MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở. 9
1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của hợp đồng mua bán nhà ở. 9
1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán nhà ở . 9
1.1.2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng mua bán nhà ở . 12
1.1.3. So sánh hợp đồng mua bán nhà ở với các loại hợp đồng mua bán khác . 15
1.2. Quy định pháp luật Việt nam về hợp đồng mua bán nhà ở. 19
1.3. Quy định pháp luật của một số quốc gia về hợp đồng mua
bán nhà ở . 24
1.3.1. Quy định về hình thức của hợp đồng dân sự. 24
1.3.2. Quy định về nội dung của hợp đồng dân sự. 26
1.4. Vai trò của quy định pháp luật về hợp đồng mua bán nhà ở . 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 33
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HỢP
ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở. 34
2.1. Nội dung của Hợp đồng mua bán nhà ở theo Luật nhà ở 2014 . 34
2.2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở . 37
2.2.1. Điều kiện về chủ thể của hợp đồng mua bán nhà ở . 38
2.2.2. Điều kiện về mục đích, nội dung của hợp đồng mua bán nhà ở. 44
2.2.3. Điều kiện về hình thức, thủ tục của hợp đồng mua bán nhà ở. 45
2.2.4. Điều kiện về sự tự nguyện của chủ thể khi tham gia hợp đồng
mua bán nhà ở . 48
113 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến giao dịch không đƣợc thực hiện nhƣ mong
muốn của các bên.
2.2.4. Điều kiện về sự tự nguyện của chủ thể khi tham gia hợp đồng
mua bán nhà ở
Xuất phát từ nguyên tắc chung của BLDS là trong quan hệ dân sự “các
bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép,
đe dọa, ngăn cản bên nào” [41, Điều 4]. Sự tự nguyện đó phải đƣợc các bên
tôn trọng thực hiện.
Bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí nên
ngƣời tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện, sự tự nguyện đó là một
phần của sự tự do về ý chí, tự do giao kết hợp đồng, tham gia các giao dịch
dân sự để đảm bảo nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống, ở đây chủ thể tự do
thỏa thuận về đối tƣợng của hợp đồng, điều khoản về quyền và nghĩa vụ của
các bên trên cơ sở tuân theo pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Tự do
ý chí, tự do thỏa thuận một cách tự nguyện không bị ép buộc lừa dối là một
trong những yếu tố tạo nên tính hiệu lực của hợp đồng mua bán tài sản nói
chung và hợp đồng mua bán nhà ở.
2.2.5 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở theo pháp
luật hiện hành
Quy định pháp luật về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà
ở. Căn cứ vào quy định của Luật nhà ở 2014, thì nhà ở chia thành các loại là
nhà ở riêng lẻ, nhà ở chung cƣ, nhà liền kề.
49
Vì vậy hợp đồng mua bán nhà ở với từng loại nhà thì thời điểm có hiệu
lực của hợp đồng là khác nhau:
- Đối với hợp đồng mua bán nhà ở riêng lẻ, chủ thể của hợp đồng là tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân, và đối tƣợng nhà ở là nhà ở độc lập, nhà ở liền kề, nhà
biệt thự. Thời điểm có hiệu lực của loại hợp đồng mua bán này là thời điểm
đăng ký vì nó gắn liền với đất. Các bên mua bán nộp hợp đồng mua bán nhà
và các giấy tờ pháp lý liên quan tại phòng công chứng (không phân biệt địa
bàn) để công chứng hợp đồng nếu lựa chọn công chứng, hoặc tại Uỷ ban nhân
dân cấp huyện (nếu nhà ở tại đô thị) hoặc Uỷ ban nhân dâm xã (nếu nhà ở tại
nông thôn) để chứng thực hợp đồng. Đối với giấy tờ bản sao cần đem theo
bản chính để đối chiếu. Sau khi công chứng hoặc chứng thực, hồ sơ mua bán
sẽ đƣợc nộp tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện hoặc văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất. Thời điểm đƣợc đăng ký là thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng mua bán nhà ở đó.
- Đối với hợp đồng mua bán nhà ở là nhà chung cƣ, đây là nhà ở mà
không gắn liền với đất, hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở là thời điểm
công chứng, chứng thực hợp đồng. Thủ tục công chứng tại phòng công chứng
đƣợc thực hiện cho các bên của hợp đồng mua bán nhà ở là cá nhân, khi đi
công chứng, vợ chồng đều phải cùng đi hoặc là tổ chức nếu một trong 02 bên
là công ty, khi công chứng cần đem theo Giấy phép kinh doanh bản chính và
con dấu tròn công ty, (ngƣời đi công chứng không phải là đại diện pháp luật
thì phải có giấy ủy quyền). Trong những năm qua, hoạt động công chứng đã
góp phần đáng kể vào quan hệ pháp luật về mua bán nhà ở, thúc đẩy sự phát
triển nền kinh tế thị trƣờng, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân
sự, kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, góp phần tăng
cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với các lĩnh vực. Đặc biệt là lĩnh vực bất động
sản, tạo hành lang an toàn cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động mua
50
bán nhà ở. Nhà nƣớc quản lý đƣợc các giao dịch về nhà ở đảm bảo tính hợp
pháp, hạn chế những vi phạm pháp luật đối với việc mua bán nhà ở.
2.3. Hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu và xử lý hợp đồng mua bán
nhà ở vô hiệu
2.3.1. Hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu
Giao dịch dân sự vô hiệu không phát sinh hậu quả pháp lý mà các
bên mong muốn. Đây là nguyên lý chung mà pháp luật các nƣớc đều ghi
nhận. Vô hiệu theo nghĩa thông thƣờng là "không có hiệu lực, không có
hiệu quả" [57, tr.1083].
Trƣớc hết là cần xác định đƣợc các nội dung về hợp đồng vô hiệu và
hậu quả pháp lý của hợp đồng khi bị vô hiệu. Từ đó là cơ sở cho việc áp dụng
đối với hợp đồng mua bán nhà ở. Cụ thể nhƣ sau:
Điều 410 BLDS năm 2005 viện dẫn việc áp dụng các quy định từ Điều
127 đến Điều 138 vì hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, do đó cần áp dụng
những quy định về giao dịch dân sự vô hiệu đối với hợp đồng vô hiệu.
Theo quy định tại Điều 127 BLDS, giao dịch dân sự không có một
trong các điều kiện đƣợc quy định tại Điều 122 BLDS thì vô hiệu. Về lý
thuyết, có thể phân chia thành hai loại vô hiệu của giao dịch:
- Giao dịch đƣơng nhiên vô hiệu (hay còn gọi là giao dịch vô hiệu tuyệt
đối) và giao dịch dân sự vô hiệu theo đề nghị của ngƣời có quyền, lợi ích liên
quan (hay còn gọi là giao dịch vô hiệu tƣơng đối). Nếu không có đề nghị hoặc
có đề nghị nhƣng không đƣợc Toà án chấp nhận thì giao dịch vẫn có hiệu lực
pháp luật. Bộ luật dân sự quy định 7 trƣờng hợp giao dịch dân sự vô
hiệu. Đây chỉ là những trƣờng hợp vô hiệu nói chung. Quy định về hợp đồng
dân sự vô hiệu do có đối tƣợng không thể thực hiện đƣợc: “Trong trường hợp
ngay từ thời điểm ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì
lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu” [41, Điều 411].
51
Trong trƣờng hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết
về việc hợp đồng có đối tƣợng không thể thực hiện đƣợc, nhƣng không thông
báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thƣờng
thiệt hại cho bên kia, trừ trƣờng hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp
đồng có đối tƣợng không thể thực hiện.
Đồng thời, BLDS năm 2005 giải quyết mối quan hệ giữa vô hiệu của hợp
đồng chính và vô hiệu của hợp đồng phụ, trong đó sự vô hiệu của hợp đồng
chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trƣờng hợp các bên có thoả thuận hợp
đồng phụ đƣợc thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với
các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ
không làm chấm dứt hợp đồng chính. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
đƣợc giải xác định: “Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập” [41, Điều 137].
Trong trƣờng hợp này, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn
trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả đƣợc bằng hiện vật thì
phải hoàn trả bằng tiền, trừ trƣờng hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu
đƣợc bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi
thƣờng, Các bên có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu:
Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều
136 đƣợc áp dụng đối với yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, vì hợp
đồng mua bán nhà ở là một loại phổ biến của giao dịch dân sự.
Xuất phát từ đó, thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô
hiệu đƣợc quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của BLDS năm
2005 là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự đƣợc xác lập. Đối với các giao
dịch dân sự đƣợc quy định tại Điều 128 và Điều 129 của BLDS năm 2005 thì
thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế,
có nghĩa là yêu cầu Toà án vào bất kỳ thời điểm nào cũng đƣợc.
52
Đối với hợp đồng mua bán nhà ở, thì hợp đồng vô hiệu cũng ở hai
dạng: Hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng mua bán nhà ở
vô hiệu tƣơng đối.
Hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu tuyệt đối: Về nguyên tắc một giao dịch
dân sự không đáp ứng đƣợc một trong bốn điều kiện đã đƣợc phân tích ở trên
thì bị coi là vô hiệu. Bên cạnh đó giao dịch vô hiệu còn bao gồm hai loại đƣợc
hiểu trong giới luật học Việt nam là giao dịch vô hiệu tuyệt đối và giao dịch
dân sự vô hiệu tƣơng đối. Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối là giao dịch dân
sự không có hiệu lực ngay từ khi giao kết, không có giá trị về mặt pháp lý,
không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Do vậy, kể cả trƣờng hợp
các bên tham gia giao dịch đã ký kết và thực hiện sẽ không có giá trị pháp lý.
Các bên phải chấm dứt thực hiện và quay lại tình trạng ban đầu và hoàn lại cho
nhau những gì đã nhận. Vì vậy chúng ta có khái niệm về hợp đồng mua bán
nhà ở vô hiệu tuyệt đối, đây là công cụ không thể thiếu đƣợc trong việc nghiên
cứu bản chất của giao dịch dân sự cũng nhƣ trong việc giải quyết các vấn đề có
liên quan đến thủ tục tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu.
Một hợp đồng mua bán nhà ở bị coi là vô hiệu tuyệt đối trong các
trƣờng hợp sau: Khi hợp đồng đó vi phạm vào các điều cấm của pháp luật,
trái với đạo đức của xã hội. Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi
phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho
phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa ngƣời với
ngƣời trong đời sống xã hội, đƣợc cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Khi giao dịch đƣợc xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao
dịch khác. Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ theo các quy định bắt
buộc của pháp luật. Khi giao dịch của pháp nhân xác lập ngoài lĩnh vực cho
53
phép của pháp luật đã đƣợc đăng ký. Khi giao dịch đƣợc xác lập bởi ngƣời
không có năng lực hành vi dân sự (chƣa đủ 6 tuổi). Khi giao dịch đƣợc xác
lập bởi ngƣời mất năng lực hành vi dân sự.
Đối với giao dịch vô hiệu tƣơng đối là loại giao dịch có khả năng khắc
phục, nó đƣợc coi là một loại giao dịch dân sự có thể có hiệu lực nhƣng cũng có
thể bị vô hiệu theo sự lựa chọn của một trong các bên tham gia giao dịch. Giao
dịch này thông thƣờng không xâm phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội và
chỉ có thể bị vô hiệu đối với bên có lỗi mà không bị vô hiệu đối với bên không
có lỗi. Theo đó hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu tƣơng đối: Trong các trƣờng
hợp khi giao dịch đƣợc xác lập bởi ngƣời chƣa thành niên từ đủ 06 tuổi cho đến
chƣa đủ 18 tuổi (có năng lực hành vi dân sự một phần). Khi giao dịch đƣợc xác
lập bởi ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Khi giao dịch đƣợc xác lập do
bị nhầm lẫn. Khi một bên chủ thể tham gia xác lập giao dịch do bị lừa dối, đe
dọa. Khi ngƣời xác lập giao dịch không nhận thức đƣợc hành vi của mình.
Giữa giao dịch dân sự tuyệt đối và tƣơng đối có những điểm khác biệt
cơ bản nhƣ: khác biệt về trình tự bị tuyên là vô hiệu, khác biệt về thời hạn yêu
cầu giao dịch vô hiệu, khác biệt về hiệu lực pháp lý trong từng trƣờng hợp,
khác biệt về bản chất quyết định của Tòa án, khác biệt về hậu quả pháp lý của
giao dịch dân sự khi bị vô hiệu. Cụ thể về sự khác biệt đó nhƣ sau:
Sự khác biệt về trình tự vô hiệu của giao dịch: Giao dịch dân sự vô hiệu
tuyệt đối thì mặc nhiên bị coi là vô hiệu. Còn đối với các giao dịch vô hiệu
tƣơng đối thì không mặc nhiên vô hiệu mà chỉ trở nên vô hiệu khi hội tụ đủ
những điều kiện nhất định: Khi có đơn yêu cầu của ngƣời có quyền và lợi ích
liên quan và theo quyết định của Toà án.
Đây là sự khác biệt quan trọng nhất, đƣợc coi là tiêu chí hàng đầu để
phân loại một giao dịch vô hiệu thuộc trƣờng hợp vô hiệu tuyệt đối hay vô
hiệu tƣơng đối khi nghiên cứu nội dung các văn bản quy phạm pháp luật. Một
54
số tài liệu pháp lý đã dựa vào chính sự khác biệt này để xây dựng nên khái
niệm vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tƣơng đối.
Cũng chính từ sự khác biệt này mà trong một số tài liệu còn sử dụng
thêm các thuật ngữ khác để biểu thị sự phân loại giao dịch dân sự vô hiệu: giao
dịch dân sự vô hiệu đƣơng nhiên và giao dịch dân sự vô hiệu theo đề nghị của
ngƣời có quyền và lợi ích liên quan. Nhìn chung thì việc sử dụng hai cặp thuật
ngữ khác nhau đó không có gì trái ngƣợc nhau. Thế nhƣng đứng trên phƣơng
diện phân tích lý thuyết của luật dân sự thì việc sử dụng cặp thuật ngữ “vô hiệu
tuyệt đối” và “vô hiệu tƣơng đối” sẽ không chỉ giới hạn bởi sự khác biệt đang
phân tích (mặc nhiên vô hiệu hay không mặc nhiên vô hiệu), mà còn cho phép
chúng ta nghiên cứu bản chất của chúng một cách toàn diện hơn.
Sự khác biệt về thời hạn yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu: Đối với
các giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối thì thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố
giao dịch vô hiệu không bị hạn chế. Còn đối với các giao dịch dân sự vô hiệu
tƣơng đối thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô
hiệu là một năm, kể từ ngày giao dịch dịch đƣợc xác lập
Sự khác biệt về hiệu lực pháp lý của giao dịch: Giao dịch dân sự
thuộc trƣờng hợp vô hiệu tuyệt đối không có hiệu lực pháp lý làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ các bên, thậm chí ngay cả trong trƣờng hợp khi các bên đã
tiến hành thực hiện các hành vi theo nội dung cam kết.
- Giao dịch dân sự thuộc trƣờng hợp vô hiệu tƣơng đối thì đƣợc coi là
có hiệu lực pháp lý cho đến khi nào bị tuyên bố vô hiệu. Khẳng định này thoạt
tiên có thể bị coi là trái với quy định của pháp luật khi khoản 1 Điều 146 Bộ
luật dân sự quy định rằng giao dịch dân sự vô hiệu (cả tuyệt đối lẫn tƣơng
đối) không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác
lập. Thế nhƣng không phải vậy, bởi vì đối với giao dịch dân sự vô hiệu tƣơng
đối, nếu nhƣ giao dịch không đƣợc coi là có hiệu lực trƣớc khi bị tuyên bố vô
55
hiệu thì không thể có bất kỳ một giao dịch nào có thể có hiệu lực trong
khoảng thời hiệu một năm của quyền yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều
145 Bộ luật dân sự. Việc quy định thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu nói lên rằng trong khoảng thời gian của thời hiệu đó giao dịch dân sự
có hiệu lực cho đến khi bị tuyên bố vô hiệu theo quyết định của Toà án. Còn
khi đã hết thời hiệu khởi kiện đó thì giao dịch dân sự sẽ không bị tranh chấp
về hiệu lực nữa.
Khẳng định này không hề mâu thuẫn với Điều 146 Bộ luật dân sự còn
bởi vì Điều 146 Bộ luật dân sự chỉ chứa những quy định chung về hậu quả
pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Theo tinh thần của Điều 146 Bộ luật
dân sự, giao dịch dân sự một khi đã bị coi là vô hiệu (bất kể là vô hiệu tuyệt
đối hay vô hiệu tƣơng đối), thì nhìn chung đều có hậu quả pháp lý giống nhau
là các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu (tình trạng tại thời điểm trƣớc khi
xác lập giao dịch), hoàn trả lại cho nhau những tài sản đã nhận đƣợc từ phía
bên kia, nếu không hoàn trả đƣợc bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền.
Bên có lỗi phải bồi thƣờng thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra cho với bên kia.
Sự khác biệt về bản chất quyết định của Toà án: Trong cả hai trƣờng
hợp thì Toà án đều có thể ra quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu. Thế
nhƣng bản chất của hai loại quyết định này có sự khác biệt cơ bản:
- Giao dịch dân sự thuộc trƣờng hợp vô hiệu tuyệt đối bị coi là vô hiệu
không phụ thuộc vào quyết định của Toà án. Hay nói cách khác, nó bị vô hiệu
ngay cả khi không có quyết định của Toà án. Chính bởi vậy quyết định của
Toà án (nếu có) đối với giao dịch vô hiệu tuyệt đối không mang tính chất
phán xử mà đơn thuần chỉ là một trong những hình thức công nhận sự vô hiệu
của giao dịch dựa trên các cơ sở luật định mà thôi. Bên cạnh đó, quyết định
của Toà án còn có thêm nội dung xác định
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_hop_dong_mua_ban_nha_o_theo_phap_luat_viet_nam.pdf