Luận văn Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng

Các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong giai đoạn này do các khu công nghiệp chưa phát triển và ổn định. Tính đến năm 2000 trên địa bàn thành phố mới chỉ có 3 khu công nghiệp (Đà Nẵng, Hoà Khánh và Liên Chiểu) đa số các dự án nằm trong khu công nghiệp là các dự án trong nước (50 dự án) chiếm 78,13% các dự án đầu tư. Còn có sự phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tiền thuê mặt bằng của các dự án đầu tư nước ngoài còn cao hơn nhiều so với các dự án trong nước, hơn nữa các thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp còn rườm rà, tiền thuê đất còn cao hơn so với các thành phố khác trong nước. Nhưng theo thời gian số lượng các dự án đầu tư vào khu công nghiệp tăng lên. Do các chính sách, thủ tục về thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng được cải thiện, sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước ngày càng giảm. Mặt khác cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp từng bước được cải thiện theo thời gian.

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3343 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong nước như Hà Nội, Hải phòng, thành phố Hồ Chí Minh... và một điểm yếu mang tính khách quan và dường như không thể thay đổi được là khí hậu của miền Trung nói chung và của Đà Nẵng nói riêng là không được thuận lợi so với các vùng khác trong nước. Các dự án liên tục giảm như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế của Đà Nẵng, không những làm giảm nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn của thành phố mà nó còn ảnh hưởng đến cả kinh ngạch suất khẩu, số lượng lao động... a) Tình hình rút giấy phép của các dự án FDI Bảng 2.2: Tình hình rút giấy phép của các dự án FDI ĐVT 1997 1998 1999 2000 Số dự án rút Dự án 1 2 3 3 Vốn đầu tư USD 1.022.000 7.000.000 41.000.000 11.500.000 Vốn pháp định USD 328.330 2.700.000 14.500.000 4.300.000 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng Đối lập với việc giảm dự án đăng ký mới, số lượng các dự án rút giấy phép đăng ký kinh doanh trong giai đoạn này lại có xu hướng tăng, bình quân mỗi năm có 2,25 dự án bị rút giấy phép, đây là con số tương đối lớn trong hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài. Thường thì nó phản ánh tình trạng yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng trong giai đoạn này phần lớn là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, cụ thể là có hai dự án liên doanh chuyển thành doanh nghiệp đầu tư trong nước (Công ty liên doanh TNHH dệt Hải Vân và công ty liên doanh thuốc lá Đà Nẵng). Mặc dù trong năm 1999 số lượng dự án rút giấy phép đăng ký kinh doanh chỉ có 3 dự án nhưng lượng vốn rút ra lên tới 41 triệu USD, là do có hai dự án lớn do gặp khó khăn trong việc triển khai dự án nên đã rút giấy phép đó là Công ty liên doanh ô tô Nissan và công ty liên doanh khách sạn Tourane với lượng vốn rút lên tới 39,5 triệu USD (bảng 2.2). Tuy nhiên, cũng không thể không kể đến một số nguyên nhân chủ quan về phía Đà Nẵng. Đó là trình độ của một số cán bộ của Đà Nẵng trong các liên doanh còn yếu kém. Tình trạng tranh chấp giữa các bên liên doanh tồn tại nhiều. Dẫn đến các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ buộc bên đối tác nước ngoài phải rút vốn về. b) Cơ cấu theo hình thực đầu tư của các dự án FDI (bảng 2.3) Trong giai đoạn 1997 đến 2000, hình thức liên doanh giữ vai trò chủ đạo trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Song số doanh nghiệp liên doanh ngày càng giảm theo thời gian, số lượng doanh nghiệp liên doanh năm 2000 giảm chỉ còn bằng 77,78% so với năm 1997 và bằng 75% so với năm 1998. Đối lập với việc liên tục giảm của các doanh nghiệp liên doanh là việc tăng đều đặn của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Nếu như năm 1997 chỉ có 14 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thì tới năm 2000 con số này đã lên đến 19 doanh nghiệp. Trung bình mỗi năm tăng 1,25 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tình hình trên cũng cho chúng ta thấy sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp liên doanh. Đa phần các doanh nghiệp này liên doanh với doanh nghiệp nhà nước, trình độ quản lý của các bộ tham gia liên doanh của Đà Nẵng còn hạn chế, cán bộ chủ chốt do chính quyền địa phương cử không thông qua thi tuyển. Nên thiếu hiểu biết về chuyên môn, luật pháp... Hơn nữa nguồn vốn đóng góp lại là của nhà nước nên dường như trách nhiệm của các chủ thể quản lý không trở thành gánh nặng đối với họ, dẫn đến không làm tốt vai trò đại diện cho nhà nước tham gia dự án. Lãi hay lỗ đều thuộc về nhà nước. Chính những tiêu cực này đã dẫn đến việc liên tiếp giảm số doanh nghiệp liên doanh. Bảng 2.3: Cơ cấu theo hình thức đầu tư các dự án FDI ở Đà Nẵng ĐVT: Dự án 1997 1998 1999 2000 1.Hình thức FDI Liên doanh 27 28 26 21 100% vốn nước ngoài 14 16 17 19 2. Không gian của các dự án FDI Ngoài khu công nghiệp 29 31 30 26 Trong khu công nghiệp 12 13 13 14 Tổng dự án FDI 41 44 43 40 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng Các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong giai đoạn này do các khu công nghiệp chưa phát triển và ổn định. Tính đến năm 2000 trên địa bàn thành phố mới chỉ có 3 khu công nghiệp (Đà Nẵng, Hoà Khánh và Liên Chiểu) đa số các dự án nằm trong khu công nghiệp là các dự án trong nước (50 dự án) chiếm 78,13% các dự án đầu tư. Còn có sự phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tiền thuê mặt bằng của các dự án đầu tư nước ngoài còn cao hơn nhiều so với các dự án trong nước, hơn nữa các thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp còn rườm rà, tiền thuê đất còn cao hơn so với các thành phố khác trong nước. Nhưng theo thời gian số lượng các dự án đầu tư vào khu công nghiệp tăng lên. Do các chính sách, thủ tục về thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng được cải thiện, sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước ngày càng giảm. Mặt khác cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp từng bước được cải thiện theo thời gian. c) Cơ cấu theo ngành nghề đầu tư của các dự án FDI (bảng 2.4) Bảng 2.4: Cơ cấu theo ngành nghề đầu tư của dự án FDI ĐVT: Dự án 1997 1998 1999 2000 Sản xuất công nghiệp, xây dựng và kinh doanh cơ sở 21 23 24 26 Dịch vụ khách sạn – nhà hàng, vận tải công cộng 9 9 8 6 Nuôi trồng chế biến Nông – Lâm - Thủy hải sản 11 12 11 8 Tổng số dự án 41 44 43 40 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng Cơ cấu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng phù hợp với mục tiêu và định hướng đặt ra của thành phố là tăng cường tỷ trọng đầu tư vào công nghiệp và cơ sở hạ tầng, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng ngày càng tăng nếu như năm 1997 ngành sản xuất công nghiệp chiếm 51,2% về số dự án thì tới năm 2000 đã tăng lên 65%. Tuy nhiên trong giai đoạn này thế mạnh của Đà Nẵng về du lịch chưa được khai thác đúng tiềm năng của thành phố, trong giai đoạn này không có một dự án nào đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Các nhà đầu tư đến thành phố để khai thác tiềm năng du lịch và tìm kiếm cơ hội đầu tư đối với lĩnh vực có tính hấp dẫn này nhưng vào thời điểm đó, thị trường về lĩnh vực này đang bị bão hòa do đó họ quyết định không đầu tư. Do cơ sở hạ tầng của thành phố trong thời kỳ này kém nên chưa hấp dẫn việc thu hút các dự án về vận tải công cộng. Trong suốt giai đoạn chỉ có một dự án đầu tư vào lĩnh vực này đó là công ty liên doanh vận tải hành khách công cộng Đà Nẵng – Kogyo với 70% vốn thuộc bên Nhật Bản. Bên cạnh đó các dự án đầu tư vào ngành nghề nuôi trồng chế biến nông lâm thủy hải sản cũng chững lại và có xu hướng giảm dần. Mặc dù UBND thành phố Đà Nẵng rất khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này. Vì đây cũng là một trong những lĩnh vực thế mạnh của Đà Nẵng. d) Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo quốc gia đầu tư Bảng 2.5: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quốc gia vùng lãnh thổ vào Đà Nẵng (12/2000) ĐVT: USD Quốc gia vùng lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tư Malaysia 07 145.495.000 Hồng Kông 03 71.415.190 Úc 03 29.545.000 Đài Loan 08 27.457.000 Singapo 01 25.000.000 Anh 01 19.442.000 Italia 02 18.500.000 Nhật 05 16.350.000 Trung Quốc 04 9.280.000 Thái Lan 02 4.320.000 Pháp 02 2.900.593 Nga 02 1.441.000 Tổng cộng 40 371.145.783 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng Số lượng các quốc gia tham gia đầu tư vào Đà Nẵng trong giai đoạn 1997 đến 2000 còn khiêm tốn. Đến cuối năm 2000 mới chỉ có 12 quốc gia đầu tư vào thành phố và đa số vẫn là các nước thuộc khu vực Châu Á. Các nước này không chỉ chiếm phần lớn về dự án mà còn cả về vốn đầu tư. Dẫn đầu giai đoạn 1997 đến 2000 về vốn đầu tư là Malaysia 36.589.510 USD thời gian hoạt động 50 năm, xí nghiệp trách nhiệm hữu hạn SINARA vốn đầu tư 25.045.500 USD thời gian hoạt động 20 năm... Các nước Châu Âu đầu tư vào thành phố còn khiêm tốn, đặc biệt trong giai đoạn này chưa có nước nào thuộc Châu Mỹ đầu tư vào Đà Nẵng, do việc quảng bá về thành phố Đà Nẵng còn hạn chế. Chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài của Đà Nẵng chưa thông thoáng, thị trường chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nhất là trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ, do sức mua tại thị trường còn thấp. 2.1.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2001 – 2005 a) Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (bảng 2.6) Sau thời kỳ đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục giảm sút (giai đoạn 1997 – 2000), từ năm 2001, với những cải cách mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam về môi trường đầu tư. Đồng thời được sự quan tâm của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, môi trường đầu tư vào Đà Nẵng ngày càng được cải thiện, công tác tổ chức thu hút đầu tư Đà Nẵng và quản lý các dự án ngày càng đi vào nề nếp. Sự ra đời của Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng cùng với việc ban hành những chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng của thành phố, hoạt đông thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng đã có những bước chuyển biến tích cực và đã đạt được một số kết quả nhất định. Bảng 2.6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2001 – 2005 ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 Số dự án mới Dự án 6 8 12 9 18 Vốn đầu tư USD 13.034.000 51.860.000 75.230.000 54.857.0000 105.500.000 Tổng vốn đầu tư lũy kế USD 230.805.690 264.365.690 338.971.690 397.394.240 506.449.769 Vốn pháp định lũy kế USD 98.196.035 1117.315.057 140.334.067 159.610.617 228.409.503 Vốn thực hiện lũy kế USD 144.178.994 150.961.144 155.598.756 156.827.502 191.045.375 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng Hơn nữa trong giai đoạn này các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư thuộc khu vực Châu Á đã dần khôi phục sau suộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới với tổng vốn đầu tư là 300.481.000 USD, cụ thể như sau: Năm 2001, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Đà Nẵng đã bắt đầu phục hồi, nếu như trong giai đoạn năm 1997 đến 2000 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ nên chỉ thu hút được trung bình mỗi năm 3,5 dự án mới thì trong giai đoạn từ 2001 đến 2005 bình quân mỗi năm thu hút được 10,6 dự án, gấp hơn 3 lần so với giai đoạn trước. Năm 2001 số dự án cấp phép mới bằng 300% so với năm 2000. Đánh dấu bước khởi đầu của giai đoạn mới, giai đoạn khôi phục và phát triển tiềm năng của Đà Nẵng. Nếu như trong giai đoạn 1997 đến 2000 số dự án được cấp phép mới liên tục giảm, thì trong giai đoạn 2001 đến 2005 ta có thể thấy một xu hướng biến động hoàn toàn khác. Số dự án được cấp phép mới liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng trung bình là 39,59%/năm, cao hơn tốc độ tăng chung của cả nước (tốc độc tăng của cả nước tư 2001 đến 2005 là 33,7%/năm). Năm 2005 là năm thành công nhất trong việc thu hút FDI từ trước đến nay, trong năm Đà Nẵng thu thút được 18 dự án chiếm 22% tổng số dự án hiện có, đặc biệt trong đó có 2 dự án lớn chiếm trên 50% lượng vốn đầu tư trong năm (dự án Mabuchi Motor Đà Nẵng vốn đầu tư 39.900.000USD và dự án Metro Cash & Cary Việt Nam vốn đầu tư 15.000.000 USD), đồng thời đưa Đà Nẵng lên đứng thứ 11 về số dự án và đứng thứ 12 về vốn đầu tư trên toàn quốc (không kể dầu khí) tăng bậc so với năm 2004 (năm 2004 Đà Nẵng đứng ví trí 15). Cho tới cuối năm 2000 Đà Nẵng đứng thứ 19 trong cả nước về số vốn đầu tư nước ngoài, đến nay thành phố đã vươn lên đứng thứ 12 (không kể dầu khí). Kết quả đó cho thấy sự phấn đấu không ngừng của các sở ban ngành của Đà Nẵng trong công tác đối ngoại. Điều đó được biểu hiện qua việc hàng năm thành phố chỉ đạo các ngành liên quan lập dự án gọi vốn, lên danh mục dự án gửi đến các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn của nước ngoài. Giới thiệu, thu hút các nhà đầu tư vào các dự án đã được thiết lập trên cơ sở căn cứ qui hoạch tổng thể của thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt. Đồng thời Đà Nẵng đã vận dụng những cơ chế, chính sách một cách linh hoạt nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư vào thành phố, trên cơ sở Luật đầu tư và các Nghị định của Chính phủ như Nghị định 24/2000/NĐ-CP, Nghị định 27/2003/NĐ-CP. Ngoài ra Đà Nẵng còn ban hành Quyết định số 92/2005/QĐ-UB về ban hành một số chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, việc phân cấp, ủy quyền cấp giấy phép đã được Đà Nẵng thực hiện một cách nghiên túc và đúng luật pháp. Việc phân cấp, ủy quyền đã tạo thuận lợi cho địa phương chủ động ban hành danh mục các dự án gọi vốn FDI phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng. Lượng vốn đầu tư cũng tăng cùng với số dự án, tổng lượng vốn đầu tư thu hút trong giai đoạn năm 2001 đến 2005 là 300.481.000 USD trung bình mỗi năm thu hút được 60.096.200 USD đứng đầu trong khu vực miền Trung và Tây nguyên. Riêng năm 2005 lượng vốn thu hút của Đà Nẵng vươn lên đứng thứ 5 trên cả nước. Tuy nhiên, vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng trong những năm gầy đây tăng không đáng kể. Vốn đầu tư thực hiện bình quân giai đoạn 2001 đến 2005 tăng 5 triệu USD/năm và có tốc độ tăng chậm hơn so với tăng vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác và tốc độ tăng vốn đầu tư chung của xã hội. Lượng vốn đầu tư nước ngoài đã bổ sung một phần quan trọng vào tổng vốn đầu tư phát triển của Đà Nẵng trong điều kiện nguồn vốn tích lũy nội bộ thành phố còn hạn hẹp. b) Tình hình rút giấy phép (bảng 2.7) Bảng 2.7: Tình hình rút giấy phép của các dự án FDI ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 Số dự án rút Dự án 2 3 2 1 3 Vốn đầu tư Triệu USD 11,9 17,2 27 15,4 29,5 Vốn pháp định Triệu USD 4,7 5,4 11,5 7,2 15,8 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng Trong giai đoạn từ 2001 đến 2005 số dự án rút giấy phép bình quân 2,2 dự án/năm, giảm 2,2% so với giai đoạn 1997 đến 2000. Song so sánh nó với lượng dự án trung bình thu hút được vào Đà Nẵng là 10,6 dự án/năm, thì đây vẫn là một con số khá cao. Số lượng dự án bị rút giấy phép duy trì ở mức cao đồng thời có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Các dự án này kéo theo lượng vốn đầu tư bị giải thể trước thời hạn cũng không ngừng tăng theo. Cụ thể nếu trong giai đoạn 1997 đến 2000 lượng vốn đầu tư bị giải thể là 60,5 triệu USD thì giai đoạn năm 2001 đến 2005 lượng vốn lên tới 101 triệu USD. Việc giải thể, rút giấy phép đầu tư của các dự án trong giai đoạn năm 2001 đến 2005 là một bằng chứng rõ nét cho thấy hiệu quả hoạt động yếu kém của các dự án. Qua đó nó cũng phản ánh một điều là các nhà đầu tư chưa xem xét kỹ thị trường tiêu thụ sản phẩm đối tác làm ăn hoặc thị hiếu khách hành tiềm năng, những nhân tố này tác động rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của các dự án. c) Cơ cấu theo hình thức đầu tư các dự án FDI (bảng 2.8) Nếu trong giai đoạn năm 1997 đến 2000 số dự án liên doanh chiếm đa số trong tổng số dự án, thì trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2005 đại đa số các nhà đầu tư nước ngoài chọn hình thức 100% vốn nước ngoài. Nguyên nhân là do hình thức liên doanh thường là liên doanh với các doanh nghiệp nhà nước và chủ yếu là các dự án thuộc các ngành chủ chốt cần vốn lớn đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh, nhưng xu thế hiện nay đầu tư nước ngoài không chỉ gói gọn trong một số lĩnh vực như trước đây mà các lĩnh vực kinh doanh ngày càng được mở rộng, hơn nữa các dự án liên doanh thường làm ăn không hiệu quả nhất là liên doanh với các doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác có một số dự án liên doanh chủ đầu tư nước ngoài đã thực hiện một số chiến lược kinh doanh tốn nhiều chi phí khiến bên Việt Nam không đủ khả năng tài chính phải chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và chi nhánh sản xuất trên địa bàn Đà Nẵng trong những năm gần đây có tăng song tăng không đáng kể và vẫn còn mang tính chất nhỏ lẻ. Bảng 2.8: Cơ cấu theo hình thức đầu tư các dự án FDI ĐVT: Dự án 2001 2002 2003 2004 2005 1. Hình thức FDI Liên doanh 21 21 24 25 26 100% Vốn nước ngoài 25 28 29 36 48 HĐHT kinh doanh 1 2 3 Chi nhánh sản xuất 1 2 2 4 5 2. Không gian của các dự án Ngoài khu công nghiệp 27 29 31 36 42 Trong khu công nghiệp 20 22 25 31 40 Tổng số dự án 47 51 56 67 82 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng. Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp không ngừng tăng qua các năm. Khoảng cách về số dự án đầu tư trong khu công nghiệp vào ngoài khu công nghiệp được thu hẹp dần. Tốc độ tăng bình quân số dự án vào khu công nghiệp là 9,785 năm cao hơn hẳn so với tốc độ tăng khu vực ngoài khu công nghiệp (8,1%/năm). Do các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng được quan tâm trong việc ưu đãi... Trên địa bàn Đà Nẵng hiện có 5 khu công nghiệp, chế xuất và một số cụm công nghiệp tập trung khác. Ngoài khu công nghiệp Đà Nẵng do công ty Massda (liên doanh Đà Nẵng với Malaisia), thành phố vận dụng cơ chế linh hoạt, giao cho công ty phát triển cơ sở hạ tầng trực thuộc khu công nghiệp Đà Nẵng tổ chức giải phóng mặt bằng. Đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp Đà Nẵng bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và vay từ các tổ chức tín dụng khác. Việc vận dụng này đã có hiệu quả nhất định, các khu công nghiệp được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, doanh nghiệp đăng ký ngày càng nhiều. Một số các khu công nghiệp như Hoà Khánh phải mở rộng giai đoạn 2 để đáp ứng nhu cầu thuê đất sản xuất ngày càng nhiều của các doanh nghiệp. d) Cơ cấu theo ngành nghề đầu tư các dự án FDI (bảng 2.9) Bảng 2.9: Cơ cấu theo ngành nghề đầu tư các dự án FDI tại Đà Nẵng ĐVT: Dự án 2001 2002 2003 2004 2005 Công nghiệp – Xây dựng 30 33 35 41 46 Du lịch - Dịch vụ 8 9 11 18 Nuôi trồng chế biến Nông – Lâm - Thủy sản 9 9 10 18 Tổng số dự án 47 51 56 67 82 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng e) Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo quốc gia đầu tư Bảng 2.10: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quốc gia vùng lãnh thổ vào Đà Nẵng (30/12/2005) ĐVT: USD Quốc gia lãnh thổ Số dự án Tổng vốn đầu tư Trung Quốc (Hong Kong) 10 87.490.000 Nhật Bản 11 83.131.713 Đài Loan 15 59.899.400 Hoa Kỳ 05 59.293.000 Hàn Quốc 08 56.808.450 Singapore 03 56.000.000 Australia 03 52.025.000 Malaysia 07 44.842.010 Hà Lan 01 15.000.000 Bahamas 02 13.500.000 British Virgin Islands 03 6.000.000 Pháp 03 4.061.583 Thái Lan 02 4.000.000 Nam tư 01 1.580.000 Israel 01 1.150.000 Canada 01 1.000.000 Luxembourg 01 600.000 Đan Mạch 01 400.000 Nga 01 169.413 Italia 02 100.000 Rumani 01 40.000 Tổng cộng 82 506.449.769 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng Về đối tác đầu tư, hiện nay các chủ đầu tư tại Đà Nẵng vẫn chiếm đa số thuộc khu vực Châu Á. Trong đó Trung Quốc vẫn là nước đứng đầu tiếp theo là Nhật Bản, Đài Loan... Trong những năm gần đây cũng đã bắt đầu xuất hiện một số nước mới thuộc khu vực Châu Âu và Mỹ tham gia đầu tư vào Đà Nẵng. Nhờ công tác quảng bá về thành phố Đà Nẵng được chú trọng và cải thiện theo thời gian nên đối tác đầu tư vào Đà Nẵng đã đa dạng hơn theo hướng đa phương hoá các quan hệ kinh tế quốc tế. Đồng thời vẫn tập trung vào các đối tác có tiềm lực tài chính, kỹ thuật, công nghệ cao, có uy tín và kinh nghiệm trong việc đầu tư vào Đà Nẵng như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... 2.1.3. Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng 2.1.3.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 1997 đến 2000 Bảng 2.11: Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI ĐVT 1997 1998 1999 2000 Doanh thu USD 68.000.000 75.000.000 68.000.000 76.000.000 Kim ngạch xuất khẩu USD 55.000.000 60.021.000 52.199.995 80.012.457 Thuế USD 4.307.692 10.066.133 8.732.395 10.473.931 Lao động Người 8.650 10.278 9.940 12.543 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng Qua bảng 2.11, ta có thể thấy doanh thu của các doanh nghiệp FDI thời kỳ 1997 – 2000 cũng không ổn định và còn thấp. Tổng doanh thu bốn năm mới đạt 287 triệu USD, trung bình mỗi năm đạt 71,75 triệu USD và mỗi doanh nghiệp thu được 1,72 triệu USD/năm. Cũng tương tự như kim ngạch xuất khẩu doanh thu trong thời kỳ này không cao song tính trên mỗi doanh nghiệp thì lại tương đối cao. Mà nguyên nhân là do những công ty có thị trường tiêu thụ không thuộc khu vực khủng hoảng về tài chính tiền tệ nên sản xuất kinh doanh vẫn ổn định. Kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm. Riêng trong năm 1999 kim ngạch xuất khẩu lại giảm do một số doanh nghiệp gặp rắc rối từ phía đối tác làm ăn, dẫn đến việc trì hoãn hợp đồng, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải rút giấy phép kinh doanh. Tính chung cả thời kỳ tỷ lệ giá trị xuất khẩu trên doanh thu là 86% một tỷ trọng khá lớn. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn này là 246.233.452 USD. Mặc dù tổng số kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn này không cao nhưng trung bình kim ngạch xuất khẩu của một dự án lại tương đối cao 1.478.969 USD/dự án. Điều đó cũng phản ánh các dự án có thị trường xuất khẩu không nằm trong các nước thuộc khu vực đang có biến động tiền tệ thì hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn bình thường. Kim ngạch xuất khẩu không những góp phần phát triển kinh tế Đà Nẵng mà còn thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ đáng kể. Bên cạnh đó, lượng thuế thu được cũng không ngừng tăng qua các năm, nếu như trong năm 1997 số thuế đóng vào ngân sách nhà nước chỉ là 4.307.692 thì sang năm 1998 lượng thuế đóng góp tăng 2,34 lần so với năm 1997. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp giảm trong năm 1999 đã ảnh hưởng đến lượng thuế đóng góp trong năm này của khu vực đầu tư nước ngoài. Đến năm 2000 lượng thuế lại tăng trở lại và gấp 2,43 lần so với năm 1997, vượt qua cả năm 1998. Lượng thuế trung bình mà các doanh nghiệp FDI đóng góp từ năm 1997 đến năm 2000 là 8.395.037 USD, và thuộc vào loại cao so với các tỉnh địa phương khác trong khu vực miền Trung. Lượng thuế đóng góp cho ngân sách quốc gia cũng phản ánh tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI là tương đối tốt, mặc dù vẫn có một số doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Các doanh nghiệp FDI cũng giải quyết một phần việc làm cho người dân trên địa bàn Đà Nẵng. Lượng lao động thu hút vào các doanh nghiệp FDI cũng tăng qua các năm mặc dù việc tăng là không ổn định. Nếu năm 1997 chỉ có 8.650 lao động làm việc trong khu vực FDI thì đến 1998 số lao động trong khu vực này tăng lên 18,9%; số lao động năm 1999 cũng tăng so với năm 1997 song lại giảm so với năm 1998. Cùng với lượng kim ngạch xuất khẩu, thuế và doanh thu thì trong năm 1999 số lượng lao động trong khu vực này cũng giảm mà nguyên nhân đã được trình bày ở phần trên (do một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải rút giấy phép đăng lý kinh doanh). Bên cạnh đó đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng góp phần giải quyết cho một số lao động thời vụ tham gia xây dựng các công trình về cơ sở hạ tầng của các dự án. Ngoài ra, trong giai đoạn năm 1997 đến 2000 trên địa bàn Đà Nẵng có 73 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động. Hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện không chỉ tạo ra việc làm cho hơn 700 lao động tại Đà Nẵng mà còn đóng góp nguồn thu vào ngân sách của thành phố, tăng sức mua trong xã hội. 2.1.3.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2001 – 2005 Bảng 2.12: Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu USD 95.000.000 103.744.404 114.835.300 120.000.000 140.000.000 Kim ngạch xuất khẩu USD 54.760.451 66.351.274 82.156.544 85.250.000 105.000.000 Thuế USD 10.361.866 10.715.080 10.866.465 11.000.000 11.500.000 Lao động lũy kế Người 12.735 15.588 19.467 20.500 23.500 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng Doanh thu của các doanh nghiệp FDI cũng tăng theo thời gian. Tổng doanh thu giai đoạn 2001 – 2005 đạt 573.609.704 USD. Trung bình mỗi năm đạt 114.721.940 USD tăng gần 60% so với giai đoạn 1997 – 2000. Tính trung bình mỗi dự án đạt 1,92 triệu USD tăng 11,6% so với giai đoạn 1997 đến 2000. Kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước, trong 5 năm (2001 – 2005) kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 393.518.269USD, chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, tính trung bình kim ngạch xuất khẩu của mỗi dự án đạt 1.297.216 USD so sánh với giai đoạn 1997 – 2000 thì con số này thấp hơn. Song, điều đó không có nghĩa là giai đoạn năm 2001 – 2005 hoạt động xuất khẩu kém hơn. Mà nguyên nhân là do ngày càng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào Đà Nẵng. Sản phẩm chủ yếu là đồ chơi trẻ em đạt gần 80 triệu sản phẩm, áo quần, hàng dệt kim đạt gần 20 triệu bộ, dăm gỗ đạt 1 triệu tấn, bia 12 triệu lít, doanh thu từ ngành dịch vụ du lịch đạt gần 41 triệu USD... Ngoài ra còn các sản phẩm khác như sản xuất chi tiết xe gắn máy đạt gần 11.000 bộ, sản xuất sản phẩm nhựa đạt gần 110.000 tấn, đèn cầy 16.000 tấn, đồ lót phụ nữ 2 triệu sản phẩm, găng tay và sản phẩm bảo hộ lao động 21 triệu đôi... Giải quyết việc làm cho hơn 23.500 lao động (lũy kế) và hàng ngàn lao động gián tiếp ở các doanh nghiệp FDI, lao động thời vụ trong quá trình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các dự án đi vào hoạt động. Hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong 5 năm qua (2001 – 2005) đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng chung của Đà Nẵng, giá trị sản xuất công nghiệp trong các doanh nghiệp FDI đạt bình quân mỗi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLvan1.doc 1.doc
Tài liệu liên quan