MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 : MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 5
1.1. Khái niệm, vai trò quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 5
1.2. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước đối với quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 10
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 14
1.4. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 17
1.5. Kinh nghiệm của một số nước trong quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 18
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ 22
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến công tác quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà 22
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà trong 5 năm (2000-2005) 28
2.3. Nguyên nhân và những tồn tại hạn chế 51
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HOÀ 60
3.1. Một số quan điểm cần quán triệt trong quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà 60
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở Khánh Hoà 63
KẾT LUẬN 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3227 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất, cải tạo bồi dưỡng đất đai, thì cần phải điều tra khảo sát xây dựng bản đồ đánh giá phân hạng thích nghi đất đai theo bản đồ giải thửa (theo quy định hiện nay, phải đảm bảo xây dựng trên hệ thống bản đồ tỷ lệ từ 1/5.000 trở xuống). Hiện nay hơn 21% diện tích đất nông nghiệp chưa được quy hoạch, trong đó khoảng 42% đất nông lâm trường và 32% diện tích đất nông nghiệp đã giao khoán cho nông dân họ đã sử dụng hàng chục năm nay.
- Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm chưa được nghiêm túc.
Tổ chức kiểm tra là khâu rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình điều tra, khảo sát, lập và thực thi phương án. Kiểm tra góp phần tác động lên rất nhiều mặt, như: góp phần quan trọng nâng cao trách nhiệm của người quản lý, người thực thi nhiệm vụ lập dự án, cũng như những sai sót, lệch lạc trong quá trình đưa phương án vào cuộc sống; kiểm tra còn phát hiện những gương tốt, những kinh nghiệm tốt để động viên khen thưởng và nhân rộng. Kiểm tra còn góp phần phát hiện những khả năng chưa sử dụng và huy động kịp thời những khả năng đó. Tuy vậy công tác thanh tra, kiểm tra của chính quyền địa phương đối với các cá nhân tổ chức kinh tế trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp chưa theo quy hoạch đã đề ra; đồng thời chưa được tiến hành một cách thường xuyên liên tục và hiệu quả thấp; chưa coi đây là chức năng nhiệm vụ của các cấp chính quyền và của các ngành, như: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên và Môi trường,...
Thực tế trong 5 năm qua (2001-2005 ) trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà đã tiến hành hơn 50 đợt thanh tra kiểm tra tình hình quản lý đất nông nghiệp của các tổ chức hộ gia đình cá nhân (trong đó có khoảng 15 đợt thanh tra có quyết định thành lập của UBND tỉnh, kiến nghị thu hồi cho nhà nước khoảng 1.800ha đất nông nghiệp, trong đó có 1.200ha dùng đất nông nghiệp để xây dựng nhà trái phép, 800ha sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích). Tình trạng vi phạm quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có xu thế phát triển, đến nay mới giải quyết được 45 vụ trong 270 vụ chờ giải quyết. Các trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê chưa được thực hiện theo đúng pháp luật. Thực hiện Chỉ thị 24CT của Chính phủ đến nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà đã tiến hành kiểm tra diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng của các hộ nông dân, các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn cho thấy chỉ có 65% đất đang sử dụng có quy hoạch cụ thể, trong đó có hơn 1.200ha đất của 16 đơn vị, cơ quan nông lâm trường chưa được tiến hành kiểm tra làm cơ sở để xử lý vi phạm theo quy hoạch đã công bố. Nhìn chung quá trình kiểm tra chưa đáp ứng được theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp từ tỉnh đến thành phố, thị xã, huyện và xã phường. Công tác kiểm tra chỉ mới dừng ở góc độ đánh giá tình hình chung; ngành Nông nghiệp hiện nay chỉ chú trọng đến khâu giống, phân bón và các chỉ tiêu tăng năng suất khác, còn chiến lược phát triển cây trồng theo quy hoạch và hiệu quả ra sao thì chưa thể xem xét đánh giá một cách cụ thể và nhìn chung còn rất mờ nhạt. Cùác nội dung cần tuân thủ trong quá trình xây dựng và quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức, đây là vấn đề chủ yếu nhưng chưa được quan tâm giải quyết một cách có hiệu quả.
Bên cạnh công tác kiểm tra việc thực thi dự án, thì yêu cầu tăng cường kiểm tra còn để đánh giá chất lượng dự án, nắm vững tình hình tiến triển của phương án, kiểm tra sự phù hợp của nó so với các chỉ tiêu nội dung dự án đã được phê duyệt, từ đó có những kết luận đúng đắn. Công tác kiểm tra đánh giá quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp hầu hết ở các xã chưa đáp ứng yêu cầu này. Mặt khác, công tác kiểm tra chưa được tiến hành kịp thời trong thời gian nhất định; do đó chưa có tác dụng ngăn chặn kịp thời những vi phạm, chưa có kết luận khi kiểm tra dẫn đến chưa có cơ sở để quy định trách nhiệm rõ ràng và có hướng giải quyết cụ thể. Theo đánh giá của uỷ ban thanh tra Trung ương hệ thống kiểm tra ở tỉnh Khánh Hoà hiệu quả còn thấp đặc biệt đối với thanh tra quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện ven biển.ý thức người dân nhìn chung không muốn chấp hành nghiêm túc các phương án quy hoạch về sử dung đất nông nghiệp vì tỷ lệ số lượng quy hoạch lâu nay đạt kết quả cao chiếm tỷ lệ rất ít.
Biểu 2.7: Tình hình kiểm tra quy hoạch sử dụng đất từ năm 2003 - 2005
ĐVT: %
Danh mục
Thành phố Nha Trang
Huyện
Ninh Hòa
Huyện
Khánh Vịnh
Huyện
Khánh Sơn
Thị xã
Cam Ranh
Đã kiểm tra
Chưa kiểm tra
Đã kiểm tra
Chưa kiểm tra
Đã kiểm tra
Chưa kiểm tra
Đã kiểm tra
Chưa kiểm tra
Đã kiểm tra
Chưa kiểm tra
Số lượng dự án quy hoạch
30
70
60
40
35
65
41
59
80
20
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa
Qua số liệu trên cho thấy, tỷ lệ số lượng dự án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp được kiểm tra chiếm tỷ lệ còn thấp, dẫn đến sự buông lõng quản lý nhà nước về vấn đề này. Số dự án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đã kiểm tra còn thấp, có huyện chưa đến 50%, điều này dẫn đến tình trạng phát hiện nhưng chưa có biện pháp xử lý ở các huyện, thị trên địa bàn cũng tương đối nhiều. Điều đó được thể hiện như sau:
Biểu 2.8: Tình hình kiểm tra phát hiện vi phạm nhưng chưa xử lý
Đơn vị tính: %
Thành phố Nha Trang
Huyện
Ninh Hòa
Huyện
Khánh Vịnh
Huyện
Khánh Sơn
Thị xã
Cam Ranh
Đã kiểm tra
Chưa kiểm tra
Đã kiêm tra
Chưa kiểm tra
Đã kiểm tra
Chưa kiểm tra
Đã kiểm tra
Chưa kiểm tra
Đã kiểm tra
Chưa kiểm tra
42
48
56
44
57
43
61
39
60
40
Nguồn: Số liệu báo cáo của Sở nông nghiệp phát triển nông thôn - sở địa chính Khánh hoà năm 2005.
Rõ ràng tình hình quản lý nhà nước về công tác kiềm tra các quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở trên địa bàn còn kém hiệu quả. Số lượng dự án quy hoạch được kiềm tra chiếm tỷ lệ còn thấp.
- Thứ sáu, sự phối hợp giữa các cấp các ngành trong quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp còn thiếu chặt chẽ
Đây là vấn đề cần được nhìn nhận đánh giá một cách cụ thể nhằm khắc phục tình trạng hiện nay coi việc quản lý là của các cấp chính quyền, việc sử dụng là của ngành nông nghiệp và các hộ nông dân. Hậu quả là đất đai sử dụng sai mục đích hoặc thiếu tính chiến lược dẫn tới hiệu quả sử dụng đất thấp, sản xuất nông nghiệp thiếu tính ổn định và tính bền vững.
Trong thực tế hiện nay các cấp, các ngành chú trọng khâu quản lý hơn là khâu sử dụng đất. Sự quan tâm hướng dẫn trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp của chính quyền địa phương đối với người dân còn nhiều hạn chế, thiếu thông tin và sự đánh giá về tình hình sử dụng đất, cũng như những mặt yếu kém, để từ đó rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Hàng năm sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sở Tài nguyên và Môi trường có các báo cáo tổng kết tình hình sử dụng đất, tình hình giao đất giao rừng theo nghị định 64/CP, tuy nhiên chỉ chú trọng đến số lượng và theo mục tiêu sử dụng đất giữa các ngành; còn về mặt chất lượng hầu như chưa được quan tâm mà chỉ dựa vào một số chỉ tiêu thống kê chung như năng suất, sản lượng. Mặt khác cho đến nay Khánh Hoà vẫn chưa có chủ trương tổng kết rút kinh nghiệm về những kết quả và hạn chế trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp, cũng như có rất ít các cuộc hội thảo khoa học trao đổi về vấn đề này.
Sự phối hợp giữa các ngành các cấp trên địa bàn cũng như của chính quyền địa phương với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn thiếu chặt chẽ trong việc tham gia công tác phân vùng, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Chức năng nhiệm vụ và phân cấp quản lý còn thiếu cụ thể, thiếu đồng bộ và chồng chéo. Do đó ảnh hưởng đến công tác phân vùng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và triển khai thực hiện vấn đề này. Ví dụ các quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của cấp bộ thường do Bộ chủ quản trực tiếp cấp vốn và xem xét phê duyệt thẩm định, quá trình xây dựng thì các địa phương ít quan tâm xem xét; đây là tài liệu mang tính khoa học chuyên môn nghiệp vụ khá cao, mang tính tầm nhìn quốc gia quốc tế, phân vùng chuyên môn hoá sản xuất,... nhưng khi các địa phương tổ chức quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nói riêng lại ít quan tâm lồng ghép, mà chủ yếu quyết định theo ý chủ quan của địa phương. Ngược lại các cơ quan trung ương cũng ít quan tâm phổ biến các quy hoạch này xuống cho các cấp địa phương; đặc biệt là tính pháp lý của công tác quy hoạch và các chỉ tiêu quy hoạch không rõ ràng, chủ yếu mang tính định hướng. Gây ra sự bất cập khập khiễng lớn giữa quy hoạch vùng và các quy hoạch của địa phương.
Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp vấn đề sinh thái lưu vực là rất quan trọng, vấn đề quy hoạch hệ thống thuỷ lợi, quy hoạch phát triển hệ thống cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm nhằm tăng độ che phủ đất phải được xem xét trong phạm vi lưu vực, nhưng các lưu vực thường không nằm trọn trong phạm vi một huyện hay một tỉnh nào. Để thực sự đảm bảo cho các quy hoạch đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ sinh thái đầu nguồn, giảm thiểu thiệt hại về lũ lụt, lũ quét, xâm nhập mặn, tránh nguy cơ “thượng điền tích thuỷ hạ điền khan” thì yêu cầu các huyện các tỉnh cần phải xem xét thẩm định, phê duyệt quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp nói riêng trên cơ sở lồng ghép với các quy hoạch khác ở trên địa bàn. Đây là vấn đề mà thế giới hiện nay rất quan tâm; một số nước thuộc Đông Nam á (Việt Nam, Lào, Căm Phu Chia và Thái Lan) đã thành lập uỷ ban sông MêKông nhằm bàn bạc nhất trí phương hướng khai thác hợp lý hệ thống sông MêKông và khu vực đầu nguồn, tránh thiệt hại cho các nước thuộc lưu vực, đặc biệt là các nước hạ nguồn, như Căm Pu Chia và vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
- Thứ bảy, ý thức chấp hành quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dân và các tổ chức kinh tế còn thấp, quyền lực của nhà nước về quản lý sử dụng đất chưa được phát huy đúng mức
Vấn đề quan trọng nhất và có tính quyết định để quy hoạch thành công và đi vào cuộc sống là tổ chức thực hiện và năng lực của các cơ quan tổ chức thực hiện. Dù quy hoạch lập ra có đúng và các giải pháp đề ra là khả thi mà cơ quan thực hiện kém hiệu lực, thiếu các cá nhân và tổ chức đủ năng lực thực hiện và đưa quy hoạch vào thực tế cuộc sống thì các quy hoạch được xây dựng ra vẫn là quy hoạch treo; Do vậy tổ chức thực hiện quy hoạch là rất cần thiết.
Quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng ở Khánh Hoà đã được triển khai từ sau khi có luật đất đai năm 1993, đặc biệt là từ năm 1998 đến nay, song giữa tỉnh và huyện, giữa huyện và xã, giữa các ngành và các cơ quan địa phương đóng trên địa bàn thiếu sự phối hợp chặt chẽ. Các cấp, các ngành chưa nhận thức được một cách đầy đủ vai trò, ý nghĩa của các loại quy hoạch, nhiều quy hoạch rất có cơ sở khoa học và thực tiễn nhưng không được đưa vào thực hiện hay công bố cụ thể để nhân dân áp dụng. Việc lập quy hoạch còn mang tính hình thức, chạy đua theo phong trào, theo chủ trương chỉ thị của cấp trên. Cũng chính vấn đề này mà các cấp các ngành thường chỉ quan tâm đến quy hoạch cấp vĩ mô (tỉnh, huyện), các quy hoạch chi tiết cấp xã phường, các dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng theo các khu vực ít được quan tâm xây dựng.
Biểu 2.9: Trình độ nhận thức về thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của người dân
Đối tượng
Xem xét
Tổng số
Người được
điều tra
Trình độ nhận thức về thực hiện
quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
Cao
T.Bình
Thấp
Tổng cộng
400
14%
46%
40%
Trong đó: - Nông dân
200
9%
50%
41%
- Các tổ chức kinh tế
100
20%
67%
13%
- Đồng bào dân tộc
65
8%
31%
61%
- Các đối tượng khác
25
16%
34%
50%
Nguồn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp Miền trung
Theo đánh giá của dự án rà soát quy hoạch sử dụng đất tỉnh khánh Hòa năm 2006, cho thấy trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa diện tích đất đang sử dụng không đúng theo quy hoạch chiếm tỷ lệ 28%. Nạn chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy, canh tác bừa bãi trên đất dốc tuy có chiều hướng thuyên giảm, nhưng với tốc độ rất chậm, diện tích rừng bị suy giảm bình quân mỗi năm khoảng 500 ha; 80% diện tích đất nương rẫy, đất vườn tạp hiện nay chưa được hướng dẫn cũng như có các chủ trương giải pháp cụ thể để chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, nhìn chung các nông hộ tự do canh tác trên đất nương rẫy dưới nhiều hình thức khác nhau. Diện tích trồng lúa màu, trồng cây công nghiệp ở các huyện mới thực hiện phù hợp theo quy hoạch khoảng 70%, trong đó diện tích trồng cây công nghiệp cũng như diện tích nuôi trồng thuỷ sản mới thực hiện được khoảng 56%. Điều đó chứng tỏ rằng việc quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết.
Đặc biệt tình trạng vi phạm quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp như sử dụng sai mục đích, lấn chiếm, tranh chấp, chuyển nhượng trái phép còn xảy ra khá phổ biến ở các vùng ven thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ. Từ năm 2000 đến nay mỗi năm bị mất 500 ha đất nông nghiệp để chuyển sang phát triển các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng, đất ở, đất xây dựng, khu du lịch,... trong đó có một phần không nhỏ đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở, đất xây dựng không đúng theo quy hoạch.
Hơn nữa qua khảo sát ở 4 huỵên và 2 thị trấn của tỉnh Khánh Hoà cho thấy diện tích đất nông nghiệp mỗi năm tăng khoảng 380 ha, trong đó do khai hoang phục hoá là 120ha, còn lại 260ha là do đốt rừng làm rẫy. Đây là sự gia tăng diện tích đất nông nghiệp một cách thiếu cơ sở khoa học và pháp lý, dẫn tớí sự rữa trôi xói mòn đất đai, mất cân bằng sinh thái, khả năng phục hồi lại thảm thực vật và độ che phủ là rất khó khăn và tốn kém.
Từ thực tiễn trình độ nhận thức về thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của các đối tượng sản xuất, cũng như thực tiễn về quá trình suy giảm thảm thực vật che phủ đất, tình trạng đốt nương làm rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng đất bừa bãi thiếu cơ sở khoa học và pháp lý, cho thấy công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch sử dụng đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa rất yếu kém, hiệu quả của quyền lực nhà nước chưa được phát huy đúng mức.
2.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
Từ sự phân tích những hạn chế yếu kém của quá trình quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, rút ra được những nguyên nhân của các tồn tại này như sau:
Một là, công tác tuyên truyền giáo dục tổ chức học tập quán triệt về quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và luật đất đai chưa được thực hiện một cách cụ thể thường xuyên liên tục. Điều đó làm cho nhiều hộ nông dân kể cả cơ quan đơn vị nông lâm trường sử dụng đất nông nghiệp vẫn chưa nắm được nội dung của vấn đề nói trên, dẫn tới quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp còn nhiều sai phạm. Qua phỏng vấn và thăm dò đối với các đối tượng sử dụng đất nông nghiệp cho thấy:
- ở Thị xã Cam Ranh phỏng vấn 85 người trong đó có 48% là nông dân sống trên địa bàn lâu năm thì có 49 người không nắm được những quy định trong quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và đất đai, 15 người chỉ nắm được một vài nội dung còn lại chưa biết gì.
- ở huyện Diên Khánh phỏng vấn 36 người trong đó có 5 người là chủ các cơ sở trang trại thì 12 người không hiểu được các quy định trong quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, 3 người có hiểu được một số nội dung đại khái, còn lại chưa biết gì.
- ở huyện Khánh Vĩnh phỏng vấn 112 người thì có nhiều người cho rằng họ không được chính quyền phổ biến quy định về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, 20 người có biết một số nội dung, còn lại không biết gì.
Qua đó cho thấy, việc tuyên truyền giáo dục các đối tượng sử dụng đất nông nghiệp thực hiện chưa tốt. Một số chính sách liên quan đến luật đất đai như các quy định về quyền lợi và trách nhiệm sử dụng đất, yêu cầu của công tác sử dụng đất chính sách thuế, chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình chưa được phổ biến, giải thích cụ thể nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này làm cho các đối tượng thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thiếu ý thức thực hiện quy hoạch của nhà nước, dẫn đến vi phạm. Trong 5 năm qua 2001 -2005 bình quân ở các huyện đã tổ chức học tập quán triệt nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho các đối tương sử dụng với thời gian rất ít. Theo thống kê bình quân mỗi xã thôn trong thời gian này tổ chức chỉ khoảng 2 lần, trong khi đó ở các tỉnh khác là 5 lần(Quảng Nam, Quảng Trị)
Hai là, có quá nhiều văn bản pháp lý về quản lý đất đai (trong đó có quản lý đất nông nghiệp), đặc biệt là văn bản của xã, phường làm cho quá trình thực hiện gây ra sự chồng chéo và mâu thuẫn nhau. Hiện nay hơn 26% các thôn xã, phường ban hành văn bản quản lý về quản lý đất nông nghiệp chưa phù hợp với quản lý nhà nước về quy hoạch trong đó 21% văn bản thiếu tính pháp lý, 14% văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chưa có sự thống nhất, đồng bộ. Việc kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý nhà nước về quy hoạch chưa được tiến hành thường xuyên và nghiêm minh. Hơn 3,8% diện tích đất nông nghiệp ở Khánh Hoà được những người đang sinh sống, công tác ở vùng khác mua và thuê người canh tác nhưng lại không tuân thủ các quy định của địa phương về đất đai và cố ý trốn tránh trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch trên địa bàn. Xử lý các vụ vi phạm về đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng chưa được nghiêm minh, kỷ cương pháp luật chưa được coi trọng; còn có sự phân biệt giữa kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước. Nhiều đơn vị kinh tế nhà nước ở trên địa bàn Khánh Hoà vẫn chưa thực hiện nghiêm túc quản lý nhà nước về quy hoạch như mua bán, chuyển nhượng trái phép và xâm lấn đất công; trong khi đó trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện đang có 1.655 tổ chức sử dụng đất, bao gồm: 462 tổ chức kinh tế ( 2 nông trường quốc doanh; 13 ban quản lý bảo vệ rừng; 15 lâm trường quốc doanh; 31 doanh nghiệp nhà nước; 434 các tổ chức kinh tế khác); 272 đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội.
Ba là, vai trò kiểm tra, giám sát của các cấp chính quyền trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp còn nhiều hạn chế.
Đây là nhiệm vụ đặt ra từ nhiều năm nay qua các kỳ họp của HĐND tỉnh, huyện xã đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục nhưng vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này trong đó có nguyên nhân cơ bản là chức năng nhiệm vụ của các cấp chính quyền chưa được thực hiện theo quy định của nhà nước về quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Nhiều huyện đã buông lỏng công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với xã trong quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp. Nhiều xã chưa thực sự quan tâm đến công tác này, thậm chí còn đặt ra các thủ tục trái với quy định của nhà nước. Công tác thống kê, báo cáo tình hình quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp chưa thực hiện một cách thường xuyên và nghiêm túc. Số liệu báo cáo qua loa, đại khái, thiếu chính xác hạn chế hoạt động của các cơ quan chức năng. Tổ chức chỉ đạo các chỉ thị của ngành nông nghiệp UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Địa chính liên quan đến quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tiến hành vẫn còn chậm, chưa giải quyết các vụ kiện xảy ra như tranh chấp đất đai những vùng chưa có quy hoạch. Mặt khác cho đến nay UBND tỉnh Khánh Hoà vẫn chưa tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm về các quy định thực hiện quy hoạch sử dụng nông nghiệp ở các huyện, xã. Hàng năm chưa tổ chức đánh giá, giám sát của các cấp chính quyền đối với các đối tượng sử dụng đất dựa trên cơ sở phân cấp quản lý đất nông nghiệp.
Bốn là, trình độ nhận thức về quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của người dân còn thấp
Thực tế tập quán canh tác lạc hậu của một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số, dân di cư tự do, cũng như của các hộ nghèo, hộ vùng sâu vùng xa (tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 4,5% dân số; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 17,5% tổng số hộ). Hầu hết các nông hộ thuộc các bộ phận này đều canh tác ruộng cạn theo phương thức quãng canh, đốt phát chọc tỉa; phương thức canh tác này có lợi thế là tận dụng được độ mùn tự nhiên cao để đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt, thuận lợi ban đầu trong việc diệt cỏ. Tuy nhiên, phương thức này có những hạn chế rất lớn trong tiến trình phát triển xã hội, bởi nó tạo cho họ thói quen không sử dụng phân bón trong canh tác, việc đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất không được quan tâm, mà hầu như họ chỉ đi theo hướng mở rộng diện tích, họ không thể canh tác ruộng thuần bởi như thế năng suất sẽ giảm; trong khi đó áp lực gia tăng dân số ngày càng mạnh đã làm giảm diện tích đất luân canh của họ, buộc họ phải đi vào vùng sâu vùng xa hơn để tìm đất canh tác. Đây là một trong những nguyên nhân rất quan trọng đang cản trở những nỗ lực chỉ đạo sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững và ngày càng có hiệu quả cao. Bên cạnh đó một bộ phận lớn dân cư nhận thức về vai trò ý nghĩa của việc sử dụng đất nông nghiệp còn thấp, trình độ am hiểu về kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bảo vệ và bồi dưỡng độ phì nhiêu của đất chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Sự quan tâm hướng dẫn của chính quyền địa phương đối với người dân trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp còn nhiều hạn chế; thiếu thông tin về sự đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp cũng như những yếu kém trong quá trình canh tác để có những khuyến cáo hoặc biện pháp chỉ đạo giúp đỡ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Năm là, cán bộ làm công tác quy hoạch, kế hoạch tổ chức chỉ đạo, điều hành quá trình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Khánh Hoà còn nhiều hạn chế, đặc biệt cán bộ quản lý đất nông nghiệp ở cấp xã còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng chưa thực sự có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ này trên phạm vi xã, huyện. Hàng năm, các sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, cũng như chính quyền địa phương chưa tổ chức tổng kết công tác phân vùng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp ở các cơ sở để rút ra những mặt mạnh và mặt hạn chế, từ đó có biện pháp đẩy mạnh công tác này ngày càng có hiệu quả hơn.
Sáu là, cơ cấu tổ chức cũng như việc phân cấp quản lý và quy định chức năng nhiệm vụ cho các cấp các ngành về việỷc quản lý sử dụng đất nông nghiệp là chưa rõ ràng và chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn; cũng chính vì vậy mà vai trò kiểm tra giám sát của các cấp chính quyền trong việc xây dựng và thực hiện sử dụng đất theo quy hoạch còn nhiều hạn chế. Đây là nhiệm vụ đặt ra từ nhiều năm nay qua, nhiều kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện, xã đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục nhưng vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn. Nhiều địa phương cấp huyện đã buông lỏng việc chỉ đạo đối với xã trong quản lý quy hoạch làm cho hiệu quả của việc sử dụng đất nông nghiệp ở cấp chính quyền còn thấp; nhiều xã chưa thực sự quan tâm đến công tác này. Công tác thống kê báo cáo tình hình quản lý nhà nước về sử dụng đất nông nghiệp chưa thực hiện một cách thường xuyên và nghiêm túc. Mặt khác cho đến nay UBND tỉnh Khánh Hoà vẫn chưa tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm về các quy định thực hiện quy hoạch sử dụng nông nghiệp ở các huyện, xã. Hàng năm chưa tổ chức đánh giá, giám sát của các cấp chính quyền đối với các đối tượng sử dụng đất dựa trên cơ sở phân cấp quản lý đất nông nghiệp.
Bảy là, công tác giao đất giao rừng tiến triển chậm, gây khó khăn cho việc quản lý sử dụng đất nói chung cũng như đất nông nghiệp nói riêng. Thực tế đến 31/12/2005, toàn tỉnh Khánh Hòa mới cấp được 127.717 hộ và 98 tổ chức sử dụng đất với tổng diện tích đất đã cấp là 192.015 ha, kết quả này mới chỉ đạt 53,48% tổng số hộ và 5,92% số tổ chức có nhu cầu sử dụng đất; Đặc biệt có một số địa phương công tác giao đất hầu như không triển khai được, như: Thị trấn Ninh Hòa đến nay mới chỉ cấp được 595 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và 266 giấy chứng nhận đất ở trên tổng số hơn 4000 hộ toàn thị trấn. Hơn nữa việc áp dụng chính sách giao đất giao rừng hiện nay chưa dựa vào đặc điểm cụ thể về kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa và các địa phương trong tỉnh; hầu hết đất rừng hiện nay đều thuộc sự quản lý bảo vệ của ngành kiểm lâm và một số lâm trường, lực lượng này không đủ nguồn nhân lực để kiểm soát toàn bộ diện tích rừng rộng lớn trên 201.000 ha và phân bố trên nhiều vùng và khu vực khác nhau, với địa hình rất phức tạp. Công tác xã hội hóa về nghề rừng chưa làm được; việc giao rừng cho hộ gia đình quản lý theo hình thức đơn lẻ, với quy mô diện tích từ 30 ha đến 50 ha/hộ là chưa hợp lý, ý nghĩa bảo vệ rừng thấp, bởi không thể một vài hộ gia đình tự bảo vệ được một số diện tích rừng trong tổng thể diện tích rừng rộng lớn được. Kinh nghiệm hiện nay ở một số nơi cho thấy công tác bảo vệ rừng thực sự có ý nghĩa khi nó được giao cho cộng đồng thôn xã và bản thân họ được hưởng lợi một phần của các sản phẩm khai thác từ rừng, họ gắn kết với rừng như là một nghề sản xuất chính. Mức độ giao khoán chăm sóc bảo vệ rừng hiện nay ở mức100.000 đ/ha là tương đối lớn, hàng năm tiêu phí rất nhiều ngân sách nhà nước được lấy từ nguồn vốn tài trợ ODA, nhưng mức độ này cũng chỉ đảm bảo được khả năng thu nhập cho 1 hộ nhận chăm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van.doc
- bia viet tat.doc