MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . 1
MỤC LỤC . 2
MỞ ĐẦU. 4
1. Lí do chọn đề tài.4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .8
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .8
5. Đóng góp của luận văn .9
6. Bố cục của luận văn .9
CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜIVÀ NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ QUỐC
SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ - DIỆM Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1961 -1965). 10
1.1. Bối cảnh lịch sử ở miền Nam Việt Nam trước năm 1961.10
1.2. Nguồn gốc, lí do ra đời và mục đích lập ấp chiến lược của Mỹ - Diệm tại miền
Nam Việt Nam.16
1.2.1. Nguồn gốc ra đời ấp chiến lược và ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam.16
1.2.2. Lí do và mục đích thành lập ấp chiến lược.20
1.3. Đặc tính của ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam và những công tác phải làm
khi xây dựng ấp chiến lược .24
1.3.1. Đặc tính của ấp chiến lược.24
1.3.2. Những công tác Mỹ - Diệm phải làm khi thực hiện ấp chiến lược .26
1.4. Những hiểu biết thêm về ấp chiến lược ở miền Nam Việt Nam .28
1.4.1. Khu vực ưu tiên lập ấp chiến lược.28
1.4.2. Ấp chiến lược khác với khu trù mật, ấp chiến đấu .29
1.4.3. Tầm quan trọng của quốc sách ấp chiến lược đối với Việt Nam Cộng Hòa .30
1.4.4. Tại sao ấp chiến lược được coi là quốc sách hàng đầu.31
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC, THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG PHÒNG
THỦ CỦA HỆ THỐNG ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN NAM VIỆT NAM THỜI
MỸ - DIỆM (1961-1965) . 33
2.1. Mục đích của hoạt động phòng thủ.33
2.2. Tổ chức hoạt động phòng thủ .34
2.2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự.34
2.2.2. Tổ chức địa thế trong hoạt động phòng thủ.38
2.2.3. Các biện pháp thực hiện hoạt động phòng thủ .433
2.2.4. Những cạm bẫy và phương tiện áp dụng trong hoạt động phòng thủ tại các ấpchiến lược.59
2.3. Tình hình thực hiện hoạt động phòng thủ ở các ấp chiến lược thời Mỹ - Diệm.62
CHƯƠNG 3: SỰ THẤT BẠI TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỦ CỦA HỆ
THỐNG ẤP CHIẾN LƯỢC Ở MIỀN NAM VIỆT NAM THỜI MỸ - DIỆM
(1961-1965) . 75
3.1. Kết quả bước đầu trong hoạt động phòng thủ ấp chiến lược của Mỹ -Diệm ở
miền Nam Việt Nam .75
3.1.1. Thống kê kết quả bước đầu trong hoạt động phòng thủ ấp chiến lược của Mỹ -
Diệm ở miền Nam Việt Nam.75
3.1.2. Tình hình an ninh trong các ấp chiến lược .80
3.2. Khả năng chống cộng của các ấp chiến lược.83
3.3. Nguyên nhân thất bại trong hoạt động phòng thủ ấp chiến lược của Mỹ - Diệm
1961 - 1965 .89
KẾT LUẬN . 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 100
PHỤ LỤC . 108
160 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động phòng thủ của hệ thống ấp chiến lược ở miền nam Việt Nam thời Mỹ - Diệm (1961 - 1965), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong chiến thuật du kích chiến, biệt cách được
coi là lực lượng tiền phong của Mỹ - Diệm. Tài liệu của phíaViệt Nam Cộng Hòa có
tựa đề Định rõ vị trí chính sách của ấp chiến lược cho biết: “Biệt cách có thể tổ chức
từng tổ hoặc liên tổ, được huấn luyện kỹ thuật đặc biệt để chiến đấu ngay trong lòng
địch, hoạt động riêng lẻ, đơn độc, ở lâu, đi sâu vào hậu cứ Cộng sản, không ỷ lại vào
sự tiếp tế. Có ba loại tổ chức biệt cách:
- Biệt cách địa phương là tổ chức hoạt động trong tỉnh hay trong các Mật khu
Cộng sản.
- Biệt cách chiến thuật, tổ chức này có thể hoạt động luân chuyển từ vùng nọ
sang vùng kia.
- Biệt cách chiến lược, tham gia hoạt động trong vùng đất đai của Cộng sản đã
kiểm soát hoàn toàn” [33, tr 11-12].
Mỹ - Diệm đã từng hy vọng với chiến thuật du kích chiến chúng sẽ:
- Trục xuất ta ra khỏi địa bàn du kích, bằng cách lập ấp chiến lược với 3 cuộc
cách mạng về chính trị, xã hội, quân sự.
- Dành lấy địa bàn đó để chúng thực hiện đánh du kích vì khi đó chúng đã có
đủ các điều kiện phải có của một cuộc chiến tranh du kích.
- Buộc ta phải đánh bằng lối phản du kích và lối chính quy chiến. Như vậy,
theo chúng, ta phải chịu những điều kiện bất lợi và những phương tiện mà ta không
thể có được.
Bên cạnh việc áp dụng chiến thuật du kích chiến, Mỹ - Diệm cũng rất coi trọng
công tác bố phòng trong từng ấp chiến lược.
2.2.3.3. Thực hiện bố phòng
Từ tập Tài liệu nghiên cứu về ấp chiến lược thuộc phông Phủ tổng ủy dinh điền
và nông vụ lưu trữ tại trung tâm lưu trữ quốc gia II chúng tôi thấy công tác bố phòng
này gồm bốn công đoạn:
- Công đoạn thứ nhất làthực hiện rào từng ấp chiến lược
Việc đầu tiên trong công tác bố phòng của Mỹ - Diệm là thực hiện rào từng ấp,
tiến lên rào từng liên xã, hoặc từng vùng có địa dư liên kết với nhau không có đồng
ruộng rộng, sông ngòi hay đường cái cắt xa nhau và tiến hành rào dân, trước hết là
49
những vùng đang bị ta uy hiếp hay những nơi thuận lợi cho ta đột nhập vào thôn
xóm. Mỹ - Diệm cho rằng “việc đầu tiên phải rào ấp lại, ngăn cản lực lượng ít ỏi
trên xâm nhập vào ấp, tạo điều kiện hợp đồng tác chiến tiêu diệt hoặc đẩy lui nó từ
ngoại vi của ấp” [102,tr.1-2].
Mặt khác, Mỹ - Diệm cũng “căn cứ vào địa hình, địa vật sẵn có chung quanh
từng ấp và khắc phục thêm để hình thành một bờ rào gai dày đặc chạy bao quanh ấp,
tùy vào điều kiện sẵn có của dân tiến hành rào từng khu vườn của từng gia đình hoặc
chung một liên gia có địa dư kế cận thích hợp với nhau. Những ngõ ra vào làng trong
ấp giữa các gia đình - liên gia với nhau bí mật có cửa rào lại, ngoài những ngõ tổ
chức cho dân chúng trong ấp đi lại làm ăn bình thường hoặc để cho lực lượng vũ
trang vận động bí mật lúc chiến đấu, cần bỏ ngõ vài cổng vào làng có bố trí trước
mìn tự động dụ Cộng sản vào ấp để tiêu diệt.
Những cửa ngõ vào ấp và giữa các gia đình ban đêm phải rào kĩ lại, căn cứ
vào địa hình của ấp, sự thuận tiện đi lại làm ăn của dân mà có thể tổ chức nhiều ngõ
ra vào ấp, không nên dồn lại một cổng ra vào có thể gây trở ngại cho nhân dân lúc
thường ngày ra khỏi ấp đểlàm ăn, đồng thời có thể gây trở ngại cho lực lượng vũ
trang vận động lúc chiến đấu với Cộng sản. Khi rào xong từng ấp thì nghiên cứu địa
hình thích hợp tiến lên rào nối liền với các liên ấp kế cận” [102,tr.1-2].
- Công đoạn hai làthiết lập công sự phòng thủ
Cũng theo “Tài liệu nghiên cứu về ấp chiến lược”, “công sự phòng thủ được
Mỹ - Diệm thiết lập gồm những bộ phận sau:
- Có đường hầm chạy quanh bờ rào phía trong ấp để tuần tiểu ban đêm và
chiến đấu khi Cộng sản còn ở ngoại vi ấp.
- Có đường hầm lộ thiên hoặc bí mật, tùy theo địa hình cần thiết, chạy dọc
ngang ấp để đảm bảo cho lực lượng vũ trang vận động tác chiến khi Cộng sản đã đột
nhập được vào trong ấp.
- Có hầm bí mật để tạm thời ẩn nấp che dấu bảo toàn lực lượng vũ trang lúc bị
Cộng sản đột nhập, tạo điều kiện điều tra lực lượng đã đột nhập, tổ chức phản kích
đánh úp ngay ở trung tâm, đẩy lui ra khỏi ấp hoặc bao vây tiêu diệt.
50
- Có đường hầm bí mật ăn thông ra ngoại vi ấp để tấn công truy kích Cộng sản
lúc có điều kiện, hay để rút lui bảo toàn lực lượng, dùng nó trong quá trình đấu tranh
để liên lạc với các đơn vị bạn tác chiến phối hợp.
Ở những hướng của ấp mà địa hình dễ tiếp cận ở ngoại vi, phải tăng thêm
công sự phòng thủ như hàng rào, ụ súng, hoặc lô cốt nếu hỏa lực của lực lượng vũ
trang trong ấp được trang bị mạnh.
Ngoài những công sự phòng ngự phục vụ chiến đấu, tùy sự cần thiết của từng gia
đình mà đào những hầm tránh đạn cho người và súc vật để phòng lúc xảy ra tác
chiến trong ấp, hay đào hầm để cất giấu tài sản. Mỗi ấp thiết lập một đài quan sát để
sử dụng lúc có báo động ban ngày hoặc ban đêm” (xem phụ lục 3.5 tr.171) [102,tr.2-
3]. Những nội dung trên cho thấy Mỹ - Diệm rất chặt chẽ và chi tiết trong kế hoạch
thiết lập công sự phòng thủ.
- Công đoạn thứ ba là tổ chức các lực lượng chống Cộng trong ấp chiến lược
Để làm điều này Mỹ - Diệm cho thành lập “Ban chỉ huy thống nhất chống Cộng”
ở đơn vị ấp, vùng, liên xã, huyện.
Ban chỉ huy thống nhất chống Cộng ở ấp chiến lược gồm trưởng và phó ấp, tổ
trưởng phong trào cách mạng quốc gia, các liên toán trưởng, các toán trưởng thanh
niên, thanh nữ cộng hòa hay thanh niên bảo vệ hương thôn; hiệp hội nông dân, liên
đới phụ nữ xã, cán bộ thông tin - y tế trong ấp.
Lực lượng chống cộng trong ấp chiến lược gồm có: lực lượng của các toán thanh
niên, thanh nữ cộng hòa hay thanh niên bảo vệ hương thôn, biến họ thành lực lượng
vũ trang, tổ chức họ thành từng tiểu đội, trung đội, hay đại đội theo số lượng có thể
có, lập thành đơn vị chiến đấu trong ấp chiến lược, ngoài lực lượng dân vệ tập trung
của liên xã có thể tăng cường thêm ở những ấp quan hệ hoặc lúc tác chiến. Ngoài ra
chúng còn tổ chức đội trinh sát giao liên nhân dân, lập trạm y tế và cứu thương, Ban
thông tin và tác động tinh thần, Ban tiếp tế cho đội chiến đấu lúc tập trung.
Các cán bộ chỉ huy luôn có mật hiệu để giữ liên lạc thường xuyên với các đội
viên, theo dõi tình hình sẵn sàng chiến đấu.
Những lực lượng tham gia chiến đấu trong ấp chiến lược đều là lực lượng bán vũ
trang, lúc thường tham gia sản xuất phát triển kinh tế sinh hoạt với gia đình, khi có
51
báo động tập trung chiến đấu theo sự phân công sẵn, thường xuyên luân phiên nhau
tổ chức canh gác và báo động [102, tr.1].
Về nhiệm vụ của ban chỉ huy thống nhất chống Cộng trong ấp chiến lược được
chúng quy định chặt chẽ lúc bình thường và lúc chiến đấu:
Lúc bình thường:
+Có kế hoạch cụ thể thích hợp với sự sinh sống bình thường của nhân dân ở
nông thôn vừa đảm bảo cho việc sắp xếp tổ chức huấn luyện đội vũ trang tự vệ vừa
không làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của nhân dân, thường xuyên nâng cao
đời sống của họ đồng thời có vật phẩm dồi dào cung cấp cho thị trường nhà nước làm
cho toàn dân ngày càng giàu có thêm, chống lại đói nghèo là mầm tốt cho hoạt động
của đối phương.
+Có kế hoạch thường xuyên tăng cường, chỉnh đốn công sự phòng ngự, kiểm tra
sự bố phòng trong ấp, thường xuyên có dự án tấn công mỗi khi đối phương đến ấp.
+Dựa vào nếp làm ăn hàng ngày của nhân dân ở ngoài đồng ruộng xa ấp, hay làm
nghề rừng của họ, hoặc các thanh niên chăn sút vật ở ngoại vi ấp mà tổ chức lưới
trinh sát nhân dân bám và phát hiện đối phương đến ấp từ sáng đến tối, kết hợp với
hoạt động của chòi quan sát cao ở trong ấp vào ban ngày.
+Ban đêm bố trí những trạm gác lưu động ở những hướng màdddoois phương có
thể đột nhập vào ấp, kết hợp với lực lượng dân vệ của xã tuần tiểu, trường hợp có
động thì trở ngay về ấp báo cáo hoặc dùng các tính hiệu báo động cho ấp biết để
chuẩn bị chiến đấu.
+Có kế hoạch quy định ám hiệu, tín hiệu báo động, thu hồi báo động bắt đầu từ
lúc phát hiện được đối phương, để báo động tổ chức chiến đấu trong ấp và liên hệ
thông tin cho các liên ấp hoặc vùng, liên xã, huyện biết để có kế hoạch chuẩn bị tác
chiến phối hợp.
+Có kế hoạch bảo vệ tài sản sinh mạng cho nhân dân lúc bình thường đề phòng
lúc có đối phương đột nhập.
+Có kế hoạch bảo quản vũ khí, lương thực cho lực lượng vũ trang trong ấp lúc
bình thường và có đủ sử dụng lúc tập trung chiến đấu.
52
Thường xuyên tổ chức giáo dục về đường lối chính sách của chính phủ Việt Nam
Cộng Hoà nhằm nâng cao sự giác ngộ, quyết tâm bảo vệ chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Lúc chiến đấu: Nhiệm vụ của ban chấp hành chống Cộng là
+ Lúc phát hiện được đối phương lập tức báo động cho nhân dân trong ấp và các
liên ấp chiến lược, báo truyền tin với nhau trong khắp các vùng.
+ Tập trung lực lượng vũ trang, bố trí theo kế hoạch đã định, giữ vững liên hệ với
các đơn vị bạn và cấp trên, đồng thời có kiểm tra nhân dân cất giấu, bảo vệ tài sản,
sút vật, đảm bảo khỏi bị thiệt hại lúc xảy ra chiến đấu.
+ Trực tiếp chỉ huy chiến đấu lúc Cộng sản đến và xử trí vận dụng lực lượng linh
hoạt trong quá trình chiến đấu.
+ Nhanh chóng ổn định lại sinh hoạt bình thường của nhân dân, sắp xếp lại đội
ngũ vũ trang, sửa sang lại công sự phòng ngự bị hư hỏng và tiếp tục chuẩn bị thường
xuyên kế hoạch tấn công Cộng sản [102, tr.2-4].
Tổ chức trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân chống Cộng
Là một lực lượng bán vũ trang chiến đấu tự vệ trong ấp có sự phối hợp với lực
lượng vũ trang tập trung dân vệ, bảo an, lực lượng cơ động của quân đội Cộng hòa.
Nên không trang bị nặng mà trong điều kiện vũ khí dồi dào có thể cấp.Chủ yếu là
mìn, lựu đạn, dao găm, bàn chông đủ cho mọi đội viên chiến đấu và đủ bố phòng
trong ấp theo địa thế cần thiết.Một số súng trường, tiểu liên tùy theo sự quan hệ vị trí
chiến lược của ấp, khả năng của Ban chỉ huy chiến đấu chống Cộng có thể bảo quản
sử dụng được nó.Giây, gậy, đuốc, mỏ, chông cho mỗi người, từng gia đình [102,
tr.4].
Tổ chức các bộ phận phục vụ cho chiến đấu như: thông tin, y tế cứu thương, phụ
cấp áo quần lương thực
Tổ chức chòi, loa thông tin trong từng ấp, đảm bảo việc phát hành báo chí, bài
thông tin đến tận ấp, lập trạm đọc sách báo, tổ chức tuyên dương, khen thưởng, kỉ
luật. Động viên nhân dân thi đua chiến đấu, sản xuất, lập trạm y tế cho thuốc, có kế
hoạch vệ sinh phòng bệnh cho nhân dân, giữ gìn thôn xóm sạch sẽ, có nhân viên cấp
cứu lúc bình thường và lúc chiến đấu, tổ chức đội tải thương, chú ý đến việc phòng
bệnh cho súc vật để đảm bảo sản xuất và lương thực.Tổ chức đội nấu ăn luân phiên,
53
dựa vào hội liên hiệp xã, phục vụ cho lực lượng vũ trang trong những lúc tập trung
làm nhiệm vụ [102, tr.5].
Tổ chức chỉ huy chiến đấu trong ấp chiến lược trong cả quá trình chiến đấu với
Cộng sản đột nhập
+ Chuẩn bị chiến đấu:Căn cứ vào tin tức lưới trinh sát nhân dân, hoặc tổ trinh sát
đặc biệt, đài quan sát trong ấp ban ngày, hoặc tin tức của các trạm canh lưu động tiên
tiến của ấp ban đêm, tin tức của các ấp liên hệ mà có kế hoạch báo động từng đợt cho
các đội vũ trang tập trung, phân tán bố trí ở vị trí chuẩn bị chiến đấu của mình theo kế
hoạch đã định. Đồng thời, thúc đẩy kiểm tra nhân dân cất giấu giữ gìn tài sản, súc vật.
Tổ chức theo dõi bám sát sự xuất hiện và đột nhập của đối phương để có kế hoạch
chuẩn bị đối phó, tác chiến đồng thời thường xuyên gửi liên lạc báo cáo tình hình với
cấp trên. Giữ liên lạc chặt chẽ với các liên ấp chiến lược, các đơn vị chủ lực tập trung
lưu động trong vùng để có kế hoạch phối hợp tác chiến trong các trường hợp đối
phương đột nhập bằng ít lực lượng cán bộ chính trị hoặc lực lượng vũ trang lớn [102,
tr.5].
+ Trong chiến đấu:“Căn cứ vào lực lượng Cộng sản tấn công đột nhập thôn
nhiều hay ít và hướng tiến công mà tập trung binh hỏa lực dồn vào hướng đó để
chiến đấu ngăn cản, tiêu diệt. Nếu có điều kiện cho lực lượng vũ trang theo các
đường hầm bí mật xuất kích ra khỏi làng để truy kích tiêu diệt lực lượng của Cộng
sản.
Căn cứ vào lực lượng mạnh yếu của Cộng sản và địa hình có lợi với lực lượng vũ
trang mạnh của ấp mà Ban chỉ huy thống nhất chống Cộng có kế hoạch dụ vào thôn
rồi bất ngờ tổ chức bao vây đánh úp.
“Trong trường hợp lực lượng vũ trang Cộng sản đột nhập đông, một mặt lực
lượng vũ trang dựa vào công sự phòng ngự của ấp chiến lược mà chiến đấu tiêu hao
cầm cự ở ngoại vi ấp giữ chân Cộng sản lại, bám sát để biết lực lượng vũ trang,
hướng tấn công của Cộng sản mà liên lạc báo với cấp trên có kế hoạch hợp đồng tác
chiến. Mặt khác, đợi viện binh của đơn vị bạn tiếp tục chiến đấu ở trung tâm ấp, tạo
điều kiện cho các đơn vị chủ lực vận động tiêu diệt Cộng sản ở ngoại vi.
54
Trong trường hợp lực lượng vũ trang Cộng sản lớn mạnh đột nhập vào ấp mà lực
lượng vũ trang bản thân của ấp chiến lược yếu thế chiến đấu, tấn công, phải tổ chức
bám Cộng sản tìm hiểu lực lượng của chúng, vừa tổ chức rút lui bảo toàn lực lượng
của mình theo đường hầm bí mật bố trí rút ra khỏi ấp theo hợp đồng tác chiến với
liên ấp bạn, hoặc rút vào hầm bí mật trú ẩn ngay trong ấp dấu lực lượng của mình,
đợi có lực lượng viện binh thì cùng hợp đồng tác chiến để nhanh chống làm tan rã và
tiêu diệt Cộng sản”[102, tr.6-7].
“Trong quá trình chiến đấu yêu cầu Ban chỉ huy thống nhất phải nắm vững lực
lượng của mình để tập trung hay phân tán sử dụng, chỉ huy cho thật linh hoạt. Đồng
thời, thường xuyên có kế hoạch tiếp tế cho lực lượng vũ trang và vận động nhân dân
động viên con em hăng hái chiến đấu chống Cộng để giữ gìn an ninh [102, tr.7].
+ Sau trận chiến đấu:“Khẩn trương củng cố lại đội ngũ của mình, tiến hành sửa
sang công sự phòng ngự đề phòng bị tấn công lại.
Giải quyết ngay việc cấp cứu cho thương binh và chôn cất tử sĩ nếu có.
Ổn định ngay tình hình sinh hoạt bình thường của nhân dân, đảm bảo việc tập
trung sản xuất, làm ăn của dân, tránh tình trạng hoang mang trong dân.
Tổ chức lại việc canh gác bố phòng trong ấp, chỉnh đốn xây dựng lại lực lượng vũ
trang, chính trị của mình như lúc bình” [102,tr.7].
- Công đoạn thứ tư là tổ chức hợp đồng bố phòng và tác chiến giữa liên ấp
chiến lược cùng các lực lượng vũ trang tập trung chủ lực cơ động trong từng
vùng.
+Lúc thường: “Ban chỉ huy thống nhất chống Cộng từng vùng có kế hoạch theo
dõi phát hiện Cộng sản, bám sát thông báo tình hình, báo động cho nhau để chuẩn bị
chiến đấu.
Chuẩn bị nhiều phương án tác chiến hợp đồng giữa các liên ấp chiến lược, các
đơn vị cơ động dân vệ, bảo an, quân đội Cộng hòa trong mọi tình huống Cộng sản có
thể xuất hiện tấn công vào thôn xóm.
Có kế hoạch phân chia phạm vi tuần tiểu bình định, phối hợp bổ trợ nhau trong
việc xây dựng lực lượng bán vũ trang ở nông thôn, xây dựng lực lượng chính trị, phát
triển sản xuất, chuẩn bị lực lượng cho lúc chiến đấu[102, tr.8].
55
+Trong chiến đấu
“Phải dưới sự chỉ huy của một Ban chỉ huy thống nhất từng vùng do chỉ huy một
đơn vị tập trung, chủ lực đứng đầu để chỉ huy, sử dụng điều động các thành phần lực
lượng trong vùng hợp đồng tác chiến với nhau theo các phương án đã định qua các
tình huống diễn tiến.
Tổ chức bám lực lượng Cộng sản, giữ vững liên lạc báo cáo tình hình với cấp trên
với đơn vị bạn để có kế hoạch cho trên chỉ huy hợp đồng tác chiến.
Trong trường hợp lực lượng Cộng sản tấn công lớn, Ban chỉ huy thống nhất từng
vùng phải yêu cầu chi viện của pháo binh hoặc phi cơ của cấp trên để hợp đồng tấn
công đẩy lui, tiêu diệt Cộng sản [102,tr.9].
- Cảnh giác an ninh tại các ấp chiến lược
Tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II chúng tôi tìm thấy tài liệuCảnh giác an ninh tại
các ấp chiến lược.Theo đó,Mỹ - Diệm rất lo lắng tình trạng dân chúng nhiều nơi tỏ ra
lơ là thiếu cảnh giác trong công tác bố phòng.Nhất là sau các vụ mùa, họ được rảnh
rang nên cờ bạc, rượu chè và nhiều tệ đoan khác.Bên cạnh đó, phần lớn là dân vệ, hội
đồng xã và một số quận trưởng cũng công khai làm gương xấu cho dân chúng, dẫn
đến“ở Đông Nam Phần, đã xảy ra vụ Cộng sản vào hạ sát một nhân viên hội đồng xã
và một sĩ quan cùng hai dân vệ bị mìn của Cộng sản cũng chính tại ấp chiến lược”
[24, tr.1].
Từ sự kiện trên, chúng cho rằng điều này sẽ rất tai hại, sẽ làm nhân dân mất sự tin
tưởng đối với chính sách ấp chiến lược. Nhất là khi Cộng sản đang nỗ lực phá ấp
chiến lược. Theo tài liệu của chúng báo cáo:“Cộng sản đã tổ chức Ủy ban ấp chiến
lược để nghiên cứu, phá ấp chiến lược rất tỉ mỉ về ba phương diện quân sự, binh vận,
tuyên truyền và tổ chức.
+Quân sự: Dùng lực lượng quân sự đánh ấp chiến lược.
+Binh vận: Nhắm vào các lực lượng vũ trang của ấp và các lực lượng tại địa
phương có nhiệm vụ tiếp viện ấp chiến lược.
+Tuyên truyền và tổ chức: Chỗ nào đã có cơ sở của Cộng sản, thì tăng cường
thêm, chỗ nào chưa có hoặc bị thanh lọc thì tìm cách cấy cán bộ vào đó” [24, tr.1-2].
56
Mỹ - Diệm còn nhận định “hình thức giải trí bằng bài bạc có lợi cho Cộng sản,
lợi dụng máu mê thua được của hội đồng xã, dân vệ, ban trị sự ấp, Cộng sản tổ chức
đưa cán bộ vào trong ấp chiến lược để tuyên truyền, tổ chức, làm binh vận, đặt cơ sở
nội tuyến cho các cuộc tấn công sau này” [102, tr.2].
Mỹ - Diệm nhấn mạnh:“Đối với cán bộ, việc đánh bạc còn tai hại hơn, vì nếu bị
thua, cán bộ dễ sinh ra tham lam, thối nát, làm phương hại cho quốc sách ấp chiến
lược, nhiều khi lại dễ bị Cộng sản mua chuộc” [24,tr.2].
Vì thế, chúng yêu cầu chấm dứt ngay tệ đoan trên, các quận trưởng phải luôn kiểm
tra các ấp chiến lược, kiểm soát mức độ cảnh giác nhất là trong những ngày chủ nhật
và ngày nghỉ lễ.Đồng thời, bài trừ tận gốc tứ đổ tường, còn có thể gây thêm quỹ cộng
đồng cho ấp chiến lược, cần tổ chức giải trí lành mạnh, chiếu phim, trình diễn văn
nghệ, thể dục thể thao, đua xe đạp, đua ghe..., treo thưởng khuyến khích tinh thần thi
đua, óc sáng tạo của dân chúng tham gia.Trong thời gian giải trí cũng phải luôn cảnh
giác, phân chia trách nhiệm an ninh rõ rệt tại ấp chiến lược để ta không lợi dụng đột
nhập vào ấp [24,tr.3].
Tóm lại, song song với hoạt động bố phòng, Mỹ - Diệm đã tiến hành áp dụng các
biện pháp chống Cộng trong ấp chiến lược.
2.2.3.4. Những biện phápchống Cộng trong ấp chiến lược
Biện pháp đầu tiên Mỹ - Diệm áp dụng để chống Cộng là:
- Du kích hóa nhân dân: Chúng tận dụng lực lượng nhân dân tại ấp chiến lược để
tham gia chống Cộng. Đầu tiên chúng phân loại nhân dân trong ấp thành các thành
phần thanh niên, tráng nữ, phụ nữ, bô lão, thiếu nhi, một cách cụ thể rõ ràng. Biến họ
thành lực lượng chống lại đột nhập của Cộng sản, trên cơ sở đó đưa ra những hình
thức hoạt động tình báo chìm, bảo trợ, tiếp tế, cứu thương. Cho nhân dân thảo luận,
quyết nghị cùng nhau thực hiện.
Nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân là cảnh giới, thông tin, báo động, chiến đấu, cứu
thương, thảo luận về kinh nghiệm chiến đấu, rút ra những ưu khuyết điểm sau mỗi
lần hoạt động để góp phần hoàn thiện tổ chức [3,tr.4].
- Hướng dẫn nhân dân chiến đấu thụ động
57
Chúng ra sức tuyên truyền để nhân dân tin tưởng sẽ chặt đứt đường xâm nhập và
diệt được ta,tuyên truyền bịa đặt những việc làm xấu của ta để nhân dân có thái độ
căm phẫn vàtin tưởng vào biện pháp chống Cộng chúng đưa ra, tin tưởng tác chiến sẽ
thắng lợi.Chúng hướng dẫn nhân dân cách chiến đấu thụ động như: ngụy trang hầm
bẫy, tổ chức lánh cư,kiểm soát khả nghi, giữ gìn trật tự.Cho nhân dân thực hiện hầm
bẫy và hoàn bị, tin tưởng việc đào hầm bẫy mục đích là để ngăn chặn ta phá rối.Cho
nhân dân nghiên cứu hầm bẫy và đưa ra những quy định cụ thể, nếu bẫy càng sắc bén
càng nói rõ lòng căm phẫn đối với Cộng sản, bẫy kém không những dân sẽ mất tài
sản, mà còn mắc tội tiếp tay cho Cộng sản.
Khi có báo động gài bẫy, mọi người gỡ hầm trước khi đi, không bịn rịn vì của cải,
nhà cửa, thi hành các chỉ thị của ấp, kiểm điểm, chôn dấu lương thực ngụy trang
lương thực, trợ giúp thanh niên có phận sự tác chiến.
Cuối cùng chúng khai thác thắng lợi bằng việc rút kinh nghiệm hầm bẫy để tinh vi
hóa, gây dư luận sôi nổi, gây phấn khởi, bịa đặt và khôi hài Cộng sản, đồng thời
tương trợ bù đắp thiệt hại, thăm viếng ủy lạc cho những gia đình bị thiệt hại[3,tr.5].
- Thanh niên chống du kích
Chúng lựa chọn những người xuất phát từ nhân dân trong ấp, hiểu rõ địa thế và
công sự ấp, hiểu rõ hoạt động của mọi người. Kêu gọi thanh niên tham gia vào hoạt
động chống du kích vì chống du kích, chống đối phương phá hoại chính là tự đảm
bảo quyền lợi thiết thực của nhân dân.
“Nhiệm vụ chung của thanh niên chống du kích là khi có giặc thì trở thành người
lính, lúc bình thường thành dân, không thoát ly gia đình.
Hình thức chiến đấu vô hình, ẩn hiện, tuyệt đối không lệ thuộc vào nguyên tắc
quân sự, với khẩu hiệu bắn sau lưng địch, giết địch khi chắc thắng, quấy rối và nghi
binh, gây hoang mang trong hàng ngũ địch, vũ khí bất ly thân, bảo tồn lực lượng” [3,
tr.7].
Chúng yêu cầu thanh niên chiến đấu phải có ý thức kỷ luật cao, phải biết tự giác
để tiến, thực hiện đoàn kết với nhau, tổ chức chiến đấu hữu hiệu tránh hình thức.
- Tổ chức tình báo và phản tình báo tại các ấp chiến lược
58
+Vấn đề tình báo: “Chúng cho rằng hiện nay Cộng sản đang tổ chức các cơ sở và
các cuộc tấn công nhằm tiêu diệt ấp chiến lược. Do đó, cần tìm biện pháp thích ứng
để chặn đứng âm mưu của đối phương. Tình báo là một trong những công tác quan
trọng hữu hiệu để tiêu diệt Cộng sản. Nó sẽ cung cấp thông tin, kịp thời chuẩn bị ứng
xử trước những tình huống sắp xảy ra” [106, tr.1].
+Vấn đề phản tình báo“được xem là vấn đề quan trọng như mọi vấn đề khác
trong công tác xây dựng ấp chiến lược, nhằm thực hiện phòng gian bảo mật, ngăn
chặn hoạt động tình báo, phá hoại và nội tuyến của Cộng sản.Với mục đích trên, vấn
đề phản tình báo được quan niệm là trách nhiệm của cấp bộ chỉ huy, cũng là công
tác của mọi người; đặc biệt là cấp bộ thi hành.Nhân dân đóng vai trò quan trọng
trong công tác phản tình báo dưới hai hình thức chủ động và thụ động [106, tr.1].
Chúng cho rằng công tác phản tình báo phải được kết hợp với chiến tranh tâm lý
và xã hội. Vì vậy chúng thiết lập sẵn kế hoạch tung tin nhảm, làm rối loạn hàng ngũ
của ta, đưa những đường lối phản tình báo có thể dùng cho các cơ quan phụ trách
thông tin để giáo dục nhân dân thi hành kế hoạch tung tin, khuếch trương chiến quả
hành quân trên phương diện phản tình báo.
Ngoài ra chúng còn tìm cách phát hiện “đường lối tuyên truyền dĩ tai của Cộng
sản trên mọi khía cạnh để phục vụ cho kế hoạch tung tin sau này, sưu tầm tin tức, quy
luật hoạt động của Cộng sản để kiện toàn sự hiểu biết về Cộng sản, phát động quần
chúng đề cao cảnh giác, đề cao vai trò của nhân dân mỗi khi phát giác Cộng sản
nằm vùng”[106, tr.4].
- Tổ chức phục kích ngoài ấp chiến lược
Ngoài việc tổ chức phòng thủ trong ấp chiến lược Mỹ - Diệm còn lưu ý, “trong
các khu vực đã lập được thế liên hoàn, các lực lượng vũ trang không những chú
trọng tới việc bảo vệ ấp, mà còn phải bảo vệ vùng lân cận. Theo đúng tinh thần của
sự chuyển hướng này, các ấp cần phải tổ chức phục kích ở ngoại vi, tỉa đánh Cộng
sản trước khi tấn công, chứ không chỉ tuần tiểu canh phòng trong nội vi ấp, chờ đối
phương tới mới đối phó. Đây là quan niệm phòng thủ chủ động” [103,tr.1].
Ngoài những biện pháp áp dụng trong hoạt động phòng thủ nêu trên, Mỹ - Diệm
còn đặt những cạm bẫy và phương tiện để phòng thủ tại các ấp chiến lược.
59
2.2.4. Những cạm bẫy và phương tiện áp dụng trong hoạt động phòng thủ tại các
ấp chiến lược
2.2.4.1. Những cạm bẫy sử dụng trong hoạt động phòng thủ tại các ấp chiến lược
Từ tập tài liệu Cạm bẫy có thể áp dụng tại các ấp chiến lược được lưu giữ tại
Trung tâm lưu trữ quốc gia II, chúng tôi thống kê có các bẫy, hầm sau đây được sử
dụng trong hoạt động phòng thủ ở các ấp chiến lược:
- Bẫy thò heolà bẫy có cần thò làm bằng một cây tre hay cây gỗ dài từ 4 đến 5
thước, gốc cần đường kính từ 6cm đến 8cm và ngọn cần từ 4cm đến 6cm. Đầu cần
thò được đục lỗ để đặt 5 hoặc 6 mũi tên đầu bọc sắc nhọn. Cần thò được uống cong,
gài vào một dàn cọc cố định độ cao 8cm, theo lối gài bẫy chim.
Một sợi dây bẫy được mắc gần sát mặt đất qua lối đi. Một đầu buộc vào vòng
sắt của then gài cần thò, một đầu được cột vào gốc cây hay cái cọc bên kia đường.
Khi binh sĩ đi qua không thấy, giẫm lên trên hoặc đá phải sợi dây. Sợi dây kéo
vòng sắt của then gài. Then gài không có gì giữ liền bật lên và thả cần thò ra. Cần thò
bắn những tên được đặt ở đầu đi xa chừng 10 đến 15m.
- Bẫy thò voi là bẫy được làm bằng một bàn chông bằng sắt, bên trên để đá treo
lên cành cây kín. Sợi dây được dòng xuống gốc cây gài vào một hệ thống gài theo lối
bẫy chim. Sợi dây bẫy được mắc một đầu vào hệ thống gài, một đầu cột vào gốc cây
hay cọc sát mặt đất. Khi giẫm phải, then gài của bẫy bật ra và bàn chông từ trên cây
rớt xuống.
- Bẫy kẹp là bẫy dùng để đặt lên miệng hầm chông.Bẫy kẹp được cấu tạo bằng
hai dàn chông chạy trên một khung bẫy. Hai đầu dàn chông được cột bằng hai sợi dây
cao su hay lò so. Bẫy được dương ra bằng một cây chống ngang ở giữa. Khi đi qua
không thấy, đạp lên cây chống ngang, cây t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_06_11_4169832127_8823_1871547.pdf