MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOÀN THIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN LONG BIÊN 4
1.1. Vị trí, vai trò và nội dung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quận 4
1.2. Các yếu tố tiềm năng và nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên 22
Chương 2: THỰC TRẠNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN LONG BIÊN TỪ NĂM 2003 ĐẾN NAY 32
2.1. Thực trạng công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đầu tư phát triển các ngành kinh tế 32
2.2. Quy hoạch phát triển các ngành văn hóa - xã hội 52
2.3. Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật 64
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN LONG BIÊN ĐẾN NĂM 2015 70
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng và định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên 70
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên đến năm 2015 82
KẾT LUẬN 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
PHỤ LỤC 109
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2395 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h doanh một loại hàng hóa.
Đến đầu năm 2005, toàn quận có 369 doanh nghiệp hợp tác xã kinh doanh thương mại, dịch vụ và khách sạn, nhà hàng. Số doanh nghiệp kinh doanh thương mại là 286 doanh nghiệp và 20 hợp tác xã kinh doanh thương mại (do quận quản lý). Trong đó có 196 công ty trách nhiệm hữu hạn, 44 công ty cổ phần và 46 doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp tập trung chủ yếu là kinh doanh thương mại hàng phi lương thực thực phẩm và hàng hóa tổng hợp. Số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ là 38 và khách sạn, nhà hàng là 40 doanh nghiệp. Tổng số hộ kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng là 6.059 hộ. Trong đó kinh doanh thương mại là 3.513 hộ. Trong năm 2004, có khoảng 13% trong tổng số 3.513 hộ kinh doanh thương nghiệp là bán buôn, số còn lại là bán lẻ. Các hộ bán lẻ tập trung chủ yếu kinh doanh hàng phi lương thực, thực phẩm, chiếm 82.2% trong tổng số 2.050 hộ bán lẻ.
Điểm đặc biệt là số các cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng ở quận Long Biên rất nhiều, có khoảng 2.002 cơ sở kinh doanh loại hình này, chủ yếu là các hộ kinh doanh nhà nghỉ và nhà hàng. Số hộ kinh doanh là 1.962 hộ, chiếm 98% số lượng các cơ sở. Trong đó kinh doanh nhà hàng có tới 1.789 hộ.
- Phân bố các cơ sở kinh doanh và lao động dịch vụ: Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ và khách sạn, nhà hàng, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở phường Ngọc Lâm, Đức Giang, Gia Thụy, Bồ Đề có các trục đường lớn thuận tiện cho việc mở văn phòng giao dịch của các doanh nghiệp. Số doanh nghiệp tập trung ở 4 phường này lên đến 273 đơn vị (chiếm 3/4 số lượng các công ty, doanh nghiệp). Các hộ kinh doanh cá thể tập trung nhiều nhất ở phường Đức Giang là 1.539 hộ, chiếm 1/4 tổng số hộ kinh doanh.
Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ là 11.815 người. Trong đó làm việc trong các công ty là 4.316 người, trong hợp tác xã là 149 người và 7.350 người làm việc trong các hộ cá thể. Trung bình một công ty dịch vụ có 12 lao động.
- Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ: Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, khách sạn và dịch vụ khác trên địa bàn quận (năm 2003) đã tạo ra mức doanh thu 2.906,7 tỷ đồng. Trung bình mỗi doanh nghiệp tạo ra được 7,87 tỷ đồng. Trong số doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì các công ty trách nhiệm hữu hạn có số lượng đông nhất và cũng có mức doanh thu cao nhất. Trong năm 2003, các công ty trách nhiệm hữu hạn có doanh thu gần 2.483,2 tỷ đồng, tính trung bình một công ty có doanh thu là 10,3 tỷ đồng. Bán buôn là lĩnh vực thu nhiều lợi nhuận nhất, trung bình 1 công ty trách nhiệm hữu hạn bán ra ngần 14 tỷ đồng năm 2003. Các công ty cổ phần có mức doanh thu là 188 tỷ đồng, trung bình một công ty có doanh thu là 3,5 tỷ đồng. Các doanh nghiệp tư nhân có mức doanh thu là 221,5 tỷ đồng, trung bình một doanh nghiệp tư nhân đạt doanh thu gần 14 tỷ đồng, một hợp tác xã chỉ thu về 1,16 tỷ đồng.
Đối với các hộ kinh doanh thương nghiệp, hoạt động của các hộ sôi động hơn so với hoạt động của các doanh nghiệp do số lượng mặt hàng kinh doanh đa dạng, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hoặc nhu cầu xây dựng của đời sống dân cư. Tổng doanh thu của các hộ kinh doanh năm 2003 là 298 tỷ đồng, tính trung bình một hộ kinh doanh tạo ra 49,2 triệu đồng/năm. Các hộ bán lẻ hàng lương thực thực phẩm có mức doanh thu trung bình cao nhất, mỗi hộ bán ra khoảng 203 triệu đồng/năm, sau đó là các hộ bán buôn hàng phi lương thực thực phẩm 136 triệu đồng/năm và kinh doanh nhà nghỉ 146 triệu đồng/năm.
- Quy hoạch mạng lưới chợ: Hệ thống cơ sở vật chất của các ngành dịch vụ quận Long Biên vẫn còn nghèo nàn lạc hậu, chưa có các công trình thương mại, dịch vụ có quy mô lớn và tầm cỡ. Hiện nay trên địa bàn quận có 47 chợ lớn, nhỏ và tụ điểm buôn bán, trong đó 3 chợ đã có dự án đầu tư xây dựng là chợ Thượng Cát, Gia Quất, Vũ Xuân Thiều. Bốn chợ cần có phương án đầu tư nâng cấp do đã xuống cấp và quá tải: chợ Ô Cách (phường Đức Giang) diện tích 1.600 m2, có 150 hộ kinh doanh. Chợ Việt Hưng (phường Việt Hưng), diện tích 3.000 m2, có 268 hộ kinh doanh. Chợ Gia Lâm (phường Ngọc Lâm), diện tích 4.751 m2, có 186 hộ kinh doanh. Chợ Mới (phường Thạch Bàn), diện tích 2.294 m2, diện tích xây dựng 690 m2 đã xuống cấp cần phải đầu tư nâng cấp với quy mô lớn hơn. Chợ Đức Hòa (phường Thượng Thanh) được xây dựng theo hình thức BOT, diện tích 1.329m2, diện tích xây dựng 564 m2, có 90 hộ kinh doanh. Số tiền thu được từ cho thuê địa điểm kinh doanh là 40 triệu đồng/năm, tiền thu từ bán vé chợ là 40,08 triệu đồng/năm.
Đặc thù của các chợ là bán lẻ phục vụ đời sống hàng ngày của cán bộ và nhân dân trong khu vực, với quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng của các chợ đều xuống cấp, gây ra tình trạng hàng hóa chậm luân chuyển, các hộ kinh doanh phải nghỉ nhiều…đã ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch thu ngân sách và các kế hoạch khác của quận.
Do nhu cầu sinh hoạt mua bán hàng ngày phát triển, nên đã xuất hiện nhiều chợ tạm, chợ cóc, tụ điểm buôn bán ở các khu dân cư, chủ yếu là những người kinh doanh không có địa điểm cố định hoặc bán hàng tươi sống phục vụ nhân dân vào buổi sáng. Toàn quận có 39 chợ cóc, chợ tạm và tụ điểm buôn bán, trong đó phường Ngọc Thụy có 6 chợ tạm, chợ cóc với tổng số 320 hộ kinh doanh, phường Long Biên có 5 chợ với 196 hộ kinh doanh chủ yếu là thực phẩm, rau xanh, hàng ăn uống. Ngoài ra trên địa bàn quận còn có một số bách hóa tổng hợp với quy mô nhỏ, không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của dân cư đô thị: bách hóa Sài Đồng (3 tầng), bách hóa Gia Lâm.
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của ủy ban nhân dân quận và các phường, việc tổ chức và xây dựng chợ đã có những tiến bộ rõ rệt, góp phần tích cực vào việc lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, tạo việc làm cho hàng ngàn người lao động, tăng thu cho ngân sách và góp phần vào những tiến bộ bước đầu trong việc giữ gìn trật tự văn minh đô thị. Tuy nhiên, do trước đây nằm trong huyện Gia Lâm và trong một thời gian dài theo cơ chế bao cấp, chợ bị xem nhẹ, lúc đó thường chỉ chú ý xây dựng các cửa hàng, cửa hiệu thương nghiệp quốc doanh, không chú ý đến xây dựng chợ. Do yêu cầu đòi hỏi của thị trường, việc xây dựng chợ tuy đã được quan tâm, song số người tham gia kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ tăng lên quá nhanh, thời gian xây dựng chợ còn ngắn và ít kinh nghiệm nên chưa có những giải pháp đồng bộ, dẫn đến tình trạng thiếu chợ để hàng trăm người lấn chiếm vỉa hè và kinh doanh trong các chợ tạm gây hậu quả về nhiều mặt, làm cho thị trường lộn xộn, thiếu kỷ cương, vi phạm Nghị định 36/CP của Chính phủ, tác động xấu đến văn minh đô thị và làm thất thu ngân sách. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của chợ rất yếu kém, không đảm bảo an toàn vệ sinh rác, chất thải và văn minh của chợ. Hiệu quả sử dụng chợ còn thấp, nhiều chợ đã được cải tạo xây dựng mới nhưng chưa phát huy sử dụng hết công suất. Vấn đề kiến trúc nhiều chợ xây dựng không thông thoáng, ít cổng, thậm chí có chợ có cả những hộ dân ở lẫn… Điều đó làm cho việc sử dụng chợ kém hiệu quả và không an toàn. Công tác tổ chức quản lý chợ còn nhiều yếu kém, tổ chức sắp xếp người kinh doanh thiếu trật tự, kỷ cương, chưa làm tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường, những hoạt động dịch vụ cho người vào chợ còn ít và hiệu quả thấp.
Trên địa bàn quận hiện nay chưa có khu trung tâm thương mại. Trong định hướng phát triển quận Long Biên theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và tiến trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng nhanh, cần thiết phải có các khu thương mại với đầy đủ các dịch vụ hiện đại như siêu thị, khu vui chơi giải trí… để phục vụ nhu cầu của đời sống dân cư.
2.2. QUY Hoạch Phát Triển Các Ngành VĂN Hóa - Xã Hội
2.2.1. Về giáo dục - đào tạo
- Hiện nay quận Long Biên có 30 trường mầm non, trong đó có 3 trường công lập, 11 trường bán công nông thôn, 13 trường thuộc khối cơ quan xí nghiệp, 3 trường tư thục. Ngoài ra, còn có các lớp mầm non tổ chức theo hình thức "nhóm trẻ gia đình". Tổng số giáo viên là 303. Trình độ đại học là 4%, trung cấp là 69%, sơ cấp là 7%. Diện tích đất sử dụng của 3 trường công lập là 10.123 m2, với 32 lớp; 11 trường bán công nông thôn có diện tích 30.888 m2, với 118 lớp; 13 trường khối cơ quan có diện tích 14.698 m2, với 79 lớp. Nhiều trường diện tích chật hẹp, không có sân chơi và đồ chơi ngoài trời, không có tường bao, không có cổng trường và bảo vệ, nhà vệ sinh không đảm bảo yêu cầu. Các trường phân bố lẻ tẻ, thành 18 khu trung tâm và 33 điểm lẻ, tương ứng với 60 nhóm lớp (chưa kể các nhóm lớp tư thục và hiệp quản). Số lượng phòng học cấp 4 còn nhiều, ngoài 103 phòng học kiên cố, còn 46 phòng học cấp 4. Một số trường chưa có địa điểm cố định, phải mượn hội trường, đình (6 phòng học). Các trường mầm non hiện vẫn thực hiện Quyết định 73 của ủy ban nhân dân thành phố (năm 2000), nên tiền học phí và xây dựng cơ sở vật chất vẫn ở mức thấp, do đó chi phí cho các hoạt động xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị không bảo đảm yêu cầu của một cơ sở giáo dục mầm non, và hầu hết các trường không có máy vi tính, máy chiếu…
- Trường tiểu học có 7 trường, trong đó phường Ngọc Lâm, Đức Giang, Sài Đồng có 2-3 trường, các phường khác mỗi phường có 1 trường. Tổng số giáo viên là 491. Trình độ đại học là 12%, cao đẳng là 58%, trung cấp là 29%, sơ cấp là 1%. Về cơ bản hệ thống các trường tiểu học đã đáp ứng được yêu cầu dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, một số trường chưa đảm bảo chuẩn 35 học sinh/lớp: Ngọc Thụy, Ngọc Lâm. ái Mộ, Việt Hưng, Long Biên, Thạch Bàn, Sài Đồng A. Cơ sở vật chất các trường ái Mộ, Ngọc Lâm, Sài Đồng A số phòng học không đủ, số học sinh đông nên chỉ có một phần học sinh được học 2 buổi/ngày. Các trường chưa đáp ứng chuẩn 6 m2 đất/học sinh: Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Ngọc Lâm, ái Mộ, Phúc Đồng, Sài Đồng A. Các trường còn phòng học cấp 4 (21 phòng): Ngọc Thụy, Thượng Thanh, ái Mộ, Đức Giang, Sài Đồng A, Giang Biên, Phúc Lợi. Nhiều trường không có phòng chức năng.
- Trường trung học cơ sở có 15 trường. Số lượng giáo viên là 516, trong đó có 417 đạt tiêu chuẩn và 99 chưa đạt chuẩn. Các trường trung học cơ sở đảm bảo chỉ tiêu 35 học sinh/lớp: trường Ngô Gia Tự và Phúc Đồng. Cơ sở vật chất của các trường không đảm bảo 6 m2 đất/học sinh: Thượng Thanh, Bồ Đề, Ngô Gia Tự, Phúc Đồng, Việt Hưng, Long Biên, Thạch Bàn, Giang Biên, Phúc Lợi. Các trường trung học cơ sở còn phòng học cấp 4: gồm 9 phòng ở Sài Đồng và Phúc Lợi.
- Trung học phổ thông có 2 trường do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố quản lý (Nguyễn Gia Thiều và Lý Thường Kiệt). Ngoài ra, còn có 6 trường trung học phổ thông dân lập, trong đó có những trường hoạt động tốt (trung học phổ thông Vạn Xuân), nhưng có trường hoạt động kém hiệu quả, không thu hút được học sinh (trung học phổ thông Lê Văn Thiệm, Tây Sơn).
- Quận có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên Việt Hưng và 1 trường bổ túc văn hóa, với tổng diện tích 3.573 m2, 14 giáo viên và 1.268 học sinh. Hai cơ sở này đã liên kết đào tạo với một số trường đại học ở thành phố Hà Nội.
Đến nay, quận Long Biên chưa có trung tâm dạy nghề tập trung với chất lượng cao. Đây là vấn đề cần được quan tâm vì nhu cầu đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề trên địa bàn quận đang tăng mạnh. Quận hiện có 1 trung tâm dạy nghề tư thục Quang Trung, 12 cơ sở dạy nghề, trong đó có dạy nghề của xí nghiệp may và dạy nghề của tư nhân, quy mô nhỏ như dạy sửa chữa xe máy.
Những năm qua, quận đã duy trì, nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp, bậc học. Mạng lưới giáo dục phổ thông từ bậc mầm non đến phổ thông trung học, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và quy mô học sinh trên địa bàn quận, đảm bảo 100% số trẻ 5 tuổi được đến lớp. Số cháu trong độ tuổi đi học vượt kế hoạch thành phố giao. Tỷ lệ cháu trong độ tuổi đi nhà trẻ là 28,8%, vượt 0,8%. Tỷ lệ cháu trong độ tuổi đi mẫu giáo là 78,1%, vượt 0,1%. Số học sinh có mặt đầu năm học bậc tiểu học, trung học cơ sở đạt kế hoạch thành phố giao. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học là 79% và bậc trung học cơ sở là 70%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp năm học 2003 - 2004 bậc tiểu học đạt 100%, bậc trung học cơ sở đạt 99,72%, xếp thứ 4/14 quận huyện của thành phố. Quận đã quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các giáo viên, tổ chức 192 chuyên đề cấp quận, 629 chuyên đề cấp trường nhằm nâng cao trình độ chuyên môn trong công tác giảng dạy. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn bậc mầm non đạt 90,3%, trên chuẩn đạt 43,7%, bậc tiểu học đạt chuẩn 100%, trên chuẩn đạt 65,3%, bậc trung học cơ sở đạt chuẩn 99,7%, trên chuẩn đạt 35%. Tuy nhiên, hệ thống trường, lớp đã được quan tâm đầu tư xây dựng, song vẫn còn thiếu, một số cơ sở đã bị xuống cấp, trang thiết bị cho dạy và học chưa đủ và nhiều trường còn thiếu hệ thống các phòng chức năng. Nhiều trường chưa đảm bảo được quy định trường chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo về diện tích, quy mô lớp học, thiết bị học tập. Chất lượng đội ngũ giáo viên còn hạn chế, vẫn còn một số giáo viên chưa đạt chuẩn. Quận Long Biên chưa có trung tâm dạy nghề, không có trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn. Vì vậy, việc hình thành cơ sở đào tạo nghề có chất lượng cao đang là yêu cầu bức xúc.
2.2.2. Về ngành y tế
Trên địa bàn quận có hai bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, với quy mô khoảng 250 giường bệnh và Bệnh viện Tâm thần, quy mô khoảng 150 giường bệnh, cả hai bệnh viện đều do Sở Y tế Hà Nội quản lý. Ngoài ra, còn có Trung tâm y tế mới thành lập, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế còn thiếu, kinh phí hoạt động hạn hẹp, trụ sở làm việc phải đi thuê. Số cán bộ y tế của Trung tâm gồm 4 bác sĩ, y tá. Quận Long Biên còn có 1 trung tâm y tế hàng không, quy mô khoảng 20 giường bệnh và trung tâm y tế đường sắt. Hai trung tâm y tế này chỉ phục vụ cho cán bộ công nhân viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam và Công ty Xe lửa Gia Lâm.
Do mạng lưới y tế phường mới được hình thành, nên cơ sở vật chất chưa đạt so với tiêu chuẩn quốc gia; dụng cụ y tế khám chữa bệnh ở một số phường còn thiếu hoặc đã hỏng, lạc hậu.
Ngoài hệ thống y tế công lập, các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân cũng phát triển nhanh chóng. Năm 2004, 146 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân có giấy phép do Sở Y tế Hà Nội cấp. Nghề Y có 77 cơ sở, trong đó có 4 phòng khám đa khóa; Dược có 60 cơ sở; Y học dân tộc có 9 cơ sở. Các cơ sở này đã đi vào hoạt động nền nếp, nhiều cơ sở có diện tích sử dụng riêng biệt, khang trang, đầy đủ trang thiết bị và thực hiện theo đúng các quy chế ban hành của Bộ Y tế. Các cơ sở tham gia khám chữa bệnh, cung ứng thuốc, đảm bảo an toàn hợp lý cho người bệnh, góp phần cùng với tổ chức y tế nhà nước chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác hành nghề y, dược tư nhân còn một số phòng khám hoạt động quá phạm vi cho phép, cơ sở y tế kiêm bán thuốc, người giúp việc không phép, biển hiệu sai, chưa nghiêm túc thực hiện quy chế, chế độ chuyên môn, quy trình vệ sinh vô khuẩn, hệ thống sổ sách thiếu, ghi chép chưa đầy đủ, một số hóa đơn thuốc chưa hợp lệ. Trong khi đó, công tác quản lý các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân của các ngành chức năng chưa chặt chẽ, dẫn đến có lúc, có nơi xử lý chưa triệt để.
Cán bộ y tế của quận còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Năm 2004, có 68 cán bộ y tế, tính bình quân 1 cán bộ y tế phục vụ khoảng 2.568 người dân. Tỷ lệ này chưa đạt được so với yêu cầu chung của thành phố là 500 dân/cán bộ y tế. Với yêu cầu mỗi trạm y tế phường phải có một bác sĩ, 1 y tá; hiện nay, có 3 trạm y tế chưa có bác sĩ (Thạch Bàn, Phúc Lợi, Việt Hưng).
2.2.3. Về thể dục thể thao, văn hóa thông tin
- Về thể dục thể thao cơ sở vật chất đã đáp ứng được nhu cầu thể dục thể thao của nhân dân. Phòng trào thể dục thể thao phát triển khá rộng rãi, thu hút đông đảo tầng lớp, lứa tuổi tham gia. Tỷ lệ người tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là 24,5%, tỷ lệ hộ gia đình thể thao (2004): 16%. Lực lượng cán bộ thể dục thể thao đã được tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng. Ngành thể dục thể thao của quận cũng đã đạt được những thành tích trong các giải thi đấu của thành phố và quốc gia. Tuy nhiên, quận cần phải có một trung tâm thể dục thể thao và sân vận động một số phường cần nâng cấp, sửa chữa. Nhiều sân tập thể thao thực chất mới chỉ là các khu đất trống phục vụ cho hoạt động thể thao.
- Văn hóa thông tin: toàn quận có 72 di tích lịch sử văn hóa, trong đó 34 di tích đã được xếp hạng. Một số công trình có ý nghĩa quan trọng, khá tiêu biểu cho truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, góp phần tạo nên một nền văn hóa vật thể, mang đậm bản sắc văn hóa Thủ đô. Hiện nay đã có di tích trở thành một điểm trong tua du lịch sông Hồng là đền Ghềnh, đền thờ Lý Thường Kiệt. Song việc khai thác đưa vào điểm du lịch vẫn đang do tư nhân đứng ra tổ chức quản lý. Những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhân dân, nhiều di tích đã được tu bổ, tôn tạo, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Song một số di tích đã bị xuống cấp như: đình thôn Ngô (phường Thạch Bàn), đình thôn Nha (phường Long Biên), đình Hội Xá (phường Phúc Lợi), chùa Xuân Hạ, chùa Thổ Khối (phường Cự Khối).
Câu lạc bộ, nhà văn hóa: quận Long Biên chưa có nhà văn hóa cấp quận mà chỉ có một Trung tâm văn hóa Hàng không, hai phường có nhà văn hóa (Ngọc Lâm, Ngọc Thụy), cơ sở vật chất đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt văn hóa trên địa bàn. Các phường khác chỉ có các địa điểm phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt, hội họp. Quận có 5 trung tâm học tập cộng đồng của 5 cụm dân phố.
Hệ thống thông tin ở quận có 14 trạm phát thanh phường, 14 đội thông tin lưu động cơ sở. Công tác thông tin tuyên truyền cổ động đã được thực hiện khá tốt. Quận đã tổ chức được rất nhiều hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật như Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Giao thông đường bộ, Pháp lệnh Phòng chống HIV/AIDS, Pháp lệnh Dân số với số lượng người tham dự khá lớn. Công tác vận động nếp sống văn hóa được thực hiện tích cực. Quận đã xây dựng và triển khai thực hiện cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", cán bộ công nhân viên và quần chúng nhân dân thực hiện tổ chức lễ cưới, lễ tang... tiết kiệm, lành mạnh; phát 45.000 tờ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa và đã có 95,6% hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa. Tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa là 86%.
Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa đã được tăng cường, quận đã ký cam kết thực hiện Nghị định 87/CP với 134 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa và tích cực kiểm tra các cửa hàng văn hóa phẩm, băng đĩa nhạc, đĩa hình, trò chơi điện tử; đã tiến hành thu giữ các băng, đĩa không tem nhãn. Công tác quản lý di tích, lễ hội, tôn giáo được quản lý chặt chẽ và đi vào nền nếp. Quận đã tổ chức nhiều lễ hội truyền thống đảm bảo vui chơi lành mạnh, đúng pháp luật.
2.2.4. Về an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội
Công tác phòng chống ma túy và tuyên truyền, đấu tranh với các tệ nạn xã hội đã đạt kết quả tốt, thể hiện số lượng đối tượng nghiện hút ma túy, mại dâm trong những năm qua không tăng và có chiều hướng giảm. Đến cuối năm 2004, số đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn là 527 người ở 14/14 phường, giảm tuyệt đối so với đầu năm là 52 đối tượng. Quận đã tiến hành giao chỉ tiêu cai nghiện, quản lý sau cai cho các phường. Bàn giao danh sách đối tượng quản lý sau cai và hướng dẫn các phường đánh giá, phân loại, chấm điểm về công tác xây dựng phường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội để làm căn cứ đánh giá mức độ chuyển hóa công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở các đơn vị cơ sở. Đồng thời, đã lập hồ sơ và ra quyết định cai bắt buộc 282 đối tượng; bắt đi cai bắt buộc 167 đối tượng, bằng 38% chỉ tiêu kế hoạch của năm. Số cai tại gia đình và cộng đồng là 8 đối tượng. Đã tổ chức hoạt động 4 câu lạc bộ sau cai ở 4 phường với 45 hội viên tham dự. Bàn giao cho các phường quản lý, giúp đỡ 58 đối tượng đã và sẽ từ trung tâm cai nghiện trở về, 79 đối tượng có nguy cơ nghiện ma túy cao, có biện pháp cai nghiện cho 113 người mới nghiện. Ngoài ra, quận thường xuyên tiến hành giao ban định kỳ trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội để quản lý tốt đối tượng nghiện, đối tượng có nguy cơ cao; thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ về công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
Là quận có hệ thống dịch vụ khá phát triển với số lượng lớn các nhà nghỉ, phòng karaoke, cà phê giải khát và có một số vườn hoa, công viên là điều kiện để tệ nạn mại dâm có khả năng phát triển mạnh. Từ khi thành lập, quận đã tổ chức thi tìm hiểu pháp lệnh phòng chống tệ nạn xã hội, chỉ đạo, đôn đốc các phường thực hiện công tác tuyên truyền pháp lệnh phòng chống mại dâm tập trung với gần 2000 người nghe, dựng 73 panô, áp phích, thu thập và xử lý 88 tụ điểm về hoạt động mại dâm. Đội kiểm tra liên ngành của quận và các phường đã kiểm tra 239 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, lập biên bản xử lý 6 cơ sở vi phạm; xét duyệt 15 đối tượng gái mại dâm đi cơ sở chữa bệnh và cai nghiên ma túy.
Công tác an ninh của quận đã từng bước ổn định bộ máy tổ chức công an, đặc biệt quan tâm đến bộ máy và điều kiện công tác của công an 14 phường. An ninh chính trị trên địa bàn luôn được giữ vững ổn định, đảm bảo tuyệt đối an toàn trong các sự kiện chính trị quan trọng của thành phố. Công tác đấu tranh với các loại tội phạm kinh tế, hình sự đạt kết quả tốt; công an quận đã thực hiện tốt nhiều chuyên án, từng bước ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc được đẩy mạnh và duy trì. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 08/TW của Bộ Chính trị, Chương trình 15/TU của Thành ủy Hà Nội về đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới; triển khai thực hiện Nghị quyết 09/CP của Chính phủ về chương trình quốc gia phòng chống tội phạm và chương trình quốc gia phòng chống ma túy.
Công tác quốc phòng, đã tiến hành kiện toàn tổ chức, biên chế cơ quan quân sự quận, các đơn vị dự bị động viên, dân quân tự vệ. Triển khai thực hiện có chất lượng công tác tập huấn cán bộ quân sự, huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ, tuyển sinh quân sự và đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương. Các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn quận tích cực tham gia các phong trào của địa phương, làm tốt công tác hậu phương quân đội.
2.2.5. Về môi trường
Do quá trình đô thị hóa trên địa bàn quận diễn ra nhanh chóng, tốc độ tăng dân số cao, đã gây áp lực lớn lên môi trường. Bên cạnh đó, việc bố trí bất hợp lý các xí nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp, trung tâm công nghiệp xen lẫn các khu dân cư cũng làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường tăng mạnh; đặc biệt các khu công nghiệp cũ với công nghệ máy móc lạc hậu, vừa hao tốn năng lượng và nguyên, nhiên liệu, vừa thải ra một lượng lớn phế thải vào môi trường.
Về môi trường nước mặt: Long Biên là quận duy nhất của Hà Nội có ba mặt giáp với hai sông lớn là sông Hồng, sông Đuống. Ngoài ra, còn có sông Cầu Bây và nhiều các mương thoát nước, cùng các hồ điều hòa như Tai Trâu, Công Viên, Cầu Tình, Sân Bay… nên diện tích nước mặt chiếm tỷ lệ khá lớn trong diện tích tự nhiên toàn quận. Với sông Hồng, sông Đuống và các hồ đóng góp rất quan trọng vào việc điều hòa khí hậu của quận. Những năm gần đây chất lượng môi trường nước ở các hồ nói chung có xu hướng ngày càng giảm sút do xâm lấn và tình trạng nguồn nước thải không qua xử lý trực tiếp đổ vào hồ, vượt quá khả năng tự điều hòa của các hồ. Các sông, hồ và kênh đang tiếp nhận một lượng lớn rác thải sinh hoạt của người dân xung quanh, điều này không những làm giảm khả năng điều hòa không khí mà còn gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Ô nhiễm nước thải: Quận Long Biên chưa có hệ thống thoát nước bẩn riêng mà thoát chung với nước mưa. Nhiều tuyến phố chưa có hệ thống thoát nước hoặc hệ thống này đã quá cũ, không được nạo vét định kỳ nên ít phát huy tác dụng. Theo kết quả kiểm tra số điểm ngập úng thường xuyên của quận là 28 điểm, xảy ra ở cả 14/14 phường trên địa bàn. Do hiện tượng này, nhiều điểm nước cống ở dưới dồn lên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt nguồn nước thải từ các bệnh viện chứa nhiều chất bẩn và độc hại, hàm lượng chất hữu cơ BoD5 cao, chứa nhiều vi trùng gây bệnh. Hầu hết nước thải của hai bệnh viện, trung tâm y tế Hàng Không và các trạm y tế, phòng khám đều không quả xử lý, xả trực tiếp vào cống thoát nước, sau đó xảy ra sông, hồ. Đây là nguồn gây bệnh rất nguy hiểm. Bên cạnh đó là nước thải của trên 500 nhà nghỉ, khách sạn và hàng trăm cơ sở sản xuất trung tâm công nghiệp quy mô nhỏ thuộc sở hữu tư nhân, đổ ra một khối lượng nước thải khá lớn; nhiều xí nghiệp có chất thải độc hại cao xả trực tiếp vào hệ thống cống chung của quận sau đó được đưa vào sông Hồng và các sông, hồ khác.
Nước thải công nghiệp được đánh giá là vấn đề bức xúc nhất hiện nay, trong đó nước thải từ khu nhà máy xe lửa Gia Lâm, kho xăng dầu của Công ty Xăng dầu khu vực 1…được đánh giá là gây ô nhiễm rất lớn, nhưng vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu. Riêng nước thải khu công nghiệp Sài Đồng B, mặc dù chưa có đánh giá chính thức nhưng nguồn nước thải ở đây có thể mang theo các chất độc rất nguy nhiểm như: thủy ngân, phóng xạ… cần phải được nghiên cứu, đánh giá một cách chính xác, toàn diện.
Nguyên nhân của tình trạng trên là hầu hết các hộ sản xuất công nghiệp cá thể và một số doanh nghiệp chưa có ý thức chấp hành các quy định về môi trường, chưa quan tâm đến đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống chung. C