MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TỪ NSNN . . . . . . . . . 1
1.1 ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NSNN: . . . . . 1
1.1.1 Đầu tư:. . . . . . . . . . . 1
1.1.2 Vốn đầu tư: . . . . . . . . . . 5
1.2 QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NSNN . . . 7
1.2.1 Vai trò của vốn đầu tư x ây dựng cơ bản từ NSNN . . . . 7
1.2.3 Yêu cầu q uản lý vố n đầu tư từ NSNN. . . . . . 12
1.2.4 Ưu và nhược điểm khi sử d ụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN . . . 14
1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. . . . . . . 14
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư x ây dựng cơ b ản từ NSNN ở Canad a15
1.3.2 Kinh nghiệm của Việt Nam . . . . . . . . 17
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY ỰNG CƠ
BẢN TỪ NSNN Ở TỈNH XÊ KÔNG – NƯỚC CHDCND LÀO . . . 23
2.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH XÊ KÔNG . . . . 23
2.1.1 Đặc đ iểm về tự nhiên: . . . . . . . . 23
2.1.2 Đặc đ iểm về kinh tế xã hội . . . . . . . 24
2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng cơ b ản từ vốn NSNN26
2.2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NSNN Ở TỈNH XÊ KONG – CHDCND LÀO . . . 28
2.2.1 Tình hình đầu tư xây dựng cơ b ản từ NSNN ở Tỉnh Xê Kông . . 28
2.2.2 Tình hình quản lý vốn đầu tư xâ y dựng cơ bản từ NSNN cho các dự án31
2.2.3 Tình hình quản lý khâu lập dự án:. . . . . . . 32
2.2.4 Tình hình cấp phát và đầu tư từ NSNN cho các công trình . . . 33
2.2.5 Việc nghiệm thu và bàn giao các công trình đ ầu tư xây dựng do NSNN
cấp:. . . . . . . . . . . . 36
2.2.6 Tình hình quản lý quyết to án: . . . . . . . 37
2.2.7 Bộ máy quản lý và cán bộ q uản lý: . . . . . . 38
2. 2.8 Các cơ chế chí nh s ách tr ong quản l ý vốn đầu t ư xây dựng cơ bản . . 40
2.3 ĐÁNH GIÁ . . . . . . . . . . . 42
2.3.1 Kết quả đạt được:. . . . . . . . . 42
2.3.2 Những tồ n tại: . . . . . . . . . . 44
2.3.3. Nguyên nhân: . . . . . . . . . . 46
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢ I PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NSNN Ở . . . . . 50
TỈNH XÊ KONG NƯỚC CHDCND LÀO. . . . . . . 50
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA
TỈNH XÊ KONG – CHDCND LÀO. . . . . . . . 50
3.1.1 Định hướng chung: . . . . . . . . . 50
3.1.2 Mục tiêu đ ầu tư phát triển của tỉnh đến năm 2015. . . . 52
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NSNN . . . . . . . . . . 56
3.2.1 Giải pháp về huy động vố n đầu tư . . . . . . . 56
3.2.1.1 Tạo n guồn vốn và tăng thu ngân sách . . . . . 56
3.2.1.2 Thu h út nguồn vốn đầu tư trong tỉnh và trong nước . . . 57
3.2.1.3 Thu h út nguồn vốn đầu tư ngoại Tỉnh và nước ngoài . . . 57
3.2.2 Đổi mới cơ chế q uản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN:. . 58
3.2.2.1 Đổi mới kế hoạch đầu tư . . . . . . . 58
3.2.2.2 Đổi mới công tác xác định nhu cầu về vốn: . . . . 60
3.2.2.3 Hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn vốn . . . . . 61
3.2.2.4 Cả i tiến khâu chuẩn bị và quy trình quản lý vốn đầu tư . . . 62
3.2.2.5 Cả i tiến quy trình cấp phát vốn . . . . . . 67
3.2.3 Đổi mới tổ chức quản lý và công tác cán bộ . . . . . 69
3.2.3.1 Đổi mới h ình thức tổ chức quản lý đầu tư . . . . . 69
3.2.3.2 Đổi mới công tác cán bộ quản lý . . . . . . 70
3.2. 3.3 Cải t i ến công t ác nghiệ m t h u v à b àn gi ao c ông t r ình đưa v ào s ử dụ ng 71
3.3 NHỮNG KIẾN NGHỊ: . . . . . . . . . 72
3.3.1 Kiến nghị đố i với các bộ ngành cấp trung ương: . . . . 72
3.3.2. Kiến nghị về quan hệ giữa các ngành ở TW và chính quyền địa
phương . . . . . . . . . . . . 74
3.3.3. Về khen thưởng và xử phạt . . . . . . . . 75
3.3.4. Đào tạo, đào tạo lại và bố trí đúng người đúng việc cho quá trình q uản
lý vố n đầu tư v à ho ạt động đ ầu tư :. . . . . . . 76
KẾT LUẬN . . . . . . . . . . . 80
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4980 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ Bản từ ngân sách nhà nước ở tỉnh Xê Kông nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo dục đào tạo 6,316.81 1,317.88 4,525.00 1,336.38 4,481.51
Y tế 1,511.00 4,973.96 13,639.01 860.00 550.00
Văn hoá thông tin 150.00 570.30 257.00 451.22 629.90
Thương binh xã hội 130.00 150.00 140.00 100.00 700.00
III Các lĩnh vực khác 2,593.97 5,541.74 4,023.70 8,047.49 8,494.49
Nguồn: Phòng NS tỉnh Xê Kông
30
Tổng vốn đầu tư = I + II + III
Qua bảng 04, thấy được quá trình sử dụng vốn NSNN tập trung vào các
ngành mũi nhọn như: nông lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải,
chính sách xã hội như giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, giáo dục đào
tạo, văn hoá thông tin.
Đối với nguồn vốn từ NSNN đã tập trung chi vào các lĩnh vực chủ yếu
trọng tâm của tỉnh như tham gia vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ưu tiên cho
ngành mũi nhọn. Còn đối với nguồn vốn huy động từ nước ngoài thì dành ưu
tiên cho những công trình để tạo ra được bước nhảy vọt cho kinh tế của tỉnh, sử
dụng đúng mục đích tiết kiệm và có hiệu quả cao.
Đầu tư từ NSNN tỉnh Xê Kông chọn những trọng tâm chính đề đầu tư
như đối với nông nghiệp tập trung vào chọn giống mới và đổi mới cơ cấu mùa
vụ. Trong lâm nghiệp thì tập trung vào trồng rừng, khoanh nuôi rừng, bảo vệ
rừng, trồng cây ăn quả.
Về thú y thì tập trung vào để phòng bệnh dịch. Về thuỷ lợi, là mở rộng
nâng cấp hồ đập giữ nguồn nước, cải tạo hệ thống tưới tiêu, để nâng diện tích
tưới lên từng bước. Trong thời gian 5 năm qua trong ngành nông lâm nghiệp
vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là 14,307.12 triệu kíp với 18 dự án. Số vốn
đầu tư hàng năm tăng lên qua các năm ( từ năm 20072010 ). Đến năm 2010
vốn ngân sách Nhà nước đầu tư vào ngành này chỉ là 4,463.04 triệu kíp.
Đối với ngành giao thông vận tải thì vốn ngân sách Nhà nước tập trung
vào cải tạo lại kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông, nâng cấp các tuyến đường từ
trung tâm tỉnh đi các huyện miền núi hoặc là giao thông ở vùng nông thôn. Tại
tỉnh Xê Kông hiện nay, từ trung tâm tỉnh đi các huyện đều đã có đường ô tô
nhưng đường đó chưa được rải nhựa và chưa đi được cả năm. Điều đó, không
thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế hàng hoá, nhất là hai huyện như
Ka Lum và Đặc Trưng chỉ đi được mùa khô và chỉ có huyện Thà Teng là
31
huyện trọng tâm sản xuất hàng hoá có đường ô tô đi đến tất cả các bản trong 44
bản toàn huyện.
Đầu tư xây dựng cơ bản cho ngành giáo dục là một nội dung đầu tư có
hiệu quả lâu dài nhất. Trong những năm qua NSNN đã tập trung đầu tư xây
dựng trường học cho học sinh, xây dựng phòng thí nghiệm. Nhất là các trường
học cấp I (từ lớp 1 đến lớp 3) cho các em ở vùng nông thôn miền núi. Tính đến
năm 2010 toàn tỉnh học sinh đến trường học là 25,857 người. Trong thi học kỳ
I năm 2005 vừa qua có 15.040 học sinh thi đạt yêu cầu. Về đầu tư cho các
ngành y tế, văn hoá, tuy chưa nhiều nhưng hệ thống văn hoá, y tế coi như được
cải tạo lại từ đầu ở các vùng thành thị mà đến nay toàn tỉnh có 4 bệnh viện, có
14 trạm xá và có 2 trạm phát thanh truyền hình.
Tóm lại, vốn đầu tư từ NSNN phần lớn tập trung vào các ngành kinh tế
mũi nhọn như nông lâm nghiệp, giao thông vận tải. Còn đầu tư vào các lĩnh
vực văn hoá xã hội như đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết xoá đói giảm
nghèo có nhưng rất ít.
2.2.2 Tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN cho các
dự án
Đầu tư XDCB từ vốn NSNN được thực hiện qua dự án đầu tư:
Về lập dự án và duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản ở tỉnh Xê Kông đã
giao quyền hạn cho các ngành có chức năng, UBND các huyện, lập các dự án
đầu tư và khai thác khả năng tiềm tàng ở từng địa phương như nguồn vốn, lao
động, tài nguyên.
Sau khi dự án được lập, để nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp
đảm bảo sâu sát và thiết thực.
Thẩm quyền phê duyệt theo Nghị định số 64/TTg ngày 24/4/2006 như
sau:
UBND tỉnh phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư với dự án có giá trị
không quá 40 tỷ kíp. Đồng thời phải trình ngay lên Uỷ ban kế hoạch đầu tư cấp
trung ương không quá 5 ngày (kể từ ngày đã ký).
32
UBND huyện ngoài trực tiếp quản lý các dự án và cấp giấy phép đầu tư
cho các dự án có giá trị không quá 1 tỷ kíp, cấp huyện còn có quyền quản lý
các dự án đã nằm trên địa bàn của mình.
Làm như vậy mà có nhiều dự án đã được phê duyệt phù hợp với thực tế
khi cân đối được vốn là có thể triển khai được ngay và có hiệu quả. Nhưng có
hiện tượng các ngành, huyện tranh thủ lập dự án nhưng nguồn vốn cân đối lại
hạn chế mà chi phí lại phát sinh, nên có các dự án không được triển khai. Do
đó, hiện tượng này cần phải được quản lý tốt hơn để làm cho các dự án hướng
vào thiết thực với thực tế đồng thời phù hợp với khả năng đầu tư của NSNN.
Kết quả việc lập dự án đầu tư xây dựng cơ bản của các huyện, các ngành
phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng, có nguồn vốn là đã có dự án khả
thi để thực hiện. Trong thời gian qua (20062010) đã có 192 dự án với tổng giá
trị vốn đầu tư là 141,184.43 triệu kíp đã được thực hiện.
Về cơ quan lập dự án ở tỉnh Xê Kông tập trung vào một số đơn vị
chuyên ngành như giao thông, thủy lợi… trong khi các cơ quan này hoạt động
cũng chưa được tốt lắm. Trong tỉnh chưa có cơ quan tư vấn thiết kế của Nhà
nước và công ty tư nhân của các cơ quan đơn vị chuyên ngành nói trên, các
thiết bị dụng cụ vẫn còn thiếu thốn. Đối với các dự án có giá trị đầu tư lớn vốn
phải đi thuê các công ty tư nhân ở nơi khác để thực hiện.
2.2.3 Tình hình quản lý khâu lập dự án:
Định mức dự toán xây dựng cơ bản là định mức kinh tế kỹ thuật quy
định mức hao phí trực tiếp, cần thiết, hợp lý về vật liệu, nhân công, máy móc,
thiết bị thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu
xây lắp của công trình.
Dự toán được lập ra trên cơ sở thiết kế và các định mức kinh tế kỹ thuật.
Do đó, việc quản lý dự toán là phải quản lý ngay từ khâu định mức đơn giá,
không phải chỉ quản lý qua các số liệu dự toán. Tuy vậy do định mức kinh tế
kỹ thuật chưa chặt chẽ, bộ đơn giá kỹ thuật không sát thực tế, quy chế sử dụng
33
vật liệu địa phương, vật liệu thay thế chưa rõ ràng, nên thường dự toán công
trình lập đến khi phê duyệt vẫn còn sai lệch quá lớn. Dẫn đến tình trạng một
công trình đầu tư xây dựng cơ bản có 5 giá khác như: dự toán dự toán được
phê duyệt chi phí thực tế quyết toán công trình phê duyệt quyết toán công
trình. Do có nhiều giá khác nhau nếu không quản lý khâu này thì tiền đầu tư
xây dựng cơ bản từ NSNN bị thất thoát nhiều.
Dự toán có thể được phân chia làm nhiều loại, tuỳ thuộc vào mục đích
của việc nghiên cứu hay sử dụng. Ví dụ: mức độ tổng hợp của đối tượng tính
định mức thì dự toán được chia làm 2 loại:
Định mức dự toán tổng hợp được xác định theo một khối lượng đơn vị
công tác hoặc kết cấu xây lắp của công trình
Định mức dự toán chi tiết được xác định cho một đơn vị khối lượng
công tác hoặc kết cấu xây lắp chi tiết.
Việc quản lý dự toán ở tỉnh Xê Kong hiện nay cũng được thực hiện khá
chặt chẽ căn cứ vào dự án được phê duyệt chủ đầu tư phối hợp với cơ quan
đơn vị chuyên ngành lập dự toán công trình. Ban thẩm định thiết kế tổng dự
toán của tỉnh kiểm tra và đề nghị lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tổng dự
toán công trình.
Tuy vậy, khi công trình xây dựng hoàn thành quyết toán, giá thành công
trình thường đội đơn giá dự toán được phê duyệt với nhiều nguyên nhân khác
nhau như trượt giá, bổ sung thiết kế… nhưng giá thực tế không vượt quá 10%
dự toán ban đầu. Một thực tế ở Tỉnh Xê Kông các bên nhận thầu thi công chưa
thông suốt từ khâu thiết kế dự toán đến quyết toán đều cho cấp có thẩm phê
duyệt và đã xuất toán những khoản bất hợp lý, nhưng khi cấp phát vốn để
thanh toán khối lượng mà họ nhận được chỉ 95% giá quyết toán được duyệt.
Còn 5% được để lại coi là tiết kiệm trong xây dựng cơ bản.
2.2.4 Tình hình cấp phát và đầu tư từ NSNN cho các công trình
34
Một là: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thường thực hiện chậm hơn nhiều
so với tiến độ thi công, ở tỉnh Xê Kông nước CHDCND Lào về việc chi tiêu
vốn thường được thông qua chính thức vào quý II. Hàng năm, còn việc cấp
phát thường được thực hiện ở trong quý 3 hoặc là cuối năm ngân sách. Cho nên
làm cho nhiều công trình khối lượng hoàn thành, nhưng thực hiện việc giải
ngân không hết. Do nguồn vốn đầu tư không tập trung tức là có những công
trình không lớn lắm, nhưng lại phải đầu tư nhiều năm mới hoàn thành ví dụ
như công trình xây dựng hồ chứa nước Tóc Lóc Thà Teng, công trình xây
dựng hội trưởng của tỉnh, 2 công trình này vốn đầu tư không nhiều với giá trị là
5.230,00 triệu kíp nhưng phải đầu tư vào đó là 3 năm mới thực hiện hết việc
giải ngân.
Về cơ chế điều hành quản lý nguồn vốn này còn chồng chéo gây khó
khăn cho chủ dự án. Một khoản vốn trước khi cấp phát vốn này, Sở kế hoạch
đầu tư phải ký thẩm định xem xét lại và sau đó mới đến Sở tài chính cũng phải
thẩm định xem xét lại mới đến được công trình. Các chủ đầu tư không muốn
cấp vốn NSNN qua Sở kế hoạch đầu tư, họ muốn cấp thẳng vào Sở tài chính
cho công trình. Trong thực tế loại nguồn vốn này là do 2 cơ quan như Sở kế
hoạch đầu tư và Sở tài chính cùng quản lý và cấp phát.
Hai là: Trình tự và cách giải ngân cho dự án đầu tư xây dựng cơ bản
hiện nay:
+ Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN hoặc những khoản viện
trợ không hoàn lại của chương trình quốc gia vẫn được coi như vốn NSNN và
thường được hình thành trong tài khoản thực hiện vào các dự án chương trình,
nhưng việc cấp phát do đầu tư xây dựng cơ bản lại phải theo tiến độ thi công
theo khối lượng hoàn thành. Theo giai đoạn quy ước nên việc cấp phát thường
không theo kịp tiến độ này. Đó là chưa kể khi có nguồn rồi, nhưng công tác
thẩm định để cấp phát vốn, để thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành cho
bên thi công thường làm chậm, thậm chí có những trường hợp nhận thức, thông
35
báo về vốn thì đã kết thúc năm tài chính trước (hết năm tài chính phải chuyển
sang năm sau).
Theo luật NSNN của nước CHDCND Lào số 02/QH, ngày 26/12/2006
đã quy định tại Điều 7, năm tài chính đã bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 cho đến
ngày 30 tháng 9 năm sau.
Kết quả cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong 5 năm qua (20062010).
36
Bảng 05 Tổng cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN
ở Tỉnh Xê Kông trong 5 năm (20062010)
Đơn vị tính: (Triệu kíp)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Các nguồn KH Cấp phát KH Cấp phát KH Cấp phát KH Cấp phát KH Cấp phát
NSNN TW 16,574.47 16,574.47 12,425.84 12,425.84 24,742.09 24,742.09 13,311.03 13,311.03 22,592.20 13,555.32
NSNN ĐP 9,734.22 9,923.00 7,615.84 7,615.84 13,322.66 14,232.66 8,158.37 8,158.37 12,708.11 8,768.60
Tổng 26,308.69 26,497.47 20,041.68 20,041.68 38,064.75 38,974.75 21,469.40 21,469.40 35,300.31 22,323.92
Nguồn: Phòng NS tỉnh Xê Kông
35
Ba là: Về quản lý khâu thiết kế và thi công các công trình xây dựng từ
NSNN
Quản lý thiết kế công trình xây dựng
Thiết kế xây dựng là một hệ thống các bản vẽ, các bản thuyết minh, các
tính toán, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật… Nhằm thực hiện chủ trương đầu tư đã
đề ra với chất lượng và hiệu quả cao nhất. Để xác định khối lượng công tác
của công trình phải căn cứ vào thiết kế và là cơ sở quan trọng nhất để lập ra
giá công trình đầu tư. Đồng thời là phần thể hiện công trình vật chất được tạo
ra khi hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ bản. Thực chất đây là phần thiết kế
kỹ thuật bao gồm bản vẽ phối hợp cảnh, sơ đồ tổng mặt bằng và bản vẽ kỹ
thuật.
Khâu thiết kế công trình có thể là khâu gây lãng phí rất lớn như công
trình xây dựng hồ chứa nước bản Hòng Lày, huyện La Mam. Thiết kế để tưới
đủ 50 ha lúa chiêm nhưng sau khi xây dựng hoàn thành chưa đủ 2 năm, công
trình đó không thể phát huy được tác dụng, điều này cho thấy sự gây lãng phí
do khâu thiết kế.
Muốn thực hiện quản lý tốt khâu này thì đòi hỏi phải có năng lực, trình
độ chuyên môn, vai trò trách nhiệm của ban thẩm định thiết kế và tổng dự
toán công trình của Tỉnh.
Chính do khâu quản lý nói chung và việc quản lý thiết kế công trình
xây dựng cơ bản ở Tỉnh Xê Kông nói riêng trong những năm qua chưa được
tốt, chưa đúng chuẩn mực nên cùng loại công trình cùng có thiết kế kỹ thuật
giống nhau và cùng một thời điểm thi công nhưng suất đầu tư lại khác nhau,
chẳng hạn công trình xây dựng văn phòng Sở nông lâm nghiệp, suất đầu tư
là 1.250.000 kíp/1m 2
Còn công trình xây dựng nhà khách UBND tỉnh có suất đầu tư
1.400.000 kíp /1m 2 .
Quản lý khâu thi công và lắp đặt công trình:
36
Đây là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ
bản, việc quản lý ở khâu này vẫn mang lại hiệu quả đầu tư rất lớn như việc thi
công đúng bản vẽ thiết kế kết cấu công trình, sẽ được giữ vững tiêu hao vật
liệu cho công trình đúng định mức… Những quản lý nội dung trên làm cho
công trình đảm bảo chất lượng, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, sẽ làm cho tuổi
thọ công trình cao hơn.
Nếu trong khâu quản lý không được tốt sẽ làm cho công trình có tuổi
thọ ngắn, thậm chí xây dựng xong khi đưa vào sử dụng không thể phát huy
được tác dụng.
2.2.5 Việc nghiệm thu và bàn giao các công trình đầu tư xây dựng do
NSNN cấp:
Nghiệm thu các công trình là soát xét lại lần cuối cùng việc chấp hành
nhiệm vụ thiết kế, bản vẽ thi công, kết cấu, chủng loại vật liệu, chất lượng,
thẩm mỹ công trình nhằm đánh giá đúng kết quả thi công, giá trị tài sản cố
định mới hình thành để bàn giao đưa vào sử dụng.
Trên thực tế ở tỉnh Xê Kông trong những năm vừa qua, đây là một thủ
tục rất nặng về mặt hành chính mà lại nhẹ về mặt quản lý. Trong công tác
thực hiện nghiệm thu các công trình xây dựng chưa làm chặt chẽ, một phần là
do thiếu các phương tiện kỹ thuật thiết bị, để phục vụ cho công tác nghiệm
thu này. Nhưng mặt khác là do thiếu tinh thần trách nhiệm quản lý, nên làm
cho chất lượng nghiệm thu các công trình xây dựng chưa cao.
Về bàn giao các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng đôi khi còn
chậm điều này là do vốn ngân sách cấp phát không kịp, nên có nhiều công
trình đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng, nhưng lại chưa làm các thủ tục
bàn giao hoặc đôi khi thì các công trình hoàn thành đến đâu thi đưa vào sử
dụng đến đó.
Qua tình hình ở trên này, cho thấy rằng việc nghiệm thu và bàn giao
các công trình đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và của nguồn vốn từ NSNN
37
nói riêng, ở tỉnh Xê Kông còn nhiều vấn đề cần phải được giải quyết. Các quy
trình thực hiện của tỉnh và của Trung ương về vấn đề bàn giao và nghiệm thu
này cần phải được sửa đổi cho cụ thể và chặt chẽ hơn, để làm cho chất lượng
và tuổi thọ công trình được cao hơn.
2.2.6 Tình hình quản lý quyết toán:
Công tác quyết toán vốn đầu tư được thực hiện hàng năm, khi hoàn
thành công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành, nhằm xác định số vốn
đầu tư cấp phát trong năm hay số vốn đầu tư cấp phát cho các dự án, kể từ khi
khởi công đến khi hoàn thành, làm cơ sở cho việc quyết toán đầu tư với Nhà
nước. Đây là khâu quan trọng trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Công việc này là soát xét lại tất cả các khoản chi phí phục vụ xây dựng các
công trình kể từ khi lập dự án nhằm thăm dò khảo sát… đến khi hoàn thành
đưa vào sử dụng, để được xác định một cách chính xác hơn giá trị thực tế của
công trình xây dựng, xuất toán được những khoản chi bất hợp lý, cho đến cuối
cùng là khi xác định được vốn NSNN phải đầu tư vào các công trình xây
dựng chính thức là bao nhiêu mới đủ.
Để thực hiện công việc quản lý quyết toán được tốt phải thực hiện một
cách cụ thể như sau:
Phải quản lý quyết toán trong phạm vi mà các dự án được duyệt, còn
phần vươn lên do nguyên nhân chủ quan thì chủ đầu tư phải tự lo lấy nguồn
vốn đầu tư của các dự án.
Nếu phần chi phí xây lắp thực tế phát sinh vượt quá dự toán đã được
duyệt trong quá trình quyết toán công trình được phân ra các nguyên nhân chủ
yếu để đề xuất hướng xử lý, đó là các nguyên nhân sau đây:
+ Một là: phát sinh do thay đổi một phần nào của thiết kế. Vì trong quá
trình thi công công trình mới phát hiện được những bất hợp lý của thiết kế cần
phải thay đổi và phải được xem xét và bổ sung lại.
38
Nếu do nguyên nhân chủ quan của chủ đầu tư cố ý làm thay đổi tăng
giá thành công trình thì phần tăng thêm đó chủ đầu tư phải bù đắp lại nguồn
vốn. Ngoài ra, nếu việc làm thay đổi này gây lãng phí vật tư, tiền vốn thì phải
xuất toán khỏi giá thành và xử lý hành chính đối với người gây ra hậu quả.
+ Hai là: vượt dự toán do trượt giá
Trong thực tế ở Tỉnh Xê Kông nhất là những năm 2002 đến năm 2008,
khi thị trường còn nhiều biến động mà dự toán thiết kế có những công trình
được phê duyệt trước khi thi công. Vì vậy, phần trượt giá này sẽ được xem
xét bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN.
+ Ba là: vượt dự toán do khâu quản lý gây thất thoát tham ô, lãng phí,
trong trường hợp này khoản vượt sẽ xuất toán khỏi giá thành công trình xử lý
hành chính và kinh tế đối với tập thể hay cá nhân gây ra vấn đề.
Mặt khác, nếu vượt dự toán do nguyên nhân khách quan, nhưng chỉ
được chấp nhận quyết toán, khi phần vượt đó dưới 10% dự toán công trình,
nếu quá 10% trở lên thì phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu trường
hợp chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà lại vẫn thi công thì trường
hợp đó chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm.
Trong thực tế, mặc dù đã có hội đồng quyết toán công trình đầy đủ các
thành phần có liên quan như: Sở tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Sở giao
thông vận tải (Phòng xây dựng) và các cơ quan chủ quản… đã tiến hành thẩm
định và báo cáo quyết toán đề nghị lên UBND tỉnh phê duyệt, nhưng vẫn còn
xảy ra nhiều khoản chi bất hợp lý chưa được xuất toán.
Trong 5 năm qua Tỉnh Xê Kông đã thực hiện được tất cả 548 dự án với
giá trị là 141,184.83 tỷ kíp, tăng lên 34% so với giai đoạn 20012005. Trong
đó vốn NSNN là 77,563.01 tỷ kíp và vốn nước ngoài là 63,621.82 tỷ kíp.
2.2.7 Bộ máy quản lý và cán bộ quản lý:
Bộ máy quản lý dự án có thể hình thành theo nhiều cách khác nhau.
Nhưng trong thực tế sự tham gia vào công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
39
cơ bản ở tỉnh Xê Kông bao gồm các cơ quan, các ban ngành chức năng chủ
yếu sau đây:
+ UBND các huyện, để tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản các
dự án thuộc phạm vi của huyện quản lý. Nhưng các bộ máy ở đây chưa đầy
đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ bởi vì ở cấp huyện có cán bộ rất ít. Nhất
là cán bộ về xây dựng thì chưa có, nếu có chỉ là có trình độ trung cấp. Vậy
nếu thành lập bộ máy quản lý dự án thường kiểm nhiệm không đúng theo
chuyên môn.
+ Sở kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt, các dự
án, bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN (kể cả cấp Trung ương và địa
phương) cho các công trình. Nhưng đôi khi lại có dự án đã được Sở kế hoạch
đầu tư thẩm định xong và trình lên UBND cấp Tỉnh phê duyệt nhưng không
thuyết minh được hiệu quả kinh tế và thị trường đầu vào, đầu ra.
+ Sở giao thông vận tải (Phòng xây dựng) nghiên cứu về các cơ chế
chính sách xây dựng, làm các nhiệm vụ lập dự án, thiết kế và dự toán công
trình, thẩm định thiết kế tổng dự toán và trình lên cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Trên thực tế ở khâu này chưa thật sự chuẩn mực nên còn có một số dự
toán công trình xây dựng dưới mức được duyệt.
+ Các Sở chủ quản bao gồm các cơ quan có liên quan như nông lâm
nghiệp, thương mại… tham gia làm thành viên của hội đồng thẩm định các dự
án chuyên ngành hoặc các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngành quản lý.
+ Sở tài chính là cơ quan cấp phát và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ NSNN ở địa phương, thống nhất khoản vốn vay, vốn viện trợ của tỉnh
để dành cho đầu tư phát triển.
+ Kho bạc Nhà nước tham gia vào công việc thẩm định cấp phát và quản
lý tất cả các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách Nhà nước hoặc là nguồn vốn được
coi như là NSNN, đó là khoản đóng góp, viện trợ không hoàn lại vốn…
40
Các chủ dự án phần lớn là pháp nhân trong bộ máy quản lý Nhà nước
và một số đơn vị sản xuất kinh doanh hoặc là đơn vị sự nghiệp mới được
thành lập.
Về bộ máy và cán bộ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
NSNN của các ngành, các ban chức năng phần lớn đã được đào tạo cơ bản, có
những người do nhiều năm làm việc này, dày dặn kinh nghiệm và được đào
tạo một cách có hệ thống, cho nên nhìn chung về việc quản lý quá trình đầu tư
xây dựng cơ bản từ khâu lập thẩm định dự án cho đến nghiệm thu bàn giao
công trình đưa vào sử dụng đều thực hiện tốt.
Nhưng điều cần lưu ý là về sự phân công trách nhiệm quản lý giữa các
các Sở, ban, ngành chưa được đồng bộ, chặt chẽ. Sự phân công trách nhiệm
giữa các cơ quan đầu tư tài chính kho bạc Nhà nước trong việc thẩm định
các dự án có tính hình thức dẫn đến việc quản lý các dự án không hiệu quả.
2.2.8 Các cơ chế chính sách trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Ngân sách Nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất trong nền kinh tế
và có mối quan hệ chặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Nhà nước là vốn
Nhà nước được cân đối trong dự toán ngân sách hàng năm, để cấp phát và cho
vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản.
Vốn của NSNN chi tiêu cấp phát cho các dự án đầu tư theo quy định
của luật NSNN và điều lệ quản lý đầu tư xây dựng.
Chính vì vậy, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và quản lý vốn
đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng là lĩnh vực hết sức quan trọng.
Lĩnh vực xây dựng cơ bản được diễn ra trong một điều kiện đặc thù mà
các ngành khác không có được, bên bán sản phẩm đó chính là bên mua công
trình. Nếu có sai lầm thì sai lầm của sản phẩm đó sẽ tồn tại hàng trăm năm và
có thể nhiều hơn. Kết cấu sản phẩm phức tạp lại chịu ảnh hưởng của thời tiết,
41
địa hình, địa chất… chính vì vậy tổn thất ở lĩnh vực này khá lớn và có tính
chất phổ biến. Từ đó chính quyền các cấp luôn luôn trăn trở tìm các giải pháp
quản lý tốt hơn ở trong lĩnh vực này.
Trong những năm trước đây Chính phủ và các Bộ ngành cấp Trung
ương không ngừng có giải pháp để nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách trong
lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, do đó
những cơ chế chính sách đó lại bị lạc hậu, cần phải đổi mới, thậm chí còn có
những chủ trương mới ra đời, nên đã phải sửa đổi bổ sung lại để làm cho công
tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng tốt hơn. Nhất là từ năm
2006 trở lại đây đã ban hành các văn bản liên quan đến công tác quản lý vốn
đầu tư như sau:
Nghị định số 145/TTg, ngày 31/07/2006 của Thủ tướng chính Phủ nước
CHDCND Lào về việc thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và NSNN
năm 20062007.
Nghị định số 374/TTg, ngày 22/10/2007 của Thủ tướng chính Phủ nước
CHDCND Lào về tổ chức và hoạt động của của Bộ kế hoạch và đầu tư.
Nghị định số 221/TTg, ngày 17/08/2007 của Thủ tướng chính Phủ nước
CHDCND Lào về việc thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và NSNN
năm 20072008.
Nghị định số 145/TTg, ngày 22/10/2007 của Thủ tướng chính Phủ nước
CHDCND Lào về việc thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và NSNN
năm 20082009.
Từ những văn bản trên đã từng bước chuyển công tác quản lý vốn đầu
tư xây dựng cơ bản mà chủ yếu là vốn NSNN từ cơ chế kế hoạch hoá tập
trung sang cơ chế thị trường, đã sử dụng đội ngũ cán bộ trong xây dựng cơ
bản, tổ chức các hình thức đấu thầu, sử dụng phối hợp nhiều nguồn vốn ngân
sách tự có, vốn tín dụng ngân hàng và nguồn vốn viện trợ.
42
2.3 ĐÁNH GIÁ
2.3.1 Kết quả đạt được:
Trong những năm vừa qua, nhất là từ năm 2000 trở lại đây, Đảng Nhân
dân cách mạng Lào đã có nhiều chủ trương cho định hướng phát triển kinh tế
xã hội. Nhà nước đã ban hành nhiều các chính sách để quản lý và phát triển
nền kinh tế đất nước trong đó được quan tâm nhất là lĩnh vực xây dựng cơ
bản, thể hiện qua các văn bản chỉ đạo công việc về đầu tư như đã nêu trên
đây.
Nền kinh tế nước CHDCND Lào trong khi chuyển sang cơ chế thị
trường bắt đầu phát huy được nội lực khai thác được nhiều tiềm năng, góp
phần tăng tích luỹ xã hội nói chung và tăng tích luỹ cho NSNN nói riêng. Vì
vậy, tạo ra được nguồn vồn cho đầu tư xây dựng cơ bản.
Mặt khác, qua việc giao lưu kinh tế giữa các nước trong khối ASEAN,
khu vực Đông Á và trên thế giới đã trao đổi và học hỏi được nhiều kinh
nghiệm về công tác quản lý kinh tế xã hội nói chung và quản lý xây dựng cơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_quan_ly_von_dau_tu_xay_dung_co_ban_tu_nsnn_o_tinh_xe_kong__lao.pdf