Luận văn Hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997 – 2015)

Trang bìa phụ

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn. ii

Mục lục .iii

Danh mục các chữ viết tắt. iv

Danh mục các bảng. v

Danh mục các biểu đồ . vi

MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 3

3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài . 5

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu . 6

5. Đóng góp của luận văn . 7

6. Bố cục của luận văn. 7

Chương 1: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNHCỬA KHẨU QUỐC TẾNẶM PHAO.8

1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên. 8

1.1.1. Vị trí địa lý. 8

1.1.2. Điều kiện tự nhiên . 9

1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội . 13

1.2.1. Dân cư và nguồn lao động. 13

1.2.2. Cơ sở hạ tầng . 14

1.3. Lịch sử truyền thống hữu nghị Bo Lị Khăm Xay – Hà Tĩnh . 17

1.4. Sự thành lập cửa khẩu quốc tế Nặm Phao. 19

Tiểu kết chương 1. 21

pdf92 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (1997 – 2015), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n khô, gạo ngô khô, chuối, ....). các loại gỗ 70% lâm sản 17% nông sản 13% persentage Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu qua cửa khẩu Nặm Phao (2001 – 2005) Nguồn: Sở Công thương, báo cáo thương mại của tỉnh Bo Lị Khăm Xay năm 2000 -2005 Từ các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao 2001 - 2005, ta có thể thấy giá trị của nhóm hàng gỗ và hàng lâm sản tăng đều đặn qua từng năm. Về hoạt động nhập khẩu, từ khi mở cửa biên giới trở lại cho phép thông thương, kim ngạch nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao tăng nhanh. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là hàng chế biến với trình độ công nghệ và chất 33 lượng trung bình hoặc thấp, thậm chí có nhiều mặt hàng là sản phẩm do công nghiệp địa phương Việt Nam sản xuất. Với ưu thế là giá rẻ nhiều mặt hàng từ tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam dễ dàng thâm nhập sâu vào thị trường Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao. Trong những năm 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao cũng khá cao, đạt 50.48%. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp, một lượng hàng hóa lớn đã nhập từ Việt Nam. Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của cả thời kỳ là 11,210,408.12 USD. Tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu khá nhanh, nhưng cũng không ổn định. Hàng nhập khẩu của Lào từ Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao thời gian đầu đa số là vật liệu xây dựng, đồ điện, các loại dầu, các đồ ăn uống, các đồ dùng trong nông nghiệp, các mặt hàng tiêu dùng như là mặt hàng quần áo may sẵn, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, xà phòng, đồ dùng trong gia đình... Sau đó đến giai đoạn những năm 2001 - 2005, những nhóm hàng có khối lượng nhập lớn trong thời kỳ này gồm: vật liệu xây dựng, phụ tùng, giống cây trồng, phân bón, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao từ Việt Nam sang Lào rất phong phú đa dạng, luôn gấp đôi số nhóm mặt hàng Lào xuất sang Việt Nam. Cũng như xuất khẩu, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Lào từ Việt Nam thay đổi theo năm, chỉ có vài mặt hàng là trùng trong các năm. Do vậy, không có số liệu thống kê các mặt hàng nhập khẩu chính của Lào từ thị trường này trong một thời kỳ. 34 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu qua cửa khẩu Nặm Phao (2001 – 2005) Nguồn: Sở Công thương, báo cáo thương mại của tỉnh năm 2000 -2005 Về cán cân thương mại, nhìn chung trong giai đoạn 2001 - 2005, theo số liệu (Bảng 2.1), Lào luôn duy trì tình trạng nhập siêu từ Việt Nam. Năm 2001, nhập siêu của Lào từ Việt Nam là 1,125,206.59 USD, riêng năm 2005 nhập siêu giảm tới 796,238.65 USD. Giai đoạn 2001 - 2005, tổng nhập siêu đạt 4,551,846.2 USD [7, tr.1]. Một điều đáng chú ý khác là nhập siêu của Lào trong giai đoạn này tăng giảm không ổn định. Từ năm 2002 đến năm 2015, tương quan xuất nhập khẩu đã bắt đầu có sự thay đổi năm 2003 mức tăng nhập khẩu là 15,38% trong khi xuất khẩu tăng 16,34%, năm 2004 mức giảm nhập khẩu là 17,90%, xuất khẩu là 32,26% [10, tr.2]. Điều này có thể hiểu, vì những năm trước đây ngoài việc nhập khẩu nhiều các thiết bị thay thế sau những năm đóng cửa biên giới, một số thiết bị mới phục vụ cho sản xuất, nước Lào còn nhập nhiều hàng tiêu dùng của Việt Nam. Còn hiện nay, hạng mục nhập khẩu của nước Lào chủ yếu là các thiết bị, phụ tùng, vật tư công nghiệp, nông nghiệp...Thêm vào đó, với chính sách khuyến 35 khích của Nhà nước, khu vực sản xuất hàng xuất khẩu của cửa khẩu Nặm Phao phát triển khá mạnh, tuy hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu là nguyên liệu thô, các loại gỗ, cà phê, cao su... Những phân tích trên cho thấy, thương mại qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao gần 10 năm qua phát triển tuy không đồng đều nhưng tốc độ phát triển khá cao. Như vậy, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào cho tỉnh Bo Lị Khăm Xay thực hiện thí điểm khu kinh tế cửa khẩu là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra. 2.2.1.2 Giai đoạn 2006 – 2015 Hoạt động thương mại Bo Lị Khăm Xay – Hà Tĩnh trong giai đoạn 2006 - 2015 chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, hàng hóa phong phú, chất lượng. Thủ tục hành chính trong hoạt động XNK ngày càng thuận lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế cửa khẩu từng bước được đầu tư nâng cấp hiện đại, nhiều loại hình dịch vụ hỗ trợ XNK qua cửa khẩu Nặm Phao được mở rộng dưới nhiều hình thức như quá cảnh, tạm nhập tái xuất, nhập đầu tư, nhập gia công, nhập xuất khẩu... góp phần tăng nhanh giá trị kim ngạch XNK. Hàng hóa XNK qua cửa khẩu Nặm Phao ngày càng đa dạng, phù hợp với lợi thế và có tính bổ sung cho nhau giữa hai bên. Nắm bắt được thời cơ, nhận thức được vai trò quan trọng của vị trí cầu nối qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao – Cầu Treo trong thúc đẩy thương mại giữa Lào và các nước ASEAN với khu vực miền Trung Lào với Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, những năm qua tỉnh Bo Lị Khăm Xay đã nỗ lực triển khai thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng dành ưu tiên cho kinh tế của khẩu, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường gặp gỡ hội đàm với các cấp, các ngành của tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận của Việt Nam nhằm cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc, thống nhất xây dựng khu vực kinh tế hợp tác cùng phát 36 triển, từng bước hình thành khu mậu dịch tự do đón bắt xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Những động thái tích cực đó đã tác động lớn đến tăng trưởng kim ngạch mậu dịch hai chiều qua cửa khẩu Nặm Phao. Những năm qua, kinh tế cửa khẩu được tỉnh Bo Lị Khăm Xay xác định là một trong 3 mũi nhọn để phát triển kinh tế của tỉnh. Từ sau ngày thống nhất nâng cấp cặp cửa khẩu Nặm Phao – Cầu Treo thành cửa khẩu quốc tế vào ngày 31 tháng 8 năm 1997, giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Vai trò của cửa khẩu quốc tế Nặm Phao được quan tâm và đầu tư đúng mức. KKTCK được đầu tư tương đối hoàn thiện kết cấu hạ tầng, ngày càng có sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua cửa khẩu ngày càng sôi động. Số thu ngân sách trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng cao. Trong xu thế hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế, cùng với lợi thế của cửa khẩu, tiềm năng của thị trường miền Trung Lào với vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, hoạt động giao lưu kinh tế, thương mại qua cửa khẩu Nặm Phao ngày càng có cơ hội phát triển. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bo Lị Khăm Xay khoá IV, nhiệm kỳ 2006 - 2010 khẳng định: Tập trung đầu tư khai thác lợi thế vị trí “cầu nối” và điều kiện tự nhiên, nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại dịch vụ trên địa bàn, đưa Khu kinh tế cửa khẩu thành vùng kinh tế động lựcƯu tiên đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng Khu vực kinh tế cửa khẩu, bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách, xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Nặm Phao trở thành Khu kinh tế trọng điểm phát triển có tác dụng lan toả phát triển các vùng khác trong tỉnh. Trong giai đoạn 2006 đến năm 2015 tỉnh Bo Lị Khăm Xay luôn đặt mục tiêu là “Khai thác tốt nhất những lợi thế về cửa khẩu, đưa kinh tế cửa khẩu thực sự là mũi nhọn, là động lực để phát triển kinh tế địa phương”. Cho đến năm 2015, KKTCK Nặm Phao đã hoàn thành các khu chức năng: Khu Cửa khẩu Quốc tế Nặm Phao là khu vực hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ và khu 37 công nghiệp - thương mại để đáp ứng về hạ tầng phục vụ cho hoạt động thương mại, xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh... Bên cạnh đó từ ngày thực hiện kéo dài thời gian mở cửa khẩu tất cả các ngày trong tuần của hai cặp cửa khẩu của hai tỉnh Bo Lị Khăm Xay và Hà Tĩnh thỏa thuận xe ô tô chở hàng của Việt Nam được vào toàn bộ huyện Khăm Kợt, xe chở hàng của Lào được vào toàn bộ phạm vi tỉnh Hà Tĩnh. Về thanh toán biên mậu các ngân hàng thương mại Khăm Kợt đã ký thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương của Việt Nam về thanh toán biên mậu với hình thức L/C bằng đồng bản tệ. Đây là điều kiện thuận lợi, đảm bảo cho hoạt động buôn bán tránh rủi ro và tháo gỡ khó khăn về điều kiện áp giá tính thuế theo hợp đồng. Trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông, hợp tác ASEAN, hợp tác xây dựng hành lang kinh tế Viêng Chăn – Bo Lị Khăm Xay – Sa Vẳn Nạ Khẹt, tỉnh Bo Lị Khăm Xay tiếp tục hợp tác chặt chẽ với tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đặc biệt trên các lĩnh vực tư pháp, giao thông để hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu, cải cách thủ tục hành chính và phát triển dịch vụ phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Nặm Phao – Cầu Treo. Có thể khẳng định tỉnh Bo Lị Khăm Xay đã và đang làm hết sức mình vì một cửa khẩu quốc tế Nặm Phao tương xứng với vị thế cầu nối trong giao lưu kinh tế thương mại giữa hai nước, luôn luôn mở rộng cửa đón chào các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội và thực hiện đầu tư vào KKTCK của tỉnh và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ du lịch qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao. Nhờ có chính sách tăng cường đầu tư khu vực cửa khẩu, cải cách thủ tục xuất nhập cảnh qua biên giới, hoạt động buôn bán giữa Bo Lị Khăm Xay và Hà Tĩnh tăng nhanh. Tổng Kim ngạch XNK qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao trong giai đoạn 2006 - 2015 đạt 239,434,000 USD, tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 30.98%. Năm 2006 đạt 9,849,000 USD, năm 2014 tăng lên đến 26,280,000 USD, tăng gấp 2.6 lần so với năm 2006. Đến năm 2015 kim ngạch XNK đạt 38 hơn 47,300,000 USD, như vậy sau khoảng 10 năm kim ngạch XNK qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao tăng gấp 4.8 lần so với năm 2006 [7, tr.7-8]. Bảng 2.2: Kim ngạch XNK qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (2006-2015) Đơn vị: USD Năm Chỉ tiêu Mức tăng (%) Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu 2006 9,849,000 3,154,000 6,695,000 76.77 32.09 110.2 2007 11,102,000 4,125,000 6,977,000 12.72 31 4.21 2008 13,156,000 5,061,000 8,455,000 18.50 23 21.18 2009 18,067,000 7,220,000 10,847,000 37.32 43 28.29 2010 20,000,000 7,500,000 12,500,000 10.69 4 15.23 2011 17,640,000 7,520,000 10,120,000 -11.8 0.26 -19.04 2012 27,790,000 14,710,000 13,080,000 57.53 95.61 29.24 2013 48,250,000 21,250,000 27,000,000 73.62 44.46 106.4 2014 26,280,000 13,570,000 12,710,000 -45.53 -36.14 -52.92 2015 47,300,000 19,500,000 27,800,000 79.98 43.69 118.7 Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Bo Lị Khăm Xay. Qua số liệu (Bảng 2.2), có thể thấy tốc độ tăng trưởng kim ngạch XNK qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao ở mức cao song chưa ổn định. Từ năm 2006- 2010 tăng nhanh và ổn định qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng 39 năm đạt 31,2%. Tuy nhiên trong 5 năm từ 2011 - 2015 tốc độ tăng trưởng vừa giảm nhanh vừa tăng nhanh. Năm 2011 kim ngạch XNK chỉ đạt 17,640,000 USD giảm 11.8% so với năm 2010. Đến năm 2015, kim ngạch XNK tăng đột biến đạt 47,300,000 USD tăng gấp 1.7 lần, tốc độ tăng trưởng đạt 79.98% so với năm 2014. Song song với tốc tăng nhanh và giảm nhanh của kim ngạch XNK hai chiều thì công tác thu nộp ngân sách nhà nước qua khu vực cửa khẩu quốc tế Nặm Phao vừa tăng vừa giảm qua các năm, bình quân thời kỳ 2007 - 2013 tăng khoảng 25.53%/năm. Năm 2014 thu từ hoạt động XNK qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao đạt 200.46 tỷ kíp, tăng 83.72% so với năm 2013 [3, tr.33]. Về hoạt động xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2015 từ Lào sang Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao tăng bình quân 28.09%/năm. Tổng giá trị xuất khẩu đạt hơn 103,610,000 USD, năm 2006 xuất khẩu mới chỉ đạt 3,154,000 USD, năm 2010 đạt 7,500,000 USD và đến năm 2015 đạt hơn 19,500,000 USD tăng gấp hơn 6.1 lần so với năm 2006 [8, tr.3-4]. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tăng giảm không đều, năm 2014 kim ngạch xuất khẩu giảm nhanh, chiếm 45.53% so với năm 2013. Hoạt động xuất khẩu giảm một phần do Việt Nam tăng cường thực hiện công tác kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nhập khẩu theo cam kết WTO, đặc biệt đối với hàng nông sản xuất khẩu qua cửa khẩu Nặm Phao. Bên cạnh đó, năng lực vận tải hàng hoá trên tuyến Quốc lộ 8A còn nhiều bất cập bởi hiện nay, tuyến Quốc lộ 8A đang xuống cấp nghiêm trọng và không đáp ứng năng lực vận chuyển hàng hoá nên ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu Nặm Phao. Đến năm 2015, hoạt động XNK tại cửa khẩu quốc tế Nặm Phao lại trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn trước. Tổng kim ngạch XNK đạt 47,300,000 USD, trong đó xuất khẩu đạt hơn 19,500,000 USD chiếm 41.22% tổng giá trị XNK. Đây cũng là năm đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong hoạt động XNK qua cửa khẩu quốc tế và cũng đánh dấu trong khoảng 20 năm trao đổi 40 hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao. Kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu Nặm Phao tăng cao là do nhiều nguyên nhân, song yếu tố quan trọng nhất là chính sách thuế có điều chỉnh đối với một số mặt hàng xuất - nhập khẩu như: các loại gỗ, sản phẩm nông nghiệp, cao su và lâm sản; số lượng doanh nghiệp tham gia xuất - nhập khẩu tăng, quy mô ngày càng lớn hơn. Mặt khác Hải quan Nặm Phao đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá hải quan và triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi, thu hút được nhiều doanh nghiệp có giá trị XNK lớn trên cả nước tham gia hoạt động XNK qua cửa khẩu Nặm Phao. Bảng 2.3: Tình hình XNK qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (2006-2015) Đơn vị: USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại 2006 3,154,000 6,695,000 -3,541,000 2007 4,125,000 6,977,000 -2,852,000 2008 5,061,000 8,455,000 -3,394,000 2009 7,220,000 10,847,000 -3,627,000 2010 7,500,000 12,500,000 -5,000,000 2011 7,520,000 10,120,000 -2,600,000 2012 14,710,000 13,080,000 +1,630,000 2013 21,250,000 27,000,000 -5,750,000 2014 13,570,000 12,710,000 +860,000 2015 19,500,000 27,800,000 -8,300,000 Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Bo Lị Khăm Xay Hàng hóa xuất khẩu giai đoạn 2006-2015 so với giai đoạn trước cũng không có nhiều thay đổi. Chủ yếu vẫn là hàng nông sản, các loại gỗ, cao su, lâm sản... Đây có thể coi là những mặt hàng xuất khẩu truyền thống qua của 41 khẩu quốc tế Nặm Phao. Dạng xuất khẩu vẫn chủ yếu dưới dạng thô hoặc qua sơ chế nên hàm lượng kỹ thuật không cao, giá trị kim ngạch và hiệu quả kinh tế thấp. Đặc biệt là các loại gỗ được coi là có thị trường lớn tại Việt Nam trên thực tế mới chỉ xuất khẩu tiểu ngạch, chưa có những hợp đồng kinh tế lớn, lâu dài và ổn định. Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao (2011-2014) Nguồn: Sở Công thương tỉnh Bo Lị Khăm Xay Qua thống kê mặt hàng xuất khẩu chủ yếu cửa khẩu quốc tế Nặm Phao cho thấy mặt hàng xuất khẩu của tỉnh Bo Lị Khăm Xay là rất ít, chủ yếu là một số hàng hóa như sản phẩm gỗ, sắn khô, cao su, lâm sản. Tuy nhiên hầu hết những mặt hàng trên cũng không hòan toàn do tỉnh Bo Lị Khăm Xay sản xuất xuất khẩu, một phần trong đó là do thương nhân mua gom từ các tỉnh lân cận xuất khẩu qua cửa khẩu Nặm Phao. Trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bo Lị Khăm Xay xuất sang Việt Nam những năm qua thì nhóm mặt hàng sắn khô và sản phẩm gỗ chiếm tỷ trọng lớn về số lượng và giá trị xuất khẩu, nghĩa là hàng hóa xuất khẩu của tỉnh còn qúa nghèo nàn, sản xuất mới 42 chỉ dừng lại ở khâu đầu tư cho khai thác, sản xuất ban đầu, chưa có sự đầu tư sản xuất sâu với trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để tạo ra những sản phẩm hàng hóa chất lượng. Hàng công nghiệp cơ khí chế tạo không có, hàng công nghiệp chế biến trình độ thấp, hàng hóa nông sản chủ yếu xuất khẩu tươi, sấy khô, bảo quản bằng phương pháp thủ công. Vì vậy hàng hóa xuất khẩu của tỉnh hiện nay vẫn ở dạng thô hoặc sơ chế, giá trị sản xuất rất thấp, năng lực cạnh tranh trên thị trường là rất hạn chế. Trong số các nhóm hàng xuất khẩu thì các nhóm hàng sắn khô và sản phẩm gỗ chiếm giá trị tương đối cao qua các năm. Năm 2011 giá trị xuất khẩu nhóm hàng này đạt 5.47 triệu USD, năm 2012 là 14.51 triệu USD, năm 2013 đạt 16.72 triệu USD [11, tr.3]. Về hoạt động nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là vật tư nông nghiệp, phân bón, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, đồ điện thiết bị. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao cũng đã tăng nhanh bình quân cả thời kỳ là 36.16%, từ 6,695,000 USD năm 2006 tăng lên hơn 12,500,000 USD năm 2010, đến năm 2015 con số đó lên đến 27,800,000 USD. Trong đó các mặt hàng nhập khẩu chiếm giá trị cao như máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, đồ điện thiết bị, đồ ăn uống, trong giai đoạn 2011 – 2014, giá trị nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng chiếm tỷ lệ tới 52%; đồ điện thiết bị chiếm 24%; máy móc thiết bị và đồ ăn uống chiếm 24% [11, tr.6]. Về cán cân xuất, nhập khẩu của Lào và Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao, thời kỳ 2006 - 2015 cho thấy rằng Lào nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam nhiều hơn so với việc Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Lào. Từ năm 2006 - 2015 tống giá trị xuất khẩu đạt hơn 103,610,000 USD, giá trị nhập khẩu là hơn 136,184,000 USD, dẫn đến việc nhập siêu của Lào từ Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao. Các kết quả thống kê cho thấy rằng có sự bất cân đối 43 trong vấn đề cán cân thương mại. Mặc dù trong giai đoạn 2006-2015, tỷ lệ Lào xuất khẩu hàng hóa đã tăng mạnh, nhưng tỷ lệ đó so với Việt Nam xuất hàng hóa sang Lào vẫn còn thấp. Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho vấn đề này, chủ yếu do các doanh nghiệp của Lào không có tính cạnh tranh cao so với Việt Nam và chưa am hiểu thị trường, nhu cầu tiêu dùng, luật pháp. Nhưng quan trọng nhất vẫn là hàng hóa Việt Nam giá rẻ, mẫu mã đa dạng và phong phú hơn rất nhiều lần so với hàng hóa Lào, đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của đa số người dân. Lào liên tục nhập siêu từ năm 2006 đến 2010. Sự chênh lệch trong cán cân xuất, nhập khẩu đã tăng từ 3,541,000 USD trong năm 2006 lên đến hơn 5,000,000 USD trong năm 2010. Tuy nhiên từ năm 2011 - 2015 cán cân thương mại chưa ổn định và đến năm 2012 giá trị xuất khẩu đạt hơn 14,710,000 USD, giá trị nhập khẩu hơn 13,080,000 USD [11, tr.8]. Đây là năm đầu tiên đầu tiên Lào đã xuất siêu qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao. Như vậy, hoaṭ đôṇg XNK qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao, từ năm 1997 đến 2015, tăng đều qua các năm. So với năm 2002 (kim ngạch XNK đạt 3,967,664 USD) thì kim ngạch XNK năm 2006 tăng gấp khoảng 3 lần (9,849,000 USD) và đến năm 2015 kim ngạch XNK đạt hơn 47,300,000 USD tăng gấp khoảng 12 lần so với năm 2002 [11, tr.8]. Hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao thời kỳ đầu còn hạn chế về chủng loại và chất lượng (chủ yếu dưới dạng thô hoặc qua sơ chế) nhưng giai đoạn sau hàng xuất khẩu ngày càng phong phú, đa dạng, chất lượng ngày càng được nâng cao, do đó giá trị hàng xuất khẩu ngày càng tăng. Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, đã chuyển sang cân bằng xuất, nhập khẩu, thậm chí là có xuất siêu. 2.2.2. Hoạt động xuất nhập cảnh Thương mại biên giới không chỉ trên lĩnh vực thương mại hàng hóa mà ngày càng mở rộng và phát triển lĩnh vực thương mại dịch vụ. Do vậy, hoạt động qua - lại các cửa khẩu biên giới đất liền của người không chỉ nhằm mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới mà còn đáp ứng các yêu cầu 44 hoạt động chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, văn hóa - xã hội cũng như những lĩnh vực khác của Lào và các nước có chung biên giới. Với lợi thế là có hệ thống đường giao thông thuận lợi như đường bộ, nên cửa khẩu quốc tế Nặm Phao không chỉ tăng trưởng nhanh về hoạt động thương mại biên giới mà hoạt động xuất nhập cảnh và phương tiện liên quan đến thương mại hàng hóa cũng như du lịch, dịch vụ qua cũng tăng về số lượng. Bảng 2.4: Thống kê tình hình XNC qua cửa khẩu Quốc tế Nặm Phao (2005-2015) Năm Xuất nhập cảnh Người XNC Xuất cảnh Nhập cảnh 1/1/2005 – 1/1/2008 497,514 232,564 264,950 2/1/2008 – 30/1/2010 416,795 205,511 211,284 1/2/2010 – 30/1/2012 443,039 221,922 221,117 1/2/2012 – 31/12/2013 433,506 207,353 226,153 1/1/2014 – 31/12/2015 736,697 348,471 388,226 Tổng 2,527,551 1,215,821 1,311,730 Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Nặm Phao Theo thống kê của Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Nặm Phao, tổng lượng người xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Quốc tế Nặm Phao trong giai đoạn 2005 – 2015 đạt khoảng 2,527,551 lượt người, với tốc đọ tăng gần 15%/năm, trong đó xuất cảnh 1,215,821 lượt người và nhập cảnh là 1,311,730 lượt người. Đạt được kết quả đó là quá trình tỉnh Bo Lị Khăm Xay không ngừng nâng cấp và mở rộng cửa khẩu, nhằm tạo cho cửa khẩu có cơ sở hạ tầng đồng bộ, thuận lợi, văn minh, hiện đại để đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của các hoạt động xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh. 45 Tiểu kết chương 2 Hoạt động giao thương Việt Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao, đã có sự phát triển lâu dài qua lịch sử. Tuy trải qua nhiều thăng trầm, biến cố lịch sử của hai nước nhưng hoạt động trao đổi, buôn bán, thông thương giữa hai nước luôn được duy trì ổn định, cùng với những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế đã góp phần tạo nên truyền thống hữu nghị và đoàn kết đặc biệt lâu đời giữa hai quốc gia. Mặc dù vậy hoạt động giao thương trước 1997 còn nhiều hạn chế, chưa thật sự khởi sắc và tương xứng với tiềm năng của hai nước nói chung và hai tỉnh Bo Lị Khăm Xay – Hà Tĩnh nói riêng, chưa phát huy được vai trò quan trọng. Hoạt động giao thương phần lớn là nhỏ lẻ, chủ yếu được tiến hành trong nhân dân sống trên khu vực giáp biên giới hai nước, các mặt hàng trao đổi chưa phong phú, phần lớn là đáp ứng nhu cầu hàng ngày. Bước sang thời kỳ đổi mới từ 1997 - 2015, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng về công tác đối ngoại, nhằm đưa nền kinh tế đất nước phát triển hội nhập với thế giới. Được sự quan tâm của Đảng và Chính Phủ, tỉnh Bo Lị Khăm Xay đã vượt qua mọi khó khăn, vận dụng sáng tạo, linh hoạt đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của một tỉnh có cửa khẩu quốc tế, cũng như phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và trên thế giới. Với lợi thế là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế các tỉnh miền Trung Lào với các nước láng giềng Việt Nam và Thái Lan, đồng thời đảm nhận vai trò cầu nối trung chuyển quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện ASEAN. Trên cơ sở đó, trong thời gian 20 năm hoạt động giao thương qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao luôn duy trì sự sôi động, sầm uất với mức tăng trưởng về kim ngạch XNK hàng hóa năm sau luôn cao hơn năm trước, thị trường nội địa 46 được ổn định và không ngừng mở rộng về quy mô, số lượng doanh nghiệp tham gia XNK ngày càng tăng nhanh, hàng hóa phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cũng như thị trường trong nước. Cùng với quá trình đẩy mạnh hoạt động XNK qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao, các hoạt động XNC, kinh doanh, buôn bán, trao đổi hàng hóa cư dân khu vực biên giới ngày càng phát triển. Công tác xúc tiến thương mại được chú trọng đầu tư, điểm nhấn là hàng năm tổ chức Hội chợ thương mại Việt Nam - Lào, nhằm kích thích hoạt động thương mại qua khu vực cửa khẩu quốc tế Nặm Phao giữa các doanh nghiệp hai quốc gia. Như vậy, hoạt động giao thương qua cửa khẩu Nặm Phao từ 1997-2015 đã khẳng định được vị trí, vai trò của tỉnh Bo Lị Khăm Xay trong tuyến Hành lang kinh tế các tỉnh miền Trung Lào. Qua đó góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển thương mại Lào – Việt Nam nói chung và của hai tỉnh Bo Lị Khăm Xay và Hà Tĩnh nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động thương mại qua cửa khẩu quốc tế Nặm Phao vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Mặt hàng xuất khẩu qua cửa khẩu Nặm Phao chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô, giá trị thấp; sức cạnh tranh kém chưa hình thành rõ nét cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tỉnh; thị trường xuất khẩu hẹp; quy mô của các doanh nghiệp XNK còn nhỏ (vốn, lao động), phương thức giao dịch truyền thống dựa trên mối quan hệ có sẵn và uy tín là chủ yếu. Việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn diễn ra phổ biến dẫn đến khó quản lý và khả năng rủi ro cao. 47 Chương 3 TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG QUA CỬA KHẨU QUỐC TẾ NẶM PHAO ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH (VIỆT NAM) VÀ TỈNH BO LỊ KHĂM XAY (LÀO) TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 3.1. Những tác động tích cực 3.1.1. Về kinh tế 3.1.1.1. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Với vị trí địa lí thuận lợi, giàu tiềm năng, nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là chính sách mở cửa, phát triển kinh tế của Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào, là những cơ hội lớn để Bo Lị Khăm Xay - một tỉnh vùng biên giới trở thành nơi hội tụ, là đầu mối kinh tế quan trọng của Khu vực mậu dịch tự do của các nước trong khu vực ASEAN. Với vai trò của mình, cửa khẩu quốc tế Nặm Phao đã và đang góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế của tỉnh, hướng tới phát triển thành một nền kinh tế toàn diện vững

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoat_dong_giao_thuong_viet_nam_lao_qua_cua_khau_quo.pdf
Tài liệu liên quan