Luận văn Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

2.1. Mục tiêu tổng quát 2

2.2. Mục tiêu cụ thể 2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

3.1. Đối tượng nghiên cứu 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

4.1. Phương pháp luận 3

4.2. Phương pháp thu thập số liệu 4

4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 4

4.4. Phương pháp phân tích 5

4.5. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 6

1.1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ 6

1.1.1. Khái niệm 6

1.1.2. Bản chất, chức năng của thuế 7

1.1.3. Hệ thống thuế, phân loại thuế và các yếu tố cấu thành một sắc thuế 9

1.1.4. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường 12

1.2. QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 17

1.2.1. Những vấn đề cơ bản về thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 17

1.2.2. Khái niệm và đặc điểm về thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 26

1.2.3. Nội dung quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 29

1.3. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 33

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 33

1.3.2. Một số nhận xét và bài học cho Việt Nam 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẢNG TRẠCH 39

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN QUẢNG TRẠCH 39

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 39

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 40

2.1.3. Khái quát tình hình phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ trên địa bàn huyện Quảng Trạch 41

2.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẢNG TRẠCH 43

2.2.1. Sự hình thành và phát triển 43

2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 44

2.2.3. Chức năng nhiệm vụ 46

2.2.4. Tình hình sử dụng cán bộ, công chức ngành thuế 47

2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật 49

2.2.6. Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách giai đoạn 2006-2008 50

2.2.6.1. Tình hình thực hiện dự toán chung 50

2.2.6.2. Tình hình thực hiện dự toán các sắc thuế của các doanh nghiệp 52

2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẢNG TRẠCH 53

2.3.1. Quản lý doanh nghiệp đăng ký thuế(cấp mã số thuế), kê khai thuế 53

2.3.1.1. Tình hình doanh nghiệp đăng ký thuế (cấp mã số thuế) 53

2.3.1.2. Tình hình doanh nghiệp kê khai thuế 54

2.3.2. Quản lý doanh thu và thuế giá trị gia tăng 55

2.3.2.1 Doanh thu thực hiện của các doanh nghiệp giai đoạn 2006-2008 55

2.3.2.2. Thực hiện dự toán thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp 56

2.3.3. Quản lý thuế thu nhập chịu thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp 58

2.3.4. Quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế 61

2.3.4.1. Công tác quản lý thu nộp thuế 61

2.3.4.2. Công tác quản lý nợ thuế 62

2.3.5. Công tác kiểm tra thuế 63

2.3.6. Các công tác khác 65

2.3.6.1. Công tác tuyên truyền và hổ trợ đối tượng nộp thuế 65

2.3.6.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế 67

2.4. ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC THUẾ VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẢNG TRẠCH 68

2.4.1. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha 68

2.4.2 Phân tích nhân tố 70

2.4.3. Đánh giá của doanh nghiệp về các nhóm điều tra 73

2.4.4. Đánh giá của cán bộ công chức thuế về các nhóm điều tra 80

2.4.5. Phân tích và so sánh ý kiến đánh giá giữa doanh nghiệp và cán bộ công chức thuế về các nhóm điều tra 86

2.4.6. Phân tích nhóm nhân tố chủ yếu tác động đến mức độ đánh giá của các đối tượng điều tra đến mức độ phù hợp của chính sách thuế 93

2.5. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 98

2.5.1. Quản lý doanh nghiệp đăng ký thuế (cấp mã số thuê), kê khai thuế 98

2.5.2. Quản lý doanh thu, thuế giá trị gia tăng 98

2.5.3. Quản lý thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp 99

2.5.4. Công tác quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế 101

2.5.5. Công tác kiểm tra thuế 101

2.5.6. Công tác khác 102

2.5.6.1. Công tác tuyên truyền và hổ trợ đối tượng nộp thuế 102

2.5.6.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế 103

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẢNG TRẠCH 104

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 104

3.1.1. Định hướng 104

3.1.1.1. Định hướng chung 104

3.1.1.2. Định hướng cụ thể 104

3.1.2. Mục tiêu của Chi cục thuế huyện Quảng Trạch 106

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 106

3.2.1 Quản lý doanh nghiệp đăng ký thuế, kê khai thuế 107

3.2.2. Quản lý doanh thu, thuế giá trị gia tăng và hóa đơn chứng từ 108

3.2.3. Quản lý công tác kê khai và quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp 110

3.2.4. Công tác quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế 111

3.2.4.1. Công tác quản lý thu nộp thuế 111

3.2.4.2. Công tác quản lý nợ thuế 112

3.2.5. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm 113

3.2.6. Các công tác khác 115

3.2.6.1. Công tác tuyên truyền và giáo dục việc thực hiện nghĩa vụ thuế 115

3.2.6.2. Về công tác tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu thuế 117

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119

1. KẾT LUẬN 119

2. KIẾN NGHỊ 121

 

 

doc135 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6329 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi cục thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Trong đó loại hình HTX tăng mạnh nhất 100,1% tương ứng 17.010 triệu đồng, tiếp đếncông ty TNHH tăng 47,6% tương đương 87.500 triệu đồng. Năm 2008 so với 2007 doanh thu các loại hình doanh nghiệp tăng 78,1% tương đương 378.490 triệu đồng, giai đoạn này tốc độ tăng doanh thu gần gấp đôi giai đoạn 2006-2007. Bảng 2.8. Doanh thu thực hiện của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh năm 2006-2008 ĐVT : Triệu đồng TT Loại hình doanh nghiệp Doanh thu So sánh 07/06 So sánh 08/07 2006 2007 2008 +/- % +/- % 1 Cty TNHH 184.000 271.500 459.000 87.500 147,6 187.500 169,1 2 Cty Cổ phần 0 500 800 500 300 160,0 3 DN Tư nhân 147.000 178.800 352.000 31.800 121,6 173.200 196,9 5 Hợp tác xã 17.000 34.010 51.500 17.010 200,1 17.490 151,4 Cộng 348.000 484.810 863.300 136.810 139,3 378.490 178,1 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Trạch) Điều đó khẳng định kinh tế trên địa bàn phát triển theo chiều hướng tốt, chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo chủ trương của Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXII của huyện. Quản lý doanh thu không những ảnh hưởng đến thuế giá trị gia tăng mà còn ảnh hưởng đến các loại thuế khác. Khi đã làm tốt công tác quản lý đối tượng nộp thuế thì công tác quản lý doanh thu là nhân tố quyết định đến hiệu quả của quá trình thu thuế giá trị gia tăng cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp. 2.3.2.2. Thực hiện dự toán thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp Số liệu bảng 2.9 cho thấy tình hình thực hiện dự toán thu tổng thể của DN nói chung và thuế GTGT nói riêng từ 2006- 2008 đều hoàn thành dự toán được giao, số thu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2006 thuế GTGT thực hiện đạt 103,8%; năm 2007 thực hiện đạt 100,1%; năm 2008 thực hiện đạt 120,7%. Tỷ lệ thuế GTGT chiếm đa số trong tổng thuế của DN và có xu hướng tăng dần giai đoạn 2006-2008. Năm 2006 tỷ lệ thuế GTGT chiếm 60%, năm 2007 chiếm 64,3% và năm 2008 chiếm 77,3% trong tổng thuế DN đã nộp, như vậy thuế GTGT là nguồn thu chủ yếu từ doanh nghiệp. Vì vậy việc quản lý sắc thuế này cần phải được chú trọng. Bảng 2.9. Tình hình thực hiện dự toán thuế GTGT của DN giai đoạn 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 DT TH Tỷ lệ DT TH Tỷ lệ DT TH Tỷ lệ % % % 1 Tổng thuế DN 2.138 2.266 106,0 3.289 3.458 105,1 4.883 5.749 117,7 Trong đó thuế GTGT 1.310 1.360 103,8 2.221 2.223 100,1 3.680 4.442 120,7 2 Tỷ lệ thu GTGT/ thuế DN 60,0 64,3 77,3 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Trạch) Trong giai đoạn 2006, 2007, 2008; công tác quản lý doanh thu, thuế GTGT đầu ra đầu vào đối với các DNVVN tại địa bàn huyện Quảng Trạch tương đối phù hợp, đa số các doanh nghiệp đều chấp hành tốt nghĩa vụ kê khai nộp thuế của mình. Bên cạnh đó còn có một số DN ý thức về chấp hành nghĩa vụ thuế chưa cao, chưa trung thực. Kết quả kiểm tra thực tế ở một số doanh nghiệp, hiện tượng kê khai doanh thu thấp hơn thực tế; hoặc kê khai từ thuế suất cao sang thuế suất thấp; hoặc dấu doanh thu không kê khai để nhằm mục đích trốn thuế GTGT xảy ra tương đối phổ biến ở các DN kinh doanh thương mại, xây dựng, các DN kinh doanh thương mại trốn doanh thu bằng cách bán hàng không xuất hoá đơn giao cho khách hàng hoặc viết hoá đơn thấp hơn giá bán thực tế. Còn các DN xây dựng khi hoàn thành quyết toán công trình không xuất hoá đơn, chủ đầu tư chỉ căn cứ vào biên bản nghiệm thu quyết toán để thanh toán cho DN, không yêu cầu có hoá đơn do đó đây là một kể hở lớn để DN trốn thuế. Kết quả kiểm tra các DN xây dựng các công trình tại các xã và một số cơ quan, Chi cục thuế phát hiện rất nhiều công trình đã được chủ đầu tư thanh quyết toán từ những năm trước, nhưng đến nay DN vẫn chưa kê khai thuế. 2.3.3. Quản lý thuế thu nhập chịu thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp Số liệu bảng 2.10 cho thấy tình hình thực hiện dự toán thuế TNDN giai đoạn 2006-2008. Năm 2006 thực hiện đạt 111%, năm 2007 thực hiện đạt 117% và năm 2008 chỉ đạt 98% so với dự toán, đây là năm mà thuế TNDN thực hiện không đạt dự toán; tỷ lệ thuế TNDN trong tổng số thu của DN có xu hướng giảm dần giai đoạn 2006-2008. Năm 2006 thuế TNDN chiếm 29,9%; năm 2007 chiếm 26,1% và năm 2008 chiếm 15,5% trong tổng số thu của DN. Đây là điều không bình thường, vì trong quản lý thu thuế xu hướng phải tăng tỷ trọng thuế trực thu trong tổng thu. Để biết nguyên nhân của tình trạng trên chúng ta phân tích một số nguyên nhân sau. Bảng 2.10. Tình hình thực hiện dự toán thuế TNDN của DN giai đoạn 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 DT TH Tỷ lệ DT TH Tỷ lệ DT TH Tỷ lệ % % % 1 Tổng thuế DN 2.138 2.266 106,0 3.289 3.458 105,1 4.883 5.749 117,7 Trong đó thuế TNDN 610 677 111,0 768 904 117,7 906 891 98,3 2 Tỷ lệ thu TNDN/ thuế DN 29,9 26,1 15,5 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Trạch) Trong quá trình kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, cán bộ thuế sẽ căn cứ vào tài liệu kê khai của công ty và các tài liệu liên quan, đối chiếu với luật thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định chi phí hợp lý, hợp lệ của công ty. Qua kết quả công tác kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp qua các năm, Chi cục thuế đã phát hiện nhiều trường hợp DN kê khai không trung thực các khoản chi phí để nhằm giảm bớt số thuế TNDN phải nộp. Sở dĩ xảy ra tình hình trên là do các doanh nghiệp luôn tìm cách hạch toán tăng chi phí so với thực tế; hoặc không kê khai các khoản thu nhập chịu thuế khác ngoài hoạt động SXKD chính nhằm giảm thu nhập chịu thuế để nhằm mục đích trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, qua thực tế kiểm tra tại các danh nghiệp đã phát hiện có các hình thức gian lận trong kê khai thuế TNDN như sau: Thứ nhất: Hợp pháp hoá các chi phí không có thực để làm giảm thu nhập chịu thuế: Đối với các DN có doanh thu lớn và lãi gộp cao thường tìm cách kê thêm chi phí quản lý doanh nghiệp để làm giảm thu nhập trước thuế, mà tập trung nhiều nhất là kê thêm chi phí tiền lương, tiền công. Để thực hiện được vấn đề này, DN sẵn sàng ký kết hợp đồng lao động với mức lương thoả thuận trong hợp đồng cao hơn mức lương thực tế trả cho người lao động, về phía người lao động do nhận thức còn hạn chế, mặt khác vì muốn tìm được việc làm nên sẵn sàng chấp nhận dẫn đến gây thiệt hại cho Ngân sách. Hoặc có trường hợp kê khống số lao động lớn hơn số lao động thực tế để tăng chi phí tiền lương nhằm giảm bớt thuế TNDN. Thứ hai: Đối với các DN kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, nhà hàng...thường hạch toán tăng giá vốn hàng bán cao hơn thực tế do nguồn nguyên liệu thực phẩm đầu vào hoàn toàn do DN tự kê khai về số lượng, đơn giá...Mặt khác lại không có định mức tiêu hao nguyên vật liệu đầu vào nên việc kê khai hoàn toàn phụ thuộc vào tính tự giác của DN, cơ quan thuế rất khó kiểm soát. Cá biệt có một số DN kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống thường chỉ phản ánh trên sổ sách kế toán phần doanh thu và chi phí của mặt hàng nước giải khát, còn mặt hàng thực phẩm kèm theo đồ uống thì không phản ánh. Thứ ba: Lợi dụng tình trạng có một số khách hàng không lấy hoá đơn để cho hoặc bán cho một số doanh nghiệp khác làm chứng từ hạch toán chi phí đầu vào mà cơ quan thuế rất khó kiểm soátt vì những hoá đơn này hoàn toàn hợp lệ. Thứ tư: Một số doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu, nhập vật tư để sản xuất, đã hạch toán giá vốn hàng hóa theo tỷ giá cao hơn tỷ giá ngoại tệ do Hải quan ghi ở tờ khai hàng nhập khẩu. Qua kiểm tra giá vốn hàng nhập khẩu ở tờ khai nhập khẩu cán bộ thuế đã phát hiện ra. Thứ năm: Một số đơn vị hạch toán khấu hao sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng thực tế không thực hiện sữa chữa, làm tăng chi phí để giảm thuế thu nhập phải nộp. Thứ sáu: Doanh nghiệp hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp các khoản chi phí mà theo quy định của luật thuế hiện hành là không được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế, các khoản này chủ yếu nằm ở chi phí khác. Chỉ khi cán bộ thuế kiểm tra các chứng từ gốc thì các khoản chi phí bất hợp lý này mới được loại trừ. Kiểu hạch toán trốn thuế như trên là khá phổ biến ở các doanh nghiệp. Thứ bảy: Không kê khai các khoản thu nhập khác ngoài thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính như: các khoản chiết khấu thanh toán DN được hưởng; chiết khấu thương mại được nhận bằng tiền, các khoản thưởng trên doanh thu bán hàng từ nhà cung cấp...Hình thức này thường xảy ra đối với các DN thương mại làm đại lý cấp 1, cấp 2. Thứ tám: Giải thể DN không tuân theo trình tự, thủ tục giải thể DN quy định của pháp luật. Một số DN khi cơ quan thuế qua phân tích hồ sơ khai thuế phát hiện có dấu hiệu vi phạm, cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra hoặc đang trong quá trình kiểm tra, DN dùng biện pháp giải thể để trốn tránh việc xử lý của cơ quan thuế, sau đó thành lập lại DN mới mang tên người khác vì hiện nay theo Luật DN việc thành lập và giải thể DN rất dơn giản. Những DN dạng này thường là những DN có quy mô nhỏ, tài sản không đáng kể nên khó áp dụng biện pháp kê biên tài sản để thu hồi tiền thuế, tiền phạt. 2.3.4. Quản lý thu nộp thuế và quản lý nợ thuế 2.3.4.1. Công tác quản lý thu nộp thuế Đây là một khâu công tác rất quan trọng trong công tác quản lý thu thuế, vì mục đích cuối cùng của công tác thu thuế là số thuế phải được nộp vào kho bạc Nhà nước theo đúng quy định của các Luật thuế hiện hành. Thực hiện theo quy trình “tự khai - tự nộp” như hiện nay, đối với các DN sau khi kê khai số thuế phát sinh, doanh nghiệp tiến hành tự nộp thuế vào kho bạc Nhà nước. Hiện tại, Chi cục thuế đã triển khai việc quản lý thu thuế theo mô hình chức năng, tức là mỗi đội quản lý, theo dõi một công đoạn trong cả quá trình từ khi tính thuế đến khi nộp thuế vào ngân sách và quyết toán số thuế, do đó, đã tăng cường tính đồng bộ và giám sát lẫn nhau trong quá trình quản lý thu thuế nói chung và nâng cao hiệu quả của công tác đôn đốc thu nộp nói riêng. Kết quả thu nộp là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả và chất lượng của công tác đôn đốc thu nộp. Tuy vậy, vẫn còn một số DN chưa nộp kịp thời vào kho bạc, chậm nộp và nợ đọng tiền thuế, mặc dù tổng số thực thu cả năm vượt so với dự toán được giao, song thực tế vẫn còn một số không ít các doanh nghiệp trong năm chậm nộp, nợ đọng thuế. Mặc dù Chi cục thuế đã rất cố gắng trong công tác thu hồi nợ đọng kể cả phạt nộp chậm, song do số thuế các doanh nghiệp đã kê khai không được nộp kịp thời vào kho bạc, số nợ đọng thuế của các DN đến 31/12/ 2008 là 705,3 triệu đồng, trong đó số nợ có khả năng thu (do DN chậm nộp vào Ngân sách) chiếm đến 430,5 triệu đồng (tương ứng với 61% tổng số nợ thuế). [8] - Nguyên nhân của tình trạng trên là do: + Một số DN chưa thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thu nộp, cố tình dây dưa, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Một số công ty làm ăn thua lỗ nên không đủ điều kiện tài chính đề nộp thuế. Số thuế nợ đọng còn ở vào một số công ty sau khi phát sinh nợ đọng đã ngừng hoạt động. + Do việc đôn đốc thu nộp chưa được thường xuyên. + Do chưa thực hiện việc xử phạt thật nghiêm đối với những DN cố tình không nộp thuế đúng theo thời hạn quy định. 2.3.4.2. Công tác quản lý nợ thuế Qua số liệu về nợ thuế của các DN qua các năm tại bảng 2.11. Tổng số nợ thuế trên tông số thu có chiều hướng giảm, năm 2006 là 20,67%; năm 2007 là 13,91%; năm 2008 là 10,93%. Tuy nhiên nợ thuế vẫn ở mức cao, đặc biệt tỷ lệ nợ có khả năng thu so với tổng nợ có chiều hướng tăng qua các năm, năm 2006 là 40,14%; năm 2007 là 49,09%; năm 2008 60,99%. Bảng 2.11. Bảng phân loại nợ thuế qua ba năm 2006-2008 ĐVT : Triệu đồng Năm Tổng Số thu Tổng Số nợ Nợ có khả năng thu Tổng số nợ/tổng số thu (%) Nợ có khả năng thu/Tổng nợ (%) 2006 2.772 573 230 20,67 40,14 2007 3.953 550 270 13,91 49,09 2008 6.453 705 430 10,93 60,99 ( Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Trạch) Về mặt chính sách, Theo quy định của Luật quản lý thuế hiện nay nếu DN nghiệp chậm nộp tiền thuế thì chỉ bị phạt nộp chậm, không xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt nộp chậm rất thấp chỉ có 0,05%/ ngày nộp chậm, nếu DN nợ thuế trên 90 ngày cơ quan thuế mới được làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để cưởng chế trong khi đó thủ tục để cưỡng chế được 1 DN vi phạm rất phức tạp và do thời gian quy định nợ trên 90 ngày mới cưỡng chế được vì vậy khi đến thời gian cưỡng chế được có DN đã tẩu tán tài sản cho nên rất khó để cưỡng chế. Do đó về mặt chính sách chưa đủ mức răn đe cho nên DN cố tình chậm nộp để chiếm dụng tiền thuế.Trước đây nếu DN chậm nộp tiền thuế thì vừa bị phạt nộp chậm là 0,1%/ngày nộp chậm, vừa bị xử phạt vi phạm hành chính). Về phía DN ngoài việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong SXKD, công nợ thu hồi chậm và một số doanh nghiệp SXKD không có hiệu quả thì một bộ phận DN còn thiếu ý thức trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Về phía cơ quan thuế chưa thực hiện hết chức năng và thẩm quyền được giao trong công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế. Chưa thực sự tìm mọi biện pháp để thu hồi những khoản nợ thuế có khả năng thu, chưa chủ động thực hiện quyết liệt việc triển khai các biện pháp để đôn đốc các DN thực hiện nộp số thuế nợ đọng vào Ngân sách. Do đó, các DN cố tình chây ỳ không nộp số thuế nợ đọng nhằm chiếm dụng tiền thu. 2.3.5. Công tác kiểm tra thuế Việc doanh nghiệp tự tính, tự khai thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai và nghĩa vụ nộp thuế của mình đã tạo điều kiện cho cơ quan thuế tập trung nguồn lực để tăng cường công tác, kiểm tra việc thu nộp thuế và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm minh theo quy định; giải quyết các khiếu nại về thuế kịp thời, đã góp phần giảm tiêu cực trong ngành thuế và tăng lòng tin và tính tuân thủ đối với doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác thanh tra, xử lý kịp thời các hành vi gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Hoạt động kiểm tra thuế nhằm giúp cho người nộp thuế và cơ quan thuế thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý ngân sách nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN. Thông qua công tác kiểm tra phát huy nhân tố tích cực và phòng ngừa những mặt tiêu cực. Căn cứ vào kiến nghị của kết quả thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế các cấp có thể kiến nghị các giải pháp cụ thể để đưa Luật thuế vào cuộc sống đồng thời cải cách các quy trình quản lý thu thuế ngày càng hợp lý hơn. Bảng 2.12. Tình hình kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Số lượng doanh nghiệp kiểm tra Kết quả xử lý Thuế xử lý bình quân 1 DN KH TH tỷ lệ Truy thu và phạt % GTGT TNDN Cộng 2006 35 20 57,1 16,169 130,599 146,768 7,338 2007 40 29 72,5 87,855 154,105 241,960 8,343 2008 50 35 70 125,700 350,800 476,500 13,614 ( Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Trạch ) Công tác thanh kiểm tra hàng năm được xây dựng kế hoạch, trình lãnh đạo Chi cục phê duyệt. Số liệu ở Bảng 2.12 cho thấy, thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế năm 2006 là 57,1%, năm 2007 là 72,5%, năm 2008 là 70%; thuế GTGT và thuế TNDN xử lý truy thu và phạt tăng dần qua các năm. Năm 2006 thuế bình quân 7,338 triệu đồng, năm 2007 thuế bình quân 8,343 triệu đồng, năm 2008 thuế bình quân 13,614 triệu đồng. Các DN bị xử lý do qua thanh kiểm tra phát hiện vi phạm bởi các hành vi kê khai thiếu và bỏ sót doanh thu, không kê khai doanh thu, kê khai sai thuế suất thuế để làm giảm số thuế GTGT, sử dụng hoá đơn chứng từ kê khai khấu trừ thuế không đúng qui định, bị loại trừ thuế GTGT hàng hoá mua vào không phục vụ kinh doanh, hoặc vừa phục vụ kinh doanh hàng hoá chịu thuế và không chịu thuế không phân bổ theo qui định, vi phạm chế độ kế toán, không thực hiện chế độ sổ sách kế toán theo qui định dẫn đến cơ quan thuế phải thực hiện ấn định thuế. Tình hình trên cho thấy dấu hiệu vi phạm trốn thuế, gian lận thuế có xu hướng gia tăng cần phải được tăng cường công tác thanh kiểm tra thuế đối với DN. Hiện tại, việc ứng dụng tin học để phân tích và lựa chọn doanh nghiệp kiểm tra chưa được áp dụng do còn thiếu thông tin và chưa xây dựng được các tiêu chí để đánh giá rủi ro về thuế đối với doanh nghiệp 2.3.6. Các công tác khác 2.3.6.1. Công tác tuyên truyền và hổ trợ đối tượng nộp thuế Thực hiện Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ 01/7/2007, công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế luôn được quan tâm thực hiện. Đã thành lập và đưa vào hoạt động của bộ phận giao dịch “một cửa” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế cũng như cần tư vấn và tìm hiểu về chính sách thuế. Số liệu bảng 2.13 phản ánh công tác tuyên truyền và hổ trợ đối tượng nộp thuế tất cả các hình thức năm sau cao hơn năm trước. Đã đa dạng hoá nhiều hình thức tuyên truyền và hổ trợ, nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng nộp thuế Bảng 2.13. Tình hình tuyên truyền, hổ trợ đối tượng nộp thuế giai đoạn 2006-2008 TT Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh % 2006 2007 2008 07/06 08/07 I Công tác tuyên truyền 1 Phát sóng truyền thanh, truyền hình Buổi 95 130 170 136,8 130,8 2 Thi tìm hiểu pháp luật thuế Buổi 0 1 2 200,0 3 Bài đăng báo, tạp chí Bài 4 6 9 150 150,0 4 Biển quảng cáo, pa nô, áp phích Biển 3 5 6 166,7 120,0 II Công tác hổ trợ doanh nghiệp 1 Trả lời bằng văn bản, trực tiếp Lượt 69 77 98 111,6 127,3 2 Tập huấn cho doanh nghiệp Buổi 3 4 6 133,3 150,0 3 Cung cấp tài liệu, ấn phẩm thuế Bộ 130 156 175 120 112,2 ( Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Trạch ) - Đẩy mạnh tuyên truyền thuế dưới nhiều hình thức Phối hợp với Ban tuyên giáo huyện ủy, phòng tư pháp huyện trong việc chỉ đạo các báo đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về thuế, tổ chức đối thoại, tọa đàm, trao đổi với các doanh nghiệp và tập huấn, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về thuế. Biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân đã thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ thuế đối với NSNN. Đồng thời, lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận thuế chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Tăng cường dịch vụ hỗ trợ đối với doanh nghiệp: Chi cục thuế đã tổ chức mạng lưới làm nhiệm vụ dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp để cung cấp tài liệu, tập huấn, hướng dẫn, giải đáp mọi vướng mắc về thuế để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ chính sách thuế, tự giác thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế. Tổ chức các cuộc đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời nắm tình hình, giải quyết các vướng mắc, đồng thời lấy ý kiến của doanh nghiệp đóng góp vào chính sách, qui trình thủ tục quản lý thuế. Việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp đã từng bước được triển khai như, tổ chức tập huấn, toạ đàm, hướng dẫn các chính sách thuế, thủ tục về thuế cho các doanh nghiệp. Ngoài các hình thức tiếp xúc tại cơ quan thuế, các cơ quan thuế còn cử cán bộ trực tiếp quản lý đến tận cơ sở để hướng dẫn, giải đáp khi có yêu cầu; thực hiện trả lời trên điện thoại, trả lời bằng văn bản; cài đặt chương trình trên máy tính, cung cấp đĩa CD cho doanh nghiệp. 2.3.6.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế Lực lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế là bộ phận quan trọng để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách được giao. Công tác tổ chức bố trí cán bộ thường được thay đổi theo sự thay đổi của mô hình quản lý thuế. Trước đây, khi thực hiện mô hình quản lý theo đối tượng thì có đội quản lý thu thuế theo đối tượng nộp thuế như đội quản lý DN. Hiện nay, thực hiện theo mô hình quản lý chức năng thì bộ máy quản lý thu thuế được bố trí theo các đội chức năng như đội kiểm tra thuế, đội kê khai - kế toán thuế và tin học, đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm đầu tư nhiều hơn. Tính đến hết năm 2008 tỷ lệ cán bộ được đào tạo là 90% (năm 1999 tỷ lệ này là 25%), trong đó: trình độ đại học chiếm 52%, trình độ trung học nghiệp vụ chiếm 40%. Cán bộ thuế không những được đào tạo cơ bản về thuế mà còn được đào tạo các chuyên ngành kinh tế - tài chính, luật pháp và một số chuyên ngành liên quan khác phục vụ cho công tác quản lý thu thuế đối với nhiều ngành kinh tế khác nhau. 2.4. ĐÁNH GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC THUẾ VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN QUẢNG TRẠCH Luận văn đã sử dụng phiếu điều tra DNVVN, CBCC thuế để lấy ý kiến đánh giá của họ về mức độ phù hợp đối với công tác tập huấn, hổ trợ cho DNVVN; những quy định về khai thuế; những quy định về thuế GTGT; thuế TNDN; về công tác kiểm tra thuế đối với DNVVN. Sử dụng 27 câu hỏi chung cho cả DNVVN và CBCC ngành thuế nhằm biết được sự đánh giá của các nhóm được điều tra về các nội dung trên, điều tra 92 DNVVN trong tổng số 197 DNVVN đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Quảng trạch và 56 CBCC trong tổng số 79 CBCC của Chi cục thuế huyện Quảng Trạch. Người được thăm dò điều tra thu thập thông tin có thể lựa chọn một trong năm phương án mà mình cho rằng là phù hợp nhất: Rất phù hợp; phù hợp; trung bình; ít phù hợp; không phù hợp. Các câu hỏi sử dụng thang chia độ Likert 5 điểm, trong đó 1 điểm cho ý kiến đánh giá không phù hợp, không hài lòng đối với vấn đề được thăm dò đánh giá và 5 điểm cho ý kiến rất phù hợp cho vấn đề được nêu ra. 2.4.1. Kiểm định độ tin cậy của các biến số phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha Tiến hành kiểm định bằng phần mềm SPSS, ta có kết quả phân tích độ tin cậy của các biến số phân tích đánh giá của DNVVN và CBCC về quản lý thu thuế đối với DNVVN. Số liệu trên bảng cho thấy tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha của các câu hỏi kỳ vọng (tại cột giá trị Item Cronbach’s Alpha) đều có giá trị cao hơn 0,8. Các câu hỏi đều có hệ số tương quan biến tổng (tại cột giá trị Item-totar correlation) lớn hơn 0,3. Bên cạnh đó hệ số Cronbach’s Alpha toàn bộ cho các biến phân tích như trình bày ở bảng trên bằng 0,8850 tương đối cao. Bảng 2.14. Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra Các biến phân tích Mean Std Dev Correlation Item Cronbatch Alpha 1.Tập huấn, đối thoại với doanh nghiệp 2,8986 1,0610 0,5296 0,8788 2.Cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật về thuế cho doanh nghiệp 2,8919 0,7012 0,6611 0,8772 3. Thông tin hổ trợ từ Website ngành thuế 2,7027 1,0398 0,3178 0,8847 4. Cung cấp phần mềm hổ trợ về kê khai thuế 3,5405 0,7320 0,5770 0,8786 5. Khai thuế theo phần mềm tin học hổ trợ kê khai thuế 3,1351 0,6866 0,5928 0,8786 6. Tinh thần, thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức thuế đối với DN 2,8919 1,1377 0,4098 0,8826 7 . Kỷ năng giải quyết công việc của cán bộ, công chức thuế 2,8446 1,0544 0,4026 0,8824 8. Trang thiết bị phục vụ, hổ trợ doanh nghiệp 2,8581 0,6702 0,6521 0,8776  9. Thời điểm nộp các loại tờ khai thuế 3,3919 1,1287 0,3405 0,8846 10. Cơ chế tự khai tự nộp thuế 3,3311 0,8114 0,4552 0,8808 11. Kê khai mã vạch hai chiều 3,3851 0,7783 0,3893 0,8823 12. Hồ sơ, thủ tục, thời gian hoàn thuế GTGT 3,3176 0,6285 0,3596 0,8829 13. Chính sách thuế GTGT 3,0541 1,0548 0,5514 0,8782 14. Các quy định về sử dụng hóa đơn GTGT 3,3311 0,9924 0,3945 0,8850 15. Các quy định về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 3,1081 1,0244 0,3527 0,8837 16. Thuế suất GTGT 3,2365 0,6837 0,5543 0,8793 17. Tờ khai thuế GTGT 4,1419 0,7000 0,3965 0,8822 18. Chính sách thuế TNDN 2,9797 1,0463 0,3195 0,8847 19. Quy định về chi phí hợp lý, hợp lệ 2,9324 0,9735 0,4250 0,8816 20. Chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 2,8243 1,0150 0,3079 0,8848 21. Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý 3,0405 0,6586 0,5798 0,8790 22. Tờ khai quyết toán thuế TNDN 2,9392 0,5973 0,5070 0,8806 23. Thuế suất thuế TNDN 2,8716 0,7494 0,5564 0,8789 24. Thủ tục thông báo quyết định kiểm tra tại DN 3,1486 0,7769 0,5062 0,8798 25. Kiểm tra theo đúng nội dung quyết định 2,9392 1,1382 0,4340 0,8818 26. Xử lý vi phạm các quy định về thuế 3,1824 0,7194 0,5592 0,8790 27. Đánh giá thái độ cán bộ thuế khi đến kiểm tra tại DN 3,2432 0,7615 0,5351 0,8793 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha toàn bộ 0,8850 (Nguồn : Số liệu điều tra) Vì vậy có thể kết luận rằng đây là một thang đo lường tốt, các câu trả lời của các DNVVN và CBCC thuế cho ta kết quả tin cậy. 2.4.2 Phân tích nhân tố Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắc dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này đều có liên hệ với nhau và số lượng chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng để tiến hành các phân tích tiếp theo, chẳng hạn phân tích hồi quy. Trong phần này, chúng ta sẽ dùng phương pháp phân tích nhân tố để thu gọn số liệu từ tập hợp 27 biến về các thuộc tính để đánh giá sự phù hợp của các chính sách thuế. Các yếu tố được đưa ra sau quá trình phân tích cần phải thoả mãn tiêu chuẩn Keiser - với KMO (Kaise-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (nằm giữa 0,5 và 1) có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.doc
Tài liệu liên quan