Luận văn Hoạt động xuất khẩu của công ty ARTEX Thăng Long – Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

 

Lời nói đầu 1

CHƯƠNG I- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT NHẬP KHẨU 3

I- Xuất khẩu và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường 3

1.Khái niệm trung về xuất khẩu 3

2.Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thi trường 3

3.Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 5

II- Các hình thức xuất khẩu và phương tiện, phương thức thanh toán 7

1.Các hình thức xuất khẩu 7

2.Các phương thức và phương tiện thanh toán 9

III- Nội dung của hoạt động xuất khẩu 10

1.Nghiên cứu tiếp cận thi trường và lập phương án kinh doanh 10

2.Nội dung chủ yếu trong nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá 13

 

CHƯƠNG II- TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

CỦA CÔNG TY ARTEX THĂNG LONG 17

I- Quá trình hình thành và phát triển cảu công ty 17

1. Sự ra đời của công ty 18

2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 18

II. Cơ cấu tổ chức của công ty 18

III- Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty ARTEX Thăng Long 19

1. Kim nghạch xuất khẩu của công ty từ năm 1998 – 2001 19

2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty 20

3. Thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công ty 22

4- Đánh giá hoạt động xuất khẩu của công ty 23

CHƯƠNG III- MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẤY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY ARTEX THĂNG LONG 27

I- Phương hướng và mục tiêu của công ty trong thời gian tới 27

II- Giải pháp về phía doanh nghiệp 27

1. Tăng cường nghiên cứu thị trường và công tác tiếp thị 27

2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 28

Kết luận 30

 

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động xuất khẩu của công ty ARTEX Thăng Long – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội và các biến động của thiên nhiên. Vấn đề biến động giá cả thị trường: Người xuất khẩu phải nắm vững và có đầy đủ thông tin về sự biến động giá cả trên thị trường thế giới cũng như giá cả của nguồn hàng cung cấp trong nước để có những biện pháp thích hợp tăng hiệu quả sản xuất. Việc theo dõi nắm bắt được những biến động này sẽ giúp người xuất khẩu có được mức giá tối ưu. Việc nghiên cứu giá cả trên thị trường là phương thức quan trong trong việc thành hay bại của một phương án kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp cần phải có các thông tin đầy đủ về nó và phân tích chính xác tỉ mỉ để xem xét thời điểm nào là giá đó đem lại lợi nhuận cao nhất cho mình, hạn chế rủi ro. 1.3. Lựa chọn đối tác buôn bán. Khi tiến hành xuất khẩu người kinh doanh có thể có được nhiều bạn hàng để buôn bán, các nhà kinh doanh cần phải lựa chọn khách hàng tốt nhất để đảm bảo uy tín và tính an toàn về hiệu quả kinh doanh. Căn cứ vào đó mà ta có thể lựa chọn đối tác buôn bán tốt nhất đó là: Quan điểm kinh doanh cảu đối tác. Lĩnh vực kinh doanh của họ. Khả năng về tài chính (vốn liếng và cơ sở vật chất). Uy tín và các mối quan hệ của đối tác kinh doanh. Những người đại diện của công ty kinh doanh và phạm vi trách nhiệm của họ đối với công ty nếu người giao dịch trực tiếp là đại diện công ty. Khi lựa chọn đối tác giao dịch phương án tối ưu là những người trực tiếp có trức năng xuất nhập khẩu trực tiếp hạn chế những hoạt động trung gian. Các bạn hàng có hợp đồng làm ăn lâu dài, quen thuộc cũng là những ưu tiên khi chọn đối tác. Trong một số trường hợp có thể sử dụng các trung gian nếu xét thấy cần thiết và có hiệu quả đó là khi thâm nhập vào thị trường mới, cần nắm bắt những thông tin về thị trường mới. Việc lựa chọn đối tác buôn bán sáng suốt và chính xác là cơ sở vững chắc để có sự thành công cao nhất trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. 1.4. Nghiên cứu giá cả hàng hoá xuất khẩu. Giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện một cách tổng hợp các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế quốc dân như mối quan hệ giữa cung cầu về hàng hoá, tích lũy-tiêu thụ, công nghiệp-nông nghiệp. Giá cả luôn gắn liền với thị trường và là một yếu tố cấu thành thị trường, giá cả luôn biến động và chịu tác đông của nhiều nhân tố. Để đạt được hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu đòi hỏi mỗi nhà kinh doanh luôn phải theo dõi chặt chẽ, nghiên cứu sự biến động của giá cả, đồng thời phải có những biện pháp để tính toán, xác định giá cả một cách chính xác, khoa học để có mức giá tối ưu. Trong buôn bán quốc tế, giá cả hàng hoá được coi là giá gộp, trong đó gồm giá nguyên thuỷ và cả chi phí, giá cả thay đổi tuỳ theo điêu kiện cơ sở tính giá. Giá cả hàng xuất khẩu bao gồm các yếu tố: Giá trị hàng hoá đơn thuần. Bao bì. Chi phí vận chuyển. Thuế xuất khẩu. Chi phí bảo hiểm. Các chi phí khác của hàng hoá xuất khẩu. Nghiên cứu giá cả của hàng hoá xuất khẩu bao gồm việc nghiên cứu mức giá của hàng hoá xuất khẩu tại từng thời điểm trên thị trường, xu hướng biến động của giá cả thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả mà nhà kinh doanh phải nghiên cứu đó là: Nhân tố chu kỳ, nhân tố cung cầu, nhân tố lạm phát, nhân tố thời vụ. Ngoài ra, giá cả còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác như chính sách của nhà nước tư bản, xung đột xã hội, đình công… Chính những nhân tố đó làm cho giá cả hàng hoá xuất khẩu luôn biến động gây nên việc nghiên cứu rất kho khăn và đòi hỏi chi phí lớn về vật chất. Nhưng điều này hết sức quan trọng trong công tác sản xuất và làm hạn chế rủi ro, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 1.5. Lập phương án kinh doanh. Trên cơ sở đã nghiên cứu vững chắc và các kết quả đã thu được qua các khâu trên doanh nghiệp xuất khẩu đưa ra phương án kinh doanh cụ thể. Đây là bước chuẩn bị trên giấy tờ dự đoán về diễn biến khi thực hiện quá trình xuất khẩu hàng hoá, cũng như các mục tiêu sẽ đạt được khi thực hiện quá trình này. Phương án kinh doanh này là kế hoạch hoạt động cụ thể của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu xác định của doanh nghiệp. Để xây dựng được phương án kinh doanh tốt cần phải tiến hành theo trình tự sau: Đánh giá tổng quát về thị trường và đối tác buôn bán. Dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích về thị trường và đối tác nước ngoài rút ra được những kết luận cơ bản về tình hình thị trường mà doanh nghiệp xuất khẩu. Từ đó phân tích để thấy được những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện công tác xuất khẩu. Chọn mặt hàng và thời gian, địa điểm, điều kiện và phương thức kinh doanh. Bước này đòi hỏi phải được chuẩn bị thật đầy đủ, kỹ lưỡng dựa trên cơ sở phân tích thông tin có liên quan. Đề ra các mục tiêu cụ thể sẽ đạt được khi tiến hành kinh doanh, có thể là các mục tiêu về lợi nhuận, doanh số, mục tiêu về uy tín. Đây là một công việc cần thiết bởi vì phải xác định rõ ràng các mục tiêu thì từ đó mới có các cơ sở để xây dựng các biện pháp cụ thể với các chỉ tiêu phù hợp với các mục tiêu đã đặt ra. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình kinh doanh. Đây là việc làm tất yếu và quan trọng bởi vì nếu không đánh giá được hiệu quả kinh tế hoặc đánh giá sai, nâng cao hiệu quả kinh tế so với hiệu quả thực thì dễ dàng dẫn đến rủi ro, thua lỗ khi tiến hành thực hiện. Hiệu quả kinh tế của một hoạt động kinh doanh có thể đánh giá qua các chỉ tiêu chủ yếu sau: + Chỉ tiêu tỉ xuất ngoại tệ. + Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn. + Chỉ tiêu tỉ xuất doanh lợi. + Chỉ tiêu điểm hoà vốn. Cùng với các mặt khác như uy tín của công ty mối quan hệ cũng được củng cố và mở rộng với nhiều bạn hàng. Do vậy, mà công tác lập phương án kinh doanh là một công tác quan trọng và cần thiết, một phương án kinh tế mà được lập một cách khoa học, khéo léo dựa trên cơ sở các phân tích chuẩn xác và đúng đắn về thị trường, bạn hàng cũng như về chúng tôi có ý nghĩa quyết định hêt sức quan trọng đến sự thành hay bại trong kinh doanh. 2. Nội dung chủ yếu trong nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá. 2.1. Ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Trong thương mại quốc tế có rất nhiều phương thức giao dịch, mỗi phương thức đều có đặc điểm riêng, cách thức tiến hành khác nhau cho nên đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá chúng ta cũng có thể tuỳ ý lựa chọn các phương thức giao dịch làm sao để đạt được hiệu quả cao nhất. Có thể đưa ra một số phương thức mà thông thường hay được sử dụng trong hoạt động xuất khẩu, đó là: Giao dịch thông thường: Hai bên mua bán thoả thuận đàm phán trực tiếp hay thông qua thư từ điện tử… đây là hình thức giao dịch được tiến hành phổ biến hiện nay trong hoạt động thương mại, hình thức này tránh được hiểu lầm, giảm được chi phí trung gian, bám sát được thị trường nhiều biến động. Giao dịch qua trung gian: là hình thức giao dịch mà người mua ( hoặc bán), quy định những điều kiện trong giao dịch mua bán hàng hoá như giá cả hàng hoá, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán qua người thứ ba, đó là người buôn bán trung gian. Hình thức này tận dụng khả năng hiểu biết của trung gian về thị trường, giá cả, pháp luật, tập quán… Dùng hình thức này để thâm nhập thị trường mới. Đây là hình thức phổ biến trên thế giới, nó chiếm hơn 50% kim nghạch buôn bán trên thế giới hiện nay. Hình thức buôn bán đối lưu: Trong hình thức này, xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua và ngược lại, lượng hàng hoá dịch vụ trao đổi có giá trị tương đương. Trong quá trình buôn bán, ký kết hợp đồng thanh toán vẫn phải dùng tiền làm vật ngang giá. Giao dịch tại sở giao dịch: Hàng hoá dịch vụ có khối lượng lớn, có tính chất đông loại, có phẩm chất có thể thay thế được cho nhau trên thị trường, đặc biệt là sở giao dịch thông qua các trung gian môi giới do sở giao dịch chỉ định. Giao dịch tại hội trợ triển lãm: Đây là hình thức giao dịch mà việc mua bán hàng hoá tại hội trợ triển lãm sau đó hai bên thoả thuận ký kết hợp đồng. Cần chú ý hội chợ triển lãm là thị trường hoạt động định kỳ tổ chức vào một thời điểm, ở một địa điểm nhất định. Sau khi tiến hành việc giao dịch, thoả thuận các vấn đề mấu chốt, các bên tiến hành ký kết hợp đồng, qua đó tiếp súc với nhiều nhóm khác hàng, hiểu hơn về nhu cầu của họ, hiểu thêm về đối thủ cạnh tranh, giá cả và giao dịch kiểu này có hiệu qua cho quảng cáo mạnh. Ngoài các phương thức kể trên còn có một số phương thức khác như: Đấu thầu quốc tế, đấu giá quốc tế nhưng chúng ít được sử dụng trong hoạt động buôn bán thông thường. Trong kinh doanh nói chung, mặc dù đã bàn bạc thoả thuận nhưng nếu không có bản hợp đồng thì nhiều khi vẫn có thể huỷ bỏ cam kết. Hợp đồng trong buôn bán quốc tế lại càn cần thiết bởi vì trong kinh doanh thương mại quốc tế giữa các nước khác nhau có sự khác nhau về ngôn ngữ, luật pháp, tập quán kinh doanh … Do đó, nếu không có sự thống nhất bằng văn bản thì rất dễ xảy ra những điều khó khăn, trục trặc, sinh sự tranh chấp kho giải quyết. Nói chung lại thì hợp đồng kinh doanh gồm 3 phần cơ bản: Những căn cứ pháp lý: Đó là những văn bản quy định của pháp luật, giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, ngày giờ và địa điểm ký kết hợp đồng, tên, địa chỉ người đại diện, các ban ký kết hợp đồng… Những thông tin có liên quan đến các bên ký hợp đồng như tên doanh nghiệp, trụ sở, điện thoại, tài khoản của các bên. Những điều khoản chi tiết liên quan tới nội dung thương vụ như tên hàng, giá cả, điều kiện bao bì, điều kiện vận chuyển … Để đảm bảo cho các bên ký kết hợp đồng nên khi ký kết hợp đồng cần lưu ý các điểm sau: Hợp đồng được trình bầy sáng sủa, ro ràng, phản ánh được nội dung được thoả thuận tránh tình trạng mập mờ, nhiều suy luận. Hợp đồng nên đề cập đến mọi vấn đề, tránh việc phải áp dụng tập quán để giải quyết những vấn đề bên kia không đề cập đến. Các điều khoản trong hợp đồng phải tuân thủ đúng luật của các quốc gia, các bên tham gia ký kết. Ngôn ngư trong hợp đồng là thứ ngôn ngư hai bên thông thạo. Người ký kết phải có đầy đủ thẩm quyền và chịu trách nhiệm về mọi nội dung ký kết. 2.2. Tổ chức thực hiện hợp đồng. Sau khi ký kết hợp đồng với các bên buôn bán, người xuất khẩu tổ chức thực hiện hợp đồng mà mình đã ký, căn cứ vào các điều khoản đã ghi trong hợp đồng, doanh nghiệp tiến hành các công việc phải làm ghi thành biểu bảng theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình, các văn bản đã gửi đi và nhận được để có thể có được các biện pháp giải quyết cụ thể. Các bước tiến hành việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm: Xin giấy phép nhập khẩu: Sau nghị định 89/CP ngày 15/12/1995 của chính phủ về bãi bỏ thủ tục giấy phép xuất khẩu hàng hoá cho từng chuyến. Hàng hoá xuất khẩu được phát triển khá mạnh mẽ, thông thoáng và thuận tiện. Tất cả các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu theo ngành hàng do Bộ thương mại cấp dài hạn đều có thể tiến hành xuất nhập khẩu hàng hoá trong phạm vi của giấy phép. Các bước khai thông đáng kể trong thủ tục xuất khẩu năm 1997 ( quyết định 28 TTC ngày 31/01/1997 ) chính phủ đã ra chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng hoá ở phạm vị rộng kể cả ngoài phạm vi ngành hàng mà giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu quy định ( trừ những ngành hàng cấm hoặc có điều kiện ). Thực chất đã tạo ra điều kiện cho các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu khai thác được nguồn hàng xuất khẩu, chủ động trong kinh doanh. Năm 1998 chính phủ đã tạo ra một bước tiến mạnh mẽ nữa là cho phép doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh và ký hợp đồng ngoại thương thanh toán qua ngân hàng đều dược phép xuất khẩu không cần phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Bằng các bước cải cách hành chính về quản lý xuất nhập khẩu, chính phủ đã thức chất tạo ra môi trường pháp luật thông thoáng để thu hút đầu tư và đặc biệt là khuyến khích xuất khẩu. Vì vậy, khi xuất khẩu doanh nghiệp chỉ cần phải xin cấp hạn ngạch cho những hàng hoá xuất có điều kiện như: Sản phẩm mỹ nghệ chế biến từ gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng, sản phẩm gia công may mặc. Chuẩn bị hàng xuất khẩu: Thực hiện theo các cam kết đã ký trong hợp đồng xuất khẩu, người xuất khẩu phải chuẩn bị hàng xuất khẩu. Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu gồm 3 công đoạn sau: + Thu gom tập chung thành lô hàng xuất khẩu. + Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu. + Ký mã hiệu hàng xuất khẩu. Kiểm tra hàng xuất khẩu: Kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu là công việc cần thiết và quan trọng . Làm thủ tục hải quan: đây là quy định bắt buộc với bất cứ loại hàng nào. Công tác này được tiến hành qua 3 bước sau: + Khai báo hải quan. + Xuất trình hàng hoá. + Thực hiện các quyết định của hải quan. Chương II Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của công ty ARTEX Thăng Long I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long (tên giao dịch quốc tế là ARTEX Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ thương mại. Công ty dược thành lập theo quyết định số 859KTĐN- TCCB với trụ sở chính tại : 16A Tôn Đức Thắng- Đống Đa- Hà Nội. Tel: (04)-8237814 Fax: (84-04)- 8456731. Kể từ khi ra đời công ty có một số mốc cần quan tâm sau đây: Ngày 7/4/1989 xí nghiệp xuất nhập khẩu (XNK) mỹ nghệ Thăng Long được thành lập trên cơ sở xác nhập xí nghiệp Hà Nội và bộ phận xản xuất phụ của tổng công ty XNK mỹ nghệ (viết tắt là ARTEXPORT). Ngày 7/5/1993 để phù hợp với cơ chế thị trường và tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ buôn bán quốc tế. Bộ thương mại và du lịch quyết định đổi tên thành công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long. Tháng 8 năm 1994 công ty tách một bộ phận may mặc xuất khẩu sang liên doanh với hãng Marochi của Nhật Bản để thành lập nên liên doanh có tên là công ty may mặc ARKSUN với tổng số vốn khoảng 1 triệu USD trong đó phía Việt Nam góp 49% tổng số vốn. Sản phẩm làm ra được phía Marochi chịu trách nhiệm bao tiêu. Sản phẩm chủ yếu của liên doanh này là quần áo đồng phục để cung cấp cho thi trường Nhật Bản và Hồng Kông. Việc liên doanh này đã giúp một lượng khá lớn công nhân trong công ty co việc làm ổn định. Đến năm 1999 thì công ty ARKSUN đã chuyển thành công ty có 100% vốn nước ngoài vì phía Việt Nam đã rút hết phần vốn đóng góp và chỉ để lại những công nhân đang làm việc tại đó. Đến nay, công ty đã có bề dầy chục năm hoạt động. Tuy kết quả thu được chưa cao nhưng đến thời điểm hiện nay có thể khẳng định rằng ARTEX Thăng Long đã từng bước vươn lên trụ cững trong cơ chế thị trường, tạo công ăn việ làm cho hàng trăm lao động. Sản phẩm chính của công ty là thủ công mỹ nghệ thêu ren và mây tre nứa lá. Sản phẩm được xuất đến những nước như: Đức, Italia, Nhật… sản phẩm mang nét độc đáo truyền thống với nhiều mẫu mã hấp dẫn đáp ứng nhu cầu của khách hàng về cả chất lượng, số lượng và giá thành. Và cho đến nay công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long chỉ hoạt động trên phương diện kinh doanh và các phân xưởng chỉ hoạt động trên phương diện kiểm tra và thẩm định hàng hoá, sản xuất hàng mẫu. Các nguồn lực của công ty 1. Về vốn : Khi mới thành lập công ty chỉ có số vốn khoảng 30 tỷ đồng trong đó vốn ngân hàng do nhà nước cấp, chỉ có khoảng 3 tỷ đồng vốn tự có do sự xác nhập 2 xí nghiệp lúc ban đầu, còn lại khoảng hơn 20 tỷ đồng công ty huy động được từ nhiều nguồn khác nhau(vay ngoài, vay nội bộ). Với một công ty xuất nhập khẩu thì số vốn nay quả thật là quá ít không đủ đáp ứng nhu cầu lâu dài.Và cũng chính bởi thiếu vốn cho nên phần lớn số vốn có được công ty đều tập trung vào việc kinh doanh trực tiếp. Số vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng rất khiêm tốn, gây nhiều khó khăn cho công ty đặc khi gặp trục trặc trong kinh doanh. 2. Về công nghệ : Vì là hàng thủ công mỹ nghệ nên việc đầu tư máy móc là rất tốn kém, nên về mặt này công ty biết mình không đủ khả năngtài chính để đầu tư, một mặt hàng là động chủ yếu của công ty bây giờ là kinh doanh chứ không sản xuất nữa. Các máy móc mà công ty có thể đầu tư chỉ là các máy móc kiểm tra chất lượng hàng hoá. II. Cơ cấu tổ chức của công ty. ùSơ đồ cơ cấu của công ty Giám đốc Phó giám đốc Phòng TCHC Phòng TCKT Phòng T.T Ban Quản lý Phòng N.V Phân xưởng Cửa hàng bán sản phẩm Chi nhánh tại Thành phố HCM ù Cơ cấu tổ chức của công ty. ố Giám đốc công ty là người đứng đầu vận hành tổ chức công ty, trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước nhà nước về tài sản, quản lý vốn nhà nước cấp, các khoản thuế … ố Giúp việc hay làm trợ lý cho giám đốc là phó giám đốc. ố Phòng tổ chức hành chính (TCHC) có chức năng tổ chức, quản lý, tuyển chọn đào tạo nhân viên, nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ quản lý và nâng cao tay nghệ cho công nhân viên. ố Phòng tài chính kế toán (TCKT) có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện các nghiệp vụ hạch toán quản lý vốn, các khoản thanh toán với ngân hàng,cấp phát vốn cho các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty. Tổ chức công tác theo đúng thể lệ và pháp lệnh về công tác kế toán mà nhà nước ban hành. ố Phòng thị trường (T.T) tiến hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường, thực hiện các hoạt động đón tiếp khách hàng, tổ chức triển lãm… III. Phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty ARTEX Thăng Long. 1. Quy trình xuất khẩu hàng hoá của công ty ARTEX Thăng Long Trước đây khi ta còn quan hệ chủ yếu với các nước khu vực I (khối XHCN), nhà nước giữ độc quyền ngoại thương, việc kinh doanh xuất khẩu phần lớn là theo các hiệp định, các thoả ước, thoả thuận mà nhà nước ta ký kết với các tổ chức, các quốc gia khác. khi khối thị trường này tan vỡ, ta phải tìm kiếm khách hàng từ các nước thuộc khu vực II ( các nước TBCN0 cùng với việc hình thành nền kinh tế thị trường trong nước và phá bỏ độc quyền ngoại thương. Hiện nay, thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu của Việt Nam lại là các nước khu vực II. Đây là thị trường có tiềm năng rất lớn nhưng khá khó tính và có trọn lọc, đặc biệt là với hàng dệt may trong đó có nhóm hàng thêu ren. Chính do nhu cầu của thị trường này tăng lên nhưng lực lượng lao động lại giảm đi hoặc chuyển sang những lĩnh vực khác do việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều lao động không thích hợp với nền kinh tế tiên tiến, hiện đại. Vì vậy, hiện tại thị trường này đang có xu hướng xuất khẩu hàng thêu. Rẻ, đẹp, chất lượng - đó chính là yếu tố chính quyết định thị trường nào sẽ là nguồn cung cấp hàng thêu cho khu vực này. Công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long hiện tại cũng chủ yếu là thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu hàng thêu, mây tre lứa lá…Việc gia công xuất khẩu này thông thường là do bên đặt hàng chủ động giao nguyên phụ liệu( vải, chỉ, nhãn mác, túi đựng..), mẫu mã cho công ty, công ty tiến hành sản xuất theo mẫu đặt. Khi sản xuất xong, bên nước ngoài nhận hàng thành phẩm và thanh toán tiền gia công cho công ty. Hợp đồng gia công ký kết thường ở hai dạng sau: Bên nước ngoài giao nguyên phụ liệu, mẫu mã( nếu có) cho công ty, công ty sản xuất và giao hàng thành phẩm cho bên nước ngoài à nhận tiền gia công. Trong hợp đồng gia công thường ghi rõ là giá gia công, không tính nguyên phụ liệu. Bên nước ngoài xuất nguyên phụ liệu cho công ty có ghi rõ giá nguyên phụ liệu, định mức tiêu hao… Công ty sản xuất và xuất khẩu lại nhưng với giá thành phẩm. Công thức tính giá: Giá xuất 40% 40% 5% 5% !0% FOB = nguyên + phí gia + phụ phí + phí chuyên chở + lãi Liệg công bao bì trong nước 2. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty trong những năm qua. Hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ đặc biệt phát triển và tăng trưởng ở Việt Nam mà còn có một số nước châu á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam là những nước có khối lượng sản xuất lớn đặc biệt là Trung Quốc. Đối với nhiều nước trên thế giới, việc sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phát triển không ngừng không những tạo ra việc làm cho nhiều người kể cả những người tàn tật, mà còn làm cho nhiều nước trên thế giới có nhận thức, hiểu biết thêm về nền văn hoá Việt Nam, góp phần mở rộng thêm mối quan hệ mới thông qua buôn bán mặt hàng này. Đối với công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Thăng Long, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đã có vị trí là một trong những mặt hàng chủ lực của công ty ngay từ đầu mới thành lập. Trong những năm qua công ty đã xuất khẩu được một lượng hàng lớn, thu về cho công ty một lượng hàng đáng kể, góp phần tăng thu nhập của công ty. Trải qua một thời gian thành lập, tồn tại và hoạt động với những bước thăng trầm. Năm 1997, công ty tiếp tục duy trì được sự phát triển của mình. Các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của công ty giờ đây đạt chất lượng cao và bạn hàng đánh giá tốt, có thể tiêu thụ mạnh ngay trên thị trường được coi là "khó tính". Được khích lệ và tạo đà của doanh thu năm 1997, năm 1998 doanh thu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty đạt 926.963,9 USD tăng 31,4% so với năm 1997. Trong năm này, công ty còn mở rộng thêm một số khách hàng quan trọng đặc biệt là Đức và Pháp. Các sản phẩm xuất khẩu chính là khăn bàn, ga gối, khăn tay, áo kimônô… Năm 1999 là năm đầu tiên sau năm 1993, công ty đạt doanh thu hàng thủ công mỹ nghệ tính đến con số triệu đô la (USD) với 1.381.296,56 USD chiếm 29,86 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đạt được kết quả này có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty. Hàng sản xuất ra có chữ "tín" cao, chất lượng hàng được nâng cao một bậc, mẫu mã đa dạng, phong phú phù hợp với các yêu cầu của thị trường nhờ vậy các thị trường quan trọng của công ty đều đạt doanh số cao. Năm 2000 và năm 2001, công ty tiếp tục giữ mức tăng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ với doanh thu năm là 5.263.947 USD và năm 2001 là 5.984.368 USD. Tuy nhiên phải đánh giá khách quan rằng trong 2 năm này, công ty gặp khá nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của suy thoái, khủng hoảng kinh tế trong khu vực và thế giới. Doanh thu năm 2000 dù có đạt hơn 5,9 triệu USD nhưng chủ yếu là do công ty đã ký kết hợp đồng với một khách hàng Châu á hợp đồng này gia công trị giá 1,2 triệu USD, trong khi đó doanh thu ở các thị trường khác lại giảm sút. Năm 2001 công ty đã "cải tạo thị trường", củng có quan hệ với các thị trường, các khách hàng quan trọng nên luôn ký được nhiều hợp đồng có giá trị lớn. Về mặt hàng xuất khẩu trong 2 năm này không có nhiều thay đổi, các sản phẩm xuất khẩu chính vẫn là những sản phẩm mà công ty có thế mạnh: ga gối, ga phủ giường, chăn đệm, khăn bàn, rèm cửa… Bảng kết quả kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEX Thăng Long trong các năm qua. Năm 1998 1999 2000 2001 Tổng doanh thu (USD) 3.0044286,65 4.579.794,84 5.286.834 5.947.634 Theo kết quả báo cáo hàng năm của công ty ARTEX Thăng Long Năm 2001 vừa qua, công ty đã duy trì và phát triển thế mạnh của mình để đạt được tổng kim ngạch là 5.947.634 USD trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng thêu đạt 2.253.396 USD chiếm tỷ trọng khoảng 57,25% tổng doanh thu. Như vậy, đánh giá tổng kết 4 năm hoạt động của công ty cho thấy tuy còn những gập ghềnh nhưng con đường phát triển đi lên của công ty là chắc chắn. 3. Thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công ty. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện nay có mặt trên 50 nước và lãnh thổ ở khắp các châu lục của thế giới. Thị trường xuất khẩu loại hàng hoá này trong mấy chục năm qua có những giai đoạn thăng trầm, có khi thuận lợi có khi khó khăn, nhưng nhìn chung trong những năm gần đây đã có chiều hướng phát triển tốt, có nhiều chủng loại hàng hoá mới và mở được nhiều thị trường mới theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ thị trường và quan hệ buôn bán với các nước trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào các thị trường trên thế giới. Đơn vi : Nghìn USD Năm Thị trường 1999 2000 2001 Đức 300 320 607 Hà Lan 1.023 1.600 618 Anh 210 105 328 Nhật 265 650 1210 Đài Loan 780 1.300 1.500 Hồng Kông 172 628 810 Tổng 2750 4603 5073 Nguồn: Phòng tài chính – kế hoạch công ty ARTEX Thăng Long 3.1. Thị trường các nước Tây Âu, Bắc Âu. Thị trường EU khu vực thị trường rộng lớn. Xuất khẩu của công ty sang khu vực thị trường nảytong những năm gần đât tăng khá nhanh, hiện nay chiến tỷ trọng gần 1/4 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đây cũng là khu vực thị trường công ty xuất được nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ và có nhiều triển vọng mở rộng và đẩy mạnh tiêu thụ một số loại hàng hoá công ty có khả năng phát triển. Sản phẩm gỗ của công ty hiện nay đang thâm nhập rất tốt vào thị trường EU, thị trường tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới, là một trong các thị trường trọng điểm của đồ gỗ chế biến tại Việt Nam. Hàng gốm, sứ mỹ nghệ và hàng thêu ren cũng là nhóm hàng đang tiêu thụ mạnh sang khu vực thị trường này. Thông qua hội chợ Frankfurt hàng năm tại Đức, một số công ty của ta đã thành đạt trong việc nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ. Có thương nhân người nước ngoài đã chuyển toàn bộ đơn hàng đồ gốm sứ từ các nước xung quanh ta để tập trung đặt hàng tại Việt Nam và hứa hẹn giúp đầu tư mở rỗng sản xuất tăng lượng hàng cung ứng cho thị trường này lên gấp 2-3 lần so với hiện nay. Thức tế đã chứng minh nếu phát hiện, và nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của từng thị trường và có giải pháp thích hợp để đáp ứng thì mở rộn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100393.doc
Tài liệu liên quan