Luận văn Hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh:Thực trạng và giải pháp

MMUỤCCC LLUỤCCC

Trang

Lời cảm ơn.1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài .2

2 Mục đích nghiên cứu .4

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .5

3.1. Khách thể nghiên cứu .5

3.2. Đối tượng nghiên cứu .5

4. Giả thuyết khoa học.5

5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.5

6. Phương pháp nghiên cứu .6

6.1. Phương pháp luận nghiên cứu .6

6.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.6

7. Giới hạn của đề tài.6

8. Cấu trúc luận văn .6

CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Đạo đức và giáo dục đạo đức .7

1.1.1. Đạo đức.7

a. Khái niệm đạo đức.7

b. Tính quy luật của đạo đức.8

c. Tính chất của đạo đức .9

d. Vai trò của đạo đức .10

e. Ý thức đạo đức.12

f. Giá trị đạo đức .13

1.1.2. Đạo đức công dân và giáo dục đạo đức công dân

cho sinh viên .14

a. Đạo đức công dân là đạo đức làm người.14

b. Giáo dục đạo đức công dân cho sinh viên.14

1.1.3. Đạo đức nghề nghiệp.16

a. Nghề nghiệp . .16b. Đạo đức nghề nghiệp là những phẩm chất đạo đức đáp ứng

với yêu cầu của nghề nghiệp, là thái độ phục vụ và lương tâm

của người lao động trong hoạt động nghề nghiệp. .17

c. Đạo đức nghề nghiệp công nghiệp thực phẩm (CNTP).18

d. Vai trò của giáo dục đạo đức nghề CNTP cho sinh viên trong

quá trình đào tạo .18

1.2. Quản lý trường học và quản lý giáo dục đạo đức trong trường học .20

1.2.1. Quản lý.20

1.2.2. Quản lý giáo dục.21

a. Khái niệm .21

b. Chức năng quản lý giáo dục.22

c. Nguyên tắc quản lý giáo dục.24

d. Phương pháp quản lý giáo dục .27

1.2.3. Quản lý đơn vị trường học và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

trong trường học.29

a. Quản lý trường học .29

b. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho sinh viên trong nhà

trường.31

b. Hoạt động quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường.33

Kết luận chương 1 .39

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ GIÁO DỤC

ĐẠO ĐỨC VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG

CNTP TP.HCM

2.1. Vài nét về trường Cao đẳng CNTP TP.HCM .40

2.2. Thực trạng họat động quản lí công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp

cho sinh viên tại trường CĐCNTP TP.HCM.41

2.2.1. Vài nét về mẫu khảo sát.41

2.2.2. Thực trạng họat động giáo dục đạo đức và đạo đức nghề

cho sinh viên trường CĐCNTP Tp. HCM.42

a. Động cơ chọn chuyên ngành CNTP của sinh viên .42

b. Tâm trạng của sinh viên khoa CNTP đối với nghề

đã chọn học.45

c. Hình thành và phát triển đạo đức nghề qua các dạng hoạt

động của SV .46d. Giáo dục đạo đức nghề qua nội dung chương trình

đào tạo.47

e. Giáo dục đạo đức nghề thông qua các hoạt động

ngoại khóa.52

g. Hình thành đạo đức nghề qua giao tiếp với sinh viên học

cùng khoa.54

h. Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức

nghề của sinh viên.54

2.2.3. Thực trạng họat động quản lí giáo dục đạo đức tại trường

CĐCNTP Tp.HCM .64

a. Những hoạt động quản lí giáo dục đạo đức cho sinh viên

của trường CĐCNTP Tp.HCM.64

b. Những hạn chế trong họat động quản lí giáo dục đạo đức

nghề nghiệp cho sinh viên.64

Kết luận chương 2 .66

CHƯƠNG 3 - HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM

3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất các giải pháp .67

3.1.1. Yêu cầu về nguồn nhân lực trong công cuộc CNH - HĐH

đất nước.67

3.1.2. Cơ sở pháp lý .68

3.1.3. Cơ sở thực tiễn.69

3.2. Các giải pháp .70

3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chủ thể quản lí vấn đề

GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên trong quá trình đào tạo của nhà

trường.70

3.2.2. Thực hiện giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong hoạt

động dạy học ở trên lớp.72

3.2.3. Thực hiện giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong hoạt

động thực tế, thực hành nghề tổng hợp .78

3.2.4. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong họat động

ngoại khoá, họat động xã hội .81

3.2.5. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động học tập

và sinh hoạt ở ký túc xá sinh viên .883.2.6. Nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội trong vấn đề

giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. .89

3.3. Thử nghiệm sư phạm .90

3.3.1. Giới thiệu quá trình thử nghiệm.91

3.3.2. Phân tích kết quả thử nghiệm .93

a. Kỉ luật lao động.93

b. Tinh thần, trách nhiệm trong lao động.93

Kết luận chương 3 .96

KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Kết luận .97

Ý kiến đề xuất .98

Bảng chữ viết tắt trong luận văn .100

Tài liệu tham khảo .101

A. Các văn bản và báo cáo của Lãnh đạo và QLGD .101

B. Các sách báo và tài liệu khoa học.103

Phiếu trưng cầu ý kiến.107

Kính gởi: Anh (Chị) sinh viên.107

Phiếu trưng cầu ý kiến.112

Kính gửi: Thầy, Cô Giảng viên khoa.112

Hình minh họa cho Chương 2 .

 

pdf121 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh:Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õ hội; đó là yêu cầu cấp bách về đội ngũ công nhân lành nghề. Động cơ học nghề chưa rõ ràng, chưa đúng đắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng của người đang theo học nghề ấy (như lo lắng, không yên tâm, không toàn tâm, toàn ý vào việc học nghề mà thường “đứng núi này, trong núi nọ”). b. Tâm trạng của sinh viên khoa CNTP đối với nghề đã chọn học Khảo sát mức độ yên tâm với nghề mà sinh viên đang theo học, chúng tôi dùng câu hỏi: “Anh, chị đã yên tâm với nghề mà mình đã chọn và đang được đào tạo chưa?”, với bốn mức độ (rất yên tâm =1, không yên tâm = 4). Kết quả khảo sát cho biết sinh viên học ở khoa CNTP xác nhận họ chưa thật yên tâm với nghề mình đã chọn (TB = 2.46). Việc sinh viên chưa thật yên tâm với nghề đã chọn do ngay từ đầu, các sinh viên này còn mơ hồ về nghề mình học, có thể do trong quá trình học ở nhà trường, sinh viên có thêm những thông tin về giá trị của nghề, về yêu cầu của nghề cao hơn so với khả năng mình có nên họ thường không thành công trong học tập và điều này đã làm giảm hứng thú ban đầu đối với nghề và sẽ làm giảm tính tự giác, tích cực, nỗ lực khi tham gia các hoạt động giáo dục thuộc chương trình đào tạo của nhà trường để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng liên quan đến nghề và hình thành các giá trị đạo đức nghề trong các hoạt động ấy. 45 c. Hình thành và phát triển đạo đức nghề qua các dạng hoạt động của SV Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi đưa ra nhiều dạng hoạt động (chính khoá và ngoại khoá), trong trường và ngoài trường có tác dụng hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp ở sinh viên, kết quả khảo sát ở bảng 2.2. Bảng 2.2 Ảnh hưởng của các hoạt động đến sự hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp của sinh viên khoa CNTP STT Các hoạt động Mức độ (TB) Hạng 1 Các môn học trong chương trình đào tạo 2.52 1 2 Các sinh hoạt ngoại khoá 4.34 4 3 Các hoạt động thực tập nghề 2.53 1 4 Các sinh hoạt đoàn thể 4.64 5 5 Tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng 3.79 2 6 Giao tiếp với các người khác trong xã hội 3.87 2 7 Sinh hoạt ở gia đình 4.12 3 Xác nhận của sinh viên trong mẫu khảo sát về tác dụng hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp ở họ thông qua các hoạt động được xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít như sau: 1. Các môn học trong chương trình đào tạo của nhà trường và các hoạt động thực tập nghề được sinh viên xác nhận có tác dụng tương đối nhiều (2.52 và 2.53) đến việc hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp ở họ, xếp thứ nhất. 2. Tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng và giao tiếp với những người khác trong xã hội được sinh viên nhận thấy có tác 46 dụng hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp ở họ, nhưng chỉ ở mức bình thường (3.79 và 3.87), xếp thứ hai. 3. Sinh hoạt ở gia đình cũng được sinh viên xác nhận có tác dụng hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp, nhưng chỉ ở mức ít (4.12), xếp thứ ba. 4. Các hoạt động ngoại khóa cũng có tác dụng hình thành đạo đức nghề cho sinh viên ở mức ít (4.34), xếp thứ tư. 5. Các sinh hoạt đoàn thể có tác dụng rất ít (4.46) đến việc hình thành đạo đức nghề được sinh viên, xếp thứ năm. Nhìn chung, đạo đức nghề nghiệp của sinh viên được hình thành và phát triển trong nhiều họat động khác nhau (học tập, sinh hoạt đoàn thể) mà sinh viên tham gia và chịu tác động của nhiều lực lượng khác nhau (gia đình, nhà trường, xã hội). Tuy nhiên, chương trình đào tạo chính khoá của nhà trường vẫn được sinh viên xác nhận có tác dụng nhiều hơn so với các dạng hoạt động khác trong việc hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Chương trình đào tạo nghề gồm các môn học (nhóm môn khoa học cơ sở, nhóm môn khoa học cơ sở của chuyên ngành và nhóm môn khoa học chuyên ngành), các hoạt động thực hành nghề (tham quan, thực tế, thực tập nghề cuối khoá). Vậy ảnh hưởng của từng nội dung trong chương trình đào tạo đến sự hình thành và phát triển đạo đức nghề của sinh viên như thế nào? Để từ đó chủ thể quản lí có những can thiệp hiệu quả. d. Giáo dục đạo đức nghề qua nội dung chương trình đào tạo Nội dung chương trình của các trường đào tạo nghề từ thấp đến cao bao gồm ba nhóm môn khoa học, đó là nhóm các môn khoa học cơ bản, nhóm các môn khoa học cơ sở và nhóm các môn khoa học chuyên ngành. Mỗi môn khoa học trong chương trình có vai trò, vị trí khác nhau, nhưng đều 47 hướng đến thực hiện ba nhiệm vụ dạy học, đó là trang bị tri thức, kĩ năng của một nghề nhất định, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hoạt động và hình thành thế giới quan khoa học, các giá trị đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Sinh viên xác nhận tác dụng hình thành và phát triển đạo đức nghề qua hoạt động dạy học các môn khoa học thuộc chương trình đào tạo ở bảng 2.3. Bảng 2.3. Tác dụng hình thành và phát triển đạo đức nghề trong từng môn học thuộc chương trình đào tạo Nhóm stt Môn học TB (môn) TB (nhóm) 1 Toán, Lí, Anh văn, Tin học 2.29 Khoa 2 Giáo dục quốc phòng 2.33 học 3 Giáo dục thể chất 2.31 2.60 cơ 4 Triết học, PP nghiên cứu khoa học, Kinh tế chính trị 2.69 bản 5 Chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử đẳng, Tư tưởng Hồ Chí Minh 2.79 6 Luật đại cương, Nghị định VSATTP 3.21 Khoa 7 Hóa phân tích, hóa đại cương, Hóa lí – Hóa keo, Hóa sinh, Hóa vi sinh 3.19 học 8 KT phòng thí nghiệm, PP phân tích hóa lí hiện đại 3.16 2.87 cơ sở 9 Các quá trình cơ, điện, tự động hóa 2.26 10 Các cơ sở thiết kế nhà máy, các thiết bị SXTP, an tòan lao động 3.05 11 Các quá trình công nghệ chế biến thực phẩm 3.34 12 Nguyên liệu thực phẩm, cảm quan thực phẩm, 3.52 48 Nhóm stt Môn học TB (môn) TB (nhóm) kiểm tra chất lượng lương thực, thực phẩm Khoa 13 Các chuyên đề: Dinh dưỡng và VSATTP; Hệ thống phân tích 3.62 học 14 Công nghệ sản xuất dường bánh kẹo 3.08 chuyên 15 CNSX bia – rượu – dầu TV 3.08 3.22 ngành 16 CNSX sữa – phomai – yaourt, bơ 3.21 17 CNSX trà, cà phê, hạt điều 3.10 18 CNSX rau – củ – quả 3.13 19 CNSX lương thực – ngũ cốc 3.13 20 CNSX thịt – cá-nước mắm 3.17 Thực 21 Thực hành tại phòng thí nghiệm, xưởng chế biến thực phẩm 3.52 hành 22 Thực tập tốt nghiệp tại các nhà máy chế biến thực phẩm 3.60 3.49 nghề 23 Báo cáo thực tập tốt nghiệp (từng giai đọan, quá trình) 3.36 1. Nhóm các môn khoa học cơ bản được sinh viên nhận thấy có tác dụng hình thành và phát triển đạo đức nghề ở mức tương đối nhiều (2.60), xếp thứ nhất. Các môn Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng và môn Phương pháp nghiên cứu khoa học có tác dụng ở mức thấp hơn (2.69 và 2.76). Riêng môn Luật đại cương, Nghị định VSATTP có tác dụng ít hơn cả (3.23). 2. Nhóm các môn khoa học cơ sở được sinh viên xác nhận có tác dụng hình thành và phát triển đạo đức nghề ở mức trung bình (2.86), trong đó môn 49 “Các quá trình cơ, điện, tự động hoá có tác dụng nhiều (ở mức 2.26), xếp thứ hai. 3. Các nhóm môn chuyên ngành có tác dụng hình thành và phát triển đạo đức nghề cho sinh viên ở mức trung bình (3.22), xếp thứ ba. 4. Các hoạt động thực hành nghề theo các mức độ được sinh viên xác nhận có tác dụng ở mức ít (3.49) đến việc hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp, xếp thứ tư. Kết quả khảo sát trên cho phép chúng tôi có các nhận xét sau: - Khi đi vào từng môn học, từng hoạt động thực hành nghề cụ thể trong chương trình đào tạo, mức độ xác nhận về tác dụng hình thành và phát triển đạo đức nghề qua từng môn học, từng hoạt động thực hành nghề thấp hơn so với mức độ xác nhận tác dụng giáo dục đạo đức nghề nhìn từ góc độ bao quát chung cho cả chương trình, cả mảng thực hành nghề. - Hoạt động dạy học các môn học trong chương trình đào tạo chưa thực hiệân tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức nghề so với việc thực hiện nhiệm vụ “dạy nghề và phát triển tư duy nghề nghiệp”. - Tác dụng giáo dục đạo đức nghề nghiệp từ các môn học giảm dần theo trình độ đào tạo, mà đáng lí ra phải ngược lại, bởi vì các kiến thức, kĩ năng liên quan đến nghề được chuyển giao ở các môn học chuyên ngành và chúng được vận dụng trong các hoạt động thực hành nghề cuối khoá làm cho các kiến thức, kĩ năng nghề đã lĩnh hội trở nên có ý nghĩa trong nghề nghiệp tương lai; không những thế, trong hoạt động thực hành nghề tổng hợp cuối khoá, sinh viên được vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học từ nhà trường vào hoạt động nghề nghiệp thật sự cùng với những người lao động trong cùng ngành nghề ấy. Trong môi trường thực hành nghề như vậy, các kiến thức, kĩ năng nghề được kiểm nghiệm trong thực tiễn nghề nghiệp trở nên vững chắc 50 hơn, sinh động hơn và có giá trị thực tiễn. Các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp được hình thành ở sinh viên thông qua chính quá trình hành nghề cùng với những người lao động Cần phải chú ý hơn nữa tác dụng giáo dục trong nội dung, phương pháp, hình thức dạy học các môn học, nhất là các môn chuyên ngành trong chương trình đào tạo; cần bàn bạc, phối hợp với các bộ phận quản lí, các cơ sở sản xuất – nơi sinh viên đến thực hành nghề về nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức các hoạt động thực hành nghề để góp phần đào tạo người lao động vừa có tài và vừa có đức. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 1 2 3 4 Series1 Biểu đồ 2.1. Tác dụng giáo dục đạo đức nghề cho sinh viên qua các môn học Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên không chỉ được tiến hành trong hoạt động dạy học - con đường cơ bản và quan trọng để tiến hành giáo dục toàn diện cho sinh viên. Hoạt động ngoại khóa cũng được coi là một con đường giáo dục đạo đức nghề cho sinh viên. Ý kiến của sinh viên về tác dụng hình thành và phát triển đạo đức nghề ở hình thức hoạt động này như thế nào? e. Giáo dục đạo đức nghề thông qua các hoạt động ngoại khóa Bảng 2.4. Tác dụng giáo dục đạo đức nghề qua hoạt động ngoại khóa STT Các hình thức Tác dụng 51 1 Toạ đàm với công nhân về đạo đức người lao động trong giai đoạn hiện nay 3.05 2 Tổ chức các câu lạc bộ về nghề và đạo đức nghề (CNTP) 3.12 3 Các hoạt động tuyên truyền về nghề và đạo đức nghề (CNTP) 3.05 4 Tổ chức các hội thi tìm hiểu về nghề và đạo đức nghề trong sinh viên 3.09 5 Tham quan các cơ sở sản xuất thành đạt, giao lưu với công nhân tiên tiến 3.12 6 Đưa nội dung về đạo đức nghề nghiệp vào từng môn học và cho kiểm tra cuối khoá 2.91 7 Tổ chức các chuyên đề về nghề chế biến thực phẩm 3.39 Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho biết tác dụng giáo dục đạo đức nghề cho sinh viên qua các hoạt động ngoại khóa được sinh viên xác nhận ở mức ít (3.12), trong đó hình thức “đưa nội dung đạo đức về nghề nghiệp vào từng môn học và cho kiểm tra cuối khóa” được sinh viên xác nhận có tác dụng nhiều hơn các hình thức ngoại khóa khác (2.92). Kết quả khảo sát phản ánh: 1/ Hoạt động ngoại khóa chưa được tổ chức thường xuyên, hệ thống và chưa đảm bảo các mục đích giáo dục. 2/ Nội dung các hoạt động ngoại khoá do trường tổ chức chưa chú ý đến giáo dục đạo đức nghề mà chỉ chú ý đến kiến thức, kĩ năng nghề cho sinh viên. 3/ Hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa chưa sinh động, chưa hấp dẫn nên chưa lôi cuốn sinh viên tham gia một cách tự giác, tích cực từ 52 đó họ chưa nhận thấy các giá trị giáo dục của hoạt động ngoại khóa, nhất là giáo dục đạo đức nghề. 4/ Sinh viên nhận thức về vị trí, giá trị của hoạt động ngoại khóa chưa đúng, chưa đầy đủ nên chưa tự giác học tập và rèn luyện trong các hoạt động ngoại khoá do trường tổ chức. Với họ, nội dung nào có qui định trong chương trình chính khoá, được thực hiện dưới sự tổ chức, kiểm tra, đánh giá của giáo viên thì học, và kết quả học tập, rèn luyện phải cóù ý nghĩa trong đánh giá đào tạo. Trong khi đó, việc hình thành các giá trị đạo đức nghề nghiệp phải do chính sinh viên tự giác, tích cực lĩnh hội trong tất cả các dạng hoạt động giáo dục chính khoá và ngoại khoá, diễn ra trong trường và ngoài nhà trường rồi tự chuyển hoá thành giá trị đạo đức của cá nhân. 2.6 2.7 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4 1 2 3 4 5 6 7 Series1 Biểu đồ 2.2 Tác dụng giáo dục đạo đức nghề cho sinh viên qua hoạt động ngoại khóa g. Hình thành đạo đức nghề qua giao tiếp với sinh viên học cùng khoa Hầu hết thời gian trong ngày, sinh viên trường CĐCNTP tham gia học tập và rèn luyện ở nhà trường, sự trao đổi, trò chuyển và hoạt động chung 53 giữa các sinh viên trong cùng khoa có tác dụng tích cực đến việc hình thành và phát triển đạo đức nghề cho sinh viên. Chúng tôi dùng câu hỏi mở để tìm hiểu ý kiến của sinh viên về vấn đề này. Kết quả thăm dò cho biết: (75%) sinh viên được hỏi đều cho rằng các sinh hoạt chung với sinh viên các lớp trên (sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt chuyên đề, và các sinh hoạt khác) được coi là một con đường rèn luyện đạo đức nghề cho sinh viên mới vào trường. Mặc dầu vậy, sinh viên không coi đây là con đường cơ bản, quan trọng mà cái chính là ở sự nhận thức của mỗõi cá nhân về nghề mình đã chọn cùng với sự định hướng của thầy cô giáo trong nhà trường và các giá trị đạo đức trong nội dung các môn học chính là tiêu chuẩn, thước đo của việc rèn luyện đạo đức nghề của sinh viên. h. Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề của sinh viên Khi được hỏi: “Anh / chị có đề xuất gì với nhà trường về nội dung, biện pháp và điều kiện nâng cao hiệu 1ủa giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên?”. Kết quả thu được như sau: 39.83% ý kiến sinh viên được hỏi đề xuất cần gia tăng các họat động ngọai khóa, ví dụ như tổ chức tọa đàm, giao lưu với các công nhân giỏi, thăm quan các nhà máy có công nghệ tiên tiến, được nghe báo cáo các chuyên đề về CNTP, đi thực tế nghề nghiệp sớm và thường xuyên ở nhà máy, xí nghiệp Về kiến nghị này, sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ hai quan tâm nhiều hơn sinh viên năm thứ ba (55.55% và 58.44% so với 5.5%). Có thể sinh viên năm thứ ba đã được tham gia các họat động ngọai khóa trên nên với họ chúng không còn là vấn đề bức xúc. Cũng có thể do họ đã được 54 tham gia và đã nhận thấy hiệu quả giáo dục đạo đức của các dạng họat động này không được là bao nên họ không quan tâm đề xuất. 32.03% sinh viên đề nghị đưa nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp thành một môn riêng trong chương trình đào tạo nghề cho sinh viên. Trong số này, kiến nghị của sinh viên năm thứ hai cao hơn hẳn kiến nghị của năm thứ nhất và năm thứ ba (42.6% so với 25.97% và 27.54%). 55.61% ý kiến trong mẫu khảo sát kiến nghị tăng cường các họat động xã hội như “mùa hè xanh”, “lao động hè ở các nhà máy, xí nghiệp”, “Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phòng thí nghiệm, phòng thực hành, sách và tài liệu tham khảo” Về kiến nghị này, ý kiến của sinh viên năm thứ ba (73%) nhiều hơn hẳn ý kiến của sinh viên năm thứ hai (45.37%) và ý kiến của sinh viên năm thứ nhất (47.56%) về các dạng hoạt động này. * So sánh giữa ba nhóm sinh viên có trình độ đào tạo khác nhau trong khoa CNTP về họat động giáo dục đạo đức và đạo đức nghề nghiệp Phân tích kết quả khảo sát ở câu 3, chúng tôi nhận thấy, “Các môn học trong chương trình đào tạo” và “Các họat động thực tậäp nghề nghiệp” được sinh viên khoa CNTP xác nhận có ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp ở họ. Phải chăng các môn học, các họat động thực tập nghề trong chương trình đào tạo chính khóa đã có tác dụng thực sự đến việc hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Điều đó có nghĩa là, chương trình đào tạo của khoa CNTP không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ dạy nghề (trang bị cho sinh viên những tri thức, kĩ năng liên quan đến nghề nghiệp) mà còn thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người lao động tương lai và điều đó cũng có nghĩa là đạo đức nghề nghiệp được hình thành ở sinh viên tỉ lệ thuận với trình độ được đào tạo ở sinh viên học tại khoa CNTP? 55 Chúng tôi tiến hành kiểm định sự khác biệt về nhận thức nghề nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển đạo đức nghề giữa ba khối sinh viên: sinh viên năm thứ nhất (I), sinh viên năm thứ hai (II) và sinh viên năm thứ ba (III) của khoa CNTP, kết quả kiểm định như sau: Bảng 2.5. So sánh động cơ chọn nghề của sinh viên giữa ba khối Khối Câu Khối I Khối II Khối III P 1.1 0.36 0.53* .005 1.2 0.36* 0.23 .026 1.4 0.40* 0.31 0.11 .000 và .005 1.6 0.46* 0.31 0.20 .013 và .000 1.7 0.36* 0.19 0.19 .003 và .010 TB câu 1 0.29 0.25 0.18 .006 Kết quả kiểm định ở bảng 2.5 cho thấy có sự khác biệt về động cơ chọn học chuyên ngành CNTP giữa sinh viên học năm thứ nhất với sinh viên học năm thứ hai và năm thứ ba (TB. I= 0.29, TB. II = .025, TB. III = 0.18, P = .006 < α, xác nhận có sự khác biệt). Cụ thể như sau: Hầu như sinh viên năm thứ I chọn chuyên ngành CNTP với các lí do như “Dễ xin việc làm trong xã hội”, “Phù hợp với sức khỏe và kinh nghiệm sống”, “Có ứng dụng các kiến thức khoa học và kĩ thuật”, và “Có thu nhập chất nhận và ổn định” cao hơn sinh viên năm thứ II và sinh viên năm thứ III. Điều này được giải thích như sau: - Sinh viên năm thứ I khi chọn chuyên ngành CNTP mang tính chủ quan, mơ hồ với nghề mình sẽ đảm nhận trong tương lai. Họ nghĩ rằng nghề chế biến thực phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người trong xã 56 hội nên dễ xin việc làm, có việc làm ổn định, lâu dài và có thu nhập ổn định. Không những thế, “công nghiệp thực phẩm” nên chắc rằng có ứng dụng các kiến thức khoa học kĩ thuật cao. - Nhưng trên thực tế, quá trình học tập tại khoa CNTP, qua nội dung các môn học, các họat động thực hành và thực tập nghề đã làm cho sinh viên năm thứ III nhận thấy nghề mình chọn ít “phù hợp với sức khỏe và kinh nghiệm sống”, ít “có ứng dụng các kiến thức khoa học, kĩ thuật cao” và “có thu nhập không cao, không ổn định” như họ đã từng nghĩ lúc chọn học chuyên ngành này. Động cơ học chuyên ngành CNTP của sinh viên thay đổi theo chiều hướng giảm dần trong quá trình học nghề sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng của sinh viên đối với nghề mình đã chọn và đang theo học. Kết quả kiểm định cho thấy sinh viên năm thứ I và năm thứ II yên tâm với nghề mình đã chọn và đang được đào tạo hơn sinh viên năm thứ III (TB. III = 2.04 so với TB. II =2.55, TB.I =2.59, P = .000 < α, xác nhận có sự khác biệt). Nguyên nhân của sự thay đổi thái độ và tâm trạng đối với nghề đã chọn và đang được đào tạo của sinh viên khoa CNTP không phải do chương trình đào tạo có ảnh hưởng tiêu cực đến sinh viên theo học, mà do những quan niệm về nghề ở sinh viên bị đảo lộn. Để xác nhận giả định này, chúng tôi kiểm định ảnh hưởng của các họat động trong quá trình sinh viên được đào tạo nghề dưới đây: Bảng 2.6. Ảnh hưởng của các họat động đến sự hình thành và phát triển đạo đức nghề của sinh viên giữa ba khối ở khoa CNTP Khối Câu Khối I Khối II Khối III P 3.1 2.70 2.17* .024 57 3.3 2.74 2.17* .007 3.6 3.63* 4.28 .008 3.7 3.65* 4.63 4.39 .001 và .028 TB câu 3 3.71* 3.72 3.87 .281 Kết quả kiểm định ở bảng 2.6 cho biết không có sự khác biệt (về mặt thống kê) khi xác nhận ảnh hưởng của các họat động đến sự hình thành và phát triển đạo đức nghề giữa sinh viên ba khối đang học tại khoa CNTP. Tuy nhiên, xét riêng ảnh hưởng của từng họat động, chúng tôi nhận thấy: - Aûnh hưởng của các môn học trong chương trình đào tạo được sinh viên năm thứ II xác nhận (ở mức 2.17) cao hơn mức xác nhận sinh viên năm thứ I về vấn đề này (2.70). Tương tự như vậy, ảnh hưởng của các họat động thực tập nghề đến sự hình thành và phát triển đạo đức nghề được sinh viên học năm thứ II xác nhận cao hơn sinh viên năm thứ I (2.17 so với 2.74). Điều này có thể giải thích là do sinh viên năm thứ I do còn chưa quen với các môn học và phương pháp học ở Cao đẳng. Vì thế họ chưa và không nhận thấy tác dụng giáo dục đạo đức qua các môn học này. Ngay cả ý nghĩa của các môn học này với nghề nghiệp tương lai sinh viên viên cũng khó nhận ra. - Aûnh hưởng từ giao tiếp với những người khác trong xã hội được sinh viên năm thứ I xác nhận (ở mức 3.63) cao hơn so với mức xác nhận của sinh viên năm thứ II về họat động này (4.28). - Aûnh hưởng từ sinh họat gia đình đến sự hình thành và phát triển đạo đức nghề của sinh viên cũng được sinh viên học năm thứ I xác nhận (ở mức 3.65) cao hơn sinh viên học năm thứ II và học năm thứ III về họat động này này (4.63 và 4.39). 58 Nhìn chung sinh viên học năm thứ I thường nhận thấy ảnh hưởng của chương trình đào tạo đến sự hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp thấp hơn ảnh hưởng từø các họat động ngòai chương trình đào tạo của nhà trường (giao tiếp xã hội, giao tiếp trong gia đình). Sinh viên học năm thứ III xác nhận ảnh hưởng từ tất cả các họat động trong và ngòai chương trình đào tạo đến sự hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp đều thấp hơn so với sinh viên năm thứ I và năm thứ II. Phải chăng chương trình đào tạo nghề của khoa CNTP quá nặng, quá khó nên sinh viên học năm cuối phải dồn hết tâm lực vào việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng liên quan đến nghề nghiệp mà không quan tâm đúng mức đến các giá trị đạo đức nghề chứa đựng trong từng môn học, từng họat động thực hành nghề trong chương trình đào tạo nghề? Giảng viên cũng chú tâm vào việc chuyển giao tri thức, kĩ năng của môn học mà không chú ý đúng mức đến việc chuyển giao các giá trị đạo đức nghề trong quá trình dạy học bộ môn? Kết quả kiểm định ở bảng 2.7 sẽ góp phần giải đáp những thắc mắc này. Bảng 2.7- Aûnh hưởng từ các môn học đến sự hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp ở sinh viên giữa ba khối Khối Câu Khối I Khối II Khối III P 4.4 2.91* 2.50 2.69 .000 và .002 4.5 3.01* 2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2011_11_07_9280623445_8752_1872704.pdf
Tài liệu liên quan