MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT 8
1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của báo cáo viên pháp luật 8
1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật 13
1.3. Những yêu cầu đối với báo cáo viên pháp luật trong hoạt động giáo dục pháp luật hiện nay 31
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT Ở TỈNH QUẢNG BÌNH 37
2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục pháp luật ở tỉnh Quảng Bình 37
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật của báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua 42
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT Ở TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 65
3.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với công tác giáo dục pháp luật 65
3.2. Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay 70
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 103
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h trị có 40 người và sơ cấp chính trị 18 người.
Địa bàn làm việc: 85 người làm việc ở các cơ quan ban ngành cấp huyện và 6 người làm việc ở cấp xã.
Đánh giá chung: Qua số liệu trên cho chúng ta thấy đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở Quảng Bình hiện nay còn nhiều điểm bất cập về giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị. Những điểm bất cập đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Những điểm bất cập thể hiện như sau:
Về cơ cấu: Số lượng nữ tham gia vào đội ngũ báo cáo viên pháp luật còn quá ít, chỉ có 20/172 người. Qua đó cho thấy vị trí, vai trò của nữ giới chưa thật sự được coi trọng. Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tâm lý người nghe thường thích người khác giới truyền đạt, ngoài việc tuyên truyền nội dung thì hình thức, tác phong của các báo cáo viên pháp luật có tác động không nhỏ đến nhận thức của người nghe. Nếu các buổi phổ biến, giáo dục pháp luật đa số người nghe là nam giới và báo cáo viên pháp luật là nữ thì hiệu quả công tác giáo dục pháp luật đem lại sẽ cao hơn.
Về độ tuổi: đa số báo cáo viên pháp luật có độ tuổi trên 40 (từ 41-50 tuổi là 78 người chiếm 45,3% và trên 50 tuổi là 67 người chiếm 39%), đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong công tác, vững vàng về kiến thức xã hội và có phương pháp tốt, có khả năng truyền đạt nội dung pháp luật đến các đối tượng. Tuy nhiên, đội ngũ này đa số nắm giữ các cương vị chủ chốt trong các cơ quan nhà nước như giám đốc sở, trưởng phòng các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện nên thời gian dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật rất hạn chế. Do vậy, chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa cao. Trong khi đó, độ tuổi dưới 30 chỉ có 4 người, và độ tuổi 31- 40 là 23 người, đây là độ tuổi có nhiều điều kiện thụân lợi, có thể đưa lại hiệu quả cao cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nếu không tuyển chọn, bổ sung vào lực lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật những người trẻ tuổi, có điều kiện thuận lợi cho công tác thì một vài năm tới hiện tượng “già hóa” đội ngũ báo cáo viên pháp luật sẽ xảy ra, điều này ảnh hưởng đến chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở tỉnh Quảng Bình.
Về trình độ chuyên môn: trong 172 báo cáo viên pháp luật chỉ có 73 người đã tốt nghiệp Đại học Luật.
Đội ngũ báo cáo viên pháp luật là những người chủ yếu làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức và nhân dân, hơn ai hết họ phải là những người rất am hiểu về pháp luật. Muốn vậy, theo chúng tôi họ phải là những người đã tốt nghiệp đại học luật mới có điều kiện thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Thực tế vẫn còn 7 người tốt nghiệp cao đẳng và 18 người tốt nghiệp trung cấp, nếu không có sự đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn kịp thời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Bên cạnh đó, số báo cáo viên pháp luật làm việc ở các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh còn quá ít (38/172), số còn lại làm việc ở cấp huyện và cấp xã. Do vậy, nếu không có sự điều chỉnh kịp thời thì việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức các cơ quan ban ngành cấp tỉnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian tới.
2.2.2. Những kết quả đạt được trong hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình thời gian qua
2.2.2.1.Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật trước khi có Chỉ thị 02/1998/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Từ khi trở về với tư cách một đơn vị hành chính cấp tỉnh độc lập (7/1989), Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Bình xác định: phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đột phá trong xây dựng và thi hành pháp luật. Để thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp xây dựng lực lượng báo cáo viên pháp luật. Giai đoạn này lực lượng báo cáo viên pháp luật chủ yếu là cán bộ ngành Tư pháp, Tòa án, Viện kiểm sát và đội ngũ cán bộ pháp chế ngành. Với 25 cán bộ pháp chế của các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và lực lượng cán bộ tư pháp từ tỉnh đến huyện có khả năng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các báo cáo viên pháp luật đã từng bước thực hiện công tác theo yêu cầu của UBND tỉnh. Hình thức tuyên truyền thời kỳ này chủ yếu là mở các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức và lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể nhằm giúp họ nắm được những nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980, các văn bản luật, pháp lệnh…. Bên cạnh đó, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo… để các báo cáo viên chuyển tải nội dung các văn bản pháp luật đến với nhân dân.
Tuy nhiên, so với yêu cầu thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật còn hạn chế như: chưa thường xuyên tổ chức thông tin, phổ biến pháp luật đến với cán bộ công chức và nhân dân, hình thức còn nghèo nàn, chưa có sơ kết, tổng kết, trao đổi kinh nghiệm, khen thưởng sau các đợt phổ biến pháp luật. Đồng thời chưa có quy chế, quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các báo cáo viên pháp luật…, do vậy, hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các báo cáo viên pháp luật còn thấp.
Trước yêu cầu của sự thay đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần có sự thay đổi, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, cần phải có quy chế quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ, tạo cơ sở pháp lý cho các báo cáo viên hoạt động. Do vậy, việc thành lập và đổi mới phương thức hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật là hết sức cần thiết.
2.2.2.2. Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật sau khi có Chỉ thị 02/1998/QĐ-TTg và Quyết định 03/1998/QĐ-TTg
Sau khi có Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay thì đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình đã được củng cố và kiện toàn, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đã đưa lại những kết quả đáng kể, thể hiện trên những mặt cụ thể sau đây:
Thứ nhất: Về nội dung hoạt động giáo dục pháp luật.
Việc xác định nội dung giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng là cán bộ, công chức và nhân dân tỉnh Quảng Bình là điều rất quan trọng, từng bước khắc phục được những hạn chế về nhận thức, ý thức pháp luật của họ, góp phần hình thành ý thức pháp luật XHCN trong cán bộ và nhân dân.
Để đạt hiệu quả cao, trước khi tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật, các báo cáo viên pháp luật nghiên cứu chuẩn bị một cách kỹ lưỡng các nội dung pháp luật cần truyền đạt đến đối tượng bằng cách bám sát định hướng, chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của HĐPHCT phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương và của tỉnh Quảng Bình, đồng thời gắn việc giáo dục pháp luật với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước nói chung của tỉnh Quảng Bình nói riêng.
Do đặc thù của đối tượng được giáo dục pháp luật như sự chênh lệch về tuổi đời, trình độ và kinh nghiệm công tác nên các báo cáo viên pháp luật luôn chú ý đến việc phân loại một cách tương đối để chuyển tải những nội dung pháp luật cho phù hợp với trình độ học vấn, tính chất công việc, yêu cầu nghề nghiệp, giới tính….
Nội dung giáo dục pháp luật cho đối tượng là cán bộ tư pháp, các tuyên truyền viên pháp luật được tập trung vào Luật Hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về hoà giải, pháp luật về hộ tịch, hộ khẩu, quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh trật tự, nhà ở, tài chính, môi trường…, Bên cạnh đó, cũng chú ý vào những vấn đề về kỹ năng tư vấn pháp luật, kỹ năng soạn thảo văn bản, từ đó giúp cho họ khắc phục được những khiếm khuyết thường vấp phải trong quá trình công tác của mình.
Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ quan, đơn vị của mình đang công tác cũng được các báo cáo viên pháp luật chú trọng đổi mới. Nếu như trước đây thường chú trọng những nội dung pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị mình, thì nay nội dung được phổ biến toàn diện hơn, bao hàm cả nội dung pháp luật liên quan tất cả các lĩnh vực như luật hình sự, luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, luật đất đai, luật hành chính… . Đồng thời, nếu như trước đây thường chỉ phổ biến văn bản luật thì nay các báo cáo viên dành nhiều thời gian phổ biến các văn bản hướng dẫn thực hiện, như các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ, các Quyết định, Chỉ thị… để cán bộ, công chức nâng cao hiểu biết về pháp luật, vận dụng vào công việc hàng ngày được tốt hơn.
Cùng với việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong cơ quan, đơn vị mình công tác thì các báo cáo viên thường chú trọng việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong các tổ chức trong hệ thống chính trị. Như phối hợp với Hội Nông dân tổ chức tuyên truyền Luật Đất đai, Bộ Luật Dân sự, Luật Giao thông đường bộ; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức tuyên truyền Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em; phối hợp với Đoàn thanh niên tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng chống ma tuý… Báo cáo viên pháp luật các ngành Tư pháp, Công an phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo thường xuyên tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng chống ma tuý, Bộ Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình… cho học sinh và sinh viên các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các trường phổ thông trung học, trung học cơ sở trong tỉnh.
Nội dung hoạt động giáo dục pháp luật của các báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình luôn gắn chặt với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức. Bởi vì giáo dục pháp luật có mối liên hệ hữu cơ và tương hỗ với giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức. Ngoài mục đích riêng của mỗi dạng giáo dục, chúng đều nhằm mục đích chung là tác động lên nhận thức, tư tưởng, hành vi của đối tượng giáo dục để họ có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Như vậy, nội dung hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình thời gian qua luôn bám sát thực tiễn, không ngừng được bổ sung, đổi mới và cập nhật, kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương; đồng thời, mang tính thiết thực đối với đối tượng được tuyên truyền, giáo dục.
Thứ hai: Về hình thức và phương pháp của hoạt động giáo dục pháp luật.
Việc xác định đúng, đủ nội dung hoạt động giáo dục pháp luật cho phù hợp với các đối tượng giáo dục pháp luật như trên đã trình bày là yếu tố có ý nghĩa quan trọng cho việc đạt tới mục đích của giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, nội dung giáo dục pháp luật không thể tự đi vào nhận thức, tình cảm của đối tượng giáo dục mà phải qua các hình thức giáo dục pháp luật, cách thức, biện pháp tác động nhất định phù hợp với tính đặc thù và khả năng tiếp nhận của đối tượng. Trong thời gian qua, với phương châm: “Hướng mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở”, đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở Quảng Bình đã tập trung thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua một số hình thức và biện pháp có hiệu quả, phù hợp với đối tượng. Các hình thức thường được các báo cáo viên pháp luật ở Quảng Bình sử dụng trong hoạt động giáo dục pháp luật cụ thể như sau:
* Hình thức tuyên truyền miệng.
Thông qua hình thức này, các báo cáo viên pháp luật trực tiếp phổ biến những văn bản pháp luật xuống cho cán bộ, công chức và nhân dân, qua đó để họ nắm bắt kịp thời những nội dung văn bản của pháp luật, làm cơ sở cho việc áp dụng các quy phạm pháp luật vào việc xử lý, giải quyết công việc ở địa phương, cơ sở. Đồng thời, đây là hình thức tuyên truyền linh hoạt, có thể tiến hành bất cứ nơi đâu, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, không hạn chế số lượng người nghe. Qua phương pháp tuyên truyền miệng, các báo cáo viên pháp luật trực tiếp hướng dẫn, giải thích một cách cụ thể những điều luật, những khái niệm không rõ ràng, khó hiểu, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng vận dụng đúng đắn pháp luật. Mặt khác, qua các buổi tuyên truyền miệng, các báo cáo viên pháp luật nắm bắt được những thông tin phản hồi từ phía người nghe, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp trong quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tại Quảng Bình trong thời gian qua các báo cáo viên pháp luật đã có rất nhiều cố gắng để tận dụng tất cả những ưu thế của hình thức tuyên truyền miệng. Hình thức tuyên truyền miệng được tổ chức thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề về pháp luật, hội nghị tuyên truyền văn bản pháp luật mới, các buổi hội thảo, các buổi tập huấn…
- Tuyên truyền miệng qua hội nghị tuyên truyền văn bản pháp luật mới.
Thời gian qua hoạt động của báo cáo viên pháp luật chủ yếu thông qua các hội nghị triển khai các văn bản pháp luật mới. Sau khi được Sở Tư pháp chủ trì tổ chức tập huấn, các báo cáo viên pháp luật nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật liên quan, nghiên cứu đề cương để truyền đạt lại cho cán bộ và nhân dân địa phương.
Dưới sự chỉ đạo của HĐPHCT phổ biến, giáo dục pháp luật, các báo cáo viên pháp luật đã chủ động mở hàng ngàn buổi phổ biến, giáo dục pháp luật cho hàng chục ngàn lượt người tham gia nhằm giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân trong tỉnh. Trung bình mỗi năm các báo cáo viên pháp luật đã tuyên truyền khoảng 1500 buổi với 14500 người tham gia. Đặc biệt năm 2003 và năm 2004, với sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và cơ quan chuyên môn, các báo cáo viên pháp luật đã phát huy tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Cụ thể như sau:
Năm 2003: ở cấp tỉnh, “Tổng số hội nghị được tổ chức để phổ biến, quán triệt, tập huấn pháp luật là 2788 buổi với 19466 lượt người nghe” [40, tr.5].
ở cấp huyện, các báo cáo viên pháp luật “tổ chức được 914 hội nghị, quán triệt phổ biến các văn bản pháp luật, thu hút hơn 117560 lượt người tham dự”[40, tr.7].
Năm 2004: các báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh đã tổ chức được hơn 300 buổi phổ biến, giáo dục pháp luật với hơn 25000 lượt người tham gia.
Các báo cáo viên pháp luật cấp huyện “đã tổ chức hơn 630 buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với gần 110000 lượt người nghe. Các địa phương làm tốt công tác này như báo cáo viên pháp luật ở huyện Tuyên Hóa (tổ chức được 229 buổi với hơn 54000 lượt người nghe), báo cáo viên pháp luật huyện Lệ Thuỷ (tổ chức được 131 buổi với hơn 8500 lượt người nghe), báo cáo viên pháp luật huyện Quảng Ninh (tổ chức 108 buổi với hơn 33000 lượt người nghe”[41, tr.7].
Qua hình thức này, các báo cáo viên pháp luật phổ biến trên 70 văn bản pháp luật, đi sâu các nội dung của Hiến pháp 1992, Nghị quyết 51 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992, Bộ luật Hình sự 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật Lao động, Luật Phòng, chống ma tuý, Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Nghĩa vụ quân sự, Pháp lệnh dân số, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, Nghị định 83 của Chính phủ về quản lý hộ tịch…
- Về hình thức hội thảo chuyên đề: Để tìm hiểu sâu hơn nội dung các văn bản pháp luật, HĐPHCT phổ biến, giáo dục pháp luật đã tổ chức các hội nghị chuyên đề như “Bộ Luật Dân sự và vai trò của nó trong thực tiễn”, “Thanh niên với Luật Hôn nhân và gia đình”, “Phụ nữ với Pháp lệnh dân số”, “Tìm hiểu về Luật Phòng, chống ma tuý”, giao cho các báo cáo viên pháp luật chuẩn bị nội dung về các chuyên đề đó. Thông qua hội nghị chuyên đề này, các báo cáo viên đi sâu phân tích, mổ xẻ các vấn đề trên cơ sở luận cứ khoa học, từ đó giúp cho cán bộ và nhân dân hiểu sâu hơn về các quy định của pháp luật. Những năm qua trung bình mỗi năm tổ chức được 10 hội nghị chuyên đề với 50 bài tham luận do các báo cáo viên pháp luật đảm nhận.
* Hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hình thức dạy và học pháp luật ở các nhà trường (không chuyên luật).
Đây là hình thức có ý nghĩa quan trọng, tác động tích cực đến việc hình thành ý thức pháp luật cho cán bộ công chức và nhân dân trong tỉnh.
Thông qua hình thức dạy và học pháp luật ở nhà trường, chủ yếu ở trường Chính trị tỉnh, cán bộ, công chức được bồi dưỡng kiến thức pháp luật qua các loại hình lớp: trung cấp chính trị, trung cấp hành chính, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ xã, phường, thôn, bản.
Với tư cách là các giảng viên kiêm chức, trong những năm qua các báo cáo viên pháp luật đã có nhiều đóng góp trong công tác giảng dạy của Trường Chính trị tỉnh.
Chương trình giảng dạy của trường Chính trị tỉnh bao gồm: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật; các ngành luật cơ bản của nước ta; quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực; kỹ thuật soạn thảo văn bản; kỹ năng điều hành công sở… Đội ngũ giảng viên giảng dạy về pháp luật còn mỏng, trong khi đó, có nhiều bài đòi hỏi kiến thức thực tiễn phong phú như bài Luật Hình sự, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Đất đai…, do vậy, nhà trường thường xuyên mời các báo cáo viên pháp luật đến giảng bài.
Với số lượng lớp cũng như chương trình ngày càng tăng, việc tham gia giảng dạy của các báo cáo viên pháp luật cũng tăng cả về số lượng và thời gian:
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
Số BCVPL tham gia
5
5
6
6
5
7
7
Số giờ giảng bài
145
145
180
180
180
250
250
Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Chính trị tỉnh Quảng Bình.
Thông qua các bài giảng, các báo cáo viên pháp luật đã chuyển tải nội dung các văn bản pháp luật đến với cán bộ, công chức và nhân dân, góp phần tháo gỡ những vướng mắc mà thực tiễn đang đặt ra.
* Hoạt động giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng
Các phương tiện thông tin đại chúng được hiểu là những phương tiện có thể chuyển tải thông tin đến với cán bộ, công chức và nhân dân. Những phương tiện ấy bao gồm sách, báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình…
Với tư cách là các cộng tác viên, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các báo cáo viên pháp luật chuyển tải những nội dung văn bản pháp luật đến vói cán bộ, công chức và nhân dân tỉnh nhà.
“Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình, Đài Truyền thanh các huyện, thị xã cần phối hợp với cơ quan Tư pháp cùng cấp trong việc xây dựng chuyên trang, chuyên mục pháp luật trên báo, đài. Tăng cường đội ngũ phóng viên, cộng tác viên viết về pháp luật nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tìm hiểu pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân”[77, tr.2]. Thời gian qua, Báo Quảng Bình đã dành riêng trang 7 là trang “Pháp luật với bạn đọc” nhằm cung cấp những thông tin pháp luật đến với nhân dân tỉnh nhà. Với số lượng mỗi tuần ra 5 kỳ (thứ 2, thứ 3, thứ 4, thứ 6 và chủ nhật), các báo cáo viên pháp luật đã giới thiệu rộng rãi các văn bản pháp luật mới, giải thích pháp luật, phản ánh về hoạt động bảo vệ pháp luật của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh, nêu những tấm gương tốt trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm để nhân dân học tập.
Đài Phát thanh truyền hình là một hình thức báo nói, các báo cáo viên pháp luật đã phát huy được thế mạnh ở loại hình báo nói này. Với chuyên mục “Kiến thức pháp luật” trên Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình vào lúc 19giờ 45 phút thứ bảy cuối mỗi tháng, nội dung truyền hình trực tiếp, giao lưu giữa khán, thính giả với người thuyết trình về các vấn đề pháp luật liên quan thiết thực cuộc sống của nhân dân. Đây là hình thức tuyên truyền pháp luật có tác dụng rất rõ nét của các báo cáo viên pháp luật. Với đặc điểm tỉnh Quảng Bình có 6 huyện và 1 thành phố thuộc tỉnh, trong đó có 2 huyện miền núi (Tuyên Hóa và Minh Hóa), 4 huyện có nhiều xã ở vùng núi cao, vùng ven biển, vùng sâu, vùng xa (Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ), địa bàn đi lại phức tạp, khó khăn nên bà con ít được tiếp xúc với báo viết và ít được các báo cáo viên pháp luật đến truyền đạt trực tiếp, nhờ xem chương trình truyền hình và thông qua chuyên mục “Kiến thức pháp luật” mà bà con đã có nhiều thông tin để nâng cao hiểu biết về pháp luật. Chuyên mục này đã giúp các báo cáo viên trực tiếp đưa pháp luật về cơ sở, về với bà con vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, miền núi.
Bên cạnh đó, thông qua “Bản tin tư pháp Quảng Bình” do Sở Tư pháp xuất bản, với các chuyên mục giới thiệu văn bản, giải đáp pháp luật, câu chuyện pháp luật…, các báo cáo viên pháp luật cũng đã thể hiện những chính kiến, quan điểm, cung cấp những thông tin từ thực tiễn cuộc sống thông qua bài viết của mình nhằm tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân trong tỉnh.
* Thông qua hoạt động tại các câu lạc bộ.
Các loại hình Câu lạc bộ cũng là một hình thức quan trọng mà thông qua đó, các báo cáo viên pháp luật phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.
Thời gian qua, cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp ở Quảng Bình luôn coi trọng công tác xây dựng và củng cố các loại hình câu lạc bộ “Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Bình có hơn 800 câu lạc bộ thu hút gần 52000 hội viên tham gia, bao gồm: Câu lạc bộ Tuổi trẻ phòng chống tội phạm; 196 câu lạc bộ không sinh con thứ 3; 393 câu lạc bộ lồng ghép Dân số – Kế hoạch hóa gia đình; 34 câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc; 183 câu lạc bộ Phụ nữ phòng chống tệ nạn xã hội, ma tuý, mại dâm và nhiều loại hình câu lạc bộ khác”[41, tr.8]. Với tư cách là thành viên của các câu lạc bộ, các báo cáo viên pháp luật luôn phát huy vai trò của mình trong các đợt sinh hoạt. Thông qua các hình thức phong phú như phổ biến văn bản, tham luận, tiểu phẩm vui, ca nhạc, thơ, hò, vè, các báo cáo viên pháp luật đã chuyển tải những nội dung pháp luật cần thiết đến các thành viên, dần dần hình thành ở họ thói quen tìm hiểu pháp luật. Hiện nay, trong nội dung sinh hoạt thường kỳ của đa số các câu lạc bộ, nội dung tìm hiểu pháp luật chiếm một lượng thời gian lớn.
Thông qua sinh hoạt ở các câu lạc bộ, các báo cáo viên pháp luật có điều kiện giao lưu, học tập nâng cao kiến thức pháp luật, trao đổi nghiệp vụ, hỗ trợ bổ sung cho nhau những khiếm khuyết trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đồng thời thông qua các câu lạc bộ, các báo cáo viên pháp luật có những kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề bất cập trong việc thực thi pháp luật trong cuộc sống.
* Thông qua hình thức tư vấn pháp luật.
Thông qua hoạt động tư vấn, các báo cáo viên pháp luật đã trợ giúp, giải đáp những thắc mắc, cung cấp thông tin pháp lý cho công dân. Đây là phương pháp chuyển tải hữu hiệu góp phần củng cố niềm tin pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật trong nhân dân.
Những năm qua đối tượng được tư vấn pháp luật ngày một tăng, mỗi năm có trên 1000 trường hợp được tư vấn. Tính riêng năm 2003 có 1075 trường hợp được tư vấn và năm 2004 có 1275 trường hợp được tư vấn, Qua tư vấn các đối tượng hiểu biết thêm về quyền và nghĩa vụ để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.
Nhiều báo cáo viên pháp luật đã tham gia các đợt trợ giúp pháp lý lưu động do Trung tâm Trợ giúp pháp lý của nhà nước tỉnh Quảng Bình tổ chức.
ở Quảng Bình cũng như một số tỉnh ở khu vực miền Trung, việc tổ chức hội họp cho nhân dân rất vất vả, do địa hình rộng đi lại khó khăn cũng như tâm lý ngại đi xa, đi họp mất thời gian…, vì vậy, các đợt trợ giúp pháp lý đi xuống tận các xã vùng sâu, vùng xa, giải thích các vấn đề pháp luật có liên quan thiết thực đến đời sống của bà con nông dân là một việc làm hết sức cần thiết. Qua thực tế đi cơ sở, nhân dân quan tâm tìm hiểu, yêu cầu giải thích rất nhiều vấn đề, nhất là về thừa kế tài sản, thế chấp, hôn nhân gia đình, đất đai, hộ tịch. Nắm được thực tế này, các báo cáo viên pháp luật đã chuẩn bị kỹ các nội dung mà nhân dân cần nắm để tuyên truyền, phổ biến, giải thích cho họ. Những năm qua, trung bình mỗi năm có 30 đợt đi trợ giúp pháp lý, mỗi đợt khoảng 10 báo cáo viên pháp luật tham gia.
Cùng với các đối tượng nói trên, đối tượng là cán bộ, công chức cũng được các báo cáo viên pháp luật chú trọng. Qua việc giải thích, hướng dẫn, các báo cáo viên pháp luật đã giúp cho nhiều cán bộ công chức hiểu biết thêm các quy định của pháp luật, để họ tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình. Tính riêng năm 2003 và năm 2004 các báo cáo viên pháp luật đã trợ giúp được 150 vụ, với nội dung chủ yếu xoay quanh vấn đề thế chấp, thừa kế, quyền và nghĩa vụ của cán bộ công chức, thẩm quyền và thủ tục trình tự khiếu nại, tố cáo.
Thời gian qua, hình thức biên soạn, xây dựng đề cương tuyên truyền văn bản pháp luật, sách pháp luật bỏ túi, sách hỏi đáp pháp luật, các tờ rơi tuyên truyền cũng được các báo cáo viên chú ý khai thác và đã phát huy được hiệu quả. Việc biên soạn được thực hiện một cách có chọn lọc, trọng tâm, phù hợp với từng đối tượng và địa bàn. Đặc biệt, đối với những văn bản liên quan trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ của nhân dân, các tài liệu, tờ rơi này còn được cấp phát đến tận các hộ gia đình. Cụ thể, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh đã soạn in 65 đầu sách pháp luật với 49.476 cuốn, phát hành đến tận cơ sở... Biên soạn 49 nội dung “tờ bướm”, in phát hành 977.227 tờ tới tổ tự quản. Riêng nội dung “tờ bướm” về an toàn giao thông, Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được phát hành đến hộ gia đình.
Tóm lại, thời gian qua hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV.doc
- Mục lục.doc