Luận văn Hồn – tình – hình - nhạc trong thơ Hoàng Cầm

Lời thơgiản dịmà thật thâm thúy, sâu xa. Ý thơkhẳng định tình yêu đích

thực sẽvượt qua năm thàng và không gian, qua những thăng trầm của sốphận để đi

dến tận cùng hạnh phúc. Trên con đường ấy, dẫu có lúc cũng buồn đau, đắng xót,

đau khổvà tuyệt vọng nhưng rốt cuộc tình yêu vẫn còn, bởi khát vọng vềtình yêu là

mãi mãi. Bài thơtheo đó mang ý nghĩa nhân văn cao cả, làm cháy sáng trong hồn

mỗi chúng ta niềm ước vọng thiết tha niềm hạnh phúc. Nhiều người yêu thơông

cũng bởi vẻ đẹp của nét hồn nhiên và sựtrắc ẩn ấy.

Miêu tảnhững rung động, những khát khao yêu đương trong lòng những

chàng trai, cô gái Kinh Bắc, Hoàng Cầm mang lại nỗi bâng khuâng, xao xuyến

trong lòng người đọc. Những mối tình nảy sinh ởchốn làng quê ấy nhưlắng đọng

với thời gian và gợi những bồi hồi, rung cảm với cuộc đời hôm nay.

pdf184 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2257 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hồn – tình – hình - nhạc trong thơ Hoàng Cầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m xúc, có sự hiểu biết sâu sắc về quê hương, có tâm hồn đặc biệt tinh tế, nhạy cảm trước cuộc sống và đặc biệt có tình yêu quê hương tha thiết. Văn học nghệ thuật vốn dĩ là chuyện đời sống, là chuyện tâm hồn. Mỗi con người ít nhiều đều tiềm tàng trong mình khả năng rung cảm, xúc động trước tự nhiên, cuộc sống và nghệ thuật. Nếu thiếu đi tố chất ấy, nghệ sĩ không có trên đời và hiển nhiên cũng sẽ không có sự đồng điệu từ người đọc đối với tác phẩm nghệ thuật. Nghệ sĩ chính là người có tâm hồn phong phú, biết say mê cái đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc sống. Và họ không phải chỉ biết chuyên tâm quan sát con người và đời sống bên ngoài mà còn hướng sự quan sát vào chính bản thân mình. Bởi sáng tác văn học phản ánh đời sống bên ngoài nhưng luôn luôn và bao giờ cũng thông qua thế giới bên trong, bao giờ cũng có phần gửi gắm riêng tư của nhà văn trong ấy. Từ chỗ hiểu đời, hiểu người, nhà văn càng thêm hiểu mình và ngược lại. Là tiếng nói của tình cảm, văn thơ đòi hỏi phải có ngôn ngữ riêng của nó. Văn học, đặc biệt là thơ trữ tình, từ ngữ được sử dụng không chỉ cần sát đúng về mặt ngữ nghĩa mà còn ở khả năng truyền cảm mà nó có thể đóng góp vào ngữ điệu và tình điệu chung. Vậy nên, trong thơ ca, giá trị của ngôn từ không chỉ ở ý nghĩa vốn có của nó mà còn ở sắc thái biểu cảm mà người nghệ sĩ trao cho nó. Cảm xúc hay tâm trạng vốn là riêng của mỗi người và ngay ở mỗi người, tình cảm mỗi lúc cũng có thể khác nhau. Người làm thơ, theo đó, phải sáng tạo nên một hệ thống ngôn từ riêng, thích hợp để tái hiện đời sống một cách trọn vẹn và hơn thế, tái hiện tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, ước mơ của mình qua tác phẩm. Nghĩa là phải bằng một hệ lời rất riêng, phản ánh cuộc sống, bộc lộ những tình cảm, những rung động trong hồn người, sao cho thật đúng, thật hay. 2.2. Tình cảm trong thơ Hoàng Cầm Sự nghiệp thơ ca trải dài hơn nửa thế kỷ đủ để chứng minh cho một tấm lòng son sắt và các tình đầy mê đắm với đời và với thơ của thi nhân Hoàng Cầm. Niềm mê đắm ấy nhờ bắt rễ sâu từ vùng đất Kinh Bắc huê tình, diễm ảo, từ truyền thống văn hóa dân tộc nghìn đời tươi đẹp nên tiếng thơ ông, sức ngân vang thật dài, thật sâu và khả năng lay động lòng người thật mạnh mẽ. Cũng là tâm sự yêu nước thương nhà đến cháy lòng, tình cảm quê hương thiết tha, nồng hậu, cũng là tình bạn, tình yêu trong những cung bậc, những sắc thái đa dạng của nó, những điều tưởng đâu đã quá quen thuộc, tưởng đã mòn nhẵn trong thi ca, song sáng tác Hoàng Cầm quả đem đến cho người đọc một cảm nhận riêng, một hơi hướng, âm vang riêng. Tiếng thơ ấy lúc như là lời tâm sự nhỏ nhẹ, thầm thì, lúc là trạng thái ngây ngất say sưa đến chệnh choạng, khi lại sôi sục căm thù, đằm thắm thiết tha, bâng khuâng, man mác, ngọt ngào tươi xanh… Thơ Hoàng Cầm là thơ của người say mê cuộc sống, say mê tình yêu. Mảng đề tài đặc sắc mà Hoàng Cầm đã trút vào đó nhiều tâm huyết và nước mắt, chính là mảng thơ viết về Kinh Bắc quê hương ông. Mang trong mình tình yêu cực kỳ sâu đậm với quê hương, thi nhân đã phát huy cao độ sức mạnh của trí tưởng tượng, của trí tuệ, tình cảm để tái hiện lại một cách tài hoa dáng hình quê hương trong cái hồn sâu thẳm của nó. 2.2.1. Khúc nhạc đậm tình quê hương Quê hương là cội nguồn, là nơi đọng lại trong tâm trí mỗi người những gì đẹp đẽ, thiêng liêng nhất. Nơi chất đầy kỷ niệm tuổi thơ ấy cũng chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn và tài năng người nghệ sĩ. Quê hương vốn đẹp trong hồn mỗi người, sẽ càng đẹp và ý vị hơn trong tác phẩm nghệ thuật. Người đọc nhớ mãi hình ảnh Núi Đôi trong thơ Vũ Cao, thôn Vĩ Dạ mộng mơ trong thơ Hàn Mặc Tử, ấn tượng với vùng đất Tây Bắc kiêu hùng, bất khuất trong thơ Chế Lan Viên… Kinh Bắc với Sông Đuống, sông Cầu, hội Gióng, hội Lim và biết bao địa danh trên mảnh đất trữ tình ấy tỏa sáng trên trang thơ Hoàng Cầm. Đọc thơ ông, ta như thấy những giọt máu hồng nhỏ từ trái tim yêu thương đến mê đắm quê hương, thấy anh ôm ghì lấy những cảnh, những người của Kinh Bắc cổ kính: “Ơi những con sông, triền núi, những gò cao đồi thấp, những bến, những thuyền, những chùa chiền miếu mạo, đền đài, lăng tạ của đất Kinh Bắc cổ kính và thanh tao, một dáng nây về sớm, một con chim lẻ bạn sang chiều, đến cả một sợi cỏ may, một búp tre còn ứ đọng tinh hoa của nền văn hóa văn minh đồng bằng Bắc Bộ”… [151, tr.47]. Ai cũng có một quê hương để nhớ, để thương, để khi đi xa mong muốn, khát khao được trở về, và sống lại trong niềm ký ức tuổi thơ ngọt ngào, êm ả. Nỗi nhớ quê hương vốn đơn giản và cụ thể, là nỗi nhớ dòng sông, giếng nước, gốc tre, bờ giậu, ruộng đồng… Thật thân quen và bình dị nhưng hết thảy những gì thuộc về quê hương dường như có hồn, có khả năng gợi nhớ kỳ lạ, có thể kéo những tâm hồn xa quê trở về nguồn cội. Quê hương là đề tài muôn thưở không chỉ riêng đối với thơ ca. Viết về quê hương, chắc hẳn, mỗi nhà thơ không chỉ muốn bày tỏ tình cảm của mình đối với nơi chôn rau cắt rốn mà hơn thế, là mở rộng ý nghĩa “quê hương” đối với tình cảm chúng ta. Nguyễn Bính, trong hồn thơ chân quê, mộc mạc, đưa vào thơ mình mảnh đất Nam Hà nghèo khổ nhưng thanh sơ bình dị. Tế Hanh với lòng chân thành và tình yêu nồng thắm, đã để chảy mãi trong đời và trong thơ con sông quê êm đềm, xanh mộng. Thơ Trần Hữu Thung đậm chất ví dặm mộc mạc của xứ Nghệ quê mình.Tố Hữu đượm thắm tình quê vào mỗi dòng thơ bằng chất dân ca ngọt ngào và những điệu hò mái nhì, mái đẩy. Tất cả, đâu chỉ để làm tỏa hương cho vùng quê của riêng mình, mà rộng ra, khơi dậy tình yêu quê hương, xứ sở thiêng liêng đọng sâu trong tâm hồn mỗi người dân đất Việt. Hoàng Cầm viết về Kinh Bắc, đưa vào thơ mình cả một vùng quê tráng lệ, nên thơ, với nền văn hóa lâu đời, là cội nguồn văn hóa của dân tộc. Đọc thơ ông, người đọc có dịp nhìn lại thành Cổ Luy Lâu – nơi Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Tô Định, được ghé thăm chùa Dâu, chùa Bút Tháp, tranh làng Hồ… và nghe những câu Quan họ mượt mà của các liền chị, liền anh trong ngày Hội Lim. Tìm hiểu thi giới Hoàng Cầm , có thể thấy “Có sự hòa hợp cộng hưởng giữa thế giới Kinh Bắc với hồn thơ Hoàng Cầm để làm nên một gương mặt thi nhân, một người thơ Kinh Bắc quen mà lạ, với phong cách và sắc điệu riêng, chỉ riêng ông mới có” [66, tr.15]. Đất Kinh Bắc huê tình, diễm lệ ắp đầy huyền thoại và bảng lảng trong màu sương khói dân ca là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, tinh lực của Hoàng Cầm, là cội nguồn thi cảm của nhà thơ. Tình yêu Kinh Bắc thành kính là nguồn mạch chủ đạo trong thơ Hoàng Cầm. Là thi sĩ tài hoa, am hiểu sâu rộng nền văn hóa dân tộc, cuộc sống và con người trên đất quê hương, Hoàng Cầm đã làm sống dậy trong thơ mình cả một vùng quê bằng tấm lòng nâng niu, trân trọng. Hoàng Cầm viết về Kinh Bắc bằng tình yêu thiết tha như nỗi niềm đứa con sau bao thăng trầm, bao dâu bể của đời người được trở về đất mẹ. Ông tâm sự: “Từ khi chiếc lá bàng trước cửa nhà rụng xuống báo tin thu, hồn tôi cứ chìm dần, chìm sâu, chìm và lắng thật sâu vào vùng quê tôi ngày xưa, thời tôi còn nhỏ dại, với biết bao bóng dáng, đường nét, màu sắc, hương vị đã quá xa, đã không còn nữa” [6, tr.194]. Hình ảnh quê hương hiện lên trong thơ Hoàng Cầm có khi rất gần gũi, rõ ràng, khi lại hoá xa xăm, mờ ảo. Quê hương với bao kỷ niệm, gắn bó từ thuở ấu thơ đọng sâu trong hồn người thi sĩ đa tình, đa cảm mà chẳng điều gì có thể làm phai mờ được. Cuộc sống có thăng trầm đến mấy và thời gian có nghiệt ngã thế nào, ký ức về quê hương trong lòng thi nhân cũng vẫn nguyên vẹn, tràn đầy. Có thể nói, quê hương như “dòng sữa ngọt ngào thấm vào máu thịt, chảy trong huyết quản để làm nên hồn thơ Kinh Bắc Hoàng Cầm ” [66, tr.15]: - Em ơi thử đếm mấy giêng hai Đêm hội Lim về đê quai rảo bước Đuổi tà lụa nhạt ánh giăng đầm thấm đường sương [Theo đuổi, 6, tr.159] - Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc [Bên kia sông Đuống, 6, tr.24] Quê hương theo nỗi nhớ rất đậm và rất sâu đi vào trang thơ Hoàng Cầm đẹp lung linh như chính vẻ diễm tình, thơ mộng của đất trời Kinh Bắc. Hoàng Cầm nhìn và miêu tả quê hương không chỉ bằng mắt, bằng tai mà bằng cả tâm hồn ngập đầy tình yêu dành cho Kinh Bắc. Kinh Bắc thời Hoàng Cầm còn thơ trẻ cứ chập chờn ẩn hiện trong tâm trí nhà thơ, ngày đêm thầm thì nói chuyện với ông về quê hương, về tình yêu, về niềm vui, nỗi buồn, niềm cô đơn, nỗi xa cách… Tất cả “cứ tầng tầng lớp lớp úp xuống hồn tôi như một đại dương trập trùng sóng gió, miên man xanh một màu huyền – diệu – dĩ - vãng” [6, tr.194]. Bơi, chìm trong da thịt quê hương, hồn phách quê hương để rồi mang tất cả vào trong thơ mình, từ những chuyện thực diễn ra hôm qua và hôm nay, đến cả những câu chuyện nhuốm màu huyền tích, huyền thoại. Những năm đầu kháng chiến, ta bắt gặp một Hoàng Cầm qua những bài thơ tràn đầy sức trẻ với cảm hứng yêu nước nồng nàn. Sau Đêm liên hoan (10/1947), Tiếng hát sông Lô (12/1947), Bên kia sông Đuống (4/1948) ra đời, tạo nên một mạch tình cảm về quê hương đất nước dạt dào, tha thiết, lắng sâu trong thơ Hoàng Cầm. Ai đã từng một lần đọc thơ Hoàng Cầm hẳn khó mà quên được những dòng thơ anh viết về quê hương. Bởi quê hương đã nằm sâu trong lòng nhà thơ, từ thuở người mẹ mẹ sớm chiều kể cho ông nghe những chuyện về gia đình, thôn xóm, về cảnh chợ núi, chợ sông, rồi chuyện người – người gốc quê, người ngụ cư, người cấy cày, người đi lính… Để rồi ai đã một lần xa quê lại chẳng nhớ, chẳng buồn và ước mong được một lần trở lại. Thôi Hiệu, một nhà thơ nổi tiếng đời Đường, đi qua lầu Hoàng Hạc, nhìn thấy cảnh đẹp nơi đây mà động lòng sầu xứ: Nhật mộ hương quan hà xứ thị ? Yên ba giang thượng sử nhân sầu (Chiều trông nào chốn quê hương nhỉ? Khói sóng sông mờ dạ ngổn ngang) (Thôi Hiệu, Hoàng Hạc Lâu) Một nhà thơ khác khi đi xa đã Ngoảnh đầu nhìn trăng sáng - Cuối đầu nhớ cố hương. Ai đã xa quê hương, ít nhiều rồi cũng mang tâm trạng ấy. Càng đi xa, nỗi nhớ sẽ càng đậm càng sâu. Nhớ quê hương, nhớ cảnh, nhớ người, nhớ những ngày đã qua không bao giờ trở lại, nhớ tuổi thơ lắm ngọt ngào mà cũng nhiều khổ lụy. Hoàng Cầm – cuộc đời ấy tuy đã qua nhiều chặng, nhiều bước thăng trầm nhưng tất cả không sao xóa được, làm đổi thay được một thế giới tâm hồn được tạo dựng nên bằng nhiều lớp kỷ niệm của tuổi trẻ gắn với một vùng đất quê hương đẹp, giàu có và thơ mộng Trong thơ, Hoàng Cầm chú ý nhiều đến cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật. Kinh Bắc quê hương ông vốn đẹp lại càng đẹp hơn dưới ngòi bút tài hoa, và lòng yêu say tha thiết của thi nhân. Từ những dòng sông diễm lệ, những núi đồi thần tiên, hùng vĩ, những chùa chiền thanh tịnh đến những con người tình tứ, hào hoa trên quê hương, đến cả những con đường quanh co nơi những làng quê nghèo, vắng hút… .tất cả đều đẹp, vẻ đẹp huyền hồ, hư ảo trong thơ Hoàng Cầm. Hình ảnh quê hương trong thơ Hoàng Cầm sau nét vẻ đơn thuần bao giờ cũng có hồn, vì thế mà rung động tâm hồn người đọc. Sông Cầu cẻ đẹp hồng hoang lộng lẫy màu áo gấm, sông Thương đôi bờ lệ chảy, sông Đuống hồng như dải lụa… không chỉ là cảnh thực quê hương mà là cái nền để nhà thơ bày tỏ cảm xúc, tình yêu quê hương của mình. Và những hình ảnh ấy, dù ít hay nhiều, đã khơi dậy cái tình quê trong hồn mỗi người và níu lòng họ về với quê cha đất tổ. Những thôn Đoài, thôn Đông, bến nước, giàn trầu, hàng cau hay giậu mồng tơi của làng quê mộc mạc ăn sâu trong tâm hồn Nguyễn Bính, khiến nhà thơ cứ muốn giữ mãi vẻ đẹp chân quê trong đời: Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê (Nguyễn Bính, Chân quê). Thì Hoàng Cầm, những núi Thiên Thai, chùa Bút Tháp, phường Lim, Phường Nội, sông Đuống, sông Cầu của Kinh Bắc yêu thương đã khiến đứa con lãng tử sau nhiều năm phiêu bạt lại tìm về đất mẹ trong nhớ thương, khắc khoải: - Cúi lạy Mẹ con trở về Kinh Bắc Chiều xưa giẻ quạt voi lồng Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông [Đêm Thổ, 6, tr.105] - Về Kinh Bắc phải đâu con nghẹn khóc Con không cười Con thoảng nhớ thoảng quên [Đêm Kim, 6, tr.106] - Về Kinh Bắc phải đâu con hé miệng Khế chua vôi bột lòng tay Tràng pháo ròng thân cau mới bói Tênh tênh chở đá Ba Vì [Đêm Mộc, 6, tr.107] Cái hồn dân tộc, hồn quê hương thấm sâu trong tâm hồn và làm thành chất men nồng nàn trong thơ ông. Đọc thơ Hoàng Cầm, người đọc như được sống lại một thời tuổi mộng đã thành kỷ niệm, đã là tiềm thức xa xôi. Với Hoàng Cầm, hồn quê đất Việt thiêng liêng và dung dị từ bao đời nay luôn nằm sâu trong ký ức mỗi người bỗng hiện ra trong phong vị quê hương đậm đà hơn bao giờ hết. Huy Cận với với Tràng giang, Hàn Mặc Tử với Đây thôn Vĩ Dạ, Tế Hanh nói với Quê hương cùng những sáng tác của Bàng Bá Lân, Anh thơ, Đoàn văn Cừ, Nguyễn Bính và Hoàng Cầm, đã tạo ra một mảng thơ về quê hương đậm màu dân tộc và có giá trị. Bên cạnh Nguyễn Bính – thi sĩ của đồng quê, Hoàng Cầm là nhà thơ viết về quê hương tiêu biểu hơn cả. Thơ Hoàng Cầm đánh thức và gọi về cái hồn quê luôn ẩn sâu trong mỗi người. Ta tưởng như đang được đắm mình trong dòng sông quê xanh mát, nhìn làng quê Quan họ trong nắng sớm mưa chiều, trong những điệu dân ca ngọt ngào, mê đắm tình quê: Cơm vừa chín tới Má xuân hồng lồng khói tím lịm sang thu Bãi mía sông Cầu reo đáy bát Ngửa mặt hứng mưa đồi cỏ ngát Nguôi dần cơn sốt bỏng môi hoa [Thi ăn mía thổi cơm, 6, tr.164] Cảnh sắc quê hương trong thơ Hoàng Cầm là cảnh sắc của tình yêu và thơ mộng. Thơ Hoàng Cầm không thiên về tả cảnh quê, phong tục như Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân mà hướng đến tình yêu – tình yêu nơi thôn xóm, tình yêu những đêm hội làng, người ta đi hội và hò hẹn, đợi chờ: - Tơ xanh ngây ngây đêm sông Cầu Em anh giờ lẩn trốn bụi bờ đâu (…) Sân đình Lại Thị Mầu í a tung tình rung rinh chờ [Hội chen Nga Hoàng, 6, tr.167] - Mẫu đơn một nhành rơi Ngọc lan mười búp chắp Nến tắt sao không tắt Giải Ngân hà giải chiếu nâng hoa [Hội Long Khám, 6, tr.169] Những đêm hội làng là dịp tụ họp, giao lưu của những trai thanh, gái lịch. Những mối tình quê chớm nở với bao vui buồn, ước mơ, mong nhớ, đau khổ… - Ai luồn kim giải áo dở dang mơ Chàng Lưu ứa nước mắt Bước ra thềm hong mưa [Thi thêu gấm, 6, tr166] - Hỗn mang mê vô cùng Địa đàng say tới tấp Không giờ không Thăm thẳm nguyện cầu hơi em nồng [Hội chen Nga Hoàng, 6, tr.167] Chính những nỗi niềm, những tâm tình ấy đã khiến cho cảnh quê vượt ra khỏi sự yên lặng cố hữu của quê hương, trở nên xao xuyến, bâng khuâng, đầy khơi gợi. Nó không chỉ đánh thức trong tâm hồn ta những kỷ niệm về một miền quê có thực mà cả miền quê chỉ có trong hoài niệm. Tình yêu Kinh Bắc, yêu quê hương sâu sắc đã khiến cho thơ Hoàng Cầm, cả khi nói đến những điều bình thường nhất vẫn có sức lôi cuốn, vẫn làm xao động lòng người. Dường như cái giọng ấy vừa cất lên, bóng dáng quê hương đã hiện ra trước mắt mọi người. Phải nói, trước nay ít ai có thể làm được điều như Hoàng Cầm – quyện chặt hồn ta vào hồn quê hương, đất nước. Dưới ngòi bút tài hoa ấy, những cảnh bình thường nhất, trong nhều lời lẽ giản dị nhất cũng gợi cảm và dễ dàng đi vào tâm tình người đọc, khiến họ nhớ, yêu và cứ mãi xúc động, bồi hồi. Nỗi nhớ quê hương, ấy là một tình cảm đẹp. Hình ảnh quê hương trong tình yêu và nỗi nhớ của Hoàng Cầm luôn ẩn hiện bóng dáng người cha, người mẹ, người chị, người em… như một điểm sáng trong tấm lòng người thi sĩ: - Tôi mơ Tiếng quê quan họ Cất cao thành núi khổng lồ Ném xuống biển cồn sóng gió Vòng nhỏ Vòng to (…) Lòng Mẹ bao la con về theo nhịp múa Bài ca vỗ sóng ngàn xưa [Tìm đến chân trời, 6, tr.95] - Ước sao sáng Mẹ bừng công chúa Chớp mắt nghiêng buồn… kiếp ảo sinh Ước sao soi Chị lim dim hát Tay gió đàn lơi yếm trắng trinh Ví chăng Em cứ bơ vơ nhớ Nắng hiện cồn mây lá hiện hình [Ước nguyện, 6, tr.190] Quê hương Hoàng Cầm, quê hương Kinh Bắc vốn dĩ rất đẹp, và con người của vùng đất này tuy quê mùa, chất phác mà thiên về có trước có sau, ít sự đảo điên suy tệ, phần nhiều ngay thẳng trung thực. Hoàng Cầm viết về mảnh đất và con người quê hương mình bằng cảm hứng ngợi ca, tự hào: - Thử hẹn mười năm nữa nhớ về Nơi nào muối đổ xát lòng quê Tây Hồ hai tiếng nghe thăm thẳm Tiền kiếp xa mù thuở Hậu Lê [Tây Hồ, 6, tr.332] - Đẹp nhất chiều hôm ấy Ta nén lòng chia xa Em cười về tuổi dại Anh cười lên mây qua [Tìm cái đẹp, 6, tr304] Từ làng quê Kinh Bắc chất chứa ân tình, người Kinh Bắc hiện lên đẹp sáng ngời trong đạo lý, lý tưởng và trong tâm hồn. Đó là những con người mang trong mình cả một nền văn hóa có giá trị to lớn. Trước bão giông, sóng gió của cuộc đời, giữa bao nhiêu gian nan, vất vả, những con người ấy vẫn hiên ngang, kiêu hãnh đến lạ thường: - Trai gái trong xã Rút ống chân khỏi vại mực đen ngòm Chạy ra bến sông khỏa ánh trăng mát rượi Tiếng hát cất lên nhuộm mùi hoa bưởi… [Chân trời tua tủa mảnh chai, 6, tr.83] - Tiếng hát theo em đi vớt bèo Em vớt được mấy chùm sao sáng Vớt đôi con mắt nhìn theo [Khi mùa xuân trở về, 6, tr.75] Quê hương trong thơ Hoàng Cầm là vùng quê của tình người, tình nghĩa và của tình yêu lứa đôi. Thơ Hoàng Cầm không có nhiều những bức tranh quê cụ thể và tỉ mỉ với những cảnh, người nhưng khơi gợi nhiều ở thế giới nội tâm, ở tình đời, tình người. Hoài Thanh đã có sự so sánh khá tinh tế về các nhà thơ làng quê: “Đồng quê xứ Bắc đã gây cảm hứng cho nhiều nhà thơ. Nhưng mỗi nhà thơ xúc cảm một cách riêng. Nguyễn Bính nhà quê hơn cả nên chỉ ưa sống trong tình quê mà ít để ý đến cảnh quê. Anh Thơ là nột ngừoi thành thị đi du ngoạn nên chỉ thấy cảnh quê... Và Hoàng Cầm, trong nhiều thi phẩm của mình, có thể nói, đã làm sống dậy một Kinh Bắc đa chiều, lộng lẫy, đẹp không đâu sánh bằng. Hoàng Cầm viết về quê hương bằng niềm tự hào của người con quê hương. Quê hương trên trang thơ ông không chỉ đẹp trong cuộc đời bình lặng mà cả trong khói lửa chiến tranh, kẻ mất người còn với bao đau thương, tủi cực: Từ trên nguồn thơ dại Em chải tóc rừng xanh Em quấn khăn lá biếc Áo em sớm thì xanh Chiều về đỏ như huyết Em muốn cảnh bình yên… [Tiếng hát sông Lô, 6, tr.19-20] Nhà thơ kể chuyện đất nước qua hình ảnh những vùng miền khác nhau, bằng truyền thống chống ngoại xâm kiên cường, bất khuất của cha ông: Đêm đi sâu quá lòng sông Đuống Bộ đội bên sông đã trở về Con bắt đầu xuất kích Trại giặc bắt đầu run trong sương Dao lóe giữa chợ Gậy lùa cuối thôn Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn [Bên kia sông Đuống, 6, tr.27] Gắn bó máu thịt với vùng đất cổ tích ấy, thơ Hoàng Cầm hiện rõ từng cảnh vật, con người cùng bao giá trị văn hóa tinh thần hàng nghìn đời mà cha ông để lại. Tình yêu Kinh Bắc thiết tha như tiềm tàng, chất chứa từ lâu trong hồn ông, để trong một hoàn ảnh nào đấy sẽ bùng lên mạnh mẽ thành những dòng cảm xúc bất tận. Hoàn cảnh tạo nên cảm hứng thi ca ấy là khi nghe tin giặc đánh phá quê hương mình. Nhưng quan trọng hơn là tình yêu mảnh đất quê hương từ lâu đã ngút đầy trong lòng người thi sĩ chỉ chực chờ đươc bộc bày, thổ lộ. Giữa một đêm tháng 4 – 1948, hay tin quê hương bị giặc chiếm đóng, tàn phá, trong tâm trạng “cực kỳ xao xuyến, tâm tư chồng chất những nhớ thương, tiếc nuối, xót xa với cảnh và người nơi quê bị tàn phá, giết hại cùng với một niềm căm giận sâu lắng” [66, tr.105], nhà thơ viết Bên kia sông Đuống. Bài thơ có thể nói là “những dòng tình cảm mãnh liệt nhất, chân thành và trong sáng nhất mà Hoàng Cầm dành cho quê hương yêu dấu của mình” [66, tr.113]. Quê hương ấy đẹp rạng ngời, lấp lánh bởi hình ảnh con sông quê cát trắng phẳng lì, với những bãi mía, nương dâu từ miền quá khứ xa xôi chảy về hiện tại: Sông Đuống trôi đi Một dònglấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì [Bên kia sông Đuống, 6, tr.23] Theo dòng hoài niệm ấy, hình ảnh quê hương trở về mang theo hương lúa nếp thơm nồng và màu dân tộc sáng ngời từ những bức tranh làng Hồ: Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. Hình ảnh quê hương còn được gợi lên với những đền, chùa cổ kính, những hội hé đình đám nhộn nhịp, náo nức, cảnh lao động buôn bán đông vui, tấp nập và hình ảnh những cô gái Kinh Bắc xinh đẹp, duyên dáng và rất đỗi tình tứ: Ai về bên kia sông Đuống Có nhớ từng khuôn mặt búp sen Những cô hàng xén răng đen Cười như mùa thu tỏa nắng [Bên kia sông Đuống, 6, tr.25] Quyện lẫn trong tình yêu, nỗi nhớ, niềm tự hào sâu sắc dành cho quê hương là nỗi đau, sự tiếc nuối, xót xa và căm giận khôn nguôi trong lòng tác giả. Tâm trạng ấy, nỗi đau xót vô hạn: Sao xót xa như rụng bàn tay giúp nhà thơ trong một đêm thức trắng đã tái hiện một cách đặc sắc hình ảnh quê hương đau thương mà dũng cảm, kiên cường. Cảnh tượng quê hương ngập chìm trong khói lửa chiến tranh được miêu tả bằng những hình ảnh nhập nhòa giữa thực và ảo: Mẹ con đàn lợn âm dương Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu? [Bên kia sông Đuống, 6, tr.24] Điều đó, không những không làm nguôi đi nỗi đau của quê hương mà trái lại lay động càng sâu tình cảm trong những con người vốn gắn bó máu thịt với truyền thống văn hóa nghìn đời của quê hương Kinh Bắc. Trong nỗi thương tiếc khôn nguôi những người, những cảnh của quê hương, Hoàng Cầm dành tình cảm sâu sắc nhất cho người Me và những đứa em thơ. Hình ảnh Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong – Bước cao thấp bên bờ tre hun hút; Mẹ ta lòng đói dạ sầu – Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ; và cảnh những đứa trẻ trong đói khát, dưới đạn bom: Ngày tranh nhau một bát cháo ngô – Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn quặn thắt lòng người bao tháng năm. Nỗi đau dâng lên tột đỉnh và niềm uất hận, căm giận cũng bùng lên dữ dội: Đã có đất này chép tội – Chúng ta không biết guôi hờn… Có thể nói tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Bên kia sông Đuống là “cảm xúc vừa nuối tiếc, xót thương, vừa uất ức, căm giận cuồn cuộn tuôn trào và cái hồn của quê hương, của dân tộc phảng phất trong suốt bài thơ [66, tr.111]. Chính dòng cảm xúc ấy đã khiến hình ảnh quê hương trong tâm hồn nhà thơ chưa bao giờ lại cụ thể, máu thịt xót xa dường ấy. “Những hình ảnh, âm thanh, màu sắc dệt nên quê hương thân yêu giờ như chìm trong lửa cháy, nước mắt… máu loang chiều mùa đông [66, tr.111]. Đọc Bên kia sông Đuống nói riêng và những vần thơ viết về Kinh Bắc nói chung của Hoàng Cầm, ở đâu, và bất cứ lúc nào, lòng ta cũng lại bồi hồi nghĩ đến quê hương. Thi sĩ nói lên tâm trạng, nỗi niềm của mình ông mà sao ta thấy trong ấy tâm tư, tình cảm của chính mình đối với quê hương. Hoàng Cầm viết về quê hương bằng tình yêu mãnh liệt, bằng tình cảm dồn nén bấy lâu cứ vỡ ra thành những câu thơ nghẹn ngào xúc động. Thấm đẫm trong ấy là bao nhiêu yêu thương, trân trọng, nâng niu, bao nhiêu nhớ nhung, nuối tiếc, xót xa, căm giận. Cảm hứng về quê hương Kinh Bắc dường như lúc nào cũng tuôn chảy dào dạt trong mạch nguồn tình cảm và mạch thơ Hoàng Cầm. Chính từ nguồn cảm hứng bất tận ấy mà Hoàng Cầm có những dòng thơ dễ làm lay động lòng người và dễ làm ta chảy nước mắt. Tóm lại có thể nói, thơ Hoàng Cầm là hình ảnh quê hương được khúc xạ qua tình yêu tha thiết, mê say đối với quê hương. Chất Kinh Bắc, tình quê hương thấm trong câu chữ, giọng điệu, in đậm trong trang thơ Hoàng Cầm. Đọc thơ ông, nhất là những tuyệt tác về quê hương, thiết nghĩ, bao yêu thương có được trên đời, nếu đem trao hết, dành hết cả cho quê hương, có lẽ, cũng là chưa đủ. 2.2.2. Tình yêu – Nguồn cảm hứng bất tận trong thơ Hoàng Cầm Cả một thời gian dài, quan niệm “Thi dĩ ngôn chí”, “Văn dĩ tải đạo” ảnh hưởng sâu sắc đến cách cảm, cách nghĩ và quá trình sáng tác của người làm thơ, viết văn. Cho đến mãi về sau, quan niệm đó mới dần được thay đổi. Trong Mỹ học, Hêghen viết: “Vì vậy cho nên nhiệm vụ chính của thơ là gợi lên cho ý thức nhận thấy những sức mạnh của cuộc sống tinh thần và tất cả những gì lay động ta, làm ta xúc cảm trong các dục vọng và các tình cảm nhân tính” [51, tập1, tr.29]. Theo Hêghen, “nhiệm vụ chính của thơ” là hướng đến miêu tả, thể hiện đời sống tinh thần, tình cảm, tình yêu của con người. Quả vậy, trong khả năng đặc biệt của mình, thơ đi sâu vào đời sống tinh thần con người, phản ánh những ước mơ, khát vọng, niềm vui, nỗi buồn, sự cô đơn, nỗi nhớ nhung… của con người. Thơ ca muôn đời vẫn vậy, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, mỗi dân tộc đều có những nhà thơ nổi tiếng viết về tình yêu: A.Puskin. A.Lamactin, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính… Đọc thơ tình Xuân Diệu, Trần Đình Sử viết: “Ông đòi hỏi một tình cảm được biểu hiện tuyệt đối nồng cháy, cao độ tối đa” [115, tr.30]. Cái ông gọi là “tuyệt đối nồng cháy, cao độ tối đa” ở đây chính là tình yêu, là mạch nguồn, là bản chất của thơ ca. Với đặc trưng bản chất của thể loại, thơ là tiếng nói nhạy cảm nhất của tình cảm, của trái tim c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHLLVH010.pdf