MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Tình hình sản xuất và tiêu dùng hàng dệt may trên thế giới. 3
1. Giới thiệu chung lịch sử phát triển ngành dệt may trên thế giới 3
1.1. Giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ hai 3
1.2. Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1997 3
1.3. Giai đoạn sau năm 1997 5
2. Vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế 5
3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới 7
3.1. Trung Quốc 7
3.1.1. Về sản xuất 7
3.1.2. Về xuất khẩu 7
3.2. Thái Lan 8
3.2.1. Về sản xuất 8
3.2.2. Về xuất khẩu 8
3.3. Inđônêxia 10
3.3.1. Về sản xuất 10
3.3.2. Về xuất khẩu 10
3.4. Các nước khác 12
4. Nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may trên thế giới 12
Chương II: Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng
dệt may ở Việt Nam 16
1. Lịch sử phát triển ngành dệt may Việt Nam 16
1.1. Giai đoạn trước năm 1986 16
1.2. Giai đoạn từ 1986 – 1997 18
1.2.1. Tình hình kinh tế trong nước 18
1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh chung của ngành dệt may 18
1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức của VINATEX 20
1.2.2.2. Sản xuất kinh doanh 20
1.3. Giai đoạn từ 1997 tới nay 23
2. Tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 26
2.1. Tình hình sản xuất 26
2.2. Tình hình xuất khẩu 27
3. Một số thị trường trọng điểm của dệt may Việt nam 29
3.1. Thị trường Đông Âu 30
3.1.1. Đặc điểm thị trường 30
3.1.2. Nhu cầu tiêu thụ 30
3.1.3. Tình hình xuất nhập khẩu 31
3.2. Thị trường EU 31
3.2.1 Đặc điểm thị trường 31
3.2.2. Nhu cầu tiêu thụ 32
3.2.3. Tình hình xuất nhập khẩu 33
3.3. Thị trường Nhật Bản 35
3.3.1. Đặc điểm thị trường 35
3.2.2. Nhu cầu tiêu thụ 36
3.2.3. Tình hình xuất nhập khẩu 37
3.3. Thị trường Hoa Kỳ và Bắc Mỹ 38
3.3.1. Đặc điểm thị trường 38
3.3.2. Nhu cầu tiêu thụ 39
3.3.3. Tình hình xuất nhập khẩu 40
3.4. Thị trường ASEAN 42
3.4.1. Đặc điểm thị trường 42
3.4.2. Tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu 43
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 45
1. Đánh giá tình hình kinh doanh xuất khẩu trong thời gian qua 45
1.1. Thành công 45
1.1.1. Về kinh tế 45
1.1.2. Về xã hội 46
1.1.2. Thành công về công nghệ 46
1.1.4. Thành công về kinh tế đối ngoại 46
1.2. Tồn tại 47
1.2.1. Đó là sự phát triển yếu kém của ngành dệt 47
1.2.2. Về phụ liệu 47
1.2.3. Về phương thức kinh doanh 47
2. Những thuận lợi và khó khăn trong thời gian tới 48
2.1. Thuận lợi 48
2.1.1. Thuận lợi khách quan 48
2.1.2. Thuận lợi mang tính chủ quan 48
2.1.3. Thuận lợi về công nghệ 49
2.2. Khó khăn 49
2.2.1. Khó khăn trong nước 49
2.2.2. Khó khăn khách quan 50
3. Phương hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam 50
4. Giải pháp 52
4.1. Giải pháp vĩ mô 52
4.1.1. Hoàn thiện chính sách đầu tư 52
4.1.2. Chính sách ưu đãi về xuất khẩu 53
4.1.3. Chính sách về vốn 53
4.1.4. Chính sách tiêu thụ nội địa 53
4.2. Giải pháp vi mô 54
4.2.1. Giải pháp cho hoạt động Marketing 54
4.2.2. Cải tiến phương thức xâm nhập thị trường,
phân phối sản phẩm 55
4.2.3. Nắm bắt nhu cầu, xu thế thị trường
để có phương án phù hợp 56
4.2.4. Cải tiến và hạ giá thành sản phẩm 58
4.2.5. Lấy thị trường trong nước làm cơ sở
phát triển ra nước ngoài 58
4.2.6. Tích cực, chủ động tìm nguồn vốn
đầu tư mở rộng sản xuất 59
4.2.7. Quản lý, nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật 60
4.2.8. Cải tiến mẫu mã sản phẩm 62
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2761 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguồn: Bộ Thương mại.
Nếu lấy định gốc năm 1995, thì năm 2001, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã tăng 2,3 lần. Các loại hàng hoá cụ thể khác cũng có mức tăng trưởng khá cao như quần áo may sẵn tăng 2,3 lần, vải tăng 2,6 lần, sợi các loại tăng 5,1 lần, vv…
Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu ta thấy tỷ trọng của hàng may mặc chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may. Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt như vải, sợi chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng có tốc độ tăng trưởng rất cao so với hàng quần áo may sẵn. Điều này cho thấy trong ngành dệt may đang có những thay đổi tích cực về mặt cơ cấu sản phẩm. Việc tăng lên của kim ngạch hàng vải và sợi cho thấy việc đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong nước trong thời gian qua.
3. Một số thị trường trọng điểm của dệt may Việt nam:
Sau hơn 10 năm tham gia vào thương mại quốc tế, ngành dệt may Việt Nam đã có được chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Các thị trường chủ yếu là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và ASEAN. Ngoài ra, các nước Đông Âu, Trung Đông là những khách hàng tiềm năng cần khai thác.
Tổng quan chung về thị trường xuất khẩu của Việt nam được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 16: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của ngành dệt may
Đơn vị: Triệu USD
Thị trường
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Nhật Bản
248
325
321
417
620
588
EU
225
410
521
555
609
599
Hoa Kỳ
9,1
12
26
34
49,5
44,6
AESAN và các nước khác
668
602
483
387,3
613,0
730,4
Nguồn: Bộ Thương Mại.
Sau đây chúng ta sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu một số thị trường xuất khẩu chính, điển hình, có kim ngạch xuất khẩu cao của ngành dệt may Việt Nam như Đông âu, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Bắc Mỹ và ASEAN.
3.1. Thị trường Đông Âu:
3.1.1. Đặc điểm thị trường:
Đây là thị trường đông dân số, có sức tiêu thụ lớn. Điểm nổi bật nhất là thị trường không cần hạch ngạch. Một lợi điểm nữa là Đông Âu có nguồn nguyên liệu bông dồi dào, máy dệt rẻ, thuốc nhuộm hoá chất đa dạng và có nhiều công trình đang đầu tư vào Việt Nam nên có triển vọng đổi hàng lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng thực hiện mục tiêu cân đối nhập khẩu nguyên liệu, thu hút vốn và tiết kiệm ngoại tệ.
Trước năm 1990, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này theo chương trình hợp tác theo hiệp định giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
Sau năm 1990, do có biến động chính trị, đã kéo theo những thay đổi cơ bản về kinh tế. Cơ chế kinh tế thị trường hình thành và quá trình tư nhân hoá diễn ra với tốc độ nhanh.
3.1.2. Nhu cầu tiêu thụ:
Đông Âu là thị trường dễ tính. Hiểu rõ điều đó, Trung Quốc luôn là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn sang khu vực này, nhờ các chính sách mềm dẻo thích hợp, nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường. Thái Lan cũng là nước xuất khẩu khá lớn vào Đông Âu. Ví dụ, năm 1992, Thái Lan đã xuất được 20 triệu USD hàng may mặc sang Ba Lan.
Các doanh nghiệp Đông Âu mong chờ tìm được lợi nhuận cao từ Tây Âu. Nhưng do hàng hoá của họ thiếu sức cạnh tranh bởi trình độ kỹ thuật còn thấp. Các nước này hy vọng muốn làm ăn và tiêu dùng hàng hoá của các nước Tây Âu, nhưng thực tế, sức mua thị trường còn hạn chế bởi mức sống bình quân còn thấp. Trước thực tế đó, không ít các nước thuộc khu vực này mong muốn nối lại quan hệ làm ăn với Việt Nam và các nước Đông Nam á.
3.1.3 Tình hình xuất nhập khẩu:
Đông Âu là thị trường truyền thống, vốn rất quen thuộc và có quan hệ lâu năm với Việt Nam, cũng như sự hiểu biết đối với ngành dệt may nước ta. Song do thời gian qua các doanh nghiệp không chú trọng nên hiện nay, buôn bán hàng may mặc giữa Việt Nam với các nước Đông Âu mới chỉ là xuất khẩu tiểu ngạch. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên hoạt động này cũng kém hiệu quả.
Hiện nay, dù có yêu cầu cao hơn về mẫu mã chủng loại, chất lượng, song nhìn chung Đông Âu vẫn là khu vực dễ tính. Điều đó phù hợp với trình độ dệt may của Việt Nam. Việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nơi đây là điều hoàn toàn có khả năng thực hiện.
Để Việt Nam để có thể trở lại tiếp cận thị trường này, cần tích cực mở rộng hoạt động tiếp thị, tìm ra phương thức kinh doanh hợp lý. Cần có sự can thiệp ở cấp vĩ mô giữa nhà nước với nhà nước thì hàng dệt may mới có thể thâm nhập mạnh mẽ.
3.2. Thị trường EU:
3.2.1 Đặc điểm thị trường:
Liên minh Châu Âu (EU) gồm 25 nước thành viên, diện tích bằng 1/6 địa cầu, dân số lên hơn 500 triệu người. Giá trị tổng sản phẩm xã hội hơn 5.000 tỷ USD. EU đạt trình độ cao về kỹ thuật hiện đại. Có thế mạnh về hầu hết các ngành kinh tế, song lại rất thiếu nguyên nhiên liệu. Về thương mại, EU chiếm 1/5 kim ngạch mậu dịch toàn thế giới, trong đó xuất khẩu chiếm 21%. Các bạn hàng thương mại lớn nhất của EU là Hoa Kỳ, Nhật Bản và ASEAN.
EU có lịch sử phát triển công nghiệp dệt may lâu đời, là trung tâm mốt thời trang với nhiều công ty tạo mốt thời trang nổi tiếng thế giới như Fendi, Piere - Cardin, Christian Dior, Yves Saint - Laurent, vv… Đây là nơi có nhiều thông tin nhất về thời trang. EU có kỹ thuật sản xuất những sản phẩm may mặc cao cấp truyền thống với các loại sợi thiên nhiên như len, tơ tằm, sợi tổng hợp…
Thời gian qua, với xu hướng chuyển dịch ngành công nghiệp dệt may sang các nước có giá nhân công rẻ, các nước ngành dệt may tại các nước EU như Đức, Italia, Pháp... đang suy giảm rõ rệt. Nhất từ năm 1986 - 1991. Mức sản xuất hàng dệt may này của Anh giảm 24,1%; Pháp giảm 17,8%; Đức giảm 10,3%. Do đó, kéo theo số nhân công giảm. Năm 1978, có 3,25 triệu, thì đến năm 1993, chỉ còn 2,85 triệu lao động.
Sự mở rộng ngành dệt may EU dưới các hình thức liên kết sản xuất ở nước ngoài đang ngày càng tăng, nhất là với các nước Châu á. Ngoài ra, hình thức gia công ở nước ngoài (OPT - Oversea Processing Trade) cũng phát triển mạnh. Giai đoạn 1986 - 1991, EU đã bành trướng OPT ra ngoài Châu Âu 15,5%. Đức là nước có hoạt động OPT mạnh nhất. Do vậy, sản xuất hàng may mặc tại EU giảm 6,8 %.
Theo dự báo, sản xuất dệt may trong khu vực EU sẽ có xu hướng tiếp tục giảm, bởi lương công nhân và chi phí tăng vượt mức cho phép để cạnh tranh quốc tế, do đó xu hướng chuyển dịch sản xuất công nghiệp nói trên vẫn tiếp tục tăng. Việc phát triển phương thức gia công ở nước ngoài dẫn đến sự đi xuống của sản xuất nội địa.
3.2.2. Nhu cầu tiêu thụ:
EU là thị trường rộng lớn, có nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất, sản phẩm đa dạng, phong phú và tinh tế. Năm 1996, lượng hàng dệt may thị trường này tiêu thụ đạt giá trị 341 tỷ USD. Theo số liệu thống kê, cứ 100 người được hỏi thì đều có yêu cầu về mốt, thẩm mỹ, thời trang rất cao, chiếm 85 - 90%, chỉ 10 - 15% có nhu cầu để bảo vệ thân thể.
Mức tiêu thụ ở thị trường này vào loại cao trên thế giới: 17 kg vải/người/năm. Trong khi đó ở các nơi khác mức tiêu thụ thấp hơn: Thái Lan: 2,8 kg; Inđônêsia: 2,0 kg; Trung Quốc: 5,5 kg; Hồng Kông: 11,9 kg; Hàn Quốc: 14,3 kg; Việt Nam chỉ có 0,84 kg.
Người tiêu dùng ở EU được chia làm bốn nhóm: nhóm dẫn mốt, nhóm ăn mặc đứng đắn, nhóm sau mốt, nhóm thực dụng. Trong đó, tỷ lệ nhóm dẫn mốt cao nhất ở Tây Ban Nha, Bỉ, Italia, Đan Mạch và Đức. Tỷ lệ thấp nhất là ở Anh. Tuy nhiên, nhìn chung toàn EU, nhóm những người thực dụng và nhóm những người sau mốt chiếm khoảng 70-75% tổng số người tiêu dùng, nên sản phẩm dệt may của thị trường này đòi hỏi sự phong phú về mẫu mốt và có giá bán cao hơn các khu vực khác trên thế giới.
3.2.3. Tình hình xuất nhập khẩu:
EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn của cả thế giới. Sức tiêu thụ ngày một tăng cao. Có thể thấy qua vài con số về kim ngạch nhập khẩu:
Năm 1992, nhập khẩu tới 36 tỷ Đôla Mỹ quần áo, 45,7 tỷ USD hàng dệt. Các nước nhập khẩu quần áo lớn nhất Đức: 24,8 tỷ USD; Pháp: 9,8 tỷ USD và Anh :7,9 tỷ USD.
Năm 1996, giá trị nhập khẩu 38,8 tỷ USD quần áo và 16,9 tỷ USD hàng dệt.
Trong cơ cấu mậu dịch, ngoài số tự sản xuất tiêu dùng chiếm 39% khối lượng quần áo (bằng 44,8 tỷ USD) được trao đổi trong nội bộ EU, còn lại nhập từ Châu á chiếm 17,5% (bằng 18 tỷ USD).
Nhu cầu về hàng dệt may EU ngày càng tăng được bù đắp bằng hàng nhập khẩu từ các nước có giá lao động thấp. Vì lý do đó, sản phẩm dệt may xuất khẩu ở các nước Châu á cũng sẽ gia tăng với tốc độ cao. Chẳng hạn, Trung Quốc xuất sang Đức 37 triệu bộ đồ lót, sang Đan Mạch 160 triệu bộ với giá 0,32 USD/bộ. Trong khi đó ở ở Đức giá thường là 10 USD/bộ, ở Italia giá là 17 USD/bộ. Bởi vậy, sức hấp dẫn về giá cả cạnh tranh của khu vực Châu á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc sẽ lôi cuốn mạnh mẽ thị trường EU.
Tổ chức quốc tế Kurit Saluen Assosiate đưa ra đánh giá về xu hướng thị trường dệt may EU như sau: “Vải dệt và quần áo nhập khẩu từ các nước ngoài khối EU sẽ ngày càng khống chế thị trường Châu Âu trong những năm tới. Các hình thức bán lẻ đa dạng và sự cạnh tranh của nền công nghiệp dệt và may mặc từ các nước đang phát triển ngày càng thúc đẩy xu hướng phát triển này ở thị trường Châu Âu”.
Cho đến nay EU đã ký nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương với các nước, các tổ chức kinh tế và các khu vực kinh tế. Với ASEAN, EU đã ký hiệp định hợp tác, tạo điều kiện tăng cường trao đổi buôn bán và đầu tư.
Sau 10 năm hợp tác, EU là thị trường quen thuộc. Đây là thị trường đòi hỏi chất lượng cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt, mức bảo hộ đặc biệt cao. EU nổi tiếng là khách hàng khó tính về mẫu mã, chất lượng, thời gian giao hàng. Mặt khác, mối quan hệ truyền thống lâu đời giữa EU với 50 bạn hàng khác trên thế giới đã thẩm định tính nghiệt ngã này. Đây là bức tường thành cản trở sự thâm nhập của ta vào thị trường này. Nếu xem xét kỹ, thì nó cũng mở ra một thị trường rộng lớn để các doanh nghiệp có cơ hội vươn lên thích ứng và phát triển. Qua đó sẽ cải thiện được năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại, phương thức kinh doanh, tiếp thị.
Thực tế cho thấy, EU giữ một vị trí rất quan trọng và là thị trường trọng điểm. So với các nước có quota vào EU thì Việt Nam mới chiếm khoảng 0,7% tổng kim ngạch nhập khẩu của EU, chỉ bằng 5% lượng hàng của Trung Quốc, 10 - 20% của ASEAN. Lý do, ta có những khó khăn như mặt hàng có khả năng lớn như jacket, áo sơ mi thì bị hạn chế số lượng mới chỉ đạt 50% công suất. Hạn ngạch ký kết còn hạn chế: năm 1993 - 1995 có 151 Cat, năm 1996 còn có 54 Cat.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng đều, nhưng do nguyên phụ liệu sản xuất trong nước của ta còn hạn chế, mẫu mã chưa phù hợp thị hriếu và chưa có bạn hàng mua bán trực tiếp mà hầu hết vẫn phải thông qua gia công cho Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore… Gia công đơn thuần khiến không tận dụng được ưu đãi qua chế độ quota.
Để có thể khác phục tình trạng trên, dệt may Việt Nam cần phát triển sản xuất đồng bộ, có định hướng, đầu tư mở rộng mặt hàng, tiếp thị mạnh mẽ, tăng dần xuất khẩu trực tiếp lẫn tăng giá trị xuất khẩu. Tổng Công ty Dệt may Việt Nam đã đề ra mục tiêu xuất khẩu sang EU đến năm 2010:
+ Năm 2005: phấn đấu xuất khẩu 269,7 triệu sản phẩm, đạt giá trị 1.160 triệu USD.
+ Năm 2010: phấn đấu xuất khẩu 275,9 triệu sản phẩm, đạt giá trị 1.250 triệu USD.
Nếu có sự nỗ lực trong toàn ngành với sự hỗ trợ của Chính phủ, Nhà nước thì con số trên chắc khó khăn để vượt qua.
3.3. Thị trường Nhật Bản:
3.3.1. Đặc điểm thị trường:
Nhật Bản là thị trường rất lớn, tiêu thụ nhiều nhất khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Đây cũng làthị trường phi hạn ngạch (Free - quota),. Nhật Bản nhập khẩu chủ yếu theo phương thức mua đứt bán đoạn.
Hiện nay, 61% tổng đầu tư FDI và 41,7% tổng nguồn vốn ODA dành cho khu vực ASEAN. Lãi suất ưu đãi đồng Yên chỉ ở mức 3% (trong khi đó vay của Hoa Kỳ và của ngân hàng thế giới từ 7 - 9%). Về quan hệ mậu dịch ASEAN là bạn hàng lớn thứ 2 của Nhật Bản, chiếm 25% nhập khẩu và 26% xuất khẩu của Nhật Bản.
Giống EU, thị trường Nhật Bản cũng đòi hỏi quy định rất khắt khe, nghiêm ngặt về chất lượng, cũng như thời hạn giao hàng. Các thương gia Nhật Bản đều khẳng định rằng: “Người tiêu dùng Nhật không dùng sản phẩm có bất kỳ một khuyết tật nào, hàng may mặc sai quy cách, thủng, không vừa, ố phai màu… đều không bao giờ được chấp nhận”.
Nhiều người cho rằng người Nhật khó tính hơn người Mỹ. Còn thương nhân Pháp nhận xét như sau về thị trường Nhật: “người tiêu dùng Nhật không dùng sản phẩm có bất cứ khuyết tật nào, người Pháp có thể chấp nhận một lỗi nhỏ như mật độ mũi may không đảm bảo, với điều kiện bớt tiền, còn người Nhật thì không”. Các thương nhân Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc có nhiều năm kinh nghiệm làm ăn buôn bán với người Nhật Bản đều có chung nhận xét: “Tốt nhất khi khách hàng Nhật báo cho ta biết một sơ suất hay một khuyết tật nào đó của sản phẩm thì hãy trình bày biện pháp khắc phục, cải tiến nó. Đừng bao giờ nói khuyết tật đó không quan trọng, dù chỉ xảy ra một nỗi nhỏ không đáng kể”.
Song nếu am hiểu lịch sử thì điều đó không có gì lạ. Nhật Bản có câu “Đừng quay lưng lại với người Nhật, thì người Nhật không bao giờ quay lưng lại với bạn ”.
3.2.2. Nhu cầu tiêu thụ:
Người Nhật chỉ mua những cái gì thích hợp với mình. Chất lượng là điều họ quan tâm trên hết. Họ luôn kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua. Do vậy, muốn xuất khẩu sang Nhật Bản, các doanh nghiệp đều phải cố gắng tìm ra mặt hàng nào mà khách hàng Nhật thực sự có nhu cầu. Có như vậy mới tìm ra hướng sản xuất và phải sản xuất hàng có chất lượng cao. Tuy nhiên, đối với sản phẩm dệt may thì hầu hết các trường hợp đều phải thay đổi, điều chỉnh hoặc nâng cấp chất lượng trước khi xuất sang Nhật Bản. Các doanh nghiệp cần chú ý đặc điểm này để sản phẩm thích ứng được với các đối tượng khách hàng khác nhau.
Như đã nêu ở trên, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu lớn về sản phẩm dệt may. Năm 1995, tiêu thụ hàng dệt may tới 116,3 tỷ USD. Thị trường này có sự cạnh tranh rất khắc nghiệt, đặc biệt là sự cạnh tranh từ các nguồn hàng nhập khẩu. Từ năm 1986, Nhật Bản chuyển đổi chiến lược, tập trung sản xuất các mặt hàng có hàm lượng chất xám cao, giảm sản xuất trong nước, tăng nhập khẩu hàng dệt may. Dự kiến trong 5 năm tới sẽ tăng nhập khẩu hàng dệt may lên 50 -60%.
3.2.3. Tình hình xuất nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản thường rất cao.
+ Năm 1995: 23,48 tỷ USD hàng dệt; 17,5 tỷ USD hàng may mặc.
+ Năm 1996: 27,45 tỷ USD hàng dệt; 18,95 tỷ USD hàng may mặc.
Trong các thị trường phi hạn nghạchq, cần xác định Nhật Bản là một đại bàn quan trọng đối với các doanh nghiệp dệt may nước ta.
Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản các mặt hàng dệt kim, khăn bông, sơ mi, quần âu… So với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản, thì lượng hàng của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn: khoảng 1,7%.
Theo số liệu năm 1996, Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu sang Nhật Bản lớn nhất: 1.169.145 triệu Yên. Sau đó là Italia, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Việt Nam ở vị trí thứ 5: 49.408 triệu Yên. Trong đó, mặt hàng dệt mặc ngoài của nam giới tăng 175%, mặt hàng dệt kim mặc trong tăng 147% so với năm 1995.
Tuy nhiên, sản phẩm Việt Nam xuất sang Nhật Bản còn hạn chế về chủng loại, mẫu mã, chất lượng. Giá cả chỉ đạt mức trung bình, chưa có mặt hàng cao cấp. Nhưng nếu được đầu tư, chất lượng cao hơn, mẫu mã phù hợp, giá cạnh tranh… ta sẽ có khả năng thâm nhập sâu và phát triển được thị trường to lớn này. Hy vọng khi đó, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu sẽ ngày một tăng. Với tốc độ xuất khẩu tăng trưởng như hiện nay, triển vọng giá trị hàng dệt may Việt Nam xuất đi có thể đạt 1,5 tỷ USD vào năm 2010.
3.3. Thị trường Hoa Kỳ và Bắc Mỹ:
Ngoài hai thị trường là EU và Nhật Bản ra, thì không thể không kể đến thị trường khổng lồ là Hoa Kỳ và Bắc Mỹ. Trong đó, Hoa Kỳ là chủ yếu, với những đặc điểm và nhu cầu hấp dẫn đối với hầu hết các nước xuất khẩu hàng dệt may.
3.3.1. Đặc điểm thị trường:
Hiện nay, Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là thị trường tự do lớn nhất thế giới. Khối này được thành lập từ ngày 1/1/1994. NAFTA có 3 nước thành viên: Hoa Kỳ, Canada, Mêhicô. Đây là những nước có thế mạnh về hầu hết các ngành kinh tế quan trọng. NAFTA có dân số 360 triệu người. Tổng sản lượng quốc dân 6.500 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng nghìn tỷ USD. So sánh mức độ tiêu thụ hàng dệt may so với khối thị trường EU, khu vực thị trường NAFTA có số dân tương đương, nhưng mức độ tiêu thụ gấp 1,5 lần (27 kg/người). Riêng Hoa Kỳ với 250 triệu dân, có 75% dân số sống ở thành thị. Thu nhập quốc dân tính theo đầu người năm 1993 là 22.800 USD. Kim ngạch xuất khẩu đạt hàng nghìn tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu là 610 tỷ USD (chiếm 14% kim ngạch nhập khẩu thế giới).
Hoa Kỳ là là nơi tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới. Thị trường lại đa dạng, phong phú, có nhiều cấp độ. Điều này rất phù hợp với hoàn cảnh, trình độ sản xuất của Việt Nam. Hiện nay, quan hệ hai bên đã được bình thường hoá. Hiệp định thương mại song phương và hiệp định hàng dệt may được ký kết. Đó chính là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường này.
Với Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn chưa áp dụng quy chế “tối huệ quốc” (MFN: Most Favoured Nation Treatment) thường xuyên và “ưu đãi thuế quan phổ cập”( GSP: Generalired System of Preferences). Mặt hàng dệt may từ Việt Nam qua Hoa Kỳ do đó sẽ chịu mức thuế nhập khẩu từ 40 - 90%. Trong khi Trung Quốc và một số nước khác được hưởng quy chế “tối huệ quốc” chỉ chịu mức thuế 25%.
Khi đó, dẫn đến ưu thế cạnh tranh không thuộc về các doanh nghiệp Việt Nam. Vì chưa có MFN nên hàng dệt may của ta rất khó vào thị trường Hoa Kỳ. Nhưng nếu biết khai thác lợi thế so sánh là lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công thấp thì không phải là ta không xuất được hàng sang Hoa Kỳ. Hơn nữa, sản phẩm của ta gần đây đã phát triển tới trình độ nhất định, nhiều mẫu hàng đã khẳng định được vị trí và chiếm được uy tín trong một số thị trường khó tính.
3.3.2. Nhu cầu tiêu thụ:
Một trong những mặt hàng nhập khẩu lớn là hàng dệt may. Hàng nhập khẩu có mẫu mã hết sức đa dạng phong phú. Đặc biệt, Hoa Kỳ có những hợp đồng rất lớn, do đặc trưng nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may ở thị trường này rất cao. Năm 1995, mức tiêu thụ hàng dệt may của Hoa Kỳ tới 192 tỷ USD. Trong đó, tự sản xuất được 157 tỷ USD, xuất khẩu 12 tỷ USD, nhập khẩu 46 tỷ USD.
Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp lớn nhất về hàng dệt may vào Hoa Kỳ, tiếp đến là Mêhicô, Canađa. Từ năm 1955 đến nay, Canada và Mêhicô (hai thành viên NAFTA) có xu hướng xuất mạnh hàng dệt may vào Hoa Kỳ, do các thành viên NAFTA được hưởng ưu đãi thuế quan và hạn ngạch. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng sẵn sàng mua hàng dệt may của những nước này để tiết kiệm thời gian và cước phí vận chuyển. Từ tháng 1 đến tháng 7 năm 1996, Mêhicô tăng 40,55% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, 40,18% hàng may mặc; Canađa tăng 20,45% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt. Sau đây là kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ trong các năm 1989 - 1995:
+ Năm 1989: 24,05 tỷ USD
+ Năm 1990: 26,2 tỷ USD
+ Năm 1993: 34 tỷ USD
+ Năm 1994: 40 tỷ USD
+ Năm 1995: 46 tỷ USD
Với tiềm năng lớn như vậy, Hoa Kỳ được coi là thị trường hấp dẫn , thu hút nhiều quốc gia xuất khẩu hàng dệt may. Ngay cả Nhật Bản và các nước công nghiệp lớn ở Đông Nam á đều tranh thủ chiếm lĩnh miếng bánh ngon này. Họ đã thu được nhiều nguồn lợi lớn. Đặc biệt, Trung Quốc hàng năm xuất khẩu khoảng 5 - 6 tỷ USD hàng may mặc vào Hoa Kỳ.
Theo điều kiện thương mại hiện hành của Hoa Kỳ, hàng dệt may không được ưu đãi về thuế quan. Hoa Kỳ áp dụng quota với tất cả các nước. Ngay cả Việt Nam, sau một năm tăng nhanh trong kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ thì cũng đã bị phía Hoa Kỳ yêu cầu ký hiệp định dệt may để áp dụng hạn ngạch. Song đây vẫn là thị trường thu hút các doanh nghiệp.
3.3.3. Tình hình xuất nhập khẩu:
Đến nay, Việt nam đã được hưởng MFN, nên hàng của ta có thêm nhiều thuận lợi nhờ tỷ lệ thuế quan được giảm nhẹ đi rất nhiều. Mặt khác, với chính sách khuyến khích xuất khẩu như hiện nay của Nhà nước ta thì việc xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ mang lại nguồn lợi lớn hơn. Nhất là sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam cũng sẽ mạnh hơn.
Trước năm 1999, Việt Nam đã xuất sang Hoa Kỳ hai mặt hàng là hàng dệt thoi (găng tay, sơ mi trẻ em) và hàng dệt kim (sơ mi trẻ em, sơ mi nam, nữ, găng dệt kim, áo len…). Dẫn chứng: năm 1995, Hoa Kỳ nhập 2.045.274 tá đôi găng tay, với giá trị 7.685.000 USD. Đến nay, mặt hàng găng tay có số lượng ngày càng lớn, do có sự chênh lệch nhỏ giữa biểu thuế không MFN là 25% với biểu thuế có ưu đãi MFN của mặt hàng này là 24,8%.
Bảng 19: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1994, 1995
Đơn vị : 1.000 USD
Mặt hàng
1994
1995
Hàng dệt thoi
2.436
15.092
Hàng dệt kim
80
1.837
Nguồn: www.vnexpres.net
Sau năm 1999, lượng hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng nhanh chóng cả về chủng loại lẫn kim ngạch. Đặc biệt, năm 2002, kim ngạch xuất khẩu đạt mức trên 930 triệu USD.
+ Tuy nhiên về may xuất khẩu, Việt Nam đang gặp một số khó khăn, bất lợi như:
+ Hầu hết các mặt hàng đang được sản xuất đều dùng nguyên liệu nhập khẩu, kể cả phụ liệu. Do đó, chúng ta không tận dụng được sản phẩm của ngành dệt trong nước.
+ Theo dự báo của các chuyên gia nghiên cứu thị trường, trong vòng 3 - 4 năm tới, Việt Nam có thể xuất 2 tỷ USD hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ. Nhưng công nghiệp dệt may Việt Nam khó có thể đáp ứng ngay nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ về số lượng nếu không tích cực chuẩn bị nguyên liệu, vốn, năng lực sản xuất, nhân công...
Trong khuôn khổ đàm phán WTO từ 1/1/1995, thì trong vòng 10 năm nữa hàng rào hạn ngạch dệt may bị loại bỏ và thuế sẽ giảm trung bình 9%. Các nước xuất khẩu hàng dệt may đang chuẩn bị chiến lược xuất khẩu phi hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ vào năm 2005. Đặc biệt, những nước có lợi thế nhân công rẻ. Với Việt Nam, tỷ lệ xuất khẩu vào Hoa Kỳ còn quá thấp (0.037% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ năm 1995 và 0,7% vào năm 2002). Chúng ta cần đề ra chiến lược quy hoạch, phát triển chất lượng, tiếp thị. Chính sách đó phải tạo ra được sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng và thị hiếu của thị trường Hoa Kỳ. Chúng ta cũng phải đầu tư đón trước thời cơ. Nếu như vậy, nhất định sẽ đặt chân vững chắc vào được thị trường này.
3.4. Thị trường ASEAN:
Đây là thị trường gần Việt Nam nhất và cũng có những nét giốngViệt Nam. Đó là thị trường các nước ASEAN. Thị trường các nước ASEAN đầy tiềm năng và rất dễ thâm nhập đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
3.4.1. Đặc điểm thị trường:
Trong vài thập kỷ qua, khu vực kinh tế ASEAN được coi là năng động nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của các nước ASEAN đứng vào hàng đầu thế giới. GDP tăng trung bình từ 5 – 11%/năm. Tất cả các nước ASEAN đều có ngành công nghiệp dệt chiếm tỷ lệ khá lớn trong ngành công nghiệp chế tạo. Tỷ trọng ngành dệt của các nước này đều chiếm trung bình từ 13 – 20% trong toàn bộ ngành công nghiệp. Dệt may giữ vai trò nòng cốt trong nền kinh tế quốc dân, là nguồn thu ngoại tệ chính chỉ xếp sau dầu khí, tạo ra nhiều công ăn việc làm.
Trong những năm gần đây, do tốc độ phát triển kinh tế cao, mức sống ở một số nước đang được nâng lên cùng với sự cạnh tranh quốc tế ngày càng mãnh liệt khiến cho tốc độ phát triển công nghiệp dệt một số nước có biểu hiện chậm lại. Một lý do nữa là các nước này thiếu lao động, thiếu kỹ thuật, công nghệ, sản phẩm đơn điệu, nguyên liệu phụ thuộc vào nhập ngoại. Đặc biệt, từ tháng 7 năm 1997 đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã gây ra ảnh hưởng không ít.
Đặc điểm chung nữa của thị trường ASEAN: xuất khẩu thành phẩm là chủ yếu, chỉ nhập khẩu nguyên liệu(đặc biệt là bông), thiết bị, hoá chất thuốc nhuộm và một số mặt hàng chất lượng cao mà trong nước chưa sản xuất hoặc không sản xuất được.
3.4.2. Tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu:
Một số nước có nền kinh tế lớn như: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines đang hướng dần vào các ngành công nghiệp có trình độ kỹ thuật cao như: điện tử, trang thiết bị gia đình, chế tạo ôtô, xe máy,... Điều đó dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong ngành dệt may. Nhưng trong tương lai gần, những ngành công nghiệp trên vẫn chưa đủ để thay thế vị trí quan trọng của ngành dệt may. Do đó, trong chiến lược phát triển dệt may của các nước này đến năm 2005 và 2010 vẫn có kế hoạch mở rộng sản xuất. Họ chủ trương sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, giải quyết công ăn việc làm, vì giá lao động vẫn còn thấp hơn so với một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Đồng thời, Chính phủ các nước này đang khuyến khích mở rộng đầu tư ra nước ngoài, sang những nước có giá lao động thấp hơn.
Từ nay đến năm 2003, trước khi hiệp định AFTA có hiệu lực, thì các quốc gia ASEAN sẽ đầu tư vào Việt Nam với mức độ nhất định. Đây chính là phân bố lại các ngành công nghiệp theo một chính thể kinh tế ASEAN thống nhất trong tương lai. Đặc biệt, sau khi Việt Nam trở thành thành viên của AFTEX (Hiệp hội dệt may Đông Nam á). AFTEX là tổ chức không mang tính chất thể chế, nhưng những thỏa thuận cam kết giữa các Chính phủ qua hiệp định AFTA và AFTEX cũng sẽ làm yên lòng các nhà đầu tư trong khối.
Qua nghiên cứu các thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành dệt may Việt Nam, chúng ta nhận thấy, vấn đề đặt ra cho các công ty, các doanh nghiệp Việt Nam là phải biết lựa chọn những phương pháp tiếp cận đầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van tot nghiep _ ban copy du phong.doc