Tự nguyện là gì? Là sự thống nhất giữa mong muốn chủ quan bên trong với biểu hiện bên ngoài của mong muốn đó thông qua một hình thức nhất định (văn bản của hợp đồng). Mong muốn chủ quan của người tham gia hợp đồng bảo hiểm được thể hiện ra bên ngoài thông qua hình thức văn bản của hợp đồng bảo hiểm. Nếu việc tham gia hợp đồng cũng như các thoả thuận về nội dung của hợp đồng được ghi nhận trong văn bản đó không phải là ý nguyện đích thực của các bên tham gia hợp đồng thì hợp đồng đó bị coi là được thiết lập không có sự tự nguyện của chủ thể tham gia hợp đồng. Trên thực tế, để xác định trường hợp nào được coi là đã có sự thống nhất là điều rất khó. Vì vậy, pháp luật nước ta quy định theo hướng mặc nhiên suy đoán là tất cả các hợp đồng đều được giao kết dựa trên sự tự nguyện của các bên chủ thể. Khi các bên đã cam kết thoả thuận và ký tên vào văn bản của một hợp đồng bảo hiểm thì đều được coi là đã tự nguyện giao kết hợp đồng đó. Người nào cho rằng hợp đồng bảo hiểm được giao kết không dựa trên ý chí tự nguyện của chủ thể tham gia thì phải chứng minh được là hợp đồng đó được giao kết trong những trường hợp sau:
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7107 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện việc bảo lãnh hoặc ký quỹ trong phạm vi số tiền bảo hiểm”.
Việc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm có ưu điểm là làm cho nhà bảo hiểm chủ động hơn trong việc dự phòng các tình huống có phát sinh trách nhiệm và họ có thể đánh giá được mức độ bồi thường tối đa trong từng tình huống có phát sinh trách nhiệm đối với từng hợp đồng cụ thể. Mặt khác, nhà bảo hiểm cũng có thể chia sản phẩm của mình thành nhiều mức khác nhau cho phù hợp với thị trường. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có quy định giới hạn mức trách nhiệm của nhà bảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm sẽ chỉ được bảo hiểm trong phạm vi giới hạn bảo hiểm đó mà không được bảo hiểm cho toàn bộ trách nhiệm dân sự của mình đối với người thứ ba, do đó họ phải tự thực hiện phần trách nhiệm vượt quá giới hạn bảo hiểm đối với người thứ ba.
5.2. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm được coi là phần loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm trong đó liệt kê các trường hợp bên bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (Khoản 1 Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm). Việc xác định thiệt hại không được bảo hiểm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Phần loại trừ này nhằm hạn chế phạm vi những thiệt hại có thể xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm, đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bởi lẽ, nếu bảo hiểm với phạm vi không hạn chế thì tần suất rủi ro sẽ rất lớn dẫn đến sự kiện bảo hiểm trong một hợp đồng luôn có thể xảy ra. Thông qua phần loại trừ này, doanh nghiệp bảo hiểm giữ phí bảo hiểm ở một mức hợp lý vì nếu bảo hiểm với phạm vi không hạn chế mức phí sẽ phải rất cao, như vậy sẽ hạn chế khả năng tham gia hợp đồng bảo hiểm của những người có nhu cầu bảo hiểm.
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là một trong những điều khoản bắt buộc phải có của hợp đồng bảo hiểm nói chung và đã được quy định trong Luật Kinh doanh bảo hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam cũng như pháp luật về Bảo hiểm của các nước đều quy định điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là một trong những nội dung không thể thiếu của hợp đồng bảo hiểm. Bởi vì: Điều khoản loại trừ được đặt ra nhằm mục đích cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm (còn gọi là giải quyết quyền lợi bảo hiểm) trong trường hợp bên mua bảo hiểm có ý định trục lợi bảo hiểm bằng những hành vi cố ý. Nói cách khác, doanh nghiệp bảo hiểm không phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm khi chứng minh được khách hàng đã lừa dối mình để thu lợi bất chính từ việc mua bảo hiểm. Điều này nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm, lợi ích của các khách hàng trung thực đồng thời bảo vệ trật tự của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, cũng như đảm bảo các giá trị nhân văn, bảo vệ các giá trị đạo đức tốt đẹp của con người.
Điều khoản loại trừ cũng có thể bao gồm việc từ chối trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp có thảm hoạ, có thể gây tổn thất trên diện rộng và làm mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Ví dụ: sóng thần, những trận động đất, núi lửa... thiệt hại vô cùng lớn. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả số tiền bảo hiểm cho các trường hợp này thì rất có thể sẽ đưa đến việc mất khả năng thanh toán do cùng một lúc phải chi trả một khoản tiền quá lớn. Do đó, khi tính phí bảo hiểm theo tỷ lệ rủi ro thông thường doanh nghiệp bảo hiểm cần phải quy định loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với trường hợp này nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh, cũng chính là bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng. Trên thực tế, một số doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm cả những thảm hoạ như động đất, núi nửa… là vì họ đã tính phí bảo hiểm cho rủi ro đối với những thảm hoạ này (dù trên thực tế những rủi ro mang tính thảm hoạ rất khó dự đoán và định lượng). Các doanh nghiệp bảo hiểm cũng có thể áp dụng điều khoản loại trừ đối với các trường hợp như: chiến tranh, nội chiến, bạo động, nổi loạn, các hoạt động thể thao nguy hiểm, ảnh hưởng của rượu, bia, ma tuý, các sở thích nguy hiểm, bệnh tật, tàn tật có sẵn…
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thường được pháp luật quy định tương ứng với từng loại nghiệp vụ bảo hiểm cụ thể, trên cơ sở đó các doanh nghiệp bảo hiểm cụ thể hoá phần loại trừ trong các hợp đồng bảo hiểm. Vì vậy, nếu trong hợp đồng bảo hiểm mà không xác định điều khoản loại trừ đã được pháp luật quy định thì bên bảo hiểm vẫn không phải bồi thường đối với các tổn thất xảy ra trong trường hợp đã được pháp luật loại trừ. Ví dụ: Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không liệt kê các điều khoản loại trừ nhưng tại Điều 11 Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC quy định:
Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra trong các trường hợp sau:
1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe và/hoặc lái xe, hoặc của người bị thiệt hại;
2. Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe và/hoặc lái xe cơ giới;
3. Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có giấy phép lái xe;
4. Thiệt hại có tính chất gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại;
5. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn;
6. Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự như chiến tranh;
7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
Trong những trường hợp nói trên, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn không phải bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng. Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp: bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý; bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm (Khoản 3 Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm).
6. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Mỗi hợp đồng bảo hiểm có nội dung cụ thể khác nhau, song khi các hợp đồng bảo hiểm được thiết lập và có hiệu lực thì đều xác lập mối quan hệ nghĩa vụ giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. “Vì vậy, quyền của bên bảo hiểm là sự đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm và bên được bảo hiểm,...” [9, tr.188].
Việc lựa chọn giao kết hợp đồng bảo hiểm:
Bên mua bao hiểm có quyền lựa chọn mua bảo hiểm ở bất kì doanh nghiệp bảo hiểm nào miễn là doanh nghiệp đó đang tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên lãnh thổ Việt Nam. Bên mua bảo hiểm có thể lựa chọn mua bảo hiểm ở doanh nghiệp bảo hiểm nào có mức phí bảo hiểm đối với loại bảo hiểm đó thấp nhất và chất lượng "dịch vụ" cao nhất. Quyền này đồng thời thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm: mức phí thấp hơn, thủ tục giải quyết bồi thường nhanh chóng, hợp tình, hợp lý hơn kịp thời khắc phục được những tổn thất về tài chính đối với bên tham gia bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Đồng thời, bên mua bảo hiểm cũng có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm để tìm hiểu những thông tin cần thiết, xem xét hợp đồng bảo hiểm đó có phù hợp với nhu cầu, điều kiện, hoàn cảnh của mình hay không. Để bên mua bảo hiểm thực hiện được quyền này thì doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp thông tin chính xác về hợp đồng và giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.
Sau khi đã tìm hiểu và quyết định mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm cụ thể, thì bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho bên nhận bảo hiểm các thông tin chi tiết liên quan đến đối tượng được bảo hiểm. Ví dụ: một người muốn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bác sĩ cho phòng khám của mình, thì phải cung cấp các thông tin liên quan đến việc xác định trách nhiệm bồi thường của phòng khám trong trường hợp có thiệt hại xảy ra, như: các thông tin liên quan đến kinh nghiệm và kĩ năng chuyên môn của các y, bác sĩ; số lượng nhân viên phục vụ; cơ sở vật chất; thành phần khách hàng... Bên tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ phải thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Cũng trong ví dụ trên, khi kí kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm đó, theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm bên mua bảo hiểm còn phải thông báo về những trường hợp có thể làm gia tăng rủi ro hoặc phát sinh thêm trách nhiệm như: phòng khám nhận thêm y, bác sĩ hoặc nhân viên mới, trình độ chuyên môn của họ... Đồng thời, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm cho mình. Về phía mình, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm; và có nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm sau khi giao kết hợp đồng và thu phí bảo hiểm.
Phí bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm; còn bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Theo Khoản 11 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm: “Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.
Bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, bởi hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Tùy từng loại sản phẩm bảo hiểm cụ thể mà thời hạn và phương thức nộp phí bảo hiểm được quy định cụ thể hoặc theo thỏa thuận của các bên. Bên mua bảo hiểm phải đóng toàn bộ phí bảo hiểm trong một lần trước khi bên bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm (như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới); hoặc phí bảo hiểm được đóng nhiều lần theo định kỳ thì bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm vào định kỳ đầu tiên trước khi được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm và phải tiếp tục đóng phí của các kì sau theo đúng định kì.
Trong hợp đồng bảo hiểm thì phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là các yếu tố để xác định phí bảo hiểm và theo đó xác định số tiền bảo hiểm. Phí bảo hiểm là lợi ích mà các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm hướng tới khi giao kết một hợp đồng bảo hiểm. Để đảm bảo tính lợi nhuận và sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm phải tính toán phí bảo hiểm với một mức thích hợp. Phí bảo hiểm được tính toán dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, song nguồn tài chính thu được từ phí bảo hiểm theo mức đã được tính toán tối thiểu phải có dư sau khi đã chi phí cho các hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Để xác định một mức phí bảo hiểm bảo đảm có lợi nhuận, còn cần phải cân nhắc đến các yếu tố quan trọng như: sự trượt giá của đồng tiền, sự thay đổi lãi suất vốn vay bởi khoản tiền thu được từ phí bảo hiểm hiện tại được dùng để bồi thường thiệt hại xảy ra trong tương lai. Trong xu thế mở cửa và hội nhập như hiện nay, trên thị trường bảo hiểm không chỉ có duy nhất một doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm chính vì vậy mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, do đó khi doanh nghiệp bảo hiểm xác định phí bảo hiểm còn phải đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường.
Phí bảo hiểm là khung giá định cho một sản phẩm bảo hiểm nhất định. Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản phí bảo hiểm được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị tài sản được bảo hiểm. Đối với hợp đồng bảo hiểm con người thì phí bảo hiểm được xác định trên cơ sở dựa vào các yếu tố được gọi là mức độ của rủi ro hoặc được xác định theo thời hạn của hợp đồng và số tiền bảo hiểm trên tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm với số năm bảo hiểm. Theo đó, phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản chủ yếu được xác định trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm, tính chất, môi trường hoạt động của tài sản; phí bảo hiểm nhân thọ thường được tính toán dựa trên các yếu tố như: tỷ lệ tử vong, chi phí cho hoạt động bảo hiểm, đầu tư, các trường hợp đột biến trong đó tỷ lệ tử vong là yếu tố chính. Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì phí bảo hiểm được xác định theo mức trách nhiệm mà pháp luật quy định. Đối với mỗi loại sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự khác nhau, phí bảo hiểm được xác định trên những căn cứ khác nhau xuất phát từ những cơ sở để xác định trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm.
Phí bảo hiểm trách nhiệm công cộng khó xác định cụ thể và mức phí thay đổi một cách đáng kể tuỳ thuộc vào từng rủi ro. Phí bảo hiểm được xác định căn cứ vào số tiền bảo hiểm, nghề nghiệp của người tham gia bảo hiểm, quy trình kinh doanh, vị trí, phạm vi hoạt động, loại hình sản xuất kinh doanh của người tham gia bảo hiểm, doanh thu của người tham gia bảo hiểm, khả năng xuất hiện bên thứ ba tại địa điểm sản xuất kinh doanh...
Phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm thường được tính trên cơ sở doanh thu, khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Ngoài ra, khi xác định phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm thường xem xét đến một số yếu tố ảnh hưởng như: tính chất hàng hoá và mục đích sử dụng; lịch sử, tiếng tăm của người sản xuất; hệ thống kiểm định chất lượng; tình trạng hàng hoá, nguyên vật liệu khi mua bán; khối lượng hàng xuất khẩu và địa điểm hàng được tiêu thụ; khối lượng nguồn hàng nhập khẩu; số tiền bảo hiểm... Nhà sản xuất sản phẩm có quá trình sản xuất, công nghệ sản xuất, phương pháp quản lý, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm rõ ràng, tin cậy, tiên tiến thì tất nhiên phải đóng phí bảo hiểm thấp hơn và ngược lại.
Phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp được xác định dựa trên quy mô hoạt động nghề nghiệp của chủ thể tham gia; số lượng và trình độ nghề nghiệp, kinh nghiệm công tác của các thành viên; cơ sở vật chất để tổ chức tiến hành nghề nghiệp; giới hạn bồi thường... Người làm nghề dịch vụ có tuổi nghề cao, chuyên môn vững vàng, nhiều kinh nghiệm, cẩn thận, có trách nhiệm cao, đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ phải đóng phí ít hơn và ngược lại.
Phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, trên nguyên tắc là do pháp luật quy định. Theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC, phí bảo hiểm đối với người thứ ba và hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách từ 50.000 đồng đến 1.950.000 đồng/năm tuỳ thuộc vào từng loại xe. Ngoài ra, mức phí còn tính theo tỷ lệ phần trăm mức phí theo năm đối với thời hạn bảo hiểm ngắn hạn và dài hạn.
Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động đối với người lao động về cơ bản được tính căn cứ vào số tiền bảo hiểm đã thoả thuận, đồng thời căn cứ vào thời hạn bảo hiểm và loại nghề nghiệp của người lao động. Với mỗi loại nghề nghiệp khác nhau, mức độ ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp khác nhau (công việc làm trong văn phòng, ít đi lại thì ít xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hơn so với những công việc phải đi lại nhiều, tiếp xúc với môi trường dễ xảy ra tai nạn (tiếp thị sản phẩm, quản lý sản xuất, công trường...); đối với lao động làm việc trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm hoặc chủ yếu là chân tay như thợ lái máy kéo, thợ mỏ, thợ lặn, thợ khoan dầu, thợ hàn... thì nguy cơ tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do vậy, phí bảo hiểm thường tỷ lệ thuận với mức độ tai nạn rủi ro của nghề nghiệp.
Phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự hàng không là số tiền mà hãng hàng không phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự hàng không được xác định trên các yếu tố: mức giới hạn trách nhiệm; số vụ tai nạn và mức độ tổn thất của các vụ tai nạn trong khu vực và trên thế giới; việc đào tạo và kinh nghiệm của phi công; loại máy bay được sử dụng trong việc chuyên chở; số lượng hàng hoá, hành lý chuyên chở trong năm; số lượng và loại hành khách (khách nội địa, khách quốc tế...); tuyến bay, tần suất bay; vị trí pháp lý của hãng hàng không.
Phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu là khoản tiền do bên bảo hiểm thu trên cơ sở biểu phí do Bộ Tài chính quy định áp dụng cho từng loại tàu, nhóm tàu theo các điều kiện bảo hiểm cụ thể. Phí bảo hiểm có thể tăng hoặc giảm tuỳ vào tình hình tổn thất hàng năm của các đội tàu tham gia bảo hiểm. Một con tàu khi hoạt động thì sẽ liên quan đến rất nhiều các tổn thất thuộc về trách nhiệm của chủ tàu, ví dụ như: tàu bị sự cố làm ô nhiểm dầu và bị chính quyền địa phương bắt giữ tàu để yêu cầu chủ tàu làm sạch môi trường. Các hội bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I insurance) hoạt động theo tính chất tương hỗ, phi lợi nhuận. Các chủ tàu cùng đóng góp phí vào một quỹ chung để chi trả cho các tổn thất thuộc trách nhiệm của các tàu là hội viên. Vì thế, phí đóng cho P&I insurance là phí tạm tính ban đầu, sau năm tài chính Ban giám đốc của hội sẽ tổng kết tổn thất trong năm cộng với chi phí quản lý và nếu số phí đóng còn dư ra sẽ hoàn trả cho các hội viên nhưng nếu thiếu thì các hội viên phải đóng thêm phí. Ở Việt Nam, việc tham gia P&I insurance của các chủ tàu đều thông qua Bảo Việt, Bảo Minh v.v... Các doanh nghiệp bảo hiểm tính phí cố định cho các chủ tàu này và các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ làm việc với hội để định phí cho các chủ tàu Việt Nam, nếu phải đóng thêm phí thì các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu chứ không phải các chủ tàu.
Trả tiền bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; có nghĩa vụ giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường; phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật (Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm). Còn bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; đồng thời có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật; thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm khai báo trung thực về tình hình diễn biến của rủi ro, thiệt hại thực tế giúp bên bảo hiểm xác định chính xác về thiệt hại để làm cơ sở cho việc xét bồi thường. (Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm).
Tại Khoản 1 Điều 55 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “Trong phạm vi số tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người tham gia bảo hiểm những khoản tiền mà theo quy định của pháp luật người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người thứ ba”. Theo đó, bên mua bảo hiểm để bảo hiểm trách nhiệm dân sự của mình đối với người thứ ba thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm đối với thiệt hại mà bên mua bảo hiểm đã gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu bên mua bảo hiểm đã bồi thường cho người thứ ba thì có quyền yêu cầu bên bảo hiểm phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho người thứ ba trong phạm vi mức bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc quy định của pháp luật.
Điều 54 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “Số tiền bảo hiểm là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người tham gia bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm”. Vậy, số tiền bảo hiểm là phạm vi định mức tài chính mà theo đó bên bảo hiểm phải chi trả tiền bảo hiểm hoặc tiền bồi thường thiệt hại. Hay nói cách khác, đó chính là số tiền mà bên mua bảo hiểm đăng ký để bảo hiểm cho đối tượng được bảo hiểm trên cơ sở phải nộp một mức phí cho bên bảo hiểm. Nếu phí bảo hiểm phản ánh tần suất của hiểm hoạ thì số tiền bảo hiểm phản ánh về mức độ của tổn thất. Trên thực tế, số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự phản ánh mức độ và giới hạn trách nhiệm mà bên bảo hiểm phải trả cho bên thứ ba hoặc cho người mua bảo hiểm chứ không hoàn toàn đồng nghĩa với mức độ thiệt hại thực tế đã xảy ra cho người thứ ba. Khác với hợp đồng bảo hiểm tài sản số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản dựa trên giá trị thực tế của những tài sản là đối tượng của hợp đồng bảo hiểm. Trong thực tiễn kinh doanh bảo hiểm, do trách nhiệm dân sự là một phạm trù pháp lý, khó xác định được giá trị của đối tượng bảo hiểm tại thời điểm ký kết, nên vấn đề giới hạn trách nhiệm bồi thường được đặt ra. Các doanh nghiệp bảo hiểm đã giới hạn trách nhiệm của mình trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự bằng cách ấn định trước số tiền bảo hiểm trong hợp đồng. Thường số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự do bên bảo hiểm đề nghị và chuyển cho người tham gia bảo hiểm chấp nhận. Số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự được gọi là hạn mức trách nhiệm vì thực tế trong mọi trường hợp nhà bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm tối đa bằng số tiền này. Ví dụ, theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô đối với người thứ ba của Bảo Việt Việt Nam, số tiền bảo hiểm về người là 30 triệu đồng/người/vụ và về tài sản là 30 triệu đồng/vụ nếu không có thỏa thuận thêm về bảo hiểm trách nhiệm dân sự tăng thêm thì khi chủ xe mô tô gây tai nạn mà thiệt hại về người và tài sản vượt quá 60 triệu đồng thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng chỉ phải chi trả tối đa số tiền bảo hiểm là 60 triệu đồng; nếu có thoả thuận về bảo hiểm trách nhiệm dân sự tăng thêm thì giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bao gồm cả phần tăng thêm đó.
Tại Điều 29 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong trường hợp không có thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường”. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm chậm trả tiền bảo hiểm so với thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc pháp luật đã quy định thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả tiền tương ứng với thời gian chậm trả. Khắc phục hậu quả tai nạn hay bồi thường cho người tham gia bảo hiểm là khâu cuối cùng trong quá trình bán sản phẩm bảo hiểm của bên bảo hiểm. Đây là việc thực hiện cam kết bồi thường bảo hiểm của bên bảo hiểm, thể hiện rõ nhất tính chất xã hội và nhân đạo của bảo hiểm, người dân mới nhận thấy rõ vai trò của bảo hiểm, vì thế đây chính là khâu được cả nhà bảo hiểm lẫn khách hàng quan tâm nhất.
Đối với hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nhằm nâng cao ý thức của người mua bảo hiểm, tránh tình trạng người tham gia bảo hiểm chuyển hết mọi trách nhiệm sang cho doanh nghiệp bảo hiểm, pháp luật quy định bên mua bảo hiểm phải thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa thiệt hại và các biện pháp cần thiết khác để hạn chế việc phải bồi thường thiệt hại. Bên mua bảo hiểm phải thực hiện các biện pháp đó trong thời gian đã được doanh nghiệp bảo hiểm khuyến nghị; nếu bên mua bảo hiểm không thực hiện và sự kiện bảo hiểm đã xảy ra do các biện pháp đó không được thực hiện thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm; nếu bên mua bảo hiểm không thực hiện và sự kiện bảo hiểm chưa xảy ra thì phải thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm để xem xét tính tăng phí bảo hiểm hoặc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm.
Chuyển yêu cầu bồi hoàn
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự. Trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bên bảo hiểm phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm hoặc trực tiếp trả cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm thiệt hại mà bên mua bảo hiểm gây ra cho người thứ ba theo quy định của pháp luật. Người thứ ba trong trường hợp này không phải là chủ thể của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự nhưng là chủ thể của quan hệ nghĩa vụ bảo hiểm. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, người thứ ba là bên có quyền được hưởng việc bồi thường theo mức đã thoả thuận trong hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvan_HD.doc