Luận văn Hoàn thiện quy hoạch phát triển cây chè ở Việt Nam đến năm 2010 và một số giải pháp thực hiện

 

MỤC LỤC

 

Trang

Lời nói đầu 1

Chương I: Sự cần thiết phải quy hoạch phát triển cây chè ở Việt Nam 3

I. Tổng quan về quy hoạch phát triển chung 3

1. Khái niệm quy hoạch 3

2. Những yêu cầu cơ bản của quy hoạch 3

II. Vai trò sản xuất phát triển cây chè đối với nền kinh tế-xã hội 4

1. Tổng quan về cây chè 4

2. Vị trí của cây chè trong nền nông nghiệp nước ta 5

III. Sự cần thiết phải quy hoạch phát triển cây chè 7

1. Quy hoạch do đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển 7

2. Quy hoạch để đáp ứng nhu cầu thị trường 9

IV. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển chè 10

1. Điều kiện sinh thái 10

2. Điều kiện lao động 13

3. Điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật 14

4. Khả năng nguồn vốn 15

5. Điều kiện thị trường 16

V. Kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới 17

 

Chương II: Thực trạng thực hiện quy hoạch phát triển cây chè ở Việt Nam 18

I. Thực trạng phân bố cây chè theo vùng lãnh thổ 18

1. Quá trình phát triển 18

2. Đánh giá về diện tích, năng suất, sản lượng 19

3. Đánh giá chất lượng chè 25

4. So sánh hiệu quả kinh tế cây chè với một số cây trồng khác 26

II. Thực trạng của các cơ sở chế biến 28

1. Các cơ sở chế biến 28

2. Mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu và vùng chế biến 32

 

III. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc quy hoạch phát triển chè 33

1. Sử dụng lao động sản xuất chè 33

2. Cơ sở hạ tầng sản xuất chè 35

3. Hệ thống tổ chức quản lý ngành chè 36

4. Vốn đầu tư và hiệu quả kinh doanh 40

5. Chính sách ruộng đất 43

6. Các dự án liên doanh trồng, chế biến và tiêu thụ chè 44

IV. Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè 46

1. Tiêu thụ trong nước 46

2. Xuất khẩu 47

V. Đánh giá chung hiện trạng quy hoạch phát triển cây chè 50

1. Những kết quả đạt được 50

2. Những tồn tại trong quy hoạch và nguyên nhân 51

 

Chương III: Giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển cây chè đến năm 2010 53

I. Những căn cứ quy hoạch 53

1. Các quan điểm quy hoạch nông nghiệp 53

2. Định hướng phát triển ngành chè Việt Nam 54

II. Những quan điểm và mục tiêu phát triển cây chè 55

1. Quan điểm chung về phát triển cây chè 55

2. Mục tiêu phát triển ngành chè của Việt Nam đến năm 2010 58

III. Nội dung quy hoạch cụ thể 60

1. Quy hoạch sử dụng đất 60

2. Quy hoạch các cơ sở chế biến 65

IV. Những giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch 67

1. Các giải pháp về sản xuất nông nghiệp 67

2. Giải pháp về công nghệ chế biến 71

3. Giải pháp về thị trường 73

4. Giải pháp về tổ chức 75

 

Kết luận và kiến nghị 77

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2746 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quy hoạch phát triển cây chè ở Việt Nam đến năm 2010 và một số giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chế phẩm chè ướp hương như: Sen, Nhài, Hoè, Sói, Ngâu, chè chiết suất cô đặc Pagmaro (Nga), chè bột, chè viên ngậm (Nhật), chè tan nhanh, chè thấm (chè túi nhúng) cho Anh, Nhật, ấn Độ, Srilanca, Kenia... Tỷ trọng giữa các loại sản phẩm hiện nay như sau: chè đen 60%, chè xanh 35% và các loại chè khác 5% tổng sản lượng chè chế biến. Nói chung phần lớn là chè đen, chè xanh xuất khẩu dưới dạng bán thành phẩm (khoảng 80 - 90%), cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy đóng gói cho người tiêu dùng. Gần đây ta có xuất theo đơn đặt hàng của các nước Đài Loan, Nhật Bản, Nga, các nước Trung cận Đông... Chủ yếu là các loại chè Dẹt. Riêng chè Túi (túi nhúng ta mới nhập thử 1 nhà máy) song giá thành sản phẩm làm ra còn đắt. + Về chất lượng sản phẩm chế biến. Chất lượng sản phẩm hiện nay của ta so với năm trước đã khá hơn. Các doanh nghiệp đã ý thức được rằng chất lượng sản phẩm quyết định sự tồn tại của cơ sở sản xuất. Bởi vậy trong những năm gần đây, người ta bắt đầu coi trọng chất lượng đưa vào chế biến. Tỷ lệ chè búp tươi Avà B trung bình đạt 60-70% tổng số nguyên liệu, nhưng do nhiều yếu tố khác nên sản phẩm sau khi chế biến của ta chưa có loại tốt, loại trung bình khá trở lên chiếm khoảng 65%. Vì vậy giá bán chè của ta nhìn chung chỉ mới đạt 90% giá của thị trường thế giới. + Về bao bì đóng gói Hiện tại ta xuất khẩu chè thường là nguyên liệu thành phẩm nên thường được đóng trong thùng gỗ dán có hai lớp giấy chống ẩm, trọng lượng mỗi thùng 31 - 45 kg, bao giấy không khâu trọng lượng 35 - 60 kg. Loại bao bì này chỉ bảo quản 10 - 12 tháng. Đây là một trong khâu yếu nhất trong công nghiệp chế biến xuất khẩu của ta, cần được khắc phục trong hướng tới. 2. Mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu và chế biến Hiện trạng phân bố: Các cơ sở chế biến nói trên chủ yếu tập trung ở một số tỉnh phía bắc như: Vĩnh Phú (165 tấn/ ngày), Yên Bái 109 tấn/ngày, Sơn La 99 tấn/ngày, Tuyên Quang 61tấn/ngày, Hà Giang 48 tấn/ngày, Bắc Thái 15 tấn/ngày, Thanh Hoá 39,5 tấn/ngày, Nghệ An 19,5 tấn/ngày, Hà Tĩnh 34 tấn/ngày. ở phía Nam như Lâm Đồng 378 tấn/ngày, Gia Lai 43 tấn/ngày. Ngoài ra một số tỉnh có các cơ sở chế biến nhỏ như: Kon Tum, Đắc Lắc, Bình Định, Thành Phố Hồ Chí Minh... Với tổng công suất chế biến nói trên, so với tổng sản lượng búp hàng năm của cả nước, là khả dĩ đáp ứng nhu cầu, tuy nhiên có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của sản xuất chè nói chung. Tỉnh Lào Cai có 3 nhà máy chế biến đó là: Nhà máy Than Uyên, xưởng Phong Hải, xưởng Thanh Bình với công suất thiết kế 24 tấn búp tươi/ngày, nhu cầu nguyên liệu là 3.850 tấn búp tươi/năm Tỉnh Yên Bái có 6 nhà máy chế biến trong đó nhà máy có công suất lớn nhất là nhà máy Trần Phú với công suất 42 tấn búp tươi/ ngày. Tổng công suất của cả tỉnh là 129 búp tươi/ ngày và nhu cầu nguyên liệu là 14.000 tấn búp tươi/ năm. Ngoài ra các địa phương khác trung bình có từ 3-5 nhà máy, với công suất 10-15 tấn/ ngày. Tây Nguyên là tỉnh có số lượng nhà máy chế biến lớn nhất trong cả nước với công suất chế biến là 132,5 tấn/ngày, tổng nhu cầu nguyên liệu là 15.000 tấn/năm. Tổng công suất chế biến của cả nước là 1.046 tấn búp tươi/ ngày Trong đó: Miền núi và trung du phía bắc 813 tấn/ ngày Tây Nguyên 132,5 tấn/ ngày Các tỉnh khác 101 tấn/ ngày Một số tồn tại và nguyên nhân trong công tác chế biến Công suất nhà máy không phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu hoặc quá xa vùng nguyên liệu. Có những nhà máy chỉ sử dụng hết 50 - 60% công suất, ngược lại cũng có những nhà máy công suất không đáp ứng quy mô vùng nguyên liệu... Nhiều nhà máy được xây dựng quá lâu (từ 1957-1977), thiết bị quá cũ, quy trình công nghệ ở một số nhà máy đã lạc hậu, hàng năm lại thiếu vốn để tu bổ, cải tạo... Một số nhà máy khác sản phẩm còn đơn điệu nên không tận dụng hết công suất. Hiện nay ngành chè nước ta đang trong thời kỳ tiếp cận thị trường mới, nên chưa ổn định. Mặt khác do sản phẩm của ta chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của các thị trường mới, nên nhìn chung doanh lợi chưa cao và chưa ổn định. III. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc quy hoạch phát triển chè 1.Sử dụng lao động sản xuất chè Những lao động được sử dụng để trồng chè, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch chè gọi là lao động sản xuất chè. Lao động trồng chè Chè là cây trồng lâu năm, có chu kỳ kinh tế từ 35 - 40 năm, nếu được chăm sóc tốt có thể tồn tại hàng trăm năm, ở Phú hộ có vườn cây đã sống trên 60 năm vẫn cho năng suất khá. Đối với chu kỳ kinh doanh của cây chè cần 3-4 năm đầu cho kiến thiết cơ bản, sau đó là thời kỳ kinh doanh. Tuỳ theo điều kiện từng nơi (Điều kiện sinh thái, tập quán canh tác, công cụ lao động ... ) mà sử dụng lao động có khác nhau. Kết quả điều tra của Viện QH & TKNN (1998) cho thấy: Bảng 4: Chi phí lao động trên 1 đơn vị diện tích canh tác Đơn vị: lao động/ha Hạng mục Nông trường QD Hộ nông dân Khai hoang, trồng mới 1.129 1.300 Năm thứ nhất 250 250 Năm thứ hai 280 260 Năm thứ ba 293 280 Thời kỳ kinh doanh + Chăm sóc + Thu hái 400 250 150 300 100 200 Nguồn: Tổng quan phát triển cây chè ở Việt Nam Vụ QHKH – Bộ NN & PTNT Qua số liệu trên cho thấy các hộ nông dân sản xuất chè đã chú ý đầu tư lao động trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, nhưng đến thời kỳ kinh doanh đầu tư còn quá ít nhất là khâu chăm sóc. Ngoài việc sử dụng lao động nông nghiệp như trên, phần lao động cho chế biến cũng rất lớn. Kết quả điều tra cho thấy tình hình sử dụng lao động trên 1 tấn sản phẩm như sau: Chè đen 57 lao động/ tấn sản phẩm Chè xanh 57 lđ/tấn sp Chè sao lăn 83 lđ/tấn sp Chè hương 61 lđ/tấn sản phẩm Nhận xét Tuỳ theo từng vùng, từng địa phương và từng thành phần kinh tế khác nhau mà sử dụng lao động cho sản xuất chè là khác nhau, bình quân mỗi tấn sản phẩm chè búp tươi cần khoảng 100 - 120 công. Như vậy hàng năm cần khoảng 18 - 22 triệu ngày công cho sản xuất nguyên liệu và từ 2,5 - 3 triệu ngày công cho chế biến sản phẩm. Nếu tính thêm các dịch vụ khác thì hàng năm ngành chè sử dụng 20 -25 vạn lao động. Cơ sở hạ tầng sản xuất chè Cơ sở hạ tầng để sản xuất chè là toàn bộ những công cụ bổ sung mà ngành chè cần và có để cho phép ngành chè có thể sử dụng và thực hiện các hoạt động sản xuất phát triển chè. 2.1.Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nguyên liệu Hệ thống giao thông, hệ thống điện, thông tin liên lạc ... Nói chung đang là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nhiều ngành trong đó có ngành chè. Ngoài một số vùng có đường quốc gia chạy qua, hoặc nằm trong lưới điện quốc gia còn phần lớn vùng nguyên liệu chè nằm ở những vùng xa xôi hẻo lánh. Theo số liệu của Tổng cục thống kê từ năm 1990 đến nay nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản của Nhà nước cho ngành nông nghiệp khá lớn, năm 1998 đạt 2130 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng 4,8 lần so với năm 1990. Đầu tư Nhà nước cho cao su, cà phê tăng 4,88 lần. Riêng đầu tư cho chè là 1,5 tỷ đồng chiếm 1,26 % so với tổng đầu tư của Nhà nước cho 3 cây (chè, cà phê, cao su). 2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến Hiện nay cả nước có 76 cơ sở chế biến công nghiệp với quy mô 6 tấn tươi/ngày trở lên với tổng công suất 1.046 tấn tươi/ngày. Cơ sở vật của các nhà máy còn rất hạn chế dẫn đến việc các nhà máy đạt hiệu quả chế biến thấp, máy làm việc chưa hết công suất làm cho chất lượng sản phẩm kém và giá thành lại cao. Có 36 dây chuyền với quy mô 13,5; 24; 36 và 42 tấn chè tươi/ngày nhập của Liên Xô (cũ) từ những năm 1957 –1977. Đến nay các đều đã cũ, sữa chữa nhiều với các thiết bị thay thế được sản xuất trong nước nên đã bộc lộ như ở các khâu lên men, lò sấy, hệ thống hút bụi, nhà xưởng cũng đã xuống cấp nên ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Năm 1995 mới nhập 2 dây chuyền chế biến chè đen thiết bị công nghệ song đôi của ấn Độ, tổng công suất 24 tấn tươi/ngày đang được lắp đặt tại Long Phú (Hoà Bình), Hàm Yên (Tuyên Quang). Nhưng đến nay do thiếu vốn xây lắp nên thiết bị chưa hoạt động. 3. Hệ thống tổ chức quản lý ngành chè 3.1.Quá trình phát triển Ngành chè Việt Nam đã trải qua nhiều lần thay đổi hệ thống tổ chức quản lý cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển: Kể từ năm 1974 - 1980 thành lập Liên hiệp quản lý các xí nghiệp, đến năm 1983 thành lập Liên hiệp và Xí nghiệp công nông nghiệp. Đến năm 1987 có chủ trương liên kết toàn bộ quá trình trồng, chế biến, xuất nhập khẩu và lưu thông sản phẩm, thời kỳ này chủ yếu là chuyển các nông trường sang loại hình xí nghiệp nông công nghiệp, thành phần kinh tế tham gia kinh doanh chè cũng đa dạng hơn. Nhiều xí nghiệp áp dụng công thức 3 + 4 + 3 (30% quốc doanh, 40% HTX, 30% hộ gia đình). Từ năm 1987 đến nay, sau khi có Nghị quyết 217 của HĐBT và nghị quyết 10 của Bộ chính trị đã mở ra hướng mới cho ngành nông nghiệp nói chung và cho ngành chè nói riêng. Để tăng cường hiệu lực quản lý trên phạm vi toàn ngành, hệ thống tổ chức quản lý ngành chè được sắp xếp lại, chuyển hướng điều hành cho khối chức năng và thông tin trực tuyến Trước kia 47 đầu mối thuộc 23 nông trường, 18 nhà máy chế biến, 2 xí nghiệp liên hợp nông công nghiệp, nay điều chỉnh thành 29 đơn vị sản xuất và dịch vụ gồm: 23 xí nghiệp nông công nghiệp với quy mô 1 nông trường và một nhà máy chế biến, và 6 đơn vị dịch vụ gồm công ty xuất nhập khẩu và đầu tư phát triển, công ty dịch vụ sản xuất đời sống, nhà máy cơ khí chè, Trung tâm kiểm tra chất lượng sản phẩm, công ty xây lắp và viện nghiên cứu chè. Cho đến nay, mô hình tổ chức quản lý trên được đánh giá là gọn nhẹ, giảm bớt cấp quản lý trung gian, tạo điều kiện cho việc quản lý của Nhà nước giúp cơ sở phát triển, kinh doanh có hiệu quả hơn. Nhược điểm của mô hình này là bộ máy quản lý chưa phải là bộ máy của hệ thống kinh doanh, chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Nếu khắc phục được nhược điểm này chắc chắn ngành chè sẽ quản lý tốt hơn. 3.2. Một số mô hình quản lý cấp cơ sở Trong quá trình biến đổi cơ cấu ở tầm vĩ mô, sau khi Liên hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam ra đời, ở các cấp cơ sở đồng thời cũng được sắp xếp lại. Trong những năm qua, ở cấp này đã trải qua thử nghiệm của các mô hình sau: Mô hình loại nhỏ Trong một tiểu vùng đồng thời có một nông trường và một nhà máy được sát nhập lại thành một xí nghiệp nông công nghiệp, xung quanh có các HTX làm “vệ tinh” sản xuất nguyên liệu bán cho xí nghiệp. Mô hình loại lớn Trong một vùng có nhiều nhà máy, nhiều nông trường ở Trần Phú (Yên Bái, Phú Thọ... đã thành lập các xí nghiệp nông công nghiệp chè. Mô hình độc lập Là loại hình giữ theo cách quản lý cũ. Nông trường và nhà máy tuy cùng nằm trong một vũng lãnh thổ, nhưng độc lập với nhau: mỗi đơn vị hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân đầy đủ, trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp chè Việt nam quản lý, như nhà máy chè Cửu Long (Hoà Bình), nhà máy chè Kim Anh (Sài Gòn)... Tất cả 3 loại hình nói trên đều thuộc Liên hiệp các xí nghiệp chè Việt nam và đã tồn tại trong một thời gian khá dài. Qua tổng kết cho thấy loại mô hình nhỏ là thích hợp hơn cả. Bởi vì sản phẩm nguyên liệu chè nước ta phần lớn nằm ở vùng trung du miền núi với địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn nên vói quy mô đó dễ dàng quản lý và đạt hiệu quả kinh tế cao. ở việt Nam đang khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3.3. Vai trò quản lý ngành hiện nay Các tổ chức cơ sở hiện nay: Về sản xuất nguyên liệu, sau nghị quyết 10, các hộ nông dân đã được giao quyền sử dụng trên mảnh đất của mình. Tuy nhiên ở một số nông trường, công tác này làm chưa tốt nên một số người chưa thực sự an tâm. Mối quan hệ giữa sản xuất và chế biến. Các hộ nông dân có thể trựctiếp hoặc thông qua các hộ thu mua, bán nguyên liệu cho nhà máy theo giá thoã thuận trên cơ sở giám định theo định mức kinh tế kỹ thuật. Riêng ở khu vực quốc doanh vẫn tồn tại vai trò của đội sản xuất, trên cơ sở các hợp đồng khoán giữa xí nghiệp và hộ gia đình, để thu mua, định giá. Nhận xét chung: Qua thời gian thử nghiệm về cải tiến tổ chức quản lý ngành chè nói trên, có thể rút ra ưu và nhược điểm sau: Đã phát huy được tính năng động và sáng tạo của mọi người, đặc biệt vai trò của giám đốc. Thực tế cho thấy, cơ sở nào giám đốc thực sự có tài năng, có đạo đức và có trách nhiệm với nhà nước, với người lao động thì cơ sở đó tồn tại và phát triển mạnh. Các hộ gia đình sau khi được nhận khoán, có ý thức làm chủ đã được nâng cao, đã phát huy khả năng lao động và trí tuệ cho phát triển sản xuất. Tuy nhiên, cũng phát sinh một số nhược điểm như vấn đề tổ chức dịch vụ nhiều nơi chưa tốt, hoặc cũng có nơi vẫn có tình trạng ép giá trong thu mua... Khoán không đi đôi với quản dẫn đến có nơi khoán trắng coi nhẹ nông nghiệp, không quan tâm tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp, để đời sống người nông dân bị thấp kém. 4. Vốn đầu tư và hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh tế sản xuất 1 ha chè kinh doanh được đo bằng chỉ tiêu lãi thuần Lãi thuần = Giá trị sản lượng – Tổng chi phí 4.1. Sản xuất chè búp tươi Kết quả điều tra của Viện QH $ TKNN ở một số điểm các vùng trồng chè trong cả nước cho thấy. Bảng 4: Hiệu quả kinh tế cây chè của hộ nông dân một số địa phương Đơn vị: 1.000 đồng/tấn sản phẩm Vùng ngiên cứu Giá trị sản lượng Tổng chi phí Lãi thuần 1.Vùng TD MNB -H.QuảngNinh-H Giang -H. Mai Sơn- Sơn La 2. Vùng Tây Nguyên -H.Bảo Lộc - Lâm Đồng -H.Chưprông- Gia Lai 3. Vùng khu IV cũ -H.Con Cuông- Nghệ An -H.Triệu Sơn- Thanh Hóa 4. Vùng ĐHTB -H.Bình sơn-Quảng Bình -H.Vĩnh thạch-Bình Định 4.792 7.053 8.944 3.968 4.500 3.831 1.984 2.334 3.252 4.773 5.824 2.703 3.601 3.265 2.551 2.770 1.540 2.280 3.120 1.265 899 615 -567 -436 Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam – TCT chè Bảng trên cho ta nhận thấy: - Bình quân giá trị sản lượng các vùng: 4.943.000 đồng/ha - Tổng chi phí : 3.659.000 đồng/ha - Lãi thuần : 1.284.000 đồng/ha Trừ một số có giá trị sản lượng (trên 1 ha) ở 1 số địa phương quá thấp như Bình Sơn (Quảng Ngãi), Vĩnh Thạch (Bình Định), còn hầu hết đạt 3,8 triệu đến 8,9 triệu/ ha. Các vùng sau đây đạt hiệu quả kinh tế cao là: Hà Giang, Bắc Thái, Sơn La, Hoà Bình, Lâm Đồng, Gia Lai. Vừa qua để thúc đẩy ngành chè phát triển. Tổng công ty chè Việt nam đã ban hành khung giá mua chè tươi. So với năm 1995 giá bình quân chè tươi đã tăng lên khoảng 40% (1.050 đồng/kg năm 1995, lên 1.549 đồng/kg năm 1997, năm 2000 là 1.980 đồng/kg), đã tạo động lực cho người trồng chè chăm sóc vườn chè hơn. Tổng công ty đã ban hành khung giá thu mua cho thành phẩm ở từng thời điểm cụ thể, đặc biệt là thu mua và nhận chè ngay tại kho của các đơn vị thành viên nên đã kịp thời động viên được cho các cơ sở chế biến ở miền núi có điều kiện thu mua chè thành phảam của Tổng công ty cũng đã được chỉnh lý lại và tăng nhiều so với năm 1995. Bảng 5: Kết quả điều tra chi phí cho từng thời kỳ ở một số vùng Thời kỳ Chi phí (1.000đ/ha/năm) % Trồng mới 8.214 56,0 Chăm sóc 2.960 19,9 Kinh doanh 30.659 23,5 Nguồn: Tổng quan phát triển cây chè Việt Nam Vụ QHKH – Bộ NN & PTNT Từ kết quả tính toán chi phí cho từng thời kỳ ở một số vùng và lượng vốn đầu tư cho từng thời kỳ: Nhìn chung, mức năng suất chè búp tươi phải đạt từ 35 tạ/ha trở lên, mới bắt đầu có lãi. Năng suất càng cao thì lợi nhuận càng cao. Bảng 6: Hiệu quả trồng chè ở 4 mức năng suất khác nhau. Chỉ tiêu Đơn vị tính Mức năng suất (tạ/ha) 15-20 25-30 45-50 70-80 Năng suất tạ/ha 16,5 28,0 46,6 70,0 Giá trị sản lượng 1.000 đ 2.145 3.640 6.058 9.100 Chí phí 1.000 đ 2.247 2.908 3.429 4.724 Lãi thuần 1.000 đ -129 731 2.628 4.375 Nguồn: Tổng công ty chè 4.2. Hiệu quả chế biến Ngoài hình thức chế biến cổ truyền (sao, sấy) chè xanh, công nghiệp chế biến chè phần lớn do Tổng công ty chè Việt Nam quản lý với máy móc thiết bị lạc hậu, năng lực chế biến thấp do vậy giá thành phẩm làm ra cao, chất lượng kém. Kết quả điều tra ở một số nhà máy cho thấy sản phẩm chè sao lăn cho lợi nhuận cao hơn cả, đến chè Đen và thấp nhất là chè Hương. Bảng 7: Hiệu quả kinh doanh chế biến chè Đv: 1.000đ/tấn sp Chỉ tiêu Chè đen (OP, OPA) Chè xanh Chè sao lặn Chè hương Tổng chi phí Giá trị bình quân Lãi thuần 9.518 13.396 3.877 7.877 9.680 1.802 10.427 18.258 7.830 11.661 13.380 1.718 Chính sách hỗ trợ phát triển chè .Chính sách ruộng đất ở nông thôn, sau Nghị Quyết 10 của Bộ chính trị, ruộng đất đã được trao quyền sử dụng lâu dài cho người nông dân (15 - 20 năm). Bởi vậy, đây là yếu tố quan trọng, làm cho người nông dân an tâm sản xuất. Các đơn vị trong Tổng công ty chè Việt Nam nhiều đơn vị đã chia đất, khoán vườn chè cho công nhân trong thời gian 50 năm theo tinh thần Nghị quyết 01/CP của Chính phủ. .Chính sách thuế Thuế nông nghiệp: Hiện nay phổ biến đang thực hiện nộp theo sản lượng từng hạng đất như luật thuế sử dụng do nhà nước ban hành. ở các cơ sở quốc doanh, ngoài thuế nông nghiệp, người công dân còn phải trích nộp các khoản như quản lý chi phí, khấu hao vườn chè, quỹ bảo hiểm xã hội và y tế. Các hộ nông dân trồng chè ngoài việc phải nộp thuế nông nghiệp họ còn phải đóng góp cho quản lý, cho sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng cộng cộng Tóm lại, đối với ngành chè đặc thù canh tác trên đất đốc, là cây công nghiệp dài ngày có tác dụng che phủ mặt đất góp phần bảo vệ môi trường sinh thái như cây lâm nghiệp. Điều kiện canh tác khó khăn hơn nhiều so với canh tác các cây nông nghiệp khác, hơn nữa cơ sở hạ tầng Nhà nước như giao thông, điện cho các vùng chè thua kém hơn nhiều so với các vùng sản xuất nông nghiệp khác mà phải đóng góp như vậy là quá nặng nề. .Chính sách vay vốn Hiện chưa có chính sách vay vốn cho phát triển vùng chè, mà nằm trong các quy định chung của Nhà nước. Tuy nhiên do vùng chè thường là những vùng đồi núi, xa xôi hẻo lánh, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên mới thu hút được lao động và tiền vốn trong dân để phát triển cây trồng này. Các dự án liên doanh trồng, chế biến và tiêu thụ chè Trước kia, ba khâu: trồng, chế biến, lưu thông tách rời nhau và thuộc nhiều dơn vị chủ quản khác nhau. Do vậy, không có hợp đồng hoặc tình trạng hợp đồng lỏng lẻo. Việc đầu tư nhà nước cũng trên cơ sở đó, không phát huy được hiệu quả đồng vốn. Việc ra đời của Liên Hiệp các xí nghiệp chè Việt Nam và Tổng công ty chè Việt Nam đã tạo điều kiện cho các hợp đồng kinh tế giữa người trồng chè và chế biến, giữa chế biến và tiêu thụ hoặc giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức nước ngoài được chặt chẽ hơn. Hiện nay, có một số dự án liên quan đến việc phát triển ngành chè như sau: 6.1. Trong nước + Các doanh nghiệp, hộ gia đình trực tiếp làm các dự án vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất. + Hợp đồng liên doanh giữa các doanh nghiệp. + Hợp đồng giữa các doanh nghiệp với hộ gia đình trồng chè. 6.2. Với nước ngoài * Tổng công ty chè Việt Nam + Hợp tác với Liên Xô (cũ) và Ba Lan xây dựng cácc dự án trồng mới 10.000 ha chè và thâm canh 20.000 ha chè với tổng số vốn 17,5 triệu RCN. Vinatea đã dùng nguồn vốn trên đầu tư cho 63 đơn vị trong cả nước. Đến năm 1990 do có biến động về tình hình chính trị nên phía Liên Xô tạm ngừng đầu tư. + Hợp tác với tập đoàn NISSHO-IWAI và MARUYAS (Nhật Bản) với nội dung: Phía Nhật cho Việt Nam mượn thiết bị chế biến chè xanh miễn phí (đặt tại xí nghiệp chè Sông Cầu), hướng dẫn lắp đặt vận hành máy và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Phía Việt Nam cung cấp nhân công, vật liệu và đảm bảo đủ nguyên liệu cho nhà máy. Thời hạn tối tiểu là 5 năm và ra hạn sau 5 năm, sản lượng cần đạt 400 tấn (1994) đến 500 tấn (1998). + Liên doanh với các công ty của Đài Loan (công ty GENHONG và HITSON...) với số vốn pháp định là 1,3 triệu USD trong đó phía Đài Loan đóng góp 70%, thời hạn liên doanh là 40 năm. Dự án gồm các nội dung chính như sau: - Xây dựng một nhà máy chế biến chè với công suất 600 tấn/năm (tại công ty chè Trần Phú – Yên Bái). Đầu tư trồng mới và cải tạo một số diện tích cũ. Tổ chức xuất khẩu chè. - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất chè ở Việt Nam + Liên doanh với Đài Loan về trồng và chế biến chè tại Tuyên Quang với số vốn pháp định 1 triệu USD trong đó Đài Loan đóng góp 60%. + Hợp tác với công ty PELD YEN TEA (Đài Loan) trong đó phía Đài Loan cho Việt Nam mượn thiết bị chế biến chè miễn phí và bao tiêu sản phẩm. Phía Việt Nam tổ chức sản xuất và bán sản phẩm cho bạn. Sản lượng bình quân cần đạt 200-250 tấn/năm. Thời hạn liên doanh 5 năm, địa điểm Công ty chè Mộc Châu. Ngoài ra còn có một số liên doanh khác như với Bỉ ở Phú Thọ, số vốn là 6 triệu USD. Liên doanh với Malayxia ở Hà Nội... Thông qua một số dự án nêu trên chúng ta thấy: - Việc đầu tư cho phát triển ngành chè những năm gần đây đã đa dạng và phong phú hơn nhiều so với năm trước đây, kể cả nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Hình thức hợp tác liên doanh với tinh thần 2 phía cùng có lợi. Phần lớn các hợp đồng liên doanh phía bạn đều nhận bao tiêu sản phẩm. Một số dự án nước ngoài thể hiện sự muốn làm ăn lâu dài với ngành chè Việt Nam, biểu hiện ở chỗ dự án đã chú ý đến công tác đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật tiến tiến cho công nhân Việt Nam. IV. Tình hình tiêu thụ sản phẩm chè 1. Tiêu thụ trong nước Nhân dân ta tuy đã có tập quán uống nước chè từ lâu đời, nhưng phần lớn trước đây là uống chè tươi (nấu trực tiếp từ lá cành chè ). Trước đây một số người thuộc tầng lớp trên thường quen dùng “Trà Tầu” là loại chè được chế biến từ Trung Quốc nhập vào. Vài ba thập kỷ nay khi ngành chè bắt đầu phát triển thì dân cư đô thị cũng như ở nông thôn đã quen sử dụng sản phẩm chè chế biến. Hiện nay nhu cầu về đồ uống của nhân dân ta đã thay đổi nhiều, ngoài nước chè còn có bia, nước khoáng, nước hoa quả... Bởi vậy số người uống chè đòi hỏi chất lượng ngày càng cao hơn. Tuy vậy, hiện nay hàng năm cả nước ta vẫn tiêu thụ khoảng 20 - 25 ngàn tấn chè khô các loại (chiếm 40 - 50% tổng sản lượng chè khô). Tuy nhiên từng địa phương, từng vùng nhu cầu tiêu thụ có khác nhau. Kết quả điều tra ở một số vùng cho thấy: + Vùng Tây Nguyên Tổng sản phẩm chè khô: 6.794 tấn trong đó nội tiêu 1.474 tấn (chiếm 21,6%). Riêng Lâm Đồng, nội tiêu 1.160 tấn (chiếm 20,3% sản lượng chè khô của Tỉnh). Gia Lai 314 tấn (chiếm 30,8%). + Vùng Duyên Hải miền Trung Hầu hết các sản phẩm chế biến được đều cho tiêu dùng nội bộ. Trong đó Bình Định 11,3 tấn, Quảng Nam Đà Nẵng 38,2 tấn... Về chủng loại, ngoài một số cơ sở sử dụng loại chè hương đặc biệt loại I, loại II còn đại bộ phận chè xanh sử dụng từ loại I đến loại IV, cũng có một số sử dụng loại chè cám. 2. Xuất khẩu 2.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Từ năm 1980 – 1990 cũng như nhiều ngành khác, ngành chè Việt Nam chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, đổi mới cơ chế quản lý. Cho nên từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm đều tăng khá nhanh. Chính vì sản xuất chè Việt Nam ngày càng tăng cho nên sản lượng chè và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng mạnh. Xuất khẩu chè đã đem lại lợi ích đáng kể và một lượng ngoại tệ lớn. Bảng 8: Lượng chè xuất khẩu của Việt Nam từ 1994-2000 Năm Lượng chè xuất khẩu (tấn) Trị giá xuất khẩu (USD) 1994 17.302 20.165.144 1995 17.041 21.026.135 1996 20.755 29.001.627 1997 32.292 47.901.975 1998 33.295 50.496.059 1999 41.000 53.000.000 2000 45.000 65.000.000 Nguồn: Vụ Kế Hoạch-Thống Kê, Bộ Thương Mại Qua bảng trên chúng ta thấy: Hàng năm chúng ta xuất khẩu lượng chè rất lớn ra thị trường thế giới đó là một điều đáng mừng cho ngành chè Việt Nam. Đặc biệt là khối lượng chè của chúng ta chiếm một tỷ trọng đáng kể so với khối lượng các nước cùng xuất khẩu cụ thể là: Về xuất khẩu chè của Việt Nam năm 1995 đạt 1,7% lượng xuất khẩu chè thế giới vì năm 1995 giá chè thế giới bị giảm sút. Xuất khẩu chè của Việt Nam năm 1999 đạt 1,91% lượng xuất khẩu chè thế giới còn năm 2000 đạt 2% lượng xuất khẩu chè thế giới. Thiết bị kỹ thuật, công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, sản xuất tràn lan không tập trung dẫn đến chất lượng chè xấu, không đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh của thị trường chè quốc tế. Việc đầu tư không hiệu quả, quản lý kém của ngành chè đã làm cho sản xuất và xuất khẩu của ngành chè không hiệu quả như mong muốn. Như vậy trong vòng 7 năm kể từ năm 1994-2000 xuất khẩu của Việt Nam tâng đều qua các năm. Riêng năm 1994 giá chè thế giới giảm một cách đột ngột, đến năm 1998 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á nên lượng chè xuất khẩu của ta tăng không đáng kể so với năm 1997. Năm 2000, giá chè thế giới ổn địnhlại xuất khẩu của Việt Nam đạt 45.000 tấn, doanh thu xuất khẩu là 65 triệu USD. Nếu tính năm 1994-2000 chúng ta đã xuất khẩu được 223,717 ngàn tấn đạt giá trị xuất khẩu là 286.590.940 USD. Nhìn vào khối lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu của chè ta thấy rằng: kim ngạch xuất khẩu chè đóng góp một phần của tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế quốc dân nói chung. Từ năm 1994 –2000, trung bình mỗi năm chúng ta xuất khẩu được 31,959571 ngàn tấn thu về mỗi năm là 40.941.563 USD. Điều đó cho thấy rằng mặt hàng chè là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nó đem về một lượng ngoại tệ đáng kể. 2.2.Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam Chè của Việt Nam đã xuất khẩu tới hơn 30 nước trong khu vực và trên thế giới. Thị trường xuất khẩu trước kia là Liên Xô (cũ) và Đông Âu. Do Liên Xô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV8392.DOC
Tài liệu liên quan