MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 7
1.1. Một số vấn đề cơ bản về bảo hiểm xã hội 7
1.2. Quản lý thu bảo hiểm xã hội 14
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội 31
1.4. Kinh nghiệm ở một số nước và địa phương trong nước về quản lý thu bảo hiểm xã hội 35
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 42
2.1. Đặc điểm quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 42
2.2. Đánh giá việc thực hiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 48
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 74
3.1. Quán triệt định hướng phát triển bảo hiểm xã hội của Đảng, Nhà nước và nâng cao chất lượng dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến thu bảo hiểm xã hội trong điều kiện gia nhập WTO 74
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2149 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách vĩ mô về BHXH, hay nói cách khác Luật của Nhà nước ta có tuổi thọ trung bình là 3 năm. Đây cũng là những khó khăn cho địa phương trong quá trình thực hiện chính sách BHXH, nhất là ở Thanh Hóa địa bàn rộng, địa hình phúc tạp, giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng nhiều mặt đến công tác quản lý thu BHXH.
Xét về nhiều khía cạnh khác nhau thì các quy định về quản lý thu BHXH bắt buộc được tổ chức thực hiện qua các giai đoạn, được khái quát như sau:
- Về đối tượng tham gia: từng bước được mở rộng từ phạm vi hẹp trong khu vực nhà nước đến khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, rồi phát triển đến khu vực ngoài nhà nước trong tất cả các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động, với phương châm thực hiện BHXH cho mọi người lao động.
- Về mức đóng: được tăng dần và phân định theo các quỹ dài hạn và quỹ ngắn hạn.
- Về phương thức đóng: vẫn quy định theo tháng cùng với thời gian nhận tiền lương, tiền công của người lao động, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
- Về tiền lương làm căn cứ đóng: từng bước được nâng lên theo mức thu nhập của người lao động trong giai đoạn đầu sau đó được giới hạn mức "sàn" và mức "trần" nhằm tạo công bằng không có sự phân biệt giữa các khu vực.
- Về công tác quản lý: được phát triển theo hướng phân định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của người sử dụng lao động, đại diện người sử dụng lao động và cơ quan nhà nước. Chức năng quản lý nhà nước về BHXH nói chung, quản lý thu nộp BHXH nói riêng rõ ràng, minh bạch hơn. Quỹ BHXH được phân chia để quản lý theo các quỹ thành phần.
Việc triển khai thực hiện quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian đầu mới thành lập còn gặp những khó khăn, vướng mắc; nhân sự trực tiếp làm công tác thu BHXH còn mỏng, chưa nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm tổ chức thu BHXH còn hạn chế. Mặt khác nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động chưa được nâng cao về trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia đóng BHXH. Đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, giao khoán theo chu kỳ sản xuất, việc nộp BHXH không thường xuyên, không đúng quy định; nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, người lao động thiếu việc làm, thu nhập thấp, thậm chí không có việc làm, nghỉ không hưởng lương...rất khó khăn trong việc đóng BHXH và thanh toán nợ BHXH của nhiều năm trước.
2.2.2. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
2.2.2.1. Kết quả đạt được
Một là, quản lý đối tượng tham gia BHXH
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, trong những năm qua hoạt động quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn hướng vào mục tiêu: tăng nhanh đối tượng tham gia BHXH ở mọi thành phần kinh tế phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời và quản lý tốt nguồn thu; hạn chế nợ đọng BHXH; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý và thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia BHXH, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Bám sát vào mục tiêu trên, BHXH Thanh Hóa có nhiều biện pháp tổ chức thực hiện nhằm tăng nhanh số người tham gia BHXH. Đây là một trong những mục tiêu hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước trong nội dung đổi mới chính sách BHXH. Nhưng việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, do trong gần 50 năm hoạt động BHXH ở nước ta thực hiện theo cơ chế bao cấp, người lao động được hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH mà chưa phải thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH; thông lệ này đã đi vào tiềm thức của từng người, nếu là cán bộ, công chức nhà nước thì đương nhiên được hưởng tiền lương và các chế độ phúc lợi khác. Do đó khi chính sách đổi mới thực hiện quan hệ hữu cơ giữa nghĩa vụ đóng góp với quyền lợi hưởng thụ thì gặp nhiều khó khăn cả về nhận thức và tổ chức thực hiện.
Trong những năm qua, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã tập trung thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp, như: chủ động phối hợp với các ban, ngành chức năng kịp thời xử lý các vướng mắc ở cơ sở, tạo điều kiện để các đơn vị sử dụng lao động tham gia thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH cho người lao động. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chế độ, chính sách BHXH theo cơ chế mới. Kết hợp chặt chẽ đăng ký thu, nộp BHXH với việc cấp sổ BHXH và thực hiện các chế độ BHXH. BHXH tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Chỉ thị 11 CT/TU (ngày 12/3/2007) và Chủ tịch UBND tỉnh có Chỉ thị 15/CT-UBND (ngày 8/6/2007) về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH, tạo ra bước phát triển vững chắc sự nghiệp BHXH ở địa phương. Đến quý I/2008, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có trên 16 vạn lao động tham gia BHXH bắt buộc; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có chuyển biến khá, nếu năm đầu tiên thực hiện mở rộng đối tượng theo Nghị định 01/2003/NĐ-CP mới có 271 doanh nghiệp với 12.129 lao động tham gia BHXH, thì đến quý I/2008 có 1.527 doanh nghiệp với 58.248 lao động tham gia BHXH, tăng 23,47% số đơn vị tham gia và 28,7% lao động so với năm 2007.
Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một trong những vấn đề mấu chốt của nghiệp vụ thu BHXH, là nội dung cơ bản của quản lý thu, trong đó mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHXH được đặc biệt quan tâm. Theo báo cáo hằng năm của BHXH tỉnh Thanh Hóa, cho thấy năm 1995 mới có 711 đơn vị sử dụng lao động và số lao động tham gia BHXH là 86.723 người. Cùng với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, số lao động tham gia và số thu BHXH cũng tăng dần, đặc biệt tăng đột biến từ năm 2003 và cơ cấu trong các lĩnh vực cũng thay đổi, thể hiện các Biểu 2.4; 2.5 sau:
Biểu 2.4: Lao động tham gia BHXH (2003-2007)
Đơn vị: người
Các năm
Loại hình
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Tổng số lao động
128.397
133.266
137.727
139.990
147.170
Trong đó:
- HCSN
66.604
68.627
70.426
70.609
72.217
- DNNN
38.236
34.993
28.869
20.550
18.360
- Xã, phường,
11.428
10.836
10.784
10.876
11.237
- NCL
3.368
4.584
5.340
6.333
7.758
- DNNQD
7.664
12.151
19.510
27.736
32.706
- DN FDI
615
960
758
818
1.245
- HTX
482
1.041
1.635
2.304
2.656
- Hộ SXKD
74
405
764
991
Nguồn: [21].
Biểu 2.5: Đơn vị tham gia BHXH (2003-2007)
Các năm
Loại hình
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Tổng số đơn vị
3.308
3.592
4.025
4.356
4.929
Trong đó:
- HCSN
2.220
2.223
2.281
2.307
2.535
- DNNN
188
168
130
102
87
- Xã, phường,
629
633
634
634
634
- NCL
48
155
158
146
188
- DNNQD
137
233
367
513
680
-DNFDI
02
03
5
6
11
-HTX
84
177
263
321
354
-Hộ SXKD
187
327
440
Nguồn: [21].
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ phát triển Lao động tham gia BHXH
Qua số liệu ở các Biểu trên cho thấy: đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước; cơ cấu các loại hình tham gia BHXH thay đổi, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh cả về số đơn vị và lao động, trong khi đó doanh nghiệp nhà nước giảm dần và khu vực hành chính, sự nghiệp, Đảng đoàn thể nhìn chung ổn định, tuy có tăng, nhưng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, quy mô sản xuất giảm, nhiều doanh nghiệp phải phá sản, giải thể, sáp nhập hoặc chuyển hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH... Đối với lực lượng lao động khu vực hành chính, sự nghiệp không giảm, điều đó cho thấy việc thực hiện cải cách hành chính công còn những hạn chế, chưa phản ánh đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước về tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.
Hai là, quản lý tiền lương đóng BHXH
Tiền lương, tiền công trả cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Đối với công chức, viên chức làm việc trong khu vực nhà nước (bao gồm đơn vị HC,SN; Đảng, đoàn thể và các doanh nghiệp nhà nước) do Nhà nước trả lương; người lao động làm việc ngoài khu vực nhà nước do người sử dụng lao động quy định và tiền lương này được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Trách nhiệm của cơ quan BHXH là căn cứ vào các quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương và các quyết định nâng lương của cấp có thẩm quyền để thu BHXH đúng quy định; trường hợp nâng lương không đúng quy định, cơ quan BHXH từ chối thu BHXH, yêu cầu đơn vị sử dụng lao động thực hiện. Nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, bên cạnh sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, BHXH tỉnh Thanh Hóa thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng để nắm vững phân cấp quản lý lao động, tiền lương làm cơ sở cho việc thống kê, phân loại xác định các mức thu, tỷ lệ thu và phương thức thu của từng nhóm đối tượng. Trên cơ sở nắm chắc tổng quỹ tiền lương của từng đơn vị và tiền lương của người lao động, nên trong những năm qua mặc dù Nhà nước thường xuyên thay đổi chế độ tiền lương và đối tượng tham gia BHXH biến động lớn, nhưng việc thu nộp BHXH được thực hiện không có sự sai sót. Số liệu cụ thể được phản ánh qua các biểu 2.6; 2.7; 2.8 sau:
Biểu 2.6: Tổng quỹ tiền lương đóng BHXH (2003 – 2007)
Đơn vị: Nghìn đồng
Các năm
Loại hình
2003
2004
2005
2006
2007
HCSN
669.208
688.939
806.750
1.120.470
1.372.993
DNNN
301.465
274.060
298.529
290.422
291.768
Khu vực ngoàiNN
90.229
128.320
213.576
389.330
529.025
Trong đó:
DNFDI
16.945
20.179
22.328
26.686
29.640
DNNQD
54.234
83.228
152.923
301.530
415.176
HTX
736
3.097
6.087
10.423
14.690
NCL
18.314
21.637
30.954
46.395
63.736
Hộ SXKD
0
179
1.284
4.296
5.783
Nguồn: [21].
Biểu 2.7: Tỷ trọng số thu BHXH trong các lĩnh vực
Đơn vị: %
Các năm
Loại hình
2003
2004
2005
2006
2007
HCSN
63,07
63,13
61,17
62,24
62,58
DNNN
28,41
25,11
22,63
16,13
13,3
Khu vực ngoàiNN
8,52
11,76
16,2
21,63
24,12
Trong đó:
DNFDI
1,59
1,8
1,69
1,48
1,35
DNNQD
5,11
7,6
11,6
16,75
18,9
HTX
0,07
0,28
0,46
0,58
0,67
NCL
1,75
2,06
2,35
2,58
2,94
Hộ SXKD
0
0,02
0,1
0,24
0,26
Nguồn: [21].
Biểu 2.8: Sự biến động tiền đóng BHXH khi Nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu chung qua các thời kỳ của nhóm đối tượng hưởng lương từ Ngân sách
Chỉ tiêu
Thời kỳ
Tổng hệ số
(hệ số)
Tổng quỹ lương
(Tr.đ)
Số tiền đóng
BHXH(Tr.đ)
Ghi chú
01/2003-9/2005
(290.000đ)
2.885.452,0
836.781
167.356
Thời điểm tháng 9/2005
10/2005-9/2006
(350.000đ)
3.796.773,9
1.328.870
265.770
Thời điểm tháng 9/2006
10/2006-12/2007
(450.000đ)
3.727.753,4
1.677.481
335.496
Thời điểm tháng 12/2007
Từ 01/2008
(540.000đ)
3.654.251,9
1.973.295
394.659
ước đến tháng 12/2008
Nguồn: [21].
Ba là, quản lý nguồn thu BHXH
Nguồn thu như trình bầy ở phần trên được hình thành từ sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước. Sự hỗ trợ của Nhà nước đóng BHXH cho người lao động bằng 15% tổng quỹ tiền lương của đơn vị đối với cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể và doanh nghiệp nhà nước thông qua người sử dụng lao động. Việc quản lý nguồn thu BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua đảm bảo theo đúng các quy định:
- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình thu nộp BHXH: căn cứ vào danh sách lao động và tổng quỹ tiền lương của đơn vị đã được đăng ký với cơ quan BHXH; trên cơ sở đó, BHXH tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Các đơn vị sử dụng lao động, hằng tháng sau khi cấp phát lương cho cán bộ, CNVC, người lao động, đồng thời giữ lại 5% tiền lương của họ và trích 15% tổng quỹ tiền lương để nộp cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu BHXH mở tại Kho bạc hoặc Ngân hàng. Việc thu nộp BHXH thực hiện bằng chuyển khoản, trường hợp thu bằng tiền mặt thì chậm nhất sau 3 ngày cơ quan BHXH nộp vào tài khoản đảm bảo đúng quy định. Với phương thức thu nộp BHXH như vậy luôn đảm bảo an toàn, thuận tiện, quản lý chặt chẽ được nguồn thu.
- Thường xuyên phối hợp với hệ thống Kho bạc nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh để cập nhật số tiền thu nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động. Trên cơ sở đó, định kỳ hằng tháng cơ quan BHXH thực hiện Thông báo bằng văn bản tình hình lao động tham gia và thu nộp BHXH đến từng đơn vị tham gia BHXH. Với việc Thông báo thay Bản đối chiếu tình hình thu nộp BHXH như trước đây, giảm được nhiều thủ tục giấy tờ, thời gian giao dịch của các bên tham gia BHXH. Đồng thời đảm bảo chính xác số tiền phải đóng, đã đóng và số nợ, số tiền lãi do nộp chậm, nộp thiếu...vì vậy, thu nộp BHXH trong những năm qua đảm bảo công khai, minh bạch, tránh lạm dụng, thất thoát nguồn quỹ BHXH, thể hiện ở Biểu 2.9 sau:
Biểu 2.9: Kết quả tiền thu BHXH trong các năm (2003 – 2007)
Các năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Kế hoạch thu (Tỷ. đ)
262,0
268,0
352
450,5
612,0
Thực hiện (Tỷ. đ)
264,078
268,424
368,003
482,918
645,181
Tỷ lệ đạt (%)
100,8%
100,2%
104,5%
107,2%
105,4%
Nguồn: [21].
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ kết quả thu BHXH
Biểu số liệu trên cho thấy, số thu BHXH bắt buộc của Thanh Hóa liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước và tăng đều từ năm 2004 đến 2007. Riêng năm 2005 tăng đột biến từ 1,65% (năm 2004) lên 37,1% là do các nhân tố tác động chủ yếu: lao động tăng 12,5%; tiền lương thực tế tăng 20,8% và tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước điều chỉnh tăng 66,7%; tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn 5 năm khoảng 20,7%.
Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính
Trọng tâm cải cách hành chính trong hoạt động BHXH là cải cách thủ tục tham gia và thụ hưởng các chính sách, chế độ BHXH, từ đó tạo ra nhiều thuận lợi cho người lao động tham gia đóng BHXH, đây là lĩnh vực được BHXH tỉnh Thanh Hóa thường xuyên quan tâm. Là một tỉnh có nhiều đối tượng, với một khối lượng lớn hồ sơ hưởng các chế độ BHXH, bên cạnh việc xử lý, tính toán bằng phương pháp thủ công, BHXH tỉnh đã ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào quy trình xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH theo hướng cải cách hành chính, giảm thiểu các giấy tờ, thủ tục không cần thiết cho người lao động và đơn vị. Thực hiện cơ chế “một cửa” trong công tác giải quyết chế độ, chính sách BHXH bước đầu có tác dụng tốt, được đơn vị sử dụng lao động và người lao động đánh giá cao.
Để quản lý tốt nguồn thu BHXH, bên cạnh thực hiện cập nhật ghi chép số liệu theo các mẫu biểu (16 mẫu), BHXH tỉnh Thanh Hóa triển khai chương trình phần mền ứng dụng "Hệ thống thông tin quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc-MisBHXH". Với việc ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý thu BHXH đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH và người sử dụng lao động trong công tác thu BHXH. Việc ứng dụng phần mền tin học vào quản lý thu BHXH bắt buộc cho phép BHXH tỉnh quản lý được chặt chẽ, nhanh, thuận tiện, giảm thiểu đáng kể số lao động thủ công. Với chương trình này, cơ quan BHXH từ tỉnh đến BHXH các huyện, thị xã, thành phố thực hiện quản lý bằng cơ sở dữ liệu đối tượng tham gia BHXH từ quá trình công tác, chức danh ngành nghề, lịch sử tiền lương, thân nhân của đối tượng... cho phép chuyển dữ liệu để xét duyệt thanh toán các chế độ BHXH khi phát sinh, phục vụ đắc lực cho cải cách hành chính theo mô hình "một cửa".
Năm là, giải quyết nợ đọng tiền đóng BHXH
Bên cạnh phát triển đối tượng tham gia, thực hiện tốt thu nộp, BHXH tỉnh Thanh Hóa còn thực hiện có hiệu quả việc thu nợ tiền đóng BHXH. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn của toàn ngành trong nhiều năm qua kể cả số nợ từ những năm trước đây khi thành lập cơ quan BHXH tiếp nhận bàn giao. Trước năm 2003, ở Thanh Hóa thường xuyên có số nợ BHXH của các đơn vị sử dụng lao động bình quân 20-25 ngày lương. Điều đáng chú ý là không những các doanh nghiệp ngoài nhà nước mà kể cả doanh nghiệp nhà nước và đơn vị hành chính, sự nghiệp cũng nợ BHXH. Nợ BHXH trở thành một vấn đề nhức nhối, phức tạp không những cho các doanh nghiệp, mà quan trọng hơn nhiều người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa được giải quyết chế độ do doanh nghiệp còn nợ BHXH. Từ năm 2003 trở đi, do áp dụng nhiều biện pháp từ vận động, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đến tổ chức kiểm tra, thanh tra liên ngành, kiến nghị xử lý...đặc biệt vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền trong công tác BHXH được thể hiện rõ nét, nên nợ BHXH do chậm đóng từng bước được thu hẹp; nhưng nợ tồn đọng vẫn cao: năm 2003 nợ 6,5 ngày; 2004: 8,6 ngày; 2005: 11,5 ngày; 2006: 9,5 ngày; 2007: 8,9 ngày và đến quý I/2008 giảm mạnh, chỉ còn 4,32 ngày, tương ứng gần 9,7 tỷ đồng. Kết quả giải quyết nợ phản ánh ở Biểu 2.10 sau:
Biểu 2.10: Tình hình giải quyết nợ tồn đọng BHXH (2003-2007)
Các năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Số nợ (Tỷ.đ)
6,1
9,0
16,0
17,0
23,5
T.hiện thu nợ(Tỷ.đ)
1,4
2,7
4,9
5,3
8,6
Tỷ lệ thu nợ(%)
23,0
30,0
30,6
31,2
36,6
Nguồn: [20].
Sáu là, thực hiện giải quyết chế độ BHXH
Thực hiện giải quyết, thanh toán chế độ BHXH bao gồm các chế độ BHXH dài hạn và chế độ BHXH ngắn hạn:
- Chế độ BHXH dài hạn (hưu trí, tử tuất)
Do đặc thù của Thanh Hóa có những nét riêng biệt, số đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH dài hạn nhiều, nhưng phân bố không đều trên địa bàn tỉnh, có xã, phường gần 2.000 người, ngược lại có xã chỉ 1- 2 người. Tổng số đối tượng thụ hưởng BHXH khi tiếp nhận bàn giao từ sở Lao động Thương binh & Xã hội chuyển giao sang tại thời điểm tháng 9/1995 là 117.694 người, đến quý I/2008 là 130.718 người hiện đang hưởng chế độ hưu trí. Trong đó, ở 11 huyện miền núi chiếm 11,47% về đối tượng, kinh phí thực hiện chi trả chiếm 11,54%; tỷ lệ này tương ứng với các huyện khu vực ven biển là 27,68% và 35,52%; các huyện đồng bằng, trung du, bán sơn địa là: 23,17% và 34,14%; thành phố, thị xã là: 27,68% và 21,8%.
Khi chưa thành lập BHXH tỉnh Thanh Hóa, việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH thực hiện thông qua Ban đại lý chi trả xã, phường, thị trấn. Do nguồn đảm bảo cân đối không kịp thời, nên việc chi trả lương hưu và trợ cấp gặp khó khăn, phần lớn cuối tháng, thậm chí tháng sau đối tượng mới được thanh toán lương hưu của tháng trước. Từ tháng 9/1995 đến nay việc chi trả lương hưu và trợ cấp do ngành BHXH đảm nhận, đối tượng nghỉ hưu thường nhận lương hưu hằng tháng trước ngày 10 của tháng và linh hoạt các hình thức chi trả, một là: vẫn thanh toán gián tiếp thông qua Ban đại lý chi trả xã, phường, thị trấn, do cơ quan BHXH cấp huyện ký hợp đồng với UBND cấp xã để cử Ban đại diện thực hiện; hai là: thanh toán trực tiếp, tức là cơ quan BHXH cấp huyện trực tiếp chi trả đến tận tay đối tượng.
Với hình thức chi trả (thanh toán) như trên và do nguồn kinh phí được cân đối kịp thời từ BHXH Việt Nam, nên đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp được thanh toán nhanh hơn, thời gian chi trả ngắn hơn, quản lý chặt chẽ và thuận tiện hơn. Ngoài việc chi trả theo tháng là chủ yếu, những nơi xa xôi, hẻo lánh, cơ quan BHXH thực hiện chi trả theo quý nếu đối tượng yêu cầu. Ngoài các hình thức tổ chức chi trả trên, BHXH tỉnh Thanh Hóa đang triển khai việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH thông qua tài khoản- ATM.
- Chế độ BHXH ngắn hạn (ốm đau, thai sản)
Trước khi chưa có Luật BHXH, cơ quan BHXH thực hiện cấp ứng số tiền 2% quỹ lương trích nộp BHXH của đơn vị sử dụng lao động để đơn vị chi trả trực tiếp cho người lao động khi ốm đau hoặc thai sản, sau đó quyết toán với cơ quan BHXH. Từ ngày 01/01/2007, Luật BHXH có hiệu lực thi hành, đơn vị sử dụng lao động được giữ lại 2% tổng quỹ tiền lương trích nộp BHXH để thanh toán trực tiếp hai chế độ trên cho người lao động trong đơn vị và định kỳ hằng quý quyết toán với cơ quan BHXH. Theo quy định trên, căn cứ vào thực tế số lao động nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả cho người lao động theo chế độ, đồng thời tập hợp chứng từ để quyết toán với cơ quan BHXH theo phân cấp quản lý. Từ khi thành lập đến nay, hằng năm BHXH tỉnh Thanh Hóa đã xét duyệt, thanh toán trợ cấp ốm đau, thai sản cho hàng ngàn đối tượng tham gia BHXH nghỉ ốm đau, thai sản với số tiền bình quân gần 20 tỷ đồng mỗi năm; chỉ tính riêng năm 2007, BHXH tỉnh đã thanh toán trên 26 ngàn lượt người nghỉ ốm đau, trên 270 ngàn ngày nghỉ ốm đau, với số tiền trên 10 tỷ đồng. Thực hiện thanh toán chế độ thai sản cho trên 6,2 ngàn người, số ngày nghỉ trên 578 ngàn ngày với số tiền gần 25 tỷ đồng.
Tổng hợp đối tượng và kinh phí chi trả các chế độ BHXH được phản ánh qua các Biểu 2.11; 2.12 và 2.13 sau:
Biểu 2.11: Tổng hợp đối tượng hưởng BHXH dài hạn (2003- 2007)
Đơn vị tính: Người
Stt
Năm
Tổng số
NSNN
Quỹ BHXH
1
2003
115.618
102.843
12.775
2
2004
117.395
103.552
13.843
3
2005
123.752
99.759
23.993
4
2006
126.752
97.888
28.864
5
2007
129.635
96.317
33.318
Tổng cộng
613.152
500.359
112.793
Nguồn: [21].
Biểu 2.12: Tổng hợp kinh phí chi BHXH dài hạn (2003 –2007)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Stt
Năm
Tổng số
NSNN
Quỹ BHXH
1
2003
720.523
574.720
145.803
2
2004
791.008
592.930
198.078
3
2005
1.013.000
711.000
302.000
4
2006
1.255.780
903.600
352.180
5
2007
1.696.000
1.142.000
554.000
Tổng cộng
5.476.311
3.924.250
1.552.061
Nguồn: [21].
Biểu 2.13: Kết quả chi trả hai chế độ BHXH ngắn hạn theo phân cấp quản lý (2003 – 2007)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Stt
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Cấp tỉnh
43.111
4.451
4.446
7.085
9.184
2
Cấp huyện
13.828
14.352
16.342
26.167
31.263
Cộng
17.939
18.803
20.788
33.252
40.077
Nguồn: [21].
Qua số liệu tại các biểu trên cho thấy đối tượng thụ hưởng BHXH luôn biến động theo hai chiều: biến động tăng (phát sinh mới hoặc thuyên chuyển ở tỉnh khác đến) và biến động giảm (do chết, hết hạn hưởng hoặc di chuyển đi khỏi tỉnh), kéo theo nó là biến động về kinh phí chi trả. Kinh phí có biến động tăng (do Nhà nước điều chỉnh tăng lương, đối tượng thụ hưởng tăng) và biến động giảm (do chết, hết hạn hưởng, di chuyển). Số đối tượng và nguồn kinh phí chi trả từ Ngân sách nhà nước có xu hướng giảm và nguồn quỹ BHXH chi trả có xu hướng tăng và càng về sau tỷ lệ này càng lớn, tức là Ngân sách nhà nước giảm mạnh và nguồn quỹ BHXH để chi trả cho các chế độ BHXH tăng cao và có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nguồn chi trả từ Ngân sách.
Mặc dù ở Thanh Hóa, do địa bàn rộng, đơn vị hành chính nhiều với 634 xã, phường, thị trấn; số đối tượng hưởng chế độ BHXH đông, phân tán lại chi trả bằng tiền mặt là chủ yếu, việc quản lý đối tượng cũng như quản lý tiền mặt gặp nhiều khó khăn, nhất là đảm bảo an toàn tiền mặt khi vận chuyển. Song, trong những năm qua, BHXH tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác quản lý biến động đối tượng, chi trả đảm bảo thuận lợi, đủ số, đúng kỳ và an toàn, được đối tượng thụ hưởng chính sách, chế độ BHXH phấn khởi, tin tưởng.
Bảy là, công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện BHXH
Trong những năm qua, công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện BHXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã từng bước đi vào nề nếp. Từ năm 2003 đến 2007, đã thực hiện 188 cuộc kiểm tra, bao gồm kiểm tra của cơ quan BHXH và kiểm tra liên ngành, trong đó kiểm tra 144 đơn vị sử dụng lao động, 44 lượt đơn vị trực thuộc. Thông qua công tác kiểm tra đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp vi phạm BHXH, chủ yếu là việc kê khai không đầy đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH, kê khai mức lương đóng BHXH thấp hơn mức lương thực tế, ký hợp đồng lao động nhiều lần dưới 3 tháng để né tránh việc đóng BHXH cho người lao động, khai man tuổi đời và thời gian công tác tính hưởng BHXH...chỉ tính riêng từ năm 2005 đến nay, các đợt kiểm tra đã xử lý thu hồi 184 triệu đồng vi phạm chính sách, chế độ BHXH.
Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân chủ yếu tập trung vào việc thụ lý, giải quyết đơn thư khiếu nại dừng hưởng chế độ mất sức lao động và giải quyết đơn thư tố cáo khai man tuổi đời, thời gian tính hưởng BHXH. Trong 5 năm qua, từ năm 2003 đến 2007, toàn ngành đã thụ lý, giải quyết 423 đơn thư khiếu nại, tố cáo về thực hiện chế độ BHXH; kết quả cụ thể được phản ánh ở Biểu 2.14 sau:
Biểu 2.14: Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về BHXH
Các năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Đơn khiếu nại
64
141
64
43
27
Đơn tố cáo
27
26
18
04
09
Cộng
91
167
82
47
36
Nguồn: [21].
Qua số liệu ở Biểu trên cho thấy: đơn thư khiếu nại là chủ yếu, chiếm trên 75% tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo. Điều đáng cần lưu ý là đơn tố cáo hưởng sai chế độ hưu trí, mất sức lao động, tuy ít nhưng rất phức tạp và tính chất, mức độ sai phạm lại nghiêm trọng, cho thấy việc quản lý chế độ chính sách BHXH trước đây còn nhiều sơ hở, lợi dụng. Mặt khác, việc thụ lý và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của cấp có thẩm quyền còn nhiều hạn chế, có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm, gây phiền hà cho công dân.
2.2.2.2. Nguyên nhân đạt được
Thứ nhất, chính sách BHXH đối với người lao động được Đảng và Nhà nước thường xuyên quan tâm, Nghị quyết Đại hội lần thứ IX chỉ rõ: Thực hiện chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế. Ngày 26/5/1997, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) có Chỉ thị số 15/CT-TW về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH, trong đó nhấn mạnh việc tập trung chỉ đạo, phát huy vai trò lãnh đạo của các tổ chức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan Van.doc
- bia muc luc.doc