Luận văn Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN .

MỤC LỤC.

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ.

MỞ ĐẦU .1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI . 1

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 2

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 4

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 4

5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 5

6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: . 5

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN:. 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG

KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN .7

1.1. TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.7

1.1.1 Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế quốc dân .7

1.1.1.1. Khái niệm tín dụng.7

1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động tín dụng .8

1.1.1.3. Các hình thức tín dụng .9

1.1.2. Rủi ro tín dụng .10

1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng.10

1.1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng .10

1.1.2.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng .12

1.2. XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG .13

1.2.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng khách hàng .13

1.2.2. Đặc điểm của xếp hạng tín dụng.14

1.2.3. Phân loại xếp hạng tín dụng khách hàng .15

1.2.4. Vai trò của hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng .16

1.3. XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG THỂ NHÂN.19

1.3.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân.19

pdf111 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể nhân’. Mô hình chấm điểm tại CIC 1 năm kiểm định 1 lần do các chuyên gia thuộc tập đoàn NICE kiểm định. 2.2.1.2. Tổ chức hoạt động xếp hạng tín dụng thể nhân tại CIC Nghiệp vụ xếp hạng tín dụng thể nhân tại CIC đang chia làm hai mảng chính, bao gồm: nghiên cứu, xây dựng quy trình và cung cấp sản phẩm.  Nghiên cứu, xây dựng quy trình Việc nghiên cứu, xây dựng quy trình được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa các chuyện gia thuộc ba phòng liên quan đó là : Phòng Nghiên cứu Phát triển và Marketing, Phòng Đăng ký và Cung cấp tin tín dụng thể nhân khu vực Miền Nam, Phòng Đăng ký và Cung cấp tin tín dụng thể nhân khu vực Miền Bắc. Tại các phòng này có một đội ngũ chuyên gia nghiên cứu về hoạt động chấm điểm thể nhân bao gồm từ từ 3-5 người mỗi phòng. Đội ngũ chuyên gia thuộc ba phòng trên sẽ kết hợp nghiên cứu đưa ra phương thức thu thập, lấy số liệu,các bước thực hiện và các chỉ tiêu dùng để chấm điểm, xếp hạng tín dụng thể nhân sao cho hợp lý nhất. Bản báo cáo cuối cùng trước khi 39 trình tổng giám đốc là bản kế hoạch đã được ba phòng thông qua và nhất trí.  Cung cấp sản phẩm Việc cung cấp sản phẩm được thực hiện bởi hai phòng: Phòng Đăng ký và Cung cấp tin tín dụng thể nhân khu vực Miền Nam và Phòng Đăng ký và Cung cấp tin tín dụng thể nhân khu vực Miền Bắc, trách nhiệm cung cấp sản phẩm của từng phòng phụ thuộc vào việc khách hàng thuộc khu vực nào. Sau khi bản kế hoạch được Tổng giám đốc xem xét, điều chỉnh và ký quyết định ban hành thì các chuyên gia thuộc phòng cấp tin có những nhiệm vụ sau: - Kết hợp với phòng Công nghệ thông tin để viết phần mềm cho quy trình chấm điểm khách hàng thể nhân. - Đưa ra những tình huống lấy dữ liệu để kiểm tra tính chính xác. - Kiểm tra quy trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng thể nhân theo kịch bản đã được thông qua trước khi đưa vào triển khai chính thức, đảm bảo không sai sót khi thực hiện. - Cung cấp sản phẩm cho các bên liên quan khi có yêu cầu (Ngân hàng nhà nước, các TCTD,) - Tư vấn, giải đáp thắc mắc cho các đối tượng sử dụng sản phẩm - Tiếp nhận những ý kiến đóng góp của các đối tượng sử dụng về sản phẩm, chỉ tiêu, .để sản phẩm được hoàn thiện hơn. 2.2.2. Phương pháp xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại CIC CIC sử dụng phương pháp kết hợp: kết hợp phương pháp thống kê với phương pháp chuyên gia. Sử dụng dữ liệu nghiên cứu thống kê logic và áp dụng mô hình toán học để phân tích, tính điểm cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình. Các chỉ tiêu chấm điểm được sử dụng theo nhóm, sau đó đưa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận sang một biểu tượng xếp hạng tương ứng. Ưu điểm của phương pháp này là dễ áp dụng, đơn giản và việc đánh giá điểm dựa trên cơ sở định lượng, chi phí thấp và có thể tiến hành nhanh. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là một số thông tin phải tiến hành phỏng vấn, độ chính xác không cao. 40 Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp chuyên gia đánh giá về thực trạng khách hàng. Ưu điểm đó là tận dụng được kinh nghiệm và tri thức chuyên sâu của các chuyên gia trong ngành. Đồng thời, do kết quả được tập hợp từ nhiều người nên mức độ tin cậy khá cao, tránh được sự phiến diện. Đội ngũ các chuyên gia bao gồm ban Tổng giám đốc tại CIC - những người đã có nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về hoạt động thông tin tín dụng nói chung, cũng như hoạt động chấm điểm thể nhân nói riêng và đội ngũ các chuyên gia tại các phòng nghiệp vụ của CIC, đội ngũ chuyên gia này tham gia vào các giai đoạn từ nghiên cứu, xây dựng quy trình, thực hiện triển khai, kiểm soát trong quá trình thực hiện và điều chỉnh để sản phẩm ngày càng hoàn thiện. Trong quá trình nghiên cứu quy trình có tham khảo kinh nghiệm học tập từ các nước phát triển trên thế giới như Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, và ý kiến một số chuyên gia các vụ cục của NHNN. Đối với giai đoạn thực hiện việc cung cấp báo cáo đến các đơn vị sử dụng thì chỉ có đội ngũ chuyên gia tại các phòng cấp tin thể nhân chịu trách nhiệm thực hiện, cụ thể sau khi chương trình phầm mềm đã tính điểm cho khách hàng dựa vào 9 chỉ tiêu và hiển thị báo cáo được tạo lập ban đầu các chuyên gia sẽ xem xét và đánh giá lại tính hợp lý của các chỉ tiêu một lần nữa, nếu nghi ngờ sẽ kiểm tra lại từ phía các TCTD, từ phòng Thu thập và xử lý thông tin để điều chỉnh lại cho hợp lý và chính xác. Tuy vậy, cũng có nhược điểm, đó là phải thu thập thông tin đánh giá của nhiều chuyên gia, tốn kém thời gian và chi phí. 2.2.3. Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại CIC Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại CIC được thực hiện qua các bước sau: Bước 1. Thu thập thông tin Hiện nay CIC thường xuyên cập nhập thông tin về khách hàng từ các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng. Nguồn dữ liệu đầu vào còn được bổ sung và cập nhật thông qua việc kết nối và trao đổi thông tin với các kho thông tin dữ liệu của của các bộ ngành như: Bộ Kế 41 hoạch và đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Tổng cục thuế, Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan, Uỷ ban chứng khoán, Cục đăng ký giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp và khai thác trên các phương tiện thông tin đại chúng. Để thu thập thông tin tín dụng được chính xác, kịp thời CIC đã sử dụng một số phương pháp sau: nối mạng máy tính với các TCTD lớn, xây dựng các phần mềm client-sever thực hiện gửi, nhận thông tin tín dụng qua mạng internet theo chuẩn của CIC. Đối với những TCTD khác việc thu thập thông tin được thực hiện email hoặc bằng các văn bản; fax, điện thoại hoặc điều tra trực tiếp đối với các nguồn thông tin khác; mua thông tin từ các tổ chức như: Tổng Cục thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư.và các tổ chức kinh doanh thông tin trong và ngoài nước. Hầu hết các TCTD có điều kiện tổng hợp thông tin từ chi nhánh sau đó truyền file trực tiếp về CIC; các TCTD còn lại truyền file qua chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố sau đó chi nhánh NHNN truyền file về CIC. Bước 2: Kiểm soát và cập nhật thông tin khách hàng. Sau khi nhận được thông tin từ các TCTD truyền về, thông tin được chuyển đến phòng kiểm soát dữ liệu. Tại đây, thông tin của khách hàng được lọc qua các điều kiện lỗi như: Trùng mã CIC (khách hàng có cùng số chứng minh thư, cùng tên, hoặc số đăng ký kinh doanh, mã số thuế, nhưng tồn tại hai mã CIC khác nhau); tăng giảm dư nợ đột biến ( khách hàng tăng hoặc giảm dư nợ từ 2 lần trở lên); ngày báo cáo cũ, chuyển nhóm nợ,Các khách hàng có nghi ngờ, được tạo file báo cáo, gửi về TCTD để xác nhận lại thông tin của khách hàng. Nếu TCTD xác nhận thông tin của khách hàng đúng, thông tin sẽ được cập nhật vào kho dữ liệu của CIC. Nếu TCTD phát hiện thông tin của khách hàng bị sai, TCTD phải gửi công văn xin điều chỉnh số liệu tại CIC. Khi nhận được công văn điều chỉnh, CIC tiến hành điều chỉnh số liệu của khách hàng và cập nhật vào kho. Bước 3: Thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân. Sau khi TCTD hỏi tin về khách hàng, hệ thống sẽ hiển thị danh sách các phiếu hỏi tin. Người xử lý sẽ chọn ra 1 phiếu hỏi tin trong danh sách để tiến hành xử lý trả lời tin. 42 Chương trình tính điểm cho khách hàng dựa vào 9 chỉ tiêu: 1.Tổng dư nợ (triệu đồng) 2. Số lượng các TCTD đang còn dư nợ (TCTD) 3. Nhóm nợ cao nhất hiện tại (nhóm) 4. Kỳ hạn trả nợ (tháng/quý/năm) 5. Số tháng xuất hiện nợ không đủ tiêu chuẩn trong năm gần nhất (tháng) 6. Số năm có nợ xấu trong quan hệ tín dụng 3 năm gần nhất (năm) 7. Số TCTD có nợ xấu trong 3 năm gần nhất (TCTD) 8. Số năm có QHTD với TCTD (năm) 9. Số lần vay nợ trong 3 năm gần nhất (lần/năm) Báo cáo “ Chấm điểm tín dụng cá nhân” được tính toán, phân tích và lập theo quy trình công nghệ, chuẩn mực, số liệu của CIC, hạn chế tối đa tác động của người xử lý vào bản tin. Vì vậy, bản báo cáo của CIC luôn đảm bảo được tính chính xác, khách quan và kịp thời. Dữ liệu được sử dụng để chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại CIC được lấy trong kho dữ liệu tại Trung tâm, dữ liệu này là dữ liệu do các tổ chức tín dụng báo cáo (kho dữ liệu K3 – kho thông tin về dư nợ khách hàng của CIC). Đối với khách hàng thể nhân thì chỉ sử dụng những thông tin liên quan đến tình hình vay nợ của khách hàng tại các tổ chức tín dụng để chấm điểm, xếp hạng tín dụng. Các thông tin sử dụng bao gồm: các thông tin phản ánh tình hình dư nợ hiện tại và lịch sử quan hệ tín dụng. Các chỉ tiêu sử dụng để chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại CIC bao gồm những chỉ tiêu sau:  Chỉ tiêu Tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh tổng dư nợ của khách hàng bao gồm tất cả các khoản nợ của khách hàng tại các TCTD mà khách hàng đang quan hệ tín dụng. Phản ánh số tiền mà khách hàng đang vay nợ TCTD.  Chỉ tiêu số lượng TCTD khách hàng đang có dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh đến thời điểm hiện tại khách hàng đang có quan hệ tín 43 dụng (dư nợ khác 0) tại bao nhiêu TCTD, CN TCTD. Quan hệ càng ít TCTD được cho là mức độ rủi ro càng thấp.  Chỉ tiêu nhóm nợ hiện tại cao nhất Chỉ tiêu này phản ánh đến thời điểm hiện tại khoản nợ của khách hàng có nhóm nợ cao nhất là nhóm nào.  Chỉ tiêu kỳ hạn trả nợ Chỉ tiêu này phản ánh khoản nợ của khách hàng được thỏa thuận thanh toán tiền gốc cho Ngân hàng theo tháng, theo quý, hay theo năm. Mức điểm tương ứng là 30,35,40. Kỳ hạn trả nợ càng dài thì phản ánh áp lực trả nợ của khách hàng càng thấp, mức độ rủi ro càng thấp.  Chỉ tiêu số tháng xuất hiện nợ không đủ tiêu chuẩn trong năm gần Nợ không đủ tiêu chuẩn bao gồm nợ nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 và dư nợ đã xử lý. Chỉ tiêu này phản ánh trong một năm gần nhất (cụ thể là 12 tháng gần nhất với thời điểm chấm điểm khách hàng) khách hàng có nợ không đủ tiêu chuẩn bao nhiêu tháng. Khách hàng có số tháng nợ không đủ tiêu chuẩn càng dài thì mức độ rủi ro càng cao. Khả năng thu hồi vốn càng thấp. Số tháng tối thiểu là 1 và tối đa là 12 tháng. Chia làm 5 mức như sau: - Không có nợ không đủ tiêu chuẩn - Chỉ có nợ cần chú ý : được chia thành 2 khoảng từ 1- 3 tháng và từ trên 3 tháng - Có nợ xấu từ 1 – 3 tháng - Có nợ xấu trên 3 - 6 tháng - Có nợ xấu trên 6 -12 tháng  Chỉ tiêu số năm có nợ xấu trong quan hệ tín dụng trong 3 năm gần Nợ xấu bao gồm: nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 và dư nợ đã xử lý Chỉ tiêu này phản ánh trong vòng 3 năm gần đây nhất (tính từ thời điểm đang thực hiện chấm điểm khách hàng trở về trước là 36 tháng) khách hàng có nợ xấu 1 năm, 2 năm hay 3 năm. Khách hàng có nợ xấu càng nhiều năm, thì khả năng thu hồi vốn càng không cao, mức độ rủi ro càng lớn. Điểm cho nợ xấu 1 năm, 2 năm , 3 44 năm theo bảng điểm chuẩn có chi tiết năm hiện tại hay năm quá khứ. Điều đó cho thấy khách hàng có nợ xấu xảy trong 12 tháng gần nhất sẽ có tác động lớn hơn nhiều so với khoản nợ xấu xảy ra ở 12 tháng trong quá khứ. Không có nợ xấu được đánh giá điểm tối đa là 120 điểm cho khách hàng có nợ nhóm 1, và 80 điểm cho khách hàng có nợ nhóm 2.  Chỉ tiêu số TCTD có nợ xấu trong 3 năm gần nhất Nợ xấu bao gồm: nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 và dư nợ đã xử lý Chỉ tiêu này phản ánh trong vòng 3 năm gần nhất (36 tháng tính từ thời điểm đang thực hiện chấm điểm khách hàng trở về quá khứ) quan hệ tín dụng với TCTD khách hàng không có nợ xấu tại bất kỳ một TCTD nào hay có nợ xấu tại bao nhiêu TCTD. Nợ xấu tại càng nhiều TCTD thì khả năng trả nợ của khách hàng càng kém và mức độ rủi ro với ngân hàng càng cao. Phân chia thành: - Không có nợ xấu (chỉ có nợ nhóm 1 và nhóm 2) - Có nợ xấu từ 1 -2 ngân hàng - Có nợ xấu trên 2 ngân hàng  Chỉ tiêu số năm có quan hệ tín dụng với TCTD Chỉ tiêu này phản ánh độ dài của lịch sử tín dụng. Khách hàng càng có quan hệ lâu năm với TCTD càng đáng tin cậy và số điểm càng cao. Số năm có QHTD với TCTD được chia thành 3 mức độ: - Dưới 1 năm - Từ 1 đến 3 năm - Trên 3 năm  Chỉ tiêu số lần vay nợ trong vòng 3 năm gần nhất Chỉ tiêu này phản ánh trong 3 năm gần nhất khách hàng phát sinh dư nợ mới tại các TCTD bao nhiêu lần. Vay nợ thường xuyên bị xem là dấu hiệu có khó khăn về tài chính nên điểm tín dụng càng thấp. Cấp độ phân chia: - Vay từ 1 đến 2 lần - Vay từ 3- 4 lần - Vay trên 4 lần 45 Bước 4: Đánh giá của chuyên gia Sau khi chương trình đã tính được điểm cho khách hàng dựa vào 9 chỉ tiêu và hiển thị bản báo cáo được tạo lập ban đầu. Chương trình sẽ kiểm tra tính hợp lý của dữ liệu theo nguyên tắc kiểm soát chỉ số và chỉ ra những điểm chuyên gia đánh giá cần xem xét lại nếu: • Chỉ tiêu pháp lý không hợp lý • Chỉ tiêu chấm điểm không hợp lý: Giá trị của những chỉ tiêu nằm ngoài khoảng giá trị cho phép. Giá trị của những chỉ tiêu chấm điểm thay đổi so với giá trị của cùng chỉ tiêu, cùng năm tài chính của bản chấm điểm trước đó. File của TCTD gửi lên không đúng hoặc nghi ngờ không đúng (chẳng hạn các chỉ số nợ xấu có nghi ngờ về nhóm nợ của khách hàng cần điều tra lại, ) tham khảo phụ lục 2.01. • Tổng điểm và loại của khách hàng đã từng được chấm bị thay đổi trong lần chấm hiện tại. Cách tính tổng hợp điểm và đưa ra kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân Tại Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam, việc chấm điểm khách hàng cá nhân lại chủ yếu dựa trên mô hình chấm điểm của Fico và Vantage Score. Các chỉ tiêu chấm điểm của CIC chủ yếu dựa vào lịch sử và tình trạng dư nợ tín dụng hiện tại của khách hàng. Các chỉ tiêu về nhân thân của khách hàng chỉ là các chỉ tiêu định danh, không sử dụng để chấm điểm, xếp hạng khách hàng. Tuy nhiên, với tình hình thực tế và những đặc thù về dữ liệu tại CIC, các chuyên gia tại trung tâm nhận thấy rằng các chỉ tiêu phản ánh tình hình dư nợ hiện tại và lịch sử của khách hàng bao gồm chín chỉ tiêu và độ dài lịch sử hợp lý là ba năm, với tổng điểm tối đa của một khách hàng là 750 và tổng điểm tối thiểu là 150. Với chín chỉ tiêu chấm điểm này sẽ có chín khoảng điểm (nhỏ nhất – lớn nhất) tương ứng với mỗi chỉ tiêu, các khoảng điểm này được tính toán dựa trên mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu đã được các chuyên gia tại trung tâm kiểm định và tổng các khoảng điểm nằm trong khoảng từ 150-750. Số điểm của từng chỉ tiêu (tham khảo phụ lục 2.02) là số điểm đã được tính 46 dựa trên điểm và trọng số của từng chỉ tiêu. Theo ý kiến một số chuyên gia ngoài CIC (Ngân hàng Trung ương Pháp, Tập đoàn NICE Hàn Quốc, một số vụ cục thuộc NHNN Việt Nam) và các chuyên gia tại CIC thì trong chín chỉ tiêu được thể hiện trong phụ luc 2.02, các chỉ tiêu thể hiện nợ không đủ tiêu chuẩn, nợ xấu của khách hàng là các chỉ tiêu trực tiếp phản ánh khả năng chi trả của khách hàng, do vậy điểm thấp nhất cho các chỉ tiêu này có thể là giá trị âm hoặc bằng 0, cụ thể với chỉ tiêu ‘’ nhóm nợ cao nhất hiện tại ’’ nếu khách hàng có nhóm nợ càng cao thì thể hiện khả năng vỡ nợ của khách hàng càng lớn, nếu rơi vào nhóm cao nhất tức nhóm 5 hoặc nợ ngoại bảng thì đã không còn khả năng trả nợ nên giá trị nhỏ nhất với chỉ tiêu này sẽ là giá trị âm. Các chỉ tiêu còn lại (ngoài chỉ tiêu phản ánh nợ không đủ tiêu chuẩn) phản ánh gián tiếp khả năng vỡ nợ của khách hàng, do vậy điểm thấp nhất cho các chỉ tiêu này không có giá trị âm hoặc bằng 0, điểm của chỉ tiêu cao hay thấp phụ thuộc vào giá trị của chỉ tiêu là bao nhiêu. Các chỉ tiêu phản ánh lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng ( không bao gồm tình hình nợ không đủ tiêu chuẩn ) được đánh giá mức độ quan trọng thấp hơn chỉ tiêu phản ánh hiện tại nên có khoảng điểm cũng thấp hơn. Mỗi chỉ tiêu chấm điểm có thể nhận các giá trị khác nhau tương ứng với mỗi mức điểm, giá trị và điểm tương ứng này dựa trên các mô hình phân tích, ý kiến của chuyên gia, và kết quả thống kê với số lượng khách hàng tại kho dữ liệu của CIC trong từng giai đoạn. Ví dụ: với chỉ tiêu “ Tổng dư nợ ”, chỉ tiêu này có thể nhận những giá trị sau: dư nợ từ trên 50-500 triệu đồng và trên 100 tỷ, từ trên 500 triệu – 1 tỷ đồng, từ trên 1 tỷ -10 tỷ đồng, trên 10 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng và dưới 50 triệu đồng. Căn cứ vào kết quả thống kê nhận thấy nhóm khách hàng vay trên 10 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng và dưới 50 triệu đồng có tỷ lệ rủi ro cao nhất và nhóm này sẽ nhận điểm thấp nhất là 40 (nhóm khách hàng này chủ yếu là hộ kinh doanh nhỏ lẻ chăn nuôi trồng trọt dễ bị rủi ro thiên tại, dịch bệnh hoặc nhóm khách hàng vay với số tiền quá lớn với khách hàng thể nhân cũng thuốc diện dễ bị có khả năng vỡ nợ cao). 47 Nhóm khách hàng vay từ trên 50-500 triệu đồng và trên 100 tỷ có tỷ lệ rủi ro thấp nhất và sẽ nhận điểm cao nhất là 60. Các chỉ tiêu còn lại cũng được tính điểm dựa trên ý kiến chuyên gia hoặc dựa vào tỉ lệ thống kê tương tự. Dưới đây luận văn sẽ mô tả từng chỉ tiêu cụ thể trong phụ lục 2.02  Chỉ tiêu Tổng dư nợ Đến thời điểm lấy số liệu chấm điểm, chương trình cộng tất cả các khoản nợ của khách hàng có tại các TCTD, CNTCTD mỗi TCTD, CN TCTD chỉ thực hiện cộng 1 lần. Nếu có vay USD (vay vàng hay ngoại tệ khác cũng được quy đổi ra USD) được quy đổi ra VND. (Chương trình tự động cập nhật tỷ giá lấy theo Ngân hàng Ngoại Thương tại thời điểm chấm). Tổng dư nợ của một khách hàng = Dư nợ ngắn hạn (K301 – Dư nợ cho vay ngắn hạn của khách hàng) + dư nợ trung hạn (K302 – Dư nợ cho vay trung hạn của khách hàng) + dư nợ dài hạn (K303 – Dư nợ cho dài hạn của khách hàng) + dư nợ khác (trong đó bao gồm các chỉ tiêu từ K304-Dư nợ chiết khấu giấy tờ có giá đến K317-Dư nợ cho vay theo hợp đồng nhận tài trợ) + dư nợ đã xử lý (K318 – Dư nợ đã xử lý của khách hàng).  Chỉ tiêu số lượng TCTD khách hàng đang có dư nợ Chỉ đếm những CN TCTD, TCTD đang còn dư nợ khác 0. Mỗi CN TCTD, TCTD chỉ thực hiện đếm một lần.  Chỉ tiêu nhóm nợ cao nhất hiện tại Trong các nhóm nợ (1,2,3,4,5, nợ đã xử lý) thì nhóm 5 và Dư nợ đã xử lý là nhóm nợ cao nhất (quy định chung là nhóm 5). Nhóm nợ cao nhất hiện tại = Max (1,2,3,4,5). Nếu một khách hàng có nhiều nhóm nợ khác nhau thì đến thời điểm hỏi tin khách hàng có nhóm nợ cao nhất sẽ được chọn để tính điểm cho chỉ tiêu này. Đối với trường hợp khách hàng không còn dư nợ giá trị kết quả sẽ là “khách hàng không còn dư nợ thuộc nhóm nào”.  Chỉ tiêu kỳ hạn trả nợ Kỳ hạn trả nợ của khách hàng theo tháng, quý, năm được tính trên biểu đồ dư 48 nợ của cả tổng dư nợ của khách hàng đó tại các TCTD, chi nhánh TCTD tính trong 36 tháng tính từ thời điểm đang thực hiện chấm điểm khách hàng lùi về quá khứ. Gọi A là giá trị tổng dư nợ; Gọi i là tháng có dư nợ ( i=1,12) : i sẽ nhận giá trị từ 1 đến 12 thì A1, A2, , A12 là dư nợ của khách hàng tháng 1, tháng 2, , tháng 12. Gọi K là kỳ hạn trả nợ của khách hàng , K sẽ nhận 1 trong 3 giá trị : trả nợ theo tháng (KT), trả nợ theo quý (KQ), trả nợ theo năm (KN). Cách xử lý thông tin như sau: - Nếu A1≠ A2≠A3.≠ A12 thì K = KT : nếu dư nợ khách hàng trong các tháng từ tháng 1 đến tháng 12 là khác nhau thì khách hàng có kỳ hạn trả nợ theo tháng. - Nếu A1=A2=A3 và A4=A5=A6 và A3≠A4, tương tự đối với A7, A8, A9, A10, A11, A12 thì K = KQ : nếu dư nợ của khách hàng tháng 1= dư nợ trong tháng 2= dư nợ trong tháng 3 và dư nợ tháng 4= dư nợ tháng 5=dư nợ tháng 6 và dư nợ tháng 3 khác dư nợ tháng 4, tương tự đối với dư nợ tháng 7, dư nợ tháng 8, .,. dư nợ tháng 12 thì khách hàng có kỳ hạn trả nợ theo quý - Nếu A1 = A2=A3 = . . . .. = A12 thì K=KN: nếu dư nợ của khách hàng tháng 1= dư nợ tháng 2== dư nợ tháng 12 thì khách hàng có kỳ hạn trả nợ theo năm. Một lưu ý đối với chỉ tiêu này là khi thực hiện phân tích phải luôn lấy đủ 12 tháng để tính kỳ hạn trả nợ. Nếu hiện tại dư nợ của khách hàng = 0, thì lấy đủ 12 tháng trở về trước tính từ thời điểm gần nhất dư nợ khác 0.  Chỉ tiêu số tháng xuất hiện nợ không đủ tiêu chuẩn trong năm gần nhất Số tháng xuất hiện nợ khồng đủ tiêu chuẩn trong năm gần nhất sẽ lớn hơn hoặc bằng 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng. Trong mục này, nếu khách hàng xuất hiện cả nhóm nợ cần chú ý và nợ xấu thì sẽ chỉ thực hiện đếm số tháng của nhóm nợ xấu để tính điểm. Trường hợp chỉ xuất hiện nợ nhóm 2 là nhóm nợ cao nhất mới tính điểm cho khách hàng ở mức điểm nợ cần chú ý. Chương trình thực hiện đếm số tháng xuất hiện nợ không đủ tiêu chuẩn 49 không nhất thiết là phải đếm số tháng liên tiếp. Bất cứ tháng nào xuất hiện nợ không đủ tiêu chuẩn thì sẽ được đếm  Chỉ tiêu số năm có nợ xấu trong quan hệ tín dụng trong 3 năm gần nhất Số năm có nợ xấu trong quan hệ tín dụng 3 năm gần nhất sẽ lớn hơn hoặc bằng 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm. Nếu khách hàng vay có xuất hiện nợ xấu từ 1 đến 12 tháng của năm đó được tính là 1 năm có nợ xấu. 1 năm hiện tại: được hiểu là 12 tháng gần nhất với thời điểm thực hiện chấm điểm khách hàng đó. 1 năm quá khứ: được tính từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 24 (tính từ thời điểm đang thực hiện chấm điểm) hoặc từ tháng 25 đến tháng thứ 36. Đối với 2 năm nợ xấu: có thể gồm 2 năm quá khứ, 1 năm quá khứ và 1 năm hiện tại. Trường hợp 2 năm quá khứ: Tính từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 36. Đối với 3 năm nợ xấu: Tính từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 36. Trong mục này có tính đến nhóm nợ cần chú ý chỉ với mục đích cho điểm khách hàng tương ứng với nhóm nợ của khách hàng (nợ nhóm 1 phải được điểm cao hơn nợ nhóm 2) chứ không nằm trong phần tính 1 năm nợ xấu, 2 năm nợ xấu, hay 3 năm nợ xấu. Đối với khách hàng có nhiều nhóm nợ khác nhau trong đó có nhóm nợ xấu, thì chỉ tính điểm ở nhóm nợ xấu.  Chỉ tiêu số TCTD có nợ xấu trong 3 năm gần nhất Trong vòng 36 tháng tính từ tháng hỏi tin chấm điểm tín dụng cá nhân lùi về quá khứ để thống kê 1 khách hàng có nợ xấu. Đối với trường hợp khách hàng có nhiều nhóm nợ khác nhau trong đó có cả nợ nhóm 1,2 và nợ xấu (nhóm 3,4,5) thì chỉ đếm TCTD có nợ xấu của khách hàng đó để tính điểm.  Chỉ tiêu số năm có quan hệ tín dụng với TCTD Kể từ khi phát sinh quan hệ vay vốn tại TCTD đầu tiên đến thời điểm hỏi tin 50 chấm điểm cá nhân khách hàng có quan hệ tín dụng dưới 1 năm, từ 1 -3 năm hay trên 3 năm. 1 năm được tính từ ngày 01/01/200X đến 31/12/200X. Trong 1 năm đó nếu khách hàng dù chỉ xuất hiện vay nợ 1 vài tháng cũng được tính là 1 năm.  Chỉ tiêu số lần vay nợ trong vòng 3 năm gần nhất Tính trong vòng 36 tháng tính từ tháng đang thực hiện chấm điểm thể nhân lùi về quá khứ. Lần 1 được tính từ khi khách hàng bắt đầu phát sinh dư nợ lớn hơn 0 tại 1 TCTD nào đó tính từ tháng thứ 36 về thời điểm tháng thứ 1. Nếu phát sinh dư nợ tăng ở cùng 1 TCTD thì số tiền phát sinh tăng đó được tính là vay nợ lần 2. Do đó mỗi TCTD, CN TCTD có thể được đếm 1 hoặc nhiều lần tùy vào số dư nợ của khách hàng đó tăng ở mỗi kỳ báo cáo. Chương trình sẽ thực hiện đếm ở từng TCTD, CN TCTD rồi cộng lại chứ không phải đếm ở diễn biến tổng dư nợ của khách hàng ở từng tháng để tính điểm. Hệ thống bảng tính tổng điểm các chỉ tiêu phân tích tại CIC có sắp xếp 5 nhóm thứ tự điểm từ 1 đến 5 tương ứng với mức xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân từ A đến E. Bảng 2.1: Xếp hạng khách hàng Điểm từ 150 - 321 Khoảng cách 171 Rủi ro rất cao (E) Điểm từ 322 - 430 Khoảng cách 108 Rủi ro cao (D) Điểm từ 431 - 569 Khoảng cách 138 Rủi ro Trung bình (C) Điểm từ 570 - 679 Khoảng cách 109 Rủi ro thấp (B) Điểm từ 680 - 750 Khoảng cách 70 Rủi ro rất thấp (A) ( Nguồn: Phòng Cấp tin Miền Nam – CIC ) Sau khi thực hiện xếp hạng, CIC sẽ ra báo cáo chấm điểm tín dụng cá nhân gồm 4 nội dung: (1) Thông tin về khách hàng, (2) Thông tin về quan hệ tín dụng khách hàng, (3) Chỉ tiêu chấm điểm tín dụng khách hàng, (4) Điểm tín dụng khách hàng và xếp loại. Ưu điểm của hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân của CIC là các chỉ tiêu về chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân khá đầy đủ, bổ sung được các thông tin tín dụng, lịch sử tín dụng của khách hàng 51 trong bản chấm điểm điểm tín dụng khách hàng của ngân hàng; tên các chỉ tiêu đơn giản, dễ hiểu và các chỉ tiêu tận dụng được kho dữ liệu của CIC. Tuy vậy, nhược điểm của hệ thống là các chỉ tiêu về quan hệ tín dụng, trước đây có bao gồm các chỉ tiêu về tín dụng thẻ (dư nợ thẻ được TCTD gửi gộp vào dư nợ tín dụng, không phân biệt dư nợ thẻ hay dư nợ tín dụng) nên báo cáo chấm điểm khách hàng thể nhân mặc định đã được tính cả dư nợ thẻ của khách hàng, nhưng từ khi TCTD thực hiện truyền file theo thông tư 03, thì thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng đã được tách ra khỏi dư nợ tín dụng và gửi theo file báo cáo riêng do những khác biệt thông tin thẻ tín dụng với quan hệ tín dụng. Nên hiện tại, báo cáo chấm điểm khách hàng mới chỉ sử dụng thông tin về dư nợ tín dụng và chưa tính đến các thông tin về thẻ tín dụng. Hiện nay, số lượng khách hàng sử dụng thẻ là rất lớn (bao gồm cả thể nhân và doanh ngiệp) do những tiện ích của việc sử dụng thẻ tín dụng mang lại và hình thức vay nợ thông qua việc cấp hạn mức thẻ cho khách hàng đơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoat_dong_xep_hang_tin_dung_khach_hang_the_nhan_tai.pdf
Tài liệu liên quan