Luận văn Hoạt động chất vấn của hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt iv

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN

CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ 7

1.1. Khái quát chung về đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã 7

1.2. Khái niệm, đặc điểm, mục đích hoạt động chất vấn của đại biểu Hội

đồng nhân dân cấp xã 13

1.3. Trình tự, thủ tục, nội dung và hệ quả hoạt động chất vấn của đại biểu

Hội đồng nhân dân cấp xã 18

1.4. Các bảo đảm cho hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân

dân cấp xã 24

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ, HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH

PHỐ HÀ NỘI 35

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng

nhân dân cấp xã, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội 35

2.2. Tình hình hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã

huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội 42

2.3. Đánh giá chung về hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân

dân cấp xã, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội 61

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG

CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ - TỪ

THỰC TIỄN HUYỆN THẠCH THẤT, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 70

3.1. Quan điểm bảo đảm hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân

dân cấp xã 70

3.2. Giải pháp bảo đảm hoạt động chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân

dân cấp xã - từ thực tiễn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội 80

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

PHỤ LỤC 103

pdf111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động chất vấn của hội đồng nhân dân cấp xã - Từ thực tiễn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kiến nghị của cử tri tới các cơ quan chức năng để trả lời theo luật định. Văn bản trả lời của các cơ quan chức năng được gửi tới Thường trực HĐND để Thường trực HĐND chuyển tới các đơn vị cử tri có kiến nghị. Với những kiến nghị của cử tri chậm được giải quyết, giải đáp không thỏa đáng, gây bức xúc kéo dài, phức tạp, có liên quan tới trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chức năng thì Thường trực HĐND xã sẽ tổng hợp, làm việc với UBND xã đề nghị giải quyết và trả lời cho cử tri hoặc thống nhất quyết định có đưa vấn đề ra chất vấn tại phiên họp HĐND không. Cách làm này rất chặt chẽ bảo đảm cho mọi kiến nghị thắc mắc của cử tri được giải quyết một cách chu đáo và có trách nhiệm. 46 Qua tổng hợp kiến nghị của cử tri từ các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND trước các kỳ họp HĐND cấp xã huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội từ đầu nhiệm kỳ đến nay cho thấy: Các kiến nghị của cử tri các xã chủ yếu tập trung vào những vấn đề thiết thân nhất liên quan đến sinh hoạt, sản xuất, các chế độ, chính sách cơ bản trong đời sống dân sinh. Có thể thấy, nhiều trường hợp cử tri chỉ nêu các hiện tượng, sự việc gây khiến họ bức xúc, mà chưa xác định được câu hỏi đó thuộc trách nhiệm trả lời của cơ quan, cá nhân nào. Chính các đại biểu HĐND cấp xã bằng chuyên môn, kỹ năng của mình xác định các kiến nghị đó nếu thuộc trách nhiệm lĩnh vực công tác của mình thì trực tiếp trả lời, nếu thuộc UBND thì tiếp nhận và chuyển đến UBND giải quyết. Bằng việc tiếp thu các kiến nghị của cử tri, đại biểu HĐND đã nhận trách nhiệm về việc kiến nghị của cử tri phải được trả lời, tới đúng người có trách nhiệm trả lời và việc trả lời đúng thời hạn theo luật định. Đồng thời đại biểu HĐND cũng báo cáo với Thường trực HĐND. Vai trò của người đại biểu HĐND thể hiện ở chỗ có thể giải đáp ngay những thắc mắc của cử tri, hoặc là cầu nối giữa cử tri với các cơ quan, ban, ngành, với HĐND để mọi thắc mắc, kiến nghị của cử tri đều được giải đáp thỏa đáng. Ba là, công tác giám sát thường xuyên, giám sát chuyên đề, hoạt động khảo sát do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân tổ chức Hoạt động giám sát, khảo sát tập trung chủ yếu vào những vấn đề bức xúc, nổi cộm được cử tri phản ánh, quan tâm nhiều hoặc liên quan đến việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã, phương thức giám sát, khảo sát là kết hợp nghe báo cáo với xem xét thực tế tại địa phương, cơ sở, tìm hiểu, khai thác thông tin qua nhiều kênh khác nhau và qua công tác tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, phản ánh, đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân đã giúp HĐND, Thường trực HĐND và các đại biểu HĐND nắm bắt thông tin, hoạt động, những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, khó khăn của các ngành, vừa để kịp thời chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế hoặc đề xuất, kiến nghị các giải 47 pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đồng thời chính qua các cuộc khảo sát, giám sát, làm việc trực tiếp mà các đại biểu HĐND có thể phát hiện những nguy cơ xảy ra vi phạm pháp luật, nguy cơ xấu ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức nơi đoàn giám sát, khảo sát đến làm việc để cảnh báo, giúp các cơ quan, tổ chức này chủ động xử lý, giải quyết trước khi có hậu quả xấu xảy ra. Thường trực HĐND đã thực hiện phương thức giám sát, khảo sát phù hợp với nội dung, đối tượng, thời điểm giám sát, thành phần tham gia giám sát, tăng cường các công cụ hỗ trợ cho đại biểu HĐND về thông tin, phương tiện làm việc, cơ chế, chính sách thuê chuyên gia, kinh phí. Hoạt động giám sát, khảo sát phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin đại chúng. Những việc làm đó đã giúp cho hiệu quả hoạt động giám sát, khảo sát nâng lên rõ rệt, tiếp nhận và phản ánh đúng những bức xúc của người dân, là tư liệu cơ sở cho Thường trực HĐND lựa chọn đúng vấn đề chất vấn và đại biểu HĐND có cơ sở, tư liệu thực hiện hoạt động chất vấn của mình. Bốn là, các công tác tổ chức khác Trước ngày khai mạc kỳ họp, Thường trực HĐND xã chủ động gửi bản tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, bản tổng hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri, bản tổng hợp ý kiến từ hoạt động giám sát, khảo sát của HĐND, bản tổng hợp các chất vấn của đại biểu HĐND đến UBND xã để UBND xã có cơ sở nghiên cứu trả lời, giải trình trực tiếp tại kỳ họp HĐND, đồng thời gửi văn bản trả lời chất vấn qua hộp thư điện tử cho Thường trực HĐND xã để kịp thời chuyển tải đến các đại biểu HĐND xã. Để chuẩn bị cho phiên chất vấn trong kỳ họp, Thường trực HĐND xã chủ trì, làm việc với UBND xã, Ủy ban MTTQ cùng cấp để thống nhất dự kiến nội dung, chương trình, các vấn đề có liên quan đến vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn, giao trách nhiệm cụ thể đối với từng cơ quan chủ trì tham mưu, chuẩn bị và tích cực đôn đốc UBND xã và đại biểu HĐND xã trong việc chuyển tài liệu tiếp xúc cử tri cũng như các tài liệu phục vụ nội dung chất vấn và trả lời chất vấn trong kỳ 48 họp. Việc chuẩn bị chặt chẽ, cụ thể về vấn đề chất vấn, nội dung chất vấn, người chất vấn và cách thức chất vấn như vậy giúp cho việc thực hiện chất vấn tại kỳ họp mang tính chuyên nghiệp, chủ động. Thường trực HĐND quyết định vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn tại kỳ họp giúp người có trách nhiệm trả lời chất vấn biết được mình phải trả lời về vấn đề gì, cử tri đang có bức xúc gì về vấn đề đó. Người bị chất vấn sẽ có thời gian nghiên cứu và tập trung được vào vấn đề bị chất vấn, chuẩn bị các lý lẽ, chứng cứ trả lời cho các câu hỏi liên quan đến vấn đề chất vấn, chuẩn bị được câu trả lời thuyết phục các đại biểu HĐND và cử tri. Trong nhiều trường hợp sau khi người bị chất vấn trả lời, các đại biểu HĐND lại đặt thêm câu hỏi chất vấn sâu hơn. Vì vậy, việc chuẩn bị toàn diện nội dung trả lời chất vấn, những số liệu, tình tiết, sự kiện, vấn đề trách nhiệm cụ thể sẽ giúp người trả lời chất vấn thực hiện được tốt nhất nhiệm vụ của mình. Người bị chất vấn sẽ không quá bị động trước những câu hỏi chất vấn sâu, đòi hỏi phải có những số liệu, cứ liệu chứng minh giải trình đầy đủ. Đồng thời thông qua việc trả lời chất vấn, bản thân người bị chất vấn cũng có thể giải trình cho cử tri cùng các cơ quan, ban, ngành những khó khăn, vướng mắc, những bất cập trong công tác của cơ quan, tổ chức mình để có thể cùng đưa ra được những giải pháp giải quyết vấn đề. Chương trình kỳ họp luôn được HĐND xã thông báo công khai rộng rãi trên cổng thông tin điện tử HĐND xã, UBND xã và trên đài truyền thanh các xã. Trong thông báo về kỳ họp HĐND luôn đầy đủ những thông tin như thời gian tổ chức kỳ họp, địa điểm, chương trình kỳ họp kèm theo những thông báo như kỳ họp sẽ tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp các phiên: khai mạc, thảo luận tại hội trường, chất vấn và trả lời chất vấn, bế mạc kỳ họp, tiếp tục tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của cử tri qua hệ thống đường dây điện thoại trực tuyến với 3 số điện thoại nóng về những vấn đề liên quan đến nội dung chất vấn. Để các đại biểu có nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, từ kỳ họp thứ 49 6 Thường trực HĐND 22 xã và 01 thị trấn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đã có cải tiến trong việc chuyển tài liệu đến các đại biểu HĐND xã (ví dụ như nội dung phần giải trình, trả lời chất vấn) đều được gửi qua hộp thư điện tử (thay thế dần việc chuyển tài liệu in cho các đại biểu như các kỳ họp trước) giúp thông tin đến đại biểu nhanh hơn, tiết kiệm được khâu in ấn, các đại biểu sử dụng và theo dõi, kịp thời có thêm những ý kiến chất vấn. Mỗi kỳ họp có tiến hành chất vấn (trừ những kỳ họp không tổ chức chất vấn) phần lớn dành thời lượng 1 ngày cho 2 phiên chất vấn, thông thường là: ngày thứ nhất, buổi sáng khai mạc kỳ họp và nghe các báo cáo, tờ trình, buổi chiều thảo luận về tình hình thực hiện kinh tế - xã hội thời gian vừa qua và nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tới, thảo luận các tờ trình, nghị quyết kỳ họp; ngày thứ hai: buổi sáng chất vấn và trả lời chất vấn; buổi chiều tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn, thông qua các nghị quyết kỳ họp và bế mạc kỳ họp. Với thời gian họp là 2 ngày, các kỳ họp HĐND cấp xã huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội có phiên chất vấn đều dành thời lượng 1 ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là phù hợp. 2.2.1.2. Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân Mỗi một phiên chất vấn tập trung vào một số lĩnh vực kinh tế - xã hội nhất định giúp nội dung phiên chất vấn có trọng tâm, trọng điểm, đại biểu HĐNDcấp xã thực hiện chất vấn có điều kiện đi sâu vào những lĩnh vực đó, vấn đề nêu ra được nghiên cứu, trả lời rốt ráo mà phiên chất vấn không bị dàn trải. Mỗi kỳ họp HĐND cấp xã huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội bình quân có từ 5 - 15 lượt đại biểu chất vấn. Nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND xã đã tiến hành chất vấn 212 lượt nội dung trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội đôi với chủ tịch UBND cấp xã. Sau phiên chất vấn Thường trực HĐND xã đã ra thông báo kết luận để yêu cầu UBND xã giải quyết các vấn đề được đại biểu nêu lên tại phiên chất vấn nhưng chưa được trả lời hoặc trả lời chưa thỏa đáng. 50 Tại các kỳ họp, sau khi người bị chất vấn trả lời câu hỏi thì các đại biểu lại tiếp tục nêu thêm những câu hỏi chất vấn xung quanh những nội dung giải trình, trả lời đó, thể hiện sự nắm bắt toàn diện vấn đề, thái độ nghiêm túc muốn đi tận cùng vấn đề cần chất vấn. Cuối mỗi phiên chất vấn, chủ tọa kỳ họp luôn thực hiện việc giao cho UBND xã thực hiện lời hứa trong phiên chất vấn; giao Thường trực HĐND xã, và đại biểu HĐND xã theo dõi, giám sát việc thực hiện những lời hứa sau chất vấn của UBND xã trong thời gian tiếp theo; giao UBND xã có giải pháp cụ thể để giải quyết nhanh và hiệu quả những lời hứa sau chất vấn. Kết thúc phiên chất vấn, Thường trực HĐND ra thông báo kết luận nội dung chất vấn gửi UBND xã triển khai thực hiện. 2.2.1.3. Sau kỳ họp Hội đồng nhân dân Không chỉ tổ chức cho đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri hoặc tiến hành các cuộc giám sát, khảo sát trước mỗi kỳ họp, HĐND, Thường trực HĐND cấp xã huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội tổ chức cho đại biểu HĐND xã tiếp xúc cử tri, tham gia các cuộc giám sát, khảo sát sau các kỳ họp. Địa điểm tiếp xúc cử tri trước mỗi kỳ họp ở đâu thì sau kỳ họp tiếp xúc ở đó nhằm phản hồi đúng hẹn cho cử tri. Sau kỳ họp, các vấn đề mà cử tri quan tâm đều được các đại biểu HĐND trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi tới các cử tri. Việc làm này đã làm các cử tri rất hài lòng bởi các câu hỏi của mình đã được giải đáp bằng trách nhiệm cao của các vị đại biểu HĐND. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri sau kỳ họp này, cử tri được thông báo về phần trả lời chất vấn của lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành bị chất vấn, sẽ là cơ sở để cử tri cùng tham gia giám sát việc thực hiện những lời hứa, cam kết của chủ tịch UBND xã. Các cuộc giám sát, khảo sát sau chất vấn của HĐND là để kiểm tra việc thực hiện các lời hứa, các ghi nhận của đại biểu HĐND của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có được thực hiện trên thực tế không, thực hiện như thế nào, có khó khăn vướng mắc gì cần tháo gỡ, giải quyết, thậm chí là phát hiện thêm những vấn đề tiếp tục chất vấn, chất vấn lại trong kỳ họp HĐND tới. 51 2.2.2. Nội dung chất vấn qua các kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội Nội dung chất vấn của đại biểu HĐND trong các kỳ họp HĐND cấp xã huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội từ đầu nhiệm kỳ đến nay đều có xác định và tập trung vào nhóm vấn đề chính, có địa chỉ cụ thể; nội dung chất vấn của đại biểu HĐND cấp xã gắn với điều kiện đặc thù của từng xã trên địa bàn huyện. Trước mỗi kỳ họp, các ý kiến, kiến nghị của cử tri, các câu hỏi chất vấn của các đại biểu HĐND gửi đến Thường trực HĐND rất nhiều và liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc thẩm quyền UBND cấp xã giải quyết. Với thời lượng phiên chất vấn có hạn, các vấn đề đã được phân loại, sắp xếp theo nhóm và tập trung vào những vấn đề cấp bách nhất, những vấn đề đã được Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND, thành viên khác của UBND cùng cấp trả lời nhưng chưa giải quyết dứt điểm, tồn đọng kéo dài, phức tạp cần được tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn ngay tại kỳ họp, những vấn đề còn lại được Thường trực HĐND chuyển tới UBND cấp xã để UBND trả lời hoặc phân công các cơ quan chuyên môn thuộc UBND trả lời bằng văn bản gửi tới cử tri và các đại biểu HĐND có câu hỏi chất vấn. Việc chất vấn không chỉ dành cho những câu hỏi đã được chuẩn bị từ trước (Thường trực HĐND gửi câu hỏi chất vấn đến UBND, UBND phân công các cơ quan, ban, ngành, người có trách nhiệm thực hiện việc chuẩn bị phần trả lời chất vấn) mà còn cả những câu hỏi chất vấn đại biểu HĐND tiếp tục đưa ra sau các phiên thảo luận các báo cáo, tờ trình của các cơ quan, ban, ngành, cả những ý kiến trực tiếp của các đại biểu HĐND chất vấn tiếp (mới phát sinh sau phần trả lời của người bị chất vấn), tái chất vấn các vấn đề đã được chất vấn tại các kỳ họp trước mà đại biểu HĐND nhận thấy chưa có chuyển biến, chưa có kết quả, việc giải quyết dây dưa kéo dài. Chính vì vậy, tại mỗi phiên chất vấn của mỗi kỳ họp, phù hợp với thời gian dành cho phiên chất vấn, trung bình có khoảng 3 - 4 lĩnh vực được chất vấn với nhiều câu hỏi được đưa ra. 52 Tổng hợp các phiên chất vấn thực hiện trong các kỳ họp HĐND 22 xã và 01 thị trấn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội tập trung vào các nội dung như sau: Thứ nhất, về lĩnh vực CN-TTCN, sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ: - Có ý kiến đề nghị huyện báo cáo thành phố có cơ chế đặc thù đối với việc xét duyệt hộ vào thuê đất tại các cụm công nghiệp hình thành trước khi có Nghị định số 68/2017/NĐ-CP. - Có ý kiến đề nghị tập trung giải quyết việc giải thể hoạt động của HTX Suối Ngọc Vua Bà xã Tiến Xuân. - Có ý kiến đề nghị huyện tập trung chỉ đạo GPMB đối với hộ ông Nguyễn Đức Tài để giao đất dịch vụ cho 07 hộ tại khu đất dịch vụ làng Bùng xã Phùng Xá. - Có ý kiến đề nghị huyện xem xét điều chỉnh quy hoạch khu đất dịch vụ Vĩnh Lộc xã Phùng Xá và báo cáo Thành phố xem xét giải quyết đối với 72 hộ vượt hạn mức đất dịch vụ. Đề nghị huyện hướng dẫn thực hiện thanh quyết toán kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng. - Có ý kiến đề nghị huyện đề xuất với cấp có thẩm quyền giao cho Ban Quản lý khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai thực hiện xử lý đối với các doanh nghiệp vi phạm về quy hoạch trong khu công nghiệp. - Có ý kiến đề nghị huyện chỉ đạo công tác bàn giao 02 cụm công nghiệp của xã Phùng Xá cho Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện quản lý. - Có ý kiến đề nghị huyện giao đất tại Cụm công nghiệp Kim Quan cho 08 hộ đã nộp tiền từ năm 2008. - Có ý kiến đề nghị đẩy nhanh tiến độ đầu tư Cụm công nghiệp làng nghề Chàng Sơn giai đoạn 2. - Có ý kiến đề nghị trong năm 2020 huyện quan tâm quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn xã Cần Kiệm. 53 Thứ hai, về lĩnh vực sản xuất Nông nghiệp - PTNT, công tác xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa: - Một số ý kiến đề nghị huyện quan tâm đến công tác khuyến nông, bố trí kinh phí hỗ trợ theo Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông để tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. - Có ý kiến đề nghị quan tâm hỗ trợ kinh phí cho xã viên HTX phát triển sản xuất, đề nghị giao thêm diện tích thực hiện chuyển đổi mô hình trong sản xuất nông nghiệp cho xã Phú Kim. - Một số ý kiến đề nghị đầu tư cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng để tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp. - Một số ý kiến đề nghị huyện quan tâm đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp và hỗ trợ các mô hình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao. - Một số ý kiến kiến nghị thực hiện Quyết định số 41/QĐ-UBND của UBND Thành phố còn nhiều bất cập, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, dẫn đến nhiều hộ nông dân bỏ ruộng. - Có ý kiến đề nghị huyện kiến nghị Công ty TNHH một thành viên thủy lợi sông Tích quan tâm nạo vét kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Có ý kiến đề nghị các ngành chức năng của huyện hướng dẫn xã Tân Xã về chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp. - Có ý kiến đề nghị huyện quan tâm kiến nghị với cấp có thẩm quyền có biện pháp giải quyết quyền lợi cho các hộ dân có đất bị ngập nước (khoảng 06 ha) khi xây dựng hồ Cố Đụng tại xã Tiến Xuân. - Có ý kiến đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ĐTXD cơ bản trên địa bàn xã Đại Đồng để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Thứ ba, về lĩnh vực tài chính, ngân sách: - Có ý kiến đề nghị huyện quan tâm tạo điều kiện hướng dẫn tổ chức đấu thầu đối với các hộ trước đây đã được xã giao thầu nhưng đã hết thời hạn hợp đồng. 54 - Có ý kiến đề nghị Tổ công tác thành lập theo Quyết định số 3860/QĐ- UBND ngày 25/10/2018 của UBND huyện sớm có kết luận, báo cáo UBND huyện để giải quyết việc thu tiền từ quỹ đất công tại xã Phùng Xá. Thứ tư, về lĩnh vực giao thông, ĐTXD cơ bản, quy hoạch: - Có ý kiến đề nghị đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện để hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông - Có ý kiến đề nghị huyện quan tâm đầu tư nâng cấp đường từ cầu sắt vào khu vực máy bay rơi (giữa hai xã Bình Yên, Thạch Hòa). - Có ý kiến đề nghị đầu tư xây dựng đường thôn Phú Thư và Hà Tân thị trấn Liên Quan sau khi đã làm xong cầu Phú Thứ. - Có ý kiến đề nghị đầu tư xây dựng nghĩa trang thị trấn Liên Quan. - Có ý kiến đề nghị huyện quan tâm cải tạo tuyến đường từ cầu sắt đi vào xã Tiến Xuân hiện đã xuống cấp. - Có ý kiến đề nghị huyện đầu tư xây dựng chợ Roi xã Hạ Bằng, kè bờ đê sông Tích đoạn qua xã Hạ Bằng. - Có ý kiến đề nghị huyện quan tâm đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch chùa Tây Phương. - Có ý kiến đề nghị huyện có kế hoạch tu bổ nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn xã Tiến Xuân và tổ chức đoàn viếng trong dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ hàng năm. - Có ý kiến đề nghị triển khai dự án trường THPT Phùng Khắc Khoan đối với các hạng mục bên ngoài khuôn viên nhà trường trước để không ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của nhà trường; đề nghị Ban Quản lý dự án ĐTXD huyện tăng cường phối hợp, cung cấp thông tin cho nhà trường trong quá trình triển khai dự án. Thứ năm, về lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, vệ sinh môi trường, nước sạch: - Có ý kiến đề nghị huyện có giải pháp để giải quyết những tồn tại trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Phú Kim. 55 - Có ý kiến đề nghị chỉ đạo giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã Phùng Xá do một số hộ dân xã Hữu Bằng ở khu vực giáp ranh sấy gỗ gây ra. - Có ý kiến đề nghị huyện tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác cấp GCN QSD đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa. - Có ý kiến đề nghị huyện chỉ đạo Công ty Đồng Tiến Thành Hà Nam phối hợp để cung cấp nước sạch cho nhân dân trên địa bàn xã Phú Kim. - Có ý kiến đề nghị huyện có phương án đổi đất cho các hộ trong khu vực máy bay rơi. - Có ý kiến đề nghị huyện quan tâm chỉ đạo công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở. - Một số ý kiến đề nghị huyện quan tâm chỉ đạo giải quyết những vướng mắc trong công tác cấp GCN QSD đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa như: chênh lệch diện tích giữa thực tế và trên GCN, các trường hợp mua bán, chuyển nhượng. - Có ý kiến đề nghị huyện chỉ đạo Công ty Minh Quân thực hiện tốt công tác thu gom rác thải, không để gây ô nhiễm môi trường - Có ý kiến đề nghị huyện hướng dẫn xã Kim Quan tổ chức đấu thầu quỹ đất công. - Có ý kiến đề nghị sớm triển khai dự án đấu giá quyền sử dụng đất khu Đồng Thông xã Chàng Sơn. - Đề nghị huyện hỗ trợ lực lượng cưỡng chế các trường hợp vi phạm đất đai nhà văn hóa thôn 7 xã Chàng Sơn. - Có ý kiến đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải thể HTX Suối Ngọc Vua Bà trên địa bàn xã Tiến Xuân. - Có ý kiến đề nghị huyện chỉ đạo triển khai thực hiện cung cấp nước sạch cho nhân dân xã Lại Thượng. 56 - Có ý kiến đề nghị huyện chỉ đạo thực hiện 02 kết luận thanh tra về quản lý đất đai trên địa bàn xã Lại Thượng, có giải pháp để các hộ dân thực hiện nghĩa vụ tài chính. - Có ý kiến đề nghị các cơ quan chuyên môn của huyện quan tâm hướng dẫn các xã thực hiện các giải pháp cụ thể để giải quyết các tồn tại trong các quyết định sau thanh tra. Thứ sáu, lĩnh vực GPMB và tái định cư, cấp đất dịch vụ. - Có ý kiến đề nghị chỉ đạo đẩy nhanh các dự án tái định cư trên địa bàn xã Bình Yên. - Có ý kiến đề nghị đầu tư cơ sở vật chất các khu tái định cư trên địa bàn xã Thạch Hòa. - Có ý kiến đề nghị huyện chỉ đạo, có giải pháp giải quyết vướng mắc trong công tác GPMB dự án Tổng cục An ninh. - Có ý kiến đề nghị tập trung giải quyết việc giao đất dịch vụ cho nhân dân trên địa bàn xã Tân Xã. - Có ý kiến đề nghị tập trung giải quyết việc giao đất dịch vụ cho nhân dân trên địa bàn xã Hạ Bằng. - Có ý kiến đề nghị có giải pháp để giao đất dịch vụ cho 01 hộ trên địa bàn xã Kim Quan. - Một số ý kiến đề nghị sớm chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân bị thu hồi đất cho dự án TB-09 trên địa bàn các xã Cần Kiệm, Chàng Sơn, Thạch Xá. Thứ bảy, về lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa thông tin, du lịch - Có ý kiến cho rằng hiện nay mức tiền thưởng cho học sinh giỏi của các trường học trong huyện còn rất thấp, đề nghị huyện chỉ đạo các trường học công lập trong huyện tăng mức tiền khen thưởng để động viên đối với học sinh giỏi. - Có ý kiến cho rằng hiện nay ý thức, nề nếp của một bộ phận học sinh còn rất hạn chế do đã hình thành thói quen từ trong sinh hoạt, giao tiếp nên 57 việc giáo dục ở trường THPT rất khó khăn. Vì vậy việc giáo dục ý thức cho học sinh cần sự quan tâm của toàn thể xã hội, các cấp, các ngành, gia đình và nhà trường. - Có ý kiến đề nghị cần tăng cường công tác tuyên truyền về tiêm chủng để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. - Có ý kiến đề nghị cần làm rõ chỉ tiêu về y tế trong xây dựng nông thôn mới là chỉ tiêu nào, cơ quan chịu trách nhiệm về việc tham mưu chỉ đạo thực hiện. - Có ý kiến đề nghị tập trung chỉ đạo, đầu tư cơ sở vật chất để phấn đấu đến năm 2021 tất cả 23/23 trạm y tế được đầu tư đạt chuẩn. - Có ý kiến phản ánh chỉ tiêu giảm tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên rất khó khăn để đạt chỉ tiêu, một phần nguyên nhân do tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức chiếm 26,4% số người sinh con thứ ba trở lên; đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền và tập trung chỉ đạo thực hiện để hoàn thành chỉ tiêu này trong năm 2020. - Có ý kiến đề nghị quan tâm chỉ đạo nghiêm túc triển khai thực hiện việc thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm. - Có ý kiến phản ánh thực hiện Đề án số 17-ĐA/HU của Huyện ủy việc sắp xếp cán bộ phụ trách đài truyền thanh hết sức khó khăn, đề nghị huyện cho xã được hợp đồng công việc với người sửa chữa loa khi bị hỏng từ 03-06 tháng. - Có ý kiến đề nghị tâm xây dựng tuyến du lịch gồm chuỗi các điểm đến từ chùa Tây Phương xã Thạch Xá đến các di tích lân cận trên địa bàn xã Cần Kiệm. - Có ý kiến đề nghị quan tâm đẩy nhanh tiến độ dự án nhà lưu niệm Bác Hồ trên địa bàn xã Cần Kiệm. Thứ tám, về quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ; công tác thanh tra: - Có ý kiến đề nghị bố trí thêm lực lượng công an chính quy về xã Phùng Xá để thuận lợi cho việc điều hành giải quyết các vụ việc tại xã. 58 - Có ý kiến đề nghị huyện tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các kết luận thanh tra đã có hiệu lực pháp luật, đặc biệt là Kết luận số 01/KL-UBND của Chủ tịch UBND huyện; Đảng ủy các xã, thị trấn phải xây dựng kế hoạch, chỉ đạo cụ thể từng nội dung; đề nghị tăng cường hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, đại biểu HĐND cấp huyện và cấp xã để đôn đốc thực hiện. Tóm lại, nội dung các câu hỏi chất vấn của đại biểu HĐND cấp xã, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội từ đầu nhiệm kỳ đến nay có tổ chức phiên chất vấn xoay quanh những vấn đề bất cập, gây bức xúc trong nhân dân diễn ra trên địa bàn các xã trong khoảng thời gian 2016 đến 2019 như phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã, nhất là những vấn đề bức xúc trong quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn các xã. Có thể nói những vấn đề mà đại biểu HĐND chất vấn chủ tịch UBND câp xã chính là những vấn đề diễn ra hằng ngày hằng giờ tác động đến cuộc sống của người dân và chính là những vấn đề mà nhiều ý kiến cử tri tập trung đề cập. Nội dung của hoạt động chất vấn đã tập trung vào vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch UBND cùng cấp và yêu cầu những người này trả lời về những vi phạm pháp luật hoặc những biểu hiện yếu kém, trì trệ, không thi hành nghiêm chỉnh, hoặc thi hành không đến nơi, đến chốn các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của HĐND xã, không thực hiện hoặc có thái độ xem thường các kiến nghị của Thường trực HĐND cũng như những yêu cầu, kiến nghị hợp lý của đại biểu, kiến nghị bức xúc của cử tri, có biểu hiện tham ô, tham nhũng. Các câu hỏi chất vấn đã xoáy sâu vào việc giải đáp, làm rõ trách nhiệm của các đối tượng bị chất vấn trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo thẩm quyền được phân công đối với vấn đề được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoat_dong_chat_van_cua_hoi_dong_nhan_dan_cap_xa_tu.pdf
Tài liệu liên quan