Luận văn Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC) thực hiện

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Chương I: Cơ sở lý luận của kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính 3

I. Đặc điểm của chu trình mua hàng – thanh toán 3

1. Vị trí và vai trò của chu trình mua hàng và thanh toán 3

2. Bản chất và chức năng của chu trình mua hàng và thanh toán 4

3. Tổ chức chứng từ kế toán 6

3.1. Chứng từ 6

3.2. Tài khoản sử dụng và cách hạch toán 9

4. Mục tiêu kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán 9

II. Kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính. 11

1. Lập kế hoạch kiểm toán 11

1.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 11

1.2. Thu thập thông tin cơ sở 12

1.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. 14

1.4. Thực hiện các thủ tục phân tích 14

1.5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 15

1.6. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát. 17

1.7. Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán. 19

2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán. 21

2.1. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. 21

2.2. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản. 28

3. Kết thúc kiểm toán 33

3.1. Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến. 33

3.2. Xem xét sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ. 34

3.3. Đánh giá kết quả kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán 34

Chương II: Kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện. 35

I. Tổng quan chung về Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học 35

1. Quá trình hình thành và phát triển. 35

2. Vài nét về AISC – chi nhánh Hà Nội 39

3. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của AISC 39

5. Qui trình kiểm toán chung của AISC 40

II. Kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện. 42

1. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán. 42

1.1. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 42

1.2. Thiết kế chương trình kiểm toán 50

2.1. Thực hiện thủ tục phân tích 55

2.2. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết số dư. 57

3. Kết thúc kiểm toán. 73

Chương III: Bài học kinh nghiệm và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện. 76

I. Một số nhận xét chung về quy trình kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán. 76

1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 77

2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán. 78

3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán. 78

II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện. 78

1. Sự cần thiết phải hoàn thiện 78

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán 80

Kết luận 86

Danh mục tài liệu tham khảo 87

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả kiểm toán và chuyển cho trưởng nhóm kiểm toán. Kết hợp kết quả kiểm toán của các phần hành khác và căn cứ vào kết quả thống nhất với khách hàng và kết quả soát xét lần cuối của Ban Giám đốc, kiểm toán viên tiến hành lập và phát hành báo cáo kiểm toán. Chương II kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện. I. Tổng quan chung về Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học 1. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty Kiểm toán và Dịch vụ tin học, tên giao dịch quốc tế là Auditing & Informatic Services Company (viết tắt là AISC), là một tổ chức tư vấn, kiểm toán độc lập hợp pháp có quy mô lớn, hoạt động trên toàn quốc. Công ty được thành lập theo Thông báo số 637/TC /CĐ ngày 21/03/1994 của Bộ Tài Chính và Quyết định số 1292/QĐ_UB_TM ngày 29/04/1994 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. AISC cũng là một trong những công ty kiểm toán độc lập đầu tiên được Uỷ ban chứng khoán nhà nước cho phép kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán theo QĐ số 51/2000/QĐ_UBUC ngày 19/06/2000 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 103020 do Trọng tài kinh tế thành phố HCM cấp ngày 04/05/1994. Trụ sở giao dịch chính của Công ty tại 142 Nguyễn Thị Minh Khai – Quận 3 – TP HCM. Tel: (84.8) 9305163 Fax: (84.8)9304281 Ngay từ khi ra đời, AISC đã đề ra phương châm hoạt động là: “hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng như quyền lợi của chính bản thân mình trên cơ sở tuân thủ pháp luật quy định. Nguyên tắc, đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ cung cấp và uy tín của Công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên của AISC luôn thực hiện”. Về tài chính, Công ty cũng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, được ngân hàng cho vay vốn ban đầu và được trích lập các quỹ theo quy định của Nhà Nước. Tổng số vốn đầu tư ban đầu: 2 tỷ (vốn pháp định là 300 triệu VNĐ). Trong đó: Vốn cố định: 600 triệu VNĐ Vốn lưu động: 1.400 triệu VNĐ Vốn ngân sách: 436.224 triệu VNĐ Và để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao thêm hiểu biết, kỹ năng trong công việc, Công ty luôn chú trọng đến vấn đề giao lưu và mở rộng quan hệ hợp tác với các công ty kiểm toán và tổ chức nghề nghiệp khác. AISC là công ty kiểm toán duy nhất tại Việt Nam có liên doanh với Công ty kiểm toán quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn đó là công ty Price Waterhouse Coopers. Năm 1995, AISC chính thức liên doanh với công ty kiểm toán quốc tế Price Waterhouse Coopers, thành lập công ty liên doanh Price Waterhouse Cooper – AISC. Chính vì vậy, Công ty đã có nhiều bước phát triển ngày càng hoàn thiện trong lĩnh vực hoạt động của mình. Hiện nay công ty có 3 chi nhánh tại các tỉnh và thành phố: Chi nhánh tại Đà Nẵng: 92A – Quang Trung thành phố Đà Nẵng - ĐT: (084.511)895619 – Fax: (84.8)823891, được thành lập năm 1998 với số lượng nhân viên là 13 người. Chi nhánh tại Hà Nội: 39B - Thụy Khuê - Hà Nội - ĐT: (04)8473960 – (04)8473961 – Fax: (04)8236697, được thành lập năm 2001 với số lượng nhân viên là 25 người. Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 64 - Nam Kỳ Khởi Nghĩa – TP Cần Thơ - ĐT: (84.71)813004 – Fax: (84.71)828765, được thành lập năm 2002 với số lượng nhân viên là 5 người. Với chi nhánh ở ba miền, số lượng khách hàng của AISC càng ngày càng tăng ở hầu hết các ngành nghề như: Ngân hàng - Thương mại - Xây dựng - Dịch vụ - Bưu chính viễn thông - Công nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, sử dụng tất cả các dịch vụ của AISC cung cấp. Các dịch vụ do Công ty cung cấp gồm: *Kiểm toán: Kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán dự toán và quyết toán công trình xây dựng cơ bản. Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo luật định. Thẩm dịnh giá trị tài sản và góp vốn liên doanh. Kiểm tra và xác định sự đúng đắn và cơ sở pháp lý của việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, nộp thuế và các khoản nộp khác của doanh nghiệp. Thực hiện kiểm toán theo yêu cầu trong đơn đặt hàng của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức xã hội. Làm giám định về tài chính, kế toán theo yêu cầu của khách hàng. * Tư vấn Quản lý – Tài chính - Thống kê - Thuế theo luật định Tiến hành đăng ký chế độ kế toán. Hướng dẫn áp dụng chế độ Kế toán – Tài chính - Thống kê - Thuế theo luật định. Tư vấn đầu tư. Tư vấn về quản lý. Tư vấn cải tổ hệ thống kế toán và quản trị kinh doanh, môi trường kiểm soát nội bộ. Tư vấn thuế. Hướng dấn và thực hiện kế toán, lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế. Đào tạo bồi dưỡng kế toán trưởng và kiểm toán viên nội bộ. Xây dựng và thực hiện các mô hình tổ chức bộ máy, tổ chức công tác Kế toán – Tài chính, thông tin kinh tế nội bộ, quy trình kế toán các phần hành. Chỉ dẫn, giải thích, giải đáp các văn bản pháp luật về nghiệp vụ tài chính kế toán, thuế,...theo yêu cầu của khách hàng. Cung cấp cho khách hàng các văn bản pháp quy, các chế độ thề lệ, các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ tài chính kế toán, thống kê và các nghiệp vụ có liên quan khác. - Tư vấn về đầu tư. Đào tạo, bồi dưỡng kế toán trưởng và kiểm toán viên nội bộ. * Dịch vụ tin học: Cung cấp và hướng dẫn sử dụng các kỹ thuật công nghệ viễn thông tiên tiến của thế giới. + Xây dựng và cài đặt các phần mềm tin học quản lý kinh tế + Xây dựng và cài đặt các phần mềm quản lý xã hội + Lắp ráp các mặt hàng điện, điện tử, sửa chữa bảo hành, bảo trì các loại máy vi tính, các thiết bị điện tử. + Sản xuất và in ấn các loại giấy máy tính, giấy văn phòng Cơ cấu tổ chức văn phòng chính tại thành phố Hồ Chí Minh. Với dịch vụ cung cấp phong phú, đa dạng như trên cùng với chất lượng dịch vụ mang tính chuyên nghiệp, Công ty đã tạo được niềm tin cho khách hàng. Hiện nay AISC có trên 500 khách hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Có thể mô hình hoá cơ cấu khách hàng của Công ty theo biểu đồ sau: Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp Nhà nước Các loại hình doanh nghiệp khác 18% 40% 42% Biểu đồ: Thị phần các khách hàng Qua biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 18%. Hiện nay, đây là khách hàng có tiềm năng rất lớn, Công ty đang có kế hoạch tăng tỷ lệ khách hàng này trong cơ cấu khách hàng của mình. 2. Vài nét về AISC – chi nhánh Hà Nội Chi nhánh AISC tại Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 4485/QĐ - UB ngày 09 – 08 – 2001 của UBND thành phố Hà Nội. Chi nhánh hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 314886 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 04 – 08 – 2001. Khách hàng của chi nhánh bao gồm các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, hoạt động hầu hết trong tất cả các ngành nghề như ngân hàng, thương mại, xây dựng, dịch vụ, bưu chính viễn thông, công nghiệp trên tất cả các địa bàn trong cả nước. Chi nhánh có khoảng 34 người, Giám đốc chi nhánh Hà Nội là Ông Đào Tiến Đạt chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về hoạt động của chi nhánh. Giúp việc cho Giám đốc chi nhánh có một Phó giám đốc kiêm Kế toán trưởng. Nguyên tắc hoạt động của Chi nhánh là độc lập về nghiệp vụ chuyên môn, tự chủ về tài chính, khách quan, chính trực, chịu sự kiểm tra và kiểm soát của các cơ quan chức năng Nhà nước theo luật pháp Nhà nước Việt Nam quy định. Chi nhánh chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực và chính xác, bí mật của những số liệu, tài liệu do Chi nhánh kiểm tra cho các doanh nghiệp. 3. Kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của AISC Với những bước phát triển, những cố gắng không ngừng nâng cao và khẳng định tên tuổi của mình, từ năm 1998, hàng năm Công ty đã tăng doanh thu lên tới gần 20 tỷ VND, tỷ lệ tăng bình quân là 12%. Một số chỉ tiêu kinh doanh của AISC trong 3 năm 2001, 2002, 2003 như sau: Bảng số 4: Một số chỉ tiêu kinh doanh của AISC Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Doanh thu 15.832,00 17.732,00 19.860,00 Kiểm toán 9.024,24 10.816,52 12.114,60 Tư vấn 3.166,40 3.014,44 3.574,80 Dịch vụ tin học 3.641,36 3.901,04 4.170,60 Chi phí 13.482,00 14.186,00 16.285,00 Lợi nhuận 2.350,00 3.546,00 3.575,00 Thu nhập bình quân 2,20 2,50 2,70 Trong đó, tại AISC Hà Nội, doanh thu bình quân hàng năm: 2 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trung bình khoảng 400 - 500 triệu đồng. Doanh thu bình quân hàng năm: 8%/1 năm. Với mức doanh thu tăng đều đặn hàng năm như trên, Công ty đã đóng góp một khoản đáng kể vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, Công ty cũng gặp một số khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, do không phải tất cả các doanh nghiệp đều hiểu rõ về hoạt động và vai trò của kiểm toán. Vì vậy, AISC đang từng bước khắc phục khó khăn để khẳng định vị trí của mình. Qui trình kiểm toán chung của AISC Để tạo nên uy tín và thu hút được nhiều khách hàng thì một trong những yếu tố qua trọng là công ty kiểm toán phải đưa ra được qui trình kiểm toán phù hợp với đối tượng kiểm toán. AISC đã xây dựng quy trình kiểm toán chung, theo đó tuỳ vào mỗi khách hàng mà có sự điều chỉnh cho phù hợp. Sơ đồ 5: Quy trình kiểm toán của AISC Giai đoạn 1 Lập kế hoạch và quản lý công việc kiểm toán. Đánh giá khách hàng Đánh giá rủi ro tiềm tàng Các thủ tục phân tích chính Tìm hiểu môi trường kinh doanh Đánh giá môi trường kiểm soát Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán Giai đoạn 2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với các chu trình Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với các chu trình Lĩnh vực thử nghiệm kiểm soát Các vấn đề có thể xảy ra Lĩnh vực thử nghiệm cơ bản Thực hiện và kiểm tra theo các mục tiêu Các đánh giá về hệ thống KSNB Thực hiện và kiểm tra theo các mục tiêu Giai đoạn 3 Kết thúc kiểm toán Lập Báo cáo kiểm toán Gặp mặt khách hàng kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán. 1.1. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 1.1.1. Tiếp cận và tìm hiểu sơ bộ về khách hàng Trong quá trình tiếp cận, bộ phận Marketing tiến hành giao dịch với khách hàng, giới thiệu về các dịch vụ AISC cung cấp và năng lực kiểm toán. Hàng năm, AISC đều gửi thư chào hàng đến những khách hàng mà Công ty dự định cung cấp dịch vụ. Sau khi nhận được lời mời của khách hàng, tiến hành khảo sát để đưa ra quyết định có nên chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện kiểm toán cho khách hàng hay không, đánh giá các lý do của khách hàng đối với cuộc kiểm toán, lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên, rồi tiến đến ký kết hợp đồng. Công ty X là khách hàng mà AISC đã kiểm toán năm 2003. Năm 2004, do uy tín và chất lượng cuộc kiểm toán năm ngoái, Công ty X tiếp tục mời AISC thực hiện kiểm toán BCTC năm 2004. Vì đã kiểm toán cho Công ty X năm ngoái nên kiểm toán viên biết được Công ty X là công ty cổ phần, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng luật định, hiệu quả. Ngoài ra, Công ty còn có bộ máy tổ chức quản lý phù hợp với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ được vận hành khá tốt. Vì vậy, AISC quyết định chấp nhận lời mời tiếp tục kiểm toán báo cáo tài chính của công ty X năm 2004. Còn Công ty Y là Công ty 100% vốn nước ngoài, là khách hàng năm đầu tiên. Sau khi nhận được thư chào hàng thì Công ty Y đã đồng ý và gửi thư mời kiểm toán, AISC xúc tiến gặp gỡ Ban Giám đốc khách hàng dể trao đổi và đi tới thoả thuận ký kết hợp đồng kiểm toán. 1.1.2. Thu thập những thông tin cơ sở về khách hàng: Công việc này chỉ được thực hiện đối với những khách hàng mới. Những khách hàng cũ chỉ cần thu thập những thông tin thay đổi về tình hình sản xuất kinh doanh và những thông tin khác trên thị trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.đặc điểm kinh doanh. Những thông tin tóm lược về khách hàng bao gồm: Công ty X: Điều kiện thành lập, chức năng, nhiệm vụ: Công ty X là công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, hoạt động theo luật doanh nghiệp, là Công ty con của Công ty A (Công ty mẹ nhà nước). Được thành lập theo QĐ số 123/QĐ-BCN ngày 11/7/2003 về việc chuyển XN Y& Z thành Công ty cổ phần X. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện hạch toán độc lập, có con dấu, có tài khoản ngân hàng. Tên giao dịch quốc tế: JOINT-STOCK COMPANY X. Viết tắt là: PCC X Vốn điều lệ của Công ty X: 6.087.100.000 đồng Trong đó: -Vốn nhà nước chi phối (Công ty mẹ): 3.738.100.000 đồng -Vốn của các cổ đông trong công ty : 1.814.000.000 đồng -Vốn của các cổ đông khác: 535.000.000 đồng Nguồn bổ sung vốn điều lệ của Công ty X là: Phát hành thêm cổ phiếu Bổ sung từ lợi nhuận sau thuế Các nguồn khác... Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: + Xây lắp các công trình, nguồn điện, hệ thống lưới điện và trạm biến áp đến 500 KV, công trình công nghiệp và dân dụng, công trình giao thông thuỷ lợi, viễn thông, văn hoá, thể thao. + Thiết kế, chế tạo và mạ kẽm nhúng nóng các kết cấu thép các sản phẩm cơ khí, các phụ kiện, cột điện bê tông và các sản phẩm bê tông đúc sẵn, khai thác kinh doanh cát đá, sỏi và các chủng loại vật liệu xây dựng. + Kinh doanh vật tư, thiết bị điện, thiết bị phương tiện vận tải, xe máy thi công. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy quản lý: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty gồm có: - Hội đồng quản trị. - Ban kiểm soát - Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc sản xuất kinh doanh, 1 phó giám đốc kỹ thuật và chiến lược phát triển. - 4 phòng chức năng gồm: phòng kế hoạch, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng thiết bị vật tư. - 3 đội sản xuất, 1 phân xưởng và một số tổ trực thuộc Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của đơn vị được tổ chức tập trung, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị có 5 người gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng kiêm kế toán tổng hợp và các kế toán viên phụ trách các phần hành. - Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: đơn vị sử dụng hệ thống chứng từ bắt buộc chung theo qui định. - Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: đơn vị áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định 1141/TC/QĐ_CĐkiểm toán ngày 1/11/1995 và các văn bản bổ sung sửa đổi của Bộ tài chính, việc quy đinh chi tiết về hạch toán kế toán theo qui định chung của Công ty mẹ. - Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính: đơn vị tổ chức hệ thống báo cáo tài chính theo qui định 167/2000/QĐ _BTC. - Chính sách kế toán của đơn vị: ã Niên độ kế toán: theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 ã Đơn vị tiền tệ: đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam (VNĐ), các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm bằng ngoại tệ (nếu có) được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Cuối kỳ kế toán các khoản tiền và công nợ là ngoại tệ (nếu có) được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm 31 tháng 12 hàng năm. sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Việt Nam đồng ã Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ ã Phương pháp kế toán TSCĐ: TSCĐ được hạch toán theo nguyên giá và giá trị hao mòn luỹ kế. Phương pháp khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo tỉ lệ được quy định trong QĐ 206/2003/QĐ_BTC. ã Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo kiểm kê thực tế Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên ã Kế toán chu trình mua hàng – thanh toán. - Đối với nghiệp vụ mua hàng: Các nghiệp vụ mua hàng của Công ty chủ yếu là mua nguyên vật liệu. Khi nhận được hóa đơn, phiếu nhập kho kèm theo bản nghiệm thu, bàn giao, đánh giá chất lượng (nếu có) kế toán vật tư đối chiếu, kiểm tra số lượng, giá cả hàng mua trên hóa đơn với hợp đồng đã ký nhằm bảo đảm việc mua hàng được thực hiện đúng theo đơn đặt hàng và số tiền phải trả người bán khớp với số lượng hàng mua. Sau đó, kế toán tiến hành ghi sổ. - Đối với nghiệp vụ thanh toán: Thanh toán các khoản nợ nhà cung cấp ở Công ty căn cứ vào yêu cầu thanh toán trên hóa đơn mua hàng, các chứng từ chứng minh kèm theo và căn cứ vào các quy định của hệ thống KSNB về việc thanh toán của Công ty. Có hai trường hợp xảy ra: + Trường hợp 1: Thanh toán tiền ngay khi mua hàng, thường là những hóa đơn mua hàng với khối lượng nhỏ, thì kế toán thanh toán sẽ căn cứ vào hóa đơn và phê duyệt của Giám đốc để lập phiếu chi và ghi sổ. + Trường hợp 2: Hàng mua trả chậm. Khi đó, kế toán công nợ sẽ hạch toán số tiền phải trả vào bên Có của sổ chi tiết phải trả nhà cung cấp, sổ chi tiết này mở theo từng đối tượng. Công ty Y: Điều kiện thành lập, chức năng, nhiệm vụ: Công ty Y là Công ty TNHH 100% vốn nước ngoài, hoạt động theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được đầu tư bởi Công ty A (Trung Quốc). Công ty được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 25/GP – KCN – Hà Nội ngày 25 tháng 2 năm 2001 của Trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện hạch toán độc lập, có con dấu, có tài khoản ngân hàng. Vốn đầu tư đăng ký của công ty là: 950.000 USD Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Sản xuất phụ tùng xe gắn máy bao gồm khung xe, động cơ để cung cấp theo hợp đồng kinh tế cho các nhà lắp ráp xe gắn máy có bản quyền đẫ đăng ký nhãn hiệu và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện. Sản xuất mũ bảo hiểm cho người đi xe máy và hộp đựng bằng nhựa gắn trên xe máy. Pha chế sơn màu và sản xuất đèn xe máy. Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp: 30 năm kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy quản lý Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty gồm: Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc 4 phòng chức năng gồm: phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch vật tư, phòng kỹ thuật và phòng tài vụ. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty gồm 6 người gồm: 1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán thanh toán, 1 kế toán vật tư, 1 kế toán tiền mặt, 1 kế toán TSCĐ và 1 thủ quỹ Chế độ kế toán mà công ty áp dụng được Bộ Tài chính phê chuẩn theo công văn số 295 TC/ CĐKT ngày 18/02/1995. Ngôn ngữ chính thức sử dụng trong kế toán: Trung Quốc, Việt Nam. Đơn vị tiền tệ chính thức: đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm bằng ngoại tẹ được qui đổi ra VNĐ theo tỷ giá thực tế tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Cuối kỳ kế toán, tiền và công nợ thể hiện bằng ngoại tệ được qui đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán. Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung Niên độ kế toán: từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương pháp đích danh. 1.1.3 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ Kỹ thuật phân tích được sử dụng hầu hết trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán nhằm hiểu rõ hơn về tình hình thanh toán, tình trạng lãi lỗ cũng như khả năng tiếp tục hoạt động của Công ty. Các thủ tục phân tích mà kiểm toán viên AISC thường áp dụng là tính so sánh biến động của năm nay so với năm trước về số dư các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán và tính các tỷ suất thanh toán. Qua việc tính toán biến động của số dư tài khoản phải trả nhà cung cấp năm nay so với năm trước trên Bảng cân đối kế toán, kiểm toán viên nhận thấy biến động số dư khoản phải trả nhà cung cấp thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Tình hình biến động số dư TK 331của Công ty X Đơn vị tính: VNĐ Công ty X Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch %chênh lệch giảm Trả trước cho người bán 190.754.574 157.083.280 (33.671.294) 17.6 Phải trả người bán 914.775.334 226.798.647 (687.976.687) 75.2 Bảng 6: Tình hình biến động số dư TK 331 của Công ty Y Đơn vị tính: VNĐ Công ty Y Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch %chênh lệch tăng Trả trước cho người bán 0 0 0 0 Phải trả nhà ngươi bán 698.254.500 896.217.000 197.962.500 28.3 Ngoài ra, kiểm toán viên còn phân tích các tỷ suất Chỉ tiêu ĐVT Công ty X Công ty Y Năm 2003 Năm 2004 Năm 2003 Năm 2004 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1.63 1.32 1.26 1.12 Khả năng thanh toán nhanh Lần 1.62 1.56 0.97 0.93 Khả năng thanh tức thời Lần 0.08 0.083 0.16 0.19 Qua bảng trên kiểm toán viên thấy các tỷ suất năm 2004 của Công ty X tăng so với năm 2003 chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty tốt lên phù hợp với các khoản phải trả người bán giảm đi trong khi số lượng hàng hoá tăng lên. Còn Công ty Y, số dư khoản phải trả người bán năm 2004 tăng 197.962.500 đồng so với năm 2004. Kiểm toán viên đã thực hiện đối chiếu với lượng hàng mua vào năm 2004 thì thấy số biến động này là phù hợp. Tuy nhiên, qua phân tích các tỷ suất về khả năng thanh toán, Công ty Y đang gặp vấn đề về khả năng thanh toán, khả năng thanh toán hiện hành giảm xuống còn 1.12, khả năng thanh toán nhanh giảm xuống còn 0.95. Vì vậy, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên tập trung vào thử nghiệm cơ bản với việc kiểm tra chi tiết số dư phải trả người bán. 1.1.4 Xác định mức trọng yếu. Kết hợp các thông tin thu thập được ở trên và tiến hành nghiên cứu Báo cáo tài chính kiểm toán viên tiến hành đánh giá tính trọng yếu của các khoản mục, việc đánh giá này chủ yếu phụ thuộc vào các xét đoán nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm của kiểm toán viên. Trong chu trình mua hàng – thanh toán, kiểm toán viên xác định mức trọng yếu đối với khoản phải trả người bán của Công ty X là : 4.567.000đồng, của Công ty Y là 13.260.500 đồng. 1.1.5 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Để đạt được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên dựa vào: - Kinh nghiệm của kiểm toán viên đối với khách hàng - Thẩm vấn nhân viên khách hàng: công việc này giúp kiểm toán viên thu thập được những thông tin cần thiết ban đầu (đối với khách hàng mới) và về những thay đổi trong chính sách của đơn vị (khách hàng thường xuyên) - Tham quan thực tế: nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng mà thông qua sổ sách không phản ánh hết, tuy nhiên công việc này kiểm toán viên ít thực hiện. - Xác minh tài liệu: đối với khách hàng mới, kiểm toán viên yêu cầu được cung cấp các tài liệu liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, đó là quy chế tài chính, kế toán, các quyết định bổ nhiệm nhân sự. Qua tìm hiểu tại Công ty X, các kiểm toán viên thấy rằng không có thay đổi về mặt nhân sự, phòng ban, ban giám đốc của công ty là những người có trình độ, kinh nghiệm và có trách nhiệm cao. Đối với công tác thu mua vật tư, hàng hóa và thanh toán với nhà cung cấp, Công ty đã có những quy định rất rõ ràng (như cơ chế thu mua, điều kiện thanh toán,...) được đề cập đầy đủ trong Quy chế kinh tế tài chính năm 2003 của Công ty (số 50/TC- KT ngày 31/12/2003). Các yếu tố khác của môi trường kiểm soát như công tác kế hoạch, bộ máy tổ chức,... cũng không có thay đổi gì đáng kể so với Hồ sơ kiểm toán năm trước. Vì vậy, kiểm toán viên sử dụng kết quả đánh giá của lần kiểm toán trước, hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty được kiểm toán viên đánh giá là có hiệu lực. Còn Công ty Y, là khách hàng mới nhưng qua tìm hiểu kiểm toán viên nhận thấy: Ban giám đốc Công ty là những người có năng lực, trình độ, kinh nghiệm kinh doanh. Trong công tác thu mua vật tư và thanh toán với người bán, Công ty đã đưa ra những qui định như sau: Trưởng phòng tổ chức phê duyệt các đơn đặt hàng, nếu đơn đặt hàng có giá trị lớn phải có sự phê chuẩn của Ban giám đốc. Tách biệt trách nhiệm giữa kế toán, thủ kho, thủ quỹ, giữa người lập và phê chuẩn đơn đặt hàng. Vật tư, hàng hoá mua vào được hạch toán ngay vào các TK trong kỳ kế toán. Chỉ những người có đủ thẩm quyền trách nhiệm mới được phép xem xét các hoá đơn, chứng từ thanh toán. Định kỳ, kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu với người bán, giữa Sổ cái và Sổ chi tiết. Kết hợp với các thông tin thu thập được và dựa vào những kinh nghiệm của mình, kiểm toán viên đánh giá tính tin cậy và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty Y ở mức trung bình có thể chấp nhận được Sau khi tiến hành tất cả các công việc nêu trên, trưởng nhóm kiểm toán sẽ chính thức thông báo kế hoạch kiểm toán, thời gian kiểm toán cũng như đề xuất đối với khách hàng về các chứng từ, sổ sách và tài liệu cần thiết cho việc kiểm toán đồng thời phân công công việc cho các thành viên trong nhóm kiểm toán. 1.2 Thiết kế chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán đối với công ty khách hàng được lập dựa trên chương trình kiểm toấn mẫu của AISC, tuỳ theo tình hình thực tế mà trưởng nhóm kiểm toán sẽ điều chỉnh sao cho phù hợp với từng khách hàng, từng mục tiêu, từng nội dung kiểm toán cụ thể. Công ty X và Công ty Y đều áp dụng chương trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán theo mẫu sau mà không có sự điều chỉnh nào. Bảng số 7 : Mẫu chương trình kiểm toán chu trình mua hàng - thanh toán Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học – chi nhánh hà nội Chương trình kiểm toán Mua hàng, chi phí mua hàng và phải trả người bán Tên khách hàng: Công ty X Niên độ kế toán: 31/12/2004 Mục tiêu: -Tất cả các chi phí mua hàng hay dịc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36232.doc
Tài liệu liên quan