Luận văn Hoàn thiện quản lý tài chính của Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI 6

1.1. Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội 6

1.2. Quản lý tài chính Bảo hiểm xã hội 15

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1995 ĐẾN NAY 30

2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến quản lý tài chính của Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh 30

2.2. Tổ chức bộ máy quản lý Bảo hiểm xã hội và thực trạng quản lý tài chính của Bảo hiểm xã hội Hà tĩnh 34

2.3. Đánh giá chung về quản lý tài chính của Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh 61

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HÀ TĨNH 71

3.1. Phương hướng, mục tiêu quản lý tài chính của Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh 71

3.2. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý tài chính của Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh 73

3.3. Một số kiến nghị 83

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1974 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quản lý tài chính của Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở chính đóng trên địa bàn huyện bao gồm: Các đơn vị do huyện trực tiếp quản lý; các đơn vị ngoài quốc doanh; các xã, phường, thị trấn; các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu. Đối với các đơn vị sử dụng lao động có các đơn vị trực thuộc, đóng trụ sở và hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh, thì nộp BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh, nơi đóng trụ sở chính; đơn vị sử dụng lao động muốn để các đơn vị trực thuộc nộp BHXH tại nơi đơn vị trực thuộc đóng trụ sở, phải có văn bản đề nghị và có ý kiến của cơ quan BHXH tỉnh nơi đóng trụ sở chính đồng ý. Hàng năm, các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách số lao động tham gia BHXH, quỹ tiền lương và số tiền đóng BHXH với cơ quan BHXH trực tiếp quản lý thu BHXH. Cơ quan BHXH có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số lao động có đóng tiền BHXH, tổng số tiền đóng BHXH của đơn vị sử dụng lao động và của từng người lao động; đồng thời ghi vào sổ BHXH của từng người lao động về thời gian đóng BHXH, số tiền đóng BHXH để làm căn cứ duy nhất giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động. Về quy trình quản lý thu BHXH, kể từ khi thành lập (1995) đến nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã năm lần thay đổi quy định quy trình quản lý thu để phù hợp với thực tế quản lý của từng thời kỳ. Từ những quy định tạm thời về công tác thu BHXH, đến nay, đã có quy định chính thức và riêng cho công tác thu. Từng khâu trong công tác thu đã được quy định cụ thể và có cơ chế quản lý phù hợp. Đặc biệt là khâu quản lý số tiền đã thu BHXH qua hệ thống tài khoản chuyên thu ở ngân hàng, kho bạc từ địa phương đến Trung ương. BHXH Việt Nam cũng đã xây dựng được hệ thống mẫu biểu quản lý thu tương đối hoàn chỉnh áp dụng trong toàn quốc. Các tiêu thức của mẫu biểu đã đáp ứng được yêu cầu quản lý, phù hợp với tình hình thực tế. Các bước triển khai thực hiện nghiệp vụ thu được chuyên môn hoá cao, giảm bớt các thủ tục rườm rà, đảm bảo việc thực hiện thu, đối chiếu số thu và chuyển tiền thu nhanh chóng hiệu quả và an toàn. Từ tháng 9/1995 đến tháng 12/1996 quy trình quản lý thu BHXH được thực hiện theo Quyết định số 211/BHXH ngày 26 tháng 9 năm 1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Từ tháng 01/1997 đến tháng 12/1999, quy trình quản lý thu BHXH được thực hiện theo Quyết định số 177/ BHXH ngày 30 tháng 12 năm 1996 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Từ tháng 01/2000 đến tháng 6/2003, quy trình quản lý thu BHXH được thực hiện theo Quyết định số 2902/1999/QĐ- BHXH ngày 23 tháng 11 năm 199 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Quyết định này đã cụ thể hoá về nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia BHXH trong việc thu nộp BHXH và quản lý và tổ chức thu BHXH. Từ tháng 7/2003 đến nay, quy trình quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc được thực hiện theo Quyết định số 722/QĐ- BHXH-BT ngày 26 tháng 5 năm 2003 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Từ tháng 01/2007 đến nay, quy trình quản lý thu BHXH được thực hiện theo Quyết định số 902/QĐ- BHXH ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Quyết định này được ban hành sau khi Luật BHXH được triển khai thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2007. Các quy định về quản lý thu BHXH bắt buộc được tổ chức thực hiện qua các giai đoạn có một số nội dung như sau: Một là, đối tượng tham gia BHXH đã từng bước được mở rộng, từ chỗ ở phạm vi hẹp trong khu vực nhà nước đến chỗ mở rộng ra khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động. Hai là, về mức đóng được tăng dần. Phương thức đóng thì vẫn quy định theo tháng cùng với thời gian nhận tiền lương, tiền công của người lao động, trừ một số trường hợp các doanh nghiệp sản xuất theo thời vụ được phép đóng BHXH theo quý hoặc sáu tháng một lần. Ba là, quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH từng bước được nâng lên theo mức thu nhập của người lao động và được giới hạn mức trần tối đa nhằm tạo công bằng trong đóng và hưởng. Bốn là, về công tác quản lý được phát triển theo hướng phân định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của người sử dụng lao động, đại diện người sử dụng lao động và cơ quan nhà nước Hàng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị dự toán phải xây dựng kế hoạch thu BHXH trong năm. Từ năm 1995 - 1999, công tác lập kế hoạch thu chỉ quy định trách nhiệm của BHXH cấp tỉnh và cấp huyện. Từ năm 2000 đến năm 2006 Quyết định số 2902/1999/QĐ - BHXH ngày 23/11/1999 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam đã quy định rõ trách nhiệm của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh và huyện. Thời hạn nộp kế hoạch thu được quy định lại trước ngày 31/10 hàng năm với mục đích BHXH Việt Nam có thể tổng hợp và xem xét, giao chỉ tiêu kế hoạch thu cho BHXH cấp tỉnh sao cho phù hợp. Từ năm 2007 trở đi, theo Quyết định số 902/QĐ - BHXH, ngày 26/6/2007 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam thực hiện theo Luật BHXH. Về cơ bản, quy trình lập kế hoạch thu theo quy định tại Quyết định số 2902/1999/QĐ - BHXH, Quyết định số 722/2003/QĐ - BHXH và Quyết định số 902/QĐ - BHXH không khác nhau; nhưng những quy định trong Quyết định số 722/2003/QĐ - BHXH và Quyết định số 902/QĐ - BHXH có tính khoa học hơn, thể hiện ở chỗ, BHXH Việt Nam lập kế hoạch thu không chỉ dựa trên kế hoạch thu do BHXH tỉnh gửi đến mà còn căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm của BHXH các địa phương cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Quy trình lập kế hoạch thu theo quy định tại Quyết định số 902/QĐ - BHXH ngày 26/6/2007 như sau: BHXH huyện căn cứ vào Danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị và đối tượng tham gia BHXH do BHXH huyện quản lý để thực hiện kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp và lập 2 bản kế hoạch thu BHXH năm sau, một bản lưu tại BHXH huyện, một bản gửi BHXH tỉnh trước ngày 20/10 hàng năm. BHXH tỉnh căn cứ danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, lập kế hoạch thu BHXH năm sau. Đồng thời tổng hợp kế hoạch thu BHXH của các huyện, lập hai bản, một bản lưu tại BHXH tỉnh, một bản gửi BHXH Việt Nam trước ngày 31/10. BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm của BHXH các địa phương và tình hình phát triển kinh tế xã hội, căn cứ kế hoạch thu BHXH do BHXH các tỉnh lập để giao số kiểm tra về thu BHXH cho BHXH các tỉnh trước ngày 15/11 hàng năm. Căn cứ số kiểm tra của BHXH Việt Nam giao cho, BHXH tỉnh đối chiếu với tình hình thực tế trên địa bàn đang quản lý, nếu chưa phù hợp thì phản ánh về BHXH Việt Nam để xem xét, điều chỉnh. BHXH tỉnh căn cứ dự toán thu BHXH của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 15/01 của năm kế hoạch để triển khai thực hiện. Việc lập kế hoạch thu đóng vai trò quan trọng, đòi hỏi đơn vị lập kế hoạch phải nắm rõ tình hình thực tế và tốc độ phát triển về lao động, quỹ lương trên địa bàn được phân cấp quản lý. Cán bộ làm công tác này phải có trình độ nghiệp vụ vững, am hiểu và dự đoán được những diễn biến của tình hình kinh tế - xã hội trong nước, trong địa bàn và của các đơn vị sử dụng lao động. Lập kế hoạch thu sát với tình hình thực tiễn thì công tác thu sẽ thuận lợi, đảm bảo khai thác tối đa tiềm năng. Ngược lại, công tác thu sẽ trở nên khó khăn, nặng nề do phải chạy theo chỉ tiêu kế hoạch quá cao. Kế hoạch thu và kết quả thực hiện kế hoạch thu của BHXH Hà Tĩnh được thể hiện trên Bảng 2.2. Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH của tỉnh Hà Tĩnh (giai đoạn 2003 - 2007) Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Số kế hoạch 96,5 101 130 146 187 Số thực hiện 96,85 101,3 131 151 194 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 100,3% 100,3% 100,7% 103,4% 103,7% Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh [6]. Số liệu bảng 2.2 cho thấy, việc thực hiện kế hoạch thu được giao ở BHXH Hà Tĩnh qua các năm sát với thực tế. Kế hoạch thu BHXH và thực hiện sát nhau. Điều đó cho thấy công tác lập kế hoạch thu được chú trọng hơn nên số dự toán thu đề ra hàng năm chỉ chênh lệch từ 0 - 4% so với số thực thu BHXH. Để xây dựng và thực hiện kế hoạch thu BHXH, cơ quan quản lý đã tập trung vào ba nội dung. Một là, quản lý đối tượng tham gia BHXH; hai là quản lý quỹ lương trích nộp BHXH; ba là quản lý tiền thu BHXH. Về quản lý đối tượng tham gia BHXH. Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một trong những vấn đề mấu chốt của nghiệp vụ thu BHXH. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch thu BHXH Bảng 2.3: Đối tượng tham gia BHXH của tỉnh Hà Tĩnh Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Số đối tượng tham gia BHXH 43.484 45.139 51.353 54.189 56.578 Trong đó: Khối Hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể 28.184 28.797 29.209 29.970 29.430 Khối Doanh nghiệp Nhà nước 11.661 11.650 11.007 9.684 9.406 Khối Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh 2.259 2.785 4.294 6.607 7.891 Khối Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài 212 231 230 286 311 Ngoài công lập 1.137 1.567 2.057 2.444 2.881 Hợp tác xã 31 109 386 587 756 Xã, phường 4.432 4.224 4.151 4.373 5.612 Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh [6].  Qua số liệu Bảng 2.3, chúng ta có thể thấy rằng, số lao động hàng năm đều tăng lên. Trong đó, khối hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, xã phường cơ bản ổn định hàng năm không biến động lớn. Biến động nhiều nhất là khối doanh nghiệp Nhà nước và khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều đó phản ánh đúng tình hình phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua. Các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá, cơ cấu lại lao động phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, do đó, số lao động giảm. Các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,... được cấp giấy phép thành lập với số lượng lớn ngày càng tăng qua các năm vì vậy đã thu hút một lực lượng lớn lao động tham gia BHXH. Lao động tham gia BHXH ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn ít. Điều đó cho thấy ở Hà Tĩnh chưa có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đóng trên địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh. ở đây cũng cần nhận thấy rằng, thực tế thời gian qua một số chủ sử dụng lao động nhận thức không nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc đóng BHXH cho người lao động. Do đó, vẫn còn không ít doanh nghiệp gian lận trong kê khai số lao động tham gia nộp BHXH, trốn tránh đóng BHXH cho người lao động. Theo số liệu của Sở lao động - Thương binh và Xã hội, đến hết năm 2007, tỉnh Hà Tĩnh có 1.442 doanh nghiệp các loại, thu hút 44.480 lao động, trong đó, mới chỉ có có 574 doanh nghiệp nộp BHXH cho 18.364 lao động, chiếm tỷ lệ 40% doanh nghiệp và 41% lao động tham gia BHXH. Một số đơn vị làm ăn không có hiệu quả, công nhân không có việc làm phải ra làm ngoài và nộp nghĩa vụ BHXH cho doanh nghiệp dẫn đến gánh nặng tài chính đối với doanh nghiệp. Cá biệt ở một số đơn vị, công nhân phải đóng toàn bộ 20% BHXH. Khoản đóng góp này so với mức thu nhập của công nhân là quá cao. Do vậy nhiều người đã buộc phải xin ra khỏi biên chế. Một bộ phận doanh nghiệp lo sợ về gánh nặng 15% nộp BHXH phải tính vào chi phí doanh nghiệp nên đã sử dụng các hình thức như không ký kết hợp đồng lao động, hoặc ký kết hợp đồng lao động ít hơn lao động thực tế, ký thời hạn hợp đồng với người lao động dưới 3 tháng…Một bộ phận doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đăng ký sản xuất kinh doanh nhưng không trích nộp BHXH cho người lao động, tìm mọi cách né tránh trốn đóng BHXH. Về quản lý quỹ lương trích nộp BHXH, đây cũng là cơ sở quan trọng để lập kế hoạch thu BHXH. Cơ quan BHXH quản lý tốt quỹ lương trích nộp BHXH sẽ là điều kiện xây dựng kế hoạch thu BHXH sát với thực tế (xem Bảng 2.4). Bảng 2.4: Tình hình quỹ lương trích nộp BHXH ở tỉnh Hà Tĩnh Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Quỹ lương trích nộp BHXH 386,8 399,5 491,6 683,3 828,4 Trong đó: Khối Hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể 253 258 314 435 506 Khối Doanh nghiệp 92 93 106 129 144 Khối Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh 13,7 16,5 31 61 89 Khối Doanh nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài 1,7 2,2 3 3,3 4 Ngoài công lập 4,2 5,7 8,4 13 19 Hợp tác xã 0,05 0,3 1,2 3 4,4 Xã, phường 25 26 28 39 62 Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh [6] Số liệu trên cho thấy quỹ lương tăng liên tục qua các năm. Điều đó cũng có nghĩa là số lao động có thu nhập tăng. Tuy nhiên, số liệu trên đây chưa phản ánh đúng quỹ lương thực tế phải trích nộp BHXH trên địa bàn tỉnh. Như vậy, với việc không khai báo đầy đủ lao động, theo đó, quỹ lương trích nộp BHXH của đơn vị cũng không được kê khai đúng, đủ. Đây là vấn đề phổ biến xảy ra ở nhiều đơn vị sử dụng lao động, nhất là khối các đơn vị sản xuất kinh doanh không có hiệu quả. * Tổ chức thu BHXH Tổ chức thu của BHXH Hà Tĩnh đã được thực hiện khá tốt. Hàng tháng, cơ quan BHXH tiến hành thông báo nợ BHXH đến các chủ sử dụng lao động, tăng cường công tác tuyên truyền cho chủ sử dụng lao động, người lao động có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác BHXH thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, đài, báo… Cơ quan BHXH biểu dương kịp thời các đơn vị làm tốt công tác BHXH đồng thời đưa ra công luận các đơn vị cố tình không thực hiện nghĩa vụ nộp BHXH, nợ đọng BHXH kéo dài. Mặt khác, công tác cấp, quản lý và kiểm tra cấp sổ BHXH được BHXH Hà Tĩnh coi trọng, xác định sổ BHXH là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý thu BHXH của người lao động, của đơn vị. Đây cũng là cơ sở gắn việc thực hiện nghĩa vụ trích nộp BHXH với quyền lợi được hưởng các chế độ BHXH. Hơn nữa cơ quan BHXH cử cán bộ chuyên quản thu BHXH thường xuyên bám sát doanh nghiệp đôn đốc thực hiện nộp BHXH. Đồng thời tổ chức làm việc trực tiếp với các đơn vị nợ đọng BHXH để cùng đơn vị tháo gỡ khó khăn, trên cơ sở giúp doanh nghiệp hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về công tác BHXH từ đó doanh nghiệp cam kết việc thực hiện nộp BHXH. Ngoài ra, cơ quan BHXH còn triệt để áp dụng nguyên tắc có thu nộp BHXH đầy đủ mới giải quyết chế độ chính sách BHXH. Với những biện pháp nói trên tổ chức thu của BHXH Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Số tiền thu BHXH ngày càng tăng liên tục qua các năm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp nợ tiền BHXH, chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Số tiền BHXH nợ đọng còn khá lớn. Tại thời điểm 31/12/2007, tổng dư nợ của BHXH Hà Tĩnh là 8,7 tỷ, trong đó khối các doanh nghiệp nợ 6,9 tỷ, chiếm 79,3% tổng số nợ BHXH của cả tỉnh [6]. * Kiểm tra thực hiện thu BHXH Kiểm tra thực hiện thu BHXH là một nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên của cơ quan BHXH, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về thu BHXH. Cơ quan quản lý thu BHXH là đơn vị kiểm tra thường xuyên việc thu BHXH. Mặt khác, Giám đốc BHXH tỉnh có thể ra quyết định kiểm tra một số đơn vị sử dụng lao động và BHXH các huyện, thị xã, thành phố. Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định thành lập các đoàn thanh tra liên ngành, bao gồm BHXH - Liên đoàn Lao động - Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Đoàn thanh tra liên ngành cũng có thể tiến hành kiểm tra việc đóng BHXH của một số đơn vị sử dụng lao động. Từ năm 1995 đến năm 2007, Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều cuộc kiểm tra về công tác thu BHXH, qua kiểm tra có một số vấn đề nổi lên. ở các đơn vị sử dụng lao động, qua kiểm tra cho thấy các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng và có ý thức trách nhiệm thực hiện đóng BHXH cho người lao động. Tuy tình hình sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng họ vẫn đóng nộp đầy đủ BHXH, đảm bảo chế độ BHXH cho người lao động. Tuy nhiên, qua kiểm tra, vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp cố tình trốn tránh việc tham gia BHXH cho người lao động; một số doanh nghiệp khác kê khai không đầy đủ số lao động phải tham gia BHXH bắt buộc theo luật định, hoặc đăng ký mức lương tham gia BHXH thấp, bằng mức lương tối thiểu làm ảnh hưởng đến chế độ, quyền lợi của người lao động; tình trạng đóng BHXH không kịp thời và nợ đọng. Nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện ký hợp đồng thời vụ và không tham gia đóng BHXH cho người lao động. Thực hiện Quyết định số 1023/QĐ-LĐTBXH ngày 15/9/2006 của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra và kết quả cho thấy, ở Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, có 509 lao động chỉ được ký hợp đồng thời vụ trong nhiều năm và không được tham gia BHXH. Tương tự như vậy, tại Công ty May xuất khẩu Thành công Hà Tĩnh, có 156 người, Công ty Cổ phần Gạch ngói Cầu họ có 66 người, Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 có 122 người, Công ty Cổ phần xây dựng Sông Đà 27 có 220 người cũng không được tham gia BHXH. Một số doanh nghiệp nợ BHXH vẫn còn lớn như Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 nợ 200 triệu đồng, Công ty Công trình 474 nợ 435 triệu đồng, Công ty Xây dựng Cầu đường nợ 297,5 triệu đồng... ở các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Hà Tĩnh, qua kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, của BHXH Việt Nam về thu BHXH, có thể thấy rằng, về cơ bản, BHXH ở các huyện, thị xã, thành phố đã chấp hành nghiêm chỉnh, đúng các quy định về quy trình thu BHXH. Tuy nhiên, quản lý thu BHXH còn có hạn chế. Cán bộ chuyên quản thu BHXH ở một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ các bước trong quá trình thẩm định hồ sơ tham gia BHXH ban đầu của người lao động. Việc đối chiếu xác định công nợ hoặc đối chiếu số liệu thu gộp hai ba quý một lần, khai thác nguồn thu BHXH còn thụ động, chủ yếu trông chờ các đơn vị sử dụng lao động tự đến đăng ký tham gia. Tuy nhiên, các cuộc kiểm tra liên ngành có sự tham gia của Sở lao động thương binh và xã hội và Liên đoàn lao động tỉnh vẫn còn ít, kết quả xử lý sau kiểm tra chưa cao. 2.2.2.2. Thực trạng quản lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội * Lập kế hoạch chi các chế độ BHXH Hàng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan BHXH huyện tổng hợp kế hoạch chi BHXH của các đơn vị sử dụng lao động và dự kiến điều chỉnh tăng giảm số các đối tượng hưởng BHXH tăng, giảm các chế độ trợ cấp BHXH thường xuyên trên địa bàn, gửi cơ quan BHXH tỉnh theo mẫu. Kế hoạch chi BHXH được gửi chậm nhất vào ngày 30 tháng 9 cho kế hoạch năm sau. Việc xây dựng kế hoạch chi được căn cứ vào các nội dung sau. i) Căn cứ vào số người đang hưởng chế độ BHXH và kinh phí chi cho các chế độ BHXH trên địa bàn, theo nguồn do Ngân sách Nhà nước cấp và nguồn quỹ BHXH đảm bảo. ii) Căn cứ vào dự toán đơn vị cấp dưới lập gửi lên, đơn vị cấp trên kiểm tra và giao chỉ tiêu kế hoạch cho đơn vị dự toán cấp dưới để làm căn cứ tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả hoàn thành công tác của đơn vị. iii) Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch được giao và các quy định về quản lý chi, các đơn vị tổ chức thực hiện theo các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tổ chức hạch toán, kế toán, thống kê các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kịp thời, đầy đủ vào trong hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định. Cuối quý và cuối năm, BHXH các huyện, thị xã, thành phố đều phải lập báo cáo quyết toán tài chính của đơn vị và gửi lên BHXH tỉnh. BHXH tỉnh kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán của BHXH các huyện trước khi ra thông báo chuẩn y quyết toán cho đơn vị dự toán cấp dưới * Tổ chức thực hiện chi các chế độ BHXH Để thực hiện chi trả chế độ BHXH chính xác kịp thời, trước hết cần phải quản lý đối tượng chi trả. Về quản lý đối tượng chi trả chế độ BHXH Đối tượng được chi trả chế độ BHXH gồm hai loại là đối tượng hưởng chế độ BHXH dài hạn và đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn. Đối tượng hưởng chế độ BHXH dài hạn bao gồm những người hưởng các chế độ hưu trí, mất sức, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiêp, tử tuất. Các đối tượng được hưởng chế độ BHXH dài hạn ở Hà Tĩnh khá đông, thường xuyên có biến động về số lượng do tăng mới bổ sung, chết hoặc hết thời hạn được hưởng chế độ BHXH. Do đó, quản lý đối tượng được chi trả BHXH dài hạn khá phức tạp. Trước đây, (từ năm 1995 đến 1998), việc chi trả chế độ BHXH được cơ quan BHXH uỷ quyền cho các xã, phường. Danh sách đối tượng được hưởng chế độ BHXH do xã, phường lập. Do số lượng đối tượng loại này rất lớn, không có nhiều biến động nên việc đối chiếu hồ sơ và danh sách chi trả rất phức tạp và tốn nhiều công sức và không tránh khỏi sai sót. Từ năm 1998 đến nay, BHXH đã triển khai chương trình quản lý đối tượng chi trả bằng phần mềm máy tính, đồng thời thực hiện việc in danh sách chi trả tại BHXH tỉnh, với tổng số 62.000 người được hưởng chế độ BHXH dài hạn. Việc đổi mới quản lý đối tượng chi trả BHXH đã hạn chế được nhiều sai sót và giảm thiểu được thời gian và sức lực của những người quản lý đối tượng khi đối chiếu giữa hồ sơ và danh sách chi trả thực tế. Cùng với việc quản lý đối tượng bằng máy tính, BHXH Hà Tĩnh còn chỉ đạo BHXH cấp huyên đối chiếu giữa danh sách chi trả và hồ sơ lưu tại huyện. Trường hợp thiếu hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ thực hiện sao lục tại phòng Tiếp nhận và quản lý hồ sơ BHXH tỉnh. Bảng 2.5 và Bảng 2.6 dưới đây cho thấy số đối tượng được hưởng BHXH dài hạn đã được BHXH Hà Tĩnh quản lý từ năm 1995 đến nay. Bảng 2.5: Tổng hợp đối tượng hưởng chế độ BHXH từ nguồn Ngân sách Nhà nước Đơn vị tính: Người Thời điểm HQ HC MSLĐ TNLĐ BNN P.Vụ TNLĐ ĐSCB ĐSND Tổng số 31/12/1995 5.812 32.345 10.185 167 10 7.853 232 56.604 31/12/1996 5.758 31.845 10.174 178 10 7.778 227 55.970 31/12/1997 5.693 31.362 10.120 204 10 7.693 231 55.313 31/12/1998 5.593 30.908 10.018 254 10 7.680 206 54.669 31/12/1999 5.515 30.445 9.962 278 9 7.530 195 53.934 31/12/2000 5.433 29.942 9.833 285 9 7.253 159 52.914 31/12/2001 5.362 29.454 9.682 293 9 7.222 145 52.167 31/12/2002 5.275 28.910 9.538 289 8 7.268 117 51.405 31/12/2003 5.195 28.389 9.402 288 9 7.353 102 50.738 31/12/2004 5.093 27.865 9322 279 9 7.473 91 50.032 31/12/2005 4.979 27.233 9.036 282 9 7.521 80 49.140 31/12/2006 4.784 26.440 8.801 317 6 7.796 73 48.217 31/12/2007 4.664 25.856 8.638 315 5 7.803 67 47.348 Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh [2]. Bảng 2.6: Tổng hợp đối tượng hưởng chế độ BHXH từ nguồn quỹ BHXH Đơn vị tính: Người Thời điểm HQ HC HX TNLĐ-BNN P.vụ TNLĐ Tuất ĐSCB Tuất ĐSND Tổng số 31/12/1995 10 12 0 14 0 32 1 69 31/12/1996 47 77 0 32 0 133 4 293 31/12/1997 142 193 0 63 0 325 6 729 31/12/1998 216 433 0 104 1 476 7 1.237 31/12/1999 341 878 0 140 2 707 7 2.075 31/12/2000 436 1.418 32 168 2 887 8 2.951 31/12/2001 490 2.105 121 186 2 1.009 8 3.921 31/12/2002 592 2.942 159 246 5 1.204 9 5.157 31/12/2003 649 3.911 179 300 5 1.399 9 6.452 31/12/2004 733 5.638 292 340 10 1.536 13 8.562 31/12/2005 808 7.210 403 405 12 1.674 11 10.523 31/12/2006 902 9041 427 423 3 1.812 12 12.620 31/12/2007 1.041 10.541 438 470 3 1.868 13 14.374 Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh [3]. Bên cạnh việc quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH dài hạn, BHXH còn phải quản lý chi trả đối tượng hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn. Đối tượng này gồm những người hưởng trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ, hưởng trợ cấp một lần và truy lĩnh. Những người được hưởng trợ cấp BHXH ngắn hạn (ốm đau) đây là những người lao động đang tham gia BHXH không may bị ốm đau hoặc người lao động con ốm phải nghỉ việc. Cơ quan BHXH phải thanh toán trợ cấp BHXH trong thời gian người lao động nghỉ ốm. Chế độ BHXH thai sản được áp dụng đối với lao động nữ mang thai; lao động nữ sinh con; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi; người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. Chế độ BHXH nghỉ dưỡng sức được áp dụng đối với người lao động sau thời gian nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp vẫn chưa phục hồi sức khoẻ. Trong thời gian vừa qua, việc quản lý đối tượng chi trả BHXH ở BHXH Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả tốt, đã phát hiện nhiều trường hợp hưởng quá thời hạn quy định như mất sức lao động, tuất quá tuổi... Tuy nhiên, việc quản lý đối tượng được hưởng BHXH ở Hà Tĩnh còn gặp một số khó khăn, hạn chế. Hệ thống tài liệu quản lý đối tượng chưa có đủ dữ liệu để nhận diện đối tượng nhất là những trường hợp đối tượng ở vùng sâu, vùng xa bị chết rất khó quản lý. Về phương thức chi trả chế độ BHXH Hiện nay hàng tháng, BHXH Hà Tĩnh tổ chức cấp phát cho BHXH các huyện, thị, thành phố với số tiền 80 tỷ đồng dùng để chi trả cho các loại đối tượng hưởng BHXH. Việc tổ chức chi trả được thực hiện theo hai phương thức chính là chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp. Chi trả trực tiếp là việc cơ quan BHXH các cấp trực tiếp chi trả chế độ BHXH đến từng đối tượng hưởng BHXH. Chi trả gián tiếp là việc cơ quan BHXH thông qua các đại lý ở xã, phường và đơn vị sử dụng lao động uỷ quyền thanh toán chi trả các khoản trợ cấp BHXH cho người hưởng chế độ BHXH Về phương thức chi trả các chế độ BHXH dài hạn, BHXH Hà Tĩnh đã phân cấp cho BHXH cấp huyện tổ chức thực hiện. Hầu hết các cơ quan BHXH cấp huyện ở Hà Tĩnh đều áp dụng hai phương thức chi trả chế độ BHXH dài hạn. Một là, phương thức chi trả trực tiếp, do cán bộ cơ quan BHXH trực tiếp thực hiện. Hai là, phương thức chi trả gián tiếp, cơ quan BHXH chi trả thông qua các đại lý ở các xã, phường. Cơ quan BHXH huyện ký hợp đồng uỷ quyền cho các đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van thac sy.doc
  • docbia muc luc.doc
  • docMuc luc.doc
Tài liệu liên quan