Luận văn Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động làm việc tại khu công nghiệp Hanaka, tỉnh Bắc Ninh

MỞ ĐẦU.1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI

VỚI CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG.11

1.1. Lý luận về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động.11

1.2. Lý luận về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công

nhân lao động.18

1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh

thần cho công nhân lao động.29

Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM

SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TẠI KHU

CÔNG NGHIỆP HANAKA, TỈNH BẮC NINH.36

2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.36

2.2. Thực trạng về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công

nhân lao động làm việc tại Khu công nghiệp HANAKA .40

2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức

khỏe tinh thần cho công nhân lao động làn việc tại Khu công nghiệp HANAKA, tỉnh Bắc

Ninh .62

Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÁC HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC

XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CHO CÔNG NHÂN

LAO ĐỘNG.70

3.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về công tác xã hội với công nhân lao động 70

3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, cán bộ làm công tác xã hội .71

3.3. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe

tinh thần cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp .73

3.4. Xây dựng các mô hình và định hướng từng bước phát triển hệ thống thiết chế văn hóa,

thể thao phục vụ công nhân lao động.74

3.5. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phát triển đoàn viên, thành lập

công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh. .76

KẾT LUẬN.78

pdf96 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động làm việc tại khu công nghiệp Hanaka, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cụ thể về CTXH vào các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực chuyên ngành cũng như tổ chức triển khai trên thực tế. Điều này trở thành một rào cản không nhỏ cho sự phát triển nghề CTXH. 1.3.4 Yếu tố thuộc về cơ sở vật chất Đa phần người lao động thiếu điều kiện thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần như vui chơi giải trí văn hóa, thể thao, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng tập trung cho sản xuất, rất ít quan tâm đến nhu cầu sinh 35 hoạt, giải trí cho người lao động, các nội dung như cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe và tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho công nhân chưa được đầu tư nhiều. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho CNLĐ còn ít, điều kiện bố trí thời gian để công nhân tham gia vui chơi, giải trí còn hạn chế, chỉ có một số ít doanh nghiệp có sân thể thao, tủ sách, thư viện, khu vui chơi giải trí. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của các hoạt động CTXH trong chăm sóc SKTT cho CNLĐ, bởi SKTT muốn khỏe mạnh thì cần có môi trường sống, làm việc, vui chơi lành mạnh , được rèn luyện hàng ngày, tác động tích cực đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của mỗi người. Nhân viên CTXH cùng với sự hỗ trợ từ các ban ngành tổ chức các hội thi thể thao, văn nghệ, các buổi tuyên truyền giáo dục CNLĐ thì cũng cần có đầy đủ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất khác để phục vụ những hoạt động đó. Tiểu kết chương Trong chương 1, tác giả đã tìm hiểu và làm rõ một số khái niệm về sức khỏe tinh thần, công nhân lao động, chăm sóc sức khỏe và công tác xã hội, để từ đó rút ra khái niệm hoạt động công tác xã hội đối với công nhân lao động – khái niệm công cụ của luận văn. Cũng tại chương này, tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về một số hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động, bao gồm: hoạt động phòng ngừa, hoạt động truyền thông, hoạt động giáo dục, hoạt động tham vấn và hoạt động kết nối. Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động như: từ phía hệ thống chính sách pháp luật, năng lực của nhân viên công tác xã hội, nhận thức của công nhân lao động và cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động công tác xã hội này. Để có cơ sở lý luận nhằm giải thích về hoàn cảnh và nguyên nhân vấn đề cụ thể mà đối tượng cần sự trợ giúp, tác giả đã nghiên cứu một số lý thuyết công tác xã hội. Đây chính là cơ sở lý luận chính, là nền tảng cho tác giả đi vào tiến hành nghiên cứu và phân tích thực trạng các hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động tại chương 2. 36 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN CHO CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HANAKA, TỈNH BẮC NINH 2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 2.1.1 Địa bàn nghiên cứu KCN HANAKA có vị trí nằm sát đường quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Hà Nội 16km, thuộc địa phận thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, được thành lập theo quyết định số 1546/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/09/2008 có diện tích 74 Ha, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 405 tỷ đồng. HANAKA là nhà sản xuất chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam về các sản phẩm: máy biến áp dầu, máy biến áp amophous và máy biến áp khô có điện áp đến 35kV, công suất đến 15.000kVA, máy biến áp truyền tải có công suất đến 450MVA, điện áp đến 500kV; trạm trọn bộ, tủ bảng điện hạ thế, dây và cáp điện ngầm trung thế, các loại dây nhôm, dây đồng tròn và dẹt, bao bì kim loại như lon nhôm 2 mảnh, nắp chai phục vụ công nghiệp đồ uống. HANAKA còn là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư nguyên liệu và máy móc thiết bị phục vụ ngành điện, xây dựng, giao thông; Xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, cho thuê văn phòng, làm đại lý độc quyền cho các tập đoàn quốc tế. Hiện nay tại KCN HANAKA, tổng số CNLĐ đang làm việc là 268 người. Trong đó lao động nữ là 182 người, lao động nam là 86 người. Lao động địa phương : 82 người, chiếm 30,5%. Lao động ngoại tỉnh: 186 người, chiếm 69,5%. Hầu hết lao động làm việc tại đây là lao động trẻ, tuổi từ 18-35 chiếm 76,8%, tuổi bình quân của CNLĐ là 28 tuổi. Đa số chưa lập gia đình, số lao động có gia đình chiếm khoảng 25-30% so với tổng số lao động. Số lượng nhân viên, cán bộ tại doanh nghiệp gồm 17 người. 37 2.1.2 Đặc điểm về khách thể nghiên cứu Tổng cộng đề tài nghiên cứu khảo sát 80 khách thể nghiên cứu là CNLĐ gặp vấn đề về SKTT đang làm việc tại KCN HANAKA, với những đặc điểm sau: Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu là CNLĐ gặp vấn đề về SKTT STT Tiêu chí Sô lượng (người) Tỉ lệ (%) 1 Giới tính Nam 36 45,00 Nữ 44 55,00 2 Trình độ học vấn Tiểu học 5 6,25 Trung học cơ sở 28 35,00 Trung học phổ thông 41 51,25 Cao đẳng, Đại học 4 5,00 Trên Đại học 2 2,50 3 Trình độ chuyên môn, nghề nghiệp Chưa qua đào tạo 7 8,75 Đào tạo nghề ngắn hạn 21 26,25 Trung cấp nghề 12 15,00 Cao đẳng, cử nhân, kỹ sư 4 5,00 Bậc thợ 36 45,00 (Nguồn: Số liệu điều tra) Khách thể nghiên cứu tại KCN HANAKA trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh bao gồm cả công nhân nam và công nhân nữ. Trong đó, công nhân nữ chiếm tỷ lệ cao hơn (55%), công nhân nam chiếm (45%) cũng không phải một tỷ lệ nhỏ. Nhìn chung CNLĐ dù là giới tính nào, ở độ tuổi nào thì cũng đều gặp một số vấn đề về SKTT, đây như là tình trạng chung không chỉ của công nhân ở KCN HANAKA mà còn của CNLĐ làm việc tại các KCN trên cả nước. Nguyên nhân của tình trạng này đều xuất phát từ việc nhu cầu của CNLĐ chưa được đáp ứng đầy đủ, từ nhu cầu về thu nhập, nơi ăn chốn ở cho những công nhân xa quê, môi trường làm việc, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí sau giờ làm việc... Đây đều là những nhu cầu chính đáng và tối thiểu để cuộc sống của họ được phát triển toàn diện hơn, khi con người được sống vui, khỏe và có ích sẽ là động lực to lớn cho chủ doanh nghiệp tận dụng được nguồn năng lượng làm việc dồi dào từ CNLĐ, “đôi bên cùng có lợi” vừa làm cho 38 cuộc sống của CNLĐ bớt đi những sự vất vả, vừa đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho chủ doanh nghiệp. Theo báo cáo của Liên đoàn lao động tỉnh Bắc Ninh năm 2018, thu nhập bình quân của CNLĐ trên địa bàn tỉnh là 4,3 triệu/người/tháng [1]. Đây là thu nhập chính của họ để đảm bảo các khoản chi tiêu trong gia đình, như chi tiêu cho ăn, ở; chi tiêu cho học hành của con cái; chi tiêu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh; các đóng góp xã hội và các chi tiêu khác... CNLĐ tại đây đa số đóng vai trò là lao động chính trong gia đình, nếu mức thu nhập của họ thấp cũng sẽ dẫn đến mức sống của gia đình họ bị kéo xuống và phải sống trong những điều kiện hết sức khó khăn. Với mức thu nhập như hiện tại chưa đủ đáp ứng hết những nhu cầu cơ bản của họ và gia đình chứ chưa nói đến những nhu cầu cao hơn. Về vấn đề nhà ở, mặc dù doanh nghiệp cũng đã quan tâm, xây dựng các khu nhà trọ cho CNLĐ, tuy nhiên số lượng chưa đủ đáp ứng nhu cầu của người công nhân. Một bộ phận lớn công nhân vẫn phải tìm đến các dãy trọ do người dân địa phương cho thuê với chi phí rẻ hơn, tuy nhiên môi trường sống tại các dãy trọ thường không đảm bảo, diện tích phòng chật hẹp, thiếu các tiện nghi sinh hoạt, vệ sinh ô nhiễm môi trường, giao thông, không gian đô thị xô bồ, kiến trúc lộn xộn sẽ tạo tâm lý mệt mỏi mỗi khi họ từ nơi làm việc trở về nhà. Sức khỏe của CNLĐ tại các doanh nghiệp hiện nay cũng chưa được quan tâm đúng mức, do điều kiện làm việc cũng như môi trường làm việc chưa tốt dẫn đến những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người công nhân. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe do doanh nghiệp cung cấp còn hạn chế, chưa tạo thành các hoạt động thường xuyên, điều này làm cho sức khỏe về thể chất của CNLĐ không đạt thể trạng cao nhất cũng sẽ ảnh hưởng tới SKTT của họ và hiệu quả khi làm việc. Một nguyên nhân nữa tác động đến SKTT của CNLĐ đó là nhu cầu được hưởng thụ văn hóa tinh thần như vui chơi giải trí văn hóa, thể thao, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu chưa được chủ doanh nghiệp quan tâm và đầu tư nhiều. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho 39 CNLĐ còn ít, trong khi đó người lao động thường xuyên phải làm việc tăng ca nên khó bố trí thời gian để tham gia các hoạt động này. Các công trình văn hóa công cộng phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí còn mang tính dịch vụ, khó đáp ứng cho các đối tượng có thu nhập thấp. Có thể thấy, từ nhiều nguyên nhân khác nhau đã tác động tiêu cực không chỉ tới SKTT mà còn về cả sức khỏe thể chất của một bộ phận lớn CNLĐ. Gây ảnh hưởng tới năng suất làm việc, hiệu quả làm việc không cao, đời sống của mỗi người công nhân mãi giậm chân tại chỗ, có thể dẫn tới nhiều vấn đề phức tạp về tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội, các tệ nạn xã hội trên địa bàn... Đây cũng chính là hồi chuông cảnh báo để các cấp các ngành có liên quan đưa ra được những biện pháp khắc phục, có nhiều chính sách quan tâm đến mọi mặt đời sống của công nhân hơn nữa và đó cũng là giải pháp trực tiếp cho các hoạt động CTXH trong chăm sóc SKTT cho CNLĐ. Từ bảng số liệu trên có thể thấy số công nhân nam gặp vấn đề về SKTT ít hơn công nhân nữ. Điều này có thể do đặc điểm về giới, thường thì nam giới sẽ có khả năng chịu đựng và giải quyết các vấn đề tốt hơn phái nữ. Khi gặp cùng một vấn đề tiêu cực trong tâm lý, nam giới sẽ sớm thoát ra khỏi những cảm xúc đó nhanh hơn nữ giới. Tỷ lệ công nhân có trình độ học vấn bậc Trung học phổ thông gặp vấn đề về SKTT chiếm tỷ lệ cao nhất với 51,25%, trình độ bậc trên Đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất với 2,50%. Mọi công nhân dù có trình độ học vấn hay chuyên môn nào cũng đều có thể gặp vấn đề về SKTT, ngay cả những công nhân có trình độ cao như kỹ sư, cao đẳng, cử nhân. Như bảng số liệu trên số công nhân có trình độ cao đẳng, cử nhân, kỹ sư gặp vấn đề về SKTT là 5%, công nhân bậc thợ chiếm tỷ lệ cao nhất là 45%. Bên cạnh điều tra khách thể nghiên cứu là CNLĐ gặp vấn đề về SKTT, tác giả còn tiến hành điều tra trên 6 nhân viên, cán bộ công đoàn làm việc tại KCN HANAKA. Những người làm công tác xã hội với CNLĐ tại địa bàn nghiên cứu không phải là những nhân viên công tác xã hội được đào tạo chuyên nghiệp, mà là những nhân viên, cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp làm công tác kiêm nhiệm. 40 Với khách thể nghiên cứu là các cán bộ, nhân viên phụ trách hoạt động công tác xã hội với CNLĐ thì đa số là nữ giới chiếm 66,7%, nam giới chỉ chiếm 33,3%. Độ tuổi của họ cũng không có nhiều khoảng cách, đa số ở độ tuổi “từ 30 đến 40 tuổi”, “dưới 30 tuổi” chiếm số lượng ít hơn. Đây chủ yếu là những cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong các hoạt động của công đoàn. Để phát huy được các hoạt động CTXH trong chăm sóc SKTT cho CNLĐ đạt hiệu quả cao thì kinh nghiệm kết hợp với sức trẻ và sự nhiệt huyết của họ là điều rất cần thiết. 2.2. Thực trạng về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động làm việc tại Khu công nghiệp HANAKA 2.2.1. Nhận thức của công nhân lao động về các hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần. Theo quan điểm triết học của Mác – Lênin: Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan [2]. Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm, hành động). Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau và các hiện tượng tâm lý khác. Nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên thái độ và hành vi của con người khi đứng trước một sự vật hiện tượng hay một đối tượng nào đó. Nhận thức đúng đắn thường sẽ đưa ra được những hành động tốt và ngược lại, nhận thức không đúng thì có thể đưa ra những thái độ không đúng chuẩn mực và những hành động không tốt. Vì vậy nhận thức là quá trình không thể thiếu trong sự phát triển của con người. Để những hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc SKTT cho CNLĐ đạt hiệu quả, nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động công tác xã hội với CNLĐ là rất cần thiết đối với những người công nhân tại đây. Chỉ khi họ đánh giá đúng tầm quan trọng của những hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ mình thì họ mới có thể tìm đến và nhận được những sự trợ giúp hiệu quả nhất cho những khó khăn mà bản thân đang 41 gặp phải, trước hết người nhân viên công tác xã hội phải nhận thức đúng tầm quan trọng của hoạt động này. Biểu 2.1. Đánh giá mức độ quan trọng về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc SKTT cho CNLĐ Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy đa số công nhân đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động CTXH trong chăm sóc SKTT cho CNLĐ. Tuy nhiên vẫn còn một số ít công nhân chưa nhận thức được điều này, khi mà có 13% ý kiến của họ đánh giá hoạt động này “không quan trọng”. Chiếm tỷ lệ cao nhất là 63% ý kiến của công nhân đánh giá mức độ “quan trọng” của hoạt động và 24% là “rất quan trọng”. Theo chị N.T.L chia sẻ: “Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc SKTT cho CNLĐ sẽ giúp hỗ trợ kịp thời cho chúng tôi vượt qua những khó khăn trong tâm lý, tinh thần và cả về mặt vật chất, giúp chúng tôi có thêm những kỹ năng để tự giải quyết những vấn đề của mình, cảm thấy thoải mái và yên tâm làm việc hơn”. Đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động CTXH trong chăm sóc SKTT cho CNLĐ của các cán bộ công đoàn doanh nghiệp, nhân viên kiêm nhiệm công tác xã hội và của chính CNLĐ sẽ giúp cho hoạt động này đạt hiệu quả cao nhất, giúp cho những người công nhân có đầy đủ sức khỏe về tinh thần cũng như thể chất để họ có được sự chú tâm cao nhất trong công việc, mỗi ngày đi làm là một ngày nhiều niềm vui đối với 63% 24% 13% Quan trọng Rất quan trọng Không quan trọng 42 họ, không còn cảm thấy mệt mỏi hay phải âu lo quá nhiều về các vấn đề khác như trước kia. Đây là nhiệm vụ mà chủ doanh nghiệp cần coi trọng để quan tâm, chăm lo nhiều hơn tới người lao động của mình bời vì hiệu suất lao động do họ tạo ra sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của một doanh nghiệp. “Thực trạng CNLĐ gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần đang theo chiều hướng gia tăng, bởi guồng quay công việc mỗi năm một lớn hơn, xã hội ngày càng phát triển với tốc độ nhanh. Các hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc SKTT cho CNLĐ có thể ngăn ngừa và hỗ trợ giải quyết vấn đề cho CNLĐ đang gặp khó khăn, nâng cao khả năng tự lực giải quyết vấn đề của bản thân cho họ, góp phần giảm thiểu thực trạng trên. Theo quan điểm của tôi, hoạt động này khá quan trọng và cần thiết phải có” – một nhân viên kiêm nhiệm công tác xã hội tại KCN HANAKA chia sẻ. 2.2.2. Các hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tinh thần cho công nhân lao động 2.2.2.1 Thực trạng triển khai các hoạt động công tác xã hội hỗ trợ chăm sóc SKTT cho CNLĐ Bảng 2.2. Các hoạt động công tác xã hội hỗ trợ chăm sóc SKTT cho CNLĐ STT Các hoạt động Mức độ triển khai Không thường xuyên Thường xuyên Rất thường xuyên SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 1 Tham vấn, hỗ trợ tâm lý 33 41,25 28 35,00 19 23,75 2 Truyền thông nâng cao kiến thức về chăm sóc SKTT 11 13,75 38 47,50 31 38,75 43 3 Phát hiện sớm và tổ chức các hoạt động phòng ngừa những biểu hiện không tốt về SKTT 34 42,50 27 33,75 19 23,75 4 Kết nối nguồn lực hỗ trợ CNLĐ 46 57,50 25 31,25 9 11,25 5 Tổ chức các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức và cách xử lý khi SKTT gặp vấn đề 45 56,25 26 32,50 9 11,25 (Nguồn: Số liệu điều tra) Theo bảng số liệu điều tra trên, đa số công nhân cho biết hoạt động được triển khai thường xuyên nhất trong việc hỗ trợ chăm sóc SKTT cho CNLĐ đó là “Truyền thông nâng cao kiến thức về chăm sóc SKTT”, với 47,50% cho là “Thường xuyên” và 38,75% ý kiến cho là “Rất thường xuyên” triển khai hoạt động này. Một hoạt động khác cũng được các công nhân tại đây cho rằng triển khai thường xuyên đó là “Tham vấn, hỗ trợ tâm lý” và tiếp đến là hoạt động “Phát hiện sớm và tổ chức các hoạt động phòng ngừa những biểu hiện không tốt về SKTT”. Bên cạnh những hoạt động được tổ chức thường xuyên thì cũng vẫn còn một số hoạt động chưa được chú ý nhiều, có đến 57,50% số người được hỏi cho rằng tại KCN “không thường xuyên” triển khai hoạt động “Kết nối nguồn lực hỗ trợ cho CNLĐ” . Một hoạt động khác cũng ít được thực hiện đó là “Tổ chức các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức và cách xử lý khi SKTT gặp vấn đề”, 56,25% ý kiến cho rằng không thường xuyên tổ chức hoạt động này. Nhìn chung, tại đơn vị doanh nghiệp mà tác giả khảo sát, các hoạt động mang tính kết nối các nguồn lực hỗ trợ giải quyết vấn đề cho CNLĐ cũng như nâng cao nhận thức, trang bị những kỹ năng xử lý khi gặp vấn đề cho công nhân chưa thực sự được chú ý đến. Phần nhiều những hoạt động được tổ chức thường xuyên mang tính “lý thuyết” nhiều hơn, cần phải triển khai những hoạt động đi sâu vào đời sống công nhân, 44 tạo thành thói quen và hình thành nhận thức tốt cho họ, nguồn lực hỗ trợ mạnh thì các vấn đề mới có thể được giải quyết một cách hiệu quả và triệt để. Anh L.V.C, công nhân làm việc tại KCN HANAKA chia sẻ: “ Công nhân chúng tôi thường xuyên gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần, mà công việc, cuộc sống hàng ngày không cho phép được nghỉ ngơi nhiều. Điều này cũng đã được các cán bộ công đoàn của công ty quan tâm và hỏi han tình hình cũng như nếu có đề xuất gì thì mọi người cứ cho ý kiến, cấp trên sẽ lắng nghe và có biện pháp khắc phục, giải quyết phần nào nhu cầu cho CNLĐ”. Chị T.T.M cũng chia sẻ :” Trong các buổi giao lưu, sinh hoạt phổ biến các thông tin, kiến thức về chăm sóc SKTT, công nhân cũng đã đưa ra nhiều ý kiến và trình bày các vấn đề để có sự trao đổi qua lại. Nhiều người cho rằng các cán bộ tuyên truyền mới chỉ đưa ra những cảnh báo về biểu hiện xảy ra khi tinh thần của công nhân có vấn đề và hậu quả của những biểu hiện không tốt đó, chứ chưa trang bị được nhiều cho công nhân kỹ năng xử lý các tình huống khi có vấn đề xảy ra”. Hoạt động hỗ trợ CNLĐ gặp vấn đề về SKTT tại KCN HANAKA đã được triển khai với một số hoạt động như truyền thông giáo dục, cung cấp các kiến thức về chăm sóc SKTT, hỗ trợ tham vấn và tư vấn tâm lý cho CNLĐ khi họ gặp vấn đề về SKTT, kết nối các nguồn lực hỗ trợ kịp thời cho công nhân... Những hoạt động này đã phần nào thể hiện được màu sắc của công tác xã hội, tuy nhiên đa phần đều được thực hiện bởi các cán bộ công đoàn kiêm nhiệm hoạt động CTXH của doanh nghiệp và địa phương. Do đó, những hoạt động công tác xã hội với CNLĐ vẫn còn rất mờ nhạt, chưa tạo thành sự chuyên nghiệp cũng như chưa đem lại hiệu quả với những sự thay đổi rõ rệt. Theo chị H.T.D chia sẻ:” Tại nơi làm việc của chúng tôi cũng thi thoảng được tổ chức các buổi tham vấn tâm lý, nơi để công nhân chúng tôi chia sẻ những tâm tư tình cảm của mình, nói ra những khó khăn về mặt tinh thần, những biểu hiện của nó. Từ đó các cán bộ, nhân viên tham vấn, chỉ ra những điểm chưa tốt và đưa ra các tình huống tương tự để xem cách xử lý của chúng tôi như thế nào. Họ cũng đưa ra những lời góp 45 ý, định hướng cho chúng tôi những cách giải quyết tốt nhất cho bản thân. . Tôi nghĩ những hoạt động động này chính là các hoạt động công tác xã hội với CNLĐ”. 2.2.2.2. Kết quả hoạt động phòng ngừa Hiệu quả của các hoạt động CTXH chịu sự ảnh hưởng khá lớn từ những hoạt động mang tính phòng ngừa, vì nếu có được sự chuẩn bị, trang bị những kiến thức và kỹ năng tốt nhất để ứng phó với một vấn đề nào đó thì kết quả đem lại sẽ rất tích cực. Với vấn đề chăm sóc SKTT cho CNLĐ tại KCN, làm tốt công tác phòng ngừa sẽ làm giảm thiểu việc xảy ra những hành vi không đúng chuẩn mực, tâm lý bất ổn của công nhân, thay đổi nhận thức của họ về vấn đề này. Vậy nhân viên kiêm nhiệm CTXH trên địa bàn nghiên cứu đã thực hiện hoạt động này như thế nào?. Kết quả khảo sát trên 80 CNLĐ gặp vấn đề về SKTT cho thấy: có nhiều hoạt động phòng ngừa những biểu hiện, vấn đề không tốt về SKTT của CNLĐ được thể hiện qua biểu: Biểu đồ 2.2. Mức độ hiệu quả của hoạt động phòng ngừa trong chăm sóc SKTT cho CNLĐ Theo số liệu từ biểu đồ trên, hoạt động “Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về chăm sóc SKTT” được công nhân đánh giá là hiệu quả nhất với tỷ lệ 64%, hoạt động “Tham vấn, tư vấn tâm lý cho CNLĐ” cũng là một trong 64% 41% 32,33% 17,67% 45% 0 10 20 30 40 50 60 70 Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về chăm sóc SKTT Phối hợp chặt chẽ với chủ doanh nghiệp và gia đình CNLĐ Trang bị kiến thức về chăm sóc SKTT cho CNLĐ Quan sát, phát hiện những biểu hiện không tốt về tinh thần của CNLĐ Tham vấn, tư vấn tâm lý cho CNLĐ 46 những hoạt động được đánh giá là hiệu quả với 45% số người được hỏi đánh giá mức độ hiệu quả ở mức “đạt hiệu quả cao”. Tiếp theo là hoạt động “phối hợp chặt chẽ với chủ doanh nghiệp và gia đình của CNLĐ” chiếm 41% và “trang bị kiến thức về chăm sóc SKTT cho CNLĐ” 32,33%. Đạt hiệu quả thấp nhất là hoạt động “Quan sát, phát hiện những biểu hiện không tốt về SKTT của CNLĐ”. Để hoạt động phòng ngừa được thực hiện tốt, nhân viên kiêm nhiệm CTXH phải triển khai được đồng đều các hoạt động truyền thông, tham vấn tư vấn tâm lý và kết nối xây dựng mạng lưới với các tổ chức xã hội, đoàn thể, các thành viên trong cộng đồng, gia đình để hỗ trợ phát hiện ra những vấn đề bất ổn về tinh thần của CNLĐ. Việc tìm ra sớm những dấu hiệu sẽ giúp ngăn ngừa được nhiều vấn đề phức tạp cho chính bản thân những người công nhân, mang lại lợi ích cho chủ doanh nghiệp và đảm bảo trật tự an toàn xã hội tại địa bàn nghiên cứu. Hoạt động phòng ngừa không chỉ dựa vào những biểu hiện hay dấu hiệu từ phía những CNLĐ gặp vấn đề về SKTT mà nhân viên xã hội phải quan sát, tiếp cận thường xuyên, hỏi thăm về đời sống sinh hoạt, công việc, mối quan hệ tại nơi làm việc của CNLĐ... Tạo sự thân mật, gần gũi với họ để kịp thời nắm bắt những thông tin cần thiết, định hướng và có cách giải quyết khi họ gặp vấn đề khó khăn. Mặc dù, những hành vi, hành động không tốt bị ảnh hưởng từ SKTT gặp vấn đề đôi khi không phải lúc nào cũng có dấu hiệu rõ ràng để dễ nhận biết, nhưng nhân viên CTXH có thể phát hiện ra những biểu hiện sớm phát sinh từ những hành động đó của công nhân, từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời và định hướng cho họ cách xử lý tốt hơn. Để làm tốt được hoạt động phòng ngừa trong chăm sóc SKTT cho CNLĐ, nhân viên kiêm nhiệm CTXH tại địa bàn nghiên cứu cần nắm được các kiến thức, kỹ năng phát hiện sớm, đánh giá và phân tích vấn đề, đưa ra cách can thiệp phù hợp. Người đảm nhiệm công tác này cần phải được đào tạo chuyên môn thì mới có thể nắm vững được các kiến thức, kỹ năng, có cách xử lý linh hoạt và tốt nhất cho những trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, một thực tế rằng các nhân viên làm hoạt động CTXH tại KCN 47 HANAKA lại chưa được đào tạo bài bản về CTXH mà chủ yếu làm công tác kiêm nhiệm, làm việc bằng kỹ năng, kinh nghiêm lâu năm mà thành. Việc quan tâm đến đời sống công nhân, hỏi thăm tình hình cũng chưa được diễn ra thường xuyên, vì những cán bộ, nhân viên kiêm nhiệm còn phải giành thời gian cho các hoạt động chuyên môn chính của họ. Chính vì vậy, hoạt động “quan sát, phát hiện những biểu hiện không tốt về SKTT của CNLĐ” tại địa bàn nghiên cứu chưa đạt hiệu quả như mong muốn. 2.2.2.3. Kết quả hoạt động truyền thông Truyền thông trong hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc SKTT cho CNLĐ là một quá trình liên tục chia sẻ các thông tin, kiến thức, tình cảm, thái độ và kỹ năng tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau để dẫn đến những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành động. Thông qua truyền thông, mỗi cá nhân người lao động, gia đình, cộng đồng và xã hội sẽ thay đổi được nhận thức, nâng cao sự hiểu biết về tầm quan trọng của SKTT đối với đời sống, từ đó tiến tới thay đổi hành vi, thói quen và có thái độ tích cực hơn khi đối mặt với các vấn đề của bản thân. Từ đó, tạo nên một môi trường sống lành mạnh, giúp tăng cường khả năng phòng ngừa những tác nhân xấu ảnh hưởng tới SKTT của CNLĐ và những người xung quanh. Tại địa bàn nghiên cứu, các nhân viên kiêm nhiệm công tác xã hội tại doanh nghiệp đã tổ chức nhiều hoạt động truyền thông như phát loa đài, cung cấp một số tài liệu, sách báo có nội dung về chăm sóc SKTT; treo, dán những hình ảnh, pano, áp phích tại các lối ra vào nơi làm việc của công nhân, nhà ăn; tổ chức các buổi sinh hoạt, giao lưu văn hóa văn nghệ xen kẽ thuyết trình với kiến thức liên quan tới nội dung truyền thông như: thực trạng, nguyên nhân, hậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoat_dong_cong_tac_xa_hoi_trong_cham_soc_suc_khoe_t.pdf
Tài liệu liên quan