Luận văn Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam- Vinaconex, thực trạng và giải pháp

Đa doanh, đa dạng hoá sản phẩm: là doanh nghiệp đi đầu tại Việt Nam hoạt động theo phương châm đa doanh, đa dạng hoá hoạt động và sản phẩm, trong thời gian qua TCT đã không ngừng mở rộng các ngành nghề kinh doanh, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực xây lắp, XNK, XK lao động mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau như đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, khách sạn, khu vui chơi giải trí, các trung tâm thương mại v.v.

Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh: để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực xây lắp, TCT đã không ngừng đầu tư nâng cao năng lực xây lắp và sản xuất để đủ sức đấu thầu thi công các công trình lớn, phức tạp, có yêu cầu cao về kỹ và mỹ thuật. Cùng với các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng đã được xây dựng, giá trị tổng tài sản cố định của TCT đạt trên 1.000 tỷ đồng.

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam- Vinaconex, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17 tỷ đồng. Về hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động: sau khi được thành lập lại và hoạt động theo mô hình TCT 90, VINACONEX đã không ngừng hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động từ TCT xuống các đơn vị thành viên và đã từng bước tinh giản, gọn nhẹ bộ máy quản lý nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ của TCT. Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: trong quá trình hoạt động và với phương châm luôn tôn trọng nhân tố con người, coi trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, từ không quá 10 người khi mới thành lập, cho đến nay TCT đã đào tạo và phát triển được một lực lượng nhân lực hùng hậu gồm kỹ sư, cử nhân, công nhân kỹ thuật cao với nhiều ngành nghề khác nhau góp phần tích cực vào sự phát triển của TCT. Đa doanh, đa dạng hoá sản phẩm: là doanh nghiệp đi đầu tại Việt Nam hoạt động theo phương châm đa doanh, đa dạng hoá hoạt động và sản phẩm, trong thời gian qua TCT đã không ngừng mở rộng các ngành nghề kinh doanh, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực xây lắp, XNK, XK lao động mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau như đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, khách sạn, khu vui chơi giải trí, các trung tâm thương mại v.v... Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh: để có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực xây lắp, TCT đã không ngừng đầu tư nâng cao năng lực xây lắp và sản xuất để đủ sức đấu thầu thi công các công trình lớn, phức tạp, có yêu cầu cao về kỹ và mỹ thuật. Cùng với các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng đã được xây dựng, giá trị tổng tài sản cố định của TCT đạt trên 1.000 tỷ đồng. Đổi mới và phát triển doanh nghiệp: trong thời gian qua, công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp đã được coi trọng và trở thành một nhiệm vụ trọng tâm của TCT. Mục đích của công tác đổi mới nhằm xây dựng TCT thành một doanh nghiệp có mô hình hoạt động linh hoạt và có hiệu quả kinh tế cao. TCT đã xúc tiến thực hiện công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên trực thuộc, đồng thời tham gia thành lập các công ty cổ phần mới trong đó TCT nắm giữ cổ phần chi phối ở hầu hết các công ty. Bộ máy của cơ quan TCT và các đơn vị hạch toán phụ thuộc TCT cũng không ngừng được sắp xếp lại theo hướng gọn nhẹ, đảm bảo hiệu quả trong quá trình hoạt động. 2.2. Thực trạng hoạt động XNK của TCT VINACONEX 2.2.2. Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của TCT VINACONEX Để phân tích tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của VINACONEX cần chia ra làm 02 giai đoạn có bước chuyển biến rõ rệt là giai đoạn nhà nước hạn chế giấy phép XNK từ 1988 đến1999 và giai đoạn tự do xuất nhập khẩu trừ một số mặt hàng đặc biệt nhà nước quản lý từ 1999 đến nay. 2.2.2.1. Hoạt động XNK của VINACONEX từ 1988 đến 1999 Ngay từ khi mới thành lập với tên là Công ty dịch vụ nước ngoài – Trực thuộc Bộ xây dựng, lãnh đạo Công ty đã xác định sẽ làm những dịch vụ liên quan tới nghiệp vụ kinh tế quốc tế để phục vụ nhu cầu trước mắt cho lao động Việt nam đang lao động ở nước ngoài hoặc đã về nước, đồng thời cũng đã có tầm nhìn xa dự đoán tương lai phát triển của một xã hội bắt đầu mở cửa để phát triển thì nhất thiết lĩnh vực thương mại quốc tế sẽ rất nhiều cơ hội để phát triển đem lại nhiều lợi ích cho xã hội và cho doanh nghiệp. Hơn nữa trong quá trình phát triển nó sẽ tạo tiền đề cho một loạt lĩnh vực hoạt động của TCT cùng phát triển. Ví dụ như, lĩnh vực xây lắp là lĩnh vực mà nhất thiết TCT sẽ phải theo đuổi như một chức năng cơ bản của một đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng, thì cũng có những liên quan rất mật thiết và quan trọng đến kinh tế đối ngoại như chủ động tìm hiểu và NK những thiết bị xây dựng có công nghệ hiện đại với giá thấp nhất và kịp thời. Đối với lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, TCT chủ động tìm kiếm những dây chuyền có khả năng sản xuất ra những vật liệu tiên tiến phục vụ cho nhu cầu xây lắp trong nước và có khả năng XK sang các nước khác. Đối với lĩnh vực XK lao động thì, qua quá trình giao dịch với đối tác nước ngoài, TCT cũng dễ dàng tìm kiếm đối tác tiếp nhận lao động Việt Nam qua sự giúp đỡ hỗ trợ của đối tác nước ngoài, giảm thiểu được tối đa chi phí tìm kiếm hợp đồng vì kết hợp với lĩnh vực thương mại, kết hợp đại diện làm quản lý lao động tại các nước và kết hợp với đối tác làm thương mại hay XK lao động. Đối với lĩnh vực đầu tư như việc xây dựng Nhà máy xi măng, thuỷ điện, khu đô thị, trung tâm thương mại vv… thì luôn phải cần những thông tin quan trọng của lĩnh vực thương mại cung cấp để có những quyết định đầu tư chính xác và hiệu quả cao. Đối với lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực khác cũng vậy, XNK luôn là những yếu tố mang tính thời cuộc, cách tân và rất thực tế trong kinh doanh Các quá trình phát triển lĩnh vực kinh doanh XNK từ năm 1988 đến năm 1999 (năm 1999 là năm nhà nước chính thức bỏ hạn chế giấy phép kinh doanh XNK, các doanh nghiệp có thể tự do kinh doanh XNK khi đã có đăng ký kinh doanh), cụ thể như sau: + Thời kỳ nhập khẩu xe máy miễn thuế cho các đối tượng đi lao động, chuyên gia và công nhân ở Irắc, đông Âu và các nước khác, khoảng thời gian từ năm 1988 – 1992: Đây là thời kỳ đầu tiên của VINACONEX khi mới được thành lập mà việc xuất phát đầu tiên là do chiến tranh Irắc xảy ra, hàng chục nghìn lao động Việt nam bị về nước giữa chừng gây tổn thất cho các cá nhân. Vì vậy, để hỗ trợ cho tổn thất này, Nhà nước ban hành quyết định 175/ CP về việc cho phép lao động đi Irắc được phép mua xe máy miễn thuế theo số tiền mà mình có đem về Việt nam và khai báo chính xác với Hải quan. VINACONEX lúc đó, với vai trò quản lý lao động tại Irắc và Đông Âu của Bộ xây dựng, đã đảm nhận chức năng làm dịch vụ này cho các lao động ở Irăc về nước. Sau đó để đảm bảo tính công bằng cho tất cả lao động và chuyên gia của Việt nam ở nước ngoài, chính phủ ban hành quyết định 156/ CP về việc cho phép các lao động và chuyên gia Việt nam đi lao động và làm việc ở nước ngoài mỗi người được phép mua 01 xe máy miễn thuế theo số tiền mà họ khai báo trên tờ khai hải quan. Vì vậy toàn bộ lĩnh vực XNK của VINACONEX thời kỳ này là thời kỳ nhập xe máy miễn thuế cho các đối tượng lao động và chuyên gia đi lao động và làm việc ở nước ngoài. Tổng số xe máy được VINACONEX nhập khẩu vào thời kỳ này là hơn 10.000 xe máy các loại. Giai đoạn 1993 – 1999 là thời kỳ TCT chuyển hướng sang kinh doanh XNK vật liệu xây dựng và thiết bị xây dựng cho ngành xây lắp. Ngày 27/02/1993 Chính phủ quyết định dừng tất cả việc nhập khẩu xe máy miễn thuế phục vụ cho các đối tượng trên và chỉ cho nhập xe máy nộp thuế. Vì vậy, trong những tháng cuối năm 1992, VINACONEX, với chức năng được nhà nước cho phép XNK trực tiếp, bắt đầu chuyển hướng sang kinh doanh NK một số mặt hàng liên quan tới ngành xây dựng như vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất và thiết bị xây dựng Bảng 2.2: Các chỉ tiêu hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn (1992 – 1999) của VINACONEX STT Năm Sản lượng NK (Triệu USD) Sản lượng XK (Triệu USD) Nộp NSách (Tỷ Đồng) 1 1992 0,78 3,6 2 1993 8,2 19,23 3 1994 10,3 0,12 23,40 4 1995 12,36 0,19 27,37 5 1996 16,9 36,85 6 1997 25,68 45,8 7 1998 31,3 0,35 57,4 8 1999 38,5 63,7 Nguồn: Tài liệu lưu trữ của VINACONEX Thời kỳ này VINACONEX đã nhập tự doanh một số mặt hàng vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất như: gạch ốp lát, sứ vệ sinh, thép xây dựng, bình nước nóng, bồn tắm, vòi nóng lạnh, trần thạch cao, vách ngăn, cửa nhựa,... và rất nhiều mặt hàng khác. Về thiết bị xây dựng, vì trị giá của thiết bị thường rất lớn, nên để bảo toàn vốn, phần lớn các hợp đồng thực hiện thời kỳ này là hợp đồng nhập uỷ thác cho các đơn vị xây lắp của ngành xây dựng và giao thông, các loại thiết bị xây dựng thường nhập là: máy xúc, máy ủi, xe bơm và trộn bê tông, cần cẩu, máy lu, trạm trộn bêtông, nhựa đường, xe nâng, thang máy, thang lồng, dây chuyền sản xuất gạch gốm và dây chuyền sản xuất gạch giả đá Granít... Trong thời kỳ này bắt đầu xuất hiện nhiều đơn vị của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và nước ngoài tham gia vào hoạt động XNK hàng hoá, vì trong thời kỳ này nền kinh tế nước ta bắt đầu dần dần mở cửa, cơ hội về buôn bán XNK trên thị trường các nước tư bản còn rất mới mẻ và đem lại nhiều lợi nhuận. Phần lớn các hoạt động trong thời kỳ này là hoạt động NK, và VINACONEX cũng nằm trong xu thế này. Để thích ứng với môi trường bắt đầu có tính cạnh tranh và để định hướng cho xu thế phát triển tương lai của lĩnh vực XNK, VINACONEX đã chuyển mạnh mẽ từ hình thức NK uỷ thác sang hình thức tự doanh NK, tự bán lẻ trực tiếp hoặc bán buôn nội địa dưới hình thức thiết lập một số cửa hàng bán vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất của mình để bán cho người tiêu dùng và khách hàng công trình, đồng thời cũng thiết lập một loạt các đại lý, nhà phân phối được phân theo từng ngành hàng cụ thể để bán buôn hoặc bán cả lô hàng khi mới nhập về theo giá thoả thuận với phương châm bảo toàn vốn, tận dụng vốn của khách hàng nội và giữ được sản lượng NK đối với nhà cung cấp nước ngoài. Với cách làm linh hoạt trong điều kiện mới như vậy nên VINACONEX đã được nhà cung cấp nước ngoài cho hưởng chế độ nhà NK đại lý, thậm chí là nhà NK đại lý độc quyền. Bên cạnh việc NK tự doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất, VINACONEX đã mạnh dạn tự doanh ngay cả với mặt hàng thiết bị xây dựng, mà trước đây do thiếu vốn, cần bảo toàn vốn, TCT phải nhập uỷ thác là chủ yếu. Việc NK tự doanh mặt hàng thiết bị được TCT thực hiện dưới hai hình thức: Thứ nhất, NK trực tiếp thông qua đấu thầu cung cấp thiết bị cho các dự án lớn để cung cấp các thiết bị xây dựng khác nhau (ví dụ: dự án thiết lập trạm trộn bê tông tươi gồm: trạm trộn bê tông, xe bơm bê tông, xe chuyển trộn bê tông, trạm nghiền sàng đá, máy xúc lật, xe nâng hàng, xe tải,...) cho dự án xây lắp. Thông thường các thiết bị này là thiết bị mới 100% và được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp khác nhau. Ngoài hình thức cung cấp các thiết bị lẻ, các bộ phận kinh doanh của TCT đã cung cấp thiết bị đồng bộ cho các dây chuyền sản xuất công nghiệp hoàn chỉnh, có yêu cầu cao về công nghệ như dây chuyền đồng bộ sản xuất gạch gốm và gạch giả đá granít, dây chuyền xử lý rác thải dân dụng và công nghiệp. Để NK dưới hình thức này VINACONEX phải kết hợp với nhà cung cấp nước ngoài nhằm thoả thuận và cung cấp các thông tin về công nghệ và về các kinh nghiệm vận hành khác cho chủ đầu tư ngay từ khi mới thiết lập dự án giúp các chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị các thông tin cần thiết cho hồ sơ đấu thầu cung cấp thiết bị toàn bộ. Thứ hai, trong tình hình phần lớn vốn và tài chính của các đơn vị trong ngành xây lắp không đủ lớn, cần phải mua những thiết bị rẻ, khấu hao nhanh, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp và với cơ chế khoán xây lắp của một số doanh nghiệp xây lắp của Nhà nước, VINACONEX đã chọn hình thức tự doanh NK một số thiết bị đã qua sử dụng về trưng bày tại kho bãi thiết bị (Workshop) để giới thiệu cho khách hàng nội địa. Để có thể giảm được lượng đầu tư vốn ban đầu, VINACONEX đã đàm phán với đối tác về hình thức trả chậm từ 03-06 tháng bằng thanh toán điện chuyển tiền TTR hay bằng thư tín dụng không huỷ ngang L/C. Tuy nhiên có trường hợp do đối tác nước ngoài bán cho VINACONEX thiết bị với giá quá rẻ thì có thể thoả thuận thanh toán ngay khi giao hàng lên tầu, vì khi hàng về nếu mua được rẻ cũng dễ bán được hàng cho khách hàng nội địa để thu lại tiền. Một hình thức quan trọng trong trường hợp này cũng được áp dụng để bảo toàn vốn là hình thức cùng liên doanh với đối tác nước ngoài để làm đại lý bán hàng trên tinh thần phía nước ngoài bỏ tiền mua thiết bị đem về Việt nam, VINACONEX sẽ NK theo hình thức trả chậm và thiết lập các workshop để trưng bày, triển khai bán thiết bị bằng mọi hình thức theo giá bán của phía nước ngoài và giá bán trong nước sẽ được hai bên cùng thống nhất trước khi NK. Việc thanh toán cho phía nước ngoài được thực hiện dần dần theo từng thiết bị đã bán được. Hình thức này thường được áp dụng cho những đối tác nước ngoài có lòng tin rất lớn đối với VINACONEX, vì rủi ro gần như thuộc hoàn toàn về phía nước ngoài. Để đi sâu phân tích những lợi thế và không lợi thế của VINACONEX so với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác hoạt động ở lĩnh vực XNK trong thời kỳ này, có thể nêu kết cấu xây dựng nên giá thành một sản phẩm NK và giá bán một sản phẩm NK. Vì, đối với việc kinh doanh, có thành công hay không là do hai yếu tố quyết định: đầu vào phải rẻ và đầu ra phải lớn hơn đầu vào cộng chi phí. Đối với mọi hàng hoá NK, dù là uỷ thác hay tự doanh, VINACONEX cũng đều phải thiết lập các phương án kinh doanh cụ thể cho từng hợp đồng được ký kết. Kết cấu của giá thành sản phẩm NK gồm: giá hàng hoá tại cảng giao hàng nước ngoài (FOB) + giá vận chuyển từ cảng nước ngoài về cảng quốc tế của Việt nam + bảo hiểm hàng hoá vận chuyển quốc tế (nếu có) + thuế nhập khẩu hàng hoá theo luật định + phí làm thủ tục hải quan nhân hàng, vận chuyển nội địa và bốc dỡ hàng tại kho của chủ hàng + phí ngân hàng mở L/C hay TTR + lãi suất ngân hàng dự tính + chi phí gián tiếp khác. Trên cơ sở xây dựng giá thành, ta có thể phân tích được lợi thế của VINACONEX so với các doanh nghiệp ở thành phần kinh tế khác như sau: ã VINACONEX có uy tín lớn đối với phía nước ngoài và các đơn vị trong nước vì có Nhà nước và ngân hàng đứng ra đảm bảo về uy tín, đồng thời có giấy phép XNK trực tiếp, không phải thông qua bất kỳ một đơn vị trung gian nào để NK. ã VINACONEX có cơ sở vật chất tốt hơn để chuẩn bị cho kế hoạch tiêu thụ hàng hoá. ã VINACONEX có khả năng về tài chính tốt hơn để NK hàng hoá số lượng lớn. Những bất lợi của VINACONEX so với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác là: ã Cơ chế bộ máy hành chính cồng kềnh chậm chạp do qui định quản lý của Nhà nước chưa được cải tiến vì vậy chi phí gián tiếp sẽ cao hơn. ã Khả năng quyết định của lãnh đạo không nhanh bằng tư nhân vì nếu được thì không sao, nếu sai thì liên quan đến trách nhiệm cá nhân. Mà trong kinh doanh, thông thường rủi ro cao thì lãi suất lớn. Thành phần kinh tế tư nhân sẵn sàng chấp nhận rủi ro (nếu có), nhưng lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước không có cơ chế cho rủi ro, vì vậy chỉ làm những việc có độ an toàn cao, thì đương nhiên lãi suất sẽ thấp. ã Một yếu tố rất quan trọng để hạ giá thành sản phẩm của tư nhân là việc họ tìm cách giảm thuế NK, trốn thuế hay buôn lậu một cách phổ biến đối với các mặt hàng có thuế NK cao. Thông thường các mặt hàng có thuế NK cao là vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất (thuế từ 25 – 50%) thì việc giảm giá trên hoá đơn NK là phổ biến (Down Invoice) vì nếu giảm được giá gốc CNF (giá FOB + Vận chuyển) thì thuế NK cũng giảm theo phần trăm tương ứng. Phần tiền chênh lệch được thanh toán bằng tiền mặt cho nước ngoài theo con đường không chính tắc (doanh nghiệp Nhà nước không được phép và không bao giờ làm được việc này vì Nhà nước giám sát chi tiêu tài chính và cá nhân lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước không có động lực đủ mạnh để làm như vậy, họ ưu tiên mục tiêu an toàn cho cá nhân họ nhiều hơn ưu tiên tăng chỉ tiêu lợi nhuận cho đơn vị). Việc trốn thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng diễn ra khá phổ biến vì họ thường tận dụng kẽ hở quản lý của hải quan để nhập lậu hàng vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất Trung Quốc vào nước ta. Vì vậy phần thuế NK của doanh nghiệp tư nhân thực hiện sẽ thấp hơn rất nhiều so với doanh nghiệp nhà nước cùng NK làm cho giá thành hàng hoá NK của doanh nghiệp nhà nước khó có thể cạnh tranh với giá hàng hoá NK của doanh nghiệp tư nhân. Từ hoạt động của TCT VINACONEX cũng cho thấy, giai đoạn này các cơ quan chức năng quản lý XNK của Nhà nước còn chưa đổi mới phù hợp. Những cải tiến trong chính sách điều hành XNK của Nhà nước chưa thực sự theo hướng tạo môi trường pháp lý kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, chưa thực sự tự do hoá quyền XNK trực tiếp, Bộ Thương mại phân bố quota chưa hợp lý, quản lý thuế XNK chưa chặt chẽ và chưa kết hợp với quản lý thuế nội địa. Các tham tán chưa làm tốt vai trò xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là chưa tích cực giúp đỡ VINACONEX trong các quan hệ với đối tác nước ngoài. 2.2.2.2. Hoạt động XNK của VINACONEX từ 1999 đến nay Từ 01/09/1999 Nhà nước cho phép các thành phần kinh tế có quyền trực tiếp XNK. Để thích ứng với tình hình mới, TCT đã chuyển đổi cơ cấu tổ chức đối với lĩnh vực kinh doanh XNK, trong bản thân hoạt động XNK cũng bắt đầu có những chuyển biến lớn về cách thức kinh doanh, cụ thể là: - TCT không kinh doanh dàn trải: Trước kia do có rất nhiều cơ hội sinh lợi nhuận do các khách hàng nước ngoài thường tìm đến các đơn vị có chức năng XNK trực tiếp để giao dịch và mong muốn hợp tác, đồng thời khách hàng trong nước cũng muốn mua hàng hoá trực tiếp từ các đơn vị có chức năng XNK trực tiếp. Vì vậy việc triển khai kinh doanh dàn trải nhiều mặt hàng để thu lợi nhuận là hợp lý vì làm như vậy vừa có nhiều thuận lợi từ vấn đề tận dụng vốn, thu hồi vốn, độ an toàn và đặc biệt là ít bị cạnh tranh, vừa tăng quy mô lợi nhuận. Nhưng khi Nhà nước đã cho tự do hoá ĩNK, TCT không còn nắm độc quyền làm ăn với đối tác nước ngoài thì cần phải định hướng lại hoạt động XNK, ưu tiên các hướng hoạt động có tiềm năng về tài chính và con người để có thể đương đầu với một thị trường đầy cạnh tranh, để làm giảm nhẹ tình thế cơ chế của TCT bị bó hơn nhiều so với cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. TCT xác định rằng, nếu tiếp tục lao sâu vào việc kinh doanh dàn trải, không biết tận dụng các thế mạnh của mình, thì TCT sẽ không thể cạnh tranh được trên thị trường trong cơ chế mới. Vì thế, trong giai đoạn này TCT thực hiện đường lối sau: ã Chuyên sâu một số lĩnh vực XNK mà TCT thực sự có thế mạnh hơn các công ty khác, cụ thể như không tự doanh những mặt hàng vật liệu xây dựng và trang thiết bị nội thất có mức thuế NK cao, vì làm như vậy sẽ bị các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cùng kinh doanh cạnh tranh không bình đẳng (bằng cách trốn thuế NK). Hơn nữa, thông thường trị giá thực của các lô hàng loại này thường thấp, trong điều kiện cạnh tranh, các doanh nghiệp tư nhân nhỏ kinh doanh có hiệu quả hơn VINACONEX, với tư cách doanh nghiệp lớn. TCT chỉ giới hạn tự doanh các mặt hàng có thuế NK thấp (0-5%) như thiết bị xây dựng, vật liệu xây dựng (thép hình xây dựng đặc chủng, neo, cáp, hoá chất cho xây dựng. v.v). Vì những mặt hàng này không bị cạnh tranh về thuế NK, hơn nữa trị giá các loại hàng NK này thường lớn, không có quá nhiều doanh nghiệp tham gia như các mặt hàng khác. ã Để tập trung cho các ngành hàng định hướng phát triển lâu dài, VINACONEX đã tập trung vào các yếu tố như đào tạo cán bộ có hiểu biết chuyên sâu chuyên ngành, tập trung tài chính cho ngành hàng định hướng…. VINACONEX cũng bắt đầu hạn chế việc nhập uỷ thác cho các doanh nghiệp khác, chỉ nhập uỷ thác thiết bị vật tư cho hoạt động của TCT. ã Vì thiết bị xây dựng là mặt hàng có thuế NK 0%, nên việc đầu tư cho việc kinh doanh thiết bị rất được TCT quan tâm. Trong giai đoạn này VINACONEX đã tham gia cung cấp thiết bị đồng bộ cho các dự án lớn trong nước và được các nhà cung cấp thiết bị lớn của nước ngoài ủng hộ dưới hình thức liên kết. ã Trong giai đoạn này các doanh nghiệp sản xuất hàng XK của Việt Nam bắt đầu XK nhiều sản phẩm của mình đi các nước, mặc dù VINACONEX chưa có nhà máy nào sản xuất ra hàng XK, nhưng cũng đã xuất khẩu nhiều lô hàng vật liệu xây dựng đi các nước như: XK xi măng của TCT Xi măng Việt Nam sang Lào theo nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu á ADB, đây là những lô hàng XK đầu tiên của TCT Xi măng Việt Nam do VINACONEX đứng ra bán đấu thầu sang Lào. Ngoài ra VINACONEX còn XK thép xây dựng của Việt nam sang thị trường Lào và XK đá Marble sang Tiệp và Singapo. Đến năm 2003 VINACONEX chính thức thiết lập nhà máy sản xuất đá ốp lát cao cấp nhân tạo, với dây chuyền công nghệ độc quyền của Italia lần đầu tiên có mặt ở Việt nam, chỉ chuyên sản xuất hàng hoá phục vụ cho nhu cầu XK và một số công trình có yêu cầu cao về đẳng cấp. Trong 2-3 năm gần đây sản lượng XK của mặt hàng này đi úc và Mỹ bao tiêu toàn bộ công suất sản xuất của dây chuyền nhà máy. Tính trung bình mỗi năm nhà máy XK khoảng 12 triệu USD loại hàng hoá này. ã Trong tình huống doanh nghiệp XNK của Nhà nước được đặt trong môi trường kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế như hội nhập AFTA, GATT, WTO,... VINACONEX bị đặt vào tình thế phải thích ứng với kinh tế thị trường đầy biến động và xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng sâu hơn. Mặt khác, VINACONEX có chức năng giúp Nhà nước định hướng nền kinh tế theo con đường xã hội chủ nghĩa. Vì vậy TCT VINACONEX cần sự thay đổi về phương thức quản lý cũng như thay đổi phương thức hạch toán kinh doanh. Một sự vận động cơ bản mà VINACONEX áp dụng, đó là xin phép Đảng và Nhà nước cho phép thí điểm cổ phần hoá toàn bộ TCT và trở thành một trong ba TCT được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm cổ phần hoá toàn bộ TCT. Lĩnh vực XNK cũng nằm trong tiến trình cải cách này, vì vậy cũng bắt đầu những bước đi về chia nhỏ việc hạch toán quản lý kinh doanh cho các ngành hàng từ dưới lên trên để việc thực thi các kế hoạch XNK lớn của TCT mang tính thực tế và khả thi. Để triển khai thực hiện nhiệm vụ này, Lãnh đạo TCT đã giao cho từng bộ phận kinh doanh từng ngành hàng phải lập ra kế hoạch kinh doanh của mình hàng năm và xây dựng kế hoạch hạch toán sản xuất chi tiết cụ thể theo tháng và quí. Nhờ các nỗ lực cải cách to lớn của TCT trong giai đoạn này nên kết quả hoạt động XNK đã có sự tăng trưởng tốt. Bảng 2.3: Kết quả hoạt động XNK giai đoạn (2000 – 2005) của VINACONEX Stt Năm Sản lượng nhập khẩu (Triệu USD) Sản lượng xuất khẩu (Triệu USD) Nộp Nsách (Tỷ Đồng) 1 2000 43,7 0,8 87 2 2001 44,2 0,26 89,5 3 2002 44,6 86,4 4 2003 47,8 0,45 95,65 5 2004 46,3 6,3 94,3 6 2005 48,2 12,3 100,3 Nguồn: Tài liệu dự liệu dự trữ của VINACONEX 2.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động XNK của VINACONEX 2.2.2.1. Đánh giá chung kết quả hoạt động xuất nhập khẩu trong VINACONEX Nhờ có định hướng đúng và linh hoạt thích nghi với tình huống luôn thay đổi của nước ta từ năm 1992 đến nay nên hoạt động XNK của TCT không những trụ vững, đóng góp lớn cho thành tích chung của TCT, mà còn tự mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng mặt hàng mở rộng đối tác ( xem bảng 2.4). Bảng 2.4. Danh mục các mặt hàng và đối tác nước ngoài chủ yếu của VINACONEX Stt Tên đối tác Mặt hàng kinh doanh 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 Hunydai – Hàn quốc Daewoo – Hàn quốc LG – Hàn quốc Kolon – Hàn quốc Hyosung – Hàn quốc Dongsung – Hàn quốc Inchon Iron – Hàn quốc Hanwoo – Hàn quốc Sumitomo – Nhật bản Hitachi – Nhật bản Kobelco- Nhật bản Komatsu – Nhật bản Nisshoiswai – Nhật bản Mitsubishi – Nhật bản Mitsui – Nhật bản Nigatta – Nhật bản Nichimen – Nhật bản IHI – Nhật bản TOTO - Nhật bản Meiwa – Nhật bản Kanematsu – Nhật bản SKK – Nhật bản Schwing - Đức Dorma - Đức Teka - Đức Lebberhe - Đức Bomag - Đức Demag - Đức Thyssen Krup - Đức KraussMaffei - Đức Gleitbau Salzburg - áo Danfoss - Đan mạch MBT – Thuỵ sĩ ARBED – Bỉ Breston – Italia Baghin – Italia Secmi – Secma - Italia Mapei – Italia Terramar – Italia Franco Pacific - Italia ORU – Italia Ariston - Italia Thermor – Pháp Maestria – Pháp Mermet SA- Pháp Porcelanatto – Tây ban nha Pamensa – Tây ban nha Commansa – Tây ban nha Libero – Tây ban nha Pano ten – Tây ban nha Zirconio – Tây ban nha Eagle Pacific – Tây ban nha Enarco, SA – Tây ban nha Fanal, SA – Tây ban nha Robert Mercader –TBN Gesan SA – Tây ban nha Cotto – Thái lan Saint Gobal – Thái lan Pan Asia – Singapo Bostik – Singapo Xingxing – Trung quốc Sichuan – Trung quốc Xuzhou – Trung quốc Shanghai Jinling – Trung quốc Puyuan – Trung quốc Zoomlio – Trung quốc Nanning – Trung quốc Electrolux – Thuỵ điển Volvo – Thuỵ điển Atlast Copco – Thuỵ điển Tamrock – Thuỵ điển Catter pilar – Mỹ Terex and Family – Mỹ Inger Sollrand – Mỹ Ramaster - Mỹ WK – Uc Eroq Shawcat – Isarel Sỉncrest – Singapo Các loại thiết bị xây dựng và vật liệu xây dựng Các loại thiết bị xây dựng và vật liệu xây dựng Các loại hoá chất xây dựng và đồ gia dụng Hoá chất xây dựng và ống cấp thoát nước Các loại thiết bị xây dựng Trạm trộn nhựa đường và nghiền sàng đá Thép hình xây dựng Thiết bị xây dựng Các loại thiết bị XD và vật liệu XD Máy đào và dây chuyền thiết bị toàn bộ Máy đào Máy làm đất các loại Các loại vật tư và thiết bị cho XD và giao thông Thang máy và các vật tư và thiết bị XD Thép xây dựng Máy trải thảm nhựa đường Các loại thiết bị và vật liệu XD Trạm trộn bê tông và xe bơm bêtông Thiết bị vệ sinh Van, vòi Các loại thiết bị xây dựng Các loại hoá chất và sơn cho xây dựng Bơm và xe bơm bê tông Các loại khoá và bản lề Xe bơm bê tông Cẩu tháp, máy đào, máy xúc, xe ben tự đổ Xe lu các loại Xe lu các loại Thang máy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV cua Ha co Chau da sua lan 2.doc
  • docBang chi tieu.doc
  • docBia cung mau do.doc
Tài liệu liên quan