Luận văn Hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh ở công ty Xuất nhập khẩu Cung ứng Vật tư Thiết bị Đường Sắt (VIRASIMEX)

MỤC LỤC

Lời mở đầu 7

Chương I: Lý luận chung về quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 10

1.1. Khái niệm và vai trò của vốn kinh doanh 10

1.1.1. Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh 10

1.1.2. Vai trò của vốn kinh doanh 20

1.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh 21

1.2.1. Lập kế hoạch về vốn kinh doanh 21

1.2.2. Các biện pháp huy động vốn kinh doanh 25

1.2.3. Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh 32

1.2.4. Giám sát kiểm tra tình hình sử dụng vốn kinh doanh 35

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp 40

1.3.1. Nhân tố khách quan 41

1.3.2. Nhân tố chủ quan 42

Chương II: Phân tích thực trạng quản trị vốn kinh doanh của công ty Virasimex 45

2.1. Khái quát về công ty Virasimex 47

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 47

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 49

2.1.3. Các đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh 52

2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh của công ty Virasimex 64

2.2.1. Hoạt động lập kế hoạch vốn kinh doanh của công ty Virasimex 64

2.2.2. Các biện pháp huy động vốn kinh doanh của công tyVirasimex 68

2.2.3. Sử dụng vốn kinh doanh vào các hoạt động của công ty Virasimex 71

2.2.4. Giám sát và kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty Virasimex 75

2.3. Nhận xét và đánh giá về quản trị vốn kinh doanh ở công ty Virasimex 83

2.3.1. Những ưu điểm 83

2.3.2. Những nhược điểm 85

2.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc quản trị vốn kinh doanh của công ty Virasimex 88

Chương III: Các giải pháp cơ bản hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh của công ty Virasimex 90

3.1. Phương hướng và mục tiêu hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh của công ty Virsimex 90

3.1.1. Quan điểm phương hướng 90

3.1.2 Mục tiêu chiến lược 92

3.1.3. Phương hướng quản trị vốn kinh doanh của công ty Virasimex trong những năm tới 93

3.2. Các giải pháp hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh của công ty Virasimex 95

3.2.1. Giải pháp về lập kế hoạch vốn kinh doanh của công ty trong giai đoạn tới 95

3.2.2. Giải pháp về huy động 97

3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí kinh doanh 100

3.2.4. Giải pháp về bảo toàn vốn, quản lí kiểm tra giám sát hoạt động sử dụng vốn kinh doanh 104

3.3 Các điều kiện đảm bảo cho các giải pháp hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh của công ty Virasimex 112

3.3.1. Với Nhà nước và các ngành liên quan 112

3.3.1. Với nghành 115

Kết luận 117

 

 

doc121 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5436 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quản trị vốn kinh doanh ở công ty Xuất nhập khẩu Cung ứng Vật tư Thiết bị Đường Sắt (VIRASIMEX), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lưu động rất lớn bằng vốn dự trữ của Nhà nước và vốn ngân sách Nhà nước cấp. Vốn dự trữ Nhà nước là các khoản đầu tư, viên trợ của nước ngoài dành cho chính phủ ta từ trước, cho nên công ty có thể tranh thủ nghiên cứu hiệu quả sử dụng để thu hồi vốn nhanh nhất. Nếu thu hồi vốn nhanh và sử dụng có lãi, Công ty có thể xin phép Bộ cho tiếp nhận và sử dụng hoặc có thể giao lại cho đơn vị khác trong ngành sử dụng. Với phương thức này Công ty chỉ thực hiện thương vụ và thu phí dịch vụ uỷ thác ( khoảng 1,5% giá trị hợp đồng), giao nhận, thanh toán. Do quá trình tạo dựng và củng cố mối quan hệ làm ăn với bạn hàng nước ngoài trong nhiều năm liền Công ty đã tạo dựng được uy tín và khách hàng tin tưởng cho thanh toán chậm, cho vay. Với cách này Công ty đã nhận hàng rồi bán cho đơn vị sử dụng, có thể thu hồi tiền ngay và tận dụng thêm thời gian chưa đến hạn quay vòng vốn sinh lời hoặc cho khách hàng nợ. Tổng vốn kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm từ 1999 đến 2002. Đặc biệt là vốn cố định có tốc độ tăng rất cao, giai đoạn công ty mới thành lập lại thì vốn cố định chỉ đạt gần 5,6 tỉ đồng, nhưng đến năm 2002 thì con số này tăng lên khoảng 6 lần (đã trừ khấu hao). Điều này có thể giải thích bởi công ty được ngân sách nhà nước cấp, hoạt động kinh doanh có hiệu quả… Bảng 2.2. Tình hình vốn kinh doanh của công ty Virasimex giai đoạn 1993-2002 1993 1999 2000 2001 2002 Tổng VKD (trđ) 94.456 101.151,96 119.125,46 130.888,41 133.535,52 Vốn CĐ (trđ) 5.571 18.409,51 18.215,97 28.163,27 32.981,27 % tổng VKD 6 18 15 22 25 Vốn LĐ(trđ) 88.855 82.742,45 100.909,49 102.725,14 100.554,25 % tổng VKD 94 82 85 78 75 Nguồn: báo cáo tài chính công ty Virasimex giai đoan 1993-2002. Tuy nhiên, do đặc điểm của công ty chủ yếu tham gia hoạt động thương mại, nên vốn cố định chỉ chiếm một tỉ trọng tương đối nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của công ty. Năm 1993 sau khi thành lập lại, vốn cố định của công ty chỉ chiếm 6% trong tổng vốn kinh doanh của toàn công ty. Suốt quá trình từ đó đến nay, vốn cố định của công ty đã được liên tục bổ xung mua mới đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngày càng cao nên đến năm 1999 vốn cố định của công ty chiếm 18% vốn kinh doanh của công ty. Và đến năm 2002 tỉ lệ này đã đạt tới 25% cho thấy tốc độ bù đắp khấu hao và mua mới của doanh nghiệp là rất cao trong giai đoạn vừa qua. Và vốn lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn của công ty gấp khoảng ba lần vốn cố định và khoản đầu tư dài hạn. Đó là do công ty tham gia kinh doanh các mặt hàng là thiết bị chuyên dùng của ngành đường sắt giá trị nhập khẩu và sản xuất các loại vật tư cao, mức dự trữ cũng tương đối lớn. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức vốn cố định chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng vốn của công ty. Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của công ty được Nhà nước giao cho chủ yếu là xuất nhập khẩu cung ứng vật tư thiết bị cho ngành Đường Sắt cho nên trong các mặt hoạt động của công ty thì hoạt động mua bán vật tư hàng hoá cung ứng cho ngành và sản xuất vật tư ngành Đường Sắt chiếm vị trí và vai trò quan trọng nhất. Tình hình kinh doanh các mặt hàng chính của công ty Là đơn vị sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị chuyên dùng của ngành Đường Sắt trong những năm qua công ty đã cung ứng nhiều loại vật tư thiết bị cho ngành để nâng cao tốc độ chạy tàu, từ đó nâng cao được chất lượng phục vụ vận tải hành khách, hàng hóa ngày một tốt hơn. Cụ thể ta theo dõi các danh mục mặt hàng chủ yếu của công ty sản xuất và kinh doanh đã được bán ra từ năm 1999- 2002 tại bảng 2.3: Thông qua bảng 2.3 ở trên ta giá trị hàng hoá được sản xuất tại công ty và các sản phẩm mua về kinh doanh có giá trị rất lớn, tổng giá trị kinh doanh đều có xu hướng tăng theo từng năm. Giá trị hàng hoá kinh doanh năm 1999 đạt trên 68 tỉ đồng thì đến năm 2002 tổng giá trị hàng hoá đã đạt tới 238,7 tỉ đồng. Trong vòng 4 năm tổng trị giá sản xuất và kinh doanh đã tăng gấp gần 4 lần. Điều này cho thấy mức độ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn vừa qua. Bảng 2.3: Danh mục mặt hàng sản xuất và kinh doanh của công ty Virasimex từ năm 1999-2002 Danh mục vật tư Đơn vị 1999 2000 2001 2002 I. Tổng trị giá Tr.đ 72.144,55 290.789,75 202.081,3 290.789,75 II. Mặt hàng chủ yếu Thiết bị Cái 3 41 212 174 Kim khí Tr.đ 11.960 15.500 30.780 36.241 Thép các loại Tấn 832 1.183 1.479 2.408 Ray, ghi các loại Tấn 2.822 3.788 4.680 4.840 Vật liệu xây dựng Tr.đ 9.500 16.700 17.600 17.010 Nguồn: báo cáo bán hàng của công ty Virasimex 1999-2002 Bảng 2.3 cho biết tổng giá trị sản xuất, xuất nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 1999-2002 theo mặt hàng. Trên đây là những mặt hàng chủ lực của công ty Virasimex đã tiến hành kinh doanh trong thời gian qua. Các mặt hàng như thiết bị, kim khí, ray, ghi là những mặt hàng phục vụ cho nghành đường sắt. Xét ở góc độ giá trị và khối lượng thì các mặt hàng này tăng đều qua các năm do nghành đường sắt đang tiến hành hiện đại hoá các trang thiết bị phục vụ hoạt động vận tải để nâng cao sức cạnh tranh so với các nghành vận tải khác. Mặt hàng vật liệu xây dựng công ty cũng tham gia kinh doanh một mặt phục vụ cho hoạt động xây dựng trong nghành, một mặt bán cho các tổ chức cá nhân khác để thu lợi nhuận. Và nếu xét ở góc độ từng nhánh hoạt động theo lĩnh vực uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất kinh doanh trong nước trong giai đoạn này ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.4. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và giá trị sản xuất của công ty Virasimex giai đoạn 1999-2002 Đơn vị: triệu đồng Các chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tổng trị giá 72.144,55 111.966.5 202.081,3 290.789,75 - Xuất khẩu 0 2.300 8.580 20.970 - NK uỷ thác 27.000 50.000 115.700 168.000 - NK để bán trong nước 23.000 31.000 45.200 83.000 - Uỷ thác xuất khẩu 4.508,15 5.200,5 5.600 10.893,75 - Sản xuất trong nước 10.100 12.200 13.420,3 15.750 - Kinh doanh XK LĐ 3.000 4.500 7.500 4.500 - Các mặt KD khác 6.536,4 6.766 6.081 5.676 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh công ty Virasimex 1999-2002 Năm 1999, hoạt động xuất khẩu trực tiếp của công ty Virasimex không có, hoạt động uỷ thác xuất khẩu đạt 4.508,15 triệu đồng. Giá trị sản xuất trong nước đạt 10.100 triệu, các sản phẩm đều dùng cho nghành đường sắt. Kinh doanh xuất khẩu lao động trong năm đầu tiên (1999) cũng đạt tới 3.000 triệu đồng. Kim ngạch nhập khẩu uỷ thác thiết bị vật tư của công ty Virasimex là rất lớn, có xu hướng tăng đều qua các năm. Nhập khẩu uỷ thác thiết bị vật tư cho các công ty trong nghành đường sắt vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong hầu hết các năm từ 1999 đến 2002. Giá trị nhập khẩu uỷ thác năm 1999 là 27.000 triệu thì đến năm 2002 đã lên tới 168.000 triệu đồng. Trong đó, toàn bộ giá trị trên là nhập khẩu uỷ thác cho các cơ sở của nghành thuộc phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Hiện mặc dù là nghành đã cho phép các đơn vị trực thuộc có thể nhập khẩu trực tiếp, nhưng với bề dày kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng thiết bị vật tư nên, các đơn vị đó vẫn thông qua công ty Virasimex để tăng cường hiệu quả trong hoạt động mua bán ngoại thương. Kim ngạch nhập khẩu thiết bị vật tư của công ty cũng có bước tăng mạnh. Năm 1999 kim ngạch nhập khẩu để bán cho các đơn vị trong ngành chỉ là 23.000 triệu đồng thì đến năm 2002 đã có bước tăng vọt hơn 3.5 lần tới 83.000 triệu đồng. Và xu hướng nhập khẩu thiết bị trong thời gian tới còn tăng cao do nghành đường sắt Việt Nam đang trong giai đoạn hiện đại hoá, nên nhu cầu mua ở nước ngoài các thiết bị vật tư trong nước chưa sản xuất còn rất lớn. Hoạt động uỷ thác xuất khẩu cũng có bước tiến đáng kể năm 1999, uỷ thác xuất khẩu đạt 4.508,15 triệu đồng, đến năm 2002 kim ngạch từ hoạt động này lên tới 10.893,75 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là các đơn vị trong và ngoài nghành chưa có nghiệp vụ vững vàng về ngoại thương, nên họ đều nhờ đến công ty như là một đầu mối đáng tin cậy để tiến hành hoạt động xuất khẩu. Loại hình kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động cũng tương đối khởi sắc. Trong năm đầu tiên tham gia thị trường xuất khẩu lao động công ty cũng thu được 3.000 triệu đồng, và doanh thu từ hoạt động này tăng đều qua các năm 2000 là 4.500 triệu, năm 2001 là 7.500 triệu và 9.800 triệu đồng năm 2002. Mức tăng của năm 2002 có thấp hơn so với năm trước do các thị trường cũng bắt đầu bão hoà, công ty đang tìm những thị trường mới cho mình. HIện tại công ty cũng đã xin phép nghành chủ quản trong lĩnh vực quản lí hoạt động xuất khẩu lao động để được trực tiếp đưa người Việt Nam đi lao động ở Trung Đông, Nhật, và cả thị trường EU. Các hoạt động kinh doanh khác của công ty như kinh doanh khách sạn, kinh doanh các dịch vụ du lịch, các dịch vụ phát triển việc làm lại đều có xu hướng phát triển không thuận lợi. Nguyên nhân chủ yếu là các mảng này công ty cũng chưa chú trọng lắm, và lợi nhuận đem lại từ loại hình kinh doanh này rất thấp so với các hoạt động trên, thậm chí ở một số năm doanh thu không bù đắp được chi phí. Chính vì vậy việc lên kế hoạch sử dụng vốn, tìm biện pháp huy động, sử dụng vốn có hiệu quả đồng thời thường xuyên định kì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là hết sức cần thiết đối với công ty. Trên thực tế thì định kì theo quí, nửa năm và hàng năm công ty Virasimex đều có các báo cáo đánh giá hoạt động tài chính trong kì để lập kế hoạch về vốn cho những kì tiếp theo. Và cũng xuất phát từ loại hình doanh nghiệp Nhà nước, cho nên hình thức sở hữu vốn của công ty Virasimex là vốn ngân sách cấp. Đây là nhân tố giảm đi rất nhiều khó khăn trong huy động vốn cho hoạt động kinh doanh. Công ty gặp nhiều thuận lợi hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác khi tiếp cận với các nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, các quĩ tín dụng. Nhưng với hình thức sở hữu Nhà nước công ty lại gặp vấn đề khó khăn khác trong việc quản lí và sử dụng vốn. Công ty gặp nhiều ràng buộc hơn trong sử dụng vốn do có nhiều cơ quan chủ quản sẽ can thiệt và giám sát vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vấn đề về nhu cầu vốn kinh doanh cho các mặt hàng trong hoạt động mua vào bán ra của công ty luôn được đặt ra. Ta thấy công ty kinh doanh rất nhiều các mặt hàng, đặc biệt là các thiết bị chuyên dùng cho ngành có giá trị rất lớn nên nhu cầu về vốn kinh doanh của công ty là rất cao. Có thể thấy thể hiện điều đó rõ nhất thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Xuất phát từ hoạt động xuất nhập khẩu ngày một mở rộng và đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong những năm qua công ty không những làm tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phục vụ cho ngành Đường Sắt mà còn chú trọng phát triển hoạt động kinh doanh ngoài ngành như từ năm 1997 nhập mặt hàng thạch cao của Trung Quốc về bán cho các nhà máy sản xuất xi măng, khối lượng mỗi năm vài tấn. Và cho đến năm cuối năm1999 phát triển thêm mặt hàng xuất khẩu quặng sắt, crôm... cho Trung Quốc góp phần tăng khối lượng hàng hoá xuất, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng. Từ đó góp phần vào việc phân bổ và thúc đẩy luân chuyển vốn kinh doanh của công ty một cách năng động hiệu quả và hợp lý hơn. Hoạt động kinh doanh của công ty Virasimex ngày một đa dạng hơn cũng đồng nghĩa với việc phân bổ cho hợp lí nguồn lực có hạn, lên kế hoạch sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả cũng càng phức tạp hơn. Và đòi hỏi về hoạt động quản trị vốn kinh doanh của công ty ngày càng lớn, buộc công ty từng bước rà soát lại đánh giá lại từng hoạt động của mình cho phù hợp với điều kiện kinh doanh mới. 2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh của công ty Virasimex 2.2.1. Hoạt động lập kế hoạch vốn kinh doanh của công ty Virasimex Như đã đề cập một phần ở trên công ty Virasimex cũng lên kế hoạch từ đầu kì về nhu cầu vốn cho cả kì kinh doanh. Từ việc xác định nhu cầu vốn kinh doanh trong công ty tiếp tục lên kế hoạch huy động các nguồn đáp ứng nhu cầu. Và nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty Virasimex rất lớn, do hàng hoá nhập khẩu là thiết bị vật tư đường sắt có giá trị cao đồng thời mang tính đặc chủng chỉ sử dụng trong một diện hẹp. Điều này có nghĩa là công ty cần vốn cho hoạt động nhập khẩu thiết bị đặc chủng để cung ứng cho một số đơn vị trong ngành, và công ty có nhu cầu về vốn để thanh toán nhập khẩu có giá trị cao. Để đánh giá nhu cầu về vốn của công ty ta sẽ xem xét bảng số liệu về tình hình kinh doanh và công nợ trong đó bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của công ty. Bảng 2.5 cho biết tình hình công nợ của công ty Virasimex trong giai đoạn 1999-2002. Bảng 2.5 : Nhu cầu vốn, tình hình kinh doanh và nợ của công ty Virasimex đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Doanh thu bán hàng 72.144,55 111.966,5 202.081,3 290.789,75 Vốn chủ sở hữu 66.656,18 68.212,08 101.765,99 100.554,25 Vốn vay, trong đó 84.950,9 152.337,11 194.656,67 261.896,75 - N ợ ngắn hạn 78.571,6 126.359,07 171.095,85 246.454,54 - NK uỷ thác 27.000 50.000 115.700 168.000 - Nợ dài hạn 6.380,3 25.978,04 23.560,82 15.442,21 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, đánh giá kết quả kinh doanh công ty Virasimex 1999-2002 Doanh thu bán hàng của công ty Virasimex tăng đều qua các năm, doanh thu năm 2002 tăng gấp bốn lần so với năm 1999. Cùng với tốc độ tăng doanh thu, vốn chủ sở hữu cũng tăng đều và nợ cũng tăng lên. Nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn thể hiện ở mức độ vay ngắn hạn và dài hạn do đã trình bày ở trên là đặc trưng kinh doanh mặt hàng thiết bị vật tư đòi hỏi vốn lớn. Đồng thời do thời gian quay vòng vốn lâu, ảnh hưởng đến các vấn đề công nợ, nhu cầu vốn cho các hoạt động của cả công ty. Kế hoạch về vốn cho kinh doanh của công ty được ước lượng theo công thức trên và chủ yếu là nhu cầu về vốn lưu động do công ty có chức năng kinh doanh thương mại là chính nên vốn cần cho kinh doanh nhất là vốn lưu động. Và trong thời gian vừa qua, công ty ước lượng chủ yếu dựa trên thực trạng sản xuất kinh doanh trong nghành đường sắt, chứ chưa có một cơ sở tính toán hợp lí nào cả và việc ước lượng này cũng tương đối trùng khớp với ước lượng nhu cầu vốn về mặt lí thuyết của các công ty kinh doanh thương mại. Lên kế hoạch về nhu cầu vốn của công ty chủ yếu nhằm trang trải một số khoản sau: thanh toán hàng nhập khẩu chuyên dùng của ngành do công ty ít được hưởng tín dụng trả chậm từ nhà xuất khẩu, hoặc thời gian hưởng tín dụng cũng tương đối ngắn khoảng ba tháng đến một năm là chủ yếu. Khoản thanh toán thứ hai quan trọng là thanh toán các khoản lương, một phần chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất trong công ty, tiến hành nộp các khoản cho nhà nước như thuế, nộp ngân sách và một số khoản khác. Năm 1999 doanh thu thấp nhất trong các năm phân tích nên nhu cầu về vốn cũng thấp hơn cả. Và doanh thu cũng tăng đều qua các năm nên nhu cầu vốn cũng tăng theo. Nếu năm 1999 nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh là 21.500 triệu đồng thì đến năm 2002 nhu cầu sử dụng vốn của công ty đã lên tới 89.700 triệu đồng để trang trải các khoản nhập khẩu, hoạt động sản xuất, và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu vốn ngày càng lớn cho hoạt động kinh doanh công ty Virasimex đã huy động từ hai nguồn: từ vốn chủ sở hữu của công ty, và đi vay. Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỉ trọng chỉ khoảng 1/3 vốn vay, và do nhà nước tài trợ. Hàng năm công ty cũng có tiến hành bổ xung các vốn kinh doanh bằng các nguồn tự có thông qua việc trích lại lợi nhuận, trích các quĩ để tăng vốn cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tiếp theo. Các khoản đi vay chủ yếu là vay ngân hàng, nợ tín dụng của người bán và một phần huy động từ cán bộ nhân viên trong công ty, nhưng tỉ lệ này chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong khoản vay của doanh nghiệp. Về cơ cấu vốn trong kinh doanh theo bảng 2.5 ta thấy rằng vốn chủ sở hữu chỉ chiếm trung bình khoảng 40% so với vốn vay. Trong cơ cấu vốn vay của công ty là vốn vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng trung bình khoảng 80% trong tổng số vốn vay của công ty. Và một điểm nổi bật nữa trong cơ cấu vốn vay ngắn hạn là chủ yếu là nợ tiền hàng nhập khẩu thiết bị vật tư đường sắt và một phần nợ tiền mua nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Tuy nhiên, các khoản nợ này cũng không đáng ngại, vì thực chất người phải tiến hành trả các khoản nợ ngắn hạn cho nhập khẩu uỷ thác lại là các công ty đơn vị thành viên trong nghành nhờ công ty nhập khẩu thiệt bị vật tư hộ do các đơn vị đó không có chức năng nhập khẩu hoặc do họ chưa đủ khả năng tự tiến hành nhập khẩu trực tiếp. Các khoản nợ ngắn hạn này chiếm tới 70% tổng nợ ngắn hạn. Đối với các khoản nợ dài hạn đều là đi vay từ ngân hàng. Và các khoản này được đầu tư vào mua sắm thiết bị sản xuất, xây dựng hạ tầng cơ sở của toàn công ty. Các hoạt động tài trợ cho việc nâng cấp thiết bị sản xuất, tăng cường máy móc cho hoạt động kinh doanh cũng được huy động từ vốn vay dài hạn của ngân hàng. Vốn giành cho hoạt động liên doanh liên kết với các đơn vị trong nghành để tiến hành sản xuất kinh doanh cũng một phần được lấy từ khoản vay dài hạn trên. Như vậy, qua phân tích tình hình kinh doanh, xác định nhu cầu vốn theo cách tính toán như đã trình bày cũng như phân tích các khoản công nợ ta cho thấy nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty Virasimex rất lớn, công ty cũng đã huy động từ nhiều nguồn để đáp ứng yêu cầu về vốn trong các hoạt động của mình. Và các biện pháp huy động vốn của công ty Virasimex cũng sẽ còn được tiếp tục phân tích kĩ hơn ở phần sau, để thấy được hoạt động quản trị vốn của công ty có những thuận lợi và khó khăn gì, từ đó sẽ đưa ra những giải pháp ở chương 3 để nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị vốn kinh doanh ở công ty trong thời gian tới. 2.2.2. Các biện pháp huy động vốn kinh doanh của công tyVirasimex Từ việc lên kế hoạch sử dụng vốn trong một kì, công ty xác định nhu cầu vốn kinh doanh của mình thông qua công thức được trình bày ở mục 2.2.1 trong năm. Và từ đó tìm cách huy động vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh, tránh tình trạng dư đọng vốn gây lãng phí nguồn lực hoặc thiếu vốn trong hoạt động cản trở hoạt động kinh doanh. Do nhu cầu sử dụng vốn lớn cho hoạt động kinh doanh nên công ty Virasimex cũng có nhiều biện pháp huy động vốn nhằm đáp ứng kịp thời và tăng hiệu quả sử dụng vốn một cách tối đa. Trên thực tế thời gian qua Virasimex đã huy động vốn từ các nguồn chủ yếu sau: ngân sách Nhà nước cấp, từ các quĩ xây dựng cơ bản và đi vay. Nhưng nguồn vốn tự có quan trọng nhất vẫn là nguồn từ ngân sách, còn từ các quĩ tỉ trọng vốn ở các quĩ này chiếm rất nhỏ. Và để huy động một cách tích cực cho hoạt động kinh doanh công ty cũng tiến hành nhiều biện pháp để tạo vốn cho kinh doanh như vay ngân hàng, nợ bạn hàng chủ yếu là nợ ngắn hạn. Bảng 2.6 cho thấy các nguồn chủ yếu được huy động đáp ứng nhu cầu vốn của công ty Virasimex trong giai đoạn 1999-2002. Ngoài ra còn có những nguồn khác nhưng chiếm tỉ trọng nhỏ nên bảng không nhấn mạnh và đi sâu phân tích các nguồn này. Cùng với quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh các khoản phải vay phải trả cũng tăng đều qua các năm và ngân sách nhà nước cấp hàng năm cũng tăng. Các nguồn huy động cho kinh doanh tương đối đa dạng. Các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán (tức là hình thức thanh toán sau trong hoạt động kinh doanh), phải trả các đơn vị nội bộ chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng các nguồn huy động của công ty. Các khoản phải trả nội bộ lớn hơn các khoản phải trả cho người bán trừ năm 2002. Đây chủ yếu là các doanh nghiệp trong ngành đặt tiền mua hàng cho công ty, và có cả các khoản công ty vay các đơn vị này trong quá trình hoạt động. Và những khoản này chiếm tới khoảng 75% trung bình các nguồn vốn huy động của doanh nghiệp (tính cả vốn ngân sách cấp). Và cũng qua bảng 2.6 cho thấy mức độ sử dụng vốn của công ty đối với các đơn vị khác cùng tham gia kinh doanh, tạo cho công ty có khả năng đáp ứng những yêu cầu về vốn trong khi ngân sách cấp cho công ty tương đối hạn chế cũng như việc vay các khoản tín dụng dài hạn còn gặp nhiều khó khăn. Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn của công ty Virasimex giai đoạn 1999-2002 đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Vốn ngân sách 65.570,17 65.574,98 99.144,13 98.468,36 Vay ngắn hạn 78.571,6 126.359,07 171.095,85 246.454,54 Phải trả cho người bán 47.387,19 35.960,2 51.449,87 65.851,26 Phải trả cho các đơn vị nội bộ 22.804,01 19.570,39 33.980,63 58.810,24 Vay dài hạn 6.380,3 25.978,04 23.560,82 15.442,21 Tổng vốn kinh doanh 101.151,96 119.125,46 130.888,41 133.535,52 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Virasimex 1999-2002 Mặc dù vốn ngân sách cấp cho công ty Virasimex tăng đều qua các năm, nhưng thiếu vốn vẫn là một thực tế đang diễn ra trong hoạt động kinh doanh của công ty vì ngân sách Nhà nước cấp đều được sử dụng vào mua tài sản cố định, vốn lưu động phục vụ kinh doanh rất nhỏ. Vốn ngân sách cấp hàng năm chỉ chiếm khoảng 40% nhu cầu vốn vay của công ty. Và khoảng 60% còn lại để đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh, công ty tiến hành huy động từ nguồn vay từ người bán, vay các đơn vị nội bộ, vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, và một nguồn nữa là vay từ cán bộ nhân viên trong công ty. Trong các khoản đi vay thì vay ngắn hạn từ người bán là lớn nhất. Khoản vay này năm nào cũng chiếm 40% tổng mức dư nợ của công ty. Và thực chất đây chính là các khoản thanh toán sau cho nhà xuất khẩu các thiết bị vật tư đường sắt. Người phải thanh toán các khoản này lại là các đơn vị sử dụng thiết bị vật tư thông qua công ty Virasimex để tiến hành thanh toán cho các nhà xuất khẩu. Công ty Virasimex chỉ đứng ra nhận thanh toán hộ cho các đơn vị uỷ thác. Các khoản vay từ người bán, vay các đơn vị nội bộ cũng lớn, các khoản này phát sinh do việc mua vật tư và các nguyên vật liệu khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, và cũng một phần là thực chất nợ của các đơn vị khác nhờ công ty nhập khẩu uỷ thác hộ. Hai khoản phải trả này chiếm gần nửa vốn kinh doanh của công ty. Nên có thể nói tổng nợ ngắn hạn của công ty Virasimex lớn, nhưng mức độ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty trong ngắn hạn và dài hạn lại không có vì đó thực chất là khoản nợ của đơn vị khác. Trong thời kì nghiên cứu, vay dài hạn của công ty cũng tăng nhanh do trong giai đoạn này công ty tiến hành mua sắm nhiều thiết bị, nhà xưởng cũng được chỉnh trang lại nên vay dài hạn cũng tăng, và một phần trong khoản vay đó là vay để kinh doanh, nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ. Nhìn chung, cơ cấu vốn kinh doanh cho thấy công ty Virasimex đã huy động được nhiều nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng lớn của bản thân doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh đòi hỏi lượng vốn lớn. 2.2.3. Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh vào các hoạt động của công ty Virasimex Huy động được vốn cho kinh doanh là một vấn đề đã khó nhưng sử dụng chúng sao cho có hiệu quả lại là một vấn đề còn khó hơn. Vấn đề đặt ra ở đây chính là khâu tổ chức thực hiện quả lí và sử dụng vốn. Vốn của công ty Virasimex được quản lí theo phương thức: phòng kế toán tài chính nắm mọi hoạt động phân bổ cho các đơn vị, huy động các nguồn từ các tổ chức tín dụng, và hỗ trợ một phần từ các nguồn khác. Các phòng ban đơn vị sau khi được phân bổ vốn, tự tiến hành kinh doanh và chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn đã nhận từ công ty. Và các đơn vị này được tự huy động các nguồn khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có thể mua trả sau các mặt hàng họ dự định nhập khẩu, hoặc các mặt hàng mua từ các đơn vị khác trong công ty… để giảm căng thẳng về vốn trong hoạt động của mình. Đồng thời các đơn vị cũng có trách nhiệm trong việc đóng góp các khoản cho nhà nước và đóng góp nghĩa vụ với công ty. Việc khoản và giao trách nhiệm cho từng đơn vị sẽ làm tăng thêm trách nhiệm của từng đơn vị với các hoạt động của họ. Sau khi đóng góp các khoản cho công ty, phần còn lại các bộ phận có thể giữ lại chia cho các thành viên thuộc bộ phận của mình. Khi gặp khó khăn trong huy động vốn, các thành viên có những trách nhiệm nhất định huy động vốn và có thể lấy phần lãi dự định chia đem vào kinh doanh, và thậm chí huy động thêm cả tích luỹ cá nhân để tham gia kinh doanh. Với cơ chế khoán và gắn trách nhiệm cho từng phòng ban đã nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong thời gian qua. Đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng lớn trong doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng, nhưng có một chỉ tiêu khác cũng vô cùng quan trọng đó là làm sao số vốn có được sử dụng có hiệu quả nhất và được phân bổ hợp lí nhất. Trong phần này ta tiếp tục phân tích hoạt động phân phối vốn kinh doanh của công ty Virasimex trong thời gian qua, phân tích tình hình phân bổ các nguồn vốn có được cho từng lĩnh vực kinh doanh. Bảng 2.7 cho thấy tình hình phân bổ các nguồn vốn cho những nhóm hàng kinh doanh chính của công ty trong giai đoạn 1999-2002. Trong bảng 2.7 chỉ nêu ra tình hình phân bổ vốn kinh doanh và tình hình công nợ của ba nhóm kinh doanh chủ lực, có triển vọng lâu dài của công ty. Đó là, hoạt động nhập khẩu thiết bị, hoạt động sản xuất vật tư thiết bị đường sắt, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động. Các hoạt động kinh doanh khác không được đề cập ở phần này vì công ty cũng chưa chú trọng vào các hoạt động đó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV8193.DOC
Tài liệu liên quan