Luận văn Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố hồ Chí Minh

LỜI CÁM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài . . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn . 5

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .5

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn .6

7. Kết cấu của luận văn . 7

CHưƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN .8

1.1. Quan niệm về giám sát và hoạt động giám sát của HĐND huyện .8

1.1.1. Nhận thức chung về giám sát . . . 8

1.1.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện . .11

1.1.3. Nội dung hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện .23

1.2. Các yêu cầu và các yếu tố bảo đảm hoạt động giám sát của Hội đồng

nhân dân huyện . .29

1.2.1. Các yêu cầu đối với hoạt động giám sát của HĐND huyện .29

1.2.2. Các yếu tố bảo đảm hoạt động giám sát của HĐND huyện. .34

Tiểu kết Chương 1 . . 40

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND

HUYỆN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH . 41

pdf114 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Văn phòng trực tiếp phụ trách và phân công 01 Phó Chánh Văn phòng, 02 chuyên viên tham mưu giúp việc cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân huyện. - Thư ký tại kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện có 03 thành viên, bao gồm: Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, Phó Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội và Phó Trưởng Ban Pháp chế. - Các Tổ đại biểu HĐND huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh: gồm 07 tổ đại biểu tại 06 xã và 01 thị trấn. Bảng 2.3. Số lƣợng các Tổ đại biểu Tổ đại biểu Tổ 1 (thị trấn Cần Thạnh) Tổ 2 (xã Long Hòa) Tổ 3 (xã Thạnh An) Tổ 4 (xã Lý Nhơn) Tổ 5 (xã An Thới Đông) Tổ 6 (xã Tam Thôn Hiệp) Tổ 7 (xã Bình Khánh) Số lượng 05 04 04 03 04 04 05 Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của HĐND huyện Cần Giờ năm 2016. 2.2. Kết quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Về hoạt động giám sát tại kỳ họp Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Hội đồng nhân dân huyện đã tổ chức 9 kỳ họp. Tại các kỳ họp, Hội đồng nhân dân huyện đã xem xét, thảo luận và góp ý báo cáo công tác 6 tháng và năm của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, 46 các Ban Hội đồng nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân huyện, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và Chi cục Thi hành án dân sự huyện. Chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân được quan tâm thực hiện thông qua việc xem xét các báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, các cơ quan tư pháp, báo cáo về kinh tế - xã hội, thực hiện ngân sách Nhà nước, quyết toán ngân sách Nhà nước của huyện. - Giám sát qua việc xem xét các báo cáo Hội đồng nhân dân huyện cho ý kiến các báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện về: kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đánh giá kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2016 - 2020 của huyện; việc thực hiện ngân sách, quyết toán ngân sách nhà nướcvà dự toán thu, chi, phân bổ ngân sách; kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo; cho ý kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 thuộc nguồn vốn ngân sách huyện thực hiện; kế hoạch đầu tư công; nhu cầu sử dụng đất; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Đồng thời xem xét việc giải quyết khiếu nại tố cáo, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và tình hình thi hành pháp luật tại địa phương; giám sát báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND và các Ban HĐND; giám sát công tác điều hành của UBND. Nội dung giám sát tập trung vào kết quả triển khai và tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐND, việc thực hiện “lời hứa” của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. - Giám sát qua hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn Chất vấn là hoạt động giám sát trực tiếp, là quyền quan trọng của đại biểu dân cử, mà ở đó thể hiện quyền lực và trách nhiệm của đại biểu với cử tri của mình, đồng thời cũng xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ 47 quan công quyền. Hoạt động chất vấn ngày càng thu hút sự quan tâm, theo dõi của cử tri, của cộng đồng và xã hội. Thông qua chất vấn, trả lời chất vấn, những mong muốn, bức xúc của cử tri được làm rõ, xác định được nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Hội đồng nhân dân huyện đã chú trọng lựa chọn kỹ nội dung chất vấn và yêu cầu tổ chức, cá nhân trả lời chất vấn; thực hiện giám sát thông qua chất vấn và trả lời chất vấn. Trong trường hợp nội dung trả lời chất vấn chưa thỏa đáng, hoặc không thực hiện đúng cam kết về thời gian giải quyết, Hội đồng nhân dân huyện ra nghị quyết về chất vấn và tổ chức giám sát việc thực hiện nghị quyết về chất vấn, từ đó, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp diễn ra nghiêm túc, thẳng thắn và dân chủ, nội dung chất vấn được cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn và chất vấn với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao trước cử tri. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là hình thức giám sát quan trọng của HĐND các cấp nói chung và cấp huyện nói riêng. Chất lượng giám sát có được nâng cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động này. Kỳ họp thứ nhất Hội đồng nhân dân huyện xác nhận tư cách đại biểu và bầu cử chức danh của HĐND nên không có hoạt động chất vấn. Hoạt động chất vấn của HĐND huyện Cần Giờ ngày càng đi vào nền nếp Nội dung chất vấn phong phú, đa dạng; không khí dân chủ, thẳng thắn giữa người chất vấn và đối tượng bị chất vấn. Các phiên chất vấn tại hội trường được truyền thanh trực tiếp nhằm giúp cho cử tri theo dõi sát diễn biến của kỳ họp và giám sát, đánh giá năng lực hoạt động của các đại biểu, đồng thời giám sát việc. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, có 59 lượt đại biểu chất vấn 65 nội dung tập trung ở các lĩnh vực quy hoạch, đô thị, môi trường, an ninh trật tự Đến nay, Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành 05 nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, theo đó yêu cầu Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, 48 các Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện giám sát việc thực hiện những giải pháp của Ủy ban nhân dân huyện và các đơn vị đã trình bày tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân huyện. Tuy nhiên, hoạt động chất vấn mới chỉ dừng lại ở việc chất vấn và trả lời chất vấn bằng văn bản mà chưa có đối chất cụ thể. Các đại biểu chất vấn trực tiếp tại Hội trường để làm rõ trách nhiệm của người trả lời chất vấn tuy nhiên nhiều trường hợp người bị chất vấn tìm cách thoái thác việc trả lời trực tiếp các nội dung bị chất vấn bằng cách xin trả lời bằng văn bản sau kỳ họp. Việc chất vấn chỉ tập trung vào một số đại biểu, chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn chưa cao. Câu hỏi chất vấn còn chưa sâu, nhiều câu hỏi mang tính chất nắm thông tin hơn là quy trách nhiệm pháp lý. Các văn bản trả lời chất vấn còn chung chung, chưa đi thẳng vào vấn đề, né tránh trách nhiệm, chưa thực sự đáp ứng được mong muốn của đại biểu và cử tri. Để hoạt động chất vấn thật sự hiệu quả, Hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ cần thực hiện những nội dung sau: Thứ nhất, chọn vấn đề chất vấn: Đại biểu nên lựa chọn các vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà đại biểu am hiểu, thường là vấn đề bức xúc được cư tri và dư luận quan tâm. Thường trực HĐND huyện gợi ý chất vấn gửi đến các Tổ đại biểu; trước ngày khai mạc kỳ họp, các đại biểu được triệu tập về trước 01 ngày đề sinh hoạt tổ, nghiên cứu tài liệu và thảo luận các nội dung sẽ phát biểu tại kỳ họp, trong đó thảo luận nội dung sẽ đưa ra chất vấn tại kỳ họp. Tổ đại biểu cử những người am hiểu về lĩnh vực chất vấn, giọng nói rõ ràng, mạch lạc, biết sử dụng ngôn ngữ tốt để tham gia chất vấn tại kỳ họp. Do đó vấn đề được lựa chọn đảm bảo kỹ, là vấn đề lớn, “nóng” tại địa phương. Việc lựa chọn đối tượng trả lời chất vấn cũng được Tổ đại biểu quan tâm, tránh trường hợp chất vấn không đúng người có trách nhiệm, vì thực tế 49 có trường hợp đại biểu chất vấn những việc không thuộc trách nhiệm của người bị chất vấn. Do đó Tổ đại biểu thảo luận kỹ và thống nhất đối tượng trả lời chất vấn sẽ đảm bảo đúng người có trách nhiệm. Thứ hai, điều hành phiên chất vấn phải đảm bảo thật linh hoạt, tạo được không khí dân chủ, cởi mở. Chủ tọa điều hành theo hướng gợi mở vấn đề, trường hợp liên quan đến cơ quan, ngành, cá nhân khác thì chủ tọa yêu cầu người đứng đầu cơ quan, ngành hoặc cá nhân đó giải trình thêm. Một đại biểu chất vấn, nhưng thảo luận chất vấn thì chủ tọa gợi mở để nhiều đại biểu cùng tham gia “truy vấn”. Sau mỗi phát biểu giải trình của người bị chất vấn và câu hỏi thêm của đại biểu tham gia chất vấn, Chủ tọa đều chốt vấn đề cụ thể, như vậy các vấn đề chất vấn sẽ được làm rõ ngay tại kỳ họp. Thứ ba, kết luận chất vấn, đây là vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng. Sau phiên chất vấn, HĐND huyện ban hành Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó giao trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan trong việc giải quyết những vấn đề mà đại biểu HĐND huyện chất vấn tại kỳ họp, yêu cầu rõ thời gian hoàn thành; đồng thời báo cáo HĐND huyện tại kỳ họp tiếp theo. Thứ tư, giám sát việc thực hiện Nghị quyết chất vấn và trả lời chất vấn, trên cơ sở Nghị quyết, HĐND huyện giao các Ban HĐND tỉnh, các đại biểu HĐND, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện tiến hành giám sát việc thực hiện “lời hứa” sau chất vấn. Có thể kết hợp với giám sát việc giải quyết kiến nghị cử tri, Thường trực HĐND, các Ban HĐND huyện tiến hành giám sát việc thực hiện Nghị quyết chất vấn; báo cáo kết quả giám sát với HĐND huyện tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp không giám sát thì đề nghị UBND tỉnh báo cáo việc chỉ đạo thực hiện “lời hứa” chất vấn và báo cáo tại kỳ họp HĐND huyện. Làm như vậy, trách nhiệm của người bị chất vấn được nâng lên, vấn đề chất vấn được giải quyết kịp thời. 50 - Giám sát qua việc nghe báo cáo về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo của cử tri - Công tác tiếp xúc cử tri: Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành Quy chế hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021. Thường xuyên quan tâm chỉ đạo các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân huyện tổ chức tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện theo đúng thời gian quy định. Tại mỗi cuộc tiếp xúc cử tri, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện ban hành mẫu phiếu theo dõi, tổng hợp kết quả tiếp xúc cử tri tại nơi cư trú; xây dựng đề cương cho từng cuộc tiếp xúc cử tri, yêu cầu các Tổ đại biểu luân phiên địa bàn tiếp xúc cử tri để nắm bắt tình hình và mở rộng công khai dân chủ, thực hiện ghi chép và tổng hợp đầy đủ ý kiến cử tri gửi về Thường trực Hội đồng nhân dân. Ngoài việc thực hiện tốt các hình thức tiếp xúc cử tri theo luật định, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân huyện mở rộng thực hiện tốt các hình thức tiếp xúc cử tri tại địa bàn ứng cử; tiếp xúc cử tri qua các cuộc họp tại nơi cư trú; nơi làm việc; theo chuyên đề; theo giới và tiếp xúc cử tri bằng hình thức đối thoại trực tiếp giữa đồng chí Chủ tịch Hội đồng nhân dân với nhân dân trên địa bàn. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Hội đồng nhân dân huyện đã tổ chức 22 cuộc tiếp xúc cử tri (bao gồm 14 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện ; 01 cuộc tiếp xúc cử tri theo giới, theo chuyên đề ; 07 cuộc tiếp xúc đối thoại trực tiếp giữa Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện với nhân dân trên địa bàn huyện ), có 7.153 cử tri tham dự, có 1.186 ý kiến, kiến nghị liên quan đến các lĩnh vực đất đai, môi trường, kinh tế, đô thị, xây dựng, giao thông, an ninh trật tự... Hội đồng nhân dân huyện đã tổng hợp đầy đủ và đề nghị các cơ quan chức năng xem xét giải quyết theo quiy định, kết quả các 51 đơn vị đã giải quyết 1009/1.186 ý kiến, kiến nghị (đạt 85,1%), còn lại 177 ý kiến, kiến nghị đang xem xét giải quyết. Qua tiếp xúc cử tri, nhiều nội dung kiến nghị thuộc thẩm quyền cơ sở và cấp huyện được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét trả lời, chỉ đạo giải quyết, đồng thời tuyên truyền, giải thích các chính sách pháp luật để cử tri, nhân dân đồng thuận. Thường trực Hội đồng nhân dân huyện thường xuyên theo dõi, đôn đốc tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, đảm bảo thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị do Thường trực Hội đồng nhân dân huyện chuyển đến đều được giải quyết kịp thời, thỏa đáng, đáp ứng với nguyện vọng của cử tri và nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân đã chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực hoạt động cho đại biểu thông qua việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng dân cử cho đại biểu Hội đồng nhân dân và tạo điều kiện cho đại biểu tham gia các lớp tập huấn do Hội đồng nhân dân thành phố tổ chức, qua đó đã giúp cho nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân được nâng cao trình độ, năng lực và kỹ năng công tác dân cử, góp phần đóng góp tích cực cho hoạt động của Hội đồng nhân dân. - Công tác tiếp công dân và xử lý, đôn đốc việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân: Thường trực Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành quy chế tiếp công dân của đại biểu Hội đồng nhân dân huyện khóa X, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Theo đó, định kỳ 6 tháng/lần, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện ban hành lịch tiếp công dân của Thường trực Hội đồng nhân dân và từng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, thực hiện niêm yết tại nơi làm việc các xã, thị trấn, ấp, khu phố. Các tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện luân phiên tiếp công dân tại địa bàn xã, thị trấn định kỳ 01 tháng/02lần; tiếp công dân tại trụ sở Ban nhân dân các ấp, khu phố 01 tuần/01lần; đối với Thường 52 trực Hội đồng nhân dân huyện tiếp dân tại trụ sở Ban Tiếp công dân huyện 01 tháng/lần. Thường trực Hội đồng nhân dân huyện đã thực hiện 145 buổi tiếp công dân, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện thực hiện 777 buổi tiếp công dân. Đa số công dân đến phản ánh và gửi đơn thư khiếu nại, yêu cầu xem xét, giải quyết một số vấn đề chủ yếu trên lĩnh vực đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng, cung cấp nước sạch, chế độ chính sách hộ nghèo, việc chậm giải quyết đơn thư khiếu kiện tại Tòa án nhân dân huyện Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện đã giải thích, hướng dẫn cử tri và có ý kiến đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định. Bên cạnh việc tiếp công dân theo quy định, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện đã tổ chức lắp đặt hộp thư dân nguyện tại 7 xã, thị trấn, đồng thời yêu cầu các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện ứng cử trên địa bàn các xã, thị trấn định kỳ hàng tuần kiểm tra hộp thư, tiếp nhận đơn thư, tổng hợp báo cáo các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi về Thường trực Hội đồng nhân dân huyện để xem xét, xử lý theo đúng quy định. Qua tiếp công dân, đường bưu điệnThường trực Hội đồng nhân dân huyện tiếp nhận 75 đơn thư gồm: 05 đơn tố cáo, 05 đơn khiếu nại, 65 đơn yêu cầu xem xét giải quyết; chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 75 đơn, kết quả đã giải quyết 69 đơn (đạt 92%), đang xem xét giải quyết 09 đơn. Riêng đối với những vụ việc phức tạp, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện trực tiếp tiếp xúc cử tri để xác minh, làm rõ và thu thập thêm tài liệu, chứng cứ có nội dung liên quan, để trên cơ sở đó kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân. Việc tiếp nhận, xử lý đơn thư, khiếu nại của công dân được Thường trực Hội đồng nhân dân huyện chú trọng thực hiện tốt; đối với những vụ việc phức tạp, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện trực tiếp tiếp công dân để xác minh, làm rõ và 53 thu thập thêm tài liệu, chứng cứ, nội dung có liên quan để trên cơ sở đó kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nhìn chung, hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân được tổ chức thực hiện đúng quy định pháp luật; qua đó, đã ghi nhận, phản ánh, đề nghị giải quyết các vấn đề bức xúc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Tuy nhiên, tại các buổi tiếp xúc cử tri, tiếp công dân chưa đạt hiệu quả như mong muốn, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: số lượng cử tri đến tham dự còn ít; điều kiện phục vụ công tác tiếp công dân chưa thật sự tốt và chu đáo; một số tổ đại biểu còn chậm gửi tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri về Thường trực Hội đồng nhân dân huyện sau tiếp xúc cử tri và tiếp công dân, làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng hợp chung; việc giải quyết đơn thư khiếu nại, phản ánh của công dân tại một số cơ quan có thẩm quyền giải quyết chưa kịp thời dẫn đến tình trạng công dân bức xúc do phải chờ đợi hoặc đi lại nhiều lần. Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri là vấn đề mới, được quy định tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để HĐND xem xét trách nhiệm thực hiện việc giải quyết ý kiến kiến nghị của cử tri. Qua giám sát, nhiều ý kiến kiến nghị của cử tri được giải quyết kịp thời, thỏa đáng, từ đó góp phần tăng thêm niềm tin của nhân dân với cấp chính quyền, hạn chế tình trạng đơn thư, tạo sự đồng thuận xã hội trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. - Giám sát việc lấy phiếu tín nhiệm những người giữ chức vụ do HĐND huyện bầu Căn cứ Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Ngày 30 tháng 10 năm 2018, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Cần Giờ ban hành Kế hoạch số 211/KH- 54 HĐND về tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân huyện bầu; Hướng dẫn số 212/HD-HĐND về tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã, thị trấn bầu. Ngày 31 tháng 10 năm 2018, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch và hướng dẫn những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân huyện bầu để thực hiện viết báo cáo và kê khai tài sản theo mẫu đính kèm và ban hành Công văn số 210/HĐND ngày 30 tháng 10 năm 2018 về gửi báo cáo và kê khai tài sản, thu nhập phục vụ lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ tám Hội đồng nhân dân huyện. Ngày 16 tháng 11 năm 2018, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện ban hành Công văn số 229/HĐND về phân công tiếp nhận và quản lý hồ sơ lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân xã huyện để thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận, in sao, gửi hồ sơ, lưu giữ, bảo mật hồ sơ lấy phiếu tín nhiệm theo quy định. Tổng số người được lấy phiếu tín nhiệm là: 20 người. Số người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo là: 20 người, gồm: + Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện (01 người) + Các Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện (02 người); + Trưởng các Ban Hội đồng nhân dân huyện (02 người); + Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (01 người) + Các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện (02 người). + Các Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện (12 người) Ngày 28 tháng 11 năm 2018, Thường trực Hội đồng nhân dân đã tiếp nhận đầy đủ 20 báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm. Nội dung báo cáo đảm bảo đầy đủ, súc tích về các nội dung theo quy định; toàn bộ báo cáo đánh máy và in trên giấy khổ A4, thời gian gửi báo cáo đảm bảo theo quy định. Ngày 29 tháng 11 năm 2018, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện 55 ban hành Công văn số 225/HĐND đến đại biểu Hội đồng nhân dân huyện để nghiên cứu, thảo luận và yêu cầu đại biểu Hội đồng nhân dân huyện chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp có thể gửi văn bản đến Thường trực Hội đồng nhân dân huyện và người được lấy phiếu tín nhiệm để yêu cầu làm rõ những nội dung thuộc căn cứ đánh giá tín nhiệm. Công tác lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân huyện bầu được thực hiện đúng trình tự, đảm bảo theo quy định. Những người được lấy phiếu tín nhiệm do Hội đồng nhân dân huyện bầu đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện gửi báo cáo và bản kê khai tài sản đúng thời gian và nội dung theo quy định. Các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện đã thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm trên tinh thần dân chủ, khách quan và công bằng. Thông qua kết quả việc lấy phiếu tín nhiệm giúp Hội đồng nhân dân huyện nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện, đồng thời giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của bản thân để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ. Qua đó Hội đồng nhân dân huyện đề nghị Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bổ sung phần tự đánh giá và phương hướng khắc phục những hạn chế vào mẫu báo cáo của người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân huyện bầu. Bổ sung Phó trưởng các Ban Hội đồng nhân dân vào đối tượng người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân được lấy phiếu tín nhiệm vì các đại biểu này hoạt động chuyên trách và cũng được Hội đồng nhân dân huyện bầu. 2.2.2. Về hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp, giám sát chuyên đề Hội đồng nhân dân huyện tăng cường hoạt động giám sát chuyên đề trên cơ sở đề nghị của các Ban Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, 56 Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và kiến nghị của cử tri; chú trọng lựa chọn kỹ nội dung giám sát chuyên đề, trong đó tập trung giám sát việc thực hiện các chương trình, đề án và nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành, những nghị quyết về chính sách liên quan trực tiếp đến người dân và tổ chức. Các cuộc giám sát, khảo sát đều bám sát các mục tiêu, định hướng, nghị quyết của Huyện ủy và Hội đồng nhân dân huyện, những vấn đề được đông đảo cử tri, nhân dân quan tâm và được thực hiện đúng quy trình. Qua giám sát, khảo sát, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện đã chỉ đạo Văn phòng Hội đồng nhân dân huyện tổng hợp đề xuất, kiến nghị, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận sau giám sát của các cơ quan có thẩm quyền, qua đó đã nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân huyện. Nhìn chung, Thường trực Hội đồng nhân dân đã tổ chức thực hiện tốt hoạt động giám sát thường xuyên và giám sát chuyên đề; chương trình, nội dung giám sát, trình tự, thời gian giám sát đều đảm bảo đúng theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong công tác giám sát như: một số đơn vị chịu sự giám sát, khảo sát gửi tài liệu chậm so với kế hoạch, báo cáo không bám theo đề cương hướng dẫn của Đoàn giám sát; việc tham gia giám sát của một số đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động kiêm nhiệm còn ít; hoạt động giám sát, khảo sát tại tổ đại biểu chưa nhiều. Công tác theo dõi, đôn đốc, giải quyết các kiến nghị sau giám sát tuy đã được quan tâm thực hiện nhưng một số kiến nghị chưa được thực hiện nghiêm túc làm giảm hiệu lực giám sát. - Giám sát của Hội đồng nhân dân huyện: Căn cứ khoản 1, Điều 58 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, hàng năm trên cơ sở đề nghị của các Ban Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân 57 dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và kiến nghị của cử tri; Thường trực Hội đồng nhân dân huyện đã dự kiến chương trình giám sát năm của Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân huyện xem xét, quyết định và ban hành nghị quyết chương trình hoạt động giám sát tại kỳ họp giữa năm của năm trước. - Giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện: Căn cứ vào nghị quyết chương trình hoạt động giám sát năm của Hội đồng nhân dân huyện, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện quyết định chương trình giám sát năm của mình chậm nhất 15 ngày sau khi bế mạc kỳ họp cuối năm trước của Hội đồng nhân dân huyện; phân công thành viên Thường trực thực hiện các nội dung trong chương trình, giao các Ban thực hiện một số nội dung của chương trình và báo cáo kết quả cho Thường trực Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát năm của mình vào kỳ họp Hội đồng nhân dân giữa năm của năm sau. - Giám sát của các Ban Hội đồng nhân dân huyện: Căn cứ vào chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và ý kiến của các thành viên trong Ban, các Ban xây dựng và quyết định chương trình giám sát hằng năm của Ban vào cuối năm trước. Đồng chí Trưởng ban chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chương trình giám sát năm của Ban. - Giám sát của Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện: Các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân huyện đã thực hiện giám sát việc tuân theo Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện tại địa phương theo quy định của pháp luật và giám sát các vấn đề do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện phân công. Tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân huyện thực hiện hoạt động giám sát như: thực hiện quyền chất vấn; giám sát quyết định của Ủy ban nhân dân huyện và nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, thị 58 trấn, giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định tại các Điều 85, 86, 87 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. - Giám sát thông qua các kỳ họp Hội đồng nhân dân: Hội đồng nhân dân huyện thực hiện các hoạt động giám sát tại các kỳ họp thông qua việc xem xét các báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan tư pháp và các báo cáo khác của các cơ quan liên quan, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp. Ngoài ra, các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện còn thực hiện chức năng giám sát tại kỳ họp thông qua hoạt động thảo luận tại tổ đại biểu, tại hộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoat_dong_giam_sat_cua_hoi_dong_nhan_dan_huyen_can.pdf
Tài liệu liên quan