Trang 1 01
Mục lục 02
Danh mục các hình, bảng 05
Lời cảm ơn 06
Mở đầu 07
1. Lý do lựa chọn 07
2. Phương pháp nghiên cứu 08
3. Nội dung Luận văn 08
4. Cơ sở khoa học và thực tiễn của Đề tài 09
Chương 1. Cơ sở lý thuyết khoa học quản lý doanh nghiệp 10
1.1. Đại cương về quản lý 10
1.1.1. Khái niệm và vai trò của quản lý 10
1.1.2. Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật 14
1.1.3. Các chức năng quản lý 15
1.2. Quá trình phát triển của lý thuyết quản lý 16
1.2.1. Các lý thuyết cổ điển và khoa học về quản lý 16
1.2.2. Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản lý 16
1.2.3. Lý thuyết hệ thống và định hướng về quản lý 16
1.2.4. Trường phái tích hợp trong quản lý 16
1.2.5. Các phương pháp quản lý 17
1.3. Môi trường quản lý 17
1.3.1. Khái niệm 17
1.3.2. Phân loại 17
1.3.3. Ảnh hưởng của môi trường đối với tổ chức 17
1.4.
1.4.1.
1.4.2.
1.4.3.
1.4.4. Thông tin trong quản lý
Thông tin và vai trò của nó trong quản lý kinh doanh
Chất lượng thông tin
Phương pháp thông tin
Tổ chức hệ thống thông tin 19
19
20
20
21
1.5.
1.5.1.
1.5.2.
1.5.3.
1.5.4.
1.5.5. Ra quyết định
Khái niệm, bản chất và vai trò của quyết định trong quản lý
Chức năng của các quyết định
Nguyên tắc, mục tiêu, hình thức của các quyết định
Phương pháp ra quyết định
Khả năng tư duy, sáng tạo, phẩm chất của người ra quyết định 21
21
22
22
22
23
1.6.
1.6.1.
1.6.2.
1.6.3. Hoạch định
Khái niệm và vai trò của hoạch định
Chức năng, nguyên tắc, nội dung và phương hướng của hoạch định
Quy trình hoạch định 23
23
23
24
111 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện về tổ chức và một số giải pháp điều hành hoạt động của công ty mẹ - Tập đoàn điện lực Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c giao nhiệm vụ theo kiểu bao cấp, phi thị trường làm cho các doanh nghiệp mất động lực phát triển, không nhạy bén với thị trường, thiếu tính chủ động sáng tạo. Khắc phục tình trạng này, nhà nước có cơ chế đặt hàng sao cho phân biệt rõ phần chi phí của doanh nghiệp với phần chi phí của nhà nước để sản xuất HHCI, phân biệt doanh thu của doanh nghiệp với các khoản thu của nhà nước. Như vậy hình thức đặt hàng HHCI thông qua hợp đồng kinh tế giữa nhà nước và doanh nghiệp trên cơ sở thoả thuận về chất lượng, số lượng, mẫu mã, chỉ tiêu sản xuất sẽ trở thành hình thức phổ biến, giúp khắc phục được tình trạng ỷ lại, dựa dẫm, xin cho của các DNCI hiện nay.
2.2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA EVN
Với mô hình tổ chức như đã trình bày ở phần 2.1, công tác điều hành hoạt động của EVN bao gồm các nội dung:
2.2.1/ Điều hành hoạt động kinh doanh và dịch vụ khách hàng
Qua số liệu thu thập: sản lượng điện thương phẩm 6 tháng đầu năm 2007 đạt 36,7 tỷ kWh, tăng 1,18% so với kế hoạch nhà nước giao, tăng 13,71 % so với năm 2006; Doanh thu tiền điện đạt 28.503,5 tỷ đồng, tăng 14,64% so với năm 2006; Giá bán điện bình quân đạt 790,27 đ/kWh, tăng 6,89 đ/kWh so với năm 2006; Tỷ lệ điện dùng truyền tải và phân phối điện là 12,09%, giảm 0,14 % so với năm 2006 (Báo cáo thường niên EVN-năm 2006).
1. Ưu điểm:
- Tích cực phát triển khách hàng, phát triển thị trường bán điện bằng nhiều biện pháp sáng tạo, linh hoạt thông qua công tác xóa bán điện qua công tơ tổng, phối hợp với các chủ đầu tư để đầu tư hoặc tiếp nhận bán lẻ điện tại các khu đô thị mới, khu nhà cao tầng, làng nghề tập trung, bán lẻ điện khu vực nông thôn có tiềm năng phát triển.
- Đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện bằng nhiều hình thức (gửi hàng triệu thư và tờ rơi trực tiếp đến các khách hàng đề nghị thực hiện các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm; Thực hiện hàng ngàn lượt phát sóng tuyên truyền tiết kiệm điện trên Đài truyền hình Trung ương và địa phương, quảng cáo trên báo chí; phối hợp với Công ty dầu khí BP tuyên truyền trên Đài Tiếng nói Việt Nam, ... với chi phí 2,2 tỷ đồng); Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình DSM giai đoạn 2, góp phần tích cực trong việc giảm công suất cao điểm tối, giảm mức chênh lệch công suất giữa cao, thấp điểm của toàn hệ thống điện; Lắp thêm 15.920 chiếc công tơ điện tử 3 giá, nâng tổng số công tơ điện tử lên 48.889 chiếc; Chủ động giải quyết các khiếu nại của khách hàng kịp thời, dứt điểm, hạn chế trường hợp khiếu nại vượt cấp.
- Hệ thống tổng đài 992000 và “điện thoại nóng” của các đơn vị đã được chú trọng nâng cấp và đã phần nào phát huy hiệu quả. Xây dựng trang Web và địa chỉ Email để tạo thêm phương thức giao dịch với khách hàng.
Hình 2-2: Sản lượng điện thương phẩm từ 1997-2004
Hình 2-3: Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm từ 1997-2004
2. Nhược điểm:
- Công tác xóa bán tổng tiến hành chậm.
- Chỉ số sản lượng định mức theo hộ khẩu (tính theo giá sàn 550 đ/kWh) là 100 kWh đầu tiên là không phù hợp với số nhân khẩu sử dụng điện.
- Do cơ chế bù chéo giữa các vùng, miền nên hiệu quả công tác kinh doanh ở vùng sâu, miền núi, hải đảo còn rất thấp.
- Quá trình áp dụng công nghệ đo đếm từ xa chậm, nên còn thiếu khách quan trong việc đo đếm sản lượng điện khách hàng.
- Chỉ số tổn thất điện năng luôn nằm trong phạm vi 2 số, thể hiện công tác quản lý kỹ thuật, khách hàng còn nhiều hạn chế.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu điện năng cho những dự án còn chậm, thủ tục cấp điện còn phức tạp, nhưng lại thiếu đồng bộ với khâu khảo sát cụ thể về công suất tiêu thụ và biểu đồ phụ tải.
2.2.2/ Điều hành nguồn và lưới điện
2.2.2.1/ Điều hành nguồn điện
1. Ưu điểm:
- Để đáp ứng nhu cầu điện năng của nền kinh tế quốc dân, trong từng thời kỳ, Tổng công ty có kế hoạch: (i) đầu tư phát triển các nguồn điện kinh tế như thuỷ điện, khí đồng hành, than khai thác tại chỗ; (ii) phát triển hợp lý các nguồn năng lượng mới để cấp điện cho các vùng không có điện lưới; và (iii) nâng cấp các nhà máy điện cũ, cải tiến công tác quản lý, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu suất của các nhà máy, đảm bảo tính ổn định vận hành nhà máy.
- Việc 42% công suất của nguồn điện toàn hệ thống là thủy điện, 58% là nhiệt điện đã góp phần vào phương thức vận hành linh hoạt của cả hệ thống.
Bảng 2-1: Sản lượng điện sản xuất năm 2005-2006
Nguồn
Sản lượng điện sản xuất (triệu kWh)
2005
2006
TỔNG ĐIỆN PHÁT VÀ MUA
40.825
46.201
Sản lượng điện của các nhà máy thuộc EVN
39.261
40.175
Thuỷ điện
18.971
17.635
Nhiệt điện than
7.223
7.015
Nhiệt điện dầu (FO)
891
602
Tua bin khí (khí+dầu)
12.131
14.881
Diesel
45
42
Sản lượng điện của các IPP
1.564
6.026
Sản lượng điện của các IPP
1.564
6.026
2. Nhược điểm:
- Công suất toàn hệ thống mới chỉ đảm bảo công suất theo yêu cầu theo tỷ lệ xấp xỉ 1/1, do vậy khi có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, đại tu thì hệ thống bị thiếu hụt công suất theo công suất dừng sửa chữa, bảo dưỡng; do vậy hầu như tất cả các tổ máy đều vận hành trong trạng thái quá thời gian qui định theo các cấp sửa chữa.
- Công nghệ sửa chữa còn lạc hậu, chưa đạt các yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa theo các cấp độ tiêu chuẩn, suất sự cố cao, ảnh hưởng đến độ ổn định của hệ thống điện.
- Các hệ máy không đồng nhất, do vậy tính lắp lẫn, áp dụng mô hình tổ hợp, chuyên môn hóa không cao, bị động trong việc cung cấp vật tư, thiết bị thay thế, sửa chữa.
2.2.2.2/ Điều hành lưới điện truyền tải
1. Ưu điểm:
- Hiện nay, hệ thống truyền tải Việt Nam bao gồm ba cấp điện áp: 500 kV, 220 kV, 110 kV. Sự phát triển của hệ thống truyền tải trong giai đoạn 2004-2006 được mô tả trong bảng 2.3.
Bảng 2-2: Sự phát triển của hệ thống truyền tải năm 2006
TT
Khối lượng
2004
2005
2006
1
Tổng chiều dài đường dây 500 kV (km)
1.530
1.530
2.469
2
Tổng chiều dài đường dây 220 kV (km)
4.188
4.649
4.794
3
Tổng chiều dài đường dây 110 kV (km)
8.411
8.965
9.820
5
Tổng dung lượng lắp đặt TBA 500 kV (MVA)
2.250
3.150
4.050
6
Tổng dung lượng lắp đặt TBA 220 kV (MVA)
8.949
9.077
11.190
7
Tổng dung lượng lắp đặt TBA 110 kV (MVA)
10.806
11.369
14.998
(báo cáo thường niên EVN-năm 2006)
- Lưới điện 500 kV, 220 kV và một số lưới điện 110 kV quan trọng do bốn Công ty Truyền tải điện 1, 2, 3 và 4 quản lý và vận hành. Hầu hết lưới điện 110 kV do các Công ty Điện lực tự quản lý trên địa bàn của mình. Khối lượng lưới điện truyền tải phân theo từng cấp công ty được tổng hợp trong bảng 2.5.
- Trong năm 2005-2006, trục xương sống 500 kV liên kết lưới điện miền Bắc, Trung, Nam sẽ được nâng cấp và bổ sung mạch 500 kV Bắc-Nam thứ hai từ Phú Lâm ra Thường Tín, là tiền đề vô cùng quan trọng để vận hành kinh tế và tối ưu hoá hệ thống điện Việt Nam.
- Định hướng phát triển lưới điện truyền tải của EVN trong giai đoạn 2005-2015 là xây dựng lưới điện truyền tải mạnh có khả năng truyền tải một lượng công suất lớn từ các nhà máy điện và các trung tâm điện lực lớn đến các trung tâm phụ tải lớn. Với việc áp dụng các tiêu chuẩn và công nghệ truyền tải điện tiên tiến, lưới điện truyền tải phải đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, an toàn và tin cậy cho các trung tâm công nghiệp và đô thị lớn trong cả ba miền, từng bước kết nối hệ thống truyền tải điện Việt Nam với các nước trong khu vực.
Bảng 2-3: Kế hoạch phát triển hệ thống truyền tải giai đoạn 2005-2015
Cấp điện áp đường dây và trạm biến áp
Đơn vị
2005-2010
2011-2015
Đường dây 500 kV
km
800
1150
Đường dây 220 kV
km
2644
1850
Đường dây 110 kV
km
2202
2546
Trạm 500 kV
MVA
3750
2550
Trạm 220 kV
MVA
8189
12575
Trạm 110 kV
MVA
11379
16875
(Tổng sơ sơ đồ VI-EVN)
- Hệ thống điện quốc gia Việt Nam được hình thành trên cơ sở thống nhất hệ thống điện các miền với xương sống là đường dây tải điện 500 kV Bắc-Nam từ năm 1994. Việc điều hành hệ thống điện quốc gia được chia thành 3 cấp điều độ: Điều độ HTĐ quốc gia; Điều độ HTĐ miền; Điều độ lưới điện phân phối
- Trên cơ sở phân cấp này, hệ thống điều độ được tổ chức thành các Trung tâm điều độ tương ứng.
- Trung tâm Điều độ HTĐ quốc gia được thành lập nhằm mục tiêu điều hành vận hành hệ thống điện Việt Nam an toàn, liên tục và kinh tế. Trung tâm Điều độ HTĐ quốc gia có trách nhiệm điều khiển và thao tác các nhà máy điện, lưới điện 500 kV; kiểm tra và giám sát các trạm biến áp đầu cực của các nhà máy điện, các trạm 220 kV và các đường dây 110 kV nối nhà máy điện với hệ thống. Ngoài ra, Trung tâm Điều độ HTĐ quốc gia có nhiệm vụ thực hiện việc chào giá cạnh tranh các nhà máy điện để tiến tới vận hành hoạt động của Thị trường điện. Để thực hiện nhiệm vụ được giao, Trung tâm Điều độ HTĐ quốc gia và các Trung tâm Điều độ miền sẽ được trang bị hệ thống SCADA/EMS.
- Trung tâm Điều độ HTĐ miền điều hành lưới điện 220 kV và 110 kV ở ba khu vực Bắc, Trung và Nam.
- Điều độ lưới điện phân phối điều hành vận hành lưới điện phân phối các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay, các trung tâm điều độ lưới điện đều được trang bị các hệ thống thiết bị điều độ lưới điện SCADA/EMS hiện đại.
2.2.2.3/ Điều hành lưới điện phân phối
1. Ưu điểm:
- Do điều kiện lịch sử để lại, hệ thống lưới điện phân phối của Việt Nam bao gồm nhiều cấp điện áp khác nhau, cả ở thành thị và nông thôn, do 7 công ty điện lực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam quản lý. Nhằm nâng cao độ tin cậy trong việc cung cấp điện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của khách hàng và giảm tổn thất điện năng của toàn hệ thống tới khoảng 10% vào năm 2010.
- Tổng công ty thường xuyên đầu tư mở rộng, nâng cấp và cải tạo lưới điện phân phối trên phạm vi cả nước. Theo kế hoạch phát triển, từ nay đến năm 2010, lưới điện phân phối của Tổng công ty sẽ được xây dựng thêm 282.714 km đường dây trung và hạ áp (tăng 183% so với khối lượng hiện nay) và 19.010 MVA công suất máy biến áp phân phối (tăng 78,9% so với hiện nay).
Bảng 2-4: Lưới điện phân phối hệ thống điện Việt Nam
Khối lượng
2004
2005
2006
Đường dây trung áp (km)
83.653
98.692
115.308
Đường dây hạ áp (km)
70.686
85.980
109.199
Trạm biến áp trung gian (MVA)
2.676
3.523
3.663
Trạm biến áp phân phối (MVA)
21.428
21.807
24.941
(Tổng sơ sơ đồ VI-EVN)
- Các công ty phân phối điện đã triển khai nhiều biện pháp quản lý nhằm giảm tối đa tổn thất điện năng khu vực cũng như nâng cao chất lượng trong việc cung cấp điện cho khách hàng.
Bảng 2-5. Lưới điện theo phạm vi quản lý của các công ty phân phối
Khối lượng quản lý
CT
ĐL1
CT
ĐL2
CT
ĐL3
CTĐL Hà Nội
CTĐL TP Hồ Chí Minh
CTĐL Hải phòng
CTĐL Đồng Nai
CTĐL TNHH Ninh Bình
Đường dây trung thế (km)
44.909
37.901
20.223
2.312
4.108
1.876
2.674
1.306
Đường dây hạ thế (km)
30.664
42.768
14.743
8.969
7.198
1.570
2.961
326
Trạm biến áp trung gian (MVA)
1.618
364
1.063
187
44
260
42
85
Trạm biến áp phân phối (MVA)
6.123
5.694
2.814
2.535
5.349
867
1305
255
(báo cáo thường niên EVN năm 2006)
2. Nhược điểm:
- Lưới điện phát triển dài theo trục Bắc-Nam, dẫn đến sụt áp, điện áp, tần số không ổn định, đặc biệt khi trào lưu công suất không cân bằng ở hai đầu bắc và nam (vùng có phụ tải lớn).
- Do công suất nguồn hạn chế, nên hiện tượng sự cố rã lưới truyền tải cao, ảnh hưởng đến lưới phân phối cấp điện cho các hộ phụ tải.
- Lưới điện được thiết kế, xây dựng, nghiệm thu và vận hành theo các tiêu chuẩn cũ, do nhiều nguồn cung cấp khác nhau, không thích ứng được với khả năng áp dụng công nghệ mới trong công tác quản lý, vận hành.
- Kết lưới khu vực còn nhiều hạn chế, do chất lượng lưới điện không đáp ứng yêu cầu về độ an toàn, tin cậy của các nước trong khu vực.
2.2.3/ Điều hành công tác điện khí hóa nông thôn
1. Ưu điểm:
- Tính dến 31/12/2006, cả nước có 525/536 huyện có điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ 97,95% (còn 10 huyện đảo và 1 huyện đất liền có nguồn điện tại chỗ); số xã có điện 8.524/9.008 xã đạt tỷ lệ 94,63% (tính cả các phường và thị trấn thì tỷ lệ có điện lưới đạt 95,27%). So với năm 2005 tăng thêm 185 xã, đều là các xã thuộc địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ. Số hộ dân nông thôn có điện lưới là 11.513.687/13.088.174 hộ đạt tỷ lệ 87,97% (tính cả thành phố, thị xã thì toàn quốc có 16.315.512/17.943.820 hộ dùng điện lưới quốc gia, chiếm tỷ lệ 90,93%).
- Để có được kết quả đó là nhờ sử dụng hiệu quả kết hợp các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB), vốn vay Cơ quan phát triển Pháp (AFD) đã đóng góp một phần đáng kể vào chương trình điện khí hóa nông thôn.
- Cùng với việc đầu tư cho lưới điện nông thôn, việc phối hợp, hỗ trợ các địa phương thực hiện tốt công tác tổ chức quản lý điện nông thôn cũng đạt được những kết quả đáng kể. Đã chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn đạt 98,5% và giảm giá bán điện đến hộ dân nông thôn thấp hơn giá trần do Chính phủ qui định đạt 98,93%.
- Trong giai đoạn 2005-2011 việc nâng cấp, cải tạo, mở rộng và chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn sẽ được sử dụng nguồn vốn vay 220 triệu USD của Ngân hàng Thế giới thực hiện trên 30 tỉnh góp phần nâng cao chất lượng cung cấp, quản lý điện, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở các vùng nông thôn trong cả nước.
2. Nhược điểm:
- Chất lượng điện năng không đảm bảo, luôn bị sụt áp cuối nguồn, trạm phân phối còn mỏng, bố trí chưa hợp lý, ảnh hưởng đến cân bằng lưới điện hạ áp ở nông thôn.
- Thiết bị lưới điện không đảm bảo theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, dẫn đến tình trạng sự cố, tổn thất điện năng cao.
- Giá bán điện đến các hộ dân còn cao, EVN mới quản lý đến các các công tơ tổng.
- Người dân do thiếu hiểu biết về an toàn điện, EVN và các Sở Công nghiệp địa phương thiếu hướng dẫn, giải thích dẫn đến tình trạng tai nạn về điện trong cộng đồng nhân dân ở vung nông thông cao (bình quân hàng năm có khoảng từ 150-170 người chết hoặc thưong tật do tai nạn về điện).
2.2.4/ Điều hành công tác môi trường
1. Ưu điểm:
- Thời gian qua, EVN nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Những nỗ lực đó được khẳng định thông qua việc Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình đoạt giải thưởng môi trường năm 2005, Nhà máy Thuỷ điện Ialy đoạt bằng khen môi trường năm 2005. Các nhà máy trực thuộc EVN đã thực hiện nghiêm túc công tác giám sát ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả giám sát môi trường cho cơ quan quản lý môi trường địa phương. Những kết quả giám sát khách quan tại các nhà máy đã phản ánh chất lượng môi trường tại đây đang dần dần được cải thiện.
- Đối với các nhà máy đang vận hành, EVN đã dành một khoản kinh phí nhất định thực hiện công tác bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa các thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường nhằm đảm bảo vận hành tốt, phát huy tối đa hiệu suất thiết bị đặt ra ban đầu. EVN cũng hoàn thành việc thay thế các thiết bị lọc bụi ướt tại các nhà máy bằng thiết bị lọc bụi tĩnh điện hiệu suất cao, giải quyết vấn đề ô nhiễm bụi từ các nhà máy nhiệt điện đồng thời triển khai một số dự án xử lý nước thải.
- Đối với các dự án đầu tư, EVN thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá tác động môi trường của dự án, tăng cường các biện pháp giảm thiểu nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dự án đến chất lượng môi trường xung quanh cũng như cộng đồng dân cư. Trong điều kiện kinh tế kỹ thuật của Việt Nam hiện nay, EVN đã rất nỗ lực tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường hiện hành thông qua việc nâng cao hiệu suất thiết bị lọc bụi, thiết bị khử SOx trong khói thải, sử dụng vòi đốt ít tạo ra NOx. Các nhà máy nhiệt điện khí của EVN đã chú trọng việc đầu tư thiết bị, công nghệ cho chu trình hỗn hợp, tăng hiệu suất các tổ máy và giảm đáng kể phát thải khí CO2.
- Đối với các công trình lưới truyền tải và trạm biến áp, EVN không chỉ thực hiện nghiêm túc việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường giai đoạn đầu tư dự án mà còn duy trì chế độ quản lý nghiêm ngặt, tạo cảnh quan tốt, giữ gìn vệ sinh môi trường các khu vực trạm khi đưa vào hoạt động.
- Ngoài ra, EVN quan tâm đến việc phổ biến các thông tin, chính sách về môi trường; đào tạo, nâng cao nhận thức về môi trường cho đội ngũ cán bộ, nhân viên; không ngừng tăng cường và kiện toàn công tác quản lý môi trường tại mỗi đơn vị trực thuộc EVN.
- Năm 2007, ngoài việc tiếp tục duy trì những hoạt động về môi trường đã đạt được trong thời gian qua, EVN đang xúc tiến việc nghiên cứu tái sử dụng tro xỉ tại các nhà máy nhiệt điện chạy than làm phụ gia bê tông đầm lăn và xi măng. Nghiên cứu này sẽ góp phần cải thiện đáng kể những tồn tại về vấn đề môi trường tại bãi xỉ các nhà máy. EVN cũng đang xúc tiến triển khai xây dựng hệ thống quản lý ISO 14000 trong toàn bộ các đơn vị nhằm chuẩn hoá công tác quản lý môi trường toàn ngành. Vấn đề tìm kiếm và đề xuất các dự án xây dựng theo cơ chế phát triển sạch (CDM), năng lượng tái tạo tiếp tục được EVN khuyến khích.
2. Nhược điểm:
- Hiện dư luận trong cộng đồng dân cư vẫn còn nhiều ý kiến về vấn đề môi trường bị ảnh hưởng khi Chính phủ quy định cho phép nhà và công trình sinh hoạt được phép tồn tại trong hành lang an toàn đến cấp điện áp 220 kV (mặc dù các tiêu chí về điện từ trường, cũng như khoảng cách an toàn điện đều trong phạm vi cho phép).
- Một số giải pháp về kỹ thuật như tiếp địa kết cấu kim loại nhà, công trình, chưa được thực hiện đúng theo qui định của Bộ Công nghiệp.
- Kinh phí đền bù, hỗ trợ, tái định cư còn thấp, chưa đáp ứng được với biến động của thị trường về bất động sản, cần sớm được điều chỉnh.
2.2.5. Điều hành công tác công nghệ thông tin, viễn thông
Ưu điểm:
- Những thành tựu to lớn của khoa học công nghệ, đặc biệt là Công nghệ thông tin-truyền thông đã chuyển các hoạt động xã hội loài người từ văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức.
- Nhận thức được điều đó, trong những năm gần đây EVN đã chú trọng vào đầu tư và phát triển lĩnh vực Công nghệ thông tin-truyền thông, đưa lĩnh vực Công nghệ thông tin-truyền thông trở thành lực lượng sản xuất kinh doanh trực tiếp.
- Toàn bộ hoạt động về công nghệ thông tin của EVN luôn được cập nhật thay đổi để tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng yêu cầu đa dạng và nhằm tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trong việc xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin trong toàn Tổng Công ty.
- Trong năm 2006, EVN đã tiến hành đầu tư và phát triển các hệ thống cơ sở hạ tầng, đến nay đã có một hệ thống mạng diện rộng WAN với đường truyền tốt phục vụ cho việc kết nối trao đổi thông tin, truyền số liệu trong toàn ngành và các hệ thống thông tin phục vụ các lĩnh vực sản xuất, truyền tải, kinh doanh điện năng và các lĩnh vực khác như Tư vấn, Viễn thông, Đào tạo trong đó bao gồm các hệ thống thông tin như hệ thống thông tin quản lý tài chính, vật tư, tài sản cố định, hệ thống thông tin quản lý khách hàng, hệ thống thông tin quản lý khách hàng viễn thông công cộng, hệ thống các hoạt động truyển tải phân phối, hệ thống quản lý hoạt động nhà máy điện; hệ thống thông tin chăm sóc khách hàng; hệ thống thông tin địa lý AM/FM/GIS.
- Trong điều kiện EVN đang phát triển trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa ngành, đa dịch vụ, EVN đã tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng thông tin-truyền thông, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong lĩnh vực này trong thời gian tới và bắt đầu hình thành một hệ thống tích hợp hoàn chỉnh Enterprise Resourese Planning-ERP (hệ thống công nghệ thông tin quản trị doanh nghiệp), cung cấp thông tin tương đối đầy đủ cho các hoạt động sản xuất-kinh doanh và đầu tư-xây dựng của mọi cấp trong Tập đoàn, hỗ trợ các cấp quản lý trong quá trình điều hành công việc.
- Trên cơ sở những thành quả đã đạt được và định hướng phát triển trong tương lai, EVN đoàn sẽ tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp các hệ thống thông tin đã và đang triển khai đồng thời từng bước chuẩn hoá các hoạt động công nghệ thông tin của ngành thông qua quy định về quản lý hoạt động công nghệ thông tin.
- Bên cạnh mục tiêu chính, EVN sẽ tiến hành phát triển công nghệ thông tin phục vụ thị trường ngoài ngành Điện trong các lĩnh vực kinh doanh sản phẩm phần mềm, kết hợp công nghệ thông tin với hoạt động viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng và cung cấp dịch vụ Internet.
- Từ lợi thế cơ sở hạ tầng của hệ thống điện, EVN tiếp tục khẩn trương mở rộng cơ sở hạ tầng viễn điện lực với giá thành hạ và công nghệ tiên tiến. Hệ thống cáp quang điện lực với chiều dài 7.700 km đã phủ đến tất cả các tỉnh trong cả nước.
- Ngoài ra, để tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian đầu tư xây dựng hạ tầng, EVN đã ký các Thỏa thuận hợp tác xây dựng và trao đổi hạ tầng viễn thông với Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Bộ Công an. Đến nay, EVN đã tiếp nhận hơn 3.000 km cáp quang từ Viettel và 1.500 km từ VNPT, nhanh chóng khép kín mạng cáp quang điện lực. Hai tuyến thông tin quang đường trục trên đường dây 500 kV Bắc-Nam đã được nâng cấp đạt tốc độ 2x2,5 Gb/s và sắp tới, tuyến thông tin quang đường trục mạch 3 tốc độ 10 Gb/s sẽ được hoàn tất, làm cơ sở tin cậy cho việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông công cộng của EVN.
- Ngoài trạm vệ tinh mặt đất tại Hà Đông đang vận hành, EVN đã hoàn thành đưa vào sử dụng 2 cửa ngõ quốc tế tốc độ 2,5 Gb/s tại Móng Cái và Lạng Sơn kết nối hệ thống viễn thông điện lực với Hồng Kông, Singapore, Los Angeles. Khách hàng thuê kênh liên tỉnh và quốc tế hiện nay của EVN là một số doanh nghiệp viễn thông hàng đầu như FPT, SPT và một số Ngân hàng thương mại trong nước...
- Hệ thống thông tin di động sử dụng công nghệ CDMA 2000 1x với 570 trạm thu phát sóng BTS và 6 tổng đài chuyển mạch MSC đã phủ sóng đến hầu hết các trung tâm huyện trong cả nước và sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho 2.000.000 khách hàng, kể cả các khách hàng tại miền núi, hải đảo và nông thôn. EVN đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống CDMA 2000 1x EV-DO thử nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng cung cấp đồng thời dịch vụ thoại và truyền số liệu tốc độ 2,4 Mb/s cho 100.000 thuê bao, đáp ứng yêu cầu sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng chất lượng cao như trò chơi trực tuyến (game on-line), truyền hình theo yêu cầu (Video on Demand VoD), đào tạo từ xa (e-learning), ... Hệ thống CDMA 2000 1x do EVN xây dựng có khả năng cung cấp đồng thời dịch vụ di động toàn quốc, di động nội tỉnh và cố định không dây; đặc biệt với tính năng Push-To-Talk, hệ thống CDMA cho phép thiết lập mạng riêng ảo phục vụ công tác điều hành của các khách hàng lớn như các Tổng Công ty, cho hệ thống điều hành giao thông ...Việc đưa mạng thông minh UIN vào cung cấp các dịch vụ trả trước và các dịch vụ giá trị gia tăng là một sự hấp dẫn mới của hệ thống viễn thông điện lực được đông đảo khách hàng đáng giá cao. Hiện nay, EVN đã bắt đầu cung cấp dịch vụ điện thoại không dây tại Huế, Đà Nẵng và Sơn La đồng thời từng bước triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (có dây và không dây) tại Hà Nội và một số tỉnh trong cả nước.
- Hệ thống Internet được trang bị công nghệ tiên tiến sẽ đảm bảo cung cấp ngay dịch vụ cho các khách hàng truy nhập Internet băng rộng và các khách hàng thuê bao mạng CDMA. Bằng sự hợp tác với VTV, EVN sẽ triển khai việc cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao qua mạng truyền hình cáp tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Hải Dương. Đồng thời qua hệ thống truyền dẫn kết nối quốc tế sẵn có, EVN và VTV sẽ triển khai cung cấp các chương trình của VTV đến cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài.
- Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng giao thức IP (VoIP) được khách hàng trong và ngoài nước biết đến qua thương hiệu 179 tiếp tục phát triển nhanh chóng. Đến nay EVN đã có 35 POP trong nước, 2 POP tại Kồng Kông và Los Angeles, chiếm khoảng 20% thị phần dịch vụ VoIP cả nước. Trong thời gian tới, EVN sẽ trang bị 64 POP VoIP tại tất cả các tỉnh trong toàn quốc.
2.2.6/ Điều hành công tác phát triển nguồn nhân lực
Ưu điểm:
- Số lượng tuyển sinh của các Trường tăng cao hơn so với năm 2005: hệ Cao đẳng tăng 116,8 %; hệ Trung học tăng 77,4%; hệ Công nhân tăng 1,18% (xem bảng dưới đây). Năm 2006 Tập đoàn chỉ đạo các Trường xây dựng các chương trình đào tạo như: ngành điều khiển học kỹ thuật và kinh tế năng lượng cho hệ cao đẳng; ngành tự động hóa trong hệ trung học, đào tạo trung học hệ 1 năm, đào tạo nghề vận hành các trạm thủy điện, công nhân viễn thông điện lực.
Bảng 2-6. Công tác tuyển sinh
Trường
Tuyển sinh năm 2006
Cao đẳng
Trung học
Công nhân
Cao đẳng Điện lực
633
1.077
Trung học điện 2
705
1.053
Trung học điện 3
422
533
Đào tạo nghề điện
2.010
Tổng Cộng
633
2.204
3.596
Tuyển sinh năm 2007
292
1.242
3.554
(báo cáo thường niên EVN-năm 2006)
- Các chương trình hợp tác đào tạo dưới nhiều dạng thức khác nhau ngày càng phát triển và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực đa dạng của Tập đoàn. Hợp tác đào tạo kỹ sư theo địa chỉ, kỹ sư tại chức đã bù đắp lượng kỹ sư thiếu hụt tại các vùng sâu, vùng xa (tại ĐHBK các miền). Hợp tác đào tạo kỹ sư tài năng là con CBCNV có thành tích xuất sắc nhằm chuẩn bị thế hệ kế tục có trình độ cao cho Tập đoàn (tại ĐHTH Sheffield-Anh và Đại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tot_nghiep_cao_hoc_3922_1852952.doc