Luận văn Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán thực hiện

MỤC LỤC

Trang

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC 3

1.1. Khoản mục TSCĐ với vấn đề kiểm toán 3

1.1.1. Đặc điểm của TSCĐ 3

1.1.2. Nguyên tắc quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp 3

1.1.3. Vai trò của khoản mục TSCĐ trong doanh nghiệp 3

1.1.4. Phân loại TSCĐ 3

1.1.4.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện 3

1.1.4.2. Phân loại theo quyền sở hữu TSCĐ 3

1.1.4.3. Phân loại theo mục đích và tình hình sử dụng 3

1.1.5. Tính giá TSCĐ 3

1.1.5.1. Nguyên giá của TSCĐ 3

1.1.5.2. Giá trị hao mòn và khấu hao TSCĐ 3

1.1.5.3. Giá trị còn lại của TSCĐ 3

1.1.6. Hạch toán tình hình biến động TSCĐ 3

1.1.6.1. Chứng từ theo dõi TSCĐ 3

1.1.6.2. Tài khoản sử dụng 3

1.1.6.3. Hạch toán TSCĐ 3

1.2. Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC . 3

1.2.1. Vai trò kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC 3

1.2.2. Mục tiêu kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC 3

1.2.2. Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ 3

1.2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán 3

1.2.2.2. Thực hiện kiểm toán 3

1.2.2.3. Kết thúc kiểm toán 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TY AASC 3

2.1. Tổng quan về Công ty dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán 3

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3

2.1.1.1. Các giai đoạn phát triển của Công ty AASC 3

2.1.1.2. Các lĩnh vực hoạt động của Công ty 3

2.1.1.3. Đặc điểm về kết quả kinh doanh của đơn vị trong những năm gần đây 3

2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị. 3

2.1.2.1. Khái quát về tổ chức quản lý của đơn vị 3

2.1.2.2. Mô hình chung 3

2.1.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống kinh doanh 3

2.1.4. Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty. 3

2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán. 3

2.1.4.2. Tổ chức công tác kế toán. 3

2.1.5 Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại đơn vị. 3

2.1.5.1. Đặc điểm về quy trình kiểm toán. 3

2.1.5.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán. 3

2.1.5.3. Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng. 3

2.2. Quy trình kiểm toán TSCĐ tại AASC 3

2.2.1. Tiếp cận khách hàng và thỏa thuận hợp đồng kiểm toán 3

2.2.2. Chuẩn bị kiểm toán 3

2.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 3

2.2.2.2. Thiết kế chương trình kiểm toán 3

2.2.3. Thực hiện kiểm toán 3

2.2.3.1. Thủ tục phân tích 3

2.2.2.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết 3

2.2.3.3. Tổng hợp các bút toán điều chỉnh phần hành kiểm toán TSCĐ 3

2.2.4. Kết thúc kiểm toán 3

2.2.4.1. Soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 3

2.2.4.2. Xem xét các sự kiện sau ngày lập BCTC 3

2.2.4.3. Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý 3

2.3. So sánh việc thực hiện kiểm toán TSCĐ giữa hai khách hàng ABC và XYZ 3

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TẠI AASC 3

3.1. Đánh giá 3

3.1.1. Đánh giá về quy trình kiểm toán của AASC 3

3.1.1.1. Ưu điểm 3

Nhược điểm 3

3.1.2. Đánh giá về quy trình kiểm toán TSCĐ của AASC 3

3.1.2.1. Ưu điểm 3

3.1.2.2. Nhược điểm 3

3.2. Kiến nghị 3

3.2.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán của AASC 3

3.2.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ 3

 

 

doc112 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm toán TSCĐ tại AASC, em đã lựa chọn hai khách hàng là Công ty ABC và Công ty XYZ. Công ty ABC và Công ty XYZ có lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, loại hình sở hữu khác nhau để tìm hiểu sự tuân thủ quy trình kiểm toán chuẩn trong quá trình thực hiện kiểm toán thực tế của các KTV, đồng thời qua hai khách hàng khác nhau này, em muốn tìm hiểu tính ứng dụng đa dạng của quy trình kiểm toán TSCĐ của AASC. Công ty ABC là doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực buôn bán điện, có quy mô TSCĐ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản và có giá trị lớn, đây là khách hàng lần đầu được AASC kiểm toán. Công ty XYZ là doanh nghiệp cổ phần, hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên có tỉ trọng TSCĐ trong tổng TSCĐ thấp và giá trị không lớn, XYZ là khách hàng thường xuyên của AASC. Qua hai khách hành khau nhau về loại hình kinh doanh, hình thức sử hữu, quy mô tài sảnEm muốn đi sâu tìm hiểu rõ quy trình kiểm toán TSCĐ của AASC nhằm đánh giá tính linh hoạt cũng như chất lượng kiểm toán của quy trình này. Quy trình kiểm toán TSCĐ tại hai khách hàng ABC và XYZ được các KTV AASC thực hiện lần lượt theo các bước sau: Tiếp cận khách hàng và thỏa thuận dịch vụ cung cấp; Chuẩn bị kiểm toán; Thực hiện kiểm toán; Kết thúc kiểm toán. 2.2.1. Tiếp cận khách hàng và thỏa thuận hợp đồng kiểm toán Đối với tất cả các khách hàng thường xuyên hay khách hàng tiềm năng, hàng năm AASC đều gửi thư mời kiểm toán. Thư mời kiểm toán cung cấp cho khách hàng các thông tin về các loại hình dịch vụ mà AASC có khả năng cung cấp cũng như quyền lợi mà khách hàng được hưởng từ các dịch vụ của AASC. Công ty ABC là đơn vị thành viên thuộc một tổng Công ty nhà nước và là khách hàng kiểm toán đầu tiên của AASC thông qua thư mời kiểm toán do Tổng Công ty này trực tiếp gửi cho AASC. Qua thư mời kiểm toán, Ban Giám đốc AASC tiếp xúc, trao đổi với Ban Giám đốc Công ty khách hàng về những thông tin cần thiết liên quan tới cuộc kiểm toán sau này như ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, công tác tổ chức Theo đó, các KTV tiến hành đánh giá rủi ro có thể gặp phải nếu tiến hành kiểm toán BCTC cho khách hàng sau này. Sau khi thoả thuận về mức giá phí kiểm toán, và thời gian thực hiện và các vấn đề về đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng kiểm toán AASC tiến hành ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng. XYZ là một Công ty Cổ phần và là khách hàng thường xuyên từ 2005. Hằng năm theo yêu cầu của Công ty XYZ, đại diện Ban Giám đốc AASC đến thoả thuận và ký hợp đồng kiểm toán với XYZ. Công việc kiểm toán BCTC tại XYZ được thực hiện hàng năm. 2.2.2. Chuẩn bị kiểm toán 2.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Công việc này nhằm giúp các kiểm toán viên có những định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung về cuộc kiểm toán do cấp lãnh đạo Công ty chỉ đạo dựa trên những hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Nội dung chủ yếu của kế hoạch kiểm toán bao gồm: + Thông tin về hoạt động của khách hàng và những thay đổi trong năm kiểm toán ; + Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ; + Đánh giá rủi ro; + Xác định mức trọng yếu; + Phương pháp kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ; + Yêu cầu về nhân sự; + Các vấn đề khác. Thông tin về hoạt động của khách hàng và những thay đổi trong năm kiểm toán Đối với những khách hàng năm đầu tiên, KTV tiến hành thu thập toàn bộ những thông tin về khách hàng lưu trữ trong “Hồ sơ thường niên” tại Công ty. Còn đối với những khách hàng thường xuyên, KTV chỉ thu thập bổ sung những thông tin mới phát sinh trong năm kiểm toán đặc biệt là những thay đổi trong chính sách kế toán. Công ty ABC ABC là khách hàng được kiểm toán lần đầu, do vậy việc thu thập các thông tin về khách hàng được tiến hành đầy đủ từ: điều kiện thành lập, lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu vốn góp, cơ cấu tổ chứcCác KTV sẽ thông qua với Ban Giám đốc Công ty khách để qua đó tiếp cận với các phòng ban liên quan nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về: Điều kiện thành lập Để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, ngày 25 tháng 4 năm 1997 Tổng Công ty DEF đã ra quyết đinh 254 DVN/TCCB - LĐ thành lập Công ty ABC. Theo đó ngày 31 tháng 4 năm 1997 Công ty ABC là đơn vị hạch toán độc lập trực thuốc Tổng Công ty DEF đã ra đời theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 316384 của sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc. Lĩnh vực và tình hình kinh doanh ABC hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh điện, sửa chữa thí nghiệm điện, kiểm định công tơ, xây dựng các công trình điện, lắp đặt thiết bị điệnNgoài ra, trong hơn 1 năm trở lại đây, đơn vị thực hiện thêm hoạt động thêm dịch vụ làm đại lý kinh doanh viễn thông cho Tổng Công ty ENV. Do đặc thù ngành kinh doanh điện của đơn vị phụ thuộc chủ yếu vào nguồn cung từ thủy điện nên chịu ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết làm hạn chế hoạt động, đặc biệt là vào mùa khô. Cơ cấu vốn góp ABC là doanh nghiệp nhà nước được tổng Công ty DEF cấp 100% vốn, với tổng nguồn vốn là 200.000.000.000 đồng. Cơ cấu tổ chức Công ty ABC là một doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập được Tổng Công ty DEF giao vốn, đất đai và các nguồn lực khác. Về cơ cấu tổ chức, đứng đầu Công ty là Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về mọi hoạt động SXKD. Dưới Giám đốc có các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, các phòng ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Ban Giám đốc và trước pháp luật. Hiện tại, Công ty ABC có 7 phòng chức năng và 4 phân xưởng sản xuất với tổng số cán bộ, nhân viên là 756 người trong đó 82 người là nhân viên quản lý. Ông Nguyễn Trường Lưu Giám đốc (bổ nhiệm lại ngày 27/10/2005) Ông Phạm Anh Đức Phó Giám đốc (bổ nhiệm lại ngày 28/01/2000) Ông Trần Văn Huy Phó Giám đốc (bổ nhiệm lại ngày 30/06/2002) Ông Nguyễn Thị Hải Phó Giám đốc (bổ nhiệm lại ngày 08/03/2004) Các thành viên của Ban Giám đốc của Công ty trong năm 2007 và tại thời điểm lập báo cáo này gồm có: Công ty XYZ XYZ là khách hàng đã được AASC kiểm toán từ năm 2005 đến nay, do đó KTV chỉ cần thu thập bổ sung những thay trong năm tài chính được kiểm toán để bổ sung vào hồ sơ kiểm toán. Các thông tin chung cũng được thực hiện thu thập tương tự với Công ty ABC về các mặt sau: Điều kiện thành lập Công ty XYZ tiền thân là doanh nghiệp thương mại nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại, ngày 21 tháng 12 năm 2003 theo quyết định số 1234/QĐ-BTM, XYZ được chuyển đổi thành Công ty cổ phần. Lĩnh vực và tình hình hoạt động Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại kinh doanh các mặt hàng như: Kinh doanh thuốc lá, thu mua xuất khẩu nông sản, nhập khẩu theo đơn đặt hàng, cho thuê kho bãi Tình hình hoạt động của Công ty trong những năm gần đây rất tốt do sự tăng trưởng đều đặn của nền kinh tế. Đặc biệt trong hoạt động cho thuê kho bãi đã mang lại cho Công ty nguồn thu nhập đáng kể. Các hoạt động xuất nhập khẩu đều xác định đầu ra từ trước nên rất ít rủi ro, tuy nhiên chính điều này đã làm hạn chế hoạt động của Công ty. Hình thức góp vốn của Công ty Vốn kinh doanh của Công ty là 12.000.000.000 tỷ VNĐ, Trong đó tình hình góp vốn của các bên thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.2: Cơ cấu góp vốn của Công ty XYZ Hình thức góp vốn Tỷ trọng VNĐ Công nhân viên Tiền mặt 30% 4.000.000.000 Nhà nước Cơ sở vật chất,tiền 20% 2.400.000.000 Đối tác chiến lược Tiền mặt, thiết bị 30% 4.000.000.000 Cổ đông thường Tiền mặt 20% 2.400.000.000 Tổng cộng 100% 12.000.000.000 Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Bộ máy kế toán và các chính sách kế toán chủ yếu Công ty ABC Bộ máy kế toán Công ty ABC được bố trí trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận. Mỗi bộ phận phụ trách về một hay một số công việc cụ thể trong tổ chức công tác kế toán tại Công ty. Cơ cấu nhân sự Phòng Tài vụ của đơn vị gồm 1 trưởng phòng(ông Nguyễn Văn Phúc - Kế toán trưởng 5 năm kinh nghiệm) 1 phó phòng và 7 nhân viên kế toán. Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng hệ thống kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ) Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ. Phần mềm kế toán: Đơn vị sử dụng phần mềm kế toán Bravo để hỗ trợ hoạt động của mình. Tài sản cố định và khấu hao TSCĐ: Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Cũng giống như các doanh nghiệp khác trong nền kinh kế TSCĐ của Công ty tuân thủ các quy định chung của Nhà nước theo đó tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính, trích lập theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Ngoài ra, một số TSCĐ của Công ty được Bộ Tài chính cho phép trích lập khấu hao phù hợp với hoạt động của ngành điện. Theo đó các TSCĐ hữu hình được trích khấu hao như sau: Nhà cửa, vật kiến trúc 10 – 25 năm Máy móc thiết bị 8 – 12 năm Thiết bị quản lý 3 – 5 năm Phương tiện truyền dẫn 10 – 30 năm Tài sản khác 4 – 10 năm TSCĐ vô hình được trích khấu hao từ 5 – 40 năm. Công ty XYZ Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng hệ thống kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ) Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chứng từ. Phần mềm kế toán: Công ty sử dụng phần mềm kế toán fast accounting để hỗ trợ công việc kế toán. Tài sản cố định và khấu hao TSCĐ: Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính, trích lập theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Theo đó các TSCĐ được trích khấu hao như sau: Nhà cửa, vật kiến trúc 5 – 25 năm Máy móc thiết bị 3 – 5 năm Phương tiện vận tải 6 năm Thiết bị văn phòng 4 năm TSCĐ vô hình được trích khấu hao từ 4 – 40 năm. Hệ thống kiểm soát nội bộ Để đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng, KTV thu thập các thông tin về khách hàng liên quan đến hệ thống KSNB theo mẫu bảng câu hỏi. Đối với những khách hàng thường xuyên, các KTV thu thập bổ sung các vấn đề mới phát sinh trong năm tài chính được kiểm toán. Từ đó, KTV sẽ đánh giá mức độ hiệu quả và đáng tin cậy của hệ thống KSNB. Dưới đây là mẫu bảng câu hỏi hệ thống KSNB của Công ty ABC: Bảng 2.3: Đánh giá Hệ thống KSNB tại Công ty ABC Đánh giá Hệ thống KSNB Khách hàng: Công ty ABC Kết luận: Hệ thống KSNB X Khá Trung bình Yếu Câu hỏi Có Không Không áp dụng Hội đồng quản trị và Ban giám đốc có bị chi phối bởi một hoặc một nhóm người không trung thực không? X KTV có nghi ngờ về tính liêm chính của Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị? X Việc phân công công việc cho nhân viên kế toán không được cập nhật thường xuyên? X Hệ thống KSNB được các KTV đánh giá theo 3 mức độ khá, trung bình và yếu. Hệ thống KSNB được đánh giá là yếu trong trường hợp không có đầy đủ các thủ tục kiểm soát cần thiết hoặc không hiệu quả. Hệ thống kiểm soát được đánh giá là khá trong trường hợp có đầy đủ các thủ tục kiểm soát và hoạt động tương đối hiệu quả. Còn trong trường hợp còn lại, nếu thiếu thủ tục kiểm soát hay thủ tục kiểm soát hoạt động không thường xuyên thì các KTV sẽ đánh giá hệ thống KSNB ở mức trung bình. Do đó, từ những thông tin thu thập được kiểm toán đánh giá môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ của cả hai Công ty có mức độ tin cậy trung bình. Do việc phân công công việc cho nhân viên kế toán không được cập nhật thường xuyên. Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro cho toàn bộ BCTC + Rủi ro tiềm tàng Từ những thông tin thu thập được trong phần tìm hiểu khách hàng KTV sẽ hoàn thiện các thông tin vào bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng sau: Bảng 2.4: Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC của Công ty XYZ Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC Khách hàng: Công ty XYZ Cơ cấu tổ chức của khách hàng như thế nào? Được tổ chức tốt Năng lực của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc? Các thành viên trong Hội đồng quản trị và Ban giám đốc có năng lực tốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành kinh doanh thương mại Trình độ của kế toán trưởng và nhân viên kế toán? Kế toán trưởng tốt nghiệp Đại học ngành kế toán, có nhiều nhân viên mới chưa có kinh nghiệm Ý kiến của KTV trong Báo cáo kiểm toán năm trước? Ý kiến chấp nhận . Kết luận: Rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC là trung bình Rủi ro tiềm tàng cũng được các KTV của AASC đánh giá theo 3 mức thấp, trung bình và cao. Do rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên các KTV thường đánh giá cùng thời điểm. Đối với Công ty XYZ, do có nhiều nhân viên mới chưa có kinh nghiệm nên KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ BCTC là trung bình. Đối với Công ty ABC, KTV cũng lập bảng câu hỏi tương tự, do được kiểm toán lần đầu và nhân viên kế toán tại ABC có trình độ trung cấp và tại chức nhiều nên mức độ rủi ro tiềm tàng được KTV thận trọng đánh giá ở mức trung bình. + Rủi ro kiểm soát Rủi ro kiểm soát được đánh giá dựa trên độ tin cậy của hệ thống KSNB của khách hàng. Tương ứng với các mức khá, trung bình, yếu của hệ thống KSNB là các mức tốt, trung bình và thấp của rủi ro kiểm.Theo các thông tin thu thập từ hai khách hàng về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ mức độ rủi ro kiểm soát của hai Công ty được đánh giá ở mức độ trung bình. + Rủi ro phát hiện Sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, dựa vào mô hình đánh giá rủi ro phát hiện, các KTV sẽ dễ dàng ước tính mức độ rủi ro phát hiện ban đầu cho toàn bộ BCTC. Cơ sở mô hình đánh giá rủi ro phát hiện tại Công ty tuân theo mô hình sau: AR = IR × CR × DR Trong đó: AR: là rủi ro kiểm toán IR: là rủi ro tiềm tàng CR: là rủi ro kiểm soát DR: là rủi ro phát hiện Từ mô hình trên ta có công thức tính rủi ro phát hiện như sau: DR = Từ công thức trên AASC đã xây dựng mô hình đánh giá rủi ro phát hiện nhằm giúp KTV thực hiện cuộc kiểm toán thuận lợi hơn. Bảng 2.5: Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện Đánh giá của KTV vể rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánh giá của KTV vể rủi ro tiềm tàng Cao Thấp nhất Thấp Trung bình Trung bình Thấp Trung bình Cao Thấp Trung bình Cao Cao nhất Từ mô hình trên ta thấy mức độ rủi ro phát hiện của hai Công ty ABC và XYZ là trung bình. Đánh giá rủi ro cho khoản mục TSCĐ Rủi ro tiềm tàng Do giá trị TSCĐ của khách hàng ABC lớn, chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản nên rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục TSCĐ được đánh giá là cao. Đối với khách XYZ, là Công ty thương mại nên tỉ trọng TSCĐ không lớn, do vậy mức rủi ro tiềm tàng khoản mục TSCĐ là trung bình. Rủi ro kiểm soát Để đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ, KTV sẽ sử dụng bảng câu hỏi KSNB về TSCĐ từ đó đánh giá mức độ rủi ro cho khoản mục này. Từ đó, KTV xác định các thủ tục cần thực hiện để lập kế hoạch kiểm toán. Bảng 2.6: Đánh giá hệ thống KSNB khoản mục TSCĐ Bước công việc Công ty ABC Có Không Không áp dụng Có thực hiện kiểm kê TSCĐ theo đúng qui định không? X Có mang TSCĐ đi thế chấp để vay vốn không? X Tất cả các TSCĐ có được ghi sổ theo giá gốc hay không? X Khách hàng có theo dõi riêng những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý không? X Hệ thống thẻ TSCĐ có được duy trì không? X Ngoài kế toán, có bộ phận nào theo dõi và quản lý danh mục TSCĐ không? X Khấu hao TSCĐ có được tính đúng theo các qui định hiện hành không? X Việc tính khấu hao TSCĐ có được nhất quán với các năm trước không? X Các thủ tục thanh lý TSCĐ có theo đúng qui trình không? X Khách hàng có mua các loại bảo hiểm cho các TSCĐ cần bảo hiểm không? X Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của khoản mục TSCĐ có đáng tin cậy không? X Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ của TSCĐ: Công ty ABC Khá(X) Trung bình Yếu Tương tự như đánh giá hệ thống KSNB cho toàn bộ BCTC, việc đánh giá KSNB của khoản mục TSCĐ cũng được chia làm ba mức là khá, trung bình và yếu. Từ việc đánh giá hệ thống KSNB, KTV sẽ tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát tương ứng với mức độ hiệu quả của hệ thống KSNB cho các khoản mục. Như vậy rủi ro kiểm soát khoản mục TSCĐ Công ty ABC là thấp do có hệ thống KSNB khá Tiến hành lập bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB đối với Công ty XYZ tương tự như trên, KTV phát hiện Công ty XYZ không theo dõi riêng những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý và việc tính khấu hao TSCĐ không được thực hiện nhất quán với các năm trước. Do vậy, hệ thống KSNB của Công ty XYZ được đánh giá là trung bình nên rủi ro kiểm soát khoản mục TSCĐ của Công ty XYZ là trung bình Rủi ro phát hiện Từ các đánh giá trên về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của khoản mục TSCĐ hai Công ty ABC và XYZ, kết hợp với mô hình đánh giá rủi ro kiểm soát ở phần trên ta xác định được: Rủi ro phát hiện của khoản mục TSCĐ Công ty ABC là cao, đối với Công ty XYZ là trung bình. Xác định mức trọng yếu Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC Mức trọng yếu là quy mô hay mức độ sai phạm mà KTV cho rằng nó ảnh hưởng trọng yếu đến việc trình bày BCTC một cách trung thực và hợp lý, từ đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Do mức trọng yếu tuy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, đối tượng sử dụng BCTC,Do vậy, việc ước tính mức trọng yếu thường được thực hiện bởi KTV có trình độ và kinh nghiệm. AASC thường thực hiện phân bổ mức trọng yếu của các chỉ tiêu chính theo bảng sau: Bảng 2.7: phân bổ tỉ lệ trọng yếu Chỉ tiêu Mức trọng yếu Lợi nhuận trước thuế 4 - 8% Doanh thu 0,4 – 0,8% TSLĐ và ĐTNH 1 – 2% Nợ ngắn hạn 1 – 2% Tổng tài sản 0,5 – 1% Tuy nhiên, bảng phân bổ trên chỉ mang tính chất hướng dẫn cho các KTV viên khi thực hiện kiểm toán. Công ty ABC doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực đặc thù là ngành điện nên các KTV đã điều chỉnh một số chỉ tiêu cho phù hợp như sau: Bảng 2.8: Bảng xác định mức trọng yếu tại Công ty ABC Chỉ tiêu năm 2006 năm 2007 +/- Tỉ lệ trọng yếu(%) Mức trọng yếu(tr) % Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất LN trước thuế 1.547.854.297 1.622.604.859 4,61 4 8 64.904.194 129.808.389 Doanh thu 275.389.233.654 290.785.465.943 5,29 0,4 0,8 1.163.141.864 2.326.283.728 TSLĐ NH 92.632.100.456 126620891203 26,84 1,5 2,0 1.899.313.368 2532.417.824 Nợ ngắn hạn 112.049.966.242 112.983.832.033 0,83 1,5 2,0 1.694.757.480 2.259.676.641 Tổng tài sản 374.303.934.286 390.731.484.843 4,20 0,8 1,0 3.125.851.879 3.907.314.848 Lý do chọn mức trọng yếu là tổng tài sản: + Mức chỉ tiêu tổng tài sản tương đối ổn định (4,2%) + TSCĐ và đầu từ dài hạn chiếm tỉ lệ trên 50% tổng tài sản + TSCĐ và xây dựng cơ bản có nhiều sai sót nhất Do vậy, KTV chọn mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC Công ty ABC là: 2.325.851.879 đồng. Nếu tổng số sai phạm dưới mức này thì không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của đơn vị. Đối với Công ty XYZ, là doanh nghiệp thương mại và là khách hàng thường xuyên của AASC nên việc đánh giá đơn giản hơn và dựa trên tỉ lệ từ các năm trước. Bảng 2.9: xác định mức trọng yếu tại Công ty XYZ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 +/- Tỉ lệ trọng yếu(%) Mức trọng yếu(tr) % Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất LN trước thuế 5,549.459.054 5.976.682.344 7,15 4 8 239.067.294 478.134.588 Doanh thu 389.770.656.956 431.486.210.272 9,67 0,4 0,8 1.725.944.841 3.451.889.682 TSLĐ NH 50.321.758.654 56.944.930.653 11,63 1,0 2,0 569.449.307 1.138.898.613 Nợ ngắn hạn 32.797.066.589 35.865.096.056 8,55 1,0 2,0 358.650.961 717.301.921 Tổng tài sản 70.328.485.055 80.437.439.543 12,57 0,5 1,0 402.187.198 804.374.395 Lý do chọn mức trọng yếu là lợi nhuân trước thuế: + Chỉ tiêu doanh thu tương đối ổn định(9,67%) + Mức trọng yếu của chỉ tiêu lợi nhuận là thấp nhất + Là chỉ tiêu xảy ra sai sót nhiều nhất. Do vậy, mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC Công ty XYZ là 1.725.944.841 đồng. Tổng hợp các sai phạm trên BCTC của Công ty XYZ mà trên mức trọng yếu trên bị coi là sai phạm trọng yếu đến BCTC của khách hàng. Phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục TSCĐ Việc phân bổ mức trọng yếu cũng là công việc hết sức phức tạp, do trên thực tế việc xác định các tài khoản có khả năng sai số rất khó. Vì vậy, việc này đòi hỏi KTV phải có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về các Công ty khách hàng. Mục đích của việc phân bổ này là nhằm giúp KTV xác định bằng chứng thích hợp đối với tài khoản để thu thập với mục tiêu làm tối thiểu hoá chi phí kiểm toán. Thông thường chi phí thu thập bằng chứng về hàng tồn kho cao hơn chi phí thu thập bằng chứng về công nợ; chi phí thu thập bằng chứng về công nợ cao hơn chi phí thu thập bằng chứng về các tài khoản khác (tiền, TSCĐ, vốn quỹ) nên sai số có thể chấp nhận đối với hàng tồn kho cao hơn đối với các khoản công nợ và sai số có thể chấp nhận đối với công nợ cao hơn các khoản mục khác. Công ty XYZ là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, do vậy các KTV phân bổ các hệ số trong yếu cho các khoản mục như sau: Hàng tồn kho, chi phí trả trước : 3 TSCĐ, các khoản phải thu, phải trả : 2 Các TK khác : 1 Bi = B ´Xi´ai åX ×a B X a Bi Ai : Sai số có thể chấp nhận đối với toàn bộ BCTC : Số dư của khoản mục : Hệ số phân bổ của từng khoản mục : Sai số có thể chấp nhận đối với khoản mục i : Hệ số phân bổ của khoản mục i Mức trọng yếu của các khoản mục sẽ được phân bổ theo công thức sau Từ công thức trên mức trọng yếu được phân bổ cho khoản mục TSCĐ của Công ty XYZ là 60.506.872 đồng. Đối với Công ty ABC, do TSCĐ chiếm trên 50%, hàng tồn kho rất ít do đặc thù ngành kinh doanh điện là sản xuất đến đâu bán đến đó. Do đó, chi phí thu thập bằng chứng về TSCĐ, hàng tồn kho cao hơn chi phí thu thập bằng chứng về công nợ chi phí thu thập bằng chứng về công nợ cao hơn chi phí thu thập bằng chứng về các tài khoản khác (tiền, vốn quỹ). Do vậy hệ số trọng yếu được các KTV xác định cho các khoản mục như sau: Hàng tồn kho, chi phí trả trước, TSCĐ : 3 Các khoản phải thu, phải trả : 2 Các TK khác : 1 Do vậy, mức trọng yếu của khoản mục TSCĐ Công ty ABC là: 106.433.765 đồng. Khi lập kế hoạch kiểm toán, KTV có thể đánh giá mức trọng yếu thấp hơn mức trong yếu mà KTV dự định dùng để đánh giá kết quả kiểm toán. Mục đích của việc này nhằm giảm bớt các sai phạm không được phát hiện cung cấp cho KTV một khoảng an toàn khi đánh giá ảnh hưởng của các sai phạm được phát hiện trong quá trình kiểm toán trong mối tương quan với mức độ sai phạm mà KTV có thể chấp nhận được. Phương pháp kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ Căn cứ vào mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán được đánh giá cho khoản mục TSCĐ, KTV xác định phương pháp kiểm toán cho khoản mục TSCĐ của hai Công ty: Đối với Công ty ABC do rủi ro phát hiện đối với khoản mục TSCĐ là cao, mức trọng yếu là 106.433.765 đồng (nhỏ so với quy mô khoản mục là 206.424.516.323 đồng). Tuy nhiên, Công ty ABC do khối lượng tài sản quá lớn nên nếu thực hiện kiểm tra 100% thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Do vậy, KTV hướng tới kiểm tra chọn mẫu những nghiệp vụ dễ phát sinh sai phạm và những nghiệp vụ có quy mô lớn. Đối với Công ty XYZ do rủi ro phát hiện đối với khoản mục TSCĐ là Trung bình, rủi ro kiểm soát là trung bình, mức trọng yếu là 60.506.872 (VNĐ). Do TSCĐCông ty XYZ ít nghiệp vụ xảy ra nên KTV kiểm toán khoản mục này 100%. Yêu cầu về nhân sự Hiện nay, số lượng các Công ty kiểm toán đang tăng lên rất nhiều do nhu cầu của thị trường. Do vậy, sức cạnh tranh trong lĩnh vực kiểm toán trở lên ngày càng gay gắt. Chính vì thế, việc phân công nhân sự vừa phải đảm bảo được chất lượng kiểm toán và vừa phải đảm bảo chi phí thực hiện kiểm toán là thấp nhất để có thể tồn tại và phát triển. AASC luôn cố gắng ưu tiên lựa chọn những kiểm toán viên giỏi có trình độ và kinh nghiệm để thực hiện các cuộc kiểm toán quan trọng, đòi hỏi mức độ rủi ro như kiểm toán lần đầu về một lĩnh vực mới hay khách hàng mới, nhưng Công ty lớn có hoạt động phức tạp, kinh doanh trên nhiều ngành nghề, hay những lĩnh vực có hệ thống kế toán đặc thù Về phía lãnh đạo AASC, ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Giám đốc phụ trách và chịu trách nhiệm về hoạt động kiểm toán của phòng kiểm toán 2 là người trực tiếp chỉ đạo, giám sát và kiểm tra cũng như chịu trách nhiệm về chất lượng toàn cuộc kiểm toán. Công ty ABC là khách hàng mới và là một Công ty có quy mô lớn nên AASC chỉ định những KTV có năng lực và nhiều kinh nghiệm. Nhóm kiểm toán gồm 4 người và dự kiến thực hiện kiểm toán trong năm ngày Bà Nguyễn Hương Giang Trưởng nhóm (KTV) Ông Nguyễn Tuấn Anh KTV Ông Nguyễn Minh Hùng Trợ lý kiểm toán Bà Nguyễn Thị Thanh Trợ lý kiểm toán Công ty XYZ là khách hàng thường xuyên của AASC và ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7300.doc
Tài liệu liên quan