Mục lục
Trang
mở đầu 1
chương i: lý luận chung về kinh doanh dịch vụ giao nhận hàhg hoá quốc tế 3
I. Dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc và sự cần thiết phải phát triển dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế của Việt Nam 3
1. Dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế 3
1.1. Khái niệm về dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế 3
1.2. Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế 4
2. Người giao nhận hàng hóa trong thương mại quốc tế 7
2.1. Khái niệm về người giao nhận hàng hóa quốc tế 7
2.2. Vai trò của người giao nhận hàng hóa trong thương mại quốc tế 8
3. Các tổ chức giao nhận quốc tế trên thế giới và ở Việt Nam 10
3.1. Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận - FIATA 10
3.2. Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam - VIFFAS 12
4. Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Việt Nam 13
II. Tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giao nhận hnàg hoá quốc tế 15
1. Cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế 15
1.1. Các cơ quan tổ chức liên quan 15
1.2. Cơ sở pháp lý 16
2. Địa vị pháp lý, quyền hạn nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận hàng hóa quốc tế 17
2.1. Địa vị pháp lý 17
2.2. Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận hàng hoá quốc tế 19
3. Trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng hoá quốc tế 20
3.1. Trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu 20
3.2. Trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu 22
4. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế của doanh nghiệp 23
4.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghsiệp 23
4.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 26
chương II : thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế tại chi nhánh công ty kho vận miền nam - sotrans hà nội 28
I. Giới thiệu khái quát về Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội 28
1. Quá trình hình thành và phát triển 28
2. Chức năng, nhiệm vụ và nội dung hoạt động 30
2.1. Chức năng 30
2.2. Nội dung hoạt động 30
2.3. Nhiệm vụ 30
3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật 31
3.1. Đặc điểm về nguồn vốn 31
3.2. Cơ cấu tổ chức và Bộ máy quản lý 31
3.3. Đặc điểm về lao động 33
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội 34
1. Kết quả kinh doanh tổng hợp 34
2. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế 38
2.1. Khối lượng hàng hóa được giao nhận 38
2.2. Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế theo phương thức vận tải 42
2.3. Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế theo vai trò của người giao nhận 47
2.4. Khách hàng của dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại SOTRANS Hà Nội 52
2.5. Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế theo thị trường 55
3. Kết quả kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế 59
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế tại SOTRANS HÀ NỘI 60
1. Thành tựu 60
2. Tồn tại và nguyên nhân 62
2.1. Tồn tại 62
2.2. Nguyên nhân 64
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhân hàng hoá quốc tế tại Sotrans Hà Nội 69
I. Triển vọng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế của Việt Nam 69
II. Phương hướng phát triển của SOTRANS Hà Nội trong thời gian tới 70
III. Các giải pháp và kiến nghị 72
1. Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan hữu quan 72
1.1. Tạo hàng lang pháp lý cho hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế của Việt Nam 72
1.2. Phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế 73
1.3. Phát huy hiệu quả của Luật Hải quan trong thực tế 73
1.4. Đẩy mạnh hình thức khai hải quan qua mạng - đơn giản hóa thủ tục thông quan hàng hóa 74
1.5. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam giành "quyền vận tải" và thuê tàu khi ký hợp đồng mua bán ngoại thương 76
1.6. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 81
2. Giải pháp từ phía SOTRANS Hà Nội 82
2.1. Đầu tư thêm các thiết bị phục vụ công tác giao nhận vận tải dưới sự hỗ trợ kinh phí của văn phòng Công ty 82
2.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh 82
2.3. Tổ chức tốt công tác Sales - Marketing 83
2.4. Phát triển mở rộng thị trường 85
2.5. Hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của tính thời vụ, tạo thế chủ động trong kinh doanh. 85
2.6. Xúc tiến chuẩn bị các điều kiện để thực hiện khai hải quan qua mạng 86
2.7. Xây dựng nghiệp vụ Logistics tại miền Bắc 87
2.8. Đầu tư vào lĩnh vực kho bãi tạo hướng kinh doanh mới 88
kÕT LUËN 90
dANH MôC TµI LIÖU THAM KH¶O 92
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12515 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội: thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại hàng hóa rất được sự quan tâm của SOTRANS Hà Nội, đó là hàng công trình và hàng chất lỏng. Hàng công trình, hàng dự án và hàng siêu trường siêu trọng là loại hàng mà trong công tác giao nhận cần đến sự trợ giúp của các thiết bị chuyên dùng như cần cẩu loại nặng, xe vận tải ngoại cỡ… để phục vụ cho quá trình giao nhận và cần phải có kế hoạch cẩn thận để đảm bảo giao hàng kịp thời hạn. Mặc dù chưa sở hữu những loại phương tiện chuyên dùng trên nhưng SOTRANS Hà Nội đã thực hiện giao nhận khá nhiều lô hàng dự án rất hiệu quả bằng cách sử dụng dịch vụ của những công ty cho thuê các phương tiện chuyên dùng. Khối lượng hàng hóa giao nhận của loại hàng này tăng rất khá, từ 8.695 tấn năm 2000 đến năm 2004 đã là 20.087 tấn, tức là tăng hơn 2 lần sau 4 năm (xem Bảng 2.5.1). Hàng lỏng cũng là loại hàng có kết quả giao nhận tăng khá và ổn định. SOTRANS Hà Nội đã kinh doanh giao nhận vận tải hàng hóa là chất lỏng chứa đựng trong bồn cao su (Flexitank) ngay từ những ngày đầu thành lập. Flexitank là container chuyên dùng cho giao nhận vận tải hàng hóa là chất lỏng không độc. Ưu điểm của Flexitank trong chuyên chở hàng hóa lỏng không độc là: Flexitank có trọng lượng nhẹ hơn, dung tích chứa hàng lớn hơn, hơi nước ít đọng bên trong nên hạn chế được thiệt hại do nước đọng, chống ăn mòn tốt hơn các vật liệu khác. Giao nhận vận tải hàng Flexitank luôn gắn với phương thức giao nhận vận tải bằng đường biển. Đối tác của SOTRANS Hà Nội trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng Flexitank là hãng Trans Ocean Distribution (TOD) của Singapore. Kinh doanh loại hàng này bên cạnh doanh thu thu được từ hoạt động giao nhận như các loại hàng hóa bình thường khác thì SOTRANS Hà Nội còn thu được lợi nhuận qua việc kinh doanh bồn cao su. Những loại hàng hóa lỏng được SOTRANS Hà Nội giao nhận là dầu thành phẩm, mủ cao su, dầu ăn, dược phẩm, sữa…
Năm 2003 và 2004 là năm nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch SARS và dịch cúm gia cầm, tác động một cách trực tiếp và gián tiếp đến tổng khối lượng hàng hóa giao nhận của SOTRANS Hà Nội. Trong năm 2003 sản lượng hàng hóa giao nhận của SOTRANS Hà Nội có giảm một phần do những tác động này. Năm 2004 do đã có kinh nghiệm từ năm 2003 nên SOTRANS Hà Nội không còn chịu tác động nhiều nữa.
2.2. Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế theo phương thức vận tải
Khối lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng khối lượng hàng hóa giao nhận của Chi nhánh, trung bình khoảng 70 - 80 % khối lượng hàng hóa được giao nhận. Điều này cũng theo logic bình thường bởi trong chuyên chở hàng hóa quốc tế thì vận tải biển đóng vai trò quan trọng nhất, trên 3/4 tổng khối lượng hàng hóa chuyên chở trong buôn bán quốc tế được thực hiện bằng phương thức vận tải biển. Tại Việt Nam tỉ trọng này là 80 - 90 %. Vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn vì phương tiện trong vận tải biển là các tàu có sức chở rất lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng một thời gian trên cùng một tuyến đường. Vận tải biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa, đặc biệt thích hợp và hiệu quả trong việc chuyên chở các loại hàng rời có khối lượng lớn và giá trị thấp. Một lý do nữa tạo nên sức hút của phương thức vận tải biển là giá thành rất thấp, vào loại thấp nhất trong các phương thức vận tải.
Bảng 2.6: Khối lượng hàng hóa giao nhận theo phương thức vận tải
ĐVT: Tấn
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
GNĐB
Tốc độ tăng (%)
109.722
-
114.355
4,2
120.806
5,6
113.938
-5,7
122.150
7,2
GNHK
Tốc độ tăng (%)
17.591
-
17.027
-3,2
18.282
7,4
20.728
13,4
30.616
47,7
GN VTĐPT
Tốc độ tăng (%)
5.659
-
6.915
22,2
8.920
29
11.560
29,6
19.288
66,9
Tổng
132.972
138.297
148.008
146.226
172.054
(Nguồn: Báo cáo kế toán của SOTRANS Hà Nội)
Khối lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển khá ổn định, tốc độ tăng không đáng kể, đạt cao nhất năm 2004 là 122.150 tấn, chiếm 71% tổng khối lượng hàng hóa giao nhận trong năm (xem Bảng 2.6). Năm 2003 khối lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển có giảm, đây là tình hình hoạt động chung của Chi nhánh năm 2003. Những năm trở lại đây tỉ trọng giao nhận vận tải biển có phần giảm xuống. Nguyên nhân không phải do Chi nhánh không khai thác tốt mảng hoạt động giao nhận vận tải biển mà do Chi nhánh đã phát triển được hoạt động giao nhận bằng phương thức hàng không và VTĐPT, tỉ trọng hàng hóa giao nhận của hai phương thức này trong những năm gần đây tăng khá. Chi nhánh đã mở rộng được phạm vi kinh doanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng trong giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế.
Bảng 2.7: Kết quả giao nhận theo phương thức vận tải
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
I. Doanh thu (T)
5.081
6.048
6.236
6.510
8.477
GNĐB
Tốc độ tăng (%)
3.303
-
3.758
13,8
3.946
5,0
4.108
4,1
5.733
39,6
GNHK
Tốc độ tăng (%)
962
-
964
0,2
1.045
8,4
1.152
10,2
1.377
19,5
GN VTĐPT
Tốc độ tăng (%)
816
-
1.326
62,5
1.245
- 6,1
1.250
0,4
1.367
9,4
II. Lợi nhuận (P)
445
484
626
930
1.432
GNĐB
Tốc độ tăng (%)
293
-
300
2,4
422
40,7
678
60,7
1.022
50,7
GNHK
Tốc độ tăng (%)
83
-
84
1,2
97
15,5
120
23,7
205
70,8
GN VTĐPT
Tốc độ tăng (%)
69
-
100
36
107
0,1
132
23
205
67
III. Tỉ suất P/T (%)
8,76
8,00
10,04
14,29
16,89
GNĐB
8,87
7,98
10,69
16,90
17,83
GNHK
8,63
8,71
9,28
10,42
14,89
GN VTĐPT
8,46
7,54
8,60
10,56
15,00
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SOTRANS Hà Nội)
Doanh thu từ hoạt động giao nhận đường biển cũng tăng đều qua các năm, đặc biệt năm 2003 mặc dù khối lượng giảm chỉ đạt 113.938 tấn hàng hóa, tốc độ tăng không bằng năm 2002, song doanh thu và lợi nhuận đều cao hơn, đặc biệt tỉ suất lợi nhuận/doanh thu cao hơn rất nhiều (xem Bảng 2.7). Trong hoạt động giao nhận nói chung và giao nhận biển nói riêng Chi nhánh đã áp dụng rất nhiều biện pháp để giảm chi phí hoạt động nâng cao được hiệu quả kinh doanh như: giảm chi phí làm hàng, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các hãng tàu nhờ đó mà giành được giá ưu đãi trong thời điểm nhiều hàng…
ĐVT: Tấn
Hình 2.3:
Khối lượng hàng hóa giao nhận của phương thức hàng không
(Nguồn: Báo cáo kế toán của SOTRANS Hà Nội)
Giao nhận hàng không cũng là mảng hoạt động chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh kể cả về khối lượng hàng hóa giao nhận lẫn doanh thu và lợi nhuận. Năm 2001 mặc dù có sự kiện 11 tháng 9 song hoạt động giao nhận hàng không của Chi nhánh chịu ảnh hưởng rất ít. Khối lượng hàng hóa giao nhận giảm không đáng kể, thậm chí doanh thu và lợi nhuận còn tăng so với năm 2000. Đây là sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh trong bối cảnh vận tải hàng không chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng bố. Năm 2002 Chi nhánh bắt đầu đẩy mạnh kế hoạch mở rộng thị trường giao nhận hàng không và bước đầu có quan hệ với hơn 23 hãng giao nhận hàng không trên thế giới như: Translink, Sino transport Co, Piomeer Express, Gateway Epress… đây đều là các hãng hàng không lớn, có uy tín trên thị trường giao nhận. Nhờ đó mà dù tác động của cuộc khủng bố 11 tháng 9 đến giao nhận vận tải hàng không là rất lớn nhưng Chi nhánh chịu ảnh hưởng rất ít. Năm 2003 thị trường giao nhận vận tải hàng hóa hàng không trở lại ổn định sau khủng bố, khối lượng hàng hóa giao nhận hàng không của Chi nhánh cũng tăng trưởng trở lại đạt 20.728 tấn. Năm 2004 khối lượng hàng giao nhận hàng không đạt 30.616 tấn, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2003 (xem Hình 2.3). Doanh thu và lợi nhuận năm 2004 cũng tăng cao và cao nhất so với các năm trước, đạt 1.377 triệu đồng doanh thu và 205 triệu đồng lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận/doanh thu cũng cao nhất là 14,89% (xem Bảng 2.7). Mối quan hệ giữa Chi nhánh và các hãng hàng không ngày càng được thắt chặt, nguồn hàng ủy thác giao nhận từ các hãng hàng không không những được duy trì mà ngày càng lớn. Giờ đây SOTRANS Hà Nội có khả năng cung cấp dịch vụ bay thẳng tới các vùng hàng không trên thế giới như LD3, LD9; dịch vụ kết hợp vận chuyển đường biển - đường hàng không qua cảng, sân bay Singapore, Hồng Kông, Ấn Độ, Dubai… SOTRANS Hà Nội liên tục phát triển dịch vụ giao nhận vận tải hàng không quốc tế với sự trợ giúp của các hãng hàng không quốc tế trên thế giới như: AF, VN, TG, JL, BR, CI, OZ, SU…
ĐVT: Triệu đồng
Hình 2.4: Kết quả giao nhận VTĐPT
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của SOTRANS Hà Nội)
Đối với lĩnh vực giao nhận VTĐPT, SOTRANS hoạt động chủ yếu với tư cách là đại lý giao nhận của các hãng giao nhận VTĐPT nước ngoài để tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ về thủ tục khai hải quan, thủ tục giao nhận hàng hoá ở cảng biển và vận chuyển vào sâu trong nội địa để giao hàng cho người nhận hàng hoặc chuyên chở quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để chở tiếp tới các nước láng giềng.
Hiện nay, mảng hoạt động này rất phát triển tại SOTRANS Hà Nội. Kinh nghiệm tích lũy được sau một thời gian hoạt động cho phép SOTRANS Hà Nội thực hiện giao nhận một cách thuần thục các lô hàng, đặc biệt là đối với các loại hàng siêu trường siêu trong như hàng dự án, hàng công trình. Khối lượng hàng hóa giao nhận bằng phương thức này năm 2004 tăng gần gấp đôi năm 2003, doanh thu tăng khá, đặc biệt lợi nhuận tăng nhanh, tỉ suất lợi nhuận/doanh thu tăng gấp 1,5 lần so với năm 2003 và gần gấp đôi so với các năm trước. Hình thức vận tải đường biển - đường bộ, đường biển - đường bộ - đường sắt đã được Chi nhánh thực hiện từ lâu, gần đây Chi nhánh còn mở rộng khai thác thêm tuyến VTĐPT đường biển - đường hàng không nhằm đa dạng loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và phù hợp với các loại hàng hóa khác nhau.
2.3. Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế theo vai trò của người giao nhận
Trên thị trường kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế SOTRANS Hà Nội tham gia với đầy đủ các vai trò của một người giao nhận. Tuy nhiên có những vai trò là thế mạnh của SOTRANS Hà Nội và những vai trò khác thì không mạnh.
2.3.1. Với vai trò đại lý
Đây là hoạt động đem lại doanh thu và lợi nhuận khá cao, cao nhất trong những hoạt động giao nhận hàng hóa của Chi nhánh, đặc biệt là trong thời gian đầu thành lập.
Bảng 2.8: Kết quả giao nhận với vai trò đại lý
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
I. Doanh thu (T)
3.557
4.053
4.303
4.036
4.579
Đại lý GNĐB
2.117
2.437
2.703
2.317
2.653
Đại lý GNVTĐPT
816
996
950
966
1.000
Đại lý GNHK
624
620
650
753
926
II. Lợi nhuận (P)
308
334
445
595
802
Đại lý GNĐB
186
209
302
414
523
Đại lý GNVTĐPT
69
75
82
102
150
Đại lý GNHK
53
50
61
79
129
III. Tỉ suất P/T
8,66
8,24
10,34
14,56
17,51
Đại lý GNĐB
8,79
8,58
11,17
17,87
19,71
Đại lý GNVTĐPT
8,46
7,53
8,63
10,56
15,00
Đại lý GNHK
8,49
8,06
9,38
10,49
13,93
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của SOTRANS Hà Nội)
ĐVT: Triệu đồng
Hình 2.5: Doanh thu hoạt động giao nhận với vai trò đại lý
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của SOTRANS Hà Nội)
Qua hình 2.5 cho thấy hoạt động với vai trò đại lý vẫn tập trung vào phương thức giao nhận bằng đường biển. Doanh thu từ hoạt động đại lý GNĐB thường chiếm khoảng 80% tổng doanh thu của hoạt động đại lý. Gần đây tỉ trọng này đã có xu hướng giảm nhường chỗ cho sự vươn lên của hoạt động đại lý GNHK và đại lý GNVTĐPT, nhưng nhìn chung đại lý GNĐB vẫn luôn chiếm ưu thế. Hiện tại Chi nhánh cùng Công ty và Xí nghiệp đang phấn đấu trở thành đại lý của nhiều hãng giao nhận vận tải hàng không hơn nữa, một trong các hãng quan tâm là Việt Nam AIRLINE, đặc biệt là việc đăng ký để trở thành hội viên của tổ chức IATA (Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế). Trong thời gian tới hoạt động đại lý GNHK sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ không kém hoạt động đại lý GNĐB.
Phát huy vai trò đại lý nhận ủy thác xuất nhập khẩu truyền thống, SOTRANS Hà Nội ngày càng thể hiện rõ ưu thế của mình trong hoạt động giao nhận ủy thác cho các đơn vị xuất nhập khẩu bên cạnh việc phát triển các hình thức đại lý như đại lý hàng hải, đại lý hàng không và đặc biệt là hoạt động mua bán cước quốc tế.
Bảng 2.9:
Số lượng hãng giao nhận quốc tế ký hợp đồng đại lý với SOTRANS Hà Nội
Năm
Loại hình đại lý
2002
2003
2004
Đại lý hàng hải
53
56
64
Đại lý hàng không
15
18
24
Tổng
68
74
88
Tốc độ tăng
-
8,8
19
(Nguồn: Tài liệu lưu trữ về hợp đồng đại lý)
Số lượng hãng giao nhận quốc tế có mối quan hệ đại lý với SOTRANS Hà Nội là gần 90 hãng. Đa số các hãng này có quan hệ với Công ty và Xí nghiệp từ lâu đời và một số ít các hãng do chính SOTRANS Hà Nội thiết lập mối quan hệ trong thời gian hoạt động. Trong hệ thống đại lý của Công ty, Xí nghiệp cũng như của SOTRANS Hà Nội thì những đại lý như IFB, SAIMA, SANKYU, ABX… là những hãng có mối quan hệ truyền thống, lượng hàng chỉ định của những hãng này thường chiếm tỉ trọng cao hơn so với các đại lý khác của Chi nhánh. Các đại lý có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới và mỗi đại lý lại có văn phòng đại diện và chi nhánh ở các nước khác nhau. Chính điều này đã tạo cho hoạt động của Chi nhánh có thể diễn ra mọi nơi trên thế giới đáp ứng được đa dạng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay đối với SOTRANS Hà Nội hoạt động đại lý vẫn là hoạt động thu lợi lớn, Chi nhánh không ngừng nâng cao uy tín và sức cạnh tranh để thu hút các hãng, công ty nước ngoài tin tưởng và tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh doanh.
Với vai trò này, SOTRANS Hà Nội nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc các công ty giao nhận vận tải để thực hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng, khai thuê hải quan… trên cơ sở hợp đồng ủy thác.
2.3.2. Với vai trò là người gom hàng.
Gom hàng là tập hợp những lô hàng nhỏ lẻ của nhiều người gửi ở một địa điểm thành một lô hàng lớn để đưa đến cho một hoặc nhiều người nhận ở một địa điểm khác gửi cho đại lý của người gom hàng ở nơi đến để chia lẻ cho từng người nhận. Khi làm nhiệm vụ của người gom hàng giao cho người chuyên chở những container đã xếp đầy hàng trong đó gồm nhiều lô hàng lẻ (LCL) gộp lại thì người gom hàng được người vận tải coi là người gửi hàng nguyên công (FCL) và được hưởng giá cước container nguyên.
Nghiệp vụ gom hàng là một trong những thế mạnh của SOTRANS Hà Nội, đặc biệt trong chuyên chở hàng hóa bằng container dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến những lô hàng lẻ thành những lô hàng nguyên công. Trong hoạt động này SOTRANS Hà Nội mua buôn khoang chứa hàng của người chuyên chở thực tế để bán lẻ cho từng khách hàng. SOTRANS được hưởng phần tiền chênh lệch giữa tổng số tiền cước thu được của người gửi hàng về những lô hàng lẻ trừ đi số tiền cước phải trả cho người chuyên chở.
Hiện nay cùng với xu thế container hóa, SOTRANS Hà Nội tích cực làm đại lý cho các hãng giao nhận vận tải trực tiếp thực hiện các dịch vụ gom hàng. Chi nhánh đặc biệt chú trọng hoạt động gom hàng xuất khẩu cho các công ty xuất nhập khẩu trong nước.
Bảng 2.10:
Khối lượng hàng hóa giao nhận với vai trò người gom hàng
ĐVT: Tấn
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Số tuyệt đối
22.997
24.942
30.423
38.506
50.246
Mức tăng tuyệt đối
-
1.945
5.481
8.083
11.758
Tốc độ tăng (%)
-
8,5
22
26,6
30,5
(Nguồn: Báo cáo kế toán của SOTRANS Hà Nội)
2.3.3. Với vai trò là người chuyên chở
SOTRANS Hà Nội chỉ đóng vai trò là người thầu chuyên chở chứ không phải là người chuyên chở thực tế bởi Chi nhánh không sở hữu đội tàu hay đội xe. Việc không sở hữu các phương tiện chuyên chở có thể được xem là một trong những hạn chế của Chi nhánh.
Chuyên chở là hoạt động không thể thiếu được trong quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa. Với vai trò này SOTRANS Hà Nội thường thực hiện các hoạt động như lưu cước lưu khoang với hãng tàu, với các hãng giao nhận vận tải hàng không, thực hiện giao nhận nội địa bằng đường bộ (ô tô, đường sắt) và cả bằng đường biển để hoàn thành quy trình giao nhận đưa hàng hóa đến tận kho người nhận. Mặc dù có những hạn chế về phương tiện chuyên chở song Chi nhánh đã thực hiện rất tốt vai trò này của người giao nhận. Mối quan hệ của Chi nhánh với các hãng vận tải ngày càng được củng cố và phát triển.
2.3.4. Với vai trò môi giới hải quan và người kinh doanh VTĐPT
Các vai trò khác như môi giới hải quan, vai trò người kinh doanh VTĐPT là những hoạt động chiếm tỉ trọng thấp hơn các vai trò đại lý và người gom hàng trong hoạt động của Chi nhánh.
Trong thời gian đầu hoạt động thì môi giới hải quan (khai thuê hải quan) được Chi nhánh thực hiện khá nhiều cho các lô hàng xuất khẩu cũng như nhập khẩu trong khi các dịch vụ khác như kinh doanh VTĐPT, chuyên chở chưa phát triển. Nhìn chung hoạt động này đem lại nguồn thu khá khiêm tốn cho Chi nhánh. Chi nhánh thường thu hút và khuyến khích khách hàng sử dụng trọn gói dịch vụ chứ không riêng gì khai thuê hải quan.
Trong hoạt động kinh doanh VTĐPT, SOTRANS Hà Nội hoạt động chủ yếu với tư cách là đại lý giao nhận cho các hãng giao nhận VTĐPT nước ngoài, thay mặt các hãng trên làm các dịch vụ giao nhận hàng hoá ở cảng, ở các sân bay và chuyển giao hàng cho các chủ hàng ở các điểm nhận, hoặc sử dụng vận đơn, chứng từ VTĐPT của các hãng đó để thực hiện việc gom hàng và chở hàng tới các ga cảng trung gian…
Còn với vai trò là người kinh doanh VTĐPT, tức là người "tự mình hoặc thông qua một người khác thay mặt cho mình, ký một hợp đồng VTĐPT và hoạt động như là một người uỷ thác chứ không phải là người đại lý hoặc người thay mặt người gửi hàng hay người chuyên chở tham gia công việc VTĐPT và đảm nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng". Vai trò người kinh doanh VTĐPT của SOTRANS Hà Nội còn rất yếu. Trong thời gian đầu hoạt động giao nhận VTĐPT của Chi nhánh đơn thuần chỉ là đại lý cho các hãng giao nhận vận tải nước ngoài. Gần đây Chi nhánh có thực hiện hoạt động giao nhận với vai trò người kinh doanh VTĐPT song còn rất hạn chế.
2.4. Khách hàng của dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại SOTRANS Hà Nội
Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường như ngày nay thì khách hàng là tối quan trọng. Khách hàng có toàn quyền lựa chọn doanh nghiệp có khả năng cung cấp cho mình sản phẩm (dịch vụ) với chất lượng tốt nhất. Xác định như vậy, ngay từ những ngày đầu hoạt động SOTRANS Hà Nội đã rất quan tâm vào chiến lược khách hàng.
Tuy mới chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn song SOTRANS Hà Nội đã xây dựng được cho mình một tập hợp khách hàng truyền thống. Khoảng 100 khách hàng là những công ty lớn như: IBM, FPT, Ford, Orion Hanel, ABB, công ty dệt 8/3, Hanosimex, Cargill, SGE - Schidller, công ty may 10, Thạch Bàn - Viglacera, Bitis', Ptrolimex… và khoảng 200 bạn hàng là những công ty vừa và nhỏ như: Phú Thái, Haphaco, Atlas Copco, Mediphar Co…
Bảng 2.11:
Doanh thu hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế theo khách hàng
ĐVT: Triệu đồng
Khách hàng
Năm 2003
Năm 2004
STT
TT (%)
STT
TT (%)
Công ty Thang máy Schindler
143
2,2
254
3
Công ty Thang máy và Xây dựng Tài Nguyên
111
1,7
170
2
Công ty Vật liệu xây dựng Thái Nguyên
72
1,1
161
1,9
Công ty TNHH Thạch Bàn - TBC
156
2,4
229
2,7
Tổng công ty than Việt Nam
221
3,4
339
4
Petrolimex
195
3
339
4
Cargill Việt Nam
176
2,7
254
3
Công ty may 10
117
2,8
237
2,8
Công ty dệt may Hà Nội - Hanosimex
150
2,3
263
3,1
FPT
189
2,9
271
3,2
Orion Hanel
65
1
127
1,5
Bitis’
91
1,4
144
1,7
Công ty giày Thượng Đình
85
1,3
161
1,9
Công ty giày Đông Anh
59
0,9
76
0,9
Công ty TNHH Tân Hoàng Minh
124
1,9
195
2,3
Các công ty khác
6.510
70
8.477
62
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của SOTRANS Hà Nội)
Tuy chỉ chiếm 5% số lượng khách hàng song những khách hàng này đã chiếm đến 30 - 38% doanh thu của Chi nhánh.
Với mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh, quảng bá thương hiệu SOTRANS trên thị trường miền Bắc. SOTRANS Hà Nội nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ Công ty, đặc biệt uy tín lâu đời của Công ty đã tạo bước đệm quan trọng cho sự phát triển của Chi nhánh trên thị trường miền Bắc. Tận dụng những ưu thế của mạng lưới SOTRANS, lực lượng cán bộ trẻ năng động có trình độ nghiệp vụ, hệ thống cơ sở vật chất ngày càng được hiện đại hóa để thúc đẩy và phát triển các đầu mối hàng hóa kể cả trong nước lẫn từ đầu nước ngoài, kể cả hàng xuất nhập khẩu lẫn quá cảnh, phát triển mạnh công tác tiếp thị, thắt chặt mối quan hệ với khách hàng. Để tạo được uy tín với khách hàng chiến lược kinh doanh của Chi nhánh là không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ (sản phẩm) của mình, sử dụng chính chất lượng dịch vụ (sản phẩm) để đem lại niềm tin cho khách hàng về hình ảnh SOTRANS. Chất lượng dịch vụ luôn được xem là giải pháp hàng đầu, bên cạnh công tác dịch vụ khách hàng, sử dụng khách hàng làm phương tiện marketing cho mình. Nhờ đó SOTRANS Hà Nội luôn có được nguồn khách hàng dồi dào và ngày càng mở rộng. Chi nhánh đã tham gia Hiệp hội hàng hải Việt Nam, Hiệp hội giao nhận Việt Nam và quốc tế, tham gia viết bài cho các tạp chí chuyên ngành kho vận giao nhận như tạp chí Visaba, mở website… nhằm giới thiệu quảng bá rộng rãi các thành tựu của mình.
Mặc dù đã có mối quan hệ rộng rãi và chặt chẽ với rất nhiều công ty trên thị trường miền Bắc song mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng hơn nữa vẫn luôn được SOTRANS Hà Nội xem là cần thiết quan trọng để tránh phụ thuộc vào lượng khách hàng truyền thống, tránh những tác động xấu khi tình hình kinh tế có biến động tiêu cực. Tuy nhiên thời gian gần đây lượng khách hàng mới không có sự tăng trưởng đáng kể, nguyên nhân do công tác sales - marketing chưa được tổ chức hiệu quả.
2.5. Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế theo thị trường
2.5.1. Thị trường nội địa
Một ưu thế của SOTRANS đó là mạng lưới văn phòng đại diện, chi nhánh phủ rộng khắp toàn quốc, bên cạnh trụ sở chính đặt tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. SOTRANS có 6 đơn vị trực thuộc kinh doanh lĩnh vực giao nhận - kho vận - xếp dỡ, văn phòng đại diện tại Đà Nẵng, chi nhánh giao nhận và vận tải hàng hoá tại Đồng Nai cho khu công nghiệp Biên Hoà, Cảng thông quan nội địa Phước Long 2 tại quận Thủ Đức - thành phố Hồ Chí Minh, và các trạm giao nhận tại hầu hết các ga, cảng và sân bay trên toàn quốc như: Trạm giao nhận Hải Phòng, Trạm giao nhận hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất, Trạm giao nhận Bình Dương... Do đó bất cứ lô hàng xuất nhập khẩu nào cũng được SOTRANS thực hiện giao nhận một cách dễ dàng, an toàn và hiệu quả. So với các đơn vị khác trong hệ thống SOTRANS thì SOTRANS Hà Nội là đơn vị trẻ nhất. Khối lượng cơ sở vật chất kỹ thuật cũng kém bề thế so với các đơn vị khác trực thuộc Công ty. Nằm trong chiến lược trọng điểm của SOTRANS - tấn công mở rộng thị trường hoạt động của SOTRANS ra miền Bắc, SOTRANS Hà Nội là mũi tên chiến lược của Công ty để thực hiện thành công mục tiêu này.
Hoạt động giao nhận của SOTRANS Hà Nội tập trung chủ yếu ở các ga, cảng, sân bay của miền Bắc Việt Nam. Đối với những lô hàng nhập khẩu thì đó là việc chuyên chở giao nhận vào sâu trong nội địa tới tất cả các tỉnh, các vùng miền Bắc Việt Nam, đảm bảo hàng hóa được giao nhận an toàn, với thời gian nhanh nhất, chi phí hợp lý tới tận kho hàng người nhận. Khi phải thực hiện giao nhận những lô hàng tới các ga cảng và các vùng miền phía Nam, miền trung Việt Nam thì SOTRANS Hà Nội vẫn thực hiện một cách nhanh chóng hiệu quả với sự trợ giúp của các đơn vị, các văn phòng đại diện thuộc mạng lưới SOTRANS phủ rộng khắp cả nước.
2.5.2. Thị trường quốc tế
Mạng lưới hoạt động của SOTRANS không chỉ phủ rộng khắp toàn quốc mà còn vươn ra khắp toàn cầu. SOTRANS đã ký kết hiệp định là đại lý giao nhận với rất nhiều công ty giao nhận vận tải quốc tế như: đại lý hãng tàu container Hapag Lloyd, hãng Zim Lines, hãng Lloyd Triestino hoặc các đại lý giao nhận như: KuLme và Nagel, PanaLpina, Jardine, LEP… ở tất cả các nước trên thế giới: Thụy Sĩ, Đức, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật, Singapore… nên hoạt động của SOTRANS gần như không hạn chế. Đó là lợi điểm của SOTRANS mà SOTRANS Hà Nội có được rất nhiều thuận lợi từ ưu thế này.
Thị trường giao nhận hàng hóa quốc tế của SOTRANS Hà Nội bao gồm:
Khối ASEAN
Khu vực Đông Bắc Á có Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.
EU có Pháp, Đức, Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Ý, Bỉ…
Châu Mỹ có Hoa Kỳ, Canada, Mexico và một số nước châu Mỹ Latinh
Thị trường khác
ĐVT: %
Hình 2.6: Tỉ trọng khối lượng hàng hóa giao nhận theo thị trường
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của SOTRANS Hà Nội)
Nhìn chung thị trường giao nhận của Chi nhánh ngày càng được mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Khối ASEAN
ASEAN là thị trường có kim ngạch buôn bán với Việt Nam khá cao trong những năm gần đây.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc khối ASEAN năm 1998 là 1.000 triệu USD, năm 2003 tăng tới 5.500 triệu USD.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường ASEAN tăng từ 3.800 triệu USD năm 1998 đến 8.550 triệu USD vào năm 2003.
Kinh doanh trong khối ASEAN các doanh nghiệp Việt Nam có được những thuận lợi:
Các nước ASEAN có các nét tương đồng về văn hóa xã hội do đó tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ giao dịch buôn bán giữa các nước với nhau.
ASEAN đã áp dụng mức thuế ưu đãi đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trong khối.
Lợi điểm về khoảng cách địa lý là một trong những ưu thế cho việc kinh doanh bu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24423.DOC