LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
MỤC LỤC. iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG. vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH. vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. viii
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Tình hình nghiên cứu .2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.5
5. Phương pháp nghiên cứu.5
6. Kết cấu luận văn.6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI .7
1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.7
1.1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại .7
1.1.2. Rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại .12
1.1.3. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại .15
1.2. Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại .20
1.2.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng.20
1.2.2. Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng .22
1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng.25
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.35
1.3.1. Những nhân tố chủ quan .35
1.3.2. Những nhân tố khách quan .37
1.4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng trên thế giới và Việt
Nam .39
1.4.1 Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ANZ .39
1.4.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
(VietinBank) .40
108 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cẩm Phả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hả
thi; đối với các cá nhân thì có kế hoạch trả nợ cụ thể và khả thi. Như vậy, khách
hàng vừa là người mang lại thu nhập cho ngân hàng đồng thời đưa lại cho ngân
hàng cả những nguy cơ rủi ro. Cho nên nếu quản lý được các nguy cơ rủi ro đó sẽ
làm tăng đáng kể lợi nhuận cho ngân hàng.
Nhân tố từ phía môi trường pháp lý
Hoạt động tín dụng chịu sự tác động của nhiều nhân tố thuộc về môi trường
pháp lý nói chung. Nếu môi trường pháp lý tốt, đầy đủ, đồng bộ sẽ góp phần tích
cực vào các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. Ngược lại nếu môi trường pháp lý
không đồng bộ, không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế sẽ tạo môi trường cạnh
tranh không lành mạnh, tạo nhiều sơ hở để doanh nghiệp làm ăn bất chính, lừa đảo
do đó việc triển kai các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng sẽ gặp khó
khăn.
Nhân tố từ phía môi trường kinh tế
Những biến động của nền kinh tế thị trường như: lạm phát, biến động tỷ giá,
khủng hoảng, suy thoái kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng,
gây ra rủi ro tín dụng ở các mức độ khác nhau, khó khăn cho công tác quản lý rủi ro
tín dụng của ngân hàng.
Nhân tố từ môi trường chính trị, văn hóa - xã hội, tự nhiên
39
Nếu môi trường tự nhiên, tình hình chính trị, văn hóa - xã hội ổn định sẽ tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất, góp phần ổn
định hoạt động kinh doanh của khách hàng và của ngân hàng, nguồn trả nợ ngân
hàng được đảm bảo hơn do đó quản lý rủi ro cũng thuận lợi hơn. Những nhân tố
về môi trường tự nhiên như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, gây sự cố cho hệ
thống ngân hàng, làm cho ngân hàng không triển khai được các biện pháp quản
lý rủi ro tín dụng.
1.4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng trên thế giới và
Việt Nam
1.4.1 Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ANZ
Ngân hàng ANZ của Australia là một trong những ngân hàng hàng đầu của
Australia. Đặc điểm công tác quản trị rủi ro tín dụng của ANZ có một số điểm nhấn
đáng lưu ý như:
- Đo lường rủi ro định lượng: Do đã xây dựng được hệ thống dữ liệu tích hợp,
tập trung nên ANZ có thể áp dụng mô hình đo lường tín dụng nội bộ và mô hình
RAROC.
+ Mô hình đo lường tín dụng nội bộ: ANZ áp dụng mô hình này theo quy trình
chung theo quy định của Basel II. Tuy nhiên, ANZ đánh giá tiêu chí xác suất không
trả được nợ như là một tiêu chí chủ chốt để xem mức độ tin cậy của người vay trong
quá trình xếp hạng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ được thiết kế
tham khảo tổ chức đánh giá mức tín nhiệm Standard & Poor và tuân thủ các quy tắc
nghiêm ngặt của Basel II.
+ Mô hình KAROC: Ngân hàng ANZ áp dụng phương pháp KAROC và xem
đây là phương pháp tính hiệu quả khoản vay. Theo ANZ, phương pháp KAROC
đảm bảo rằng một khoản vay chỉ được thông qua khi và chỉ khi khoản vay đem lại
giá trị cho cổ đông. Nếu RAROC của khoản vay thấp hơn ROE thì khoản vay sẽ từ
chối, tuy nhiên nếu lớn hơn sẽ được thông qua.
40
- Tổ chức quản trị rủi ro tập trung: ANZ đo lường rủi ro theo mô hình tổ chức
quản trị rủi ro tập trung, cụ thể:
Thứ nhất, mọi quyết định về chiến lược quản trị rủi ro của ANZ tập trung ở
Hội đồng quản trị.
Thứ hai, để đảm bảo quyết định tín dụng được chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc
của hoạt động quản trị rủi ro ở ANZ chia làm 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh và
quan hệ khách hàng, Bộ phận Quản trị rủi ro, Bộ phận quản trị nợ
Thứ ba, đối với các khoản vay lớn thì quyết định cuối cùng được đưa ra bởi
Ủy ban quản trị rủi ro và hội đồng quản trị rủi ro.
- Kiểm soát rủi ro tín dụng kép: ANZ hoạt động trong một thị trường tài chính
phát triển qua nhiều thập kỷ, do đó toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng đều
được giám sát chặt chẽ qua các cổ đông và thị trường. Điều này góp phần làm tăng
tính minh bạch và công khai về thông tin của ANZ.
Ngoài ra, ANZ còn chú trọng xây dựng một hệ thống kiểm soát tín dụng nội
bộ toàn diện trong đó có:
(i) Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản tín dụng được
nghiên cứu và đi vào hoạt động để có thể khắc phục kịp thời tránh tổn thất xảy ra;
(ii) Hoạt động “kiểm tra thử khủng hoảng” được thực hiện định kỳ hoặc tại
những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn, để lượng hóa rủi ro chính xác trong
từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi rọ, chính sách giá phù hợp;
(iii) Hoạt động kiểm toán nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đang được
duy trì một cách rất hiệu quả đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong hệ thống.
1.4.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
(VietinBank)
VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ
thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng
cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham
41
mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách
hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản
lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy
giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc
lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại
những kết quả quan trọng.
Bên cạnh đó, VietinBank còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh
hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng
trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể,
tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế
phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền
kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án
kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự
phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.
VietinBank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách,
quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình
thực hiện. Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo
các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các
biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ
chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau. Đồng thời,
các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ
quyền của Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở
phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị
và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.
1.4.3. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Thành phố
Hồ Chí Minh (HDBank)
HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành
công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối
tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân.
42
Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá được chất lượng tín dụng,
phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự
phòng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và toàn diện.
Đồng thời, HDBank đã xây dựng được khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân
thủ theo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá,
Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ,..). Các phòng ban này liên kết chặt
chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản
trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp
lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoàn
thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh
công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục
vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ)
góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.
:
.
43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH CẨM PHẢ
2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Cẩm Phả
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 26/4/1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 177-TTg thành
lập Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính thay cho Vụ Cấp phát
kiến thiết cơ bản. Để phục vụ công tác cấp phát cho các công trình, nhà máy trên địa
bàn một số tỉnh trọng điểm. Chỉ một tháng sau khi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam
được thành lập, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 233/NĐ-TC-TTCB ngày
27/05/1957 thành lập các Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tại các tỉnh, khu, thành
phố, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hồng Quảng, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên,
Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương, Nam Định.
Bước sang thời kỳ toàn dân sôi nổi bắt tay kiến thiết đất nước, phấn đấu hoàn
thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), ngày 30/10/1963, Quốc hội quyết
định sát nhập Khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh để tạo điều
kiện cho kinh tế vùng Đông Bắc phát triển nhanh và toàn diện. Cùng với sự hợp
nhất của tỉnh Quảng Ninh, từ tháng 11/1963, Chi hàng Kiến thiết Hồng Quảng sáp
nhập với Phòng Cấp phát kiến thiết cơ bản trực thuộc Ty Tài chính tỉnh Hải Ninh
thành Chi hàng Kiến thiết tỉnh Quảng Ninh.
Việc thay đổi tên Chi nhánh cũng nâng cao trách nhiệm quản lý trên diện rộng
hơn và đòi hỏi Chi nhánh phải phát triển mạng lưới, năm 1960 điểm giao dịch Cẩm
Phả chính thức ra đời.
Ngày 03/11/1986, NHNN Việt Nam ra quyết định số 147/NH-QĐ thành lập
các chi nhánh khu vực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng tỉnh/thành
phố, theo đó Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Quảng Ninh có 4 đơn vị
trực thuộc là Cẩm Phả, Uông Bí, Đông Triều và Tiên Yên. Điểm giao dịch Cẩm Phả
44
được chuyển mô hình thành Chi nhánh cấp II Cẩm Phả trực thuộc Chi nhánh Quảng
Ninh.
Từ ngày 01/11/2006, Chi nhánh cấp II Cẩm Phả chuyển thành Phòng giao dịch
Cẩm Phả trực thuộc Chi nhánh Quảng Ninh.
Từ ngày 01/01/2016, Phòng giao dịch Cẩm Phả chính thức tách ra khỏi Chi
nhánh Quảng Ninh và thành lập Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam -
Chi nhánh Cẩm Phả.
Hiện nay, BIDV Chi nhánh Cẩm Phả là đơn vị trực thuộc Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hạch toán phụ thuộc, có con dấu và cân đối kế toán
riêng theo quyết định số 1153/QĐ-HĐQT ngày 31/08/2012 của BIDV về việc ban
hành“Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam”. BIDV Chi nhánh Cẩm Phả có quyền tự chủ kinh doanh theo
phân cấp, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa vụ do sự cam kết của Chi nhánh trong phạm vi
được uỷ quyền.
Trong suốt quá trình phát triển, BIDV Chi nhánh Cẩm Phả đã trở thành một
ngân hàng lớn mạnh trên địa bàn. Cùng với quá trình xây dựng, trưởng thành và
phát triển của toàn hệ thống, bằng sự cố gắng, nỗ lực, năng động, sáng tạo, BIDV
Chi nhánh Cẩm Phả đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức và trở thành một ngân
hàng có uy tín, vị thế trên địa bàn, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng đất
nước và phát triển kinh tế xã hội của địa phương qua các thời kỳ. BIDV Chi nhánh
Cẩm Phả đã không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt, tốc độ tăng trưởng
các hoạt động cho vay và huy động vốn hàng năm luôn ở mức cao, lợi nhuận hàng
năm đều vượt kế hoạch được giao. Từ những kết quả đó, BIDV Chi nhánh Cẩm Phả
đã được NHNN, UBND tỉnh Quảng Ninh, BIDV Việt Nam tặng nhiều bằng khen
45
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Tính đến 31/12/2019, tổng số lao động của BIDV chi nhánh Cẩm Phả là 91
người. Bộ máy tổ chức của BIDV chi nhánh Cẩm Phả như sau:
Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức của BIDV chi nhánh Cẩm Phả
(Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ - BIDV chi nhánh Cẩm Phả)
Mô hình tổ chức thể hiện Hội sở Chi nhánh là trung tâm điều hành toàn bộ Chi
nhánh theo nguyên tắc tập trung, toàn diện, các phòng giao dịch bám sát địa bàn, đã
tạo nên sự năng động, nhạy bén, nắm bắt tình hình thực tế, nhu cầu của khách hàng
nhằm phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng và qua đó thực hiện thành
công kế hoạch kinh doanh được giao hàng năm, góp phần vào sự phát triển kinh tế -
xã hội thành phố Cẩm Phả
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2016 đến 2019
Từ khi thành lập đến nay, BIDV chi nhánh Cẩm Phả luôn cố gắng hoàn thành
các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra với mức tăng trưởng tốt. Trong giai đoạn 2016-2019,
Chi nhánh đã có sự chuyển biến thực sự trong chiến lược đổi mới, đầu tư phát triển
nguồn nhân lực, năng lực quản trị điều hành, cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động.
Nhờ đó, đến nay BIDV chi nhánh Cẩm Phả đã xây dựng được vị thế vững chắc với
các khách hàng. Bảng số liệu sau cho thấy rõ hơn kết quả đạt được của BIDV chi
nhánh Cẩm Phả trong 4 năm gần đây:
46
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của BIDV chi nhánh Cẩm Phả 2016-2019
TT Tên chỉ tiêu
Năm
2016
(tỷ đ)
Năm
2017
(tỷ đ)
Năm
2018
(tỷ đ)
Năm
2018
(tỷ đ)
Tăng
trưởng
BQ 2016-
2019
I Các chỉ tiêu về quy mô
1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 3.945 5.125 5.724 6.373 16,0%
2 Dư nợ tín dụng bình quân 3.525 4.783 5.618 5.921 18,9%
3 Huy động vốn cuối kỳ 5.359 6.083 6.772 7.785 13,3%
4 Huy động vốn bình quân 4.448 5.445 6.362 7.214 17,5%
5 Số lượng lao động 82 82 86 91 3,5%
II Các chỉ tiêu về cơ cấu, chất lượng
1 Tỷ lệ dư nợ/Huy động vốn 0,76 0,84 0,83 0,82
2
Tỷ trọng dư nợ TDH/Tổng
dư nợ
0,53 0,41 0,34 0,33
3
Tỷ trọng dư nợ bán
lẻ/Tổng dư nợ
0,30 0,31 0,31 0,42
4 Tỷ lệ nợ xấu 0,56% 0,25% 0,37% 0,52%
III Các chỉ tiêu hiệu quả
1 Lợi nhuận trước thuế 82 104 136 192 32,8%
2 LNTT bình quân/người 1,0 1,3 1,6 2,2 30,1%
3 Thu dịch vụ ròng 14,9 16,9 20,9 24,5 18%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BIDV chi nhánh Cẩm Phả các năm
từ 2016 - 2019)
Qua bảng số liệu về hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cẩm Phả giai
đoạn 2016-2019 ta có thể thấy quy mô của BIDV chi nhánh Cẩm Phả ngày càng
47
được mở rộng cả về dư nợ và huy động vốn với tốc độ tăng trưởng khá cao. Lợi
nhuận trước thuế của BIDV chi nhánh Cẩm Phả liên tục tăng trưởng, tốc độ tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 32,8%/năm. Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp
hơn 1%. Trong điều kiện nền kinh tế các năm qua tương đối khó khăn thì việc duy
trì tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận trước thuế hàng năm
ổn định, các chỉ tiêu quy mô phù hợp và nợ xấu giảm dần như BIDV chi nhánh Cẩm
Phả là một kết quả rất khả quan.
2.1.3.1. Hoạt động tín dụng
Dư tín dụng năm 2019 của BIDV Chi nhánh cẩm Phả đạt 6.373 tỷ đồng, tăng
649 tỷ đồng, tương đương 11,3% so với năm 2018, tốc độ tăng trưởng bình quân
trong giai đoạn 2016-2019 đạt 16%. Tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh đảm bảo
đúng theo định hướng của BIDV, giảm dần tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn (tỷ lệ dư
nợ trung dài hạn/tổng dư nợ giảm từ 53% năm 2016 xuống còn 33% năm 2019),
đẩy mạnh cho vay cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cùng với
việc tăng trưởng, chất lượng tín dụng của Chi nhánh luôn được đảm bảo. Cho vay
đảm bảo an toàn hiệu quả, tăng trưởng trong giới hạn và cơ cấu tín dụng được giao
hàng năm. Năm 2016 dư nợ tín dụng bán lẻ (cá nhân) đạt 1.221 tỷ đồng, đến năm
2019 số dư cuối kỳ đã là 2.682 tỷ đồng, sản phẩm tín dụng bán lẻ của chi nhánh
phần lớn phục vụ nhu cầu sinh hoạt, kinh doanh và hướng tới các tầng lớp dân cư
như sản phẩm mua nhà, mua ô tô, tín chấp, kinh doanh... Tỷ trọng tín dụng bán lẻ,
tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa có sự tăng trưởng cao. Nợ xấu luôn duy trì ở mức
thấp và dưới mức cho phép, tỷ lệ nợ xấu các năm 2016-2019 lần lượt là 0,56%;
0,25%; 0,37%; 0,52%. Hàng năm Chi nhánh thực hiện trích đủ 100% dự phòng rủi
ro theo quy định.
2.1.3.2. Hoạt động huy động vốn
Trong các năm gần đây mặc dù hoạt động huy động vốn đã không còn quá
căng thẳng như các năm giai đoạn 2011-2012 nhưng công tác huy động vốn vẫn gặp
phải sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng bạn, đặc biệt là nhóm NHTM cổ phần
ngoài quốc doanh, với ưu điểm là lãi suất huy động thường cao hơn của BIDV cũng
48
như khối ngân hàng TMCP có vốn nhà nước đã gây ra những khó khăn lớn đối với
BIDV chi nhánh Cẩm Phả. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, huy động vốn của BIDV
chi nhánh Cẩm Phả vẫn liên tục tăng với tốc độ tăng bình quân là 13,3%. Nguồn
huy động dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn huy động và có xu hướng gia
tăng qua các năm (từ 2016 - 2019 lầ lượt chiếm 91,0%; 93,0%; 95,3%; 95,1% so
với tổng nguồn huy động vốn) tạo nền vốn ổn định. Số lượng khách hàng truyền
thống, khách hàng quan trọng, khách hàng tiềm năng, khách hàng mới ngày được
mở rộng góp phần tạo nền khách, nền vốn phát triển vững chắc.
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ
Trong những năm vừa qua, bằng việc triển khai thành công công nghệ thông
tin vào hệ thống ngân hàng điện tử và sự hợp tác trong liên minh thẻ Smartlink của
hệ thống BIDV đã tạo điều kiện thuận lợi cho BIDV chi nhánh Cẩm Phả triển khai
nhiều dịch vụ với nhiều tiện ích đi kèm. Trong đó các hoạt động thanh toán chuyển
tiền được thực hiện nhanh chóng chính xác hơn, tra cứu dễ dàng, thu nhiều phí dịch
vụ thanh toán. Hoạt động thẻ cũng có những bước phát triển tốt bằng việc miễn phí
làm thẻ ATM trong một thời gian khá dài đã thu hút được số thẻ ghi nợ nội địa tăng
đáng kể; thẻ của BIDV hiện nay đã được chấp nhận ở tất cả các cây ATM các ngân
hàng trong liên minh thẻ. Bên cạnh đó, các dịch vụ tra cứu và giao dịch qua các
kênh Internet, SMS, Mobileđược triển khai rộng rãi. Thu dịch vụ của BIDV chi
nhánh Cẩm Phả giai đoạn 2016-2019 đạt tốc độ tăng trưởng cao 18%. Năm 2019,
tổng thu nhập về dịch vụ chiếm hơn 15,4% thu nhập của BIDV Chi nhánh Cẩm
Phả. Trong thời gian tới, BIDV chi nhánh Cẩm Phả sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát
triển mảng dịch vụ để tăng doanh số của hoạt động này.
2.1.3.4. Hiệu quả kinh doanh
Nhờ công tác kế hoạch được thực hiện tốt, ngay từ đầu năm BIDV chi nhánh
Cẩm Phả đã tập trung nguồn lực cho tăng trưởng dư nợ, nguồn vốn, tận dụng các
sản phẩm có chênh lệch lãi suất lớn làm tiền đề gia tăng về lợi nhuận cũng như lợi
ích khác cho ngân hàng. Kết quả đạt được trong giai đoạn qua là khả quan, lợi
nhuận trước thuế năm 2019 của BIDV chi nhánh Cẩm Phả đạt 191 tỷ đồng vượt
49
12,9% so với kế hoạch được giao (170 tỷ đồng) và tăng 41,2% so với thực hiện năm
2018. Cùng với việc gia tăng của lợi nhuận chung thì lợi nhuận bình quân đầu người
cũng có xu hướng tăng qua các năm (Từ 1,0 tỷ đồng/người năm 2016 tăng lên 2,2 tỷ
đồng/người năm 2019) cho thấy hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cẩm
Phả ngày càng có hiệu quả.
2.1.3.5. Công tác quản trị điều hành
Việc định hướng phát triển đúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tạo
lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng bạn trên địa bàn. Ngay từ thời điểm đầu
năm, BIDV chi nhánh Cẩm Phả đã chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh cho
năm dưới sự điều hành của Ban lãnh đạo Chi nhánh cùng với sự tham gia của các
trưởng, phó các phòng nghiệp vụ. Từng phòng nghiệp vụ trên cơ sở kết quả thực
hiện của năm trước, nắm bắt thị trường và rà soát tình hình sản xuất kinh doanh của
khách hàng để từ đó đề xuất các mảng phát triển đem lợi nhuận cao, chênh lệch lớn.
Căn cứ vào kế hoạch do trụ sở chính BIDV giao, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã phân
khai kế hoạch lợi nhuận, huy động vốn, tín dụng, thu dịch vụ, đến từng phòng
nghiệp vụ, từng cán bộ và lấy chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch là mục tiêu đánh giá kết
quả hoàn thành nhiệm vụ. Trong mô hình tổ chức, BIDV chi nhánh Cẩm Phả đã chủ
động linh hoạt trong việc giao cho từng bộ phận phụ trách các mảng nghiệp vụ cụ
thể, tập trung đẩy mạnh năng suất lao động, giản tiện các thủ tục không thật cần
thiết, ban hành các quy chế, quy định cụ thể với từng hoạt động để phù hợp thực
tiễn kinh doanh và đáp ứng tối đa nhu cầu cho các bộ phận sản xuất trực tiếp nhờ đó
đã nâng cao hiệu quả lao động trong thực tế
50
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả
2.2.1. Hoạt động tín dụng
2.2.1.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng
Hình 2.1: Quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng BIDV chi nhánh Cẩm Phả giai
đoạn 2016-2019
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BIDV chi nhánh Cẩm Phả các năm
từ 2016 - 2019)
Trong 4 năm từ năm 2016 đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình
quân của BIDV chi nhánh Cẩm Phả là 16%. Đến 31/12/2019, dư nợ tín dụng của
BIDV chi nhánh Cẩm Phả là 6.373 tỷ đồng, tăng 61,5% so với năm 2016, với số
tuyệt đối 2.428 tỷ đồng.
2.2.1.2. Cơ cấu tín dụng
a) Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn
51
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ BIDV chi nhánh Cẩm Phả 2016-2019 theo thời hạn
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Thời hạn
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Dư nợ
Tỷ
trọng
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Ngắn hạn 1.854 47,0% 3.016 58,8% 3.775 66,0% 4.252 66,7%
Trung
hạn
408 10,3% 309 6,0% 338 5,9% 375 5,8%
Dài hạn 1.683 42,7% 1.800 35,1% 1.611 28,1% 1.746 27,5%
Tổng 3.945 100% 5.125 100% 5.724 100% 6.373 100%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BIIDV chi nhánh Cẩm Phả, giai
đoạn 2016-2019)
Trong tổng dư nợ của BIDV chi nhánh Cẩm Phả, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn
chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn qua các năm 2016 – 2019 lần lượt
là 47%; 25,8%; 66%; 66,7%. Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm qua các
năm, đến 2019 là 33,3%, thấp hơn tỷ lệ chung của hệ thống BIDV và giảm mạnh so
với năm 2016 là 53%.
b) Cơ cấu dư nợ tín dụng theo khách hàng
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ BIDV chi nhánh Cẩm Phả 2016-2019 theo khách hàng
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Đối tượng
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Doanh nghiệp
lớn
2.208 56,0% 2.903 56,6% 2.984 52,1% 2.512 39,4%
Doanh nghiệp
nhỏ và vừa
738 18,7% 622 12,1% 887 15,5% 1.179 18,5%
52
Khách hàng cá
nhân
999 25,3% 1.600 31,2% 1.853 32,4% 2.682 42,1%
Tổng 3.945 100% 5.125 100% 5.724 100% 6.373 100%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BIDV chi nhánh Cẩm Phả các năm
từ 2016 - 2019)
Trong giai đoạn năm 2016 - 2018, dư nợ nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn
(bao gồm các công ty ngành than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc, Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Đông
Bắc, Công ty cổ phần xi măng Cẩm Phả) luôn chiếm tỷ trọng lớn trên 50% thì đến
năm 2019, tỷ trọng dư nợ nhóm khách hàng này đã giảm xuống còn 39,4%, dư nợ
nhóm khách hàng cá nhân đã vươn lên mạnh mẽ với dư nợ cuối kỳ đạt 2.682 tỷ
đồng, chiếm 42% và là nhóm khách hàng có tỷ trọng dư nợ lớn nhất. Dư nợ nhóm
khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tuy được cải thiện đáng kể tỷ trọng so với
2017, 2018 nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn với 18,5% tổng dư nợ.
c) Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ BIDV chi nhánh Cẩm Phả 2016-2019 theo ngành nghề
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Ngành nghề
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Dư nợ
Tỷ
trọng
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Dư
nợ
Tỷ
trọng
Khai khoáng 1.325 33,6% 1.409 27,5% 1.547 27,0% 1.233 19,3%
Sản xuất công
nghiệp nặng
409 10,4% 382 7,4% 193 3,4% 109 1,7%
Xây dựng 612 15,5% 835 16,3% 1.089 19,0% 1.136 17,8%
Thương mại 481 12,2% 807 15,7% 1.234 21,6% 1.631 25,6%
Dịch vụ 5 0,1% 44 0,9% 63 1,1% 107 1,7%
Tiêu dùng 894 22,7% 1.020 19,9% 1.201 21,0% 1.907 29,9%
53
Khác 220 5,6% 628 12,2% 396 6,9% 250 3,9%
Tổng 3.945 100% 5.125 100% 5.724 100% 6.373 100%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BIIDV chi nhánh Cẩm Phả, giai
đoạn 2016-2019)
Trong giai đoạn năm 2016 - 2018, dư nợ nhóm ngành khai khoáng chiếm tỷ
trọng lớn nhất (năm 2018 chiếm 27%), điều này là do nhóm khách hàng lớn của
BIDV chi nhánh Cẩm Phả là các các công ty ngành than thuộc Tập đoàn công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc. Tuy nhiên theo định
hướng đa dạng lĩnh vực đầu tư tín dụng và sự phát triển tín dụng khách hàng cá
nhân, đến hết năm 2019 tỷ trọng nhóm ngành này tuy còn cao nhưng đã giảm xuống
còn 19,3% vào năm 2019, thay vào đó hai nhóm ngành khác có dư nợ tăng trưởng
mạnh mẽ là nhóm ngành thương mại, tiêu dùng (khách hàng cá nhân với các nhu
cầu về mua sắm sửa chữa nhà ở, ô tô, ) với tỷ trọng lần lượt là 25,6% và 29,9%.
d) Cơ cấu dư nợ tín dụng theo tài sản bảo đảm
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ BIDV chi nhánh Cẩm Phả 2016-2019 theo tài sản bảo
đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hoat_dong_quan_ly_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_thu.pdf