Luận văn Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 2

THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1. Ngân hàng thương mại với hoạt động cho vay 2

1.2. Hoạt động cho vay của NHTM 2

1.2. Dự án đầu tư và đặc điểm của dự án đầu tư 4

2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 5

2.1. Khái niệm, mục đích, vai trò của Thẩm định tài chính dự án 5

2.2. Quy trình và nội dung TĐTCDA 8

2.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư 8

2.2.2. Nội dung của công tác TĐTCDA 13

2.2.2.1. Phân tích tổng vốn đầu tư, cơ cấu sử dụng vốn và nguồn vốn 14

2.2.2.2. Phân tích các khoản doanh thu 16

2.2.2.3. Phân tích các khoản chi phí 16

2.2.2.4. Lập báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án 18

2.2.2.5. Dự trù cân đối thu – chi 19

2.2.2.6. Một số chỉ tiêu trong TĐTCDA 23

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án 26

3.1. Nhân tố chủ quan 26

3.2. Nhân tố khách quan 27

4. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 27

4.1. Trước khi cho vay 27

4.2. Trong quá trình khách hàng vay vốn 28

4.3. Sau khi cho vay 29

CHƯƠNG 2 31

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ HÀ TÂY 31

1. Khái quát về chi nhánh 31

1.1. Lịch sử hình thành 31

1.2. Tình hình hoạt động của Chi nhánh trong thời gian qua 32

1.2.1. Công tác huy động vốn 33

1.2.2. Công tác sử dụng vốn của Chi nhánh 35

1.2.3. Tình hình về kết quả kinh doanh và dịch vụ của Chi nhánh 36

2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại BIDV Hà Tây 38

2.1. Quy trình TĐDA tại BIDV Hà Tây 38

2.2. Một dự án cụ thể 41

3. Đánh giá thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại BIDV Hà Tây 53

3.1. Kết quả đạt được 53

3.2. Những hạn chế 61

CHƯƠNG 3 63

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG 63

DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH BIDV 63

HÀ TÂY 63

1. Định hướng phát triển của chi nhánh BIDV Hà Tây 63

1.1. Kế hoạch phát triển nguồn vốn 63

1.2. Kế hoạch sử dụng vốn 63

1.3. Về phát triển dịch vụ 64

1.4. Các chỉ tiêu 2008 64

2. Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện thẩm định tài chính dự án tại BIDV 65

2.1. Nhóm giải pháp 65

2.2. Kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, ngành 67

2.3. Đối với NHNN 68

KẾT LUẬN 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2497 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nếu nhà quản lý nhận định đúng vai trò, ý nghĩa của công tác thẩm định dự án thì họ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định; và nếu như đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, thực hiện tốt các quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định đáng tin cậy hơn. Do tính phức tạp và phạm vi liên quan của dự án nên cán bộ tín dụng không những cần trình độ chuyên môn giỏi, có hiểu biết rộng mà còn cần đạo đức nghề nghiệp tốt. - Nguồn thông tin: Trong công tác thẩm định tài trợ cho các dự án, nguồn thông tin vô cùng quan trọng. Nguồn thông tin giúp cán bộ thẩm định đưa ra quyết định có cho vay hay không đối với dự án. Trước khi cho vay, cán bộ thẩm định cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn, từ phía bạn hàng, nhà cung cấp, các tổ chức tín dụng khác của khách hàng doanh nghiệp, hoặc có thể đến trực tiếp doanh nghiệp để xem xét tình hình về tài sản đảm bảo, tình hình cán bộ công nhân viên tại doanh nghiệp đó. Nếu mọi nguồn thông tin đưa ra là tốt, Cán bộ thẩm định dựa trên các cơ sở sẵn có để đưa ra quyết định là có cho vay đối với dự án của doanh nghiệp hay không.yeanongy va - Phương pháp thẩm định và tổ chức công tác thẩm định. Trong công tác thẩm định cần lựa chọn phương pháp thẩm định phù hợp, lựa chọn đúng đối với từng dự án đầu tư sẽ đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần tổ chức công tác thẩm định hợp lý sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như là chi phí thẩm định à nâng cao được hiệu quả khi thực hiện dự án. - Cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp ngân hàng thuận lợi trong việc xử lý các thông tin, tính toán chính xác, công tác thẩm định được rút ngắn và tránh được các sai sót xảy ra, giảm thiểu các rủi ro…Ví dụ , Ngân hàng có thể tìm hiểu xem tình hình vay nợ của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác thông qua hệ thống CIC (Credit Infomation Centre). Qua đó, cho biết dư nợ tín dụng của khách hàng và đạo đức của khách hàng, khách hàng có nỗ lực trả nợ hay không. Và tìm hiểu xem tại sao khách hàng lại không tiếp tục vay nợ ở tổ chức tín dụng đó nữa. Công nghệ hiện đại giúp cán bộ thẩm định thu thập được nhiều thông tin hơn về khách hàng để giảm thiểu rủi ro tín dụng xảy ra. Hoặc phần mềm dùng để tính toán chính xác hơn các thông số, có thể dùng hệ thống phần mềm tính toán theo mô hình mô phỏng của Monte Carlo (mô hình hiện nay các NH dùng để tính toán các chỉ tiêu tài chính là hàm Excel cơ bản) để tính toán NPV sẽ cho kết quả chính xác hơn. Nó cho phép biết được bao nhiêu lần NPV nhằm đưa ra được xác suất xảy ra --> Ngân hàng sẽ dự đoán được rủi ro và có hướng giải quyết hợp lý. 3.2. Nhân tố khách quan Bao gồm các yếu tố bên ngoài như: chính sách, pháp luật, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, sự cạnh tranh của các hãng khác,… Tình hình kinh tế xã hội của một nước có ảnh hưởng đến sự hình thành của các tổ chức thẩm định. Nếu tình hình kinh tế xã hội tốt, các tổ chức này sẽ có điều kiện hình thành và phát triển, giúp cho ngân hàng rất nhiều trong quá trình thẩm định. Họ sẽ chuyên môn hóa trong quá trình thu thập thông tin, phân tích doanh nghiệp. Họ giúp ngân hàng trong việc đánh giá doanh nghiệp cũng như dự án của doanh nghiệp một lần trước khi ngân hàng đánh giá. Từ đó giảm rủi ro cho ngân hàng hơn. 4. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 4.1. Trước khi cho vay Để đánh giá công tác TĐTCDA trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh BIDV Hà Tây, chúng ta sẽ đi theo từng giai đoạn của dự án để xem cán bộ thẩm định làm như vậy có đúng hay không? * Đánh giá định tính. - Đánh giá thông qua việc thực hiện quy trình thẩm định. Việc tuân thủ quy trình thẩm định có đúng như quy định hay không? Tuân thủ tốt cá quy định về trình tự thẩm định: thẩm định hồ sơ pháp lý, thẩm định mặt kỹ thuật dự án, thẩm định về mặt tài chính dự án... Vì nếu tuân theo đúng trình tự như vậy sẽ giúp cho cán bộ thẩm định sẽ phát hiện ra những điều bất hợp lý trong hồ sơ của khách hàng ---> để từ đó có phương án xử lý kịp thời, và có quyết định cho vay hợp lý. * Đánh giá định lượng. - Đánh giá thông qua phân tích tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp. Để công tác thẩm định đạt hiệu quả, chất lượng cao thì cán bộ tín dụng phải chắc chắn là khách hàng của mình tốt. Có nghĩa là tình hình tài chính tốt, đạo đức tốt, có thiện chí trả nợ. Vì vậy, khâu đánh giá khách hàng bằng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính là quan trọng và cần thiết. Tùy từng ngân hàng, nếu ngân hàng nào đã có hệ thống chấm điểm khách hàng thì sử dụng để đánh giá sẽ tạo ra độ tin cậy cao hơn. Còn ngân hàng nào chưa xây dựng được hệ thống này thì chắc chắn phải có các chỉ tiêu tài chính của khách hàng doanh nghiệp. Chúng ta cần đánh giá xem cán bộ Ngân hàng có thực hiện đầy đủ và kỹ nội dung này hay không. - Đánh giá thông qua thời gian thẩm định dự án. Thời gian thẩm định dự án được quy định cụ thể đối với từng loại quy mô của dự án. Nếu vượt quá thời gian quy định sẽ gây tốn kém chi phí thẩm định, hơn nữa làm lỡ cơ hội kinh doanh của khách hàng. .... 4.2. Trong quá trình khách hàng vay vốn * Đánh giá định tính. - Giám sát việc sử dụng món vay. Ngân hàng có thể sử dụng 2 hình thức giải ngân: giải ngân bằng tiền mặt và giải ngân bằng chuyển khoản. Đối với mỗi hình thức, ngân hàng lại có những cách giám sát riêng. Khi Ngân hàng đồng ý cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn, thì Ngân hàng thường xuyên phải cử cán bộ thẩm định xuống giám sát xem tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng ra sao, nếu có dấu hiệu sử dụng sai mục đích thì Ngân hàng hoàn toàn có thể ngừng giải ngân, thu hồi khoản cho vay, hoặc bắt bổ sung thêm tài sản đảm bảo. Khi cán bộ thẩm định nghi ngờ về việc sử dụng món vay, cũng như tình hình bất ổn khác khi đã cho vay đối với dự án, Ngân hàng sẽ yêu cầu cán bộ thẩm định tái thẩm định dự án đó --> đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời. Thông qua việc đánh giá xem Ngân hàng có cử cán bộ thẩm định xuống giám sát dự án thường xuyên không hay ngồi một chỗ tại Ngân hàng sẽ giúp ta nắm bắt được tình hình thẩm định dự án ở Ngân hàng có tốt không. * Đánh giá định lượng. - Doanh thu, chi phí, thu – chi dòng tiền có phù hợp với dự kiến không. Cán bộ thẩm định xuống giám sát thường xuyên đối với khách hàng vay vốn, sẽ nắm bắt được tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Cán bộ thẩm định sẽ biết được sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra có phù hợp với dự kiến không, tình hình về việc bán và tiêu thụ sản phẩm ra sao, doanh thu, chi phí, thu – chi dòng tiền có phù hợp với những tính toán không. Như vậy sẽ đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng. 4.3. Sau khi cho vay * Đánh giá định lượng. - Trả gốc và nợ đúng hạn. Một dự án tốt khi khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn cho khách hàng. - Đánh giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lợi. Sau khi dự án kết thúc, đánh giá xem các chỉ tiêu đặt ra có thỏa mãn với mức độ kỳ vọng của Ngân hàng không. Theo dõi các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời của dự án, cho biết cán bộ thẩm định đánh giá đúng hay không tình hình của khách hàng, và quyết định cho vay có hợp lý không. Ví dụ, NPV > 0; IRR > LSCK ... - Đánh giá thông qua chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Khi công tác thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là TĐTCDA tốt thì chất lượng tín dụng cũng tốt, cụ thể được biểu hiện qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ tín dụng, tình hình tăng trưởng tín dụng tốt và tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ HÀ TÂY 1. Khái quát về chi nhánh 1.1. Lịch sử hình thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (viết tắt là BIDV) có tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam – thành lập theo quyết định số 117/TTg ngày 26/04/1957 trực thuộc Bộ Tài Chính. Năm 1981 được đổi thành Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam. Sau khi tách các ngân hàng chuyên doanh 1988, năm 1990 Ngân hàng và xây dựng Việt Nam cũng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam - trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Viêt Nam đang hoạt động với mô hình Tổng công ty Nhà nước theo quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua hơn 50 năm, NHĐT & PT VN ngày càng khẳng định được vị thế và vai trò của mình trong công cuộc phát triển đất nước. Trước năm 1995, BIDV Việt Nam thực hiện chức năng chính là cấp phát vốn ngân sách và cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo lãi suất ưu đãi. Sau năm 1995, phù hợp với những biến đổi trong nển kinh tế đất nước, BIDV Việt Nam đã được thực hiện nhiều đổi mới trong kinh doanh, với truyền thống, bản lĩnh, nghị lực và sức sáng tạo – đã đạt được những kết quả khả quan về cơ cấu tổ chức, năng lực tài chính, lĩnh vực đầu tư; mạng lưới hoạt động, trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và quan hệ đối ngoại. Hiện nay, chiến lược của BIDV Việt Nam là kinh doanh đa năng tổng hợp trên cơ sở giữ vững vị trí đứng đầu về lĩnh vực đầu tư – phát triển, sẵn sàng hội nhập quốc tế, hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh. Chi nhánh BIDV Hà Tây là phòng đầu tư và phát triển Hà Sơn Bình được thành lập vào ngày 1/6/1990 . BIDV Hà Tây luôn theo sát sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị BIDV Việt Nam cũng như những chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước và của ngành, đồng thời đặt mục tiêu hiệu quả và an toàn trong kinh doanh, đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp nhất từ đó phát triển vững chắc chi nhánh, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên. Nhận thức đúng đắn được vai trò và trách nhiệm của mình, trong những năm qua BIDV Hà Tây đã vượt qua được những khó khăn thử thách để vươn lên đứng vững và đổi mới, phát triển không ngừng - niềm tin và uy tín của Chi nhánh BIDV Hà Tây ngày một tăng lên, số lượng khách hàng quan hệ với ngân hàng ngày càng được mở rộng, vốn huy động luôn đáp ứng được những nhu cầu hợp lý của các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh, nhiều dự án công trình do Chi nhánh BIDV Hà Tây đầu tư và cho vay vốn đã đem lại hiệu quả thiết thực góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Sự phát triển và đóng góp của Chi nhánh BIDV Hà Tây, nhất là trong những năm gần đây đã được ghi nhận bằng Huân chương lao động Hạng Ba (giai đoạn 1995 – 1999) và Huân Chương lao động Hạng Nhì (1999 - 2004) do Nhà nước trao tặng và nhiều bằng khen của Đảng và Nhà nước, các Bộ, Ngành, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Tây. Trước 01/10/2006 Chi nhánh BIDV tỉnh Hà Tây có 1 chi nhánh trực thuộc (Chi nhánh Chi nhánh BIDV Sơn Tây) 9 phòng nghiệp vụ và 2 phòng giao dịch với trên 120 cán bộ công nhân viên. Sau 01/10/2006 thực hiện chủ trương của Thống đốc NHNNVN ( QĐ 888 ) tách chi nhánh Sơn Tây thành chi nhánh cấp I - trực thuộc BIDV Việt Nam. Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi nhánh BIDV Hà Tây bao gồm: Ban giám đốc, 10 phòng nghiệp vụ và 2 Điểm giao dịch, 6 Quỹ tiết kiệm với trên 100 cán bộ công nhân viên. Trụ sở chính của Chi nhánh BIDV Hà Tây tại 197 Quang Trung – Thành phố Hà Đông - tỉnh Hà Tây. 1.2. Tình hình hoạt động của Chi nhánh trong thời gian qua Nhìn chung các chỉ tiêu của ngân hàng trong các năm vừa qua là tốt. Cụ thể là: Tổng tài sản tăng qua 3 năm (2005 – 2007 ), từ: 1238 --> 1500 --> 1680 tỷ đồng. Nguồn vốn bình quân tăng từ 970 --> 1195 --> 1580 tỷ đồng. 1.2.1. Công tác huy động vốn Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại BIDV Hà Tây Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nguồn vốn huy động 140 100 1496 100 1677 100 1. Phân loại theo loại tiền. 1140 100 1496 100 1677 100 a. VND 915 80,26 1248 83,42 1480 88,25 b. Ngoại tệ 225 19,74 248 16,58 197 11,75 2. Phân loại theo TPKT 1140 100 1496 100 1677 100 a. Tiền gửi TCKT 306 26,84 576 38,50 816 48,65 Dưới 12 tháng 281 24,64 350 23,40 648 38,64 Từ 12 tháng trở lên 25 2,20 226 15,10 168 10,01 b. Tiền gửi dân cư 834 73,16 920 61,50 861 53,35 Dưới 12 tháng 326 28,59 420 28,07 376 22,42 Từ 12 tháng trở lên 508 44,57 500 33,43 485 30,93 ( Nguồn: Phòng kế hoạch & nguồn vốn Chi nhánh BIDV Hà Tây) Nhận xét: Tổng nguồn vốn cuối kỳ tăng từ 1140 à 1496 à 1677 tỷ đồng. Có sự tăng về cả nguồn tiền gửi của dân cư, và các tổ chức kinh tế. Cụ thể, nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế có sự tăng rõ rệt: từ 306 à 576 à 816 tỷ đồng; của dân cư là: 834 à 920 à 861 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng về nguồn tiền gửi của TCKT tăng mạnh hơn, cho thấy Chi nhánh đang tích cực thu hút vốn từ các TCKT; chứng tỏ Chi nhánh đang tạo được uy tín thu hút được nhiều đơn vị kinh tế mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng, góp phần tăng cường vào nguồn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng giữa nguồn tiền gửi ngắn và trung hạn có sự khác nhau giữa các tổ chức kinh tế và dân cư. Các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nguồn tiền gửi dài hạn, do tính chất kinh doanh của doanh nghiệp cần vốn linh động khi cần thiết. Cụ thể, qua 3 năm, tỷ lệ nguồn ngắn hạn so với tổng nguồn tiền gửi của TCKT như sau: 91,83% ; 60,76%; 79,41%. Còn đối với tiền gửi dân cư, do có tính chất nhàn rỗi hơn, nên dân cư gửi dài hạn nhiều hơn để hưởng lãi suất tiết kiệm cao hơn. Cụ thể: tỷ lệ nguồn tiền gửi ngắn hạn so với tổng tiền gửi dân cư là: 30,09%; 45,65%; 43,67%. Xét về công tác huy động vốn, Chi nhánh đã đạt được những thành tựu đáng kể, Chi nhánh đã làm tốt những nhiệm vụ, nội dung cơ bản sau: Chi nhánh BIDV Hà Tây luôn cố gắn củng cố và tăng cường phát huy mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khách hàng truyền thống từ nhiều năm như bảo hiểm, quỹ hỗ trợ phát triển, hệ thống kho bạc trên địa bàn Tỉnh. Cùng với đó, Chi nhánh cũng luôn có kế hoạch mở rộng quan hệ với khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các khách hàng này. Chi nhánh BIDV Hà Tây luôn cố gắng củng cố và tăng cường phát huy mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khách hàng truyền thống từ nhiều năm như bảo hiểm, quỹ hỗ trợ phát triển, hệ thống kho bạc trên địa bàn Tỉnh. Cùng với đó, Chi nhánh cũng luôn có kế hoạch mở rộng quan hệ với khách hàng mới nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các khách hàng này. Chi nhánh đã phát huy tối đa vai trò của công cụ lãi suất, luôn nắm bắt được sự biến động lãi suất trên thị trường, nghiên cứu xây dựng biểu lãi suất một cách linh hoạt, phù hợp trong phạm vi quyền hạn được phép để vừa có thể thu hút được các khách hàng mới, vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Chi nhánh luôn có những kế hoạch tiếp thị, quảng cáo, mở rộng các sản phẩm huy động vốn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo dựng hình ảnh và nâng cao vị thế của Chi nhánh. Chi nhánh còn chủ động mở rộng mạng lưới của mình để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Từng bước chiếm lĩnh thị trường kinh doanh, triển khai tăng cường giờ làm việc, ngày làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. 1.2.2. Công tác sử dụng vốn của Chi nhánh Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng vốn (2005 – 2007) Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền Số tiền Số tiền CL TL(%) CL TL(%) Tổng dư nợ 916 1104 1338 188 20,52 234 21,19 1. Phân loại theo thời hạn 916 1104 1338 188 20,52 234 21,19 a. Ngắn hạn 502 588 765 86 17,13 177 30,10 b. Trung và dài hạn 414 516 573 102 24,63 57 11,04 2. Phân theo loại tiền 916 1104 1338 188 20,52 234 21,19 a. Dư nợ VND 809 995 1228 186 22,99 233 23,41 b. Dư nợ ngoại tệ 107 109 110 2 1,86 1 0,91 3. Phân theo thành phần kinh tế 916 1104 1338 188 20,52 234 21,19 a. Quốc doanh 760 932 946 172 22,63 14 1,50 b. NQD 156 172 392 16 10,25 220 127,90 ( Nguồn: Phòng kế hoạch & nguồn vốn Chi nhánh BIDV Hà Tây) 2006 2005 2007 Nhận xét: Tổng dư nợ của Chi nhánh trong thời gian qua tăng 916 à 1104 à 1338 tỷ đồng; do tăng cả về doanh số cho vay và doanh số thu nợ; tỷ trọng giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay của Chi nhánh cụ thể là: 91,52%; 88,24%; 92,81%; điều này cho thấy tình hình tín dụng của Chi nhánh là tương đối tốt. Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ, cụ thể qua 3 năm: 54,80%; 53,26%; 57,40% à Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều hơn đảm bảo an toàn chính sách tín dụng. Trong đó ngân hàng đang mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dư nợ tín dụng tăng dần qua các năm: 156 à 172 à392 tỷ đồng; tuy nhiên cho vay quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ do mối quan hệ từ trước sẵn có và do mối quan hệ này ngày càng được cải thiện hơn. Nhìn chung, ngân hàng đang tạo nên mối quan hệ tốt và mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế. 1.2.3. Tình hình về kết quả kinh doanh và dịch vụ của Chi nhánh BẢNG 2.3 : TĂNG TRƯỞNG DỊCH VỤ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH Diễn giải Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dịch vụ (tăng trưởng số tương đối) 66% 39% 123% Kết quả kinh doanh (tăng trưởng số tương đối) 17% 33% 37% ( Nguồn: Phòng kế hoạch & nguồn vốn Chi nhánh BIDV Hà Tây) 2007 2006 2005 2005 2006 2007 Nhận xét: Qua báo cáo tăng trưởng kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy kết quả kinh doanh của Chi nhánh qua các năm đều có sự tăng trưởng bền vững, tăng dần qua từng năm. Bên cạnh đó là sự tăng trưởng của dịch vụ, tuy năm 2006 sự tăng trường của dịch vụ nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng trong năm 2005, nhưng năm 2007 lại có sự tăng trưởng vượt bậc, hơn gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng của năm 2006. Qua đây ta có thể thấy được sự nỗ lực, cùng các biện pháp hợp lý của ban lãnh đạo Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nhằm phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh đã có được thành tựu bước đầu, đưa kết quả kinh doanh tăng lên rõ rệt qua từng năm. 2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại BIDV Hà Tây 2.1. Quy trình TĐDA tại BIDV Hà Tây Với BIDV thì các chi nhánh đều có bộ phận thẩm định tách rời bộ phận tín dụng. Tín dụng sẽ tiếp xúc trực tiếp khách hàng lần đầu hướng dẫn hồ sơ, thu thập tài liệu. Sau khi có một nhận định sơ bộ có thể cho vay được thì mới chuyển phòng thẩm định, nếu ko sẽ trả lại hồ sơ khách hàng luôn. Nếu dự án được tiếp nhận để xem xét cho vay thì cả phòng tín dụng và phòng thẩm định cùng tiến hành làm song song, nhưng độc lập với nhau. Phòng tín dụng chủ yếu thẩm đinh về mặt tài chính của dự án, còn phòng thẩm định chuyên về mặt kỹ thuật của dự án. Tuy nhiên cả phòng tín dụng và thẩm định sẽ vẫn phải phân tích một khía cạnh độc lập để bảo vệ ý kiến của mình trước giám đốc - hội đồng tín dụng. Trình tự các bước như sau: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn : nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ ; nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ, vào Sổ theo dõi (BM-02/QT-TD-03) và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định. Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, Cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định dự án đầu tư và khách hàng xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị Cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm. Cán bộ thẩm định lập Báo cáo thẩm định dự án (PL-04/QT-TD-03 và BM-01/QT-TD-03), trình Trưởng Phòng thẩm định xem xét. Trưởng phòng thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu Cán bộ thẩm định sửa, làm rõ các nội dung. Cán bộ thẩm định hoàn chình nội dung Báo cáo thẩm định, trình Trưởng phòng thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi tra hồ sơ kèm theo Báo cáo thẩm định cho Phòng Tín dụng. Nội dung đánh giá về mặt tài chính của dự án bao gồm : Tất cả những phân tích, đánh giá về mặt kỹ thuật, môi trường, về vốn đầu tư về tính khả thi phương án nguồn vốn...nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án tùy thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hóa thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau : Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư : Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả. Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán : Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm. Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp. Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm. Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách. Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, Cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Thông thường, việc tính toán sẽ sử dụng phần mềm Excel để thực hiện. Trong quá trình tính toán, cần liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo tính liên tục khi chỉnh sửa số liệu. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo Báo cáo thẩm định gồm : Báo cáo kết quả kinh doanh Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính, gồm : Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50-70%). Khấu hao cơ bản Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án. Trong quá trình đánh giá hiẹu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm : * Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án : - NPV - IRR - ROE (đối với dự án có vốn tự có tham gia) * Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ. - Nguồn trả nợ hàng năm. - Thời gian hoàn trả vốn vay. - DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án) Ngoài ra tùy theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, ... sẽ được đề cập tới tùy theo từng dự án cụ thể. Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án và lập các bảng tính được hướng dẫn tại PL-03/QT-TD-03 (Trích: Quy trình thẩm định dự án đầu tư. MS: QT-TD-03 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ). 2.2. Một dự án cụ thể Để xem thực trạng công tác thẩm định tại BIDV Hà Tây ra sao, sau đây ta sẽ xem xét một dự án cụ thể. Phòng tín dụng 2 Hà Đông, ngày tháng 11 năm 2007 TỜ TRÌNH CHO VAY VỐN TRUNG HẠN Tên dự án: Xây dựng khu nhà kho SXKD hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Tên khách hàng: Công ty TNHH TCMN XK A Kính trình: Giám đốc Chi nhánh I- CĂN CỨ TRÌNH - Căn cứ quyết định số: 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam V/v ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các quyết định sửa đổi bổ sung. Căn cứ vào quyết định số: 203/QĐ-HĐQT ngày 16/07/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam V/v Ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng và các quyết định sửa đổi bổ sung. - Căn cứ vào quy trình Cho vay và quản lý tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 5200 QĐ/QLTD3 ngày 08/09/2004 các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. - Căn cứ Quyết định số 9488/QĐ-TD3 ngày 01/12/2006 của NHĐT&PT Việt Nam V/v ban hành chính sách khách hàng. - Trên cơ sở báo cáo thẩm định của tổ thẩm định chi nhánh ngày 31 tháng 10 năm 2007. - Căn cứ vào Giấy đề nghị vay vốn, dự án đầu tư và tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Phú Nghĩa. II/ GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN 1. Tên dự án: Xây dựng khu nhà kho SXKD hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu 2. Chủ đầu tư: Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ xuất khẩu A 3. Loại hình dự án: Đầu tư mở rộng 4. Địa điểm đầu tư: Thôn Yên Kiện, xã Đông Sơn, Chương Mỹ, Hà Tây 5. Sản phẩm của dự án: Hàng thêu tay, sơn mài 6. Tổng vốn đầu tư: 1.509.630.000,đồng Trong đó: Vốn tự có: 659.630.000,đồng Vốn vay: 850.000.000 đồng. 7. Quy mô: Nhà khung sắt lợp mái tôn. III/ GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ - Tên đơn vị: Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ xuất khẩu A. - Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Đức Trịnh - Giám đốc Công ty. - Trụ sở chính: Xã Đông Sơn - Huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây - Điện thoại: 034.3721706 Fax: - Loại hình doanh nghiệp: vừa và nhỏ. - Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập: 1.273.300.000,đồng, trong đó vốn thuộc sở hữu nhà nước chiếm: 0,đồng. - Giấy đăng ký kinh doanh số: Số 0302000058 lần đầu tiên ngày 25/10/2000, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 19/05/2004 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp. - Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaichinh (26).doc
Tài liệu liên quan