Luận văn Hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Salavan (Lào) từ năm 1986 đến năm 2015

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Mục lục .iii

Danh mục các chữ viết tắt. iv

Danh mục các bảng .v

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài . 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 2

3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu . 5

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. 6

5. Đóng góp của luận văn . 7

6. Bố cục luận văn . 8

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH SALAVAN VÀ CỘNG ĐỒNG

NGưỜI VIỆT NAM Ở TỈNH SALAVAN . 10

1.1. Khái quát về tỉnh Salavan . 10

1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư . 10

1.1.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội của tỉnh Salavan . 12

1.1.3. Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam - Salavan. 16

1.2. Cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Salavan. 18

1.2.1. Cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Salavan . .18

1.2.2. Chính sách của chính phủ Lào đối với cộng đồng người Việt Nam . 31

Tiểu kết chương 1. 32

Chương 2: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGưỜI VIỆT NAM Ở

TỈNH SALAVAN (1986-2015) . 34

2.1. Nông nghiệp . 35

2.2. Buôn bán, dịch vụ . 38

2.3. Công nghiệp. 44

pdf103 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động kinh tế, văn hóa của cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Salavan (Lào) từ năm 1986 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể ban đêm gà ngủ và khi đẻ có chỗ cho gà ấp trứng, còn ban ngày thà để nó tự tìm ăn ở sân làng. Từ gà Kày Lạt người Việt chế biến được nhiều món ăn rất ngon như: nướng, luộc, món Kọy, món Lạp, Xụa Kày, Ó Kày Vịt cũng là vật nuôi thường gặp tại các gia đình của người Việt Nam tại tỉnh Salavan, có nhiều giống như vịt Pết Ga, vịt Thệt và vịt Pết Lạt, người Việt nuôi vịt nhằm để phục vụ nguồn thức ăn trong gia đình. Ngoài gà, vịt, tại các gia đình người Việt còn nuôi lợn. Thông thường người Việt xây chuồng lợn ở sau nhà, họ nuôi khỏang 2-3 con lợn để thịt vào những ngày lễ, tết, đây cũng là loại thịt mà họ chế biến thức ăn để thờ cúng trong dịp Tết của người Việt. Nhìn chung, người Việt ở Salavan không coi nông nghiệp là nghề chủ đạo trong đời sống của mình, việc trồng trọt hay chăn nuôi chỉ là để tăng thêm nguồn lương thực, thực phẩm trong gia đình của họ. 2.2. Buôn bán, dịch vụ Nguồn gốc của con cháu Việt Kiều định cư tại tỉnh Salavan là những người làm ruộng, trồng cây, công nhân và công chức cho Pháp. Sau năm 1975, đặc biệt là sau năm 1986 đến nay, những người làm nông nghiệp rất ít. Có thể nói, do nền kinh tế của tỉnh Salavan chưa phát triển hàng hóa và người Lào chưa quen với việc buôn bán, do vậy, người Việt có điều kiện thuận lợi để đầu tư vào buôn bán, kinh doanh các dịch vụ ít bị cạnh tranh bởi dân Lào. Tuy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 39 nhiên, trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh Salavan chưa phát triển, nên buôn bán của người Việt ở tỉnh Salavan chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ ở vùng thành thị. Tại Salavan, hầu hết đều có các cửa hàng của người Việt. Theo thống kê của Sở Lao động phúc lợi và xã hội năm 2015, người Việt làm nghề buôn bán khoảng 258 người (kể cả những bà con Việt Kiều), đông nhất là ở huyện Salavan, Laungam, khongsedone, Tạôi. Trên ven đường hoặc ở chợ đều có nhiều cửa hàng và hàng hóa của Việt Nam. Hiện nay, ở tỉnh Salavan xuất hiện công ty buôn bán lớn đó là công ty Văn Đa Thương Mại (bản Nakopho, ở huyện Salavan), Công ty thương mại này có mặt hàng phong phú như hàng tạp hóa, vật liệu xây dựng, hàng hóa nhập khẩu và hàng xuất khẩu từ Thái Lan và Việt Nam. Hiện công ty Văn Đa Thương Mại có 87 nhân viên làm các công việc sắp xếp hàng, bán hàng, thành toán và vận chuyển hàng hóa tận nơi người tiêu dùng. Tác giả đã sắp xếp các loại cửa hàng của người Việt Nam định cư tại tỉnh Salavan trên 7 huyện thành 3 loại như: Loại buôn bán lớn: gồm những cửa hàng lớn có công nhân làm thuê, các cửa hàng này thường kinh doanh các mặt hàng như vàng, bạc, vật liệu xây dựng, hàng điện tử, nội thất. Số buôn bán lớn này chiếm tỷ lệ rất ít, Chủ các cửa hàng này phần lớn là những bà con Việt Kiều và người Việt có cuộc sống ổn định, có vốn đầu tư lớn. Salavan có 12 cửa hàng lớn (chiếm 8,33%), tiêu biểu đó là cửa hàng bán vàng bạc chị Vũ Vân Thu và anh Ngọc Tin, chị Thu là một đầu bếp đã từng làm việc tại công ty chế biến gỗ của Ông Viêngsavane, còn anh Tin là công nhân của công ty này, hai người đã kết hôn và ở lại tại Lào, hiện nay hai người là chủ cửa hàng vàng bạc Thu Tin, đây là một trong 4 cửa hàng bán vàng bạc lớn ở huyện Laungam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 40 Cửa hàng ông Phạm Chi Thảo là một cửa hàng bán buôn và bán lẻ lớn ở huyện Salavan, mặt hàng buôn bán của cửa hàng này là hàng tạp hóa từ Thái Lan, Việt Nam. Cửa hàng luôn có 5 nhân viên Việt, 3 nhân viên Lào, ngoài bán hàng còn phục vụ vận chuyển hàng hóa tận nơi. Bên cạnh đó, còn kể tới cửa hàng bán tùng ô tô-xe máy của ông Trần Thanh ở huyện Salavan và cửa hàng bán phụ tùng của ông Ngô Lịch huyện Khongsedone. Bảng 2.3: Thống kê một số cửa hàng buôn bán lớn ở tỉnh Salavan năm 2015 STT Họ và tên chủ cửa hàng Mặt hàng kinh doanh Nhân Công Địa điểm 1 Phạm Chi Thảo Hàng tạp hóa 5 Salavan 2 Tần Thanh Phụ tùng ô tô-xe máy 6 Salavan 3 Vũ Vân Thu Vàng bạc 2 Laungam 4 Ngô Lịch Phụ tùng ôtô - xe máy 6 Khongsedone 5 Võ Văn Nam Hàng tạp hóa 3 Khongsedone 6 Pham Hồng Lương Đồ xây dựng 4 Khongsedone 7 Thái Hưu Thanh Hàng tạp hóa 2 Salavan 8 Cao Ngọc Khôi Điện thoại 3 Salavan 9 Lê Thị Du Đồ điện 3 Laungam 10 Nguyễn Xi Hàng tạp hóa 2 Tạôi 11 Phan Kim Oanh Hàng tạp hóa 2 Tạôi 12 Lê Thị Nga Đồ xây dựng 3 Lakhonpheng Nguồn: Tác giả thống kê từ tư liệu điền dã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 41 Buôn bán trung bình: Salavan có 40 cửa hàng buôn bán vào loại trung bình (chiếm 27,7%) của người Việt. Những cửa hàng này thường tập trung ở các chợ lớn của tỉnh như chợ Salavan, chợ mới Laungam, chợ Mương Không. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của người Việt như giầy dép, quần áo, tạp hóa, hàng ăn... một số cửa hàng kinh doanh có uy tín và đông khách như hiệu quần áo Nam - Phan, cửa hàng tạp hóa Cấu Cha ở chợ mới Lau ngam, cửa hàng tạp hóa chị Nguyễn Thị Thủy ở huyện Salavan, cửa hàng bán hàng điện tử anh Chu Văn Sơn ở chợ Mương Không. Bảng 2.4: Thống kê một số cửa hàng buôn bán trung bình ở tỉnh Salavan năm 2015 STT Họ và tên chủ cửa hàng Mặt hàng kinh doanh Nhân Công Địa điểm (Huyện) 1 Phan Lasithiphone Quần áo 2 Laungam 2 Nguyễn Thanh Cha (Cấu - Cha) Hàng tạp hóa 3 Laungam 3 Nguyễn Thị Thủy Hàng tạp hóa 2 Salavan 4 Chu Văn Sơn Quần áo 3 Khongsedone Nguồn: Tác giả thống kê từ tư liệu điền dã Loại buôn bán nhỏ: bao gồm các sạp hàng, quán nhỏ của người Việt kinh doanh các mặt hàng hóa như: hoa quả, đồ ăn uống, thực phẩm, đồ trang sức, trang phục nhìn chung, các mặt hàng buôn bán đa dạng, phong phú, phần lớn những hàng hóa này được nhập khẩu từ Việt Nam. Ở Salavan có 92 cửa hàng nhỏ chiếm 63,8%, đa số là những người Việt mới định cư tại tỉnh Salavan. Một số người Việt do không thuê được sạp hàng phải bán rong trên ven đường và làng xóm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 42 Bảng 2.5: Thống kê cửa hàng buôn bán của ngƣời Việt Nam ở tỉnh Salavan (năm 2015) STT Huyện Cửa hàng lớn Cửa hàng trung bình Cửa hàng nhỏ Tổng cộng 1 Salavan 4 13 22 39 2 Laungam 2 8 13 23 3 Khongsedone 3 5 18 26 4 Lakhonpheng 1 0 2 3 5 Vapi 0 2 7 9 6 Toumlam 0 2 6 8 7 Tạôi 2 10 24 36 Tổng cộng 12 40 92 144 Nguồn: Sở Lao động phúc lợi và xã hội tỉnh Salavan Ngoài buôn bán, các nghề dịch vụ cũng chiếm vị trí quan trọng trong những ngành nghề chủ yếu của người Việt định cư tại tỉnh Salavan, các dịch vụ bao gồm: giải trí, may đo, làm mộc, lái xe, sửa chữa đồ gia dụng... Trước năm 1986, các dịch vụ của người Việt tại tỉnh Salavan chưa phát triển, nhưng sau đổi mới, số lượng người Việt làm nghề dịch vụ cũng tăng lên, có nhiều dịch vụ ra đời các công nghệ, công cụ, thiết bị được sử dụng ngày càng hiện đại hơn. Các dịch vụ của người Việt mở ra đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng. Hiện nay, các ngành nghề dịch vụ vẫn được nhiều người Việt quan tâm mở rộng. Theo thống kê của Sở Lao động phúc lợi và xã hội tỉnh Salavan và hội người Việt, cho hết năm 2015, khoảng 380 người làm nghề dịch vụ (trong đó có 242 Việt cư trú tạm thời, 138 Việt kiều). Các ngành dịch vụ người Việt làm phổ biến như sửa chữa đồ điện, may mặc, cắt tóc, chụp ảnh, lái xe, rửa xe, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 43 sửa chữa ô tô và xe máyTrong đó, dịch vụ hấp dẫn mà người Việt kinh doanh là ăn uống, nhà hàng giải trí Karaoke và Snooker. Có thể nói, hiện nay, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống của người Việt ngày càng nhiều. Các mặt hàng kinh doanh tại cửa hàng ăn uống nhiều loại nhưng phổ biến nhất là cơm bình dân, bún, phở, trà, cà phê, các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ ăn uống không chỉ phục vụ cho người Việt mà còn phục vụ cho người Lào. Các quán ăn không chỉ nơi buôn bán đồ ăn thức uống mà còn là nơi người Việt giao tiếp, trao đổi và chia sẻ công việc, niềm vui, nỗi buồn cho nhau. Bảng 2.6: Thống kê các dịch vụ của ngƣời Việt Nam tại tỉnh Salavan (năm 2015) STT Nghề dịch vụ Số lƣợng cửa hàng Số lƣợng (ngƣời) Nữ (ngƣời) 1 Ăn uống 32 78 48 2 Sửa chữa ô tô 10 43 10 3 Sửa chữa xe máy 35 100 20 4 Cắt tóc 50 80 20 5 Rửa xe 10 24 3 6 Sửa chữa điện thoại 2 7 2 7 Sửa chữa đồ điện 3 5 1 8 May quần áo 2 5 3 9 Chụp ảnh 1 3 1 10 Photo copy 2 5 3 11 Nhà hàng Karaoke 5 12 8 12 Nghề dịch vụ khác 16 10 Tổng cộng 147 380 129 Nguồn: Sở Lao động và phúc lợi- xã hội tỉnh Salavan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 44 Theo bảng thống kê trên, có thể thấy, nghề dịch vụ của cộng đồng người Việt định cư tại tỉnh Salavan vô cùng phong phú và đa dạng. Trong các dịch vụ, chiếm số nhiều là sửa chữa xe máy, thợ cắt tóc,làm đẹp và hàng ăn uống phổ biến ở khắp nơi. Các dịch vụ khác như sửa chữa ô tô, làm photo copy, chụp ảnh, thợ sửa chữa điện thoại - đồ điện còn ít, và các dịch vụ này tập trung chủ yếu ở các khu đô thị như Salavan, Laungam, Khongsedone. Có những cửa hàng dịch vụ quy mô khá lớn và đông nhân công, tiêu biểu như cửa hàng sửa chữa ô tô của ông Ngô Lịch huyện Khongsedone, đây là một trong những cửa hàng sửa chữa ô tô lớn của tỉnh Salavan, trong cửa hàng ông thuê tới 6 thợ sửa chữa xe. Không chỉ nhận sửa chữa, cửa hàng còn buôn bán phụ tùng ô tô và phụ tùng xe máy. Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp ở Salavan chủ yếu là do phụ nữ làm. Các dịch vụ được làm như uốn tóc, sơn sửa móng tay, móng chân, massage. Những người làm nghề này đa số là những người đều mới đến Lào kiếm việc làm. Hàng ngày, họ đạp xe đến các ngõ, ngách, xóm làng để phục vụ cho cư dân Lào, hoặc tập trung ở bến xe, chợ và những nơi đông dân cư. Thực tế, những người làm dịch vụ này không kiếm được nhiều tiền nhưng có thể giúp người phụ nữ kiếm tiền hàng ngày, đặc biệt là trong những ngày đám cưới, lễ hội của người Lào. 2.3. Công nghiệp Salavan là một tỉnh hiện nay có nhiều nhà đầu tư là người Lào và người nước ngoài đang quan tâm đến, trong đó, phần lớn là người Việt và người Trung Quốc đã dành vốn đầu tư vào ngành công nghiệp của Lào. Do những thuận lợi của điều kiện tự nhiên và chính sách của Chính phủ Lào đối với người nước ngoài, đồng thời đất nước Lào khá phong phú tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế, dù hiện nay Salavan chưa có nhà máy công nghiệp lớn, chỉ có công ty nhà máy nhỏ. Hiện nay, ở Salavan chưa có công ty và nhà máy công nghiệp lớn mà chỉ có cơ sở sản xuất bậc trung và bậc nhỏ có nhân công làm việc dưới 40 người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 45 Trong số đó chủ yếu là các nhà máy chế biến gỗ - lâm sản và các công ty xây dựng do các nhà đầu tư Lào và cả nhà đầu tư là người Việt Nam. Các doanh nghiệp này đã đưa hàng trăm công nhân từ Việt Nam sang Lào. Theo thống kê năm 2015, Salavan có khoảng 364 người Việt (trong đó có 26 nữ) làm việc ở các công ty, nhà máy chế biến gỗ - lâm sản, nội thất, công ty xây dựng thủy lợi. Nhà máy chế biến gỗ: Tỉnh Salavan có 38 nhà máy chế biến gỗ với 260 người Việt (18 nữ), trong đó có 6 nhà máy chế biến gỗ do nhà đầu tư là người Việt làm chủ. Tiêu biểu là nhà máy chế biến gỗ do ông Đỗ Ngọc Trì ở huyện Tạ Ôi có 22 công nhân, trong đó có 20 công nhân Việt Nam, nhà máy chế biến gỗ Mixay huyện Khongsedone có 11 công nhân, trong đó có 8 công nhân Việt Nam, còn lại 32 nhà máy chế biến gỗ là doanh nghiệp của nhà đầu tư Lào. Công ty xây dựng thủy lợi: Ở Salavan chỉ có công ty xây dựng thủy lợi Kẹng Khong Kham ở huyện Lakhonpheng. Đây là công ty xây dựng thủy lợi đầu tiên do người Việt Nam đầu tư. Công ty có 26 công nhân, trong đó có 1 công nhân nữ. Công ty xây dựng cầu đƣờng: Gồm có Công ty xây dựng cầu đường Tây Trường Sơn I ở huyện Salavan và công ty xây dựng cầu đường Tây Trường SơnII ở huyện Toumlan với 50 công nhân, trong đó có 35 công nhân là người Việt chủ yếu là nam, số nữ chỉ có 2 người. Công ty nội thất gỗ: Tỉnh Salavan chỉ có một Công ty nội thất ở bản Muồng Xum huyện Khongsedone với 15 công nhân (7 là người Việt trong đó có 1 nữ). Công ty sản xuất các loại nội thất như: bàn ghế, tủ, Sa rông phục vụ cho cư dân cả tỉnh và xuất khẩu về Việt Nam. Ngoài các công ty trên, ở tỉnh Salavan còn có 4 công ty làm gạch- một loại vật liệu chủ yếu mà người Lào sử dụng vào công trình xây dựng, những công ty này có 36 người Việt trong đó có 4 nữ làm việc. Ngoài công nhân làm việc cho các công ty trên đây, Salavan còn có nhân công Việt làm việc tự do Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 46 trong lĩnh vực xây dựng. Họ tập trung từ 5 đến 7 người thuê nhà của người Lào ở, kiếm sống bằng nghề xây nhà và các công trình cho người Lào, tiền công xây nhà của công nhân Việt khá đắt so với công nhân Lào. 2.4. Sự đóng góp về kinh tế của ngƣời Việt Nam ở tỉnh Salavan Những ngành nghề của người Việt mang đến đã làm phong phú đời sống kinh tế của người Lào ở tỉnh Salavan. Theo nhận xét của người Lào ở tỉnh Salavan, thì từ khi người Việt đến định cư, làm ăn ở đây đã góp phần quan trọng làm biến đổi diện mạo bức tranh kinh tế truyền thống của người Lào nói chung và diện mạo bức tranh kinh tế truyền thống của cư dân tỉnh Salavan nói riêng . Trước khi người Việt Nam đến tỉnh Salavan, nền kinh tế của tỉnh Salavan là kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, người Lào làm vườn, làm rẫy, trồng lúa nếp. Khi người Việt đến đây mang theo nghề làm ruộng nước thâm canh trồng lúa tẻ khiến cho người Lào ở Salavan quen dần với lối canh tác này và đã làm cho bức tranh văn hóa ẩm thực của người Lào ở Salavan thêm phong phú. Khi người Việt đến Salavan, nghề buôn bán của người Lào chưa phổ biến nhiều. Người Việt đến Lào đã nhanh chóng phát hiện ra điều đó và các dịch vụ, ngành nghề buôn bán và đặc biệt là buôn bán nhỏ được ra đời. Điều đó đã tác động đến người Lào làm cho họ biết cách buôn bán và tỷ lệ người Lào có cửa hàng buôn bán ngày càng tăng lên. Mặc dù Lào là đất nước nông nghiệp nhưng người dân Lào chủ yếu làm ruộng một vụ theo chu kỳ của năm. Sau vụ mùa hàng năm đồng ruộng bị bỏ hoang, khi người Việt Nam sang đây làm nông nghiệp thâm canh tăng vụ, chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi vịt lấy trứng ấp làm món trứng vịt lộn đã tạo điều kiện cho người Lào học hỏi. Bên cạnh đó, các ngành nghề mới được xuất hiện như làm công nhân trong các nông trường do người Việt làm chủ đầu tư, hoặc nghề may mặc, nghề mộc, bán hàng rong, các dịch vụ... đã dần dần làm cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 47 người Lào chuyển nghề của mình sang nghề khác- những ngành nghề mà người Việt đem đến Lào. Thứ hai: Một tác động rất quan trọng của Việt ở tỉnh Salavan là đã làm cho người Lào thay đổi tư duy, từ quan niệm sống chỉ cần làm đủ ăn trong năm đến chỗ biết tích góp, dành dụm đề phòng khi cơ nhỡ, bởi vậy, đã tạo thành ý thức lao động cần cù hơn. Do vậy có thể thấy người Việt làm nghề gì người Lào cũng cố gắng học theo. Thứ ba: Các công ty, xưởng do người Việt mở không những giúp cho đời sống của những gia đình này khấm khá mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho người Lào. Xin lấy một ví dụ, trường hợp của công ty trồng cây cao su Nông Trường số II có 496 người thì trong đó có 472 người Lào, công ty trồng cây cao su Nông Trường IV có 303 công nhân thì trong đó có 286 người Lào, công ty trồng cây cao su Dầu Tiếng có 67 người, trong đó có 54 người Lào. Đa số là người bản xứ trong vùng gần Nông Trường trồng cây cao su [48, tr.3]. Công ty Văn Đa Thương Mại ở huyện Salavan có nhiều mặt hàng như hàng tạp hóa, vật liệu xây dựng, kể cả hàng hóa nhập khẩu và hàng xuất khẩu từ Thái Lan và Việt Nam, công ty Văn Đa Thương Mại có 87 nhân viên làm việc trong đó có 84 người Lào. Công ty xây dựng cầu đường Tây Trường Sơn I ở huyện Salavan, Công ty xây dựng cầu đường Tây Trường Sơn II ở huyện Toumlan với 50 công nhân trong đó có 15 người Lào [52, tr. 7]. Ngoài ra, cũng có một số doanh nghiệp tư nhân của người Việt ở tỉnh Salavan đã thuê người Lào làm việc, phổ biến nhất là trong ngành buôn bán và dịch vụ. Khi đến cửa hàng của người Việt có thể thấy nhiều nhân viên Lào làm việc. Nguyên nhân chủ yếu chủ người Việt thuê người Lào làm việc cho mình là: Thứ nhất là tiền công hay tiền lương của người Lào thấp hơn, thứ hai là có nơi ở, thứ ba là người Lào có thể nói tiếng Lào để giao lưu và trào đổi với khách hàng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 48 Thứ tư: Người Việt đóng góp cho sự phát triển kinh tế qua trách nhiệm đóng các loại thuế. Nguồn thu ngân sách chính của chính phủ chủ yếu là từ khai thác gỗ, khoáng sản, bán điện và thu các loại thuế. Người Việt định cư tại tỉnh Salavan đã thực hiện tốt đóng các loại thuế cho chính phủ Lào bao gồm thuế thu nhập và thuế thân. Ở Lào từ những người buôn bán vặt đến những nhà sản xuất, doanh nghiệp lớn đều phải tự giác nộp thuế cho chính phủ Lào. Mức thuế thấp nhất người Việt phải đóng chiếm khoảng 5% của thu nhập, mức thuế trung bình khoảng 10% của thu nhập và mức thuế cao nhất khoảng 17% của thu nhập. Ngoài thuế thu nhập Việt Kiều còn phải đóng thuế thân tuy không cao khoảng 1USD/1 người/1 năm, người Việt mới sang Lào làm ăn còn phải đóng khoảng 10 USD/1 tháng vào quỹ công ích của địa phương. Thứ năm: Sự có mặt của người Việt góp phần tăng nguồn nhân lực có trình độ, có kinh nghiệp để thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng của Lào. Ở Lào cũng như ở tỉnh Salavan hiện tại việc thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án trồng rừng, nông lâm nghiệp đều được công nhân Việt Nam thực hiện. Số lượng công nhân Việt Nam sang Lào làm việc tùy thuộc vào các dự án. Việc người Việt Nam tham gia các dự án ở Lào không chỉ để lại thành quả lao động mà cái quan trọng hơn đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho Lào. Mặt khác, một số đã ở lại làm việc, định cư lâu dài ở Lào. Chính những người này đã góp phần tăng nguồn nhân lực có trình độ, kinh nghiệm trong xây dựng cơ sở hạ tầng ở Lào. Số lượng những người Việt tham gia các công trình xây dựng ở Lào hiện nay chưa có thống kê cụ thể [19, tr. 86]. Nhìn chung, với những phân tích về những tác động của những hoạt động kinh tế của người Việt trên đất nước Lào (ở phần trên) đã góp phần đáng kể vào những mục tiêu đặt ra trong quan hệ kinh tế giữa hai nước, nhất là tăng nguồn nhân lực được đào tạo cho Lào; không những thế người Việt ở Lào còn là cầu nối cho mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 49 Trong tương lai, khi Việt Nam gia tăng đầu tư vào Lào theo mô hình công ty mẹ và công ty con thì rất có thể các cơ sở sản xuất, buôn bán của người Việt ở Lào sẽ trở thành những công ty con, công ty vệ tinh cho công ty mẹ ở Việt Nam; và có thể cũng từ các công ty con đó, làm luôn chức năng đại diện cho các công ty mẹ ở Việt Nam, mở rộng đầu tư Việt Nam sang các nước láng giềng của Lào. Và phải chăng như thế sẽ góp phần thực hiện mong muốn đầu tư của người Việt ở Lào về Việt Nam. Nhìn chung, số lượng cộng đồng người Việt ở Lào chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (ví dụ số lượng người Việt định cư ở tỉnh Salavan chỉ có 1415 người trên tổng số 393.489 người Lào, khoảng 0,35% của dân số cả tỉnh). Tuy nhiên, người Việt đã có ảnh hưởng nhất định và đóng góp một phần - dù rất nhỏ vào sự tăng trưởng GDP của Lào trong những năm qua [19, tr.89-90]. Tiểu kết chƣơng 2 Trước năm 1986, nền kinh tế của Lào chưa phát triển, nền kinh tế phụ thuộc với thiên nhiên, mục đích phục vụ thực ăn cho cuộc sống gia đình, công cụ sản xuất rất lạc hậu. Từ năm 1986, Lào thực hiện công cuộc đổi mới, các chính sách mở cửa tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Lào làm kinh tế trong đó có người Việt Nam, sau thực hiện công cuộc đổi mới làm cho nền kinh tế tỉnh Salavan có những thay đổi và phát triển cuộc sống dân cư ngày càng ổn định. Do chung đường biên giới, lại có mối quan hệ tốt đẹp trong lịch sử, nên người Việt sang Lào sinh sống và làm ăn khá thuận lợi. Cơ cấu ngành nghề của người Việt ở Salavan đa dạng, nhưng phổ biến hơn cả là nghề buôn bán, dịch vụ, công nhân. Số người Việt làm nông nghiệp chiếm ít nhất so với các ngành nghề khác. Cửa hàng buôn bán của người Việt Nam ở các thành phố tại tỉnh Salavan có thể chia thành 3 loại: buôn bán lớn, trung bình và nhỏ. Các nghề dịch vụ như ăn uống, sửa chữa, làm đẹp, lái xe Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 50 được nhiều người Việt làm. Ngoài ra, người Việt còn làm công nhân trong các công ty của cả người Việt và người Lào làm chủ, nhưng đông nhất là làm ở công ty, nhà máy chế biến gỗ. Mặc dù chiếm số lượng nhỏ, nhưng người Việt Nam sống ở Salavan có ảnh hưởng nhất định tới việc phát triển kinh tế và xã hội Lào như: làm phong phú cho đời sống kinh tế của người Lào, góp phần tạo công ăn việc làm cho người Lào, ảnh hưởng đến tư duy làm kinh tế của cư dân Lào, đóng góp cho sự phát triển kinh tế qua trách nhiệm đóng các loại thuế và tăng nguồn nhân lực có trình độ có kinh nghiệm để thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng của Lào. Nhìn chung, từ năm 1986 đến nay, thân phận và cuộc sống kinh tế của cộng đồng người Việt định cư tại tỉnh Salavan phát triển hơn trước, Những ngành nghề của người Việt đa dạng và phòng phú chủ yếu là nghề buôn bán và dịch vụ, trong những khu thành thị có thể thầy các cửa hàng của người Việt Nam, buôn bán nhiều mặt hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Do chính phủ Lào có chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi, không cấm đoán bất cứ nghề gì đối với người Việt ở Lào đặc biệt là Việt Kiều. Bên cạnh đó, nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến cộng đồng người Việt ở nước ngoài với những chủ trương, chính sách thuận lợi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 51 Chƣơng 3 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƢỜI VIỆT NAM Ở TỈNH SALAVAN (1986-2015) Cho đến nay, đã có hơn 400 định nghĩa của các nhà khoa học về văn hóa. Điểm chung của các định nghĩa này là sự khẳng định văn hóa là những gì mà thuộc về đời sống vật chất và tinh thần của con người và nó được diễn ra hàng ngày. Mỗi tộc người, mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hóa riêng được kết tinh, kế thừa và phát triển trong lịch sử [42, tr. 10]. Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh: các phong tục tập quán từ lâu đời, những lễ hội mang đậm ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, niềm tin bền vững thể hiện trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng của các tôn giáo mà người Việt tiếp nhận và cải biến nó trở thành của mình, tính ẩn dụ trong ngôn ngữ giao tiếp, văn học nghệ thuật truyền thống đến hiện đại. Việt Nam - Lào là hai quốc gia láng giềng từ rất lâu đời. Thời Pháp thuộc, cả Lào-Việt Nam đều nằm trong “Liên bang Đông Dương thuộc Pháp” do đó nhiều lính khố xanh, công chức, viên chức, cu li làm đường, công nhân đồn điền là người Việt Nam đã tới Lào làm ăn sinh sống. Đội ngũ người Việt đông đảo này đã mang tới Lào lối sống - văn hóa của người Việt. Nhiều người Việt Nam di cư đến định cư ở vùng miền Nam của Lào trong đó có tỉnh Salavan và hình thành cộng đồng người Việt tại huyện Khongsedone tỉnh Salavan như ngày nay. Khi hòa bình lập lại, Lào bắt tay vào công cuộc khôi phục và phát triển đất nước đã nhận được sự giúp đỡ của Việt Nam trên tinh thần láng giềng, anh em bạn bè, số lượng người Việt sang Lào để làm ăn sinh sống cũng tăng lên nhanh chóng. Quá trình tiếp xúc lâu dài như vừa đề cập trên đây, một mặt, đã tạo điều kiện thuận lợi để hai nền văn hóa có cơ hội tiếp xúc, giao lưu và chịu tác động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 52 lẫn nhau. Mặt khác, qua quá trình lịch sử như trên mà cộng đồng người Việt đã tới định cư làm ăn sinh sống trên đất Lào, coi Lào như là quê hương thứ hai của mình. Cộng đồng người Việt đã mang tới Lào nền văn hóa truyền thống của họ, trực tiếp giao lưu tiếp xúc và chia sẻ lẫn nhau về những giá trị văn hóa của mỗi bên. Sự giao thoa văn hóa như vừa nói đã hình thành nên những giá trị văn hóa mới chung cho cả người Lào lẫn người Việt sống trên đất nước Lào. Đa phần người Việt là nông dân trồng lúa nước, sống ở nông thôn trong các làng xã có cơ cấu xã hội chặt chẽ. Đến Lào, họ lại tập trung sinh sống tại thị trấn và các thành phố lớn.Trong điều kiện môi trường sống thay đổi, họ đã nhanh chóng thích ứng và làm nhiều việc để sinh tồn. Quá trình cộng đồng người Việt hòa nhập vào xã hội Lào cũng là quá trình họ khẳng định sự nối kết không tách rời với đất mẹ Việt Nam, điều này được thể hiện trong chính đời sống văn hóa của họ. Người Việt ở Lào vốn nặng lòng với quê hương, luôn tự hào về nền văn hóa truyền thống dân tộc, nên ngoài việc xây trường học Việt ở những nơi định cư, họ còn duy trì sinh hoạt trong gia đình theo tập quán Việt Nam. Trong đời sống hàng ngày, người Việt có nhiều nét sinh hoạt văn hóa riêng. Trải qua hơn năm thập kỷ sinh sống trên đất nước Lào, cộng đồng người Việt tại tỉnh Salavan đã có sự tiếp biến, giao thoa văn hóa cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội của Lào, bên cạnh đó, họ vẫn gìn giữ những đặc trưng riêng về văn hóa thông qua ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoat_dong_kinh_te_van_hoa_cua_cong_dong_nguoi_viet.pdf
Tài liệu liên quan