Luận văn Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN 4

1.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN 4

1.1.1. Trọng yếu 4

1.1.2. Rủi ro kiểm toán 11

1.1.2.1. Khái niệm 11

1.1.2.2. Các loại rủi ro kiểm toán 12

1.1.3. Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán với bằng chứng kiểm toán 14

1.2. ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIÊM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 15

1.2.1. Cơ sở đánh giá 15

1.2.1.1. Đối với tính trọng yếu 15

1.2.1.2. Đối với rủi ro kiểm toán 16

1.2.2. Đánh giá trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 17

1.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 25

1.2.4. Vận dụng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong giai đoạn thực hành kiểm toán 30

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 33

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 33

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Kiểm toán Việt Nam 33

2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Kiểm toán Việt Nam 36

2.1.2.1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 36

2.1.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 39

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý 42

2.1.4. Định hướng phát triển trong tương lai 44

2.1.5. Những điều làm nên thành công 47

2.2. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 48

2.2.1. Khái quát về khách hàng kiểm toán 51

2.2.2. Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán 52

2.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên Báo cáo tài chính 61

2.2.3.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng 61

2.2.3.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát 63

2.2.3.3. Đánh giá rủi ro phát hiện 80

2.2.4. Đánh giá trọng yếu 81

2.2.4.1. Xác định mức độ trọng yếu PM (Planning Materiality) 81

2.2.4.2. Xác định mức độ trọng yếu chi tiết MP (Monetary Precision) 83

2.2.5. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên phương diện số dư tài khoản và loại nghiệp vụ 89

2.2.5.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 90

2.2.5.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 96

2.2.5.3. Đánh giá rủi ro phát hiện trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ 101

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM 105

3.1. NHẬN XÉT VỀ ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN 105

3.1.1. Ưu điểm 106

3.1.2. Hạn chế 107

3.2. TÍNH TẤT YẾU PHẢI HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM THỰC HIỆN .109

3.2.1. Xu thế hội nhập quốc tế của dịch vụ kế toán và kiểm toán Việt Nam .109

3.2.2. Thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính tại VACO và chiến lược phát triển của Công ty . . 110

3.3. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TẠI VACO 111

3.2.1. Hoàn thiện phân bổ ước lượng ban dầu về mức trọng yếu cho các khoản mục trên Báo cáo tài chính 112

3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng lưu đồ trong đánh giá rủi ro kiểm soát 113

3.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát 114

3.4. KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 116

KẾT LUẬN 119

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

 

doc125 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên quan, sử dụng và kinh doanh cầu cảng của Công ty. Tổng số vốn đầu tư vào công ty là 16 triệu USD, trong đó phần vốn của phía Việt Nam chiếm 30%. Trụ sở chính và nhà máy đặt tại Hải Phòng, Công ty cũng có hai chi nhánh tại Hà Nội và Hà Tây. Hội đồng quản trị của Công ty A bao gồm 9 thành viên trong đó có 3 người mang quốc tịch Việt Nam và 6 người mang quốc tịch Đài Loan. Danh sách Hội đồng quản trị của Công ty A và Ban giám đốc, Kế toán trưởng được thể hiện ở bảng dưới đây. Bảng 2.2: Hội đồng quản trị Công ty A STT Họ và tên Quốc tịch Chức vụ 1 Đoàn Ngọc Đức Việt Nam Chủ tịch Hội đồng quản trị 2 Lee Chi Wei Đài Loan Ủy viên 3 Nguyễn Hữu Thanh Việt Nam Ủy viên 4 Nguyễn Hồng Linh Việt Nam Ủy viên 5 Liu Chang I Đài Loan Ủy viên 6 Hwang Deng Hsiang Đài Loan Ủy viên 7 Feng Rong Hwa Đài Loan Ủy viên 8 Lin Chang Ho Đài Loan Ủy viên 9 Chung His Chung Đài Loan Ủy viên Bảng 2.3: Ban giám đốc và Kế toán trưởng Công ty A STT Họ và tên Quốc tịch Chức vụ 1 Lee Chi Wei Đài Loan Tổng giám đốc 2 Nguyễn Hữu Thanh Việt Nam Phó tổng giám đốc 3 Chun-Jung Lin Đài Loan Kế toán trưởng Thông qua việc nghiên cứu Hồ sơ kiểm toán của Công ty A năm ngoái cũng như phỏng vấn trực tiếp đối với Ban giám đốc và Kế toán trưởng, kiểm toán viên nhận thấy: trong năm 2006, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ổn định, tính liêm chính của Ban giám đốc được đánh giá cao, Công ty cung cấp đấy đủ tài liệu mà kiểm toán viên yêu cầu và có thái độ hợp tác với kiểm toán viên. Chính vì vậy kiểm toán viên đánh giá rủi ro của hợp đồng này ở mức bình thường. Thực tế cho thấy ở những năm kiểm toán trước đây, cũng không có sai phạm trọng yếu nào được phát hiện nên Phó giám đốc phụ trách hợp đồng của VACO quyết định ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán đối với Công ty A. Công ty B là công ty liên doanh giữa Việt Nam và Singapore được thành lập tại Việt Nam với thời gian hoạt động là 50 năm theo Giấy phép Đầu tư số 721/GP ngày 12 tháng 11 năm 1993 do Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp và các giấy phép điều chỉnh. Hoạt động chính của Công ty là xây dựng, quản lý và điều hành một Câu lạc bộ, làm một câu lạc bộ thể thao, căn hộ cho thuê, cung cấp các dịch vụ thể thao, đồ ăn uống, dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài và các dịch vụ khác. Tổng số vốn đầu tư vào công ty là 10 triệu USD, trong đó phần vốn của phía Việt Nam chiếm 15% bằng quyền sử dụng đất, phía nước ngoài góp 85% máy móc, thiết bị và tiền vốn. Hội đồng quản trị của Công ty B bao gồm 7 thành viên trong đó có 2 người mang quốc tịch Việt Nam và 5 người mang quốc tịch Singapore. Danh sách Hội đồng quản trị của Công ty B và Ban giám đốc, Kế toán trưởng được thể hiện ở bảng dưới đây. STT Họ và tên Quốc tịch Chức vụ 1 Ho Wheili Singapore Chủ tịch 2 Đào Duy Tâm Việt Nam Phó chủ tịch 3 Roger Chng Singapore Ủy viên 4 Victor Chng Singapore Ủy viên 5 Ang Teck Foo Singapore Ủy viên (Miễn nhiệm ngày 1/9/2006) 6 Eugene Chng Singapore Ủy viên (Bổ nhiệm ngày 1/9/2006) 7 Colin Chan Hian Guan Singapore Ủy viên 8 Nguyễn Văn Hải Việt Nam Ủy viên Bảng 2.4: Hội đồng quản trị Công ty B Bảng 2.5: Ban giám đốc và Kế toán trưởng Công ty B STT Họ và tên Quốc tịch Chức vụ 1 Roger Chng Singapore Tổng giám đốc 2 Victor Chng Singapore Phó tổng giám đốc 3 Bùi Đức Long Việt Nam Phó tổng giám đốc 4 Huỳnh Kim Thành Việt Nam Kế toán trưởng Thông qua nghiên cứu Hồ sơ kiểm toán đối với Công ty B năm ngoái, kiểm toán viên nhận thấy công nợ của Công ty B đã vượt quá tài sản hiện thời, thêm vào đó số lỗ lũy kế của công ty đã vượt quá số vốn pháp định, những điều này có thể đặt ra sự nghi ngờ có thể Công ty không có đủ khả năng hoạt động trong thời gian tới. Tuy nhiên Ban giám đốc đã có kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cho hoạt động của Công ty và Công ty đã bắt đầu có lãi trong kỳ hoạt động này. Đồng thời, các chủ nợ của Công ty đã cam kết sẽ hỗ trợ Công ty về tài chính cho đến khi Công ty có đủ khả năng tự chủ về tài chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Khả năng tiếp tục hoạt động của Công ty phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính từ các cổ đông và cũng như đạt được một mức hoạt động và doanh thu phù hợp để bù đắp các chi phí. Trong năm nay, vấn đề trên vẫn là một câu hỏi và kiểm toán viên nên xem xét xem Công ty B đã có những chính sách gì để giải quyết vấn đề trên không. Đặc biệt trong năm 2006 lần đầu tiên Công ty B áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam trong việc trình bày Báo cáo tài chính nên việc trình bày phù hợp so với chuẩn mực là một trong những điều kiểm toán viên quan tâm khi thực hiện kiểm toán cho Công ty B. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty B mang tính dịch vụ hơn nữa trong năm 2006, Công ty B đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh bằng việc tổ chức thêm hoạt động đánh bạc (jackpot). Đây là hoạt động mang tính rủi ro cao và khó kiểm soát. Chính vì những lý do trên, kiểm toán viên đã đánh giá rủi ro của hợp đồng trên là cao trên mức trung bình. Tìm hiểu thêm về Công ty đối tác bên Singapore, kiểm toán viên nhận thấy đây là một công ty lớn có tên tuổi trên toàn cầu trong lĩnh vực vui chơi giải trí và dịch vụ và cung được Deloitte Singapore đánh giá là hoạt động ổn định và hiệu quả. Vì lẽ đó mà mặc dù rủi ro hợp đồng được đánh giá là cao trên mức trung bình nhưng VACO vẫn quyết định thực hiện hợp đồng trên. Sau khi có quyết định vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng đối với Công ty A và Công ty B, VACO sẽ phân công các kiểm toán viên phụ trách hợp đồng và các kiểm toán viên này phải trả lời một bảng câu hỏi nhằm xác minh tính độc lập của mình đối với khách hàng kiểm toán. Bảng câu hỏi nhằm xác minh tính độc lập của kiểm toán viên được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.6: Bảng câu hỏi về tính độc lập của kiểm toán viên CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM Thành viên Deloitte Touche Tohmatsu CÂU HỎI VỂ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN Khách hàng: Công ty A/Công ty B Kỳ kế toán kết thúc: 31/12/2006 Câu hỏi Có Không 1. Kiểm toán viên có góp vốn cổ phần trong công ty sắp tiến hành kiểm toán không? x 2. Kiểm toán viên có vay vốn của khách hàng không? x 3. Kiểm toán viên có là cổ đông chi phối của công ty khách hàng không? x 4. Kiểm toán viên có cho khách hàng vay vốn không? x 5. Kiểm toán viên có ký kết hợp đồng gia công sản phẩm với công ty khách hàng không? x 6. Kiểm toán viên có cung cấp nguyên vật liệu hay dịch vụ cho khách hàng không? x 7. Kiểm toán viên có quan hệ họ hàng thân thích với những người trong bộ máy quản lý (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các trưởng phó phòng và những người tương đương) của khách hàng không? x 8. Kiểm toán viên có làm đại lý bán sản phẩm cho khách hàng không? x 9. Kiểm toán viên có làm dịch vụ trực tiếp ghi sổ kế toán, giữ sổ kế toán và lập báo cáo tài chính cho khách hàng không? x 10. Kết luận: Kiểm toán viên sẽ tham gia kiểm toán đã đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán về tính độc lập. x Sau khi kiểm toán viên lần lượt đã trả lời Bảng câu hỏi trên, một Bản cam kết độc lập sẽ được lập cho nhóm kiểm toán thực hiện hợp đồng. Ví dụ Bản cam kết tính độc lập của nhóm kiểm toán thực hiện hợp đồng với Công ty A như sau: (lập tương tự cho Công ty B). Bảng 2.7: Bản cam kết về tính độc lập CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM Thành viên Deloitte Touche Tohmatsu BẢN CAM KẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP Kính gửi: Tổng Giám đốc Từ nhóm kiểm toán: Công ty A Phòng: ISD 1 V/v: Bản cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên Chúng tôi đã đọc và hiểu rõ quy chế độc lập của kiểm toán viên nêu trong bản quy chế nhân viên của Công ty Kiểm toán Việt Nam – Thành viên Deloitte Touche Tohmatsu. Trên cơ sở đó, chúng tôi xin cam đoan, với sự trung thực tuyệt đối của mình là: (a) đã thực hiện đúng quy chế và (b) không thấy có dấu hiệu nào được xem là vi phạm quy chế về tính độc lập của kiểm toán viên. Thành viên nhóm kiểm toán Vị trí trong nhóm Chữ ký Ngày 1. Phạm Hoài Nam 2. Nguyễn Quang Trung 3. Phan Ngọc Anh 4. Nguyễn Thị Hiền 5. Nguyễn Văn Chung Phó giám đốc phụ trách hợp đồng Chủ nhiệm kiểm toán Kiểm toán viên chính Trợ lý kiểm toán viên Trợ lý kiểm toán viên Khi đã thống nhất là chấp nhận hợp đồng kiểm toán, Phó giám đốc phụ trách hợp đồng sẽ ký vào Bản phê duyệt tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán. Ví dụ dưới đây là Bản phê duyệt thực hiện hợp đồng kiểm toán của Công ty A (tương tự đối với Công ty B). Bảng 2.8: Bảng phê duyệt tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM Thành viên Deloitte Touche Tohmatsu BẢN PHÊ DUYỆT TIẾP TỤC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG Khách hàng: Công ty A Kỳ kiểm toán: 31/12/2006 Năm bắt đầu: 2002 Hoạt động kinh doanh: tồn trữ và phân phối khí hoá lỏng (LPG), nhựa đường và các sản phẩm liên quan, sử dụng và kinh doanh cầu cảng của Công ty Kiểm toán viên của các năm trước: Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Văn Chung Lý do thay đổi kiểm toán viên: Không áp dụng Dịch vụ cung cấp: Kiểm toán báo cáo tài chính Báo cáo tài chính năm gần đây nhất: Năm 2006 PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG Là công ty liên doanh có vốn đầu từ nước ngoài ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN Mô tả chi tiết (trong trường hợp có dấu hiệu rủi ro cần mô tả chi tiết trong bản ghi chú riêng kèm theo) Tham chiếu tới mục 1210 “Đánh giá rủi ro hợp đồng và môi trường kiểm soát” Tính chính trực của Ban quản lý khách hàng Không có vấn đề gì Số 1,2,3 Cơ cấu tổ chức quản lý Không có vấn đề gì Số 4,5,6,7,8,9 Nội dung hoạt động kinh doanh Không có vấn đề gì Số 10 Môi trường kinh doanh Không có vấn đề gì Số 11 Kết quả tài chính Không có vấn đề gì Số 12,13 Bản chất hợp đồng kiểm toán Kiểm toán nhằm mục đích xác nhận tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính kết thúc ngày 31/12/2006 Số 14,15,16 Mối quan hệ trong kinh doanh với các bên liên quan Không có rủi ro Số 17 Kinh nghiệm và thông tin đã có trước đây của chúng ta về khách hàng Kiểm toán viên VACO đã thực hiện kiểm toán từ năm 2002 nên có thể kết luận kiểm toán viên VACO có sự hiểu biết đầy đủ về hoạt động kinh doanh của khách hàng Số 18,19 Bản chất của các sai sót cố hữu Không có Số 20 ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG VỂ RỦI RO KIỂM TOÁN Có vấn để gì đáng lưu ý trong hợp đồng kiểm toán các năm trước không? Không Khách hàng có ý định thay đổi kiểm toán viên không? Không ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỂ RỦI RO KIỂM TOÁN: BÌNH THƯỜNG Phí kiểm toán dự tính 5,800USD (chưa bao gồm VAT) Thời gian kiểm toán dự tính 900 giờ Tính độc lập và vấn đề mâu thuẫn lợi ích Kiểm toán viên đảm bảo tính độc lập trong cuộc kiểm toán và không có mâu thuẫn về lợi ích giữa công ty kiểm toán và khách hàng Quyết định của thành viên Ban Giám đốc về việc tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng Có Đối với Công ty B, Bảng phê duyệt tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán được lập tương tự và quyết định cuối cùng của Ban giám đốc cũng là đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán cho Công ty B. Như vậy, qua sự đánh giá khái quát những thông tin chung về khách hàng, Ban giám đốc quyết định tiếp tục thực hiện hợp đồng đối với cả Công ty A và Công ty B. Mức độ rủi ro được xác định cho Công ty A là trung bình và Công ty B là cao hơn mức trung bình. Tuy nhiên, mức độ rủi ro này có thể sẽ khác so với mức độ rủi ro kiểm toán mà kiểm toán viên sử dụng sau này trong quá trình kiểm toán. Nguyên nhân là sự đánh giá rủi ro thực hiện ở trên dựa trên những hiểu biết khái quát nhất về công ty khách hàng và sau này khi tìm hiểu một cách sâu hơn về khách hàng, kiểm toán viên có thể có sự điều chỉnh mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn này nếu trong quá trình tìm hiểu kiểm toán viên nhận thấy có những điểm đặc biệt lưu ý khác. Mặc dù vậy, mức độ rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm cơ sở để thương thảo những điều khoản trong hợp đồng và làm cơ sở cho kiểm toán viên xác định những rủi ro kiểm toán chi tiết trên Báo cáo tài chính được trình bày ở phần sau. 2.2.3. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên Báo cáo tài chính Việc đánh giá rủi ro kiểm toán bao giờ cũng bắt đầu bằng việc đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn. Nó được xác định ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Theo những đánh giá ở phần trên, kiểm toán viên đã đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn đối với Công ty A là trung bình còn đối với Công ty B là cao hơn mức trung bình. Khi đã có được một mức rủi ro kiểm toán mong muốn, kiểm toán viên tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện trên Báo cáo tài chính. 2.2.3.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng Đánh giá rủi ro tiềm tàng là một bước công việc quan trọng và là cơ sở cho kiểm toán viên trong việc lựa chọn phương pháp kiểm toán, xác định nhân sự, khối lượng công việc, thời gian và cho phí cần thiết cho một cuộc kiểm toán. Theo hướng dẫn của Deloitte, khi đánh giá rủi ro tiềm tàng thường dựa vào một số yếu tố ảnh hưởng sau: Đặc điểm của Ban giám đốc Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán trưởng, của các nhân viên kế toán chủ yếu, của kiểm toán viên nội bộ và sự thay đổi (nếu có) của họ Những áp lực bất thường đối với Ban giám đốc, kế toán trưởng Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị Ý kiến của kiểm toán viên tiền nhiệm Tất cả các thông tin trên được kiểm toán viên thu thập và lưu trong Chỉ mục 1410 “Tìm hiểu khách hàng và môi trường kiểm soát”. Trong năm 2006, Công ty A không có sự thay đổi nhân sự nào trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, các quyết định kinh tế, tài chính trong đơn vị dựa trên cơ sở nhất trí cao của các thành viên Hội đồng quản trị, không mang tính cá nhân. Kiểm toán viên nhận định rủi ro tiềm tàng đối với Công ty A ở mức trung bình. Công ty B hoạt động trong lĩnh vực mang tính rủi ro cao hơn vì các hoạt động của công ty mạo hiểm và khó kiểm soát hơn nhất là khi năm nay Công ty có rất nhiều thay đổi như: thay đổi năm tài chính từ kết thúc ngày 31 tháng 3 sang kết thúc ngày 31 tháng 12, thay đổi nhân sự trong Hội đồng quản trị, lần đầu tiên áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Mặc dù những thay đổi trên được kiểm toán viên đánh giá là không ảnh hưởng nhiều đến Báo cáo tài chính nhưng để thận trọng kiểm toán viên vẫn đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng đối với Công ty B là cao hơn mức trung bình. Bảng dưới đây thể hiện rõ hơn những nhân tố ảnh hưởng tới đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với Công ty A và Công ty B. Bảng 2.9: Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá rủi ro tiềm tàng của khách hàng Yếu tố Khách hàng Công ty A Công ty B 1. Hình thức sở hữu công ty Công ty liên doanh giữa Việt Nam và Đài Loan Công ty liên doanh giữa Việt Nam và Singapore 2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh Tồn trữ và phân phối khí hoá lỏng (LPG), nhựa đường và các sản phẩm liên quan, sử dụng và kinh doanh cầu cảng của Công ty Xây dựng, quản lý và điều hành một Câu lạc bộ, làm một câu lạc bộ thể thao, căn hộ cho thuê, cung cấp các dịch vụ thể thao, đồ ăn uống, dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài và các dịch vụ khác 3. Tính chính trực của Ban Giám đốc - Ban giám đốc khách hàng đều là những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. - Ban Giám đốc cam kết báo cáo tài chính đã trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2006 - Ban giám đốc khách hàng đều là những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. - Ban Giám đốc cam kết báo cáo tài chính đã trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2006 4. Những áp lực bất thường Không có Không có 5. Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên Không có Không có 6. Các ước tính kế toán Công ty đã thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và Chuẩn mực Kế toán Công ty đã thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và Chuẩn mực Kế toán 7. Quy mô của khách hàng Doanh thu của Công ty năm 2006: 11,016,227USD Doanh thu của Công ty năm 2006: 1,263,456USD 8. Kết quả kiểm toán các năm trước Ý kiến chấp nhận toàn phần Ý kiến chấp nhận toàn phần 2.2.3.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát Theo hướng dẫn của Deloitte khi đánh giá rủi ro kiểm soát kiểm toán viên thực hiện các bước công việc sau: Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Trong giai đoạn này, kiểm toán viên của VACO tìm hiểu những yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ như môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ. Tất cả các vấn đề trên được tập hợp trên một bảng câu hỏi gồm 20 câu mà Deloitte đã thiết kế. Môi trường kiểm soát: bao gồm toàn bộ những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát của doanh nghiệp như: đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức, ủy ban kiểm soát… Tìm hiểu hệ thống kế toán: Thu thập sự hiểu biết về hệ thống kế toán của khách hàng cũng là một nhân tố quan trọng để kiểm toán viên xác định rủi ro và xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp. Thông qua việc thảo luận với Ban quản lý, kiểm toán viên phải xác định các chính sách kế toán quan trọng được áp dụng và xem các bằng chứng thích hợp có sẵn có hay không. Qua thảo luận với Ban Giám đốc Công ty A và Công ty B, kiểm toán viên đã xác định được các thông tin sau: Bảng 2.10: Bảng tìm hiểu hệ thống và chu trình kế toán của kiểm toán viên VACO đối với hai Công ty A và B Tiêu chuẩn Công ty A Công ty B Chế độ kế toán áp dụng - Tuân theo Chế độ 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính - Tuân theo Chế độ 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính Cơ sở lập báo cáo tài chính - Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giá gốc. - Báo cáo tài chính được lập thành theo USD. Việc trình bày Báo cáo tài chính bằng Đô la Mỹ đã được đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận tại văn bản ngày 26 tháng 12 năm 1998. Ban Giám đốc Công ty cho rằng việc trình bày Báo cáo tài chính của Công ty bằng Đô la Mỹ là cần thiết để phản ánh bản chất kinh tế của các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty. - Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giá gốc. - Báo cáo tài chính được lập thành theo USD. Việc trình bày Báo cáo tài chính bằng Đô la Mỹ đã được đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận tại Công văn số 628TC/CDKT ngày 8 tháng 12 năm 1995. Ban Giám đốc Công ty cho rằng việc trình bày báo cáo tài chính của Công ty bằng Đô la Mỹ là cần thiết để phản ánh bản chất kinh tế của các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Luật Kế toán và Chuẩn mực Kế toán - Công ty tuân thủ Luật kế toán và các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam - Công ty tuân thủ Luật kế toán và các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam Ghi nhận doanh thu - Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch hàng hoá được xác định một các đáng tin cậy và Công ty có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi giao hàng hóa và chuyển quyền sở hữu cho người mua. - Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch hàng hóa và dịch vụ được xác định một cách đáng tin cậy và Công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh thu từ phí hội viên bao gồm phí ban đầu, phí hàng năm, phí tham gia hàng tháng và phí chuyển nhượng, được ghi nhận khi quyền hội viên được xác lập và hóa đơn được phát hành. Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi dịch vụ được thực hiện. Doanh thu bán hàng hóa được ghi nhận khi giao hàng và quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao cho người mua. Chênh lệch tỷ giá Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các nghiệp vụ này được hạch toán vào Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Số dư các tài sản bằng tiền và công nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày này. Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các tài khoản này được hạch toán vào Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các số dư tại ngày kết thúc niên độ kế toán không được dùng để chia cho cổ đông. Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các nghiệp vụ này được hạch toán vào Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Số dư các tài sản bằng tiền và công nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày này. Chênh lệch tỷ giá phát sinh do đánh giá lại các tài khoản này được hạch toán vào Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các số dư tại ngày kết thúc niên độ kế toán không được dùng để chia cho cổ đông. Hàng tồn kho - Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung, nếu có, để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. - Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. - Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh. - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Công ty được trích lập theo các quy định kế toán hiện hành. Theo đó, Công ty được phép trích lập Dự phòng giảm giá hàng tồn kho lỗi thời, hỏng, kém phẩm chất trong trường hợp giá trị thực tế của hàng tồn kho cao hơn giá thị trường tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán. - Hàng tồn kho bao gồm đồ ăn, đồ uống, hàng hóa dự trữ và các vật dụng khác, được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm giá mua và các chi phí khác để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. - Giá gốc của hàng tồn kho được xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước. - Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí để hoàn thành cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh. Tìm hiểu việc thực hiện các thủ tục kiểm soát: Các thủ tục kiểm soát được Ban giám đốc công ty khách hàng sử dụng nhằm duy trì các hoạt động trong đơn vị một cách tối ưu. Các thủ tục kiểm soát này được thiết lập dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng; nguyên tắc bất kiêm nhiệm; và nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, các thủ tục kiểm soát còn bao gồm: việc quy định chứng từ sổ sách phải đầy đủ, quá trình kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách và kiểm toán độc lập các hoạt động của đơn vị. Việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát sẽ giúp cho kiểm toán viên trong việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ về mặt thiết kế và vận hành làm cơ sở cho đánh giá rủi ro kiểm soát trên Báo cáo tài chính. Deloitte đưa ra một Bảng câu hỏi về các thủ tục kiểm soát đối với từng khách hàng tập trung vào việc đảm bảo ba nguyên tắc trên. Dưới đây là Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với Công ty A và Công ty B. Bảng 2.11: Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với Công ty A và B Câu hỏi Công ty A Công ty B 1. Các chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong công ty có được phân công, phân nhiệm rõ ràng? Sự phân công, phân nhiệm có được thể hiện bằng văn bản không? Có Có 2. Có sự phân chia nhiệm vụ và công việc trong công ty một cách hợp lý không? Có Có 3. Sự phân công trách nhiệm và quyền lợi trong công ty có đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm không? Có Có 4. Quyền hạn của các cá nhân trong công ty có được phân quyền hợp lý không? Có Có 5. Có chế độ uỷ quyền hợp lý không? Có Có 6. Mọi nghiệp vụ có được phê chuẩn hợp lý không? Có Có ……………………….. Đánh giá tổng hợp thủ tục kiểm soát Trung bình Trung bình Tìm hiểu hệ thống kiểm toán nội bộ Quá trình đánh giá bộ phận kiểm toán nội bộ sẽ trợ giúp đắc lực cho kiểm toán viên VACO thực hiện đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó đánh giá xác đáng rủi ro kiểm soát. Các đánh giá tổng hợp về hệ thống kiểm soát nội bộ của kiểm toán viên VACO được thể hiện trong bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hai Công ty A và B như sau: Bảng 2.12: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty A và Công ty B do kiểm toán viên VACO thực hiện CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM Thành viên Deloitte Touche Tohmatsu BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ Câu hỏi Công ty A Công ty B Có Không N/A Có Không N/A Quan điểm về tính chính trực của Ban quản trị Câu 1: Có lý do nào cần phải đặt câu hỏi đối với quan điểm về tính chính trực của Ban quản lý cũng như có thể tin tưởng vào những thông tin mà họ cung cấp không? x x 1. Chúng ta có nhận thấy Ban quản lý có liên quan đến các hành vi được cho là vi phạm pháp luật, làm sai lệch các thông tin tài chính, hành vi có tính ép buộc của cơ quan chức năng hay các tổ chức tội phạm không? 2. Liệu chúng ta có nhận biết được Ban Giám đốc có liên quan đến những hành vi chưa là bất hợp pháp nhưng đang trong nghi vấn gây ảnh hưởng đến Công ty không? 3. Ban quản lý có thường xuyên thay đổi ngân hàng giao dịch, tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện.DOC
Tài liệu liên quan