PHẦN 1. MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .3
2.1.Nghiên cứu trong nƣớc.6
2.2.Nghiên cứu trên thế giới.3
3.Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.9
4.Mục tiêu nghiên cứu.9
5.Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.9
6.Phƣơng pháp nghiên cứu.10
7.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.11
8.Cấu trúc luận văn.12
PHẦN 2. NỘI DUNG .13
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI.13
1.1. Khái niệm công cụ.13
1.1.1. Công tác xã hội.13
1.1.2. Nghèo đói. .14
1.1.3. Xóa đói giảm nghèo .14
1.2.Lý thuyết vận dụng.16
1.2.1.Lý thuyết trị liệu nhận thức hành vi của Sheldon .16
1.2.2 .Lý thuyết vai trò .17
1.3. Địa bàn nghiên cứu .17
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên .17
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .18
1.4. Các quan điểm về xóa đói giảm nghèo .23
1.4.1. Chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo.23
1.4.2. Quan điểm của chính quyền địa phƣơng về xóa đói giảm nghèo.27
35 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở cộng đồng dân tộc mông tại xã cán Chu phìn huyện Mèo vạc tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối chứng
(nhóm không vay). Ở Indonesia, mức tăng thu nhập trung bình hàng năm của
6
những hộ có vay tăng lên 12,9% so với mức tăng 3% của nhóm đối chứng.
Tƣơng tự nhƣ vậy, ở Bangladesh mức tăng thu nhập trung bình năm của
nhóm vay là 29,3% trong khi nhóm đối chứng là 22%, ở Sri Lanka là 15,6%
so với nhóm đối chứng là 9%. Kết quả nghiên cứu ở Ấn Độ cũng cho kết quả
tƣơng tự mức tăng thu nhập trung bình năm của nhóm vay là 46% trong khi
nhóm không vay mức tăng thu nhập trung bình năm chỉ tăng 24% [49].
2.2.Nghiên cứu trong nước
Nghèo đói là một trong năm vấn đề lớn có tính chất toàn cầu: ô nhiễm
môi trƣờng sinh thái, khủng hoảng năng lƣợng, bênh tật, thất nghiệp, nghèo
đói. Vì thế vấn đề xoá đói giảm nghèo không chỉ giành đƣợc sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu, của tổ chức xã hội của nhiều nƣớc trên thế giới. Ở nƣớc
ta cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xoá đói, giảm nghèo cả ở
trong nƣớc lẫn ngoài nƣớc, cả về góc độ xã hội lẫn góc độ kinh tế. Đáng
chú ý là một số công trình sau:
Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiếu số nước ta hiện nay - thực
trạng và giải pháp, nghiên cứu này làm rõ thực trạng đói nghèo và công tác
xóa đói giảm nghèo cụ thể ở từng vùng dân tộc thiểu số: Vùng trung du và
miền núi Bắc Bộ, miền Trung và Nam bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Nam Bộ.
Đồng thời chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đói nghèo ở
vùng dân tộc thiểu số [18].
Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Công trình của Ts. Lê
Xuân Bá và các đồng nghiệp đã đƣợc viết thành sách. Vấn đề xóa đói giảm
nghèo luôn gắn bó và chịu ảnh hƣởng của quan hệ giai cấp và các chế độ xã
hội khác nhau. Hiện tƣợng bị tha hóa và tự tha hóa con ngƣời dƣới chế độ tƣ
bản chủ nghĩa luôn là một lực cản đối với công việc xóa đói giảm nghèo.
Trong tác phẩm này tác giả đã đƣa ra đƣợc những cái nhìn chung nhất, tổng
quát nhất về tình hình nghèo đói và công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
Nghèo đói đƣợc nhìn nhận và đánh giá ở nhiều mức độ khác nhau. Cũng
7
trong tác phẩm này, công tác xóa đói giảm nghèo cũng đƣợc nhìn nhận dƣới
nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Bên cạnh việc đánh giá tình hình
chung, tác phẩm còn đƣa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giảm
nghèo bền vững. [1].
Vấn đề tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm
nghèo ở Việt Nam: Tác phẩm đƣợc hoàn thiện sau khi nƣớc ta bỏ nền kinh tế
bao cấp đƣợc 7 năm, cuộc sống nhân dân đã phần nào đƣợc cải thiện tuy
nhiên trong bối cảnh nền kinh tế vẫn bị cấm vận nên nền kinh tế phải tự mình
vận động là chính. Tác phẩm đã tìm hiều từng khía cạnh và mối liên hệ giữa
các vấn đề đã nêu. Đặt ra vấn đề cần giải quyết giữa tăng trƣởng kinh tế và
công bằng xã hội cũng nhƣ vấn đề nghèo đói của Việt Nam [31].
Xoá đói, giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số; phương pháp tiếp cận: Tác
phẩm đánh giá hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo tại một số vùng dân tộc
thiểu số cũng nhƣ một số cách tiếp cận trƣớc đó. Dựa trên tình hình thực tế và
hiệu quả cũng nhƣ mô hình đã áp dụng trong thời gian trƣớc đó tác giả đã đƣa
ra một số phƣơng pháp tiếp cận mới để công tác xóa đói giảm nghèo đạt hiệu
quả [21]
Cuộc chiến chống nghèo đói thực trạng và giải pháp: Tác giả cho rằng
tín dụng ƣu đãi là biện pháp tỏ ra có tác dụng mạnh trong việc trợ giúp hộ
nghèo đặc biệt là nhóm nghèo nhất. Tuy nhiên, lƣu tâm về vấn đề bền vững
của các hoạt động tín dụng ƣu đãi này, theo tác giả, cần phải thay đổi cơ chế,
từng bƣớc chuyển dần từ cơ chế ƣu đãi, bao cấp (lãi suất thấp, không phải thế
chấp) sang cơ chế thƣơng mại, gắn tín dụng với tiết kiệm, hạn chế rủi ro cho
ngƣời nghèo và nhất là cung cấp tín dụng kịp thời. Tác giả cũng đề xuất lộ
trình nâng dần lãi suất theo cơ chế thị trƣờng. Đối với các xã quá khó khăn có
thể áp dụng lãi suất ƣu đãi thêm một thời gian, đối với vùng có điều kiện phát
triển hơn thì chuyển sang cho vay hộ nghèo với lãi suất thƣơng mại, khuyến
khích hộ nghèo kết hợp vay vốn với tiết kiệm, trợ giúp đào tạo, chuyển giao
công nghệ [18].
8
Định hướng tiếp cận giải quyết vấn đề về nghèo đói ở nước ta: Trong
tác phẩm này một lần nữa tác giả khẳng định nghèo đói là vấn đề toàn cầu
không một quốc gia nào giải quyết triệt để đƣợc. Tác giả khẳng định Những
thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo là một thành công
không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.làm cho bộ mặt các xã
nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã có sự thay đổi đáng kể, nhất là về kết cấu hạ
tầng và phát triển sản xuất; đời sống của đại đa số ngƣời dân đƣợc nâng cao,
đặc biệt là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc ở miền núi, phụ nữ (thu nhập
tăng 21%, đời sống đƣợc cải thiện không chỉ trên khía cạnh ăn, mặc mà còn
khía cạnh sức khỏe, đi lại, học hành,...); tạo đƣợc sự đồng thuận cao hơn giữa
các tầng lớp dân cƣ các nhóm xã hội Mục tiêu tổng thể của chƣơng trình là
tạo môi trƣờng thuận lợi cho ngƣời nghèo tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, tự
lực vƣợt qua nghèo đói, vƣơn lên khá giả và làm giàu. Thành tựu xóa đói,
giảm nghèo của nƣớc ta không những thể hiện sự cam kết chính trị mạnh mẽ
của Đảng và Nhà nƣớc với cộng đồng quốc tế mà còn tạo đƣợc hình ảnh, vị
thế tốt đẹp của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế, thông qua đó tạo đƣợc sự đồng
thuận cao và sự ủng hộ tích cực hơn về mọi mặt, nhất là về tài chính của cộng
đồng các nhà tài trợ cho cuộc chiến chống nghèo đói ở nƣớc ta. Những kết
quả đạt đƣợc là không thể phủ nhận. Mấy năm qua thế giới coi Việt Nam là
điểm sáng trong xóa đói, giảm nghèo. So với những nƣớc có cùng trình độ
phát triển tƣơng tự, mức nghèo, đói của Việt Nam đã giảm nhanh hơn nhiều.
Trong bối cảnh đất nƣớc có nhiều mục tiêu ƣu tiên, việc dành nguồn lực xứng
đáng cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã thể hiện sự quyết tâm của Đảng
và Chính phủ trong cuộc chiến chống nghèo, đói. Cùng với đó là sự nỗ lực
vƣơn lên của cộng đồng, ngƣời dân và chính ngƣời nghèo cũng đóng góp vào
sự thành công của chƣơng trình.Cùng với những thành tựu đã đạt đƣợc tác giả
còn nêu lên những khó khăn trong quá trình triển khai chƣơng trình xóa đói,
giảm nghèo không tránh khỏi những khó khăn, những mặt chƣa đƣợc, đòi hỏi
9
phải có sự nỗ lực giải quyết nhƣ nguồn kinh phí do trung ƣơng bố trí còn rất
hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra. một số chính sách hỗ trợ chƣa
thật sự phù hợp với ngƣời nghèo ảnh hƣởng đến hiệu quả của chƣơng trình hệ
thống theo dõi, giám sát chƣơng trình chƣa đƣợc tổ chức một cách có hệ
thống và đồng bộ, thiếu đội ngũ cán bộ xóa đói, giảm nghèo có đủ năng lực để
thực hiện chƣơng trình. Đồng thời để thực hiện đƣợc mục tiêu của chƣơng
trình xóa đói, giảm nghèo tác giả cũng nêu nên những giải pháp để thực hiện
hiệu quả. [17].
3.Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động công tác xã hội trong xóa đói giảm
nghèo ở cộng đồng dân tộc Mông xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà
Giang.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động công tác xã
hội trong xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn xã
Cán Chu Phìn.
4.Mục tiêu nghiên cứu
Chỉ ra thực trạng đói nghèo ở cộng đồng dân tộc Mông ở xã Cán Chu
Phìn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, làm rõ các hoạt động Công tác xã hội
hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở xã Cán Chu Phìn. Đề xuất các khuyến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động Công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở
cộng đồng dân tộc Mông xã Cán Chu Phìn.
5.Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu:
Thực trạng đói nghèo của cộng đồng dân tộc Mông trên địa bàn xã Cán
Chu Phìn huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang hiện nay nhƣ thế nào?
Các hoạt động CTXH trong xóa đói giảm nghèo đƣợc triển khai trên
địa bàn xã là gì?
Giả thuyết nghiên cứu:
10
Giả thuyết 1: Phần lớn các hộ gia đình của cộng đồng dân tộc Mông ở
xã Cán Chu Phìn thuộc hộ nghèo, thể hiện qua các chỉ tiêu nhƣ thu nhập; tiếp
cận dịch vụ y tế và giáo dục, tiếp cận nƣớc sạch và vệ sinh; tiếp cận thông tin.
Giả thuyết 2: Các hoạt động CTXH đƣợc triển khai cụ thể nhƣ: hoạt
động hỗ trợ vay vốn; hoạt động hỗ trợ tƣ liệu sản xuất; hoạt động kết nối
hƣớng nghiệp, dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho con em cộng đồng dân tộc
Mông đã có những tác động nhất định đối với việc xóa đói giảm nghèo trên
địa bàn xã Cán Chu Phìn. Tuy nhiên vấn đề giảm nghèo vẫn chƣa đƣợc bền
vững.
6.Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1.Phương pháp phân tích tài liệu
Đây là phƣơng pháp thu thập thông tin đƣợc học viên quan tâm sử
dụng. Việc phân tích tài liệu cho phép học viên giải quyêt hàng loạt các vấn
đề nghiên cứu đáng quan tâm. Những tài liệu học viên quan tâm đó là: các
nghiên cứu ở các cơ quan trung ƣơng, các bộ ngành, các chƣơng trình dự án,
các tài liệu thống kê của các cấp các ngành về đói nghèo và xóa đói giảm
nghèo ở cộng đồng dân tộc Mông, đặc biệt là các tài liệu liên quan đến đói
nghèo của địa phƣơng.
6.2.Phương pháp quan sát
Học viên sử dụng phƣơng pháp quan sát nhằm mục đích thấy rõ diễn
biến tình trạng nghèo đói của ngƣời dân, thông qua cách sống, mức sống, ăn
mặc, sinh hoạt, phong tục tập quán, thái độ lao động của đồng bào dân tộc
Mông tại xã Cán Chu Phìn.
Quan sát, theo dõi và ghi chép tình trạng đói nghèo và xóa đói giảm
nghèo của cộng đồng dân tộc Mông qua các chỉ tiêu và qua các trƣờng hợp cụ
thể. Qua đó tìm hiểu đƣợc tình hình thực tế đói nghèo và xóa đói giảm nghèo
của cộng đồng dân tộc Mông tại đây.
11
Quan sát quá trình tổ chức các hoạt động CTXH đƣợc triển khai trong quá
trình xóa đói giảm nghèo và những vai trò của nhân viên xã hội đƣợc thể hiện
trong các hoạt động. (Phụ lục 2)
6.3.Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong quá trình thực hiện đề tài ngƣời nghiên cứu thực hiện phƣơng
pháp phỏng vấn sâu đối với Cán bộ chuyên trách trên đại bàn xã, huyện, tỉnh
nhằm thu thập những thông tin về thực trạng đói nghèo và xóa đói giảm
nghèo của cộng đồng dân tộc Mông tại xã Cán Chu Phìn, đồng thời cũng có
những cuộc phỏng vấn sâu đối với chính đồng bào dân tộc Mông nơi đây để
hiểu rõ hơn về thực trạng, nguyện vọng của họ trong công tác xóa đói giảm
nghèo tại địa phƣơng. Ngƣời nghiên cứu thực hiện phỏng vấn sâu với 15
ngƣời. (Phụ lục 1)
7.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
7.1.Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này góp phần mở rộng sự hiểu biết về những hoạt động
Công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc Mông, cụ
thể là các vấn đề liên quan đến thực trạng đói nghèo theo cách tiếp cận nghèo
đa chiều và các các hoạt động CTXH cụ thể đƣợc triển khai trên địa bàn
nghiên cứu. Đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài đƣợc xem là nguồn tài
liệu phong phú cho CTXH trong lĩnh vực với ngƣời nghèo. Ngoài ra, đây còn
là tƣ liệu khoa học hỗ trợ nghiên cứu của những sinh viên chuyên ngành và
các đối tƣợng quan tâm, yêu thích lĩnh vực này.
7.2.Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua đánh giá, phân tích, nhận định thực trạng đói nghèo và các
hoạt động XĐGN ở cộng đồng dân tộc Mông giúp các cấp chính quyền có
thêm thông tin về tình hình thực tế nghèo tại đây cũng nhƣ có cái nhìn tổng
quát hơn về vai trò của các hoạt động CTXH trong việc hỗ trợ XĐGN. Bên
cạnh đó, nghiên cứu cũng giúp các cấp chính quyền nhận thấy tầm quan trọng
12
của việc phối hợp giữa các tổ chức, nguồn lực trong hỗ trợ xóa đói giảm
nghèo cho cộng đồng dân tộc Mông.
Nghiên cứu hoàn thành nhƣ một nguồn tƣ liệu khách quan đem lại nhìn
nhận về đói nghèo và hiệu quả xóa đói giảm nghèo ngày càng chính xác và
hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, luận văn đƣa ra những khuyến nghị riêng đối
với nâng cao hiệu quả triển khai các hoạt động CTXH trong xóa đói giảm
nghèo tại xã, là cơ sở để chính quyền và cán bộ xã hội rút ra bài học và điều
chỉnh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao
chất lƣợng cuộc sống cho cộng đồng dân tộc Mông.
8.Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận – khuyến nghị và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của đề tài. Chƣơng 2.
Thực trạng đói nghèo của cộng đồng dân tộc Mông tại xã Cán Chu Phìn.
Chƣơng 3. Hoạt động CTXH hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở cộng đồng dân tộc
Mông tại xã Cán Chu Phìn.
13
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Khái niệm công cụ
1.1.1. Công tác xã hội
Công tác xã hội đƣợc xem nhƣ là một nghề mang tính chuyên nghiệp ở
nhiều quốc gia từ gần thế kỷ nay. CTXH tồn tại và hoạt động khi xuất hiện
những vấn đề cần giải quyết nhƣ tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng giới, và
giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn thƣơng nhƣ trẻ mồ côi, ngƣời tàn tật, trẻ
đƣờng phố, trẻ bị lạm dụng Tuy nhiên ở Việt Nam, CTXH thƣờng đƣợc
nghĩ nhƣ là một việc làm từ thiện. Để cho thấy CTXH không phải là công
việc đơn giản nhƣ công tác từ thiện, cần có cái nhìn đầy đủ ý nghĩa về CTXH.
Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về CTXH, dƣới đây là một số định nghĩa
về CTXH:
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt
động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao
hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo
ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ. CTXH tồn tại để cung
cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình,
nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống [47].
Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh định nghĩa: CTXH nhằm giúp cá
nhân và cộng đồng tự giúp. Nó không phải là một hành động ban bố của từ
thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và
cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình [25].
Theo đề án 32 của Thủ tƣớng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết
hài hòa mối quan hệ giữa con ngƣời và con ngƣời, hạn chế phát sinh các vấn
đề xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của thân chủ xã hội, hƣớng tới một
xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho ngƣời dân và xây dựng hệ thống
an sinh xã hội tiên tiến [34].
14
Trong khuôn khổ luận văn , học viên sử dụng khái niệm CTXH theo đề
án 32 của Thủ tƣớng Chính phủ, khái niệm này đồng thời cũng phù hợp với
bối cảnh chung về tình hình xã hội của nƣớc ta hiện nay.
1.1.2. Nghèo đói.
Tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng
Cốc Thái Lan tháng 9.1993 đã đƣa ra khái niệm về nghèo đói nhƣ sau: Đói
nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thoả mãn
những nhu cầu cơ bản của con ngƣời đã đƣợc xã hội thừa nhận tuỳ theo trình
độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phƣơng. Theo
định nghĩa này thì mức độ nghèo đói ở các nƣớc khác nhau là khác
nhau[24,tr2].
Ở nƣớc ta căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của
nhân dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo đƣợc hiểu nhƣ sau:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ chỉ có những điều kiện thoả
mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống
thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phƣơng diện. Một cách hiểu
khác, nghèo là một bộ phận dân cƣ có mức sống dƣới ngƣỡng quy định của sự
nghèo. Nhƣng ngƣỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa
phƣơng, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể
của từng địa phƣơng hay từng quốc gia [24, tr.7-8].
Đói là tình trạng một bộ phận dân cƣ nghèo có mức sống dƣới mức tối
thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống.
Đó là các hộ dân cƣ hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thƣờng vay
mƣợn cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không
đáng kể, nhà ở dột nát, con thất học, bình quân thu nhập dƣới 13kg
gạo/ngƣời/tháng (tƣơng đƣơng 45.000VND)[ 24, tr.8].
1.1.3. Xóa đói giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèo là chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng và Nhà
nƣớc ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời nghèo, thu
15
hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân
tộc, nhóm dân cƣ. Thành tựu xóa đói giảm nghèo trong những năm qua đã
góp phần tăng trƣởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, đƣợc
cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chƣa vững
chắc, chênh lệch giàu – nghèo giữa các vùng nhóm dân cƣ đƣợc thu hẹp, đặc
biệt là những huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao [48].
Xóa đói giảm nghèo là chủ chƣơng lớn, nhất quán của Đảng – Nhà
nƣớc và là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của nhà nƣớc,
của xã hội và của ngƣời dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của
từng địa phƣơng, nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để xóa đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Cùng với sự đầu tƣ hỗ trợ của nhà
nƣớc và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vƣơn lên thoát nghèo của
ngƣời nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công cùa công cuộc xóa
đói giảm nghèo [48].
Một trong những chƣơng trình cốt lõi của công cuộc XĐGN là Chương
trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số
và miền núi hay còn gọi là chƣơng trình 135, là một trong các chƣơng
trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nƣớc Việt Nam triển khai từ
năm 1998. Chƣơng trình đƣợc biết đến rộng rãi dƣới tên gọi Chƣơng trình
135 do Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện
chƣơng trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban
đầu, chƣơng trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1
từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến
năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nƣớc Việt Nam quyết định kéo dài
chƣơng trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp
theo là giai đoạn II (2006-2010). Do kết quả giảm nghèo có nhiều thành tựu
đáng mừng trong suốt 18 năm qua, cho nên cho đến nay, chƣơng trình 135
vẫn đang tiếp tục đƣợc triển khai trên địa bàn các xã khó khăn vùng dân tộc
thiểu số để góp phần mang lại hiệu quả giảm nghèo bền vững [33].
16
1.2.Lý thuyết vận dụng
1.2.1.Lý thuyết trị liệu nhận thức hành vi của Sheldon
Lý thuyết nhận thức hành vi là sự kết hợp nhận thức với lý thuyết
hành vi, để có thể kiểm định cả những mô hình nhận thức với kết quả thực
hành kỹ thuật hành vi. Nghĩa là vừa dựa vào những diễn biến, quá trình tâm
lý diễn ra bên trong con ngƣời, lại vừa dựa vào những phản ứng có thể quan
sát đƣợc của mỗi ngƣời dƣới sự tác động của môi trƣờng, những cảm nhận
của ngƣời ta về sự kiện, những giải thích của ngƣời ta về sự kiện, về môi
trƣờng [39, tr.24].
Nhƣ vậy việc ứng dụng thuyết nhận thức hành vi vào quá trình nghiên
cứu nhằm thực hiện những yếu tố sau:
Luận văn nghiên cứu về một nhóm dân tộc Mông thuộc dân tộc thiểu
số, có những đặc trƣng riêng trong nếp sống, phong cách sinh hoạt. Do vậy
để thực hiện đƣợc các hoạt động diễn ra hiệu quả, ngƣời nghiên cứu cần
vận dụng lý thuyết này kết hợp cùng phƣơng pháp quan sát, phân tích tài
liệu để nắm đƣợc những đặc tính tâm lý – xã hội của ngƣời dân tộc Mông,
từ đó có những nhận định chính xác khi xem xét quá trình triển khai các
hoạt động CTXH hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại đây. Trên cơ sở đó cũng
đƣa ra những đề xuất, kiến nghị hợp lý và phù hợp với đặc điểm kinh tế -
xã hội dân cƣ ở đây.
Việc thay đổi nhận thức – hành vi của ngƣời dân trong quá trình xóa
đói giảm nghèo là điều rất cần thiết, đặc biệt khi nhóm can thiệp là dân tộc
thiểu số với những nét văn hóa, sinh hoạt, nhận thức còn hạn chế. Ngƣời
nghiên cứu dùng cách tiếp cận từ nhận thức hành vi để tìm hiểu đặc điểm
nhận thức- hành vi của nhóm đối tƣợng trên cơ sở lý thuyết, đồng thời cùng
dùng thuyết này trong xem xét cách triển khai, vận dụng của đội ngũ cán bộ
trong triển khai hoạt động thay đổi nhận thức – hành vi ngƣời dân thoát
nghèo. Từ đó giúp ngƣời nghiên cứu có những đánh giá chính xác, khách
quan về hiệu quả triển khai CTXH trong xóa đói giảm nghèo tại đây.
17
1.2.2 .Lý thuyết vai trò
Vai trò là khái niệm nhấn mạnh những kỳ vọng xã hội gắn với những vị
thế hay vị trí nhất định trong xã hội và nó phân tích những kỳ vọng trong xã
hội ấy. Mỗi một vai trò lại gắn với một nhóm đối tác khác nhau và nhóm đối
tác đó có một kỳ vọng riêng của họ[5, tr.31].
Vai trò không chỉ đơn giản liên quan đến những hành vi đƣợc xã hội
quan sát mà trong thực tế còn bao gồm xã hội quan niệm những hành vi đó
phải đƣợc thực sao. Những hành vi đƣợc thực hiện đúng với mong muốn của
xã hội đƣợc gọi là những chuẩn mực và giá trị xã hội đó[5, tr.31].
Trong xã hội, mỗi ngƣời không phải chỉ đảm nhận một vai trò mà
thƣờng đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Các vai trò không đƣợc tổ chức và
vận dụng logic, hài hòa sẽ dân đến xung đột vai trò, căng thẳng vai trò, biến
đổi vai trò. Những đòi hỏi quan trọng nhất đối với vai trò không chỉ là thực
hiện các vai trò mà còn thể hiện vai trò đó có liên quan đến sự mong đợi, kỳ
vọng, chuẩn mực, quy ƣớc của xã hội hay không [39, tr.29].
Cách tiếp cận từ vai trò đƣợc sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu
công tác xã hội nói riêng và xã hội học nói chung. Riêng trong luận văn này,
ngƣời nghiên cứu sử dụng thuyết vai trò trong tìm hiểu vị trí, vai trò chức
năng của các nguồn lực trong triển khai hoạt động CTXH xóa đói giảm
nghèo. Trên cơ sở tìm hiểu sẽ nắm đƣợc mức độ quan trọng của từng nhóm
nguồn lực, từ đó có những đề xuất kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình thực
hiện vai trò của các nhóm nguồn lực, nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo.
1.3.Địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện KT-XH của địa bàn nghiên cứu
1.3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Mèo Vạc là một trong 11 huyện thị của tỉnh Hà Giang, lại nằm trên cực
bắc của tỉnh, nơi đây đƣợc đánh giá là vùng khó khăn nhất tỉnh. Huyện gồm
có 18 xã và 1 thị trấn, trung tâm huyện cách trung tâm tỉnh 100 km về phía
18
bắc giao thông đi lại rất khó khăn. Trên địa bàn huyện có 15 dân tộc sinh
sống, chủ yếu là các dân tộc ít ngƣời nhƣ: Mông, Dao, Bu Y, Pu Péo, Lô Lô.
Ngƣời Mông là dân tộc chiếm đông nhất trên 52% dân số toàn huyện. Ngƣời
kinh chỉ chiếm 5% dân số của huyện,vì vậy mà có thể coi đây là huyện ngƣời
Mông [52].
Xã Cán Chu Phìn là một trong những xã thuộc huyện Mèo Vạc có điều
kiện tự nhiên khá phức tạp, có diện tích 25,59 km². Phía Bắc giáp xã Giàng
Chu Phìn, Xín Cái, Sơn Vĩ; Phía Đông giáp Lũng Pù; Phía Nam giáp Lũng
Pù, Khâu Vai, Tát Ngà; Phía Tây giáp Tát Ngà, thị trấn Mèo Vạc. Xã Cán
Chu Phìn là một trong những xã giáp biên giới Việt – Trung cho nên tình hình
chính trị tại khu vực này cũng có nhiều diễn biến phức tạp [52].
1.3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong những năm gần đây đƣợc sự quan tâm đầu tƣ lớn của nhà nƣớc.
Nên tình hình kinh tế xã hội, văn hóa của huyện Mèo Vạc nói chung đã có
những bƣớc thay đổi khá toàn diện, chính vì vậy cũng kéo theo sự phát triển
về kinh tế đối với xã Cán Chu Phìn. Với những chính sách quan tâm hỗ trợ
của nhà nƣớc, sự cố gắng vƣơn lên của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các
dân tộc trong toàn xã đang khắc phục khó khăn để xóa đói giảm nghèo.
Để đánh giá một cách toàn diện nhất về đặc điểm kinh tế - xã hội của
xã Cán Chu Phìn thì cần đánh giá chi tiết từng khía cạnh một, cụ thể về các
khía cạnh nhƣ sau:
Về nông – lâm nghiệp:
Ngƣời dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện có 18.291, ha chiếm 23,4% diện
tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp có 16.365,ha chiếm 20,9%. Còn lại ngoài
đất chuyên dụng nhƣ: đƣờng giao thông, xây dựng, đất thổ cƣ, sông,
suốiThì đều là những khu vực đất trống, đồi núi trọc chiếm trên 45% diện
tích đất tự nhiên. Đây là đất đồi trọc cằn cỗi hoang hóa không thể canh tác.
19
Tính bình quân đất nông nghiệp cho một hộ đƣợc 3.490 m2/ hộ, hệ số sử
dụng đất nông nghiệp thấp. Chủ yếu gieo trồng một vụ, hệ thống mƣơng
máng tƣới tiêu chỉ có đáp ứng cho một số lƣợng ít cấy lúa ở những vùng thấp,
còn lại chủ yếu dựa vào yếu tố thiên nhiên, với đặc điểm canh tác là độc canh
cây lúa, ngô, thuần nông do vậy bình quân lƣơng thực đầu ngƣời chỉ đạt
153kg / ngƣời / năm [29].
Về lâm nghiệp: là một huyện có diện tích rừng tƣơng đối lớn xong chủ
yếu là rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn nhà nƣớc quản lý, còn lại có khoảng
trên 10.000 ha rừng trồng và rừng khoanh nuôi bảo vệ, xong cũng phát triển
kém, do đó thu nhập từ rừng là rất nhỏ [29].
Về chăn nuôi: theo quy mô hẹp trong các hộ gia đình với những vật
nuôi truyền thống nhƣ trâu, bò, lợn, dê, ong sản lƣợng không lớn chỉ đủ
cung cấp trong địa bàn huyện. Những năm gần đây nhà nƣớc đã có nhiều
chính sách hỗ trợ cho ngƣời dân phát triển chăn nuôi song do điều kiện khí
hậu về mùa đông quá khắc nghiệt, thiếu nƣớc uống, thức ăn thời tiết quá rét
nên đàn gia súc rất khó phát triển. Khi có chủ trƣơng của nhà nƣớc về chuyển
đổi cơ cấu cây trông vật nuôi, nhằm nâng cao đời sống cho ngƣời dân đã đƣợc
đông đảo đồng bào ủng hộ, việc vận động ngƣời dân chuy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004724_1_3095_2002811.pdf