Luận văn Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Trang

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HỎI CUNG BỊ CAN. 8

1.1. Khái niệm và nhiệm vụ hỏi cung bị can. 8

1.1.1 Khái niệm hỏi cung bị can . 8

1.1.2. Nhiệm vụ của hỏi cung bị can. 10

1.2. Bảo đảm thực hiện các nguyên tắc của Bộ luật tố tụng hình sự trong hỏi

cung bị can . 14

1.2.1. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa . 15

1.2.2. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc xác định sự thật của vụ án và nguyên tắc

bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành tố tụng. 17

1.2.3. Bảo đảm thực hiện các nguyên tắc khác liên quan đến quyền và lợi ích hợp

pháp của bị can. 19

1.3. Khái quát các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam về hỏi

cung bị can . 22

1.3.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi có Bộ

luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 1988. . 22

1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 1988 đến

năm 2003. 24

1.4. Hỏi cung bị can của pháp luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới

. 26

1.4.1. Hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa nhân dân Trung

Hoa. 26

1.4.2. Hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga . 281.4.3. Hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên Bang Đức 29

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT

NAM HIỆN HÀNH VỀ HỎI CUNG BỊ CAN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

. 33

2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về hỏi cung

bị can. 33

2.1.1. Đối tượng của hỏi cung bị can . 33

2.1.2. Chủ thể của hỏi cung bị can. 34

2.1.3. Trình tự, thủ tục tiến hành hỏi cung bị can. 36

2.1.4. Hỏi cung bị can là người chưa thành niên . 42

2.1.5. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can. 46

2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

hiện hành về hỏi cung bị can. 48

2.2.1. Những kết quả đạt được. 48

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. 53

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA

PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA

HOẠT ĐỘNG HỎI CUNG BỊ CAN. 68

3.1. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về

hỏi cung bị can. 68

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỏi cung bị can . 77

3.2.1. Hoàn thiện tổ chức Cơ quan điều tra và tăng cường số lượng Điều tra viên

phục vụ cho công tác điều tra . 77

3.2.2. Nâng cao vai trò Người bào chữa trong hoạt động hỏi cung bị can nói

riêng và toàn bộ quá trình điều tra vụ án nói chung. 82

3.2.3. Tăng cường công tác phối hợp, chế ước chặt chẽ giữa hai cơ quan Cơ quan

điều tra và Viện kiểm sát trong hỏi cung bị can. . 84

3.2.4. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác điều tra. . 84

KẾT LUẬN. 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 89

pdf99 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hỏi của bị can. Mặc dù Điều 132 Bộ luật TTHS không có quy định, nhưng trong trường hợp Kiểm sát viên tiến hành hỏi cung bị can thì phải thực hiện theo quy định của Điều này. Để đảm bảo tính khách quan của hoạt động hỏi cung, Bộ luật TTHS quy định trong quá trình hỏi cung bị can, nghiêm cấm Điều tra viên và Kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can. Đây được coi là một trong những quy định quan trọng, bởi vì, trong quá trình hỏi cung bị can nếu Điều tra viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can không những dẫn đến không tôn trọng sự thật, làm mất tính khách quan của hoạt động hỏi cung mà còn xâm phạm đến quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ. Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công an vừa ban hành thông tư số 28/2014/TT- BCA về công tác điều tra hình sự trong Công an nhân dân. Đây là một văn bản quy phạm pháp luật được đánh giá có nội dung chi tiết, cụ thể và có ý nghĩa quan trọng đối với công tác điều tra của các đơn vị trong Công an nhân dân. Trong văn bản quy phạm này, ngoài việc quy định về những việc ĐTV, cán bộ điều tra không được làm một cách rõ ràng, chi tiết hơn hẳn các văn bản pháp luật trước đó mà còn quy định khi tiến hành hoạt động điều tra trong đó có hỏi cung bị can, nghiêm cấm Điều tra viên “bức cung hoặc dùng nhục hình dưới bất kỳ hình thức nào” – Khoản 4 Điều 132 Bộ luật TTHS . Có thể thấy: Bức cung là những hành vi của người tiến hành hoạt động điều tra áp dụng những thủ đoạn trái pháp luật buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng [22, tr. 186]. Thực tiễn hoạt động điều tra cho 42 thấy, những thủ đoạn trái pháp luật buộc người bị thẩm vấn phải khai sai sự thật thường là những hành vi tác động đến thể chất và tâm lý của người bị thẩm vấn và những hành vi trái pháp luật khác. Những hành vi phổ biến là: - Những hành vi tra tấn gây đau đớn về thể xác, tổn hại về sức khỏe của bị can, buộc họ phải khai sai sự thật theo ý chủ quan của Điều tra viên chưa được kiểm tra xác minh. - Những lời nói và hành vi đe dọa về tinh thần buộc bị can phải khai sai sự thật theo ý chủ quan của Điều tra viên chưa được kiểm tra, xác minh... Nhục hình là những hành vi tra tấn hoặc dùng hành vi thô bạo khác gây đau đớn về thể xác hoặc tinh thần của con người trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án [22, tr.187]. Áp dụng các hình thức nhục hình đối với bị can có thể nhằm mục đích bức cung, buộc bị can phải khai sai sự thật hoặc cũng có thể nhằm mục đích trả thù bị can do động cơ thù tức cá nhân Hỏi cung bị can là một hoạt động điều tra do đó khi tiến hành phải đảm bảo tính nhân đạo. Tính nhân đạo của hỏi cung là hệ thống những tiêu chuẩn đạo đức, phẩm hạnh trong hành vi xử sự của Điều tra viên, Kiểm sát viên. Do đó Điều tra viên, Kiểm sát viên bên cạnh việc cần nắm rõ những quy đinh của pháp luật thì cần phải thường xuyên rèn luyện mình để có những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết như thái độ lịch sự, tôn trọng bị can, hành động có suy nghĩ, luôn làm chủ được mình trong mọi tình huống. Khi áp dụng biện pháp hỏi cung, chủ thể có thẩm quyền cần tuyệt đối tuân thủ những quy định trên. Những trường hợp bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can gây hậu quả nghiêm trọng cần được kiểm tra làm rõ và lập hồ sơ đề nghị truy tố những người có hành vi phạm tội theo Điều 298, Điều 299 BLHS năm 1999. 2.1.4. Hỏi cung bị can là người chưa thành niên BLHS của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đề cập người chưa thành niên dưới hai phương diện. Một mặt, họ là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt bằng luật hình sự khỏi những hành vi bị coi là tội phạm. Mặc khác, 43 người chưa thành niên còn là chủ thể của tội phạm. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật hình sự chỉ bao gồm những người đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi. Điều 12 BLHS quy định: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiệm trọng” [26]. Người chưa thành niên là người đang trong giai đoạn phát triển cả về nhân cách, trí lực và thể lực. Đặc điểm của lứa tuổi này là chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lí, đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách. Họ chưa có đầy đủ khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm đối với hành vi của họ, ngoài ra họ còn dễ bị tác động bởi tác động của các hành vi ngoài xã hội. Chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với người chưa thành niên chủ yếu là giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa những sai lầm, tạo điều kiện để họ phát triển một cách lành mạnh và dần dần trở thành một công dân hữu ích cho xã hội nói chung và gia đình nói riêng. Thủ tục TTHS tất yếu cũng phải phù hợp với lứa tuổi chưa thành niên. Bộ luật TTHS Việt Nam hiện hành cũng dành hẳn một chương XXXII để quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên và các ngành hữu quan Trung ương cũng đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2011TTLT- VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày12/07/2011 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/2011) trong đó có quy định về hỏi cung bị can là người chưa thành niên. Hoạt động điều tra trong vụ án hình sự mà trong đó có hỏi cung bị can người chưa thành niên cũng được tiến hành theo thủ tục chung do Bộ luật TTHS quy định (xem Điều 131 Bộ luật TTHS và Điều 10 Thông tư liên tịch số 01/2011) nhưng khi tiến hành cần phải chú ý những điểm sau: chỉ ra quyết 44 định khởi tố bị can khi người đó đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 BLHS; trong trường hợp đã có quyết định khởi tố bị can là người chưa thành niên thì khi áp dụng các biện pháp hỏi cung đối với họ nên có mặt đại diện gia đình bị can, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác. Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra nhằm thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can. Đối với bị can là người chưa thành niên thì biện pháp điều tra này đòi hỏi Điều tra viên, Kiểm sát viên phải là người có những hiểu biết cần thiết về đặc điểm tâm sinh lý của các em. Ngoài ra Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2011 quy định về phân công người tiến hành tố tụng. Theo đó, những người được phân công tiến hành tố tụng trong các vụ án này phải là những người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về điều tra, truy tố, xét xử đối với người chưa thành niên hoặc người có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến người chưa thành niên. Những kiến thức tâm lí giáo dục, đấu tranh phòng chống tội phạm người chưa thành niên là tiêu chuẩn quan trọng đối với người tiến hành tố tụng được phân công nhiệm vụ giải quyết vụ án mà bị can là người chưa thành niên, đòi hỏi phải rất thận trọng trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các tình tiết liên quan, nhằm hạn chế ở mức tối đa những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra với họ. Theo quy định của pháp luật tố tụng, khi tiến hành hỏi cung bị can là người chưa thành niên, họ có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp mời người bào chữa (Điều 305 Bộ luật TTHS). Đại diện hợp pháp của người chưa thành niên có thể tự mình bào chữa cho những người này. Trong trường hợp bị can là người chưa thành niên hoặc đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa thì CQĐT phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công văn phòng luật sự cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào 45 chữa cho thành viên của tổ chức mình. Xuất phát từ cơ sở tâm sinh lý của người chưa thành niên, khi tham gia tố tụng, họ không thể tự đứng ra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên với những vụ án mà bị can là người chưa thành niên thì sự tham gia tố tụng của người tham diện hợp pháp, đại diện gia đình, nhà trường, tổ chức xa hội là rất quan trọng. Đó vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ bắt buộc để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người chưa thành niên, giúp CQĐT giải quyết vụ án nhanh chóng, hiệu quả. Là người gần gũi với bị can, hiểu được tâm lý, thái độ xử sự của họ nên sự có mặt của đại diện gia đình bị can sẽ giúp đỡ cán bộ điều tra tạo được mối quan hệ tin cậy, gần gũi, tín nhiệm đối với bị can, làm cho bị can không còn cảm thấy lo sợ, hoảng hốt và có thể khai báo những tình tiết có liên quan đến vụ án. Bên cạnh đó, thông qua đại diện gia đình, cán bộ hỏi cung sẽ nắm bắt được điều kiện sinh sống, giáo dục, nguyên nhân, điều kiện phạm tội của bị can là người chưa thành niên. Từ đó có những biện pháp hỏi cung thích hợp. So với Bộ luật TTHS năm 1998 (Khoản 2 Điều 276), quy định tại Khoản 2 Điều 306 BLTTHS năm 2003 được sửa đổi, bổ sung đã bảo vệ được quyền lợi của bị can là người chưa thành niên hơn. Cụ thể: Trong trường hợp bị can là người từ đủ 14 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, thì việc hỏi cung những người này phải có mặt đại diện gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Nếu trước đây “chỉ trong trường hợp cần thiết” việc hỏi cung bị can tại CQĐT mới phải có mặt đại diện gia đình bị can thì hiện nay trong bất kể trường hợp nào nếu “bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác” thì hỏi cung những người này phải có mặt đại diện gia đình. Tuy nhiên, có thể nhận thấy Bộ luật TTHS quy định còn 46 quá chung chung về căn cứ để thực hiện biện pháp này: “Trong trường hợp cần thiết”. Cho đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp lí nào hướng dẫn cụ thể như thế nào là trong trường hợp cần thiết mà “trường hợp cần thiết” “ hiện nay phụ thuộc vào đánh giá CQĐT. Do quy định chung chung như vậy cho nên CQĐT rất lúng túng không biết nên hay không nên mời hoặc chấp nhân yêu cầu của đại diện gia đình bị can. Mặt khác có nhiều trường hợp CQĐT thường lấy lí do “để giữ gìn bí mật đảm bảo cho việc phát hiện điều tra tội phạm” nên rất ít khi để gia đình bị can có mặt tham gia trong buổi hỏi cung tại giai đoạn điều tra. Thực tiễn điều tra những vụ án mà bị can là người chưa thành niên cho thấy, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết vụ án hình sự, tuy nhiên do Bộ luật TTHS chưa có sự phân định rõ ràng trách nhiệm giữa các CQĐT và giữa CQĐT với VKS nên dẫn đến nhiều trường hợp các cơ quan này cùng kiểm tra, hỏi cung dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm và bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. 2.1.5. Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can Thực hành quyền công tố và kiểm sát giai đoạn điều tra trong đó có hoạt động hỏi cung bị can là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác đấu tranh phát hiện tội phạm. Bởi vậy, hoạt động này cần phải bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Để đảm bảo thực hiện quyền này, Điều 112 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định, VKS có quyền đề ra yêu cầu điều tra. Đó là yêu cầu về những vấn đề cần điều tra làm rõ, tài liệu chứng cứ cần phải được thu thập, được hiểu là mệnh lệnh của cơ quan công tố đối với CQĐT trong quá trình điều tra. Ngay sau khi vụ án được khởi tố, VKS có thể đề ra yêu cầu điều tra cho CQĐT để xác định chứng cứ về hành vi phạm tội của bị can hay mở rộng điều tra vụ án. Hơn nữa, pháp luật còn quy định: Kiểm sát viên được phân công tiến hành tố tụng phải đề ra yêu cầu điều tra vụ án ngay từ khi có quyết định khởi tố vu án và trong suốt quá 47 trình điều tra. Yêu cầu điều tra phải cụ thể, toàn diện, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ của bị can. Nhằm đảm bảo cho VKS thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can nói riêng, đảm bảo khả năng thực tế cho VKS có thể nắm rõ toàn bộ quá trình hỏi cung một cách cụ thể, kịp thời kiểm tra, củng cố chứng cứ phục vụ cho việc thực hiện chức năng của mình trong quá trình điều tra, Bộ luật TTHS đã tăng cường vai trò của VKS. Trong hoạt động hỏi cung bị can, việc kiểm sát hoạt động này được thực hiện như sau: Kiểm sát viên cần chủ động bàn với Điều tra viên kế hoạch và đề ra yêu cầu hỏi cung bị can ngay sau khi khởi tố bị can để làm rõ những vấn đề liên quan đến tội phạm đã khởi tố. Nếu thấy việc hỏi cung chưa đạt yêu cầu hoặc có vấn đề mới phát sinh thì Kiểm sát viên tiếp tục yêu cầu để Điều tra viên hỏi cung làm rõ. Kiểm sát viên kiểm sát chặt chẽ việc hỏi cung bị can và việc lập biên bản hỏi cung bị can của Điều tra viên, bảo đảm việc hỏi cung và lập biên bản hỏi cung bị can thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định tại Điều 131 và Điều 132 Bộ luật TTHS năm 2003. Trong quá trình điều tra vụ án, khi có đề nghị của CQĐT hoặc thấy bị can kêu oan, lời khai của bị can trước sau không thống nhất, lúc nhận tội, lúc chối tội; bị can khiếu nại về việc điều tra; có căn cứ để nghi ngờ về tính xác thực trong lời khai bị can hoặc trường hợp bị can bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng thì Kiểm sát viên trực tiếp gặp, hỏi cung bị can. Trước khi hỏi cung, Kiểm sát viên phải báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra để xin ý kiến chỉ đạo và thông báo trước cho Điều tra viên biết. Sau khi kết thúc điều tra, nhận hồ sơ vụ án từ CQĐT chuyển sang, Kiểm sát viên có thể trực tiếp hỏi cung bị can để kiểm tra tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Việc hỏi cung bị can lập biên bản hỏi cung bị can 48 do Kiểm sát viên tiến hành phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 131 và Điều 132 Bộ luật TTHS. Biên bản hỏi cung bị can của Kiểm sát viên phải được đưa vào hồ sơ vụ án và sao lưu hồ sơ kiểm sát một bản. Như vậy, theo quy định của Bộ luật TTHS, thực hành quyền công tố trong hỏi cung bị can là việc VKS thực hiện các hoạt động nhằm thu thập các tình tiết về nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can và các tình tiết khác có ý nghĩa cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Kiểm sát việc hỏi cung bị can là việc VKS thực hiện các hoạt động giám sát, mục đích nhằm bảo đảm các hoạt động hỏi cung được tiến hành một cách đúng đắn, đầy đủ, khách quan theo đúng trình tự, thủ tục, nội dung của pháp luật quy định, không trực tiếp ra quyết định, chỉ ra kiến nghị khi có dấu hiệu vi phạm trong quá trình hỏi cung. Hai lĩnh vực này song song tồn tại từ khi khởi tố cho đến khi kết thúc việc hỏi cung, giữa chúng tuy độc lập về chức năng, nhưng có tác động qua lại lẫn nhau. Nếu làm tốt nhiệm vụ thực hành quyền công tố sẽ hỗ trợ đắc lực cho kiểm sát hỏi cung. Như vậy, hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can tu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoi_cung_bi_can_trong_luat_to_tung_hinh_su_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan