Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 16 doanh nghiệp chuyên sản xuất giầy, trong đó có 3 doanh nghiệp Trung ương, 5 doanh nghiệp quốc doanh Địa phương và 8 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngoài ra, còn có một số công ty khác có tham gia sản xuất giầy như công ty Barotex (Bộ thương mại). Địa phương Hà Nội quản lý gần 10 doanh nghiệp sản xuất giầy vải và giầy da các loại với công suất quy giầy vải khoảng trên 14 triệu đôi/năm.; SX giày vải chiếm 80%, chiếm khoảng 80%. Hiện nay, Hà Nội chưa có doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sản xuất giầy chủ yếu là do giá lao động của Hà Nội cao hơn các tỉnh thủ tục thuê đất còn nhiều bất cập, giá thuê đất cao hơn các nơi khác.
92 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động xuất khẩu của Hà Nội thời kỳ đổi mới (1986 - 2000)- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng những cơ sở mới đúng quy hoạch và đảm bảo hiệu quả kinh tế, trước hết là phục vụ mục tiêu ổn định đời sống, tạo việc làm và mở rộng xuất khẩu...”.(21)
Thành phố đã chủ trương mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại . “Thủ đô có thể mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại trong khâu mấu chốt là đẩy mạnh xuất khẩu”(21). Tuân theo đường lối đối ngoại hành phố bắt đầu tăng cường hợp tác toàn diện với Liên xô và các nước XHCN anh em về gia công hàng tiêu dùng và phát triển nông sản xuất khẩu. Thực hiện tốt quan hệ giao dịch với các tổ chức kinh tế một số nước theo các hợp đồng đã ký kết, tăng cường quản lý các hoạt động ngoại thương và liên kết với các Tỉnh để tạo nguồn hàng xuất khẩu. Đảng bộ Thành phố đã rất quan tâm lãnh đạo đẩy mạnh xuất khẩu mà đầu tiên là thực hiện các chương trình sản xuất lớn (sản xuất lương thực, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu). Chính vì vậy, mặc dù cuối những năm 80 đầu những năm 90, thị trường Liên xô (cũ) và Đông Âu giảm đột ngột nhưng kim ngạch xuất khẩu của địa phương Hà Nội vẫn đạt 32 triệuUSD và 49 triệu Rup, tăng trưởng bình quân là 11%/năm
Nhìn nhận từ góc độ các thành phần kinh tế, Thành phố đã có chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Trong đó, kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc xuất khẩu các mặt hàng chủ lực(thành phố vẫn tồn tại đầu mối xuất khẩu). Kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư nhân đã có sự tăng trưởng khá và dần dần tham gia vào xuất khâu. Tuy vậy, vào thời kỳ này, Thành phố vẫn chưa chú trọng phát triển đúng mức khu vực kinh tế tư nhân.
Các chính sách và biện pháp chủ yếu Thành phố đã thực hiện trong gia đoạn này:
- Tổ chức lại sản xuát trên địa bàn Thủ đô, lấy công nghiệp làm trọng tâm, liên kết chặt chẽ với nông nghiẹp, tiểu thủ công nghiệp.
- Quy hoạch vùng chuyên canh các mặt hàng nông sản xuất khẩu với khối lượng hàng hoá lớn như : lạc, khoai tây, tỏi ớt, rau quả.. Đầu tư giống mới, kỹ thuật bảo quản để chế biến nông sản.
- Thành phố đã có những chương trình đầu tư vốn để nhập khẩu các tư liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Với chủ trương, những xí nghiệp xây dựng mới phải có kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Chọn phương thức đầu tư ít nhất nhưng tạo được hàng xuất khẩu nhanh nhất thì đầu tư, không phân biệt hình thức sở hữu. Giám đốc xí nghiệp làm hàng xuất khẩu chủ động vay ngoại tệ đầu tư sản xuất , lo thị trường tiêu thụ, Thành phố không bao cấp.
- Ban hành các chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, các dịch vụ tăng ngoại tệ.
- Quy định về giá sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Chấp nhận sản phẩm xuất khẩu phải được hưởng giá cao nhất.
- Ưu tiên vốn đầu tư ngoại tệ và vốn cho việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đối với các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu.
Bên cạnh những chuyển biến tích cực mà Đảng bộ và Chính quyền Thành phố đã thực hiện để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, song phải thừa nhận rằng sự đổi mới nói chung và trong hoạt động kinh tế đối ngoại diễn ra còn chậm chạp.
- Kết quả hoạt động xuất khẩu giai đoạn 1986 - 1990:
Theo số liệu thông tin kinh tế - xã hội của Hà Nội, tình hình xuất khẩu được thể hiện trong Bảng 2.1.Nếu lấy năm 1990 so với 1986, kim ngạch xuất khẩu đã tăng 69,80% . Về nhóm hàng.: Hàng nông sản xuất khẩu qua các năm đều tăng, nhất là năm 1989 và năm 1990. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Hà Nội trong thời kỳ này chưa có chuyển biến lớn so với thời kỳ 1981 -1985, chủ yếu vẫn là hàng nông lâm hải sản ở dạng thô và sơ chế(rau quả tươi, lạc, tỏi khô, nâm), hàng thủ công(thêu ren, mây tre, mỹ nghệ) và hàng tiêu dùng thuộc ngành công nghiệp nhẹ(may mặc, mũ, giày, khăn bông, dệt kim. .)
Cơ cấu thị trường hàng xuất khẩu trong gia đoạn 1986 - 1990 chủ yếu tập trung vào thị trường các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên tỷ trọng thị trường xuất khẩu sang các nước XHCN giảm xuống và tỷ trọng thị trường xuất khẩu với các nước khác trong tổng kim ngạch tăng dần. Thời kỳ này, cùng với xu hướng chung của cả nước, Hà Nội đã bắt đầu mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế giới.
Biểu 2.1.xuất khẩu của thành phố hà Nội
giai đoạn 1986 - 1990
Đơn vị tính: 1000 R-USD
STT
1986
1987
1988
1989
1990
1
Tổng KNXK
48.100
52.880
60.524
78.570
81.677
Tính theo RUP
30.700
33.880
37.716
42.495
49.677
USD
17.400
19.000
22.808
36.075
32.000
2
Tốc độ tăngtrưởng(%)
-
1.09
1.14
1.29
1.03
Nguồn : thông tin KT-XH (1985 - 1992) Hà Nội, xuất bản 1993
Nhìn chung, Hoạt động xuất khẩu của Thủ đô giai đoạn này đã đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kể với sự đa dạng hoá các loại hình, đa phương hoá thị trường và đối tượng hợp tác, đồng thời đã thu hút được các thành phần kinh tế tham gia vào xuất khẩu. Như Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ của Đảng bộ Hà Nội khoá XI đã ghi nhận: “ Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, góp phần quan trọng vào việc cấu trúc lại cơ cấu ngành kinh tế và tăng tốc độ phát triển kinh tế, cải thiện cán cân thương mại, mở cửa nền kinh tế.”(22)
Tuy nhiên nếu nhìn nhận và phân tích một cách sâu hơn sẽ thấy, hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và xuất khẩu của Hà Nội còn bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế. Những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô Hà Nội, với tư cách là trung tâm kinh tế của cả nước. Tốc độ tăng trưởng nhanh song không ổn định.
Những yếu kém và hạn chế nói trên là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhất là nguyên nhân chủ quan sau đây:
Về nguyên nhân khách quan :
- Hà Nội chịu ảnh hưởng khá nặng nề của mô hình công nghiệp hoá cổ điển và cơ chế quản lý cứng nhắc của mô hình kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp trước đây. Do vậy, Hà nội phải trải qua một giai đoạn chuyển đổi để từng bước thiết lập cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên xô(cũ) và Đông Âu, sự tan rã của Hội đồng tương trợ kinh tế và chính sách cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam đã đưa tới những trở ngaị không nhỏ. Nói cách khác, chính nguyên nhân này làm cho thị trường truyền thống bị thu hẹp, nếu không muốn nói là mất đi và thị trường mới với yêu cầu cao hơn thì Hà Nội chưa có đủ điều kiện để đi vào với quy mô lớn.
Về nguyên nhân chủ quan:
- Hà Nội chưa biết khai thác tiềm năng là vị trí trung tâm kinh tế của cả nước và Khu vực Phía Bắc, trước hết là đối với các Tỉnh lân cận của đồng bằng Bắc Bộ. Do đó còn chậm có những chủ trương, biện pháp, đòn bảy kinh tế hữu hiệu để thu hút và tận dụng tiềm năng đó, thu hút các nguồn nguyên liệu từ các Tỉnh để đưa vào tinh chế phục vụ xuất khẩu. Về điểm này, Thành phố Hồ Chí Minh có kinh nghiệm và đạt được thành công lớn hơn nhiều so với Hà Nội.
- Các doanh nghiệp Trung ương và địa phương trên địa bàn Hà Nội còn chậm trong việc tạo ra cơ chế đổi mới kỹ thuật - công nghệ và nâng cấp cơ sở vật chất cho sản xuất, kinh doanh. Do vậy, Hà Nội chậm xây dựng những mặt hàng mũi nhọn có khả năng xuất khẩu, cạnh tranh được trên các thị trường, kể cả những “ thị trường khó tính”.
- Sự yếu kém về năng lực của bộ máy cán bộ xuất nhập khẩu. đúng như Hội nghị đại biểu giữa kỳ của Đảng bộ Hà Nội khoá XI đã nhận định: “Cái đáng lo ngại nhất là trình độ của cán bộ về quản lý Nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong liên doanh với nước ngoài còn thấp so với yêu cầu. Bộ máy còn quá cồng kềnh, kém hiệu lực”.
2.2.2.2.Hoạt động xuất khẩu giai đoạn 1991 -2000
- Những chủ trương của Trung ương và Thành phố :
+ Chủ trương của Trung ương :
Kể từ sau 1990, Trung ương đã ban hành một số chính sách khuyến khích hơn nữa hoạt động xuất khẩu. Một loạt các văn bản mới được ban hành nhằm tháo gỡ và đẩy mạnh hơn hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói tiêng. Nhưng chính sách này đã thúc đẩy rát lớn hoạt động xuất khẩu trên địa bàn.
+ Nghị định 114/HĐBT quy định các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu khi có đủ 4 điều kiện. Nghị định 114/HĐBT đã đánh dấu bước chuyển dần từ mô hình Nhà nước độc quyền ngoại thương sang tự do hoá ngoại thương.
Nghị định 33/CP ngày 19/4/1994 về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
Nghị định 57/CP của Chính phủ ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài
Chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt và có sự điều chỉnh của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Chính sách thuế xuất nhập khẩu : ngày 17/11/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định 94/CP quy định chi tiết việc sửa đổi, bổ sung một số điều Luật thuế xuất nhập khẩu. Luật thuế XNK đã phù hợp với quy định quốc tế mà Việt Nam phải thực hiện (kê khai hải quan theo mã số HS, áp dụng Luật thuế VAT...)
+ Chủ trương của Thành phố Hà Nội:
Đầu thập niên 1990, Thành phố đã cùng cả nước triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1991 - 1995 với trọng tâm là tiếp tục đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trong 5 năm này, Hà Nội phải phấn đấu có bước chuyển trong cơ cấu kinh tế, trong đó xuất nhập khẩu có vai trò đòn bảy phát triển kinh tế xã hội. Có thể nói, bắt đầu từ giai đạn này, hoạt động xuất khẩu của Hà nội mới thất sự khởi sắc. Tuy thời kỳ này, Hà Nội lấy sản xuất thay thế nhập khẩu là chủ yếu song rất coi trọng đổi mới công nghệ để sản xuất hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thành phố đã tập trung vào một số chương trình sau:
+ Tập trung sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp hàng xuất khẩu, đổi mới công nghệ để tăng sản xuất xuất khẩu các sản phẩm tinh xảo và có hàm lượng kỹ thuật cao như: điện điện tử, cơ kim khí tiêu dùng, dệt may da, thực phẩm chế biến...Cần có chính sách ưu tiên, tập trung đầu tư phát triển các ngành xuất khẩu lớn
+Đa phương hoá quan hệ thương mại, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tập trung phát triển thị trường đã có, thâm nhập và khai thác các thị trường mới. + Phát triển mạnh công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao chất lượng các mặt hàng truyền thống đi đôi với mở rộng các mặt hàng mới. Việc chuyển đổi trọng tâm trong chính sách công nghiệp sang sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đã tạo chuyển biến lớn trong cơ cấu nội bộ của ngành công nghiệp chế biến.
Xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn Thành phố Hà Nội 10 năm qua đều tăng trưởng liên tục, đạt được những mục tiêu đặt ra và đóng góp một phần đáng kể vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trên địa bàn giai đoạn 1996-2000 tăng bình quân 16,6%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 6500 triệu USD. Riêng năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt 1625 triệu USD, tăng 4,72 lần so với năm 1991 (344 triệu USD).
Xuất khẩu của doanh nghiệp thuộc địa phương cũng tăng trưởng với mức cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu địa phương thời kỳ 1991-1995 là 541,9 triệu USD; bình quân mỗi năm tăng 26%; thời kỳ 1996-2000 là 1.604 triệu USD, bình quân mỗi năm tăng 20%.
Tuy nhiên, trong những năm 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Hà Nội có xu hướng giảm dần trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (trên địa bàn từ 16,85% năm 1991 xuống 14,3% năm 1996 và còn 11,04% năm 2000; của địa phương tương ứng là 3,8% - 3,4% và 2,7%). Điều này có thể giải thích bằng việc trong số các mặt hàng xuất khẩu trên địa bàn và của địa phương Hà Nội không có dầu thô và một số nông, lâm hải là những mặt hàng có kim ngạch lớn và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất của Việt Nam.
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu của Thành phố Hà Nội
giai đoạn 1991 - 2000
1991
1995
1996
1997
1998
1999
2000
KNXK của cả nước (triệu USD)
2042
5448,9
7255,9
9185
9360
11540
14308
KNXK địa bàn (triệu USD)
344
755
1037,5
1200,3
1256,2
1418
1625
Tỷ trọng (%)
16.85
13.85
14.3
13.1
13.4
12.3
11.04
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
137,42
115,7
104,7
112,9
111,4
KNXK địa phương (triệu USD)
63,6
161,3
247,5
300,3
306,5
349,5
400
Tỷ trọng (%)
3.08
2.96
3.4
3.3
3.3
3.01
2.7
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
-
-
153,4
121,3
102,1
114
111,5
Nguồn: Sở Thương mại Hà Nội
* Mặt hàng xuất khẩu:
Hà Nội đã hình thành được nhóm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực (có khối lượng tương đối lớn và thị trường khá ổn định): dệt - may, giày dép, điện - điện tử, thủ công mỹ nghệ, nông sản và thuỷ hải sản. Từ năm 1998, một số mặt hàng mới trong lĩnh vực cơ - kim khí và công nghệ phần mềm cũng đang dần hình thành và phát triển, xu hướng trong một vài năm tới có thể xuất khẩu với quy mô nhất định loại hàng hoá có hàm lượng công nghệ và chất xám cao này.
Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của địa phương tăng đều qua các năm )
Bảng 2.3. Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu của thành phố Hà Nội 1991- 2002
Đơn vị tính : Triệu USD
Nhóm hàng
Kim ngạch xuất khẩu
So sánh (lần)
1991
1996
2000
2000/1991
2000/1996
May dệt
4.4
32
58
Tăng 13 lần
1.81 lần
Giày dép
0.5
15
26.2
Tăng 52.4 lần
1.74,7lần
Điện - điện tử
2.2
85
130
Tăng 59 lần
1.53 lần
Nông lâm thuỷ sản
7.3
44.5
68.85
Tăng 5.79 lần
1.83 lần
Cơ kim khí
1.3
3.5
6.8
Tăng 5.23 lần
1.94 lần
Thủ công mỹ nghệ
3.6
10
9.7
Tăng 2.7 lần
2.69 lần
Nguồn : Sở Thương mại Hà Nội
Kim ngạch xuất khẩu nêu trên đã thể hiện bước đi bứt phá ban đầu của Hà Nội trong việc tạo nên mặt hàng xuất khẩu chủ lực, phù hợp với việc chuyển dịch cơ chế kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và tăng cường khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh của Thủ đô.(Bảng 2.4)
Bảng 2.4: thị trường xuất khẩu một số mặt hàng
chủ yếu của Hà Nội 1991-2000
Đơn vị: triệu USD
Nhóm hàng
Thị trường chủ yếu
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
1991
1996
2000
Dệt may
EU, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, ASEAN, Mỹ
6,7
32,0
58
Giày dép
EU, Mỹ, Đông á,SNG
0,5
15
26,2
Nông lâm - thuỷ hải sản
EU, Nhật Bản, Mỹ, ASEAN, SNG, Đông Âu...
14,5
46
84
Điện, điện tử
Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, SNG,...
0
85
129,9
Hàng cơ kim khí
Lào, Malaysia, Trung Quốc, ...
1,3
3,5
6,8
Thủ công mỹ nghệ
Đài Loan, ASEAN, EU, Mỹ
3,6
10
9,7
Tổng số
26,6
191,5
314,6
Nguồn: Sở Thương mại Hà Nội.
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Hà Nội cũng được cải thiện theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô. Tỷ trọng kim ngạch hàng nông - lâm - thuỷ hải sản của địa phương Hà Nội giảm từ 25,2% năm 1995 xuống còn 21% năm 2000, của nhóm hàng công nghệ phẩm tăng tương ứng từ 61% lên 68,5%. Mặt hàng XK của Hà Nội tập trung chủ yếu ở các nhóm hàng: May-dệt, giày dép, điện-điện tử, thủ công mỹ nghệ, nông sản và thuỷ hải sản. Ngoài ra, những năm gần đây(1998), bắt đầu xuất hiện một số mặt hàng xuất khẩu mới trong lĩnh vực cơ kim khí và mặt hàng công nghệ phần mềm cũng đang dần hình thành và phát triển, xu hướng trong một vài năm tới có thể xuất khẩu được loại hàng hoá công nghệ cao này.
+ Hàng May-dệt:
- Kim ngạch 1991-2000 : KNXK tăng qua các năm kể từ sau khi VN ký Hiệp định với EU năm 1992. Năm 1991 KN đạt 4.4 triệu R, USD, năm 1995 đạt 28.9 triệu USD, năm 1996 đạt 32 triệu USD và năm 2000 đạt 58 triệu USD, tăng 13 lần so với 1991 và tăng 81% so với 1996.
- Năng lực SX: hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng trên 110 cơ sở sản xuất hàng dệt may, trong đó có khoảng 80 là DN, Địa phương HN có khoảng trên 80DN có cơ sở SX hàng dệt may, trong đó có 56 DN tham gia XK sang thị trường có hạn ngạch. với tổng số thiết bị may dệt các loại khoảng 10.000 chiếc, công suất SX khoảng 22.000SP (quy sơ mi)/năm, bằng khoảng 3% năng lực của toàn quốc.
- Thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU, Canada (thị trường có hạn ngạch) và Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Đài Loan, Hoa Kỳ (thị trường không hạn ngạch) cụ thể theo bảng dưới đây:
Biểu 2.5. Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của
Hà Nội (1996 - 2000)
Đơn vị: 1000 USD
Thị trường
Năm 1996
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
EU
9.200
16.750
21.280
24.236
Nhật Bản
8.800
12.300
12.400
12.849
Hàn Quốc
-
9.015
9.286
9.659
Canada
1.890
2.553
3.154
2.350
Đài Loan
578
2.101
908
2.402
ASEAN
-
837
1.300
1.318
Hoa Kỳ
45
57
110
774
Nguồn: Sở Thương mại.
Những hạn chế trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may:
Quy mô sản xuất hàng dệt may nhìn chung còn nhỏ, vệ sinh công nghiệp kém, đầu tư còn không đồng bộ, chưa có quy hoạch ngành, bộ máy quản lý cồng kềnh (DNNN), năng suất lao động chưa cao. Xuất khẩu chủ yếu là gia công, giá rẻ và qua trung gian nên thị trường đầu ra không ổn định, năng lực cạnh tranh kém, hiệu quả thấp.
Cũng như tình trạng chung của cả nước, sản xuất hàng dệt may của Hà Nội chủ yếu làm gia công cho các công ty nước ngoài, phần lớn nguyên, phụ liệu là do các công ty nước ngoài đưa vào, trong nước chưa sản xuất được hoặc chất lượng thấp. Ngành dệt chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành may hơn nữa các doanh nghiệp thường chuộng làm gia công cho nước ngoài hơn là mua nguyên liệu và bán thành phẩm (FOB) vì độ rủi ro thấp, việc phân phối, thiết kế đã có khách hàng lo. Bán FOB phải phụ thuộc nhiều yếu tố như: chất lượng nguyên liệu, thiết kế mẫu mã, tiếp thị sản phẩm và quan hệ với các kênh phân phối tại nước ngoài.
Các doanh nghiệp còn yếu, kém về tạo mẫu và marketing còn trông chờ vào việc cấp hạn ngạch (đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh), chưa tích cực khai thác thâm nhập các thị trường phi hạn ngạch, bị cạnh tranh mạnh về hàng may mặc của Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, ... trên thị trường Quốc tế.
Hàng giày dép:
- Kim ngạch XK: Năm 1991, đạt 0,5 triệu R-USD, năm 1995 đạt 12 triệu USD, năm 1996 đạt 15 triệu USD và năm 2000 đạt 26,2 triệu USD, tăng 52 lần so 1991 và tăng 74,7% so với 1996.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 16 doanh nghiệp chuyên sản xuất giầy, trong đó có 3 doanh nghiệp Trung ương, 5 doanh nghiệp quốc doanh Địa phương và 8 doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngoài ra, còn có một số công ty khác có tham gia sản xuất giầy như công ty Barotex (Bộ thương mại). Địa phương Hà Nội quản lý gần 10 doanh nghiệp sản xuất giầy vải và giầy da các loại với công suất quy giầy vải khoảng trên 14 triệu đôi/năm.; SX giày vải chiếm 80%, chiếm khoảng 80%. Hiện nay, Hà Nội chưa có doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sản xuất giầy chủ yếu là do giá lao động của Hà Nội cao hơn các tỉnh thủ tục thuê đất còn nhiều bất cập, giá thuê đất cao hơn các nơi khác....
Trong thời gian qua, các doanh nghiệp quốc doanh địa phương Hà Nội tích cực đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, trang bị những máy móc thiết bị tiên tiến của Thế giới, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Các công ty TNHH hầu như có qui mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư thấp, lao động ít, thấp chủ yếu là sản xuất giầy dép phục vụ thị trường nội địa. Các doanh nghiệp nhà nước Trung ương có quy mô sản xuất lớn hơn các doanh nghiẹp địa phương, kim ngạch XK lớn hơn, thị trường XK cũng lớn hơn, vốn ổn định hơn.
Thị trường xuất khẩu: chủ yếu là EU, Mỹ, Nhật, Đài loan, Hàn Quốc...
Sản xuất và xuất khẩu giầy của Hà Nội còn có những tồn tại như sau:
Mặt hàng giày vải SD nguyên liệu trong nước là chủ yếu nhưng thị trường đầu ra không ổn định dẫn đến kim ngạch XK không ổn định, năm thấp, năm cao. Giày thể thao và giày da chiếm khoảng 20% KNXK giày, sử dụng nguyên liệu NK là chủ yếu (80-90%), hiệu quả không cao, cạnh tranh gay gắt với hàng Trung quốc.
Sản phẩm giầy- dép da cao cấp là mặt hàng có giá trị cao hơn giầy vải và là mặt hàng thế giới có hướng tiêu dùng lớn, song các doanh nghiệp sản xuất giầy dép xuất khẩu Hà Nội chưa có sự quan tâm đầu tư vào thiết bị công nghệ chế biến da thuộc và sản xuất giầy da cao cấp để đáp ứng nhu cầu này.
Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng chưa chế tạo được khuôn mẫu và phụ tùng nên tất cả các sản phẩm đều được sản xuất theo mẫu có sẵn theo đơn đặt hàng và do vậy bị phụ thuộc rất lớn vào các nhà nhập khẩu, trong khi đó, mặt hàng giầy dép thuộc vào các loại hàng thường xuyên có sự thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng và nhìn chung ta chưa đáp ứng được thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng. Toàn bộ ngành giầy dép vẫn chưa có Viện thiết kế mẫu mốt. Các phòng thiết kế ở các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ triển khai các mẫu mốt mà bạn hàng đưa tới. Do vậy, vấn đề đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng giầy dép hiện nay là phải nắm bắt được thông tin về mẫu mốt, thị hiếu tiêu dùng, kiểu dáng được ưa chuộng để có kế hoạch sản xuất và cung ứng kịp thời.
Hình thức xuất khẩu chủ yếu mà các doanh nghiệp sản xuất giầy dép Hà Nội đang áp dụng là hình thức gia công xuất khẩu (trừ công ty giầy Thượng Đình).
Các doanh nghiệp Hà Nội chưa vượt qua được các rào cản mà các đối thủ cạnh tranh trực tiếp tạo nên như chất lượng mẫu mã và giá cả. Bên cạnh đó sự phụ thuộc vào nhà nhập khẩu, chưa tạo dựng được ấn tượng với người tiêu dùng cũng góp phần làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Hà Nội cũng chưa chú ý tới việc tuyên truyền, quảng cáo, cung cấp thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng dẫn tới tình trạng người tiêu dùng không phân biệt được đâu là sản phẩm giầy dép của Việt Nam đâu là sản phẩm của các nước Châu á khác.
Các nước đang phát triển khác cùng có lợi thế như Việt Nam về giá lao động rẻ và trình độ khéo léo đã làm cho khả năng thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp Hà Nội càng kém hơn, đặc biệt tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản. Ví dụ: Năm 1996, thị phần của Trung Quốc trên thị trường Mỹ là 62% giầy thể thao, 56% giầy vải và 60% giầy da. Tại thị trường Nhật Bản hàng giầy dép của Trung Quốc chiếm 75,7% tổng số nhập khẩu, Inđônêsia chiếm 10,3%. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế này là các doanh nghiệp sản xuất giầy dép xuất khẩu Hà Nội chưa quan tâm xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý đủ mạnh: có kiến thức về ngoại thương, nhanh nhạy trong nắm bắt các cơ hội, xu hướng biến động của thị trường, nguyên liệu không đồng bộ, ít khả năng đầu tư công nghệ cao và công suất thiết bị lớn.
+ Điện, điện tử:
Kim ngạch xuất khẩu : Năm 1991 chưa xuất khẩu hàng điện-điện tử. Năm 1993 XK 2,2 triệu USD, năm 1996 XK 85 triệu USD, năm 2000 XK đã đạt xấp xỉ 130 triệu USD, tăng 59 lần so 1993 và tăng 53% so với 1996.
Những năm trước (1993-1995), xuất khẩu hàng điện-điện tử do các công ty trong nước (Cty điện tử ánh sao, công ty Hanel) XK sang thị trường Đông Âu (Nga...) và Singapore. Từ năm 1996, chủ yếu do các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài XK sang các công ty Mẹ (Hàn quốc, Nhật bản...). Mặt hàng XK chủ yếu là đèn hình, dây dẫn điện đồ điện dân dụng...
Tuy nhiên, năm 1998, kim ngạch giảm mạnh do khủng hoảng tài chính trong khu vực (giảm 17% so với năm 1997). Có hai loại sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng điện tử gia dụng (phần lớn là ti vi), có doanh số xuất khẩu không lớn và linh kiện đầu vào như đèn hình của Orion-Hanel. Ngoài các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu hàng điện tử do một số công ty trong nước nhập khẩu từ Trung quốc và Thái lan và xuất đi các nước khác.
Khác với các nước láng giềng, ta không xuất khẩu các thiết bị bán dẫn, thiết bị viễn thông, đồ dân dụng và các sản phẩm điện tử tiêu dùng khác.
Thị trường xuất khẩu gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Hoa Kỳ...
Về sản xuất hàng điện tử của các doanh nghiệp Hà Nội chủ yếu là lắp ráp, phụ thuộc khá nặng nề vào linh kiện và đầu vào khác của nước ngoài. Hầu hết các sản phẩm đều mang nhãn hiệu nước ngoài, có thị trường tiêu thụ ổn định. Hiện nay, sản xuất hàng điện tử chủ yếu do các công ty liên doanh nước ngoài trên địa bàn thực hiện như Daewoo Hanel, Orion-Hanel ...
+ Hàng thủ công mỹ nghệ:
Hàng thủ công mỹ nghệ là một trong các mặt hàng xuất khẩu chính của Hà Nội.
Kim ngạch XK: Năm 1991 đạt 1,3 triệu R-USD, năm 1995 đạt 8 triệu USD, năm 1996 đạt 10 triệu USD và năm 2000 đạt 9,7 triệu USD tăng 7,46 lần so 1991 và gần bằng KNXK của năm 1996, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt khoảng 39 triệu USD.
Nhìn chung, sản phẩm thủ công mỹ nghệ XK của Hà Nội chủ yếu là thu gom ở các tỉnh, các làng nghề truyền thống (mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, cói...). Tại Hà Nội chỉ có một số cơ sở thêu ren, sơn mài tập trung ở một số cơ sở SX nhỏ hoặc tại các gia đình. Vì phải đi thu gom nên chất lượng SP không đồng đều, không đáp ứng được các đơn hàng lớn của khách hàng nên thị trường đầu ra không ổn định, kim ngạch XK thấp. Riêng đối với hàng đồ gỗ TCMN, do năm 1997, Chính phủ có chính sách "Đóng cửa rừng" nên kim ngạch XK hàng này giảm nhiều, chỉ chiếm 5-10% KNXK hàng TCMN nhưng đến năm 1999, KNXK mặt hàng này dần được phục hồi do sử dụng gỗ rừng tự nhiên nhập khẩu. KNXK hàng mây, tre đan, cói...có xu hướng ngày càng tăng do nhu cầu nhập khẩu của các nước Châu Âu tăng.
Hàng thủ công mỹ nghệ là sản phẩm truyền thống nên chủ yếu được làm bằng tay, tỷ lệ làm bằng máy rất ít, do đó mà hàng của ta có tính độc đáo. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ còn tồn tại một số bất cập như sau:
+ Hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các nước có cùng mặt hàng xuất khẩu trong khu vực như Nhật Bản, Trung quốc, các nước ASEAN. Nói chung, khả năng cạnh tranh của hàng TCMN còn thấp (Chất lượng hàng hoá chưa cao, kiểu dáng mẫu mã chưa phong ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28638.doc