Luận văn Học thuyết Tam tòng, Tứ đức và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: HỌC THUYẾT "TAM TÒNG", "TỨ ĐỨC" TRONG NHO GIÁO 5

1.1. Vị trí học thuyết "Tam tòng", "Tứ đức" trong Nho giáo 5

1.2. Nội dung học thuyết "Tam tòng", "Tứ đức" 14

1.3. Học thuyết "Tam tòng", "Tứ đức" ở Việt Nam 22

Chương 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT "TAM TÒNG", "TỨ ĐỨC" ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM NGÀY NAY 34

2.1. Thực trạng ảnh hưởng của "Tam tòng" đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay 34

2.2. Thực trạng ảnh hưởng của "Tứ đức" đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay 47

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA HỌC THUYẾT "TAM TÒNG", "TỨ ĐỨC" ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY 77

3.1. Phương hướng xây dựng người phụ nữ Việt Nam hiện nay 77

3.2. Ảnh hưởng của "Tam tòng", "Tứ đức" đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay. Một số giải pháp cơ bản 83

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4036 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Học thuyết Tam tòng, Tứ đức và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành viên trong gia đình, gia tộc. Mở rộng ra là mối quan hệ trong họ hàng làng xóm và đất nước. Gia đình là một tế bào của xã hội. Tế bào khoẻ mạnh thì cơ thể xã hội cũng khoẻ mạnh, có sức "đề kháng" cao với các tệ nạn xã hội. Một gia đình nền nếp sẽ cung ứng cho xã hội những công dân có nếp sống lành mạnh và ngược lại. Trong trường hợp này, khi mỗi gia đình ổn định, các thành viên trong gia đình thống nhất được các mối quan hệ về quyền, lợi ích thì tất yếu nó là cơ sở cho sự ổn định, phồn vinh của xã hội. Hiện nay, vị trí độc quyền của người đàn ông không còn tồn tại nhưng dù ở thời đại nào thì họ vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với gia đình, xã hội. Trong gia đình, người cha là trụ cột về kinh tế, tình cảm... ảnh hưởng của người cha đối với con cái là rất lớn. Họ là nhân tố tạo nên sự êm ấm, hoà thuận, hạnh phúc trong gia đình. Ngày nay, bên cạnh mặt tích cực thì những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của văn hoá ngoại lai…. đã thâm nhập vào từng cá nhân, gia đình người Việt Nam. Điều đó khiến người phụ nữ đã có những quan niệm về lối sống, đạo đức, mục tiêu phấn đấu khác, ít nhiều làm mai một văn hoá truyền thống. Người phụ nữ đang ngày càng có nhiều điều kiện để khẳng định mình nên nhiều người có xu hướng bất phục tùng ý kiến của cha mẹ, của người lớn tuổi trong gia đình. Quan hệ giữa cha và con gái cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Cha ông ta đã tổng kết: "Cá không ăn muối cá ươn, con không nghe mẹ trăm đường con hư". Các gia đình trẻ ngày càng muốn độc lập và không muốn sống chung cùng bố mẹ. Theo họ, có một không gian riêng biệt để sinh hoạt sẽ tự do và thoải mái hơn, họ cũng không muốn phụ thuộc cha mẹ về kinh tế mà muốn có một sự độc lập tương đối. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, một cuộc điều tra cho thấy phương án lựa chọn sau kết hôn thể hiện khá rõ điều này. Bảng 2.1: Phương án lựa chọn sau kết hôn Đơn vị tính: % Phương án 300 gia đình trẻ 500 thanh niên độc thân ở chung với cha mẹ và kinh tế chung 14,94 8,2 ở chung nhưng kinh tế độc lập 6,9 5,0 ở chung nhưng chu cấp toàn bộ hay một phần theo khả năng 51,72 80,8 Hoàn cảnh tách biệt về chỗ ở và kinh tế 26,44 6,0 Nguồn: Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 2, 1991, tr.6. Không ít người phụ nữ hiện đại cho rằng: ngày nay có quyền bình đẳng nam nữ, có quy định rõ ràng về quyền của con cái, quyền của cha của mẹ trong pháp luật, như vậy sự phục tùng giữa cha mẹ và con là không cần thiết. Họ đã không thấy một điều: Cha mẹ dạy con không chỉ bằng pháp luật, con cái cũng không thể chỉ theo pháp luật đơn thuần mà trưởng thành. Cha mẹ sinh thành ra con cái, họ nuôi nấng, dạy dỗ con không chỉ bằng pháp luật mà còn bằng cả trái tim, kinh nghiệm sống có khi phải đánh đổi cả cuộc đời của họ mới có được. Vì vậy, những điều răn dạy của cha mẹ đối với con, nhất là đối với con gái vô cùng quan trọng, là những hành trang đầu tiên, quý báu trong cuộc sống đầy biến động như ngày nay. Tuy nhiên, trong gia đình Việt Nam hiện có một hiện thực: con cái trình độ cao hơn cha mẹ, hay mâu thuẫn giữa nếp nghĩ truyền thống của cha mẹ với sự hiện đại của con cái. Để giữ đúng đạo làm con trước hết ý kiến đóng góp của người sinh thành cần được tôn trọng, sau đó mới phân tích đúng sai và đưa ra sự lựa chọn thích hợp. Chúng ta biết không phải bất cứ điều gì của cuộc đời đều có trong sách vở. Không phải con cái cứ có trình độ cao, bằng cấp nhiều là có thể giải quyết được mọi điều. Có những kinh nghiệm cha mẹ truyền đạt không có trong sách vở mà là kết quả của sự trải nghiệm. Như vậy, đạo "tòng" cha mẹ nhìn dưới góc độ tích cực vẫn có yếu tố cần thiết cho cuộc sống hiện đại. Điều này lại càng quan trọng đối với người phụ nữ vì họ phải lưu giữ, kế thừa giá trị đạo đức của dân tộc. Mặt khác, ảnh hưởng tiêu cực của "Tam tòng" rất sâu đậm trong xã hội nên trong thời đại mới vẫn có những người đàn ông gia trưởng, độc quyền, ích kỷ. Có nhiều người "cha không ra cha", không giữ trọn đạo làm cha, ép buộc con làm những điều sai trái. Trong trường hợp này người con không thể nghe theo, không thể buông xuôi mà phải đấu tranh với tư cách con cái. Đấu tranh với những sai lầm của cha mẹ cũng là một nội dung mới của đạo "Tòng" trong thời đại mới. Tóm lại, trong gia đình hiện đại, sở thích khả năng cá nhân của người phụ nữ được phát huy tối đa nhưng không vì thế mà người con gái sống tự do theo tất cả những ý muốn của mình mà phải luôn rèn luyện nhân phẩm dưới sự giáo dục của cha mẹ, nhà trường, xã hội để trở thành người phụ nữ với phẩm chất đặc trưng, được xã hội thừa nhận trở thành người phụ nữ với phẩm chất đặc trưng, được xã hội thừa nhận. Xã hội phong kiến coi trọng người đàn ông. Người vợ trong cuộc đời họ chỉ là người "nâng khăn sửa túi", đàn ông có quyền "trai năm thê bảy thiếp. Gái chính chuyên chỉ có một chồng"... Xã hội hiện đại đã phê phán, lên án những quan niệm lạc hậu đó. Vậy đạo "tòng phu" còn tồn tại không? Ngày nay theo nghĩa đen, người phụ nữ lấy chồng vẫn phải theo chồng. ở một số trường hợp nhất định người chồng có thể "theo" vợ. Người vợ không còn phải phục tùng chồng một cách tuyệt đối. Hạnh phúc và sự thịnh vượng của gia đình đòi hỏi những phẩm chất tốt, những chuẩn mực đạo đức được xây dựng từ cả hai vợ chồng. Chữ " tòng " được cả hai cùng thực hiện trên cơ sở bình đẳng giới: Vợ nghe chồng, chồng nghe vợ. Thuận vợ, thuận chồng, tát bể đông cũng cạn. (ca dao) Hay Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan, vợ húp, gật đầu, khen ngon ! (ca dao) Để đạt điều đó, vợ - chồng không chỉ yêu thương đơn thuần, mà phải thực sự hiểu nhau, tôn trọng nhau, sẵn sàng chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. Trong xã hội truyền thống, nhiều cuộc hôn nhân là những cuộc trao đổi, "mua bán", được thực hiện trên khía cạnh quyền lợi của đôi bên gia đình, dòng tộc, quốc gia. Thực tế gần đây cho thấy, quyền lợi cộng đồng không còn là tiêu chí đầu tiên để áp đặt con cái nữa. Nam - nữ hiện đại tự chọn lấy bạn đời xuất phát từ tình yêu, sự đồng điệu giữa hai tâm hồn. ý thức tự quyết định của họ ngày một cao khi được hỏi về tác nhân tham gia vào hôn nhân: Bảng 2.2: Tác nhân trước hôn nhân Tác nhân Tỷ lệ % ý kiến của cha mẹ 25,6 Sự tác động của bạn bè 9,85 Tùy thuộc vào số phận 8,84 Tự bản thân quyết định 55,71 Nguồn: Lê Đức Quý, Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.102. Bên cạnh những yêu cầu về mặt tình cảm, thì trong cuộc sống thời kinh tế thị trường, người ta còn đòi hỏi những điều kiện khác trước khi quyết định hôn nhân. Một trong những điều kiện được lớp trẻ quan tâm nhất là điều kiện kinh tế. "Đối tác" phải có một nghề, một việc làm ổn định, có thu nhập ổn định, có một nơi ở hoặc điều kiện để có thể an cư. Như vậy, nội dung cơ bản của mối quan hệ vợ - chồng ngày nay là: Vợ - chồng cùng xây dựng kinh tế, tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con cái thành người có ích cho xã hội. Người phụ nữ đã được giải phóng khỏi những hủ tục, kìm hãm con người. Nhưng trên thực tế, trong yếu tố tâm lý, ý thức xã hội điều này vẫn chưa hoàn toàn bị bác bỏ trong cuộc sống vẫn có những phụ nữ khi chồng chết đi, chấp nhận khi sống cảnh goá bụa vì họ đứng giữa một bên là đạo lý truyền đời, một bên là khát vọng hạnh phúc. Nguyên tắc "tòng tử" không còn bó hẹp trong phạm vi "không tái giá". Điều chủ yếu trong quan niệm về vai trò của người mẹ hiện đại là: chăm con khoẻ, dạy con ngoan trở thành người tốt. Pháp luật, dư luận xã hội tạo điều kiện cho người mẹ tái giá khi chồng không còn, khi hạnh phúc tan vỡ nhưng như thế không có nghĩa là họ không còn trách nhiệm với con cái. Tái giá vẫn thực hiện đạo của người mẹ! quan tâm, chăm sóc, dạy bảo con... Vấn đề xã hội hiện đại lên án không phải là sự tái giá mà là sự thiếu trách nhiệm của người mẹ đối với con. Dưới sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, đã có nhiều người phụ nữ vì mải chạy theo danh vọng, tiền bạc, ái tình... mà không làm trọn đạo làm mẹ. Hậu quả của sự vô trách nhiệm đó là đem lại cho xã hội những thành viên hư hỏng, chúng nhanh chóng bị cám dỗ bởi các tệ nạn xã hội. Khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, xã hội ngày càng hiện đại hơn, con người đã có thể thực hiện nhiều ước mơ mà những thế kỷ trước tưởng như hoang đường. Nhưng dù khoa học, xã hội tiến tới đâu chăng nữa cũng không có một cái gì có thể thay thế được vai trò, trái tim của người mẹ đối với con. Bên cạnh nghĩa vụ công dân, phụ nữ hiện đại vẫn đấu tranh làm tròn trách nhiệm đối với gia đình. Nghị quyết 04/NQ - TW của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: " Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân, vừa là người mẹ, là người thầy đầu tiên của con người ". Người thầy đầu tiên ở sự truyền nối, tạo dựng nền văn hoá để hình thành tâm hồn, tư duy, nhân cách cho con người. Như vậy, đạo "tam tòng" cùng Nho giáo đã tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam từ thời Bắc Thuộc. Đến nay, nhìn chung nó chỉ còn là dư âm của xã hội cũ, những tác động tiêu cực của nó đã bị pháp luật dư luận xã hội và chính bản thân phụ nữ bác bỏ. Với quan điểm kế thừa, những giá trị còn lại của "tam tòng" vẫn còn ý nghĩa sâu sắc đối với việc xây dựng người phụ nữ Việt Nam hiện đại. 2.2. thực trạng ảnh hưởng của “Tứ đức” đối với người phụ nữ việt nam ngày nay 2.2.1. "Công" "Công" theo quan niệm của chế độ phong kiến là nữ công gia chánh, tề gia nội trợ, may vá thêu thùa, dạy bảo con cái theo những nguyên tắc của chế độ phong kiến. Vá may giữ nếp đàn bà Mũi kim nhỏ nhặt mới là nữ công (Gia Huấn Ca) Như vậy, theo "Tứ đức" của Nho giáo, đức "Công" giới hạn về nội dung và về phạm vi công việc mà người phụ nữ được quyền tham gia đó là gia đình. Một người vợ mẫu mực trong xã hội phong kiến phải là người phụ nữ hiền thục, chăm chỉ, lo toan việc nhà. Công việc ngoài xã hội không thuộc quyền, trách nhiệm của họ mà thuộc về người nam giới. Mục đích của chế độ phong kiến khi sử dụng "Tứ đức" làm chuẩn mực cho phụ nữ là muốn tạo ra những con người an phận, cam chịu để giữ gìn trật tự xã hội. Người phụ nữ với những đặc điểm về hình thể, tính cách, tâm hồn… rất phù hợp với công việc gia đình. Nhưng khi xã hội phong kiến chỉ lấy đó làm chuẩn mực để đánh giá toàn diện về người phụ nữ thì thật bất công. Tuy nhiên, đó là quan niệm, còn trong thực tiễn cuộc sống sinh hoạt, đấu tranh của người dân Việt Nam thì phạm trù " Công " không còn nguyên nghĩa mà được biến tấu một cách linh hoạt, phù hợp với đời thường. Nội dung của chữ " Công " không bị bó hẹp, đơn thuần mà mở rộng trong lĩnh vực xã hội, trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Trong đời sống vật chất của gia đình người Việt truyền thống phụ nữ đóng góp rất nhiều sức lực từ công việc đồng áng, chợ búa đến hàng loạt công việc không tên khác: Vì chồng nên phải gắng công Nào ai xương sắt da đồng chi đây (ca dao) Họ hy sinh bản thân, tuổi xuân của mình: Một ngày hai bữa cơm đèn Còn đâu má phấn răng đen hỡi chàng. (ca dao) Họ là những người tạo tiền của cho chồng "của chồng, công vợ". Họ là người gìn giữ, xây dựng, bảo vệ đời sống vật chất của gia đình "chồng như giỏ, vợ như hom" hay "tay hòm chìa khoá" … Trong đời sống tinh thần, trong hôn nhân: Quan hệ vợ chồng là tiền đề nảy sinh các quan hệ gia đình và đảm bảo sự tồn tại hay tan vỡ của nó. Theo Nho giáo Trung Quốc, quan hệ hôn nhân được sắp đặt theo một trật tự nhất định, yếu tố trước quyết định yếu tố sau: "Phu - Phụ" (chồng - vợ). Nhưng theo tập quán Tiếng Việt, trật tự đó bị đảo lộn thành: "phụ - phu" (vợ - chồng). Trong thực tế của cuộc sống cũng cho thấy vai trò của người vợ trong hôn nhân và đời sống tinh thần là hết sức quan trọng. Người vợ là người bạn đời, người chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ, niềm hạnh phúc, sự khổ đau với chồng, là người nâng đỡ, là chỗ dựa tình cảm, là nguồn động viên khích lệ chồng: Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người. (ca dao) Sự thành đạt của chồng trong học hành, thi cử đều có sự đóng góp lớn lao của vợ. Một quan là sáu mươi đồng Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi (ca dao) Hay khích lệ: Anh về mau học chữ Nhu Chín trăng em đợi, mười thu em chờ (ca dao) Để bảo vệ sự yên ấm trong gia đình, người vợ nhẫn nhục" "Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng" chịu đựng khuôn phép nhà chồng. Lấy chồng theo thói nhà chồng Thôi đừng theo thói cha ông nhà mình (ca dao) Hay nín nhịn: "Cơn chẳng lành, canh chẳng ngọt" Người vợ còn biết làm đẹp, làm sang cho chồng thông qua đạo " "hiếu khách"; "trọng khách". Để giữ gìn quan hệ của chồng, người vợ niềm nở, chu đáo: Làm cơm đãi khách ở nhà Là cơm dành để chồng ta ăn đường. (ca dao) Như vậy, người vợ cùng chồng thực hiện tất cả các chức năng của gia đình: Kinh tế, xã hội, giao tiếp, ứng xử… Bên cạnh đó, còn có công việc người phụ nữ phải gánh vác một mình "mang nặng đẻ đau" đó là chức năng duy trì nòi giống. Phụ nữ Việt Nam còn có truyền thống vẻ vang trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm; tham gia vào lĩnh vực chính trị. ý thức về tự do của họ đã được nuôi dưỡng và lưu truyền ngay từ những ngày đầu dựng nước: Phụ nữ không thể giành được tự do khi dân tộc còn bị áp bức, nô lệ. Tự do của phụ nữ Việt Nam đã gắn liền với tự do dân tộc. Vận mệnh của dân tộc gắn liền với số phận của phụ nữ. Và chỉ trong tự do dân tộc phụ nữ Việt Nam mới được phát triển và bộc lộ hết tài mưu lược, sức sáng tạo đức độ và vị trí đích thực của mình. Tham gia vào cuộc đấu tranh chống quân xâm lược từ thời Bắc thuộc đã xuất hiện biết bao phụ nữ ưu tú mà tên tuổi của họ đã trở thành niềm tự hào của dân tộc, của giới phụ nữ. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của hai nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc đã cùng ba sáu nữ tướng đứng lên chống quân Nam Hán vào năm 34 (Trước Công nguyên): Trưng Trắc, Trưng Nhị. Tinh thần chống giặc của các bà được tập trung trong lời thề trên sông Cửa Hát. Một, xin rửa sạch mối thù Hai, xin đem lại nghiệp xưa Vua Hùng… Bà Triệu đánh giặc Đông Ngô năm 248 "Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn cởi ách lô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta"; hay nữ tướng anh dũng của đội quân Tây Sơn - Bùi Thị Xuân. Sang thế kỷ XIX, chống lại triều đại phong kiến nhà Nguyễn, Bà Ba Cai Vàng chỉ huy cuộc nổi dậy đánh chiếm thị trấn Lạng Giang, Văn Giang, Bắc Ninh: Khen cho trí lự đàn bà, Bắc Ninh tài tướng vợ ba Cai Vàng. (Vè bà Ba Cai Vàng) Và bà Đinh Phu Nhân, mười năm hoạt động trong phong trào Duy Tân, bà nổi tiếng với bài thơ tuyệt mệnh được viết bằng máu trên tường nhà ngục thực dân: "Tôi ước mong sau khi chết được làm người thần. Người thần này sẽ có một ngàn cánh tay và thế là có một nghìn ngọn giáo để chống giặc". Bên cạnh các vị tướng lĩnh là phụ nữ, lịch sử còn ghi lại tên tuổi các vị chấp chấp chính tài ba. Nguyên Phi ỷ Lan, Thái Hậu Dương Vân Nga… những vị nữ thần, nữ tổ của các nghề, nay vẫn được nhân dân thờ phụng tại các ngôi đình, các ngôi chùa như chùa Bà Dâu, bà Đậu, Bà Nành… Vào năm 1069, Lý Thánh Tông cùng Lý Thường Kiệt cất quân đi đánh giặc ở phương xa. ỷ Lan thay vua cầm quyền trị nước. Sử cũ chép rằng: Bà nguyên phi ỷ Lan trị nước rất giỏi, khiến cho dân tâm hòa hợp, cõi nước thanh bình. Dân gian sùng Phật, tôn bà là Quan Âm nữ. Lý Thanh Tông đánh giặc lâu không thắng, quay trở về đến Châu Cư Liên (Tiên Lữ - Hải Hưng) vua hỏi thăm nhân dân, thấy nhân dân hết lời ca ngợi tài trị nước của ỷ Lan. Vua thở than "người ta là đàn bà, còn giỏi như vậy. Ta là đàn ông, lại tầm thường thế này sao?" và ông lại quay đi đánh giặc, lần này thắng lớn. Hai lần chống quân xâm lược Tống (1075-1077) vua Lý Nhân Tông còn bé (lên 10). Lý Thường Thường Kiệt điều binh khiển tướng ngoài chiến trường. ỷ Lan cùng Lý Đạo Thành dốc sức lo việc triều đình, hậu phương. Riêng việc đó cũng chứng tỏ tài năng hoạt động chính trị của phụ nữ Việt Nam xưa. Chế độ phong kiến đã cố tình gạt phụ nữ ra khỏi đời sống chính trị, nhưng một khi được cầm quyền trị nước, họ cũng quản lý nhà nước khéo léo, giỏi giang không kém gì nam giới. Chẳng những giỏi giang việc chính trị, chăm sóc kinh tế, đời sống xã hội của nhân dân, ỷ Lan còn ham học hỏi nên hiểu biết nhiều. Như vậy chữ "Công" xét theo góc độ là quan niệm, quan điểm giáo hoá mà Nho giáo và xã hội phong kiến đưa ra là phiến diện, khuôn sáo, có nhiều hạn chế. Điều đó xuất phát từ sự đánh giá không công bằng về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Những quan niệm này có ảnh hưởng sâu sắc đến thân phận người phụ nữ, khiến cho chức năng của phụ nữ đối với xã hội rất mờ nhạt. Xã hội cũng như gia đình chỉ cần phụ nữ ở vị trí hậu cần cho chồng, cho con - một lực lượng chủ chốt của xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống đã có nhiều người phụ nữ dũng cảm, tài năng vươn lên, bứt phá khỏi sự chi phối của những quan niệm, hủ tục lạc hậu, họ đã khẳng định được vai trò của mình không chỉ trong gia đình mà còn ngoài xã hội và trong công việc đại sự của quốc gia… Từ 1945 đến 1975 là giai đoạn có nhiều biến động lớn lao của lịch sử dân tộc, cuộc sống của người phụ nữ cũng vì thế mà có nhiều đổi thay. Cách mạng Tháng Tám thành công, tiếp đến là hai cuộc kháng chiến trường kỳ đã cuốn hút hàng triệu triệu phụ nữ đảm nhiệm những hoạt động xã hội. Từ những phụ nữ phong kiến với tư duy, thói quen, nếp sống, quan niệm… phong kiến thấm vào máu thịt của họ, nhưng đứng trước cách mạng dân tộc nhiệm vụ của tổ quốc, họ đã đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ xã hội. Chuẩn mực xây dựng người phụ nữ trong giai đoạn này chủ yếu vẫn là: Trung hậu, đảm đang. Trung với nước, với nhà, với chồng con đi xa, với nhân dân, đồng bào. Những người chồng, người con đi chiến đấu, người phụ nữ một mình ở lại hậu phương gánh trên vai trách nhiệm và công việc của người chồng, người mẹ, người con. Ví dụ: "Người con Nam Định": "Anh đi, việc nhà em đảm, việc nước, việc làng em lo; Anh đi, bát cơm chia năm, sẻ bảy...", đã ngợi ca về người phụ nữ lo toan toàn bộ công việc trong gia đình: làm kinh tế, duy trì niềm tin, tình yêu thương giữa các thành viên, thắt chặt tình nghĩa xóm làng, truyền thụ văn hoá dân tộc… Họ còn dũng cảm cầm súng chiến đấu "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" hay "con cái nai quần cũng đánh!" Như vậy, trong thời kỳ này, chuẩn mực "Công" theo quan niệm cũ không còn ảnh hưởng nặng nề đối với phụ nữ. Điểm nổi bật là, sự phân biệt lĩnh vực hoạt động công việc của người phụ nữ không còn, nước và nhà hoà làm một. Nghĩa vụ đối với đất nước cũng là tình nghĩa sâu nặng đối với chồng, với con đang chiến đấu ngoài mặt trận. Đó là đạo lý truyền thống của người phụ nữ Việt nam, là nét đẹp của người phụ nữ trong quá trình phát triển lịch sử dân tộc và phát triển giới nữ. Đạo lý đó cho đến bây giờ vẫn là nền tảng để xây dựng con người, nhất là với người phụ nữ - người mẹ. Đời sống, xã hội có những bước phát triển mạnh, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi con người, mỗi gia đình. Hiện nay ở nước ta kiểu gia đình hạt nhân vẫn chiếm tỷ lệ cao; văn hoá, đời sống tâm lý truyền thống vẫn còn níu kéo, bảo vệ cho các gia đình cổ truyền. Nhưng trong tương lai, sự nghiệp CNH, HĐH thành công, cùng với xu thế toàn cầu hoá, hiện đại hoá lối sống nhân loại… sự thay đổi lớn về kinh tế, sản xuất ít nhiều sẽ làm đảo lộn đời sống gia đình. Do vậy, trách nhiệm của người phụ nữ hiện đại lại càng lớn lao. Họ không chỉ duy trì đơn thuần sự tồn tại của gia đình mà còn phải sắp xếp khoa học công việc xã hội và công việc gia đình. Họ không thể chú trọng cái này, lãng quên cái kia, cả hai đều yêu cầu sự toàn tâm toàn ý của họ. Quan niệm về nội dung, tính chất công việc của người phụ nữ trong thời đại mới được nhìn nhận ở hai phương diện: 1. Bằng năng lực của mình tham gia vào công việc xã hội để tạo ra của cải vật chất cho gia đình. 2. Đảm đang công việc gia đình, tổ chức đời sống vật chất và tinh thần một cách hợp lý. Nền văn minh công nghiệp ra đời cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, công nghệ kỹ thuật, những đô thị lớn… đã tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia trực tiếp vào lao động sản xuất, các ngành dịch vụ xã hội và một số công việc có thu nhập. Đã có nhiều phụ nữ thành đạt quản lý các doanh nghiệp lớn, làm kinh tế tư nhân… Nhiều gia đình trở thành những đơn vị kinh tế có khả năng thích ứng cao với cách làm ăn mới tạo ra những hiệu quả kinh tế thiết thực. Cũng có nhiều phụ nữ ngoài giờ lao động ở cơ quan còn tham gia làm thêm để tăng thu nhập … Như vậy, phụ nữ trong thế kỷ mới đã tích cực tham gia vào hoạt động sản xuất và các hoạt động xã hội khác. Có nhiều phụ nữ rất năng động, linh hoạt trở thành người kiếm ra nhiều tiền, làm kinh tế chính trong gia đình. Do có địa vị trong lĩnh vực kinh tế, phần lớn phụ nữ ngày nay đã ý thức được vị trí vai trò của mình và họ rất tự tin, có bản lĩnh trong nhiều lĩnh vực. Theo số liệu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh (sách đã dẫn số liệu thống kê năm 2003) có 1.392.524 lao động nữ chiếm 48% so với tổng số lao động của thành phố. Trong đó có 835.047 chị đang có việc làm ổn định chiếm 60%. Có việc làm tức là có thu nhập, như vậy từ chuẩn mực "tề gia nội trợ", "nữ công gia chánh"; từ địa vị ăn theo, phụ thuộc, người phụ nữ đã và đang thực sự trở thành lực lượng lao động chính có những đóng góp lớn cho kinh tế gia đình và xã hội. Theo kết quả điều tra của phường Thịnh Liệt - thành phố Hà Nội về mức đóng góp của nam và nữ đối với gia đình có sự chênh lệch không đáng kể. Bảng 2.3: Vai trò kinh tế giữa nam - nữ trong gia đình Đơn vị tính: % Ước tính đóng góp của bản thân Nam Nữ Người làm chủ yếu 10,3 9,8 Người đóng góp hơn 1/2 21,3 13,0 Người đóng góp 1/2 đến 1/3 32,3 35,6 Dưới 1/3 17,1 21,9 Không đáng kể 18,9 19,7 Tổng 48,66 51,34 Nguồn: Lê Đức Quý, Người phụ nữ trong văn hóa gia đình đô thị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.171. Sự đóng góp của người phụ nữ vào kinh tế gia đình là yếu tố quan trọng để nâng cao mức sống cho các thành viên trong gia đình, về các điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần như: nhà cửa, tiện nghi, chi phí cho con cái, các dịch vụ y tế, các quan hệ xã hội, quan hệ gia tộc … hiện nay. Để tạo lập được vai trò vị trí trong xã hội, người phụ nữ phải đầu tư rất nhiều công sức, thời gian cho việc học tập, nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ… Sự biến động đến chóng mặt của nền kinh tế thị trường trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, sự thay đổi liên tục của công nghệ sản xuất, của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi người phụ nữ phải nhạy bén, tầm nhìn không chỉ giới hạn trong công việc gia đình mà phải vươn ra những vấn đề trong nước, quốc tế… Mặt khác, họ phải luôn trau dồi để có một tiềm lực văn hoá lớn (tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm) nghệ thuật kinh doanh… Phạm vi công việc được mở rộng, đòi hỏi của công việc ngày một cao, vì vậy, người phụ nữ hiện đại không chỉ cần mẫn, khéo léo hay có sức mạnh cơ bắp là đủ mà cần phải phấn đấu về mặt trí tuệ, tài năng. Cuộc sống hiện đại vô cùng phức tạp, thị trường kinh tế biến hoá thất thường… có nhiều rủi ro không thể lường trước; người phụ nữ ngày nay cũng cần phải có một nghị lực phi thường, một tinh thần lạc quan để đối mặt với những thất bại đó. Hiện nay, gia đình và xã hội đang ngày càng tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phụ nữ tích cực tham gia xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, các hoạt động chống tiêu cực, ngăn chặn mặt trái của nền kinh tế thị trường, các tai tệ nạn xã hội…. Và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: "Nước nhà là một", "Bầu ơi thương lấy bí cùng", Đây là một chuẩn mực rất mới và rất cần thiết để ngăn ngừa những mặt trái của văn hoá, xã hội, đạo lý do sự phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế. Chuẩn mực này còn là ngưỡng an toàn bảo vệ hạnh phúc gia đình của mỗi người phụ nữ vì xã hội an toàn chính là cơ sở, là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người phát triển.. Phụ nữ hiện đại tham gia vào công việc trong xã hội với rất nhiều ngành nghề trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, nữ công nhân viên chức nhà nước là lực lượng nòng cốt. Họ có mặt trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hoá, xã hội, chiếm tới 47% lao động của xã hội trong khu vực nhà nước; 51,5% trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các ngành lao động nữ chiếm số đông như: giáo dục, y tế, thương mại, công nghiệp nhẹ… (60%->70%) ở một số lĩnh vực đang phát triển mạnh như: Du lịch, Ngân hàng, Bưu điện… lao động nữ chiếm khoảng 50% (Trích dự án điều tra về gia đình và vai trò phụ nữ trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Đỗ Thị Bình). Trong các hoạt động mới, tính chất công việc phức tạp, yêu cầu cao như: Nghiên cứu khoa học, ngoại giao, quản lý nhà nước… tỷ lệ nữ đang có chiều hướng tăng, chiếm khoảng 30%. Phụ nữ là nông dân ở Việt Nam chiếm tới 70% lao động nữ trong cả nước, họ là lực lượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn trong thời kỳ đổi mới [18, tr.54]. Đa số họ đã có ý thức chủ động tiếp nhận, thích nghi với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất và thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Những năm gần đây một số nữ nông dân đã trở thành nhà doanh nghiệp trong khu vực sản xuất nông nghiệp ở nông thôn. Họ là người đi đầu trong phong trào nữ nông dân thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và xây dựng đời sống nông thôn mới… Đội ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docmục lục.doc
Tài liệu liên quan