MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 3
VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP ĐỐI VỚI NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 3
1.1.1. Nhập khẩu và vai trò của nhập khẩu trong điều kiện hội nhập 3
1.1.2. Các hình thức nhập khẩu 6
1.2. CÁC BƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU 9
1.2.1. Nghiên cứu thị trường 9
1.2.2. Lập phương án kinh doanh 10
1.2.3. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng 12
1.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 13
1.2.5. Tổ chức triển khai bán hàng nhập khẩu 14
1.2.6. Đánh giá kết quả nhập khẩu 15
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 18
1.3.1. Các nhân tố bên trong 18
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài 21
1.4. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP ĐỐI VỚI NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 24
1.4.1. Sơ lược ngành thép Việt Nam 24
1.4.2. Công nghệ sản xuất thép 25
1.4.3. Sự cần thiết phải nhập khẩu phôi thép đối với ngành thép Việt Nam 26
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP 30
TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 30
DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 30
2.1. NHỮNG CAM KẾT CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 30
2.1.1. Cam kết trong khu vực mậu dịch tự do (AFTA) 30
2.1.2. Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) 31
2.1.3. Cam kết trong WTO 33
2.2. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU PHÔI THÉP TẠI VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY THÉP 35
2.2.1. Tổng quan về Tổng công ty Thép Việt Nam 35
2.2.2. Cơ chế quản lý nhập khẩu và quy trình kinh doanh nhập khẩu tại Tổng công ty Thép 40
2.2.3. Hoạt động nhập khẩu phôi thép qua văn phòng Tổng công ty Thép 42
2.2.4. Những yếu tố thị trường tác động đến ngành thép nói chung và nhập khẩu phôi thép nói riêng 47
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP TẠI VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY NÓI RIÊNG VÀ CẢ NƯỚC NÓI CHUNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 60
2.3.1. Tác động của quá trình hội nhập đến ngành thép nói chung và hoạt động nhập khẩu phôi thép nói riêng 60
2.3.2. Đánh giá hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty 64
CHƯƠNG III 71
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP 71
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 71
3.1. MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ THỊ TRƯỜNG THÉP TRONG THỜI GIAN TỚI 71
3.1.1. Thị trường thép thế giới trong thời gian tới 71
3.1.2. Thị trường Việt Nam 72
3.2. ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH THÉP TRONG NHỮNG NĂM TỚI 74
3.2.1. Định hướng phát triển ngành thép của chính phủ Việt Nam đến năm 2025 74
3.2.2. Định hướng cho hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Tổng công ty thép 77
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ĐỂ THỰC HIỆN NHỮNG MỤC TIÊU ĐÃ ĐỀ RA 79
3.3.1. Từ phía nhà nước 79
3.3.2. Từ phía Tổng công ty 82
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
95 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C bao gồm:
Họ và tên
Chức vụ
Thời kỳ
Đậu Văn Hùng
Tổng Giám đốc
11/2003 đến nay
Nguyễn Thanh Chuỷ
Phó Tổng Giám đốc
2007 đến nay
Vũ Bá Ổn
Phó Tổng Giám đốc
2007 đến nay
Nguyễn Trọng Khôi
Phó Tổng Giám đốc
11/2003 đến nay
Lê Phú Hưng
Phó Tổng Giám đốc
Các phòng ban
Văn phòng Tổng công ty: Tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng công ty Thép theo dõi phối hợp các mặt hoạt động của Tổng công ty Thép; công tác văn thư, lưu trữ, thi đua khen thưởng, bảo vệ, y tế, tự vệ phòng cháy chữa cháy và quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng, đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên cơ quan Tổng công ty Thép.
Phòng tổ chức lao động: Tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng công ty Thép điều hành lãnh vực tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, đổi mới và phát triển doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, công tác giáo dục quốc phòng và hoạt động xuất nhập cảnh của Tổng công ty Thép.
Phòng tài chính kế toán: Tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng công ty Thép quản lý điều hành lĩnh vực tài chính, kế toán trong toàn Tổng công ty.
Phòng đầu tư phát triển: Tham mưu, giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị quản lý điều hành lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý các Công ty liên doanh của Tổng Công ty theo Luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy của Chính phủ, các Bộ, Ngành và các quy định của Tổng Công ty.
Phòng kỹ thuật an toàn: Tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng công ty quản lý điều hành lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ luyện kim, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quản lý và khai thác mỏ nguyên liệu, nghiên cứu khoa học công nghệ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
Phòng hợp tác quốc tế và công nghệ thông tin: Giúp việc tổng giám đốc trong công tác đối ngoại và tổ chức áp dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành, giới thiệu và quảng bá hình ảnh công ty
Phòng vật tư xuất nhập khẩu: Giúp tổng giám đốc trong các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu thép, dự báo biến động thị trường trong nước và thế giới.
Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài: Có chức năng tổ chức tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo và làm thủ tục đưa người lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
2.2.2. Cơ chế quản lý nhập khẩu và quy trình kinh doanh nhập khẩu tại Tổng công ty Thép
2.2.2.1. Nguyên tắc kinh doanh:
Việc mua bán vật tư hàng hóa phải trên nguyên tắc an toàn tiền hàng, tuân thủ pháp luật hiện hành, những quy định có liên quan của Tổng công ty đồng thời đảm bảo tính thống nhất trong phạm vi toàn đơn vị. Trong đó:
Nhu cầu mua hàng, cung cấp dịch vụ (trừ các loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt không có nhiều nhà cung cấp) phải được lập thành văn bản với nội dung như nhau để gửi đến ít nhất 03 nhà cung cấp và nhận lại chào hàng (hoặc cung cấp dịch vụ) từ các nhà cung cáp đó theo cùng thời điểm. Việc lựa chọn nhà cung cấp phải trên cơ sở các điều kiện cạnh tranh nhất mà nhà cung cấp đem lại. Toàn bộ chứng từ liên quan đến thương thảo, lựa chọn nhà cung cấp phải được lưu trữ để làm cơ sở kiểm tra sau này.
Với các loại hàng hóa, dịch vụ có nhu cầu thường xuyên và nhỏ bé (giá trị dưới 10 triệu đồng) thì việc xem xét lựa chọn lại nhà cung cấp được thực hiện ít nhất 06 tháng/lần
Tiêu thụ sản phẩm phải trên nguyên tắc mở rộng thị trường, đem lại nguồn thu cao nhất cho đơn vị và Tổng công ty đồng thời tuân thủ chỉ đạo của Tổng công ty nhằm góp phần tham gia bình ổn thị trường thép theo yêu cầu của chính phủ.
Quy trình kinh doanh được coi là hoàn tất sau khi đã tiêu thụ và thu hòi xong tiền hàng. Mọi thất thoát vật tư, hàng hóa, tiền vốn. trong quá trình sản xuất, kinh doanh đều phải được thủ trưởng đơn vị thành viên qui trách nhiệm rõ ràng cho các cá nhân có liên quan.
2.2.2.2. Cơ chế quản lý nhập khẩu
Yêu cầu chung:
Đơn vị thành viên được quyền chủ động nhập khẩu để đảm bảo duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình, trừ các trường hợp phải được Tổng công ty phê duyệt
Thủ trưởng các đơn vị thành viên bố trí nhân lực có đủ trình độ nghiệp vụ để tổ chức kinh doanh nhập khẩu. Phòng VTXNK có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ ngoại thương theo yêu cầu của đơn vị
Đơn vị thành viên có trách nhiệm phối hợp dưới sự điều hành của phòng để tạo nguồn hàng nhập khẩu ổn định và tận dụng ưu thế mua lô lớn.
Đơn vị phải chủ động lập kế hoạch nhập khẩu trực tiếp hoặc mua qua đơn vị thương mại và văn phòng Tổng công ty đối với nguyên liệu, phụ tùng phục vụ sản xuất kinh doanh. Đối với nguyên liệu chính cho luyện, cán thép, nếu mua của doanh nghiệp ngoài VSC thì phải giải trình cụ thể và chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của VSC
Việc cung cấp nguyên liệu sản xuất thép cho các doanh nghiệp ngoài VSC (kể cả nguồn khai thác) phải đảm bảo phương án kinh doanh có lãi, an toàn về vốn (không phát sinh nợ phải thu khó đòi) và chỉ được thực hiện sau khi được Tổng công ty phê duyệt
Quản lý nhập khẩu
Tổng công ty quản lý nhập khẩu của đơn vị thành viên đối với các mặt hàng sau bằng chế độ cho phép nhập khẩu từng lô
Nguyên liệu chính cho luyện, cán thép: phôi thép, than mỡ, than coke, thép phế, gang, quặng sắt và sắt xốp.
Thép thành phẩm: thép tấm lá thông dụng với lượng từng lô trên 500 tấn, thép tròn xây dựng, thép hình thông dụng có quy cách vừa và nhỏ (quy cách mà các đơn vị sản xuất đã sản xuất được), ống thép hàn thẳng.
Đối với những mặt hàng nằm ngoài doanh mục các mặt hàng thuộc diện VSC quản lý nói trên, các đơn vị thành viên tự cân đối nhu cầu và nguồn lực để quyết định nhập khẩu, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Nghiêm cấm các hình thức sau: kinh doanh ủy thác nhập khẩu trong đó đơn vị thành viên ứng vốn, chấp nhận thanh toán sau khi giao hàng cho người ủy thác, chia nhỏ hợp đồng để tránh sự kiểm soát của VSC.
2.2.3. Hoạt động nhập khẩu phôi thép qua văn phòng Tổng công ty Thép
Với mục tiêu đảm bảo nhu cầu về nguyên vật liệu cho các đơn vị thành viên, trong những năm qua văn phòng Tổng công ty tập trung vào nhập khẩu trong đó nhập khẩu phôi thép luôn chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu các sản phẩm nhập khẩu của văn phòng.
2.2.3.1. Khối lượng nhập khẩu phôi thép
Phôi thép là một dạng bán thành phẩm, mặc dù nó là thành phẩm của quặng và thép phế nhưng nó lại là đầu vào của thép cây và thép hình. Có hai loại phôi: phôi dẹt và phôi vuông, Việt Nam hiện nay chủ yếu nhập khẩu phôi vuông dùng cho cán thép xây dựng. Có nhiều loại phôi vuông tương ứng với mác thép mà nó sản xuất ra như CT2, CT3, CT5 và phôi phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay là các phôi có kích thước: 100 x 100 x 6000; 120 x 120 x 6000 (12000); 150 x 150 x 6000 (12000).
Tổng công ty Thép Việt Nam là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam đồng thời vừa sản xuất thép thành phẩm vừa sản xuất phôi thép. Để sản xuất phôi thép thì ngoài công nghệ luyện thép truyền thống lò cao, Tổng công ty Thép còn áp dụng công nghệ lò điện ở công ty gang thép Thái Nguyên, công ty thép Miền Nam và công ty thép Đà Nẵng. Nguyên liệu cho sản xuất thép bằng lò điện là thép phế trong nước và nhập khẩu. Trước VSC có 20 lò điện hồ quang với dung lượng từ 1.5 đến 30T/mẻ. Thực hiện chủ trương loại bỏ những lò có dung lượng dưới 10T, đến năm 2005 tổng số lò điện của VSC giảm xuống còn 9 lò ( tính cả lò điện 70T/mẻ do cty thép miền nam đang đầu tư và dự kiến đi vào hoạt động năm 2005). Tiếp theo đó, với việc đưa vào hoạt động nhà máy thép Phú Mỹ với công suất 500.000 Tấn phôi/ năm, đã phần nào khắc phục sự thiếu hụt về nguồn phôi cung ứng cho hoạt động cán thép của Tổng công ty.
Tuy nhiên, năng lực sản xuất phôi thép của Tổng công ty mới chỉ tự đáp ứng được từ 60% đến 70% nhu cầu cho quá trình sản xuất thép thành phẩm, do đó, trong những năm qua, văn phòng Tổng công ty vẫn phải nhập khẩu thêm phôi thép.
Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của cơ quan Văn phòng Tổng công ty Thép là phôi thép, thép phế, tấm lá và thép cuộn cán mỏng…Trong đó, phôi thép và thép phế là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu.
Phôi thép luôn là mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nhập khẩu của văn phòng Tổng công ty Thép. Tuy nhiên từ năm 2003 trở lại đây, giá phôi thép tăng cao đã khiến cho có sự giảm sút về lượng nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng. Năm 2005 lượng phôi nhập khẩu giảm 6.960 tấn so với năm 2004 chủ yếu là do giá phôi thép tăng cùng với việc Tổng công ty thép tăng lượng phôi sản xuất được khi một số nhà máy sản xuất phôi của tổng công ty đi vào hoạt động. Năm 2006, lượng phôi thép nhập khẩu tại văn phòng là 91.209 tấn giảm 15% so với năm 2005.
Bảng 8: Kim ngạch nhập khẩu qua cơ quan văn phòng
Sản phẩm
2004
2005
2006
SL (Tấn)
Tỷ trọng (%)
SL (Tấn)
Tỷ trọng (%)
SL (Tấn)
Tỷ trọng (%)
Phôi thép
114.890
70,01
107.930
56,41
129.680
57.52
Thép cuộn cán mỏng
4.590
2,79
51.400
26,86
32.400
14.37
Thép phế
2.030
1,24
10.310
5,39
48.006
21.29
Các loại khác
42.560
25,96
21.680
11,34
15.360
6.82
Tổng cộng
164.070
100
191.320
100
225.446
100
(Nguồn: Phòng vật tư XNK_Tổng công ty Thép)
Sang năm 2007, do có sự thay đổi trong mô hình hoạt động của Tổng công ty Thép, nên cơ cấu tổ chức của cơ quan theo đó cũng thay đổi. Hoạt động xuất nhập khẩu của văn phòng lúc này bao gồm cả hoạt động của trụ sở phía Nam do đó kim ngạch nhập khẩu năm 2007 của văn phòng không thể đem ra so sánh với những năm trước được.
Bảng 9: Cơ cấu nhập khẩu của Văn phòng Tổng công ty năm 2007
Năm 2007
Số lượng (Tấn)
Tỷ trọng (%)
Phôi
143.427
34,76
Thép phế
197.897
47,96
Tấm lá
66.244
15,71
Gang
5.000
1,57
Tổng
412.568
100
(Nguồn: Phòng vật tư XNK_Tổng công ty Thép)
Tuy nhiên có thể thấy lượng nhập khẩu phôi của văn phòng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với lượng phôi nhập khẩu của cả nước thường là 5%.
Bảng 10: Lượng phôi thép nhập khẩu của Văn phòng so với cả nước
Đơn vị: 1.000 Tấn
2004
2005
2006
2007 (*)
Văn phòng VSC
143,127
107,930
91,209
143,427
Cả nước
2278,3
2239,7
1824,4
2187,9
(Nguồn: Phòng vật tư XNK_Tổng công ty Thép)
2.2.3.2. Thị trường nhập khẩu
Thị trường nhập khẩu phôi thép của Văn phòng Tổng công ty cũng như của Việt Nam trong những năm qua có nhiều biến động.
Nếu như trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, chúng ta chủ yếu nhập khẩu từ các nước SNG theo phương thức nhập khẩu qua trung gian nhằm tránh những rủi ro, thì sang đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã trở thành thị trường nhập khẩu phôi thép chính của Việt Nam nói chung và Văn phòng Tổng công ty nói riêng.
Bảng 11: Thị trường nhập khẩu phôi thép chính
của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam (%)
Năm
2004
2005
2006
2007
Trung Quốc
75
85
77
57,6
Các nước khác
Nga
Nhật Bản
Hàn Quốc
ASEAN
Các nước khác
25
15
33
5,2
4
3,5
4,6
5,8
42,4
4,7
4,5
3,5
26,7
4,7
(Nguồn: Phòng vật tư XNK_Tổng công ty Thép)
Trung Quốc từ 2003 trở lại đây luôn là đối tác hàng đầu của Văn phòng với tỷ trọng luôn ở mức trên 50%. Có sự chuyển hướng mạnh mẽ như vậy là do
Sự lớn mạnh một cách nhanh chóng của ngành công nghiệp Trung Quốc biến nước này thành một nơi cung cấp phôi thép và các sản phẩm thép lớn trên thế giới.
Các nhà sản xuất thép Trung Quốc phát triển nhanh đến mức Trung Quốc đã thay thế Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới. Trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã chuyển từ một nước nhập khẩu sang một nước xuất khẩu thép với khối lượng lớn. Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất thép Trung Quốc đã đầu tư lớn vào các nhà máy mới và hiện đại hoá các nhà máy hiện có. Sự đầu tư đó nay bắt đầu mang lại kết quả. Cách đây một thế kỷ, toàn bộ châu Á chiếm 1/3 sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép của thế giới. Ngày nay, con số này chiếm gần 1/2 trong đó riêng Trung Quốc chiếm 1/3.
Giá phôi nhập khẩu từ Trung Quốc so với các nước khác mặc dù không rẻ hơn là mấy nhưng do có khoảng cách vị trí địa lý gần nhau nên đã tiết kiệm chi phí vận chuyển rất nhiều.
Bảng 12: Giá phôi thép xuất khẩu sang Việt Nam
Đơn vị: USD/tấn (Giá CFR)
Xuất xứ
2004
2005
2006
2007
Phôi thép Trung Quốc
390
387
480
560
Phôi thép Nga
370
373
485
590
Phôi thép Nhật
399
399
475
589
Phôi thép các nước khác
382
381
490
545
(Nguồn: Phòng vật tư XNK_Tổng công ty Thép)
Tuy nhiên, với chính sách hạn chế xuất khẩu bán thành phẩm của mình, Trung Quốc đang giảm dần lượng xuất khẩu phôi thép khiến giá phôi thép của nước này tăng đột biến gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Phản ứng trước những thay đổi trong chính sách của Trung Quốc, Văn phòng Tổng công ty đã chuyển hướng nhập khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN. Sự chuyển hướng này đã khiến cho tỷ trọng nhập khẩu phôi thép từ Trung Quốc giảm 20,6% so với năm 2006 và tăng tỷ trọng của phôi thép nhập khẩu từ các nước ASEAN lên 26,7%. Điều này đưa đến một xu thế về thị trường nhập khẩu phôi thép là phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ giảm dần và tăng dần lượng phôi nhập từ các nước ASEAN.
2.2.4. Những yếu tố thị trường tác động đến ngành thép nói chung và nhập khẩu phôi thép nói riêng
Với mục tiêu của hoạt động nhập khẩu tại Tổng công ty Thép đó là cung cấp đủ nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất trong nước nên hoạt động nhập khẩu tại Tổng công ty phụ thuộc lớn vào khả năng sản xuất của ngành thép, trên cơ sở năng lực sản xuất cũng như nhu cầu và diễn biến thị trường, mới tiến hành nhập khẩu phôi thép.
2.2.4.1. Những cam kết của quá trình hội nhập
Trong thương mại quốc tế, thuế quan luôn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu cũng như là yếu tố được quan tâm nhiều nhất trong các cam kểt hội nhập. Tác động của quá trình hội nhập được thể hiện rõ nhất qua biểu thuế quan cam kết của các ngành. Riêng đối với ngành thép có biểu thuế suất nhập khẩu như sau:
Bảng 13: Mức thuế suất cam kết một số sản phẩm thép Việt Nam
theo các cam kết hội nhập
Mã HS
Mô tả hàng hoá
Mức thuế hiện tại
Mức thuế cam kết tại thời điểm 2014
WTO
MFN
ACFTA
AFTA
WTO
MFN
ACFTA
AFTA
7207
Phôi thép
20
5
5
0
10
5
5
0
7214
Thép XD
40
10
35
5
25
10
10
5
(Nguồn: Tổng hợp từ các cam kết của Việt Nam trong ngành thép)
Như vậy, đối với phôi thép, chúng ta chỉ còn phải thực hiện cắt giảm theo lộ trình cam kết với WTO, đến 2014 mức thuế suất là 10%. Với việc giảm thuế suất nhập khẩu phôi thép sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu giảm bớt chi phí và thu được nhiều lợi ích hơn.
Tuy nhiên, phôi thép lại là một mặt hàng đặc biệt. Nó là bán thành phẩm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thép thành phẩm, việc đánh thuế thấp với phôi thép sẽ tạo điều kiện cho sản xuất trong nước giảm chi phí và thu lợi nhuận. Nhưng đối với các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất phôi thép thì điều này lại dẫn đến những bất lợi cho họ. Là một doanh nghiệp nắm trong tay cả dây chuyền sản xuất phôi thép và sản xuất thép thành phẩm, tác động của thuế nhập khẩu phôi thép lên Tổng công ty thép đồng thời theo cả hai xu hướng đó.
2.2.4.2. Giá các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép tăng cao.
Nguyên liệu là yếu tố khác biệt chi phí chính trong ngành công nghiệp thép. Trong ngành công nghiệp thép, các yếu tố đầu vào chính được kể đến đó là quặng sẳt, than mỡ, than cốc, dầu, thép phế… và các nguyên liệu khác. Thông thường, chi phí nguyên liệu trực tiếp chiếm tới 90% giá thành sản phẩm thép (bảng dưới).
Bảng 14: Cơ cấu giá thành phôi thép và thép cán
của công ty Thép Thái Nguyên ( năm 2005)
Yếu tố cấu thành giá phôi thép
Phôi thép
Thép cán
Giá trị
(VND/T)
Tỷ lệ (%)
Giá trị
(VND/T)
Tỷ lệ (%)
Chi phí NVL trực tiếp
4.618.997
91,1
5.810.671
91,8
Chi phí nhân công trực tiếp
100.272
2,0
81.494
1,3
Chi phí sản xuất chung
349.898
6,9
440.569
7,0
Giá thành đơn vị
5.069.168
100
6.332.733
100
(Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp)
Vào thời điểm 2005, cơ cấu giá thành phôi thép và thép cán của nhà máy Gang thép Thái Nguyên là như vậy, tuy những năm gần đây giá thành phôi thép, thép cán có nhiều biến động và tăng liên tục nhưng cơ cấu giá trị không có nhiều thay đổi do công nghệ sản xuất không thay đổi. Dựa vào đây, chi phí cho nguyên vật liệu chính quyết định 90% giá thành sản phẩm trên thị trường.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2003 - 2007 các yếu tố này lại tăng lên một cách đột biến khiến cho chi phí sản xuất tăng lên kéo theo hàng loạt các biến động của thị trường thép thế giới.
Chi phí nguyên liệu/tấn cuộn cán nóng đã tăng lên gấp đôi tại nhiều nước thế giới trong giai đoạn 2002 – 2005. Điển hình như giá quặng sắt tăng thêm 8,5 % năm 2003, tăng 71,5% năm 2005 đến đầu năm 2008 tăng 65% so với 2007, giá hợp đồng hàng năm than luyện cốc tăng 119% năm 2005. (Nguồn: Bài tổng hợp “Thực tế cạnh tranh mới trong ngành thép”)
Biểu 2: Chi phí nguyên liệu (dựa trên chi phí bình quân của các công ty
sản xuất cuộn nóng tại từng quốc gia)
(Nguồn: Bài tổng hợp “thực tế cạnh tranh mới trong ngành thép”)
Thêm vào đó, năm qua, giá dầu lửa tăng kỷ lục, có lúc đạt mức 100 USD/thùng. Xu hướng tăng giá dầu lửa sẽ còn tiếp tục trong những năm tới. Giá dầu tăng do nguồn tài nguyên này của thế giới ngày càng cạn đi, lượng mỏ tìm mới ít, mà nhu cầu năng lượng của kinh tế thế giới ngày càng gia tăng do nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng của các nền kinh tế khổng lồ mới là Trung Quốc và Ấn Độ.Giá dầu tăng dẫn đến chi phí năng lượng tăng, chi phí vận chuyển quặng, nguyên liệu, hàng hóa tăng kéo theo giá quặng, thép xuất nhập khẩu tăng. Giá dầu tăng làm giá nhiên liệu khác như than, khí đốt tăng dẫn đến chi phí sản xuất điện, luyện thép tăng. Giá quặng sắt tăng do tăng chi phí khai thác, năng lượng, và nhu cầu thép tăng cao trên toàn cầu. Tất cả ảnh hưởng dây chuyền làm giá thành sản xuất thép tăng, giá thép xuất xưởng tăng hàng loạt.
Rõ ràng chi phí nguyên liệu tăng sẽ có tác động làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến làm tăng giá các mặt hàng nhập khẩu, gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu.
Hiện các nguyên liệu phục vụ sản xuất thép như than mỡ, than cốc, phôi thép, sắt thép vụn, các loại vật liệu chịu lửa... đều tăng mạnh, trong khi đó ngành thép nước ta phụ thuộc tương đối nhiều vào nguyên vật liệu và bán thành phẩm nhập khẩu nên tất yếu phải chịu tác động mạnh của thị trường thép thế giới. Xu hướng tăng giá này vẫn chưa dừng lại và vẫn còn dấu hiệu biến động trong thời gian tới.
Phôi thép sản xuất trong nước đã được các công ty thép lò điện sản xuất ở mức tối đa, có nhiều lò điện gần đạt mức công suất thiết kế, tuy nhiên do giá thép phế nhập khẩu cũng tăng theo giá phôi, nên giá phôi sản xuất trong nước cũng được các công ty chào bán tăng tới gần 11 triệu VNĐ/tấn và cũng không dễ mua.
2.2.4.3. Sự thay đổi trong chính sách của Trung Quốc
Ngành công nghiệp thép được coi là thước đo sự phát triển của một nền kinh tế. Đó có lẽ cũng là nguyên nhân khiến cho cách đây gần 50 năm, Trung Quốc đã đầu tư ồ ạt để phát triển ngành công nghiệp này trong Chiến lược “Đại nhảy vọt” của mình khiến cho cung vượt quá cầu gây khủng hoảng thừa cho nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, không chịu bỏ cuộc Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp gang thép của mình. Thập niên 1990, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích phát triển ngành thép để gia tăng lượng cung trong nước như hoàn thuế, trợ cấp trực tiếp, cho vay ưu đãi, trợ giúp kỹ thuật, cấp vốn nghiên cứu và ứng dụng khoa học, cung cấp tín dụng xuất khẩu... Sang đầu thế kỷ XXI, ngành thép thế giới đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành thép Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc là một trong 10 nước có tốc độ tăng trưởng sản lượng thép cao nhất thế giới, năm 2005 tốc độ tăng là 25%, năm 2006 tốc độ tăng trưởng sản lượng thép có giảm nhưng vẫn ở mức cao 18,5% trong khi mức tăng của thế giới 2006 là 9% (Nguồn: ww.doanhnghiep24g.com.vn/cms/detail.php?id=8017 - 64k).
Lượng thép tiêu thụ ở Trung Quốc trong năm qua cũng tăng lên không ngừng.
Biểu đồ 3: Tiêu thụ thép thành phẩm thế giới
Đơn vị: Triệu tấn
(Nguồn: Viện chiến lược và chính sách công nghiệp)
Mức tiêu thụ thép thành phẩm của Trung Quốc tăng không ngừng, năm 2005 tăng 16,8% năm 2006 tăng 13%, năm 2007 tăng 12%.
Trung Quốc là một trong những nước sản xuất và tiêu thụ nhiều sản phẩm thép nhất thế giới. Mức sản xuất và tiêu thụ thép của Trung Quốc tương đương với 1/3 lượng tiêu thụ và sản xuất của cả thế giới.
Biểu đồ 4: Cơ cấu sản xuất thép Thế giới năm 2006
Africa
Middle East
Central and South America Australia and New Zealand
1.5%
1.2%
3.7%
0.7%
Biểu đồ5: Cơ cấu tiêu thụ thép Thế giới năm 2006
Africa
1.8%
Middle East
3.2%
Central and South America
3.4%
Australia and New Zealand
0.7%
(Nguồn:
Như vậy năm 2006 Trung Quốc đã tạo ra tới 34% sản lượng thép toàn cầu trong năm 2006, trong khi chỉ tiêu thụ khoảng 30,9% sản lượng thép toàn cầu. Điều này có nghĩa là năm qua, Trung Quốc đã làm dôi ra so với khả năng tiêu thụ của mình tới 38 triệu tấn thép. 38 triệu tấn thép tương đương với tổng sản lượng năm 2006 của Ukraine, nước sản xuất thép lớn thứ 8 thế giới.
Đồng thời, Trung Quốc còn là quốc gia xuất và nhập khẩu sản phẩm thép lớn trên thế giới. Xuất khẩu thép của nước này vẫn tiếp tục đà tăng trong thời gian này, với việc tăng 132%, lên tới 21,28 triệu tấn trong 4 tháng đầu năm 2007. Với việc lo ngại sự phát triển quá nóng của ngành thép, Chính phủ Trung Quốc đang phải liên tiếp áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt ngành này.
Tháng 7 năm 2005, Chính phủ Trung Quốc đã công bố chính sách phát triển công nghiệp thép nhằm hướng tới sự phát triển bền vững nền kinh tế đất nước. Để đảm bảo cho phát triển bền vững và hiện đại ngành Công nghiệp thép, Trung Quốc đã đưa ra các tiêu chuẩn, các chỉ tiêu về kinh tế, công nghệ cũng như chất lượng như sau: Diện tích lắp đặt một máy thiêu kết ít nhất phải là 180 m2, chiều cao một buồng lò cốc ít nhất là 6 m, thể tích hữu dụng của một lò cao ít nhất là 1.000 m3, công suất danh định của một lò thổi ô xy (BOF) ít nhất là 120 tấn và của một lò điện hồ quang (EAF) là 70 tấn; Xây dựng các nhà máy thép mới ở cảng nước sâu phải có lò cao với dung tích hữu ích ít nhất là 3.000 m3, lò thổi ô xy ít nhất 200 tấn, và công suất nhà máy với ít nhất 8 triệu tấn thép thô/năm. Các nhà máy thép phải đạt được các chỉ tiêu kinh tế sau: Tiêu thụ năng lượng để sản xuất 1 tấn thép thô là 0,7 tấn than qui đổi, hoặc thấp hơn đối với lò cao, 0,4 tấn hoặc ít hơn đối với lò điện hồ quang; Tiêu thụ nước để sản xuất 1 tấn thép thô là 6 tấn hoặc thấp hơn đối với lò cao, 3 tấn đối với lò điện hồ quang, tỷ lệ nước tuần hoàn là 95 % hoặc cao hơn… Các chỉ tiêu khác liên quan đến tiêu thụ điện ít nhất bằng mức trung bình tiên tiến trong sản xuất thép. Ngoài ra, tất cả các nhà máy thép phải đáp ứng tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường theo các quy định của quốc gia và các địa phương. Với việc áp dụng những quy định nay, hàng loạt các nhà máy có công suất thấp và công nghệ lạc hậu đã bị đóng cửa.
Chính phủ Trung Quốc quản lý đầu tư trong công nghiệp thép bằng những hình thức khác nhau bao gồm cả đầu tư trong nước cũng như đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất thép. Tất cả việc đầu tư sản xuất thép phải được ủy ban Phát triển - Cải cách Nhà nước Trung Quốc phê duyệt. Các khoản vay tín dụng cho đầu tư trung và dài hạn để sản xuất gang thép, cán thép được các tổ chức tài chính Trung Quốc cho vay phù hợp với chính sách phát triển công nghiệp thép. Đối với những khoản vay để xây dựng các nhà máy thép, gang và cán thép mới thì các hồ sơ, giấy uỷ quyền liên quan phải trình lên Uỷ ban Phát triển - Cải cách Nhà nước Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc trong thời gian này cũng bắt đầu áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu bán thành phẩm. Theo đó, Trung Quốc sẽ bỏ việc hoàn thuế xuất khẩu phôi thép, gang và bán thành phẩm 13% có hiệu lực từ 01/04/2005; giảm tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu thép thành phẩm từ 13% xuống còn 11% có hiệu lực từ 01/05/2005. Trung Quốc cũng quyết định bỏ việc gia công quặng sắt, gang, thép phế, phôi thép, quặng thô, phốt pho…có hiệu lực từ ngày 19/05/2005.
Năm 2006, Trung Quốc tiếp tục áp dụng chính sách mới để điều chỉnh ngành thép theo hướng hạn chế xuất khẩu bán thành phẩm (gang, phôi thép, ferro) từ 01/11/2006 bằng cách tăng thuế xuất khẩu các sản phẩm này lên 10%, đồng thời khuyến khích xuất khẩu thành phẩm bằng thoái thu thuế VAT vào thành phẩm xuất khẩu 8%. Như vậy, Việt Nam và các nước Đông Nam Á nhập phôi thép Trung Quốc về cán, ngoài việc phải tăng chi phí bình quân 50 USD/tấn để gia công từ phôi ra thành phẩm còn phải gánh chịu mức chênh lệch 18% do chính sách điều chỉnh về thuế xuất khẩu của Trung Quốc.
Do áp lực của các nước Đông Nam Á và của nhiều nước khác đối với chính sách hỗ trợ xuất khẩu thép ở Trung Quốc trong việc thoái thu 8% thuế VAT đối với thép thành phẩm xuất khẩu, từ ngày 15-4-2007, chính phủ Trung Quốc đã bãi bỏ biện pháp này. Với giá thép hiện tại, thì giá thép xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tăng lên khoảng 35USD/T(trên 500.000VNĐ/T). Điều này có thể làm cho tình hình xuất khẩu thép Trung Quốc có thể thay đổi trong thời gian tới. Tuy nhiên đối với các hợp đồng xuất khẩu thép đã ký trước ngày 15/4 và thép đã ký cho các công trình trúng thầu sẽ vẫn được thoái thu thuế.
Đối với thị trường Thép Việt Nam, thép cuộn nhập khẩu từ Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường thép cuộn ở Việt Nam và làm cho sản xuất thép cuộn của các công ty bị đình đốn nghiêm trọng. N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập.DOC