Luận văn Hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I 3

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG 3

XÚC TIẾN XUẤT KHẨU 3

1. Những khái niệm cơ bản về xuất khẩu, xúc tiến thương mại và xúc tiến xuất khẩu 3

1.1 Khái niệm về xúc tiến thương mại 3

1.1.1 Khái niệm về xúc tiến 3

1.1.2 Khái niệm về thương mại 4

1.1.3 Khái niệm về xúc tiến thương mại 4

1.2 Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu 7

1.2.1 Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu 7

1.2.2 Phân biệt xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu 9

1.2.3 Phân biệt xúc tiến thương mại và xúc tiến xuất khẩu 10

2. Phân loại hoạt động xúc tiến xuất khẩu 11

2.1 Xúc tiến xuất khẩu quốc tế 12

2.2 Xúc tiến xuất khẩu quốc gia 12

2.3 Xúc tiến xuất khẩu ở doanh nghiệp 12

3. Vị trí, vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu 13

3.1 Vị trí của hoạt động xúc tiến xuất khẩu 13

3.2 Vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu 14

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xúc tiến xuất khẩu 16

4.1 Quy mô và khối lượng hàng hoá đưa vào lưu thông trong nền kinh tế .16

4.2 Sự phát triển của khoa học và công nghệ truyền thông 17

4.3 Sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa các quốc gia và doanh nghiệp 17

4.4 Xu thế tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá trong nền kinh tế thế giới. .18

4.5 Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước 18

4.6 Khả năng tài chính dành cho xúc tiến xuất khẩu 19

4.7 Nhân tố con người và khả năng tổ chức xúc tiến xuất khẩu 20

5. Xúc tiến xuất khẩu Chính phủ 20

5.1 Định nghĩa, mục đích, đối tượng của xúc tiến xuất khẩu Chính phủ 20

5.2 Vị trí, vai trò của xúc tiến xuất khẩu Chính phủ 21

5.3 Nội dung hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ 21

6. Kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu của một số nước điển hình trên thế giới  Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 24

6.1 Kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu của Nhật Bản 24

6.2 Kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu của Mỹ 28

6.3 Bài học cho Việt Nam 30

PHẦN II 32

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ XÚC TIẾN XUẤT HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 32

1. Tổng quan về thị trường EU 32

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của EU 32

1.2 Đặc điểm chung của thị trường EU 33

2. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU 36

2.1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU 39

2.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU 43

3. Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường EU 45

3.1 Hệ thống các cơ quan xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam hiện nay .45

3.1.1 Các tổ chức xúc tiến thương mại của Chính phủ 45

3.1.2 Các tổ chức xúc tiến thương mại Phi Chính phủ 49

3.1.3 Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại 51

3.1.4 Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu 52

3.1.5 Đánh giá chung về hệ thống tổ chức xúc tiến xuất khẩu hiện nay ở Việt Nam 52

 3.2 Thực trạng các hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU .55

3.2.1 Chính phủ với việc tạo dựng, hoàn thiện môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu ở doanh nghiệp 55

3.2.2 Chính phủ với việc xây dựng chiến lược, quy hoạch xúc tiến xuất khẩu và phát triển xuất khẩu của đất nước 57

3.2.3 Chính phủ với công tác điều phối hoạt động xúc tiến xuất khẩu 59

3.2.4 Nhà nước ký kết các hiệp định song biên và đa biên 61

3.2.5 Tăng cường số lượng, nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài 62

3.2.6 Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra đời và hoạt động của các hiệp hội ngành nghề sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam 63

3.2.7 Quỹ hỗ trợ xuất khẩu và thưởng khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước 64

3.2.8 Chính phủ với việc thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cụ thể 65

4. Đánh giá chung về hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường EU của Chính phủ Việt Nam 69

4.1 Những thành công đạt được 69

4.2 Những mặt hạn của hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU .72

PHẦN III 78

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 78

1. Định hướng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và sang thị trường EU nói riêng 78

1.1 Định hướng xuất khẩu của Việt Nam đến 2020 78

1.1.1 Phương hướng chung 78

1.1.2 Chiến lược xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ 2001 – 2010 80

1.2 Định hướng xuất khẩu của Việt Nam sang EU đến 2020 83

12.1 Căn cứ định hướng 83

1.2.2 Định hướng chung 86

1.2.3 Định hướng các nhóm hàng chủ lực 87

2. Quan điểm và phương hướng đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu .88

2.1 Những quan điểm cơ bản về phát triển xúc tiến xuất khẩu 88

2.1.1 Thống nhất nhận thức xúc tiến xuất khẩu theo nghĩa rộng nhằm phát triển xuất khẩu nhanh và bền vững 88

2.1.2 Thừa nhận tầm quan trọng chiến lược của công tác xúc tiến xuất khẩu đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 90

2.1.3 Đảm bảo sự thống nhất giữa chính sách thương mại và chính sách xúc tiến xuất khẩu của đất nước 91

2.1.4 Thực hiện mạng lưới (network) xúc tiến xuất khẩu liên kết chặt chẽ mọi đối tác tham gia (Nhà nước, các TSIs và cộng đồng kinh doanh) 92

2.1.5 Thực hiện xúc tiến xuất khẩu trong mối liên kết chặt chẽ với các chiến lược xúc tiến đầu tư và phát triển công nghiệp 93

2.1.6 Thực hiện xúc tiến xuất khẩu theo các cụm (clusters) có nhu cầu chung 93

2.1.7 Thực hiện xúc tiến xuất khẩu đồng thời xây dựng nhanh chóng năng lực thương mại điện tử, ứng dụng và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 94

2.1.8 Công tác xúc tiến xuất khẩu chỉ có thể thực hiện thành công với việc phát triển nguồn nhân lực thương mại và xúc tiến xuất khẩu 95

2.2 Phương hướng hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở Việt Nam 95

3. Triển vọng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000 – 2010. 96

3.1. Những nhân tố tác động tới khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000 – 2010 96

3.1.1 Những nhân tố chung 96

3.1.2 Nhân tố phát sinh từ phía Việt Nam  Quá trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập. 101

3.2. Đánh giá triển vọng phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2005 – 2010 103

4. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu 106

4.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 106

4.1.1 Tạo môi trường quốc tế thuận lợi 106

4.1.2 Hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu 107

4.1.3 Sắp xếp lại các tổ chức xúc tiến thương mại nhằm tạo một hệ thống xúc tiến thương mại hữu hiệu trong cả nước. 109

4.1.4 Tăng cường hỗ trợ tài chính cho công tác xúc tiến xuất khẩu 109

4.1.5 Nhà nước giúp cải tiến và nâng cao chất lượng các dịch vụ xúc tiến xuất khẩu. 110

4.1.6 Khuyến khích và tạo cơ chế để các tổ chức nước ngoài tham gia xúc tiến xuất khẩu từ Việt Nam 112

4.1.7 Tăng cường xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác xúc tiến xuất khẩu ở trong và ngoài nước 112

4.1.8 Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu 113

4.2 Nhóm giải pháp vi mô 114

4.2.1 Cần nâng cao nhận thức về xúc tiến xuất khẩu cho các doanh nghiệp và các tổ chức xúc tiến xuất khẩu 114

4.2.2 Cần đưa ra chiến lược, kế hoạch và mục tiêu xúc tiến xuất khẩu cụ thể 114

4.2.3 Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và các tổ chức xúc tiến xuất khẩu 115

4.2.4 Cần ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu 115

4.2.5 Xác định và tăng ngân sách cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu 116

4.2.6 Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực 116

KẾT LUẬN 118

 

 

doc121 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 Luật Thương mại Việt Nam được Quốc hội thông qua quy định cụ thể hơn đối với lĩnh vực ngoại thương, năm 2002 Quốc hội thông qua và cho phép ban hành Luật Thương mại, sửa đổi bổ sung chú trọng hơn về xúc tiến thương mại đặc biệt hơn là xúc tiến xuất khẩu, năm 2005 Luật Thương mại được sửa đổi bổ sung mới nhất đưa ra các quy định cụ thể đối với hoạt động xúc tiến thương mại; Năm 2004 thông qua và ban hành Luật thuế xuất nhập khẩu sửa đổi bổ sung, điều chỉnh mức thuế… dựa trên AFTA, BTA, WTO… Thứ ba, chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt: Thực hiện phá giá đồng Việt Nam năm 1988, thống nhất tỷ giá hối đoái năm 1989, thực hiện tỷ giá hối đoái liên ngân hàng năm 1994… Thứ tư, cải cách hành chính Nhà nước, đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập khẩu, tạo quyền chủ động kinh doanh cho các doanh nghiệp: trước năm 1989, Nhà nước độc quyền về ngoại thương; sau năm 1989, sự độc quyền của các doanh nghiệp Nhà nước đã bị phá vỡ nhưng việc tham gia của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn hạn chế bởi hệ thống cấp giấy phép xuất khẩu; từ năm 1998, các quy định về giấy phép xuất nhập khẩu bị bãi bỏ nhưng vẫn còn hạn chế về sản phẩm được phép xuất nhập khẩu; từ năm 2001 đến nay, tất cả các pháp nhân được phép xuất nhập khẩu các sản phẩm mà mình sản xuất ra được ghi trong giấy phép kinh doanh mà không cần phải có giấy phép xuất nhập khẩu; Thứ năm, cải cách thể chế tài chính tín dụng, theo hướng tạo điều kiện cho tài trợ xuất khẩu, cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vay ưu đãi . Thứ sáu, chú trọng nâng cấp điều kiện cơ sở hạ tầng cho xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu. Nhà nước tăng cường các biện pháp cải cách chính sách kinh tế thương mại. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1998 và quý I năm 1999 có mức tăng trưởng rất thấp đã trở lại mức tăng trưởng khá cao thời kỳ sau đó. Nguyên nhân của sự tăng trưởng xuất khẩu cao một phần là do điều kiện thuận lợi của môi trường kinh doanh quốc tế, kinh tế Châu Á đã ra khỏi khủng hoảng tài chính năm 1997, các nền kinh tế lớn như Mỹ, EU tăng trưởng mạnh dẫn đến nhu cầu tăng mạnh các loại hàng hoá trên thị trường thế giới. Gần đây, tuy giá dầu thế giới biến động mạnh song kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng khá. Yếu tố quan trọng góp phần đẩy mạnh xuất khẩu của đất nước là những cam kết cải cách mạnh mẽ hơn của Đảng và Nhà nước ta thông qua những biện pháp, chính sách cải cách triệt để. Luật doanh nghiệp mới ngày 01/01/2000 và các quyết định của Chính Phủ bãi bỏ nhiều loại giấy phép không cần thiết đã tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, kích thích sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp. Trong khi đó Nghị định 57, Nghị định 11/1999…tiếp tục phát huy tác dụng đã trở thành nhân tố khuyến khích xuất khẩu thực sự. Trong năm 2000 hàng loạt các biện pháp cải cách khác được thực hiện đã tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu (Quốc Hội thông qua Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi năm 2000), Quyết định số 78/2000/QĐ-TTg ngày 06/07/2000 của Chính Phủ thành lập Cục xúc tiến thương mại, chỉ thị số 22/2000/CT-TTg ngày 27/10/2000 của Thủ tướng Chính Phủ về chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001 – 1010, Quyết định số 46/2001/QĐ–TTg ngày 04/04/2001 Thủ tướng Chính Phủ ban hành cơ chế quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 – 2005… Những cải cách quan trọng này đã tạo môi trường thông thoáng khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động ngoại thương. Trước những thách thức do môi trường kinh doanh không thuận lợi, Ðảng và Nhà nước tiếp tục áp dụng nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích xuất khẩu. Nhiều giải pháp đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 có tác dụng tức thời đối với việc đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường EU (như các ưu đãi về thuế, về tín dụng, thường khuyến khích xuất khẩu và hỗ trợ các công tác xúc tiến xuất khẩu ở doanh nghiệp…) 3.2.2 Chính phủ với việc xây dựng chiến lược, quy hoạch xúc tiến xuất khẩu và phát triển xuất khẩu của đất nước Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, Nhà nước chỉ đạo xây dựng và thực hiện nhiều chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phát triển xuất khẩu các ngành hàng… Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 1991 - 2000, các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội đều có các mục tiêu, định hướng và biện pháp phát triển xuất khẩu. Ngay từ đầu những năm 90, Nhà nước đã xác định ba chương trình kinh tế trọng điểm là chương trình xuất khẩu lương thực, chương trình xuất khẩu hàng tiêu dùng và chương trình sản xuất hàng xuất khẩu. Ðồng thời, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành, các địa phương trên cơ sở kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã được Ðảng và Quốc hội thông qua, phải xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch và các chương trình phát triển của mình… Tháng 10 năm 2000 Thủ tướng Chính phủ thông qua chiến lược, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 của Việt Nam, trong đó vạch rõ những mục tiêu xuất khẩu cần đạt được, những định hướng về thị trường xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu và những giải pháp để đảm bảo thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu…Năm 2003, Chính phủ đã triển khai chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, góp phần xây dựng năng lực, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến thương mại của Nhà nước, các Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm. Theo đó, hàng năm Chính phủ sẽ giành ra một khoản Ngân sách bằng 0,15% tính trên trị giá tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (trừ dầu thô) chuyển vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu để hình thành nguồn hỗ trợ cho các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. Trường hợp không chi hết thì giảm trừ vào số trích của năm sau. Ngày 02/03/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 44/2005/QĐ–TTg về việc phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia. EU là một trong những thị trường trọng điểm (cùng với Trung quốc, Mỹ, Nhật Bản và Nam Phi), kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2005 sẽ lên đến hơn 600 tỷ đồng (so với năm 2003 - 2004, Chính phủ dành gần 1000 tỷ đồng để thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia). Hộp 2.1: 18 mặt hàng được hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu Bộ Thương mại vừa ban hành 18 mặt hàng trọng điểm và 6 thị trường trọng điểm xúc tiến thương mại quốc gia năm 2005. Theo đó, 18 mặt hàng sẽ được Chính phủ hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu là gạo, thủy sản, chè, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, rau quả tươi và rau quả chế biến, dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng điện - điện tử - tin học, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí, thịt lợn và thực phẩm chế biến. So với năm ngoái, danh mục hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu tăng năm mặt hàng là cà phê, cao su, tiêu, điều, rau quả tươi và rau quả chế biến. Riêng mặt hàng mới xuất khẩu lần đầu, mặt hàng mới xuất khẩu sau một thời gian gián đoạn, mặt hàng chỉ xuất khẩu không tiêu thụ trong nước... cũng sẽ được xếp vào danh mục hỗ trợ. Đặc biệt, Châu Phi và Nam Phi sau một thời gian được đánh giá là “thị trường có tiềm năng phát triển” hiện cùng được xếp vào các thị trường xúc tiến trọng điểm khác là Trung Quốc, Mỹ, EU và Nhật. Nguồn: Báo Lao động – www.vietrade.com.vn (cập nhật 2005) Ngày 03/11/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 – 2010, quy định cụ thể nội dung và mức hỗ trợ 50% - 100%, tuỳ từng hoạt động, áp dụng cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành, có đề án xúc tiến thương mại tham gia chương trình xúc tiến thương mại quốc gia (Xem cụ thể ở Chương 2 phần Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 – 2010 – Phụ lục 3). Năm 2006, Cục Xúc tiến thương mại ngày 13/1/2006 cho biết kinh phí dành cho các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2006 dự kiến sẽ vào khoảng 60 triệu USD nhằm hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng, tổng công ty, đơn vị xúc tiến thương mại tìm kiếm và mở rộng thị trường, phát triển mặt hàng. (Theo www.dei.gov.vn ) 3.2.3 Chính phủ với công tác điều phối hoạt động xúc tiến xuất khẩu Từ khi nước ta mở cửa nền kinh tế cho tới đầu những năm 90, hoạt động xúc tiến xuất khẩu phát triển mang tính chất tự phát và tản mạn, vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực này chưa thể hiện rõ. Chỉ đến nửa cuối những năm 90, khi Luật Thương mại được ban hành, tháng 07/2000 Cục Xúc Tiến Thương mại được thành lập thì vai trò điều phối hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ mới phát huy tác dụng. Hiện nay, vấn đề pháp lý dành cho xúc tiến thương mại đang có những thay đổi đáng kể với 2 văn bản quan trọng là Luật thương mại và Luật doanh nghiệp. Luật Thương mại đã thiết lập phạm vi điều tiết của luật pháp đối với các hoạt động xúc tiến thương mại và quy định Bộ Thương mại là cơ quan quản lý Nhà nước về tổ chức, hướng dẫn các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Nhiều hoạt động cụ thể trong lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu (khuyến mại, quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hoá, hội chợ triển lãm thương mại, thông tin thương mại và lập văn phòng đại diện, chi nhánh thương mại của Việt Nam ở nước ngoài và nước ngoài ở Việt Nam…) đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại. Ngày 6/7/2000 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 78/2000/QĐ-TTg cho phép thành lập Cục Xúc tiến Thương mại trực thuộc Bộ Thương mại. Cục Xúc tiến Thương mại được giao nhiệm vụ điều phối hoạt động xúc tiến thương mại của Nhà nước. Ngoài ra còn có các văn bản pháp lý khác liên quan đến lĩnh vực xúc tiến thương mại như: Nghị định của Chính phủ số 32/1999/NĐ-CP ngày 05/5/1999 về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại; Thông tư số 17/2001/TT-BTM ngày 12/7/2001 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện hoạt động khuyến mại; Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo và Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT của Bộ Văn hoá Thông tin ngày 16/7/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2003/TT-BVHTT; Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 của Chính phủ về việc lập, sử dụng và quản lý quỹ hỗ trợ xuất khẩu; Chỉ thị số 22/2000/CT-TTg ngày 27/10/2000 của Thủ tướng Chính Phủ về chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001 – 1010, Quyết định số 46/2001/QĐ–TTg ngày 04/04/2001 Thủ tướng Chính Phủ ban hành cơ chế quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 – 2005; Quyết định số 2/2002/QĐ-BTM ngày 2/1/2002 của Bộ Thương mại về việc ban hành quy chế xét thưởng xuất khẩu; Quyết định số 0104/2003/QĐ-BTM ngày 24/1/2003 của Bộ Thương mại ban hành quy chế Xây dựng và Quản lý chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia; Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ngày 25/11/2003 về phát triển thương hiệu quốc gia… 3.2.4 Nhà nước ký kết các hiệp định song biên và đa biên Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới năm 1986, Chính phủ Việt Nam đã tích cực đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định song biên và đa biên. Ðiều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập mạnh hơn vào thị trường thế giới và để Việt Nam có thể tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho sự phát triển kinh tế thương mại của nước nhà. Ðến nay, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 165 nước trên thế giới, ký hiệp định thương mại với 80 nước và ký thoả thuận đối xử tối huệ quốc (MFN) với 70 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định thương mại với Mỹ (2001), Nhật Bản (2003),... Với EU, sau 5 năm thực hiện Hiệp định hợp tác Việt Nam – EU (1997 – 2000) đạt được những kết quả khả quan (EU trở thành đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, là bạn hàng thương mại lớn thứ 2, chiếm khoảng 11% kim ngạch ngoại thương của Việt Nam…), hiện nay Việt Nam đã ký Hiệp định khung về hợp tác với EU, và Việt Nam cũng là một đối tác quan trọng trong Chiến lược Châu Á của EU. Trong quan hệ hợp tác đa biên, Việt Nam đã quan hệ bình thường hoá quan hệ với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) từ tháng 10 năm 1993, đệ đơn xin tham gia WTO năm 1994, rất có khả năng Việt Nam sẽ gia nhập WTO năm nay (2006) chính thức gia nhập ASEAN/AFTA năm 1995, tham gia hội nghị thượng đỉnh Á - Âu, trở thành thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái bình dương (APEC) vào tháng 11 năm 1998… Việc tham gia và chủ động hội nhập vào các tổ chức đa biên này, bên cạnh mặt thách thức, thì cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và tranh thủ hợp tác, hỗ trợ cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam cũng được nhân lên rất nhiều. Những nỗ lực của Chính phủ trong đàm phán và ký kết các Hiệp định song biên và đa biên tạo ra khung pháp lý thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường quốc tế, tạo ra cơ hội về hợp tác và đầu tư (tranh thủ nguồn vốn ODA và FDI) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. 3.2.5 Tăng cường số lượng, nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài Ði liền với sự mở rộng và phát triển của quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với nước ngoài, số lượng các thương vụ đã tăng lên nhanh chóng. Những cải tổ trong hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài bao gồm: Những quy định ràng buộc trách nhiệm của các thương mại với thành tích tăng trưởng xuất khẩu Cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, giữa các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài trong hoạt động marketing xuất khẩu và đầu tư… Phân định rõ trách nhiệm của nhà nước của doanh nghiệp trong công tác thị trường nước ngoài. Xây dựng mạng lưới thông tin kết nối giữa Bộ Thương mại, các Sở Thương mại và các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để cung cấp và phân phát thông tin thương mại nhanh chóng, hiệu quả… Hiện nay, các Thương vụ của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các nước thuộc EU 15. Các cơ quan này có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ thông tin thị trường EU cho doanh nghiệp Việt Nam, như các Thương vụ tại Đức, Italia, Anh, Pháp. Những Thương vụ này đã có những giúp ích tích cực đối với hoạt động cung cấp thông tin thị trường và tổ chức các hội chợ triển lãm được tổ chức tại EU. Hộp 2.2: Xúc tiến mở Văn phòng đại diện tại EU Tin từ Bộ Thuỷ sản, năm 2005, bộ này sẽ cùng các ngành chức năng xây dựng kế hoạch xúc tiến mởvăn phòng đại diện tại các nước EU, Trung Quốc. Đây là những thị trường chính của VN, trước khi mở cửa những thị trường khác. Theo đó, ngành thuỷ sản sẽ tăng cường xuất khẩu vào các thị trườngtiềm năng, tiếp cận mở thêm thị trường mới nhằm chủ động điều tiết thị trường góp phần thúc đẩy đạt mục tiêu kim ngạch 3 tỷ USD. Các hoạt động ưu tiên bao gồm thông tin giá cả, biến động thị trường thuỷ sản và tình hình sản xuất, mùa vụ thu hoạch thuỷ sản trong và ngoài nước cho các cơ quan quản lý. Theo đó, triển khai các hoạt động về quảng cáo, hướng dẫn sử dụng thuỷ sản VN tại các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức; tham gia hội chợ quốc tế kết hợp khảo sát thị trường mở và các thị trường có khả năng chuyển đổi như Đông Âu, ASEAN, Australia... Bên cạnh đó, năm tới, chương trình xúc tiến thương mại của ngành sẽ tập trung ưu tiên cho việc xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia cho sản phẩm cá tra, cá ba sa.... Nguồn: www.dei.gov.vn (cập nhật 3/2005 ) 3.2.6 Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra đời và hoạt động của các hiệp hội ngành nghề sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam Các Tổ chức Hiệp hội ngành nghề có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Trong thời kỳ đổi mới, Nhà nước đã ban hành các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và mở rộng hoạt động của các Hiệp hội ngành nghề. Hiện nay nước ta có khoảng 200 Hiệp hội ngành nghề và Hiệp hội doanh nghiệp. Các Hiệp hội này đã đóng vai trò tích cực vào thành tích xuất khẩu chung của Ngành, của đất nước, như Hiệp hội cà phê – ca cao, thuỷ sản, chè, (Hiệp hội chế biến xuất khẩu thuỷ sản được thành lập vào năm 1998, tập hợp trên 100 doanh nghiệp chiếm trên 90% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước)… Chức năng của các Hiệp hội này là cung cấp thông tin đã được xử lý về ngành hàng của mình trên các thị trường quốc tế và trong nước; tổ chức các Diễn đàn để các thành viên có thể gặp gỡ, học hỏi lẫn nhau và phản ánh nguyện vọng của mình đến Chính phủ. Các Hiệp hội ngành nghề đã tổ chức tốt công tác thông tin thị trường, giới thiệu khách hàng cho doanh nghiệp. Hiện nay, các Hiệp hội đang nghiên cứu, xúc tiến việc thành lập thêm các văn phòng đại diện tại những thị trường chính như EU, Mỹ, Nhật Bản,… 3.2.7 Quỹ hỗ trợ xuất khẩu và thưởng khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước Quỹ hỗ trợ xuất khẩu được thành lập theo quyết định số 195/1999/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/9/1999 nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp gặp khó khăn. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu cũng hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất vốn vay của các doanh nghiệp xuất khẩu để thu mua sản phẩm (chủ yếu là nông sản) xuất khẩu và mua dự trữ hàng hoá để xuất khẩu đối với những sản phẩm có tính thời vụ. Bên cạnh đó, được phép của Chính phủ, Bộ thương mại cũng đã triển khai hoạt động thưởng khuyến khích xuất khẩu theo quyết định số 155/1999 QÐ-BTM ngày 30/12/1999 và quyết định 0093/2001/QÐ-BTM ngày 05/02/2001 sửa đổi bổ sung quy chế xét thưởng xuất khẩu. Nguồn thưởng khuyến khích xuất khẩu (được hình thành từ lệ phí cấp hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, lệ phí cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, chênh lệch giá hàng hoá xuất nhập khẩu, đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn thu khác…) dùng để thưởng cho các doanh nghiệp đạt thành tích tốt (tăng trưởng xuất khẩu cao, tìm kiếm được thị trường xuất khẩu mới, xuất khẩu sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước, xuất khẩu khối lượng lớn…). Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 133/2001/QÐ-TTg ngày 18/9/2001, ban hành quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, trong đó quy định nâng vốn điều lệ của Quỹ Hỗ trợ phát triển lên 5.000 tỷ đồng, hai hình thức tín dụng hỗ trợ xuất khẩu là tín dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn gồm cho vay đầu tư trung và dài hạn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, lãi suất cho vay được áp dụng theo lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn gồm cho vay ngắn hạn, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng… Có thể nói, việc ban hành quy chế này thể hiện những nỗ lực rất lớn của nhà nước trong việc tạo thuận lợi cho xuất khẩu của các doanh nghiệp. 3.2.8 Chính phủ với việc thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cụ thể Công tác thông tin thương mại: Nhà nước từng bước tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động thông tin, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho việc phủ sóng và phát triển thông tin viễn thông, triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam. Ðồng thời, Nhà nước cũng hỗ trợ kinh tế, kỹ thuật, xây dựng năng lực, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các đơn vị dịch vụ thông tin chuyên nghiệp. Từng bước đẩy mạnh công tác thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin theo hướng phục vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp. Nhà nước xây dựng và triển khai hệ thống thông tin thương mại quốc gia, cung cấp thông tin thương mại phục vụ công tác quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thông tin thương mại cho các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất khẩu và các khách hàng. Bộ Thương mại đã xây dựng mạng MOTnet kết nối với 39 Sở thương mại của các tỉnh thành và 30 Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, phục vụ như một kênh cung cấp và trao đổi thông tin thương mại hữu ích với cộng đồng kinh doanh. Các cơ quan thông tin của Chỉnh phủ, các Bộ, ngành và các TPOs của Chính phủ (VIETRADE), trung tâm thông tin thương mại (VTIC), Viện nghiên cứu Thương mại (VIT), các trung tâm thông tin của Bộ, các trung tâm hay các phòng thông tin trực thuộc các sở, các địa phương…) là những địa chỉ cung cấp thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp. Các cơ quan này cung cấp chủ yếu các thông tin mang tính kinh tế vĩ mô, chiến lược (sau khi đã thu thập, giám định, tổng hợp và phân tích), các thông tin mang tính hướng dẫn và tư vấn cho các doanh nghiệp trong việc thực thi, vận dụng các quy tắc, luật lệ, Hiệp định Thương mại song biên và đa biên, các thông tin mang tính tác nghiệp, cụ thể (theo yêu cầu)… Việc trao đổi các đoàn công tác thương mại cấp Chính phủ giữa các nước là một lĩnh vực hoạt động xúc tiến xuất khẩu rất phổ biến. Hoạt động này có xu thế gia tăng trong giai đoạn hiện nay khi môi trường thương mại quốc tế trở nên toàn cầu hóa và tự do hoá ngày càng sâu sắc. Việc Chính phủ tham gia đàm phám và ký kết các Hiệp định song biên và đa biên tạo ra các cơ hội thương mại mới cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế việc thực hiện các Hiệp định thương mại thường phát sinh nhiều vấn đề. Các đoàn Chính phủ gặp nhau để bàn bạc giải quyết các vấn đề, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các Hiệp định nhằm đảm bảo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Hơn nữa, các đoàn thương mại cấp Chính phủ thường được nhiều doanh nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp tháp tùng, đây là cơ hội để các tổ chức và các doanh nghiệp gặp gỡ và giao lưu, tìm kiếm đối tác, bạn hàng, xúc tiến hình ảnh của doanh nghiệp và các sản phẩm doanh nghiệp… Thời gian gần đây, các hoạt động này của nước ta diễn ra khá nhộn nhịp, riêng trong thời gian 4 tháng đầu năm 2002 Việt Nam đã có 4 đoàn công tác thương mại cấp Chính phủ do các Thứ trưởng thương mại dẫn đầu thăm vả khảo sát các thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Phi, CHLB Nga và Mỹ, kết quả các chuyến thăm viếng khảo sát này có thể lượng hoá ngay được, nhưng có thể có tác động lâu dài và khó có thể đánh giá được một cách chính xác… Các tổ chức xúc tiến thương mại khác như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thì hoạt động cung cấp thông tin cho doanh nghiệp cũng đem lại những kết quả nhất định: Hoạt động cung cấp thông tin và tư vấn cho doanh nghiệp được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cần được tăng cường hơn nữa của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trong năm 2004, bên cạnh các kênh cung cấp thông tin truyền thống được kiện toàn và đổi mới như báo Diễn đàn doanh nghiệp, Diễn đàn doanh nghiệp điện tử, tạp chí VIB Forum, các ấn phẩm thông tin về xúc tiến thương mại đầu tư; hoạt động xúc tiến kinh doanh qua mạng được tiếp tục đầu tư phát triển. Website của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (vcci.com.vn) được nâng cấp một bước. Từ đầu năm 2004, các cơ sở dữ liệu về kinh tế, xúc tiến thương mại và đầu tư lưu trữ trên trang web databank, vibonline... của Phòng được doanh nghiệp truy cập nhiều với số lượng tăng liên tục đã chứng tỏ sự hữu ích của các thông tin do Phòng cung cấp. Các hoạt động xúc tiến kinh doanh qua mạng thông qua các cổng thông tin và sàn giao dịch thương mại điện tử của Phòng đã và đang hoạt động hiệu quả và tiếp tục được mở rộng. Các trang Web chuyên đề khác như smenet.com.vn, vnemart.com.vn, các trang web của các chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị trực thuộc tiếp tục được cập nhật, đổi mới về nội dung, hình thức, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại đầu tư. Phòng đã cung cấp thông tin cho 14.000 lượt doanh nghiệp đồng thời tư vấn cho doanh nghiệp ký kết, triển khai 50 hợp đồng kinh tế, đầu tư cũng như tổ chức tư vấn phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tư nhân tại một số địa phương. Các hoạt động bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của doanh nghiệp, cả trực tiếp và gián tiếp được duy trì và đẩy mạnh thông qua tất cả các hoạt động của Phòng tại các địa phương trong cả nước. Báo Diễn đàn doanh nghiệp, Tạp chí VIB Forum, các trang Web của Phòng là các công cụ thông tin đắc lực cho việc thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài việc bảo vệ doanh nghiệp một cách gián tiếp thông qua tác động vào môi trường kinh doanh, Phòng còn tiếp nhận yêu cầu và kiến nghị xử lý các kiến nghị, khiếu nại cụ thể của hàng trăm doanh nghiệp về thuế, thủ tục hải quan, đất đai, tranh chấp thương mại ... Các hoạt động nghiên cứu khảo sát thị trường khác: Ngoài các đoàn công tác thương mại cấp Chính phủ kể trên, hàng năm, các TPOs của Việt Nam đã tổ chức hàng trăm đoàn doanh nhân của Việt Nam ra nước ngoài để khảo sát thị trường, đồng thời tổ chức đón tiếp các đoàn doanh nhân nước ngoài vào Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu kinh tế, thương mại đầu ngành ở Việt Nam đã thực hiện nhiều đề tài, dự án nghiên cứu thị trường khu vực, thị các nước và thị trường sản phẩm hàng hoá, lập hồ sơ mặt hàng xuất khẩu, hồ sơ về thị trường và thương nhân nước ngoài phục vụ tốt các nhà xuất khẩu Việt Nam… Các TPOs tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở Việt Nam và nước ngoài: Những năm qua, hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại đã có sự phát triển. Theo số liệu của Cục Xúc tiến thương mại, những năm đầu thập kỷ 90, số hội chợ, triển lãm được tổ chức hàng năm ở trong nước chỉ khoảng vài chục đã lên đến trên 100 vào những năm cuối thập kỷ 90. Việc tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cũng tăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28579.doc
Tài liệu liên quan