Luận văn Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông

Trong giáo dục hiện đại, “tích hợp” được hiểu là phương hướng tích lũy (kiến thức),

phối hợp với các tri thứ gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn để hỗ trợ và

tác động vào nhau, tạo nên hiệu quả tổng hợp – nhanh chóng – vững chắc, góp phần tích cực

hoá hoạt động học tập của học sinh. Trong nhiều hướng tích hợp thì tích hợp giữa chương

trình chính khoá và chương trình ngoại khoá qua việc tổ chức hoạt động ngoại khóa được

xem là rất quan trọng vì nó đã chú ý đến việc rèn luyện học sinh ở nhiều mặt: tư duy – thực

hành – vận dụng.

pdf105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7684 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động ngoại khóa văn học ở trường trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyện, 50% số lượng học sinh (khoảng 650 em) tìm đến Thư viện mượn đọc để tìm hiểu tác phẩm. Sau buổi giao lưu, được tận mắt nhìn thấy hình ảnh người anh hùng, nghe chính bác Thương kể lại cuộc chiến không cân sức giữa bác và kẻ thù, số lượng tác phẩm này của thư viện không đủ cung cấp cho hơn 1300 học sinh toàn trường, học sinh phải đọc tại chổ. Nhà trường phải lập tức mua thêm, bổ sung vào tủ sách. Hiện tại, thư viện có hơn 30 quyển để phục vụ cho nhu cầu tìm đọc của học sinh và giáo viên. Thực tế trên đã phản ánh các hoạt động ngoại khóa chưa đáp ứng được nhu cầu, hứng thú tham gia của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. Nội dung giáo dục còn khô cứng, nặng về việc cung cấp kiến thức phục vụ cho học sinh thi cử hơn sáng tạo đa dạng các sân chơi vừa sôi động nhẹ nhàng, bổ ích, trong không gian phóng khoáng gần gũi thiên nhiên, cuộc sống để các em phát huy tài năng, sở trường của từng cá nhân nhằm nâng cao công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. 2.3.2.5 Đánh giá của giáo viên về thái độ tham gia của học sinh trung học phổ thông đối với các nội dung hoạt động ngoại khóa tiêu biểu Từ các kết quả nêu trên, chúng tôi nêu câu hỏi 7 trong phiếu hỏi ý kiến phần dành cho giáo viên (phụ lục 2) để tìm hiểu đánh giá của giáo viên về thái độ tham gia các nội dung hoạt động ngoại khóa của học sinh hiện nay. Kết quả thu được theo tỉ lệ phần trăm như sau: Bảng 2.9 Đánh giá của giáo viên về mức độ nhận thức của học sinh THPT về các nội dung hoạt động ngoại khóa tiêu biểu Stt Các nội dung hoạt động ngoại khóa Mức độ (%) Rất yêu thích Yêu thích Bình thường Không thích 1 Tham quan, du lịch về nguồn 52.2 42.2 5.6 0 2 Các cuộc thi tìm hiểu các vấn đề về văn học. 27.7 29.9 37.4 5 3 Gặp gỡ, giao lưu các tác giả đương thời. 33.9 36.8 24.1 5.1 4 Các buổi nói chuyện chuyên đề 43.3 48.6 6.0 2.1 5 Ngâm thơ 38.3 52.1 9.6 0 6 Diễn các kịch bản sân khấu 44.7 43.6 11.7 0 7 Thuyết trình 28.1 24.5 46.3 1.1 8 Sưu tầm văn học 1.1 18.1 24.5 56.3 9 Đọc ngoại khóa 24.5 56.4 17.0 2.1 10 Sáng tác 26.6 59.6 11.7 2.1 Nhận xét: So sánh kết quả thống kê giữa bảng 2.9 và 2.4, chúng tôi nhận thấy có sự thống nhất giữa đánh giá của giáo viên và sự tự đánh giá của học sinh về một số nội dung sau: tham quan du lịch về nguồn đều đạt trên 90%; các buổi nói chuyện chuyên đề cũng đạt trên 90%; gặp gỡ giao lưu đạt trên 70%; diễn các kịch bản sân khấu đạt mức độ yêu thích đạt gần 90%. Riêng nội dung sưu tầm văn học được đánh giá là thấp nhất chỉ đạt dưới 20%, mặc dù đây là nội dung quan trọng có liên quan mật thiết tới việc bổ sung thêm những nội dung văn học gần gũi với mỗi cá nhân, vì vậy cần tăng cường hoạt động này nhiều hơn cho học sinh. 2.3.2.6 Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khóa Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khóa, chúng tôi đưa ra câu hỏi 8 và 9 trong phiếu điều tra giáo viên (phụ lục 2), kết quả thu được như sau: Bảng 2.10 Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khóa Stt Các biện pháp Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa 55 25 15 5 50 30 15 5 2 Xây dựng kế hoạch hoạt động 60 25 15 0 45 50 5 0 ngoại khóa cho học sinh 3 Tăng cường quản lí các hoạt động ngoại khóa cho học sinh 40 45 15 0 50 40 10 0 4 Nâng cao chất lượng công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh 65 25 10 0 25 25 45 5 5 Phát huy vai trò, chức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường THPT 50 35 10 5 60 20 5 5 6 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh 80 15 5 0 90 10 0 0 7 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí cho hoạt động phục vụ các hoạt động ngoại khóa 90 10 0 0 45 45 10 0 Nhận xét: Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy giáo viên đánh giá rất cao mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Trong đó, giáo viên đánh giá cao nhất việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí cho hoạt động phục vụ các hoạt động ngoại khóa; nội dung này đạt tỉ lệ 100%, và hiệu quả được đánh giá là 90% có thể thực hiện được. Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh cũng được đánh giá cao, đạt tỉ lệ 95%, đặc biệt là hiệu quả của nó đạt tuyệt đối 100%. Phát huy vai trò, chức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường THPT là nội dung cũng được các giáo viên đánh giá cao về mức độ và tính khả thi, đạt tỉ lệ 85%, 80%. Nội dung thứ 1 và thứ 3: (Tăng cường quản lí các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa) đạt tỉ lệ 90%, 80% ở mức độ và tính khả thi của nội dung này. Nội dung: “Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho học sinh” giáo viên đánh giá mức độ cần thiết là 85%, tính khả thi là 95%. Riêng nội dung 4 (Nâng cao chất lượng công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh), mức độ cần thiết được giáo viên đánh giá cao (90%), nhưng tính khả thi của nội dung này chỉ được đánh giá là 50% khả năng có thể thực hiện được. Qua kết quả đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí, chúng tôi thấy rằng: muốn nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí; phối hợp các lực lượng quản lí, các lực lượng giáo dục; nhận thức của các lực lượng giáo dục cần được nâng cao; và phải có kế hoạch thật cụ thể, chi tiết để phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa mà nhà trường thực hiện. 2.3.2.7 Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Để tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa nói chung, ngoại khóa văn học nói riêng cho học sinh trung học phổ thông, chúng tôi đặt ra câu hỏi 5 (phụ lục 2). Kết quả thu được nhìn chung như sau: Về thuận lợi: được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, được sự ủng hộ tham gia một số hoạt động một cách nhiệt tình của bản thân học sinh và phụ huynh học sinh. Về khó khăn: năng lực tổ chức các hoạt động của đội ngũ cán bộ giáo viên không đồng đều nhau, chậm đổi mới nội dung, phương pháp và đa dạng hóa hình thức hoạt động. Đồng thời bị ràng buộc, phụ thuộc nhiều bởi điều kiện cơ sở vật chất của từng trường; kinh phí cho các hoạt động hạn hẹp; thời gian đầu tư cho các hoạt động này ít hơn so với thời gian đầu tư cho hoạt động dạy học trên lớp. 2.3.3 Đối với BGH 2.3.3.1 Đánh giá của BGH về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa Để tìm hiểu mức độ tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông trung học trong những năm gần đây, chúng tôi nêu câu hỏi 1 (phụ lục 1). Kết quả thu được như sau: Bảng 2.11 Đánh giá của BGH về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa Stt Tầm quan trọng Số lượng Kết quả 1 Rất quan trọng 9 50% 2 Quan trọng 7 38.9% 3 Ít quan trọng 2 11.1% 4 Không quan trọng 0 0% Nhận xét: So sánh kết quả ở bảng 2.11 với bảng 2.5 (Thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa), và bảng 2.1 (Thực trạng nhận thức của học sinh về vai trò của hoạt động ngoại khóa). Chúng tôi nhận thấy tất cả các cấp từ BGH nhà trường, giáo viên và học sinh, hoạt động ngoại khóa được đánh giá có tầm quan trọng rất lớn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong thời đại ngày nay. 2.3.3.2 Đánh giá của BGH về kết quả thực hiện chức năng quản lí các hoạt động ngoại khóa Để tìm hiểu mức độ việc thực hiện các chức năng quản lí giáo dục các hoạt động ngoại khóa cho học trong những năm gần đây, chúng tôi nêu câu hỏi 2 (phụ lục 1). Kết quả thu được như sau: Bảng 2.12 Đánh giá của BGH về kết quả thực hiện chức năng quản lí các hoạt động ngoại khóa Stt Chức năng Mức độ (%) Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Xây dựng kế hoạch 40.9 47.1 12 0 2 Tổ chức 28.6 37.1 34.3 0 3 Chỉ đạo 40.9 47.1 12 0 4 Kiểm tra, đánh giá 0 57.1 42.9 0 Nhận xét: Qua khảo sát, BGH đã tự đánh giá về việc thực hiện chức năng cơ bản của quản lí tại đơn vị mình đạt mức độ từ trung bình trở lên. Tuy nhiên, các chức năng này được BGH thực hiện ở các mức độ khác nhau, cụ thể là: - Chức năng xây dựng kế hoạch là chức năng cơ bản để xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lí giáo dục của nhà trường cần đạt đến nên được BGH quan tâm hàng đầu và thực hiện đạt mức độ tốt 40.9%, khá 47.1%. Song, khi chúng tôi trực tiếp hỏi: Đồng chí có xây dựng riêng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh trường mình trong năm học không? Kết quả BGH các trường đều trả lời nội dung trên là một phần quan trọng trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục; nhưng nhà trường không xây dựng thành một kế hoạch riêng mà lồng ghép trong các chương trình chung của toàn trường dựa vào kế hoạch đề xuất của tổ bộ môn và Đoàn Thanh niên. Trên thực tế, Bộ Giáo dục cũng không biên soạn chương trình riêng cho hoạt động này; vì vậy, tùy điều kiện mỗi trường mà linh hoạt tổ chức thực hiện cho phù hợp. Điều đó phản ánh một thực tế là hiện nay hoạt động ngoại khóa nói chung, ngoại khóa văn học nói riêng tại các trường chưa được đặt đúng vị trí, tầm quan trọng ngang bằng với các hoạt động khác, nhất là hoạt động dạy học trên lớp. - Chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch được BGH đánh giá đạt mức độ thực hiện khá tốt là 65.7%. Vì mặc dù không xây dựng kế hoạch riêng nhưng BGH các trường vẫn bám mục tiêu tổng thể trong năm học và kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch của tổ bộ môn và Đoàn Thanh niên đề ra. - Chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch được thực hiện tập trung cụ thể hơn bằng cách bám sát theo kế hoạch từ đầu năm của các tổ chức bộ phận phối hợp trong nhà trường như BGH, tổ bộ môn, Công đoàn, Đoàn Thanh niên,… thông qua các hình thức: sinh hoạt dưới cờ, các tiết thực hành, các hoạt động chủ điểm tháng, các ngày lễ lớn trong năm, chủ yếu là những ngày sinh hoạt hè. Chức năng này được đánh giá đạt khá tốt là 88%. - Chức năng kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch là hạn chế nhất với tỉ lệ khá là 57.1% và trung bình 42.9%. Điều này phản ánh thực tế là BGH rất lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức và thống nhất các tiêu chí, hình thức kiểm tra đánh giá hiệu quả các nội dung hoạt động ngoại khóa. Hoạt động này chủ yếu dựa vào số lượng học sinh tham gia, sự thay đổi thái độ học tập trên lớp và kết quả học tập cuối cùng của học sinh. Đây là khâu cuối cùng của quá trình quản lí nhưng vẫn còn bỏ ngỏ mà các cấp quản lí giáo dục cần quan tâm nghiên cứu giải quyết, đặc biệt là Bộ Giáo dục cần tăng cường chỉ đạo cụ thể bộ tiêu chí kiểm tra đánh giá một cách khoa học và đồng bộ. Có như thế thì quá trình quản lí các hoạt động ngoại khóa mới đạt hiệu quả theo yêu cầu đổi mới tư duy quản lí nhằm nâng cao chất lượng quản lí giáo dục toàn diện tại các cơ sở giáo dục trường học. 2.3.3.3 Hiệu quả tổ chức hoạt động ngoại khóa Trên cơ sở việc thực hiện các chức năng quản lí hoạt động giáo dục cho học sinh tại các trường THPT, chúng tôi nêu câu hỏi 3 để tìm hiểu sự đánh giá BGH về hiệu quả tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh thông qua các loại hình hoạt động. Kết quả thu được như sau: Bảng 2.13 Đánh giá của BGH về hiệu quả của hoạt động ngoại khóa Stt Loại hình Hiệu quả (%) Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Tham quan, du lịch về nguồn 50 35,7 14,3 0 2 Trao đổi, giao lưu với các tác giả đương thời 34,3 35,7 20 0 3 Tổ chức các hội thi: diễn ngâm, diễn thuyết, văn nghệ, sáng tác 45,3 40.4 14,3 0 4 Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề 14,1 70,4 15,5 0 5 Tổ chức các câu lạc bộ 30 28,6 41,4 0 Nhận xét: Hầu hết BGH các trường đều cho rằng: Để đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông trung học thông qua các loại hình là một công việc không đơn giản vì nó đòi hỏi phải có một quá trình kiểm nghiệm và một tiêu chí đánh giá khoa học, thống nhất do cơ quan quản lí giáo dục cấp cao đề ra; vì thế mà các ý kiến đánh giá này phần lớn dựa vào kết quả thống kê bộ môn và kinh nghiệm của người quản lí. Kết quả thu được cho thấy BGH các trường đều đánh giá cao hiệu quả của 4 loại hình: Tham quan, du lịch về nguồn; Trao đổi, giao lưu với các tác giả đương thời; Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề; Tổ chức các hội thi: diễn ngâm, diễn thuyết, văn nghệ, sáng tác. Các loại hình này đều đạt từ 80% trở lên. Riêng với các hình thức câu lạc bộ, BGH các trường đánh giá thấp nhất, chỉ đạt 58.6%. Đây là hạn chế phổ biến mà các trường phổ thông thường gặp, nguyên nhân do học sinh không có nhiều thời gian sinh hoạt tại các câu lạc bộ, đồng thời hình thức sinh hoạt ở các câu lạc bộ hạn chế, chậm đổi mới, nội dung sinh hoạt không thực sự phong phú, người quản lí các câu lạc bộ chưa thật sự có kinh nghiệm tổ chức các buổi sinh hoạt của mình. Do đó, BGH các trường cần có biện pháp tích cực, hữu hiệu tăng cường bồi dưỡng những người làm chủ nhiệm các câu lạc bộ này để loại hình này ngày càng thu hút học sinh tham gia. 2.3.3.4 Nhận thức của BGH về mức độ quan trọng của các nội dung hoạt động ngoại khóa Chúng tôi nêu câu hỏi 6 trong phiếu hỏi ý kiến dành cho Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng (phụ lục 1) về các nội dung trường tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh trường mình tham gia. Kết quả thu được theo tỉ lệ phần trăm như sau: Bảng 2.14 Nhận thức của BGH về mức độ quan trọng của các nội dung hoạt động ngoại khóa Stt Mức độ (%) Các nội dung HDNK Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng 1 Tham quan, du lịch 50 30 20 0 2 Sưu tầm các tác phẩm, câu chuyện về lịch sử, địa danh, con người, phong tục,… địa phương 25 33 35 7 3 Gặp gỡ, giao lưu tác giả văn học, chứng nhân lịch sử. 50 40 10 0 4 Sáng tác văn học 20 45 25 10 5 Hội diễn sân khấu các tác phẩm học trong chương trình phổ thông trung học. 60 30 10 0 6 Trò chơi ngoại khóa 40 25 25 10 7 Nói chuyện chuyên đề 40 35 5 0 Nhận xét: So sánh với bảng 2.7 (Thực trạng nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của các nội dung hoạt động ngoại khóa), chúng tôi nhận thấy mức độ đánh giá một số nội dung hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông giữa BGH nhà trường và giáo viên bộ môn có một sự đánh giá tương đương nhau. Cụ thể là nội dung 3, 6 (Gặp gỡ, giao lưu tác giả văn học, chứng nhân lịch sử; Trò chơi ngoại khóa;) được xem là quan trọng, sự chênh lệch quan điểm đánh giá không nhiều chỉ 5% (BGH đánh giá quan trọng đạt tỉ lệ 90%, 65%; giáo viên đánh giá 95%, 60%). Riêng nội dung 7 (Nói chuyện chuyên đề) không có sự chênh lệch giữa hai quan niệm đánh giá, cả BGH và giáo viên đều đánh giá rất cao, đạt tỉ lệ 95%. Tuy nhiên, sự đánh giá này có sự chênh lệch rất lớn ở nội dung thứ 4 là nội dung sáng tác văn học. Giáo viên chỉ đánh giá tỉ lệ 25%, còn BGH đánh giá cao hơn nhiều, đạt tỉ lệ 65%. Sự chênh lệch này là một thực trạng đáng lo ngại giữa các cấp quản lí hoạt động giáo dục vì không đạt được sự đồng bộ trong quan niệm, điều này dẫn đến công tác tổ chức các hoạt động gặp nhiều khó khăn ngay từ khi còn là kế hoạch. 2.3.3.5 Đánh giá của BGH về nhận thức, biểu hiện hành vi tham gia hoạt động ngoại khóa của học sinh. Để đánh giá mức độ nhận thức, biểu hiện hành vi tham gia hoạt động ngoại khóa của học sinh đơn vị trường do BGH các trường đánh giá, chúng tôi đưa ra câu hỏi 7 trong phiếu điều tra (phụ lục 1). Kết quả đạt được như sau: Bảng 2.15 Đánh giá của BGH về nhận thức, biểu hiện hành vi tham gia hoạt động ngoại khóa của học sinh. Stt Mức độ nhận thức, biểu hiện (%) Các nội dung HDNK Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Tham quan, du lịch 80 15 5 0 2 Sưu tầm các tác phẩm, câu chuyện về lịch sử, địa danh, con người, phong tục,… địa phương 5 5 15 75 3 Gặp gỡ, giao lưu tác giả văn học, chứng nhân lịch sử. 50 14 30 6 4 Sáng tác văn học 10 10.5 35 44.5 5 Hội diễn sân khấu các tác phẩm học trong chương trình phổ thông trung học. 50 40 10 0 6 Trò chơi ngoại khóa 50 45 5 0 7 Nói chuyện chuyên đề 60 30 10 0 Nhận xét: Phân tích kết quả thu được từ đánh giá của BGH nhà trường về mức độ tham gia các nội dung hoạt động ngoại khóa của học sinh, khi so sánh với bảng 2.3 (Thực trạng mức độ tham gia các hoạt động ngoại khóa của học sinh), và bảng 2.8 (Đánh giá của giáo viên về mức độ sử dụng và hiệu quả của các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh trung học phổ thông); chúng tôi nhận thấy có sự thống nhất cao sự đánh giá giữa các lực lượng giáo dục và sự tự đánh giá của học sinh. Nội dung (1, 5, 6, 7), mức độ sử dụng thường xuyên đều trên 90%, tỉ lệ theo thứ tự như sau: 95%, 90%, 95%, 90%. Những con số này phản ánh tâm lí ham thích những hoạt động năng động, thể hiện cá tính, không bó hẹp trong bốn bức tường trường học. 2.3.3.6 Đánh giá của BGH về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa Chúng tôi đưa ra câu 8 và 9 trong phiếu điều tra (phụ lục 1) để xác định mức độ cần thiết của từng biện pháp quản lí của BGH nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa. Kết quả thu được như sau: Bảng 2.16 Đánh giá của BGH về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khóa Stt Các biện pháp Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa 39.5 55.0 3.0 2.5 20.0 62.0 13.0 5.0 2 Xây dựng kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho học sinh 37.5 54.0 8.5 0 42.5 50.0 4.5 3.0 3 Tăng cường quản lí các hoạt động ngoại khóa cho học sinh 55.5 40.0 1.5 3.0 45.0 40.0 10.0 5.0 4 Nâng cao chất lượng công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh 23.0 45.0 22.0 10.0 23.0 54.5 17.0 5.5 5 Phát huy vai trò, chức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 33.5 60.0 5.0 1.5 30.5 61.0 8.5 0 trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa ở trường THPT 6 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh 55.5 40.0 1.5 3.0 45.0 40.0 10.0 5.0 7 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí cho hoạt động phục vụ các hoạt động ngoại khóa 65.0 30.0 2.5 2.5 5.0 8.5 44.0 42.5 Nhận xét: Qua bảng số liệu tổng hợp được, chúng tôi nhận thấy BGH các trường đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tương đương nhau. Tuy nhiên, ở nội dung 7 việc “tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí” được đánh giá rất cao ở mức độ cần thiết nhưng tính khả thi lại không cao. Vì rất khó có thể tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí trong điều kiện nền kinh phí đầu tư giáo dục của ta còn rất hạn hẹp, khó khăn. So sánh với bảng 2.10 (Giáo viên đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động ngoại khóa), chúng tôi cũng nhận thấy đánh giá giữa giáo viên và BGH tương đương nhau về mức độ cần thiết, nhưng tính khả thi thì sự đánh giá không tương ứng Cụ thể: về mức độ cần thiết, ở các biện pháp 3, 6, 7 đều đạt tỉ lệ trên 95%. Về tính khả thi, ở biện pháp 4, 6, 7 thì có sự chênh lệch rất lớn giữa 2 sự đánh giá. Biện pháp 4, giáo viên chỉ đánh giá tỉ lệ 50%, còn BGH đánh giá cao hơn, đạt tỉ lệ 77.5%, chênh lệch đến 27.5%. Biện pháp 6 cũng có sự chênh lệch đến 15%, tỉ lệ đánh giá của giáo viên là 100%, nhưng BGH chỉ đánh giá đạt 85%. Đặc biệt ở biện pháp thứ 7, sự chênh lệch rất cao (86.5%), vì giáo viên đánh giá 100% khả năng có thể thực hiện được của biện pháp này, nhưng BGH lại chỉ đánh giá có 13.5%. Những sự chênh lệch này cho thấy giáo viên rất mong muốn các biện pháp quản lí sẽ được nâng cao hơn ở tính khả thi của vấn đề. Nhưng với kinh nghiệm và thực tế quản lí, BGH lại không thể đáp ứng được nhu cầu đề ra. Đấy chính là mâu thuẫn giữa “cung và cầu” trong thực tế thực hiện các hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông trung học ngày nay. 2.3.3.7 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động ngoại khóa cho học sinh THPT hiện nay. Để tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động ngoại khóa cho học sinh THPT hiện nay, chúng tôi nêu câu hỏi 5: “ Những thuận lợi, khó khăn của nhà trường khi tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh?”. Kết quả 100% ý kiến thống nhất với những nội dung cơ bản sau: Về thuận lợi: Hoạt động ngoại khóa là một trong những mảng hoạt động chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục-đào tạo của nhà trường phổ thông, được đưa vào Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (điều 26). Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Kinh tế ngày càng phát triển tạo điều kiện cho toàn xã hội quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên yêu nghề, có tâm huyết với học sinh. Xây dựng được mối liên kết, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục xã hội. Đa số học sinh ngoan, có tinh thần học hỏi, tích cực tham gia các Đoàn thể, các hoạt động ngoại khóa môn học. Về khó khăn: Một bộ phận cán bộ lãnh đạo và nhân dân địa phương chưa thấy hết tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa. Số lượng học sinh quá đông mà điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường không đủ đáp ứng nên nhiều học sinh không thể tham gia một số hoạt động, kinh phí cho các hoạt động còn hạn chế. Sự phối hợp, phân công trách nhiệm, quyền hạn giữa các tổ chức, ban ngành, đoàn thể chưa cụ thể, chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Sự phối hợp tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh giữa các đoàn thể, cá nhân giáo viên trong nhà trường không đồng bộ. Còn bộ phận giáo viên chúng ta có kiến thức nhưng chưa có kinh nghiệm tổ chức, có bộ phận giáo viên quan niệm chỉ làm tốt công tác chuyên môn, xem hoạt động ngoại khóa là hoạt động phụ trợ, hoạt động không quan trọng; xem hoạt động này là nhiệm vụ của BGH, của Đoàn thanh niên; điều này cũng phần nào làm giảm ấn tượng, hiệu quả các hoạt động ngoại khóa. Trong khi việc tổ chức phải rất sáng tạo thì nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa còn đơn điệu, xơ cứng, thiếu sức hấp dẫn lôi cuốn mọi đối tượng học sinh. Việc tăng cường quản lí, kiểm tra đánh giá các hoạt động ngoại khóa thiếu cụ thể, sâu sát. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề cơ bản của lãnh đạo các nhà trường là giải quyết đồng bộ bài toán về chất lượng đội ngũ và điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí và thời gian hợp lí cho các hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông. TIỂU KẾT Theo kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy hoạt động ngoại khóa văn học ở các trường sở dĩ chưa thực hiện hoặc có thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao là do những nguyên nhân: Công tác ngoại khóa thường bị xem nhẹ. Học sinh chỉ đóng vai trò thụ động nên dần dần các em đi dự các buổi nói chuyện cũng chỉ để làm tròn một nhiệm vụ của người học sinh khi có yêu cầu của giáo viên, điều đó ít đem lại hứng thú cho học sinh. Cũng vì thế, hoạt động ngoại khóa dần dần bị xem nhẹ và ngày càng mất một vai trò tích cực, thậm chí còn bị lãng quên trong việc dạy học văn của nhà trường. Lãnh đạo nhà trường cũng như các giáo viên bộ môn văn chưa chú trọng đến việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, vì đây không phải là nội dung bắt buộc và không có trong nội dung các kì thi nên giáo viên chưa thực sự đầu tư cho hoạt động này mà chủ yếu tập trung vào dạy các kiến thức phục vụ cho các kì thi. Kinh phí dành cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa còn ít, hoặc không có. Để tổ chức cho một buổi hoạt động ngoại khóa cần có nhiều thời gian chuẩn bị, cần có sự đầu tư cả về vật chất và trí tuệ. Tuy nhiên, thù lao cho giáo viên tổ chức thường không tương xứng với công sức mà học bỏ ra. Trang thiết bị kĩ thuật, đồ dùng còn thiếu, không đáp ứng được yêu cầu tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học (vi tính, máy chiếu, phòng chiếu phim,…) Một vấn đề hết sức bức thiết là các giáo viên văn học chưa nhận thức được thật rõ ràng về yêu cầu toàn diện của chương trình văn học cũng như tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa trong nhà trường, giáo viên chưa có kinh nghiệm và kĩ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa. Tóm lại, có thể nói là cho đến nay, hoạt động ngoại khóa văn h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHPPDH018.pdf