh nợ từ các công trình mới đang triển khai; các công trình giao thông đến trung tâm các xã chưa có đường ôtô (20 tuyến, tổng VĐT gần 1.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn trái phiếu chính phủ chỉ cân đối hỗ trợ được 25%) [53]. Như vậy, tổng nhu cầu vốn để trả nợ cũ và nợ phát sinh mới có quy mô lớn, tập trung chủ yếu ở các công trình thuộc khu KTM Chu Lai; các dự án thuộc chương trình mục tiêu của Chính phủ; các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn khai thác quỹ đất; vốn đối ứng ODA... Đây là sức ép rất lớn trong quá trình cân đối và bố trí kế hoạch VĐT trong những năm sắp đến. 2.3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân trong công tác điều hành nguồn vốn đầu tư Công tác điều hành nguồn VĐT trong thời gian qua đã có nhiều nổ lực, góp phần đáp ứng được nhu cầu thanh toán của các dự án, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên, công tác điều hành nguồn VĐT vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm cần sớm được khắc phục: - Tổ chức quản lý theo nhiều loại nguồn vốn: Theo thống kê, hàng năm cơ quan tài chính chuyển vốn qua KBNN trên 20 loại nguồn vốn trong tổng số 89 loại nguồn vốn (Phụ lục 06) cho các dự án được ghi kế hoạch. Đồng thời quy định không cho phép sử dụng nguồn này để thanh toán cho các công trình thuộc nguồn vốn khác. ở các huyện thị, mức độ phức tạp không lớn, nhưng việc điều hành nguồn vốn không chỉ theo từng loại nguồn mà thậm chí theo từng công trình, hạng mục công trình. Việc điều hành nguồn vốn theo cơ cấu quá nhỏ lẻ như vậy đã tạo nên những căng thẳng giả tạo và không ít khó khăn cho công tác thanh toán VĐT. Nhiều công trình đủ điều kiện thanh toán lại thiếu vốn, trong khi nhiều công trình có vốn nhưng không có khối lượng để thanh toán. Đây là nghịch lý rất lớn trong thanh toán VĐT, kéo dài từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có cơ chế điều chỉnh thích hợp. - Trong một số trường hợp, cơ quan tài chính vẫn còn tình trạng điều hành nguồn VĐT bằng lệnh chi. Điều này, sẽ gây khó khăn trong việc điều hành ngân sách, kể cả việc điều hành vốn ở KBNN. - Chưa có cơ chế điều hành linh hoạt đối với các dự án được cân đối bằng nguồn khai thác quỹ đất, nguồn tăng thu và tiết kiệm chi theo đúng luật NSNN. Thực tế quản lý trong nhiều năm qua cho thấy, mặc dù một số dự án được giao KHV từ đầu năm bằng nguồn khai thác quỹ đất, nhưng do số thu trong năm không đạt theo dự toán, nên nguồn vốn không đáp ứng nhu cầu thanh toán theo tiến độ thực hiện của các dự án. 2.3.2.3. Hạn chế và nguyên nhân trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư Công tác KSTTVĐT trong những năm qua đã góp phần tăng cường hiệu quả quản lý VĐT từ NSNN tỉnh, sớm đưa các dự án vào khai thác sử dụng, thúc đẩy tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu theo định hướng phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy nhiên, việc quản lý cấp phát VĐT từ NSNN tỉnh còn một số tồn tại, cần có biện pháp khắc phục: - Số dư tạm ứng VĐT qua các năm còn lớn, lũy kế giai đoạn 2001-2005 là 289.707 triệu đồng. Mặc dù KBNN Quảng Nam đã có nhiều giải pháp trong đôn đốc, hướng dẫn các CĐT thực hiện thanh toán tạm ứng, nhưng diễn biến hoàn ứng VĐT vẫn chưa có những chuyển động tích cực, tạo không ít khó khăn trong công tác quyết toán chi NSNN tỉnh hàng năm. Thực trạng đó cho thấy, KBNN Quảng Nam chưa đề xuất với cấp thẩm quyền các biện pháp chế tài trong hoàn ứng VĐT. Qua phân tích, việc chậm hoàn ứng do một số nguyên nhân: đa số CĐT còn cầu toàn trong hoàn ứng, chờ thực hiện đầy đủ dự toán (đặc biệt là trong đền bù) mới đề nghị hoàn ứng một lần; một số CĐT chưa thực hiện trách nhiệm trong việc hoàn ứng; có dự án không hạch toán theo dõi cụ thể các khoản tạm ứng; một số trường hợp trở ngại trong chi trả đền bù; và cũng chính vướng mắc trong GPMB đã ảnh hưởng đến triển khai thi công xây lắp, do đó không có khối lượng hoàn thành để thanh toán hoàn ứng; ngoài ra, trong xây lắp, một số CĐT chờ đạt 80% giá trị gói thầu mới đề nghị thu ứng hoặc không thanh toán hết 100% khối lượng hoàn thành mặc dù số dư tạm ứng vẫn còn; đối với đền bù, một số trường hợp danh sách chi trả không đúng với danh sách trong phương án được duyệt, vướng mắc trong chứng từ pháp lý khi dự án đã chuyển đổi CĐT, … Đối với các CĐT có số dư tạm ứng lớn như các CĐT thuộc BQL khu KTM Chu Lai, KBNN Quảng Nam đã nhiều lần đến trực tiếp, phối hợp cùng các BQL, Ban ĐBGT, các đơn vị liên quan nhằm tháo gỡ những vướng mắc, đơn giản hoá các thủ tục thanh toán, hướng dẫn cụ thể công tác hoàn ứng. Thế nhưng, diễn biến hoàn ứng vẫn chưa được các CĐT triển khai tích cực. Một số nguyên nhân điển hình làm tăng quy mô tạm ứng trong nhiều năm: công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án triển khai rất chậm, dẫn đến việc đề nghị tạm ứng vốn rơi vào thời điểm cuối năm; việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch tại thời điểm cuối năm… - Hoạt động kiểm tra hiện trường của KBNN các cấp chưa được tổ chức thường xuyên và kịp thời. Đây là hoạt động cần thiết trong quy trình KSTTVĐT nhằm hỗ trợ cho công tác kiểm soát thanh toán, hướng dẫn đôn đốc CĐT đẩy mạnh tiến độ thực hiện, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc mà KBNN chưa nắm bắt trong công tác quản lý tại văn phòng. - Thời gian xử lý chứng từ ở thời điểm cuối năm chưa đảm bảo theo quy định. Khối lượng hoàn thành trong ĐTXD thường được nghiệm thu vào quý IV, do vậy hồ sơ thanh toán vốn gửi về KBNN Quảng Nam hầu hết tập trung vào thời điểm cuối niên độ kế hoạch. Kết quả xử lý chứng từ thanh toán, vì thế mà chậm hơn so quy định và là điều không thể tránh khỏi. Đây là tồn tại khách quan, tuy nhiên ngành KBNN cần có những giải pháp động viên và tăng cường nhân lực, thời gian làm việc tại thời điểm cuối niên độ là hêt sức cần thiết. - Công tác tin học hóa trong quản lý cấp phát VĐT đã được ngành KBNN chú trọng và liên tục được phát triển cả về thiết bị và chất lượng phần mềm. Tuy nhiên, tin học hóa trong KSTTVĐT ở ngành KBNN chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức quản lý kế hoạch, nguồn vốn, TMĐT, TDT, tạm ứng, thanh toán vốn, kết xuất báo cáo..., mà chưa hướng đến mục tiêu tăng cường chất lượng kiểm soát theo định mức, đơn giá XDCB thay vì thao tác thủ công như hiện nay. Nhìn chung, công tác quản lý chi ĐTPT từ NSNN tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2001-2005 đã có những chuyển biến tích cực, tạo nên những khởi sắc và triển vọng mới cho bức tranh KT-XH Quảng Nam, góp phần thực hiện xã hội hoá đầu tư, tạo tiền đề thu hút các nguồn vốn khác trong xã hội tham gia đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, CSHT KT-XH phát triển, diện mạo đô thị, nông thôn thay đổi một cách rõ nét, đời sống nhân dân được cải thiện, hộ nghèo đói giảm đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trong công tác kế hoạch hoá, điều hành nguồn VĐT, KSTTVĐT... Thực trạng đó cần có những giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế, để có vận dụng nhằm hoàn chỉnh quản lý chi ĐTPT từ NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH. Chương 3 Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tỉnh Quảng Nam 3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 3.1.1. Phương hướng phát triển k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van nop.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan