MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC
XÃ HỘI CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐưỜNG . 14
1.1. Lý luận về đái tháo đường và bệnh nhân đái tháo đường. 14
1.2. Lý luận về hoạt động công tác xã hội cho bệnh nhân đái tháo đường. 18
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với bệnh nhân
đái tháo đường. 23
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI
VỚI BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐưỜNG TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT
TRUNG ưƠNG . 32
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu . 32
2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với bệnh nhân đái tháo đường
tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương . 38
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với
bệnh nhân đái tháo đường . 51
Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ
HỘI ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐưỜNG TỪ THỰC TIỄN
BỆNH VIÊN NỘI TIẾT TRUNG ưƠNG . 61
3.1. Định hướng trong phát triển công tác xã hội . 61
3.2. Giải pháp tăng cường hoạt động công tác xã hội đối với bệnh nhân đái
tháo đường từ thực tiễn bệnh viện Nội Tiết Trung Ương. 65
KẾT LUẬN . 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 69
92 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động công tác xã hội đối với bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện nội tiết trung ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h đã bổ sung đối tượng mắc bệnh đái tháo đường, chạy thận nhân
tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả
năng chi trả viện phí sẽ được hỗ trợ thanh toán một phần chi phí khám bệnh,
chữa bệnh đối với phần bệnh nhân phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước
trong trường hợp không có bảo hiểm y tế. Nếu có bảo hiểm y tế thì được hỗ trợ
một phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế phải đồng chi trả theo
30
quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn luật đối với phần
bệnh nhân.
* Thứ ba, văn bản pháp lý về việc thực hiện hoạt động công tác xã hội
trong bệnh viện
Ngày 25 tháng 3 năm 2010 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết
định số 32/210/QĐ/TTg về Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn
2010-2020, đây là tiền đề để phát triển công tác xã hội chung và phát triển công
tác xã hội trong lĩnh vực y tế nói riêng.
Năm 2011, Bộ Y tế phê duyệt Quyết định 2514/QĐ-BYT Đề án phát triển
nghề công tác xã hội trong ngành y tế giai đoạn 2011-2020, và tiếp theo đó là
Thông tư 43/2015/TT-BYT quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện
nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng
để các hoạt động công tác xã hội đối với bệnh nhân nói chung và đối với bệnh
nhân đái tháo đường nói riêng có thể đi được đúng hướng tại các cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, cũng có một số văn bản khác:
Thông tư số 08/2010/TT-BNV ban hành ngày 25/8/2010 của Bộ Nội vụ
ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội.
Thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 8/11/2010 của Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch
viên chức công tác xã hội.
Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT/BTC-BLĐTBXH ban hành ngày
26/01/2011 của liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-
TTg ngày 25/3/2010 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển nghề
công tác xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020”
31
Thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXHBHV ban hành ngày
19/08/2015 của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Bộ Nội vụ về việc quy
định mã số tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành CTXH.
Hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước trên đây chính là
những cơ sở pháp lý góp phần xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
của luận văn. Đồng thời, đây cũng là các cơ sở pháp lý cần thiết cho nhân viên
CTXH áp dụng lý thuyết và kỹ năng thực hành nghề CTXH trong lĩnh vực y tế.
Tiểu kết chƣơng 1
Luận văn làm rõ cơ sở lý luận của hoạt động CTXH đối với bẹnh nhân
đái tháo đường, cụ thể đã đưa ra khái niệm hoạt động công tác xã hội cho
bệnh nhân đó là: các hoạt động do cơ sở có chức năng cung cấp được thực
hiện bởi đội ngũ nhân viên công tác xã hội nhằm hỗ trợ trực tiếp bệnh nhân
đái tháo đường góp phần giảm bớt gánh nặng bệnh tật; xây dựng mối quan
hệ hài hòa giữa thể chất và tinh thần người bệnh, giữa người bệnh với người
thân, giữa bệnh nhân với người xung quanh, giữa bệnh nhân và cơ sở y tế,
đáp ứng tốt phác đồ điều trị, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.
Kết quả chương 1 cũng làm rõ các nguyên tắc trong hoạt động CTXH đối
với bệnh nhân đái tháo đường và các hoạt động cơ bản của Nhân viên CTXH
trong hỡ trợ cho bệnh nhân đái tháo đường là: Hoạt động cung cấp thông tin, tư
vấn khám, chữa bệnh; Hoạt động thông tin, truyền thông và phổ biến, giáo dục
pháp luật; Hoạt động hỗ trợ tâm lý – xã hội; Hoạt động kết nối nguồn lực và hỗ
trợ từ thiện
Cùng với các khái niệm cơ sở, nội dung hoạt động CTXH, chương 1
cũng đã xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH đối với bệnh
nhân đái tháo đường đó là: Yếu tố thuộc về người bệnh; Yếu tố thuộc về nhân
viên công tác xã hội; Yếu tố thuộc về điều kiện của bệnh viện; Yếu tố thuộc về
chính sách hỗ trợ y tế cho người bệnh.
32
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN
ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƢƠNG
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Bệnh viện Nội tiết Trung ương là bệnh viện chuyên khoa nội tiết trực
thuộc Bộ Y tế được thành lập theo Thông tư 45/BYT – TT ngày 01 tháng 12
năm 1970 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Với gần 50 năm hình thành và phát triển
Bệnh viện có định hướng phát triển thành Bệnh viện chuyên khoa nội tiết, rối
loạn chuyển hóa, hạng đặc biệt của Việt Nam, có nhân lực, cơ sở vật chất trang
thiết bị hiện đại ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; là
cơ sở thực hành đào tạo về nhân lực y tế và mở rộng hợp tác quốc tế theo quy
hoạch phát triển được Bộ y tế phê duyệt.
Bệnh viên Nội tiết Trung ương có các chức năng (1) cấp cứu, khám
bệnh, phòng bệnh và điều trị chuyên sâu về chuyên khoa nội tiết cho người
bệnh trong nước và nước ngoài (2) đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ y tế, làm
công tác chỉ đạo tuyến, tham gia phòng chống dịch bệnh theo nhiệm vụ được
bộ y tế phân công (3) Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học,
công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ người bệnh.
Bệnh viện có hệ thống máy móc trang thiết bị phục vụ cho công tác chẩn
đoán, xét nghiệm máu và điều trị tuyến giáp, và đái tháo đường rối loạn
chuyển hóa vào loại hiện đại nhất trong cả nước, đặc biệt có ưu thế trong chẩn
đoán bệnh học đái tháo đường, suy tuyến giáp – phương pháp chẩn đoán quan
trọng nhất trong điều trị chuyên sâu đái tháo đường và có đủ mọi phương tiện
và thiết bị thực hiện trọn gói các phác đồ điều trị đa mô thức của hầu hết các
loại như tuyến giáp và đái tháo đường. Bệnh viện Nội tiết trung ương hiện có
trụ sở chính đặt tại, Cơ sở 1 Ngõ 215 Đường Ngọc Hồi, Tứ hiệp,Thanh Trì, Hà
Nội và cơ sở 2 đặt tại số 2 Thái thịnh, Đống Đa, Hà Nội
33
Hiện nay bệnh viện Nội tiết Trung ương có 1500 giường bệnh, 38 khoa
phòng lâm sàng, cận lâm sàng cùng với các phòng chức năng, trong đó có 26
khoa điều trị, mỗi năm có trên 360 ngàn lượt bệnh nhân đến khám bệnh và trên
36 ngàn bệnh nhân điều trị. Số khoa khám bệnh, số lượt bệnh nhân khám bệnh
và điều trị tập trung đông nhất tại trụ sở chính tại Tứ hiệp , thanh trì với 18
khoa, theo lãnh đạo phòng CTXH- NTH cho biết: mỗi ngày, lưu lượng khác
bao gồm bệnh nhân và thân nhân đến khám tại bệnh viện tại 2 cơ sở khoảng
2000 người, trong đó tại trụ sở Tứ hiệp là khoảng 1000 người. Chính vì vậy,
nhu cầu hỗ trợ của hoạt động CTXH của bệnh nhân là rất lớn.
Thực hiện đề án CTXH trong bệnh viện, bệnh viện Nội tiết đã thành lập
Tổ công tác xã hội theo quyết định số 474/QĐ-BVK ngày 01/7/2014 của Giám
đốc bệnh viện ký, Tổ công tác xã hội có 10 nhân sự do phòng điều dưỡng kiêm
nhiệm phụ trách và triển khai các hoạt động theo hướng dẫn về chức năng,
nhiệm vụ công tác xã hội mà thông tư số 43/2015/TT-BYT ngày 26 tháng 11
năm 2015 của Bộ Y tế ban hành. Hiện tại,Theo Trưởng phòng Phòng công tác
xã hội thì hiện nay có 13 cán bộ, trong đó có 02 thạc sỹ, 08 đại học, 01 cao
đẳng, 02 trung cấp, tuy nhiên chỉ có 4 cán bộ học đại học chuyên ngành CTXH,
phân bổ nhân sự có 02 cơ sở đây là một trong những hoạt động được trên nhu
cầu thực tế nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân và đặc
biệt giúp họ tự tin hơn can đảm chiến đấu với bệnh tật. Với quy mô như vậy,
thì hiện nay phòng CTXH chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của bệnh nhân,
áp lực lên đỗi ngũ nhân viên của phòng là khá lớn, ngoài công việc có tính
chuyên môn CTXH thì những công việc có tính hành chính, giải quyết sự vụ,
sự việc khác cũng khá nhiều trong bối cảnh tuổi nghề, tuổi chuyên môn còn
nhiều điểm cần cải thiện.
Nhằm hướng tới sự chuyên nghiệp về công tác xã hội trong bệnh viện
nội tiết, kết quả của nghiên cứu này góp phần xác định nhu cầu của bệnh nhân
34
đái tháo đường mô tả thực trạng hoạt động và khuyến nghị bệnh viện chuẩn bị
các điều kiện năng lực, nhân sự có đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi
đáp ứng nhu cầu cung cấp hoạt động CTXH cho bệnh nhân đến khám bệnh
chữa bệnh tại đây.
2.1.2. Khái quát về khách thể nghiên cứu
2.1.2.1. Đặc điểm nhân kh u của bệnh nhân đái tháo đường
Nghiên cứu này khảo sát trực tiếp với 150 bệnh nhân đái tháo đường
(BNĐTĐ) đã chẩn đoán xác định bệnh lý đái tháo đường rối loạn mãn tính,
tăng lượng đường trong máu rối loạn chuyển hóa lipit và các biến chứng về
thận, thần kinh, tổn thương mắt tổn thương đáy mắt, và mắc các bệnh về tim
mạch, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Đối với bệnh nhân đang điều trị tại
bệnh viện với công thức tính cỡ mẫu định lượng đảm bảo độ tin cậy rộng cho
bệnh nhân được lựa chọn theo các khoa điều trị phân bố theo các phương pháp
điều trị chính: Khám bệnh và điều trị bệnh đái tháo đường nội trú và ngoại trú,
điều trị chuyên sâu, phương pháp chăm sóc bàn chân chống biến chứng,
phương pháp dinh dưỡng, tập luyện và sử dụng thuốc hợp lý để kiểm soát tốt
bệnh đái tháo đường, thực hiện mỗi phương pháp điều trị chính có số lượng
bệnh nhân cơ bản tương đương nhau và tương đối cân đối giữa bệnh nhân nam
và bệnh nhân nữ.
Nghề nghiệp và hoàn cảnh kinh tế gia đình của bệnh nhân cho thấy 150
BNĐTĐ ở rất nhiều hoàn cảnh kinh tế khác nhau, trong đó có đến 65,6% thuộc
gia đình khó khăn; còn lại là mức kinh tế trung bình trở lên; Bệnh nhân có trình
độ học vấn là 35,7%; làm công ăn lương (công nhân) chiếm 42,8% và còn lại là
bệnh nhân là lao động tự do và nông nghiệp, lâm nghiệp.
Bệnh nhân là người có vai trò trụ cột kinh tế gia đình bị mắc bệnh khá
cao (thường là vợ hoặc chồng). Người chăm sóc chính cho bệnh nhân nam
35
thường là vợ và con trong khi đó, người chăm sóc cho bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ
tương đương là chồng con hoặc không có người chăm sóc
2.1.2.2. Đặc điểm bệnh và điều trị của bệnh nhân đái tháo đường
Qua tìm hiểu thông tin tại Bệnh viện nội tiết trung ương cho thấy, bệnh
nhân được khảo sát mắc các bệnh về nội tiết (đái tháo đường, đái tháo đường
biến chứng, rối loạn chuyển hóa, suy tuyến giáp); bệnh đái tháo đường, rối
loạn chuyển hóa, trong đó số tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn chuyển
hóa của nam ít hơn so với nữ; và nữ mắc các bệnh đặc thù như suy tuyến giáp
khá cao.
Đa phần bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh dưới 12 tháng, và trong
thời kỳ mang thai. Tuy thời gian phát hiện bệnh khá dài như vậy, nhưng thời
gian điều trị tại bệnh viện lại đa phần là ngoại trú tháng một lần khám lại và
điều trị phác đồ lấy thuốc ngoại trú. Số người điều trị lần đầu tại bệnh viện khá
cao, Kết quả tổng quan tài liệu cho thấy, đa phần bệnh nhân phát hiện bệnh ở
giai đoạn bệnh nặng như dùng nghiệm pháp, và nghiên cứu này còn cho thấy,
bệnh nhân sau khi phát hiện bệnh còn nhập viện điều trị muộn.
Tỉ lệ bệnh nhân điều trị ở các khoa khám bệnh (chủ yếu là điều trị bệnh
đái tháo đường ngoại trú), khoa điều trị kỹ thuật cao (chủ yếu phương pháp
điều trị kỹ thuật cao điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường và chăm sóc bàn
chân là không có sự khác biệt lớn ở các khoa nội tiết người lớn, bệnh nhân nữ
cao hơn nam, còn ở các khoa điều trị tích cực, bệnh nhân nam cao hơn.
Trên thực tế, ở mỗi khoa, bệnh nhân tùy vào mức độ bệnh lý mà được chỉ
định sử dụng phương pháp điều trị kết hợp. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ bệnh nhân
sử dụng phương pháp điều trị chuyên sâu chiếm tỉ lệ cao hơn phẫu thuật và truyền
hóa chất chiếm tỉ lệ thấp hơn và chăm sóc bàn chân là thấp nhất.
Bệnh nhân có nguồn thanh toán viện phí từ bảo hiểm y tế khá cao, tuy
nhiên chi phí cho bệnh nhân ngoài viện phí là khá tốn kém.
36
2.1.2.3. Nhu cầu được hỗ trợ hoạt động công tác xã hội của bệnh nhân
đái tháo đường
* Nhu cầu về hỗ trợ thông tin, tư vấn khám bênh, chữa bệnh
Nhu cầu về hỗ trợ về thông tin, tư vấn khám bệnh, chữa bệnh bao gồm
02 nội dung, đó là chỉ dẫn, hướng dẫn, tư vấn thông tin chung về khám chữa
bệnh; và tư vấn thông tin điều trị bệnh.
Kết quả khảo sát cho thấy 100% bệnh nhân có nhu cầu về chỉ dẫn,
hướng dẫn và tư vấn thông tin chung về khám bệnh, chữa bệnh và cũng đến
89,08% cho rằng có nhu cầu về tư vấn thông tin điều trị bệnh. Trong nhu cầu
về chỉ dẫn, tư vấn thông tin chung về khám bênh, chữa bệnh thì nhu cầu về
hướng dẫn hỗ trợ thủ tục, quy trình khám chữa bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm
78,3%, tiếp đến là tư vấn chi phí điều trị (65,7%) và nhu cầu tư vấn chính sách
bảo hiểm y tế, muốn hỗ trợ thủ tục chuyển cơ sở điều trị/xuất viện chiếm
46,6%. Điều đáng quan tâm là số bệnh nhân có nhu cầu tư vấn trợ cấp khám
chữa bệnh hộ nghèo cũng khá cao.
Trong đó, đối nhóm bệnh nhân nữ, bệnh nhân nhóm tuổi trẻ, bệnh nhân
đến từ nông thôn, bệnh nhân có nghề nghiệp tự làm (buôn bán nhỏ,
nông/lâm/ngư nghiệp); bệnh nhân cận nghèo và nghèo; bệnh nhân điều trị lần
đầu tại bệnh viện, bệnh nhân có bệnh lý kèm theo, bệnh nhân không có bảo
hiểm y tế có nhu cầu về tư vấn về chính sách, trợ cấp của bệnh viện khá cao
(chiếm 64,5%) cao hơn nhóm bệnh nhân nam, bệnh nhân có trình độ (chiếm
35,5%). Điều này có thể cho thấy bệnh nhân khó khăn, nghèo, trình độ thấp
ít có cơ hội tiếp cận thông tin về chính sách và bản thân họ cần được hỗ trợ
nhiều để điều trị bệnh.
Đối với nhu cầu về tư vấn thông tin điều trị bệnh, kết quả nghiên cứu chỉ
ra rằng bệnh nhân có nhu cầu tư vấn về vấn đề này khá cao, nhưng khách thể
37
cần đến tư vấn thông tin này sâu sắc hơn là bệnh nhân có trình độ và hoàn cảnh
kinh tế tốt hơn.
* Nhu cầu về hỗ trợ tâm lý - xã hội
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong tổng số 6 nội dung về hoạt động hỗ
trợ tâm lý – xã hội của bệnh nhân, thì nhu cầu chiếm tỉ lệ khá cao lến đến
77,3%, đó là thăm hỏi về sức khỏe và hoàn cảnh khó khăn của gia đình; cung
cấp thông tin về mạng lưới hỗ trợ bệnh nhân đái tháo đường và tư vấn, tham
vấn tâm lý nhằm giải tỏa các trạng thái tâm lý tiêu cực. Tiếp theo là nhu cầu tư
vấn giải tỏa căng thẳng trong điều trị bệnh là 56,7%. Kết quả này cho thấy
bệnh nhân ĐTĐ rất lo lắng cho sức khỏe của mình. Qua phỏng vấn bệnh nhân
NVT cho biết “từ khi phát hiện ra bệnh, sức khỏe của tôi giảm sút nhiều, tôi
rất muốn có ai đó chia sẻ để tôi đỡ lo”
Số liệu nghiên cứu cũng cho thấy, nhu cầu của nữ bệnh nhân cao hơn nam
giới ở hầu hết các nội dung của hoạt động tư vấn tâm lý từ nhu cầu về hỏi thăm
sức khỏe; nhu cầu về giảm căng thẳng, thì còn có nhu cầu về giảm sốc.
* Nhu cầu hỗ trợ kết nối nguồn lực và hỗ trợ từ thiện
Bệnh nhân BĐT nếu bị biến chứng thì chi phí điều trị không nhỏ, đặc
biệt do tính chất bệnh của mãn tính, kéo dài hết cuộc đời con người, biế chứng
có thể xảy ra khi điều trị không đúng pháp đồ, thuốc men không đầy đủ chính
vì vậy dù bệnh nhân có bảo hiểm y tế và chi trả từ nguồn bảo hiểm y tế, tuy
nhiên khoản họ phải trả còn lại cũng rất khó khăn như biến chứng bà chân phải
điều trị kỹ thuật cao không có trong bảo hiểm y tế, và điều trị thuốc ngoài như
thuốc tê bì, thuốc chống biến chứng, hay thuốc điều trị tim mạch, chạy thận
nhân tạo và lọc máu khá tốn kém. Đều này thể hiện rõ nét khi chúng tôi điều tra
thì nhu cầu của họ muốn được hỗ trợ kinh phí là khá lớn. Do thời gian điều trị
nằm lại bệnh viện dài ngày nên chi phí khác ngoài chi phí viện phí cũng khá
38
nhiều, nên người bệnh có nhu cầu được các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện
có thể trợ giúp họ.
Trong số đó, bệnh nhân từ nông thôn đến, bệnh nhân có học vấn thấp hơn,
bệnh nhân có mức sống từ trung bình trở xuống, bệnh nhân điều trị lần đầu, bệnh
nhân không đủ khả năng chi trả kinh phí điều trị; thậm chí cả bệnh nhân làm chủ
cơ sở kinh doanh hay tự làm đều có tỉ lệ nhu cầu cao hơn nhóm khác
2.2. Thực hiện hoạt động công tác xã hội đối với bệnh nhân đái tháo
đƣờng tại Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng
2.2.1. Hoạt động cung cấp thông tin về khám chữa và điều trị bệnh
Bệnh viện nội tiết luôn cập nhật các phương pháp điều trị cũng như
chăm sóc hiệu quả nhằm phục vụ chu đáo các nhu cầu của bệnh nhân đem lại
sự hài lòng cho bệnh nhân đái tháo đường trong thời gian nằm viện.
Trong hoạt động tư vấn thông tin về khám chữa chữa bệnh và điều trị
thì được phân thành tư vấn thông tin khám chữa bệnh và tư vấn thông tin điều
trị. Thực hiện nội dung hoạt động này thì các nhân viên công tác xã hội phải
phối hợp với các y bác sĩ khoa chuyên ngành, học được tập huấn kiến thức cơ
bản và cũng như những khó khăn bệnh tật, biến chứng, cách chăm sóc cơ bản
cho người bệnh. Vì vậy, dù đội ngũ nhân viên của phòng CTXH của bệnh viện
Nội tiết còn mỏng tuy nhiên, khi thực hiện phối hợp thì họ cũng đã cố gắng đáp
ứng tốt nhất trong điều kiện còn hạn hẹp của phòng công tác xã hội nên đã đem
lại kết quả đang quan tâm như sau:
* Kết quả về hoạt động tư vấn thông tin về khám chữa bệnh
Ở nội dung này chúng tôi tiến hành đánh giá mức độ hiệu quả của tư vấn
cung cấp thông tin về khám bệnh, chữa bệnh qua thang đo (rất tốt, tốt, bình
thường và không tốt) và tần suất thực hiện các nội dung thông tin về khám
chữa bệnh qua thang đo (rất thường xuyên/thường xuyên/không thường
xuyên/chưa bao giờ)
39
Đánh giá hiệu hoạt động tư vấn thông tin về khám chữa bệnh được thể
hiện bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1. Đánh giá hiệu quả cung cấp thông tin chung về khám chữa bệnh
STT
Các nội dung Các mức độ đáp ứng (%)
Rất tốt Tốt Bình
thƣờng
Ko tốt
1 Hướng dẫn, hỗ trợ thủ
tục/quy trình khám bệnh;
65,2
24,1 14,0 8,7
2
Tư vấn chi phí điều trị;
54,2 23,9 17,5 4,4
3 Tư vấn chính sách bảo
hiểm y tế;
23,2 16.7 43,5 16,6
4 Tư vấn trợ cấp xã hội cho
bệnh nhân thuộc hộ nghèo
37,6 23,9 14,5 24,0
5 Hỗ trợ thủ tục chuyển cơ
sở điều trị/xuất viện;
15,6 15,4 45,6 23,4
Bảng số liệu 2.1 trên đây thấy hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục, quy
trình khám bệnh là hoạt động BNĐTĐ đánh giá là hoạt động thực hiện tốt nhất
với 65,2% và 24,15 được đánh giá ở mức tốt. Còn hoạt động hỗ trợ thủ tục
chuyển cơ sở điều trị, xuất viện và hoạt động tư vấn chính sách bảo hiểm y tế
được đánh giá thấp nhất với tỷ lệ tuần tự là 23.2% và 15,6%. Điều này có thể
cho thấy công tác hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục, quy trình khám bệnh là công tác cơ
bản nhất vởi đây là hoạt động đáp ứng cơ bản về khám chữa bệnh của BNĐTĐ.
Riêng về nội dung tư vấn trợ cấp xã hội cho bệnh nhân thuộc hộ nghèo,
mặc dù bệnh nhân có nhu cầu tuy nhiên chỉ bệnh nhân nhận được tư vấn. Đây
là nội dung cần quan tâm đáp ứng cho bệnh nhân, vì đối với đa phần bệnh
nhân, cho dù thuộc hộ nghèo hay không, họ vẫn thuộc đối tượng người bệnh
nghèo được hỗ trợ khám bênh, chữa bệnh mới được Chính phủ bổ sung trong
40
Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 Họ được hỗ trợ viện phí từ bảo
hiểm y tế, được hỗ trợ từ địa phương trong trường hợp có hoặc không có bảo
hiểm y tế ngoài ra họ còn có thể được cấp thẻ bảo hiểm nhận được trợ cấp hàng
tháng và tiền mai táng phí . Đây là các nội dung chưa được hướng dẫn, trợ giúp
một cách chuyên nghiệp cho bệnh nhân, nhân viên CTXH chỉ mới quan tâm tư
vấn chính sách bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đánh giá về hiệu quả của hoạt động công tác xã hội cung cấp
thông tin về khám bênh, chữa bệnh thì chúng tôi cũng tiến hành đánh giá về tần
suất (mức độ thường xuyên) của việc thực hiện các nội dung này cho bệnh
nhân đái tháo đường. Kết quả thể hiện ở bảng 2.2, đó là:
Bảng 2.2. Đánh giá mức độ thƣờng xuyên của việc cung cấp thông tin về
khám chữa bệnh
STT
Các nội dung Các mức độ đáp ứng (%)
Rất
thƣờng
xuyên
Thƣờng
xuyên
Không
thƣờng
xuyên
Chƣa
bao giờ
1 Hướng dẫn, hỗ trợ thủ tục/quy
trình khám bệnh
100 0,0 0,0 0,0
2 Tư vấn chi phí điều trị 11,2 54,7 34,1 0.0
3 Tư vấn chính sách bảo hiểm y tế 23,2 34,7 42,1 0,0
4 Tư vấn trợ cấp xã hội cho bệnh
nhân thuộc hộ nghèo
23,6 31,8 32.3 12,3
5 Hỗ trợ thủ tục chuyển cơ sở điều
trị/xuất viện
23,7 15,4 36,3 24,6
Kết quả hiển thị bảng 2.2 cho thấy hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ thủ
tục/quy trình khám bệnh được thực hiện với tần suất cao nhất với mức rất
thường xuyên tuyệt đối 100%, đây có thể nhiệm vụ trong tâm của hoạt động
41
phòng CTXH ở giai đoạn này và là công tác đầu tiên để trợ giúp cho bệnh
nhân; sau đó là đến hoạt động tư vấn chi phí điều trị với 65,9% ở mức rất
thường xuyên và thường xuyên; và nội dung được tổ chức với tần suất thấp
nhất là hỗ trợ thủ tục chuyển cơ sở điều trị/xuất viện với điểm rất thường xuyên
và thường xuyên là 39,1%, điều này cho thấy công tác hỗ trợ bệnh nhân trong
việc chuyển tuyến còn hạn chế.
Như vậy, có thể thấy trong nội dung cung cấp thông tin về khám bênh,
chữa bệnh thì hiệu quả và tần suất tổ chức các nội dung của hoạt động chưa
đồng đều, hiệu quả nhất và tần xuất thực hiện tốt nhất là nội dung hướng dẫn,
hỗ trợ thủ tụ /quy trình khám bệnh, chữa bệnh và kém hiệu quả nhất và cũng
như tần suất thực hiện kém nhất là nội dung hỗ trợ thủ tục chuyển cơ sở điều
trị, thủ tục xuất viện
* Kết quả về hoạt động tư vấn thông tin về khám bênh, chữa bệnh
Về hoạt động tư vấn điều trị bệnh cũng được BNĐTĐ đánh giá với kết
quả đáng quan tâm, được thể hiện quan bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3. Đánh giá hiệu quả cung cấp thông tin chung về điều trị bệnh
STT
Các nội dung
Các mức độ đáp ứng (%)
Rất tốt
Tốt B. thƣờng Ko tốt
1 Kế hoạch điều trị
34,7 13,4 49,7 11.2
2 Diễn biến của bệnh và
Tiên lượng bệnh
23,8 21,6 30,1 24,5
3 Kế hoạch điều trị và
thời gian điều trị
23,2 34,4 24,5 17.9
4 Tác dụng phụ của
điều trị
36,7 22,2 12,3 28.8
5 Cách chăm sóc sức
khỏe thể chất, chế độ
dinh dưỡng;
43,5 17,1 24,7 14.7
6 Những khó khăn trong
quá trình chung sống
với bệnh
23,4 10,3 44.9 21.4
42
Kết quả, bảng 2.3 cho thấy nội dung Kế hoạch điều trị và thời gian điều
trị. Tác dụng phụ của điều trị bệnh đái tháo đường, Cách chăm sóc sức khỏe
thể chất, chế độ dinh dưỡng hợp lý là được tốt hơn cả với tỷ lệ rất tốt và tốt gần
xấp xỉ 60%, còn lại các hoạt động khác tỷ lệ rất tốt và tốt đạt dới 50%, trong đó
nội dung Những khó khăn trong quá trình chung sống với bệnh là đạt tỷ lệ
trung bình và không tốt cao nhất với 66,3%. Kết quả đó cho thấy nhân viên
CTXH chưa quan tâm đến nội dung này. Qua phỏng vấn bệnh nhân NTA thì
Chị cho biết “tối cũng chưa biết tối sẽ gặp khó khăn gì khi bệnh nặng, tôi cũng
rất phân vân muối hỏi bác sĩ để làm rõ nhung cũng thấy khó hỏi”.
So sánh với thực trạng bệnh nhân điều trị lần đầu tại bệnh viện so với
bệnh nhân đã điều trị nhiều lần, kết quả cũng cho thấy BNĐTĐ điều trị nhiều
lần có kết quả đánh giá về hoạt động tốt hơn, có lẽ họ thường xuyên khám bệnh
và điều trị bệnh ở viện lâu ngày nên cũng thích ứng được cách thức hoạt động
của bệnh viện nên họ cảm thấy thoải mái hơn .
Bên cạnh đánh giá về hiệu quả của hoạt động cung cấp thông tin về
khám chữa bệnh thì chúng tôi cũng tiến hành đánh giá về tần suất (mức độ
thường xuyên) của việc thực hiện các nội dung này. Kết quả thể hiện ở bảng
2.4, đó là:
Bảng 2.4. Đánh giá mức độ thƣờng xuyên của cung cấp thông tin về
điều trị bệnh
STT
Các nội dung Các mức độ đáp ứng (%)
Rất
thƣờng
xuyên
Thƣờng
xuyên
Không
thƣờng
xuyên
Chƣa
bao giờ
1 Kế hoạch điều trị 15,6 34,7 36,8 12,9
2 Diễn biến của bệnh và 11,9 45.6 32,8 9,7
43
Tiên lượng bệnh
3 Kế hoạch điều trị và
thời gian điều trị
23,6 45,9 12,7 17,8
4 Tác dụng phụ của
điều trị
28.7 34,6 13,3 23,4
5 Cách chăm sóc sức
khỏe thể chất, chế độ
dinh dưỡng
27.1 35,6 23.9 13,4
6 Những khó khăn trong
quá trình chung sống
với bệnh
0 23,6 44.9 31,8
Số liệu bảng 2.4 cho thấy hoạt động cung cấp thông tin về kế hoạch điều
trị và thời gian điều trị được tổ chức thực hiện với tần suất cao nhất với mức
rất thường xuyên và thường xuyên lên đến 69.5%. sau đó là tần suất tổ chức
hoạt động cung cấp thông tin về tác dụng phụ của điều trị với mức độ rất
thường xuyên và thường xuyên là 63,3% và thấp nhất là cung cấp thông tin về
những khó khăn trong quá trình chung sống với bệnh với tần xuất rất thường
xuyên và thường xuyên chỉ có 23,6%, điều này cho thấy công tác tổ chức các
hoạt động công tác xã hội cung cấp thông tin về điều trị bệnh cho bệnh nhân
ĐTĐ còn chưa đồng đều, sự quan tâm còn chưa toàn diện trong khi nhu cầu về
các thông tin trên của người bệnh khá cao. Qua phỏng vấn bệnh nhân HTN cho
biết: “Ở đây, cán bộ cung câp thông tin về kế hoạch điều trị và thời gian điều
trị cho chúng tôi đầy đủ và nhắc nhở thường xuyên, tuy nhiên nhiều thông tin
trong quá trình chúng tôi ở bệnh viện mà chúng tôi muốn biết thì chỉ khi nào
hỏi thì cán bộ mới nói, còn không thì thôi như thông tin về những khó khăn của
44
chúng tôi khi chung sống với bệnh này, nên chủ yếu chúng tôi hỏi nhau và lên
mạng”.
Như vậy, có thể thấy trong nội dung cung cấp thông tin về điều trị bệnh
thì hiệu quả và tần suất tổ chức các nội dung của hoạt động chưa đồng đều,
hiệu quả nhất và tần xuất thực hiện tốt nhất là nội dung kế hoạch điều trị và
thời gian điều trị bệnh và kém hiệu quả nhất và cũng như tần suất thực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoat_dong_cong_tac_xa_hoi_doi_voi_benh_nhan_dai_tha.pdf