Ngay từkhi thành lập, ngành thuếPhú Yên đã nhận thức được thanh tra, kiểm
tra thuếlà một khâu tất yếu của quá trình quản lý thu thuế. Vì vậy, ngành thuếPhú Yên
đã xây dựng được bộphận thanh tra chuyên trách. Bộphận thanh tra, kiểm tra ngày
càng được tăng cường cảvềsốlượng lẫn chất lượng.
Thời gian qua, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuếtại tỉnh Phú Yên đã đạt được
những thành tựu sau:
2.3.1. Thanh tra, kiểm tra thuế đã góp phần chống thất thu thuếcho NSNN:
Qua 5 năm 2003 - 2007, Cục thuếtỉnh Phú Yên đã thực hiện nhiệm vụthu
NSNN với kết quảlà 2.958,5tỷ đồng, đạt 127,02% dựtoán thu (Chỉtiêu pháp lệnh)
với tốc độtăng thu bình quân hàng năm là 118,26%; tỷlệthu Ngân sách trên GDP đạt
21-22%.[9]
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3753 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra thuế theo cơ chế tự khai - tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ và thông tư số 45/1996/TT-BTC ngày
01/8/1996 của Bộ Tài chính; tiếp đến là Nghị định 100/2004/NĐ-CP ngày 25/2/2004
của Chính phủ, thông tư 41/2004/TT-BTC ngày 18/5/2004 của Bộ Tài chính và công
văn 8585/BTC-TCT ngày 8/7/2005 của Bộ Tài chính. Và đến nay, việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được điều chỉnh bởi Nghị định số 98/2007/NĐ-
CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử lý pháp luật về thuế và
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày
14 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về
thuế.
Nợ thuế các loại tính đến 31/12/2007 là 31,279 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,73% trên
tổng thu Ngân sách Nhà nước. Truy thu số ẩn lậu và phạt vào NSNN qua 5 năm là
39,143 tỷ đồng ( trong đó: năm 2003: 4,66 tỷ đồng; năm 2004: 7,503 tỷ đồng; năm
2005:8,617 tỷ đồng; năm 2006: 14,301tỷ đồng; năm 2007: 4,294 tỷ đồng. Đã lập biên
bản vi phạm hành chính và xử lý vi phạm trên 6.423 ĐTNT. Việc xử lý vi phạm đúng
quy định của pháp luật hiện hành. [10]
Thứ ba: Kiểm tra nội dung công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Thực hiện cải cách hành chính thuế của Cục thuế tỉnh Phú Yên giai đoạn từ nay
đến 2010, ngành thuế xác định công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một
trong những nhiệm vụ hàng đầu cần ưu tiên phát triển để hỗ trợ tốt nhất cho người nộp
thuế, nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN.
- 40 -
- Ngành thuế đã phối hợp với Đài phát thanh, Đài truyền hình Phú Yên phát các
chuyên mục về thuế, phối hợp với Báo Phú Yên và các ban ngành đoàn thể như Mặt
trận Tổ quốc, liên minh HTX… để tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế.
- Tổ chức hội thảo, đối thoại doanh nghiệp. Bên cạnh đó là hàng năm ngành
thuế đều tổ chức hội nghị tuyên dương, khen thưởng người nộp thuế có thành tích thực
hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Qua đó, cơ quan thuế nắm được tâm tư, nguyện
vọng của người nộp thuế, giải đáp những thắc mắc đối với chính sách thuế.
- Tổ chức triển khai và tập huấn các luật thuế mới đến mọi ĐTNT và công chức
thuế.
Thứ tư: Kiểm tra việc tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo;
Cục Thuế và các Chi cục Thuế đã duy trì thường xuyên Phòng tiếp dân, có nội
quy tiếp dân và phân công lãnh đạo, cán bộ thường trực tiếp dân theo đúng Quy chế
tiếp dân ban hành kèm theo Quyết định số 155/2002/QĐ-BTC ngày 20/12/2002 của Bộ
Tài chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho dân đến khiếu nại, tố cáo.
Số đơn thư khiếu nại tố cáo giảm dần qua các năm, năm 2003 có 179 đơn thư thì
đến năm 2007 chỉ còn 55 đơn thư. Nội dung phần lớn các đơn thư khiếu nại các quyết
định xử lý vi phạm của cơ quan thuế, khiếu nại việc ấn định thuế GTGT &TNDN phải
nộp hàng tháng cao hơn so với thực tế kinh doanh, xin giảm thuế do việc điều chỉnh
tăng thuế của cơ quan thuế ; nội dung của đơn thư tố cáo chủ yếu: tố cáo các tổ chức,
cá nhân hoạt động kinh doanh không đăng ký kê khai, nộp thuế, trốn thuế, tố cáo cán
bộ thuế có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong công tác xoá nợ thuế, trong khi thực thi
công vụ..
- 41 -
Bảng 2.6. Kết quả kiểm tra nội bộ ngành thuế 5 năm ( 2003 - 2007)
Chỉ tiêu Năm 2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
1.Tổng số đơn thư 179 80 68 64 55
* Đơn khiếu nại 176 74 57 58 52
* Đơn tố cáo 3 6 11 6 3
2.Đã giải quyết 179 79 67 64 54
3.Tỉ lệ (%) thực hiện 100% 98,75% 98,52% 100% 98,18%
(Nguồn Cục thuế Phú Yên) [10]
Qua công tác kiểm tra nội bộ ngành thuế đã góp phần phòng ngừa và chống tiêu
cực trong nội bộ ngành thuế, đưa công tác chỉ đạo và quản lý thu thuế vào nề nếp, tiếp
tục củng cố và xây dựng ngành thuế thêm vững mạnh.
2.3. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG CÔNG TÁC THANH
TRA, KIỂM TRA THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN THỜI GIAN QUA
Ngay từ khi thành lập, ngành thuế Phú Yên đã nhận thức được thanh tra, kiểm
tra thuế là một khâu tất yếu của quá trình quản lý thu thuế. Vì vậy, ngành thuế Phú Yên
đã xây dựng được bộ phận thanh tra chuyên trách. Bộ phận thanh tra, kiểm tra ngày
càng được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng.
Thời gian qua, hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại tỉnh Phú Yên đã đạt được
những thành tựu sau:
2.3.1. Thanh tra, kiểm tra thuế đã góp phần chống thất thu thuế cho
NSNN:
Qua 5 năm 2003 - 2007, Cục thuế tỉnh Phú Yên đã thực hiện nhiệm vụ thu
NSNN với kết quả là 2.958,5tỷ đồng, đạt 127,02% dự toán thu (Chỉ tiêu pháp lệnh)
với tốc độ tăng thu bình quân hàng năm là 118,26%; tỷ lệ thu Ngân sách trên GDP đạt
21-22%.[9]
Số thu từ doanh nghiệp trong 5 năm qua đã hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao
đạt 106,11% so với chỉ tiêu pháp lệnh. Trong các nguồn thu từ doanh nghiệp thì số thu
- 42 -
từ doanh nghiệp Ngoài quốc doanh đạt được 109,56%; thu từ DNNN đạt 103,67%; thu
từ DN ĐTNN đạt 110,42% so với dự toán.(xem bảng 2.7) [11]
Bảng 2.7. Tổng hợp thu NSNN tỉnh Phú Yên 5 năm 2003-2007
5 năm 2003-2007
Dự toán (tỷ đồng) % So với Nguồn thu
Pháp lệnh Phấn đấu
Thực
hiện
(tỷ đồng) Pháp lệnh Phấn đấu
Tổng thu 2.329,07 2.598,73 2.958,5 127,02 113,84
I-Từ doanh nghiệp 1.111,71 1.192,01 1.179,7 106,11 98,96
1.DNNN 659,21 699,56 683,4 103,67 97,69
2.DN ĐTNN 61,49 61,60 67,9 110,42 101,23
3.DNNQD 391,01 430,85 428,4 109,56 99,43
II.Từ nguồn khác 1.217,36 1.406,72 1.778,8 146,12 126,45
Trong tổng thu NSNN thì số truy thu và phạt thuế qua công tác thanh tra, kiểm
tra đã đạt được kết quả như sau:(xem bảng 2.8) [10]
Bảng 2.8: Thực hiện thanh tra, kiểm tra 5 năm (2003-2007)
Năm
Số đối
tượng
thanh tra,
kiểm tra
Số đối tượng
vi phạm
Số thuế
truy thu và
phạt
(tỷ đồng)
% ĐT vi
phạm/
ĐT kiểm tra
% Hoàn
thành KH
2003 10.246 2.492 4,66 24,32% 99,66
2004 9.657 2867 7,503 29,69% 99,82
2005 8.680 499 8,617 5,75% 99,92
2006 3.539 330 14,381 9,32% 100,8
2007 4.679 235 4,294 5,02% 98,75
5 năm 36.801 6.423 39,143 17,45% 99,76
( Nguồn Cục thuế tỉnh Phú Yên) [10]
Kết quả trên cho thấy, hàng năm ngành thuế Phú Yên đã tổ chức thanh tra được
từ 3.539 đến 10.246 ĐTNT, cụ thể như sau: năm 2003:10.246 ĐTNT, năm 2004: 9.657
ĐTNT, năm 2005: 8.680 ĐTNT, năm 2006: 3.539 ĐTNT, năm 2007: 4.679 ĐTNT, đã
truy thu số ẩn lậu và phạt vào NSNN qua 5 năm là 39,143 tỷ đồng ( trong đó: năm
- 43 -
2003:4,66 tỷ đồng; năm 2004: 7,503 tỷ đồng; năm 2005: 8,617 tỷ đồng; năm 2006:
14,381 tỷ đồng; năm 2007: 4.679 tỷ đồng), thành tích đó đã góp phần chống thất thu
thuế trên địa bàn Phú Yên.
2.3.2. Góp phần răn đe, ngăn chặn và phòng ngừa các hành vi vi phạm,
gian lận về thuế:
Qua kết quả thanh tra, kiểm tra việc đăng ký thuế; kiểm tra tình hình sử dụng
hóa đơn; kiểm tra hoàn thuế, miễn, giảm thuế, công tác thanh tra, kiểm tra đã ngăn
chặn các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế như sau:
- Về kiểm tra việc đăng ký thuế, ngành thuế đã chủ động phối hợp với chính
quyền địa phương kiểm tra, rà soát tất cả các tập thể và cá nhân đăng ký mã số thuế
nhưng không kê khai nộp thuế, ngăn chặn các trường hợp thành lập doanh nghiệp kinh
doanh trốn thuế.
- Kiểm tra việc sử dụng hoá đơn, chứng từ theo qui định, ngành thuế cũng đã
phát hiện những trường hợp hoá đơn chênh lệch giữa các liên, hoá đơn bất hợp pháp,
hoá đơn không đúng quy định, thu về cho Ngân sách Nhà nước địa phương 749 triệu
đồng.
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế không những phát hiện và xử lý vi phạm pháp
luật về thuế mà còn là biện pháp hữu hiệu phòng ngừa các vi phạm về thuế. Bởi vì với
sự hiện hữu của tổ chức thanh tra, kiểm tra thuế là một sự nhắc nhở thường xuyên đối
với tất cả các đối tượng chịu sự thanh tra, kiểm tra rằng: pháp luật phải được tuân thủ;
sự thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên, hay đột xuất luôn tạo ra một
“sức ép” thường trực lên các đối tượng, nhờ đó nó đã hạn chế sự vi phạm pháp luật.
2.3.3. Góp phần tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh
bình đẳng giữa các Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế:
Theo quan điểm của Đảng ta qua các thời kỳ Đại hội, về các các thành phần
kinh tế, Đảng ta đã khẳng định:
- 44 -
“ Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành
quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước
pháp luật, càng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. [trang 212, 7]
Quán triệt quan điểm và đường lối đổi mới của Đảng, công tác quản lý thuế tại
Phú Yên nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng luôn hướng tới mục
tiêu công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, với
việc ban hành các quyết định hành chính đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý đã tạo nên sự
bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giúp các chủ thể kinh tế phát huy năng lực của
mình. Điều đó thể hiện qua kiểm tra tốc độ tăng doanh nghiệp và tốc độ tăng thu của
các năm như sau:(xem bảng 2.9; 2.10)
Năm 2003, tốc độ tăng doanh nghiệp là 106,8%, tốc độ tăng thu là 108%
Năm 2004, tốc độ tăng doanh nghiệp là 109,6%, tốc độ tăng thu là 133,4%
Năm 2005, tốc độ tăng doanh nghiệp là 109,8%, tốc độ tăng thu là 104,2%
Năm 2006, tốc độ tăng doanh nghiệp là 107,4%, tốc độ tăng thu là 110,9%
Năm 2007, tốc độ tăng doanh nghiệp là 108,4%, tốc độ tăng thu là 134,8%
Bảng 2.9: THỐNG KÊ ĐTNT THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
Tính đến ngày 31 tháng 12
năm
2003 2004 2005 2006 2007
Tổng cộng 22.897 25.091 27.562 29.615 32.092
I-Doanh nghiệp 1.013 1.216 1.450 1.637 1.867
1.DNNN 60 52 46 39 24
2.DN ĐTNN 15 20 26 29 31
3.DN NQD 794 991 1215 1.392 1.619
II-ĐTNT khác 22.028 24.025 26.275 28.155 30.418
Tốc độ tăng doanh nghiệp 106,8% 109,6% 109,8% 107,4% 108,4%
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Yên- Chương trình TIN) [11]
- 45 -
Bảng 2.10: TỐC ĐỘ TĂNG THU TỪ NĂM 2003 – 2007
Nguồn thu 2003 2004 2005 2006 2007
Bình
quân 5
năm
Tổng thu 402,7 537,3 560 621 837,5 591,7
I-Từ doanh nghiệp 153,7 198,9 229,4 261,4 336,3 235,94
1.DNNN 100 133 148 147 155,4 136,68
2.DN ĐTNN 7 9,1 11,5 13,4 26,9 13,58
3.DN NQD 46,7 56,8 69,9 101 154 85,68
II-Từ nguồn khác 249 338,4 330,6 359,6 501,2 355,76
Tốc độ tăng thu 108% 133,4% 104,2% 110,9% 134,8% 118,26%
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Yên) [11]
Việc các thành phần kinh tế phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, đây là
những biểu hiện đáng khích lệ cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Phú Yên trong những
năm qua và cũng là điều kiện cho sự phát triển kinh tế ở những năm tiếp theo.
2.3.4. Thanh tra, kiểm tra ĐTNT góp phần hoàn thiện chính sách thuế:
Hệ thống thuế ở nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên không
tránh khỏi những khiếm khuyết, bất cập. Chính vì vậy, thanh tra, kiểm tra là nơi cung
cấp các căn cứ, chứng lý cụ thể, phản ánh chân thực, sống động các hoạt động diễn ra
trong thực tế, từ đó chính sách thuế sẽ được hoàn thiện và phù hợp với thực tiễn. Cụ
thể, thời gian qua, Phòng thanh tra đã có những kiến nghị sửa đổi những bất cập các
Luật thuế. Tham gia góp ý kiến dự thảo các Luật thuế, thông tư, quy trình nghiệp vụ.
2.3.5. Nâng cao dần tính tuân thủ, tự giác trong việc chấp hành các chính
sách thuế của người nộp thuế:
Thông qua mức xử phạt vi phạm đối với các hành vi kinh doanh trốn thuế của
Người nộp thuế, phần nào giúp người nộp thuế hiểu thêm về chính sách thuế, cẩn thận
- 46 -
hơn trong kinh doanh và có ý thức chấp hành pháp luật thuế tốt hơn, thể hiện ở chỗ
ĐTNT không còn vi phạm qua những lần kiểm tra kế tiếp, nếu có cũng chỉ là những lỗi
vô tình không cố ý.
Như vậy, cùng với các biện pháp như tuyên truyền, hỗ trợ, công tác thanh tra,
kiểm tra thuế đã góp phần nâng cao dần tính tự giác tuân thủ trong việc chấp hành
chính sách thuế của các đối tượng nộp thuế.
Bên cạnh những thành tựu mà thanh tra, kiểm tra thuế đạt được vẫn còn tồn tại
những hạn chế nhất định mà thời gian đến ngành thuế Phú yên phải khắc phục để phù
hợp với công cuộc cải cách thuế mới.
2.4. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THANH TRA, KIỂM
TRA THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN THỜI GIAN QUA
2.4.1. Nguyên nhân từ Cục thuế tỉnh Phú Yên:
2.4.1.1. Từ tổ chức bộ máy thanh tra, kiểm tra của Cục thuế chưa phù hợp:
Tổng số công chức ngành thuế Phú Yên là 426 người năm 2003, đến năm 2007
là 430 người. Trong đó tỷ lệ nam giới chiếm 71,86%, nữ giới chiếm 28,14%. Tuổi bình
quân tương đối cao là 42 tuổi vào năm 2003 và 44 tuổi vào năm 2007. (Phụ lục 2)
Tổ chức bộ máy thanh tra thuế chưa tương xứng với khối lượng doanh nghiệp
hiện có trên địa bàn từ 1.013 doanh nghiệp (2003) đến năm 2007 là 1.867doanh
nghiệp, và chưa phù hợp với vai trò của công tác thanh tra thuế theo cơ chế mới. Lực
lượng công chức thanh tra thuế chuyên trách qua các năm từ 60 người vào năm 2003
chiếm 14,08% đến năm 2007 lực lượng này là 65 người chiếm 15,12% công chức trong
ngành, ở các nước trong khu vực và trên thế giới chỉ số này thường chiếm từ 25% đến
30%[2]. (Phụ lục 2)
Về tổ chức cơ cấu, chức năng bộ máy thanh tra, kiểm tra tại Văn phòng Cục
thuế chưa phù hợp.Giai đoạn từ 2003 đến trước ngày 01/7/1007: Tổ chức bộ máy quản
lý thuế, giai đoạn này đã được củng cố, hoàn thiện nhưng vẫn còn cồng kềnh, chồng
chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận. Tổ chức bộ máy của cơ quan thuế chưa
- 47 -
kết hợp tốt quản lý theo đối tượng và theo chức năng. Công việc thanh tra, kiểm tra thì
có tới 2 bộ phận đều làm đó là Phòng thanh tra và Phòng Quản lý doanh nghiệp. Phòng
thanh tra chủ yếu thực hiện chức năng kiểm tra quyết toán thuế mặc dù là tên gọi là
Phòng thanh tra.
Giai đoạn từ ngày 1/7/2007 đến nay:
Phòng Kiểm tra thuế với số lượng 8 người, Phòng thanh tra thuế 8 người so với
tổng số công chức thuế tại Cục thuế 80 người tỷ lệ này là 20%. Với số Doanh ngiệp mà
Cục thuế quản lý hiện nay gần 400 doanh nghiệp theo chúng tôi với cơ chế quản lý
thuế tự khai tự nộp thì số lượng công chức làm công tác thanh tra trên số DN là
50DN/cán bộ (chưa tính số lượng người nộp thuế ở các Chi cục thuế, vì Chi Cục thuế
không có chức năng thanh tra), số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra thuế 50DN/cán
bộ là không đủ để thực hiện chức năng này hiệu quả, nhất là công chức làm kiểm tra hồ
sơ tại cơ quan thuế không có đủ thời gian kiểm tra hết tất cả hồ sơ khai thuế.
Thực hiện mô hình quản lý thuế chức năng theo cơ chế tự khai tự nộp thì số
lượng công chức thuế làm công tác thanh tra kiểm tra phải đủ mạnh cả về số lượng lẫn
chất lượng. Đến nay sau khi đã thực hiện cơ chế quản lý mới này nhưng số lượng công
chức làm công tác bố trí ở hai phòng này không tăng. Trong khi đó chức năng thanh tra
kiểm tra thuế theo mô hình quản lý này là một mắc xích cực kỳ quan trọng. Nếu không
đủ mạnh thì quản lý thuế sẽ không hiệu lực hiệu quả vì chúng ta đã chuyển từ cơ chế
“tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra thuế với nhiệm vụ
như đã nêu ở trên là vừa kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế vừa thực hiện kiểm
tra tại doanh nghiệp. Chúng tôi đưa ra con số cụ thể: Với số lượng 8 cán bộ/Phòng, 1
trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng thì phòng kiểm tra thì chỉ còn lại 6 cán bộ là công
tác kiểm tra hồ sơ khai thuế của 400 DN với số tờ khai theo các sắc thuế, phí, lệ phí
bình quân 1000 tờ khai/tháng (bao gồm tờ khai thuế hàng tháng, quý, tờ khai quyết
toán năm) chưa kể những bộ hồ sơ hoàn thuế theo thống kê qua các năm bình quân
khoảng 3 đến 4 hồ sơ đề nghị hoàn/tháng đòi hỏi phải kiểm tra kỹ lưỡng. Như vậy một
- 48 -
công chức thuế phòng kiểm tra kiểm tra bình quân một tháng 166 tờ khai thuế và phải
thực hiện nhiệm vụ khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế,
thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan
thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn,
bất thường trong kê khai thuế, ghi kết quả nhận xét vào phiếu theo từng sắc thuế. Kiểm
tra, đối chiếu trả lời xác minh hoá đơn của các Cục thuế khác đề nghị xác minh, và nhất
là công tác kiểm tra các hồ sơ miễn, giảm, hoàn thuế, và công tác kiểm tra thuế tại
doanh nghiệp khi đơn vị không giải trình được các số liệu nghi ngờ trên tờ khai. Thực
tế, thời gian qua phòng kiểm tra thuế chỉ thực hiện kiểm tra hồ sơ thuế chỉ đạt 50% trên
số lượng tờ khai và chất lượng kiểm tra không đạt như mong muốn. Theo chúng tôi
được biết Tổng cục thuế cũng đã yêu cầu các Cục thuế phải kiểm tra tại bàn 100% hồ
sơ khai thuế nhưng các Cục thuế báo cáo là không đủ nguồn lực để kiểm tra hết tất cả
chỉ thực hiện khoảng 60 đến 70% nhất là các Cục thuế lớn. Công việc kiểm tra hồ sơ
khai thuế chưa theo một qui trình, công chức kiểm tra thường theo kinh nghiệm của
mình, chủ yếu là kiểm tra số học trên hồ sơ khai thuế. Chưa chủ động tìm hiểu, khai
thác những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế.
Từ đó dẫn đến không phát hiện được những sai phạm thể hiện ngay trên hồ sơ khai
thuế, vai trò của “người gác cổng”, ngăn chặn những lỗi kê khai từ ngay lúc ban đầu đã
không phát huy tác dụng.
Số lượng cán bộ thanh tra là 8 người thì hàng năm chỉ thực hiện khoảng hơn 20
cuộc thanh tra là quá ít so với yêu cầu. Theo quy định thì các Chi cục thuế không có bộ
phận thực hiện chức năng thanh tra thuế, chỉ thực hiện công tác kiểm tra. Do đó khi
doanh nghiệp có dấu hiệu trốn thuế, có vụ việc phức tạp thì chuyển về hồ sơ đề nghị
phòng thanh tra thanh tra thuế. Cục thuế tỉnh Phú yên có 8 Chi cục thuế trực thuộc, với
đặc điểm là các Chi cục thuế quản lý chủ yếu là các Doanh nghiệp Ngoài Quốc Doanh,
rủi ro về thất thoát tiền thuế ở các doanh nghiệp này là cao nhất. Năm 2007, 8 chi Cục
đã lập kế hoạch đề nghị Cục thuế thanh tra là 20 đơn vị. Theo Luật quản lý thuế, thì các
- 49 -
trường hợp thanh tra thuế là các đơn vị có số thu nộp thuế lớn, có dấu hiệu trốn thuế,
thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. Cục thuế tỉnh Phú Yên quản lý có những
đơn vị có số thu lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thu, số đơn vị rủi ro về thất thoát
tiền thuế qua phân tích thông tin (phân tích rủi ro về thuế) thì kế hoạch phải thanh tra
hàng năm khoảng 40 doanh nghiệp. Như vậy với số lượng công chức rất mỏng phân
tán thành hai phòng: phòng kiểm tra, phòng thanh tra nên kết quả thời gian từ ngày
1/7/2007 số lượng đơn vị thanh tra và kết quả thanh tra giảm so với các năm trước.
2.4.1.2. Trình độ công chức thanh tra, kiểm tra thuế còn hạn chế:
Bảng 2.11: Trình độ công chức thanh tra, kiểm tra thuế năm 2007:
(Theo báo cáo tổng hợp về trình độ công chức thanh tra năm 2007, Phòng Thanh tra)
Trình độ công chức thanh tra
Ngoại ngữ Tin học Stt Tên đơn vị
Số
công
chức
thanh
tra,
kiểm
tra
Đại
học
Trun
g cấp A B C A B
Số
máy
vi
tính
1 Cục thuế Phú yên 16 16 6 10 16 16
2 Chi cục thuế TP Tuy hòa 7 5 2 1 5 2
3 Chi cục thuế H Phú hòa 5 2 3 2 3 2
4 Chi cục thuế H Đông hoà 6 0 6 4 2 2
5 Chi cục thuế H Tây hòa 7 2 5 2 6 2
6 Chi cục thuế H Sông hinh 4 0 4 3 1 2
7 Chi cục thuế H Sơn hòa 3 0 3 1 3 2
8 Chi cục thuế H Tuy An 6 0 6 4 5 2
9 Chi cục thuế H Đồng xuân 4 1 3 3 3 2
- 50 -
10 Chi cục thuế H Sông Cầu 6 2 4 0 6 2
Tổng cộng 64 28 36 26 10 50 34
Số cán bộ có trình độ Đại học chiếm 43,75% trên tổng số cán bộ thanh tra
ngành thuế chủ yếu tập trung ở văn phòng Cục thuế. Trình độ A ngoại ngữ là 25 cán bộ
chiếm 40%, trình độ B ngoại ngữ có 10 cán bộ chiếm 15,62%. Trình độ tin học chủ yếu
ở trình độ A có 50 cán bộ chiếm 78%.
Về trình độ, năng lực, phẩm chất cán bộ thuế đã trưởng thành và có nhiều tiến
bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế mới: cơ chế quản lý cơ sở kinh
doanh tự khai tự nộp; cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế theo chức năng trong đó hai
chức năng chính là tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế và thanh tra, kiểm tra xử lý
vi phạm về thuế; kỹ thuật quản lý: tổng hợp, phân tích, đánh giá, phân loại đối tượng
nộp thuế theo mức độ rủi ro để tập trung quản lý. Với cơ chế quản lý thuế mới, đòi hỏi
phải thường xuyên bồi dưỡng cán bộ thuế theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp,
không những bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ còn phải bồi dưỡng về ngoại ngữ,
sử dụng vi tính, phẩm chất đạo đức.
2.4.1.3. Từ việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra chưa dựa trên kết quả
đánh giá mức độ rủi ro về thuế:
Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm là khâu quan trọng nhất, bởi vì xác định
đúng doanh nghiệp có rủi ro về thuế thì sẽ mang lại hiệu quả cao cho công tác thanh
tra, kiểm tra. (Bảng 2.12)
Qua theo dõi số liệu 5 năm về kế hoạch thanh tra từ năm 2003 đến 2007 thì tỷ lệ
bình quân số doanh nghiệp có trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra là 21,87%, tỷ lệ này
đối với hộ cá thể là 30,19%.
- 51 -
Bảng 2.12: Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế 5 năm (2003 – 2007)
Kế hoạch thanh
tra
Thực hiện
S
T
T
Loại hình DN
Số đối
tượng
Quản
lý thuế
Số ĐT
thanh
tra,
kiểm
tra
Tỷ lệ
%/số
ĐT
quản lý
Số đối
tượng
thanh
tra,
kiểm
tra
Số đối
tượng
vi
phạm
Số thuế
truy
thu và
phạt (tỷ
đồng)
% ĐT
vi
phạm/
ĐT
kiểm
tra
%
Hoàn
thành
kế
hoạch
I-DOANH NGHIỆP 6353 1.390 21,87 1.271 881 35,194 69,31 91,43
1 DNNN 221 107 48,41 97 59 14,53 60,82 90,65
2 DN ĐTNN 121 21 17,35 19 10 0,469 52,63 90,47
3 DN NQD 6.011 1.262 21,00 1.155 812 20,195 70,30 91,52
II- HỘ CÁ THỂ 117.683 35.530 30,19 35.530 5.542 4,128 15,60 100
CỘNG 124.036 36.920 29,76 36.801 6.423 39,322 17,45 99,67
( Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Yên)
Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tượng để lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong
năm chưa có cơ sở khoa học, chưa dựa trên kết quả phân tích rủi ro về thuế nên kết quả
truy thu qua các năm chưa cao, còn nhiều trường hợp qua thanh tra, kiểm tra không có
kết quả truy thu. Nguyên nhân là do:
Phân tích rủi ro còn ở mức độ sơ khai, chưa có kho dữ liệu thông tin. Tài liệu hồ
sơ khai thuế của doanh nghiệp kê khai được lưu giữ tại Phòng kê khai và kế toán thuế,
nhất là Báo cáo tài chính và bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hoá dịch vụ mua vào
bán ra kèm theo tờ khai thuế GTGT, bảng kê hóa đơn, chứng từ của hàng hoá, dịch vụ
bán ra kèm theo tờ khai thuế TTĐB không được nhập vào chương trình Quản lý thuế
trên máy nên việc nên bộ phận thanh tra, kiểm tra không có đủ dữ liệu sẵn có phân tích
rủi ro về thuế để lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm.
- 52 -
Qua các năm Phòng thanh tra chưa tổ chức bộ phận phân tích thông tin về thuế
đối với các doanh nghiệp. Nếu tổ chức được bộ phận này thì việc lựa chọn các doanh
nghiệp có khả năng trốn thuế cao, thấy được sự bất hợp lý trên hồ sơ khai thuế thông
qua nắm bắt các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp, từ sự so sánh đối chiếu việc
khai thuế của doanh nghiệp qua nhiều năm, so sánh với các định mức kỹ thuật, quy mô
hoạt động đối với doanh nghiệp có cùng ngành nghề, từ bên thứ ba như Ngân hàng,
Công an, báo chí…Từ đó lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế cho năm kế hoạch. Việc
lập kế hoạch thanh tra chủ yếu dựa vào cảm tính, kinh nghiệm của người cán bộ, chưa
thực sự dựa trên việc phân tích cụ thể, chỉ ra những yếu tố rủi ro thất thu thuế.
2.4.1.4. Kiểm tra ĐTNT chỉ diễn ra tại cơ sở kinh doanh, chưa tiến hành
kiểm tra tại cơ quan thuế:
Theo cơ chế quản lý thuế hiện hành, việc thanh tra, kiểm tra chủ yếu thực hiện
tại cơ sở kinh doanh.Công tác thanh tra, kiểm tra thời gian qua tại trụ sở người nộp
thuế cũng còn một số hạn chế nhất định:
- Đối với cơ quan thuế:
Phương pháp thanh tra còn nhắm vào tất cả các ĐTNT, không dựa trên cơ sở
đánh giá mức độ vi phạm, mức độ gian lận của Đối tượng nộp thuế để lập kế hoạch và
tổ chức thanh tra đúng đối tượng ngay từ đầu. Vì thế nhiều ĐTNT không có hành vi
gian lận cũng tổ chức thanh tra, vừa gây phiền hà cho các đối tượng nộp thuế, vừa lãng
phí nguồn nhân lực, tốn kém cho cơ quan thuế.
Chưa phân biệt rõ ranh giới giữa công tác kiểm tra và công tác thanh tra theo
kinh nghiêm của các nước: kiểm tra là công việc thường xuyên mang tính nghiệp vụ
được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của tổ chức, cá
nhân nộp thuế hoặc được thực hiện tại cơ sở kinh doanh khi mà cơ sở kinh doanh
không giải thích được các số liệu trong hồ sơ khai thuế; còn thanh tra thuế được thực
hiện theo định kỳ đối với cơ sở kinh doanh có quy mô lớn, ngành nghề kinh doanh đa
- 53 -
dạng, nộp thuế nhiều; đối với cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và
thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
Việc phân tích chuyên sâu rủi ro về thuế chưa thực hiện được, do cán bộ thanh
tra chỉ dựa trên tờ khai thuế hàng tháng và tờ khai quyết toán thuế năm của doanh
nghiệp. Việc phân tích lúc này chỉ tìm ra độ rủi ro thất thu thuế cần thiết cho việc lập
kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Chưa áp dụng được các phương pháp đối chiếu so sánh, kiểm t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_thanh_tra_kiem_tra_thue_theo_co_che_tu_khai_tu_nop_thue_tren_dia_ban_tinh_phu_yen.pdf