Luận văn Hoàn thiện thủ tục quản lý loại hình nhập sản xuất xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

3. Phương pháp nghiên cứu. 3

3.1. Phương pháp thu thập số liệu. 3

3.2. Phương pháp phân tích tổng hợp. 3

4. Đối tượng nghiên cứu . 3

5. Phạm vi nghiên cứu. 4

6. Cấu trúc của Luận văn . 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỦ TỤC QUẢN LÝ

LOẠI HÌNH NHẬP SẢN XUẤT XUẤT KHẨU . 5

1.1. Lý luận về xuất nhập khẩu hàng hoá và loại hình Nhập sản xuất xuất khẩu . 5

1.1.1. Xuất nhập khẩu hàng hoá. 5

1.1.2. Loại hình Nhập sản xuất xuất khẩu. 7

1.2. Thủ tục quản lý hải quan đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất

khẩu. 10

1.2.1. Thủ tục quản lý hải quan. 10

1.2.2. Nội dung thủ tục quản lý hải quan đối với loại hình Nhập sản xuất xuất khẩu. 17

1.2.3. Công cụ quản lý của cơ quan Hải quan đối với loại hình Nhập sản xuất xuất

khẩu. 19

1.3. Các căn cứ đánh giá thủ tục quản lý loại hình Nhập sản xuất xuất khẩu . 21

1.3.1.Các căn cứ đánh giá về quy định. 21

1.3.2. Các căn cứ dánh giá về thực hiện. 23

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý về thủ tục hải quan. 25

1.4.1. Các nhân tố thuộc cơ quan Hải quan . 25

1.4.2. Các nhân tố khác. 27

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

pdf138 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện thủ tục quản lý loại hình nhập sản xuất xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sửa cán bộ đăng ký phải sửa chương trình SXXK rồi phải sửa trên chương trình SLXNK mất rất nhiều thời gian. - Lấy mẫu nguyên liệu là bắt buộc theo yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, việc lấy mẫu nhiều khi không được thực hiện thường xuyên, có nhiều mã hàng nhưng chỉ lấy mẫu đại diện (theo quy định mỗi mã hàng phải lấy tối thiểu một mẫu cho mỗi chủng loại nguyên liệu chính) hoặc có trường hợp phải chụp ảnh mặt hàng có trị giá cao hoặc kích thước lơn không thể lưu mẫu được. Việc phân chia nguyên vật liệu chính, nguyên liệu phụ để lấy mẫu nguyên vật liệu chính hoàn toàn theo khai báo của DN, mang tính chủ quan, tương đối. Ví dụ đối với hàng may mặc có mã hàng này DN sử dụng loại vải 70% polyester 30% cotton làm nguyên liệu chính (vải chính) nhưng mã hàng khác lại là nguyên liệu phụ (vải lót). Việc bảo quản và lưu mẫu do DN thực hiện, việc niêm phong mẫu và bàn giao mẫu do cơ quan Hải quan thực hiện. Tuy vây vẫn có nhiều trường hợp DN làm hỏng mẫu dẫn đến việc DN đã bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. - Một số DN lợi dụng trong việc hồ sơ phân luồng xanh (miễn kiểm tra thực tế hàng hóa), nên có thể NK, XK hàng hóa không đúng số lượng, chất lượng nhằm mục đích gian lận (hàng NK nhiều nhưng khai báo số lượng ít hơn, hàng XK ít ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 nhưng khai báo tăng số lượng) đòi hỏi Cục HQTT Huế phải thu thập thêm thông tin, nắm tình hình và kiểm tra sau thông quan. 2.2.3. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm sử dụng nguyên liệu nhập khẩu 2.2.3.1. Thủ tục hải quan Đỏ Xanh, vàng Hình 2.4. Thủ tục hải quan để xuất khẩu sản phẩm (Nguồn: quy trình TCHQ) Bước 1: DN thông báo bằng văn bản (nếu có) Nếu DN mở tờ khai XK tại Chi cục Hải quan khác nhưng trước khi làm thủ tục XK, DN phải thông báo bằng văn bản (theo mẫu 09/HQXKSP-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 194/2010/TT-BTC) cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục NK nguyên liệu, vật tư biết để theo dõi và thanh khoản. Riêng đối với sản phẩm được XK từ hai nguồn nguyên liệu nhập kinh doanh và NSXXK, khi đăng ký tờ khai XK sản phẩm, DN đăng ký tại Chi cục Hải quan 1.DN thông báo bằng văn bản (nếu có) 2. Hải quan kiểm tra bộ hồ sơ 4. Thông quan 3b. Kiểm tra thực tế hàng hoá (kiểm tra mẫu) 3a. Duyệt phân luồng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 nơi đăng ký tờ khai nhập nguyên liệu để sản xuất XK thì không phải thông báo bằng văn bản cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập kinh doanh. Đối với sản phẩm được XK từ hai nguồn nguyên liệu nhập kinh doanh và nhập sản xuất XK, khi đăng ký tờ khai XK DN đăng ký tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan nơi NK nguyên liệu để kinh doanh và NSXXK thì chỉ cần có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai NK SXXK biết. Sau đó, DN tiến hành lập bộ hồ sơ XK, đồng thời khai báo các nội dung và truyền dữ liệu qua hệ thống. Bước 2: Công chức Hải quan kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ XK Công chức ở bước này cũng thực hiện các bước công việc giống công chức đăng ký tờ khai hàng NK, khi DN truyền dữ liệu để khai báo thì công chức cũng phải kiểm tra đầy đủ các tiêu chí của bộ hồ sơ XK, các nội dung khai báo của DN đối chiếu với bảng định mức và danh mục sản phẩm XK, các thông tin liên quan đến lô hàng XK đó. Bước 3: Duyệt phân luồng 3a. Công chức hải quan nếu kiểm tra bộ hồ sơ hợp lệ thì công chức tiếp nhận nhập thông tin vào máy và duyệt phân luồng. 3b. Kiểm tra thực tế hàng hoá (kiểm tra mẫu) Nếu kết quả phân luồng đỏ thì đề xuất trình Lãnh đạo Chi cục duyệt hồ sơ, quyết định mức độ kiểm tra. Căn cứ phê duyệt của Lãnh đạo chuyển hồ sơ để kiểm tra thực tế hàng hoá. Trong quản lý hàng đã thực xuất có đúng số lượng, chủng loại mặt hàng là rất quan trọng là làm cơ sở cho việc thanh khoản, xét hoàn thuế và không thu thuế. Trong trường hợp kiểm tra thực tế hàng hoá việc lựa chọn cách thức kiểm tra phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của công chức hải quan vấn đề cần quan tâm nhất là phải đối chiếu mẫu nguyên liệu NK lưu với sản phẩm xuất, đối chiếu định mức cấu thành nên sản phẩm XK đó xem có đúng thành phần nguyên liệu, số lượng định mức sử dụng. Sau đó, nếu hồ sơ và thực tế hàng hoá phù hợp thì tiến hành thông quan hàng hoá. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì công chức Hải quan tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo qui định. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Bước 4: Duyệt phân luồng. Căn cứ kết quả phân luồng của hệ thống, nếu kết quả phân luồng xanh, vàng thì xác nhận thông quan và chuyển sang để thu lệ phí và trả hồ sơ cho DN. Trong thời gian vừa qua, quy trình làm thủ tục XK của Chi cục Hải quan Thủy An thuộc Cục HQTT Huế đã có một số điểm tích cực sau: - Trước khi áp dụng triển khai hải quan điện tử thì tại bộ phận đăng ký tiếp nhận tờ khai của Chi cục được bố trí 04 công chức để làm thủ tục. Nhưng từ khi áp dụng hải quan điện tử, số lượng nhân sự tại bộ phận này đã giảm xuống còn 2 công chức (do hệ thống máy móc đã đảm nhận một số công việc). - Trước kia, khi DN làm bộ hồ sơ xuất khẩu thì cần có các giấy tờ sau: Tờ khai, hợp đồng XK, hóa đơn thương mại, bảng kê chi tiết hàng hóa Nhưng từ khi chuyển sang thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì đã giảm thiểu giấy tờ và DN chỉ phải nộp tờ khai, bản kê chi tiết (nếu hàng đóng gói không đồng nhất). Điều này, giúp DN tiết kiệm được thời gian, chi phí. 2.2.3.2. Một số bất cập Bảng 2.5. Tình hình xuất khẩu sản phẩm giai đoạn 2009-2013. Đơn vị tính: Sản phẩm Năm Số lượng Sản phẩm xuất khẩu Khai bổ sung hồ sơ khai thuế quá hạn 60 ngày. Xuất sản phẩm không đúng với nguyên liệu đã đăng ký Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ(%) 2009 16079 30 0.19 29 0.18 2010 14753 28 0.19 25 0.17 2011 19672 20 0.10 29 0.15 2012 26781 24 0.09 16 0.06 2013 37964 26 0.07 19 0.05 (Nguồn: Cục Hải quan Thừa Thiên Huế) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 - Khi XK sản phẩm, đối với các lô hàng thuộc diện phải kiểm tra thực tế theo quy định công chức kiểm tra phải đối chiếu sản phẩm XK với mẫu nguyên liệu lưu xem có cùng một chủng loại không. Tuy nhiên, đối với một số loại nguyên liệu có sự biến đổi nhiều về hình dạng trong quá trình sản xuất thì công chức Hải quan khó có thể xác định được chính xác. Ví dụ: Công ty Sợi Phú Bài NK nguyên liệu xơ, bông để sản xuất các mặt hàng dệt may, thì đối với trường hợp này khó xác định là Công ty có dùng đúng nguyên vật liệu NK để sản xuất ra các mặt hàng dệt may hay không? Trong 5 năm liên tục (2009-2013), mặc dù số lượng sản phẩm tăng mạnh (từ 16079 sản phẩm lên 37964), nhưng tỷ lệ sản phẩm xuất không đúng với đăng ký giảm từ 0,18% về 0,05% và tỷ lệ Khai bổ sung hồ sơ khai thuế quá hạn 60 ngày cũng giảm từ 0.19% về 0,07% điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã nâng cao hơn ý thức chấp hành pháp luật hải quan, và cơ quan hải quan đã có những hướng dẫn đầy đủ, minh bạch hơn về pháp luật Hải quan. - Đối với việc khi DN chỉ nộp mỗi tờ khai, bản kê chi tiết hàng hóa (nếu có) khi XK cũng gây ra một số phiền hà hợp đồng XK khi thanh khoản phải nộp bản sao và xuất trình bản chính cho cơ quan Hải quan. Nhưng đôi khi phía đối tác của DN chậm thanh toán, dễ dẫn đến DN tự điều chỉnh điều khoản thanh toán hợp đồng để được hưởng các chính sách khi thanh khoản. - Qua công tác nắm tình hình, có thể có những DN lợi dụng việc hệ thống phân luồng xanh sẽ khai báo số lượng hàng hóa nhiều hơn thực tế XK. Nhưng khi kết quả phân luồng là luồng đỏ, DN tìm cách kéo dài 15 ngày để xin hủy tờ khai (quy định tại Thông tư 194/TT-BTC sau 15 ngày không có hàng thực xuất thì DN làm công văn xin hủy tờ khai). - Do tiến độ sản xuất chậm nên các DN xuất khẩu thường mở tờ khai khi gần đến với ngày bốc hàng lên tàu, nhiều khi có vướng mắc về đường truyền (DN không nhận được phản hồi từ phía Hải quan hoặc cơ quan Hải quan không nhận được dữ liệu DN truyền) nên gây ra chậm trễ trong việc giao hàng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 - Đối với các mặt hàng đã xuất đi (đặc biệt là hàng may mặc) nhưng bị lỗi phía khách hàng nước ngoài trả lại phải làm thủ tục tái nhập (thời hạn tái nhập là 365 ngày kể từ khi XK sản phẩm thì thuộc đối tượng hoàn thuế) để sửa chữa. Khi tái nhập về các DN có thời hạn 275 ngày để sửa chữa sau đó tái xuất. Thực tế có DN tái nhập hàng từ khi XK sản phẩm đã quá 365 ngày hoặc khi tái NK về sửa chữa thì lại quá hạn 275 ngày mới tái xuất (Công ty CP Dệt Huế tái nhập hàng do khách hàng trả lại 400 ngày kể từ khi XK sản phẩm jacket, sau đó DN đã sửa chữa và tái xuất nhưng lại không thuộc đối tượng hoàn thuế, không thu thuế dẫn đến treo nợ thuế tồn đọng; hoặc có hàng hoá tái nhập về sửa chữa nhưng sau 275 ngày mới tái XK do khách hàng từ chối nhận hàng và DN phải tìm khách hàng mới để tái xuất). Sau khi làm rõ và rà soát thì các khó khăn vướng mắc trên nằm ở các lĩnh vực có liên quan đến quy trình như sau: Cục HQ TTHuế chưa đẩy mạnh kiểm tra chủng loại nguyên liệu NK cho sản xuất hàng XK là do trình độ về phân tích phân loại hàng hóa của cán bộ công chức còn hạn chế, vì cán bộ công chức chủ yếu là cử nhân kinh tế nên việc xác định chủng loại hàng hóa NK chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân. Lực lượng cán bộ công chức hiện nay tuy trình độ cao nhưng tập trung chủ yếu ở khối kinh tế, không am hiểu về kiến thức CNTT nên bước đầu khi tiếp cận hệ thống CNTT sẽ gặp khó khăn, còn nguồn nhân lực làm công tác kỹ thuật có trình độ không đồng đều. Dẫn đến tình trạng điều hành hệ thống CNTT chậm chạp, thiếu nhìn nhận tổng thể về liên quan giữa các chương trình làm cho hiệu quả quản lý chưa được như mong muốn. Việc quản lý tình hình hoạt động của các doanh nghiệp loại hình NSXXK chưa tốt là do Cục HQTT Huế chưa chú trọng đến việc theo dõi các doanh nghiệp thông qua các tiêu chí đánh giá cụ thể, cũng như yêu cầu các doanh nghiệp có các báo cáo định kỳ tình hình XNK nhằm đối chiếu với số liệu cơ quan hải quan có để theo dõi tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 2.2.4. Thủ tục thanh khoản loại hình Nhập sản xuất xuất khẩu 2.2.4.1. Thủ tục thanh khoản Thanh khoản tờ khai NK nguyên liệu để sản xuất hàng XK là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan (khai báo theo quy định) để xác định số thuế phải nộp hay được hoàn ở khâu NK. Theo quy định tại Thông tư 194/2010/TT-BTC, quy định về việc thanh khoản hồ sơ hải quan gồm có một số điểm chính: Hạn nộp hồ sơ thanh khoản tờ khai nhập nguyên liệu để sản xuất hàng XK là 45 ngày (kể từ ngày đăng ký tờ khai XK cuối cùng sử dụng nguyên liệu của tờ khai NK) và các tờ khai XK này phải XK trong thời hạn ân hạn thuế 275 ngày. Nếu doanh nghiệp xuất sản phẩm ngoài thời hạn 275 ngày, thì thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản là 45 ngày tính cho từng tờ khai XK. Bộ hồ sơ thanh khoản bao gồm các tờ khai NK, tờ khai XK sản phẩm sử dụng nguyên liệu của tờ khai nhập (đã có xác nhận thực xuất), định mức sử dụng nguyên liệu NK để sản xuất sản phẩm XK, chứng từ thanh toán cho hàng hóa XK và hệ thống bảng biểu theo quy định. Sau khi người khai hải quan nộp bộ hồ sơ thanh khoản, cán bộ hải quan tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ, nếu bộ hồ sơ hợp lệ, cơ quan hải quan sẽ ra quyết định không thu thuế hoặc hoàn thuế (nếu đã nộp thuế) cho tờ khai NK. Theo quy định, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính do chậm nộp hồ sơ thanh khoản. Hành vi vi phạm này của doanh nghiệp sẽ được cập nhật vào hệ thống máy tính. Thông tin này sẽ được hệ thống máy tính phân tích và cập nhật vào chương trình quản lý rủi ro, và là điều kiện để hệ thống phân mức độ kiểm tra khi doanh nghiệp mở tờ khai NK và XK. Làm thủ tục thanh khoản, hoàn thuế và không thu thuế là bước cuối cùng trong quy trình thủ tục hải quan đối với nguyên liệu vật tư NK để sản xuất hàng XK, đây là bước tổng hợp số liệu của các bước trước. Sau khi DN đã thực xuất xong sản phẩm DN lập bộ hồ sơ thanh khoản để nộp cho cơ quan Hải quan và làm thủ tục xin hoàn thuế NK ( không thu thuế NK) đối với nguyên liệu NK đã đưa vào ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 sản xuất và XK. Tại Chi cục Hải quan Thủy An thuộc Cục HQTT Huế công chức hải quan được phân công thanh khoản đồng thời làm luôn công tác phúc tập hồ sơ trước và sau thanh khoản của các công ty được phân công. Chi cục phân công cho 02 công chức làm công tác thanh khoản, không thu, hoàn thuế phải theo dõi và thanh khoản cho 26 doanh nghiệp. Công chức được phân công thanh khoản đối chiếu với số liệu hồ sơ DN nộp với hồ sơ lưu tại cơ quan Hải quan, thống kê tờ khai NK, số lượng nguyên liệu vật tư NK, số lượng đã đưa vào sản xuất tương ứng với số thuế NK xin không thu, kiểm tra định mức mã hàng xem có phù hợp hay không, nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì trình Lãnh đạo Chi cục ký duyệt thanh khoản và ban hành quyết định không thu thuế hoặc hoàn thuế. Bước này quan trọng nhất là phải kiểm tra xem nguyên liệu NK DN có đưa vào sản xuất hay không? Định mức sử dụng có phù hợp không? Số thuế DN xin không thu hoặc hoàn thuế có chính xác hay không? chứng từ thanh toán hàng XK có phù hợp với hợp đồng XK tương ứng với tờ khai XK hay không? Trong 5 năm từ 2009 đến năm 2013, Cục HQTT Huế đã thực hiện thanh khoản hồ sơ và ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế NK cho các DN. Dưới đây là bảng 2.6 thể hiện số thuế của các khoản hoàn thuế, không thu thuế tại đơn vị. Trong quá trình thực hiện thanh khoản một số DN nộp hồ sơ thanh khoản vẫn chậm và bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan lý do DN nhận tờ khai XK tại hải quan cửa khẩu chậm nên việc tiến hành thanh khoản và nộp hồ sơ chậm hoặc DN không theo dõi thời gian phải nộp hồ sơ thanh khoản nên vẫn bị tái phạm lỗi. Số liệu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính từ năm 2009 đến nay là 155 vụ (71 vụ xử phạt trong lĩnh vực SXXK, 84 vụ xử lý vi phạm hành chính khác) với tổng số tiền xử phạt 484.000.000 đồng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 Bảng 2.6 Số thuế nhập khẩu không thu, hoàn thuế giai đoạn 2009- 2013 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thời gian 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng số Quyết định qđ 1450 2044 1693 2453 2551 2 Tổng thuế NK không thu đồng 40.419.468.765 297.700.728.129 188.142.843.641 345.062.472.222 331.598.454.260 3 Tổng thuế NK hoàn trả đồng 64.520.145.655 1.368.355.983 5.065.709.803 7.651.123.120 1.210.952.372 (Nguồn: Cục HQTT Huế) Bảng 2.7 Số liệu xử phạt vi phạm hành chính giai đoạn 2009- 2013 Diễn giải Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 TỔNG SỐ Số vụ (vụ) Số tiền (đồng) Số vụ (vụ) Số tiền (đồng) Số vụ (vụ) Số tiền (đồng) Số vụ (vụ) Số tiền (đồng) Số vụ (vụ) Số tiền (đồng) Số vụ (vụ) Số tiền (đồng) SXXK 5 11.000.000 10 30.000.000 7 21.500.000 14 41.000.000 35 111.500.000 71 215.000.000 Khác 5 15.000.000 7 14.000.000 5 20.500.000 22 74.500.000 45 145.000.000 84 269.000.000 Tổng số 10 26.000.000 17 34.000.000 12 42.000.000 36 115.500.000 80 156.500.000 155 484.000.000 (Nguồn:Cục HQTT Huế)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 - Về lĩnh vực xử lý vi phạm SXXK: Qua 5 năm được khảo sát chúng ta thấy rằng tại Cục HQTT Huế tỷ trọng vi phạm về thủ tục đối với loại hình SXXK chiếm bình quân trên 45% trong tổng số các vụ vi phạm xảy ra, bên cạnh đó số tiền phạt đối với các hành vi (nộp chậm chứng từ, khai báo sai mã, nộp chậm hồ sơ thanh khoản, nợ quá hạn chứng từ.) trên là khá cao lên đến 215 triệu ( tương ứng 44% tiền phạt). - Về xử lý vi phạm hành chính khác: Xử lý vi phạm hành chính trong thời gian 5 trở lại đây có dấu hiệu tăng cả về số vụ lẫn số tiền phạt do Cục HQTT Huế đã áp dụng mạnh mẽ các biện pháp kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu có hiệu quả và đã phát hiện được các vi phạm xảy ra trên địa bàn chủ yếu là các hành vi khai báo sai mã và định mức. Về xử lý các hoạt động liên quan đến thuế: * Biện pháp đôn đốc thanh khoản thuế: Quá thời hạn 275 ngày, DN đã nộp thuế vào tài khoản tạm thu của cơ quan Hải quan nhưng chưa làm thủ tục thanh khoản có thể do các nguyên nhân như hàng hoá đang trong quá trình sản xuất thành sản phẩm, nguyên vật liệu đã sử dụng vào mục đích khác không đưa vào sản xuất, chưa tìm được thị trường XK sản phẩm, giá trị thuế sẽ được hoàn trả nhỏ (dưới 50.000 đồng) nên không lập hồ sơ thanh khoản. Để hạn chế việc số dư trên tài khoản tạm thu DN đã nộp kéo dài, Cục HQTT Huế (Chi cục Hải quan Thủy An) đã thực hiện các biện pháp đôn đốc thanh khoản thích hợp: - Trên cơ sở báo cáo quyết toán thuế hàng tháng, Cục HQTT Huế thông báo DN đối chiếu số dư trên tài khoản tiền thuế tạm thu với cơ quan Hải quan (số phải hoàn, số đã hoàn, số còn theo dõi) và nhắc nhở DN tiến hành thanh khoản số thuế đã tạm nộp này. Nếu DN vẫn không thanh khoản thì sẽ yêu cầu DN giải trình việc không thanh khoản và xử lý như sau: + Qua giải trình nếu DN đã XK hết thì hướng dẫn DN làm thủ tục hoàn thuế, xác định thời gian hoàn thuế cụ thể. + Nếu DN chưa XK vì lý hợp lý như: hàng là nguyên liệu tồn kho chưa đưa vào sản xuất; sản phẩm tồn kho chưa có thị trường XK, trên cơ sở giải trình của DN Cục HQTT Huế có thể tiến hành kiểm kê thực tế hàng tồn kho. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 + Đối với số tiền thuế nhỏ (dưới 50.000 đồng) DN không làm thủ tục hoàn thuế: cơ quan Hải quan cùng với DN xác định nội dung DN không xin hoàn thuế, đề xuất tất toán các trường hợp này và không theo dõi nữa. - Công chức theo dõi nợ thuế tại Cục HQTT Huế ( Chi cục Hải quan Thủy An) thường xuyên kiểm tra, rà soát lại số dư tại tài khoản tạm thu. Nếu quá thời hạn 135 ngày kể từ ngày DN nộp thuế nhưng DN không thực hiện thanh khoản, thì sẽ làm thủ tục chuyển tiền thuế nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước. Khi DN làm thủ tục thanh khoản thì sẽ được hoàn trả từ ngân sách Nhà nước. * Biện pháp quản lý nợ thuế: Công chức kế toán thuế căn cứ vào chứng từ ghi sổ và các quyết định điều chỉnh thuế (nếu có) tiến hành theo dõi nợ thuế và thanh khoản thuế cho DN khi có hàng hóa thực XK. Thực tế tình hình nợ thuế tạm thu từ năm 2009 đến năm 2013 tại Cục Hải quan TT-Huế được mô tả theo Bảng 2.11 bên dưới. Trong các năm qua số nợ thuế tạm thu phát sinh tăng dần theo các năm. Tuy số nợ thuế tăng nhanh nhưng số nợ thuế tạm thu quá hạn chiếm tỷ trọng rất thấp và đạt đỉnh vào năm 2011 với số thuế là 58.784.545 đồng. Năm 2009 tỷ trọng số nợ thuế tạm thu quá hạn chiếm 1,09% số nợ thuế tạm thu. Năm 2011, năm nợ quá hạn cao nhất, tỷ trọng số nợ thuế tạm thu quá hạn chỉ còn chiếm 3,1%%, đến năm 2013 tỷ trọng số nợ thuế tạm thu quá hạn chỉ còn chiếm 1,3%. Tại đơn vị còn phát sinh nợ cưỡng chế, đây là số nợ thuế quá hạn từ năm 2009 của Công ty TNHH Hoàng Việt (hiện công ty này cũng đã bị cơ quan chức năng khởi tố) và nợ thuế một số doanh nghiệp đã phá sản trước năm 2001. * Biện pháp đôn đốc thu thuế: Để việc quản lý thuế được chặt chẽ, tránh tình trạng nợ thuế, theo dõi thuế kéo dài; trên cơ sở các văn bản pháp quy đã được ban hành, Chi cục thực hiện biện pháp đốc thu thuế cụ thể như sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 Bảng 2.8. Số liệu nợ thuế hàng SXXK giai đoạn 2009-2013 ĐVT: Đồng (Nguồn: Cục HQTT Huế) STT Chỉ tiêu Thời gian 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 1 - Nợ trong hạn 99.245.132.439 161.960.982.967 185.601.797.479 261.351.404.598 261.036.974.132 2 - Nợ quá hạn 11.749.792 376.653 58.784.545 19.023.445 35.384.514 3 - Nợ cưỡng chế 72.568.571 133.211.918 81.465.347 13.921.255 15.630.986 Tổng 99.329.450.802 162.094.571.538 185.742.047.371 261.384.349.298 261.087.989.632 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 - Thực hiện cập nhật, thống kê, báo cáo chính xác, kịp thời, đầy đủ số liệu về số tiền thuế phát sinh, phải thu, đã thu, chưa thu trong từng ngày vào hệ thống kế toán KT559 và truyền báo cáo đầy đủ các bảng dữ liệu theo đúng quy định. Thực hiện đối chiếu hàng ngày số thuế phát sinh trên hệ thống kế toán KT559 với số thuế trên số liệu XNK. - Theo dõi chặt chẽ nợ thuế tạm thu để yêu cầu DN nộp thuế kịp thời khi quá hạn nộp thuế mà DN chưa XK. Kiểm tra thu thuế giá trị gia tăng theo quy định. - Nếu có các DN chây ỳ nợ thuế, tiến hành xác minh tình trạng hoạt động và báo cáo ngay về Cục HQTT Huế để trao đổi với Sở Kế hoạch Đầu tư biết chủ DN có nợ thuế chây ỳ để lưu ý khi cấp phép thành lập DN mới. 2.2.4.2. Tồn tại, vướng mắc Về quản lý nợ thuế và đôn đôc thuế đối với nguyên liệu vật tư NK: - Đối với những tờ khai đã quá hạn thanh khoản (275 ngày) khi DN đã tạm nộp thuế NK thì quá thời hạn 135 ngày trên hệ thống kế toán, không có chức năng cảnh báo quá hạn nên đã gây nhiều khó khăn trong việc theo dõi những tờ khai này để yêu cầu DN phải tính thuế và nộp tất cả các loại thuế nếu có theo quy định của pháp luật (Thực tế có nhiều DN chỉ nộp thuế NK kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, không thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng). - Các văn bản quy phạm hiện nay đã quy định thời hạn nộp thuế, thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế nhưng không quy định thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ thanh khoản hoàn thuế do vậy nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ sau khi DN NK nguyên liệu vật tư để sản xuất hàng XK đã nộp đủ thuế, có thể DN sẽ lợi dụng: đến thời hạn nộp thuế (275 ngày) DN vẫn nộp thuế đầy đủ nhưng không XK sản phẩm mà DN sẽ đưa sản phẩm vào tiêu thụ tại thị trường trong nước. Điều này gây khó khăn cho cán bộ Hải quan trong việc theo dõi hồ sơ để đôn đốc thanh khoản và xem xét thời hạn được hoàn thuế, đảm bảo quyền lợi cho DN mà vẫn đúng quy định. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 Về thủ tục thanh khoản: - Để thanh khoản về lượng nguyên liệu NK, chương trình thanh khoản SXXK lấy số liệu tờ khai NK, XK từ chương trình quản lý tờ khai, hệ thống thông quan điện tử. Nếu DN làm thủ tục NK nguyên vật liệu và XK sản phẩm tại cùng một đơn vị Hải quan thì rất dễ dàng, nhưng trong trường hợp DN làm thủ tục NK nguyên liệu, vật tư tại Chi cục nhưng XK sản phẩm tại một đơn vị Hải quan khác thì khi làm thủ tục thanh khoản, công chức Chi cục không thể kiểm tra số liệu tờ khai XK trên hệ thống mà phải nhập số liệu trực tiếp vào máy, do hiện nay chương trình sử dụng mạng diện rộng để kết nối dữ liệu từ cấp Chi cục đến cấp Cục nhưng chưa kết nối được giữa các Cục Hải quan địa phương với nhau. - Đối với những hồ sơ thanh khoản có tờ khai NK ủy thác thì không thể thanh khoản trên hệ thống máy bộ hồ sơ đó. Hiện tại, Chi cục Hải quan Thủy An thuộc Cục HQTT Huế đang xử lý vướng mắc này bằng cách vẫn cập nhật DN ủy thác NK và doanh nghiệp NK vào phần mềm quản lý tờ khai số liệu XNK để in lệnh hình thức đúng với tên doanh nghiệp NK. Nhưng phải thực hiện thêm một bước nữa là cập nhật dữ liệu vào mục Tờ khai/ cập nhật tờ khai NK không đăng ký tại hệ thống này vào phần mềm hệ thống quản lý loại hình sản xuất XK và nhập vào đó tên DN ủy thác để thực hiện thanh khoản hồ sơ, điều này dẫn đến việc không có sự đồng nhất giữa hồ sơ giấy và dữ liệu trên hệ thống máy tính. Do đó, đối với trường hợp XNK ủy thác, công chức tiếp nhận phải thực hiện thêm một bước nữa là làm phiếu báo cáo về sự không trùng khớp giữa tờ khai giấy và tờ khai điện tử trên hệ thống. - Trong thời gian qua tại Chi cục Hải quan Thủy An đang thực hiện đồng thời khai hải quan theo hai hình thức là khai hải quan từ xa và khai hải quan điện tử. Nên khi một bộ hồ sơ thanh khoản nếu có nhiều tờ khai thì chỉ cần trong đó có ít nhất 01 tờ khai được khai theo phương thức khai từ xa là không thực hiện thanh khoản bộ hồ sơ đó trên phần mềm khai hải quan điện tử được. Về vấn đề chậm chứng từ thanh toán: - Theo quy định tại Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thuế đối với hàng hoá XK, NK khi thanh khoản ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 DN có thể được nợ chứng từ thanh toán trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn thanh toán ghi trên hợp đồng XK. Chi cục đã chuyển sang kiểm tra trước, hoàn thuế sau nhưng việc kiểm tra để xác định hàng đã thực xuất gặp rất nhiều khó khăn, bất cập. DN cam kết xuất trình chứng từ thanh toán nhưng do phía nước ngoài vẫn chưa thanh toán đầy đủ nên DN không có chứng từ xuất trình cho cơ quan Hải quan theo qui định. Chi cục đã xử lý vi phạm đối với hành vi chậm nộp chứng từ được phép chậm nộp nhưng vẫn chưa kết thúc thanh khoản được, việc chậm chứng từ thanh toán trong bộ hồ sơ thanh khoản đang là vấn đề nan giải. - Việc khai không đồng nhất giữa phương thức thanh toán trên tờ khai và việc thanh toán thực tế giữa đối tác bên nước ngoài với DN mà nguyên nhân chủ yếu là do sai phía chủ quan của nhân viên XNK đã không nghiên cứu kỹ hồ sơ nên khai báo không đúng như: Trên tờ khai Hải quan ghi phương thức thanh toán TTR nhưng thực tế việc thanh toán được thanh toán theo phương thức L/C. Đây cũng là những lỗi mà DN thường mắc phải trong quá trình thanh khoản. Việc thanh toán giữa đối tác bên nước ngoài và DN trong nước được thể hiện bằng chứng từ thanh toán. Để việc kiểm tra thực tế nghiệp vụ thanh toán đã thực hiện chưa còn gặp nhiều khó khăn. Bởi nếu doanh thực hiện thanh toán theo phương thức L/C thì thông tin trên chứng từ thanh toán là đáng tin cậy nhưng nếu DN thanh toán theo phương thức TT hoặc TTR thì việc xác n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoa_n_thie_n_thu_tuc_quan_ly_loai_hinh_nhap_san_xuat_xuat_khau_tai_cuc_hai_quan_thua_thien_hue_8562.pdf
Tài liệu liên quan