Luận văn Hợp tác công - Tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại tỉnh Đăk Lăk

CHưƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HỢP TÁC CÔNG - Tư TRONG

ĐẦU Tư CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG . 17

1.1. Cơ sở hạ tầng giao thông và vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông

trong phát triển . 17

1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng giao thông 17

1.1.2. Phân loại cơ sở hạ tầng giao thông 18

1.1.3. Vai trò của cơ sở hạ tầng giao thông trong phát triển . 19

1.2. Hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông . 26

1.2.1. Khái niệm hợp tác công - tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông . 26

1.2.2. Các hình thức hợp tác công - tư . . 29

1.2.3. Vai trò của hợp tác công - tư trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông

.31

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hợp tác công - tư trong phát triển cơ sở hạ

tầng giao thông . 33

1.3. Một số kinh nghiệm về triển khai PPP trong phát triển hạ tầng giao

thông.37

1.3.1. Kinh nghiệm thế giới về phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức

PPP .37

1.3.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh ở Việt Nam. . 40

1.3.3. Những giá trị tham khảo cho tỉnh Đắk Lắk . . 45

CHưƠNG II. HỢP TÁC CÔNG - Tư TRONG ĐẦU Tư CƠ SỞ HẠ

TẦNG GIAO THÔNG TẠI TỈNH ĐẮK LẮK . 48

pdf99 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hợp tác công - Tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giải phóng mặt bằng làm cho tổng nguồn vốn đầu tư tăng cao, dẫn tới không đủ khả năng hoàn trả chi phí của nhà đầu tư.[28] Đối với các dự án triển khai theo hình thức BOT, do các tuyến đường ngắn nên không thể đặt nhiều trạm thu phí, lượng phương tiện giao thông bị chia sẻ không qua trạm thu phí làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoàn vốn công trình. Bên cạnh đó, nhà đầu tư tham gia các dự án giao thông chủ yếu là nhà đầu tư trong nước có năng lực tài chính chưa mạnh, ít kinh nghiệm đầu tư, quản lý khai thác và chưa am hiểu nhiều về đầu tư PPP. Các nhà đầu tư chưa đánh giá được toàn diện, dài hạn được rủi ro nên khi triển khai còn gặp vướng mắc.[28] Bên cạnh đó, chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm đánh giá sơ bộ nhà đầu tư có khả năng tài chính, kinh nghiệm phù hợp với quy mô cũng như phương thức hoàn vốn dự án. Một số thành viên đàm phán hợp đồng đôi khi còn cứng nhắc, suy nghĩ chủ quan, mang tính quản lý nhà nước. Nhân sự tham gia công tác xúc tiến đầu tư còn yếu, dẫn tới nhiều tình huống xử lý còn lúng túng, kéo dài. Để các dự án PPP hạ tầng giao thông tại Thành phố Hồ chí Minh thực sự khởi sắc, Sở Giao thông vận tải thành phố cho rằng, cần tập trung củng cố nhân sự tham gia bộ phận xúc tiến đầu tư, nâng cao trình độ cán bộ thực hiện - 44 - dự án PPP. Bên cạnh đó, cần sớm hoàn thiện lập đề xuất dự án và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư PPP. Thông tin sớm và đầy đủ cho các nhà đầu tư hiểu rõ phương thức đầu tư nhằm giúp nhà đầu tư có lựa chọn phù hợp khả năng tài chính, đồng thời Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển của Thành phố gấp rút hoàn thiện Đề án Xây dựng cơ chế chính sách thu hút nhà đầu tư tham gia phát triển kết cấu hạ tầng theo hình thức PPP.[28] Để triển khai các dự án PPP một cách hiệu quả, UBND thành phố đã yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng tiêu chí của từng loại dự án PPP làm cơ sở lựa chọn và chuyển đổi phương thức đầu tư các dự án đầu tư công nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà đầu tư, cơ quan quản lý và người dân. Để tăng tính công khai, minh bạch, UBND thành phố còn đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư mở một chuyên mục riêng trên trang Web của Sở về nhu cầu đầu tư công của Thành phố, trong đó, thông tin cụ thể về Danh mục các dự án PPP đang kêu gọi đầu tư, các dự án đầu tư công truyền thống chuyển sang PPP để các nhà đầu tư nắm được đầy đủ thông tin. Để khắc phục tình trạng thiếu vốn ban đầu của các nhà đầu tư, trong thời gian tới, các nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án PPP của thành phố có thể sẽ được ứng trước vốn. Việc ứng vốn sẽ thông qua Quỹ Phát triển dự án (PDF) mà Thành phố đang chuẩn bị triển khai. Sau khi được lựa chọn, nhà đầu tư sẽ hoàn trả các chi phí chuẩn bị đầu tư cho Quỹ. Thành phố cũng khuyến khích nhà đầu tư chủ động thực hiện đề xuất dự án đối với những dự án có khả năng phát triển theo hình thức PPP, trình nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo quy định; đồng thời, xây dựng cơ chế đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh để thu hút nhà đầu tư và kiến nghị Chính phủ cho phép Thành phố Hồ Chí Minh có các chính sách ưu đãi đối với những nhà đầu - 45 - tư có đề xuất dự án được phê duyệt, nhằm khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư theo hình thức PPP. 1.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển hạ tầng giao thông theo hình thức PPP [27, tr.43-45] Quảng Ninh là một tỉnh ven biển thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam, là một tỉnh triển khai các dự án PPP, đặc biệt là các dự án PPP trong lĩnh vực giao thông đường bộ khá mạnh mẽ. Sau khi Chính phủ ban hành các chính sách về đầu tư theo hình thức PPP và chỉ đạo huy động các nguồn vốn từ khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ công, tỉnh Quảng Ninh đã nhanh chóng triển khai các hoạt động nhằm thu hút các nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo hình thức này. Ngày 05/12/2013, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ-TU chỉ đạo các cấp ủy lãnh đạo triển khai thí điểm áp dụng mô hình PPP và sau đó là Kết luận 58-KL/TU về triển khai thí điểm đầu tư và quản lý các dự án PPP. Triển khai các quyết định này, UBND tỉnh đã ban hành Danh mục các dự án đầu tư theo hình thức PPP trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú trọng hình thức đầu tư BOT bao gồm 64 công trình và giao nhiệm vụ đầu mối thực hiện cho 14 huyện, thị xã, thành phố và 12 Sở, ban, ngành. Triển khai Nghị định 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức PPP, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 208/2015/NQ-HĐND quy định một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư thực hiện dự án mới, dự án mở rộng theo hình thức xã hội hóa tại các địa bàn khó khăn; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3456/2015/QĐ-UBND quy định chi tiết về trình tự, thủ tục thực hiện, quản lý dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo mô hình PPP trên địa bàn tỉnh (hiện nay được thay thế bằng Quyết định 2999/2016/QĐ-UBND).[27, tr.46-47] - 46 - Để thu hút các nhà đầu tư và xúc tiến đầu tư theo hình thức PPP được nhanh chóng, UBND tỉnh đã giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất thành lập Ban chỉ đạo PPP do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo này đã ban hành hướng dẫn các địa phương về tiêu chí lựa chọn dự án, mô hình, quy trình lựa chọn nhà đầu tư và quản lý dự án PPP.[27,tr.47] UBND tỉnh đã cử 25 cán bộ đi học tập, bồi dưỡng ngắn hạn về PPP tại Úc; cử 01 cán bộ tham gia Khóa đào tạo về Xã hội hóa trong đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức tại Úc; phối hợp với Viện Đào tạo và nghiên cứu quản lý kinh tế của Vụ Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức lớp Tập huấn về PPP và công tác đấu thầu cho 72 học viên là công chức thuộc các Sở ngành và địa phương trong tỉnh. Việc triển khai quyết liệt của tính đã mang lại những thành công cho việc thu hút đaàu tư theo hình thức PPP trên địa bàn tỉnh. Cho tới nay, trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai 5 dự án PPP, trong đó có 4 dự án được thực hiện theo hình thức BOT trong lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải gồm: [27, tr.43-45] - Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 18A đoạn Hạ Long - Bắc Ninh với tổng mức đầu tư cả hai giai đoạn là 4.223 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 15% và vốn vay là 85%. Hợp đồng BOT được ký kết cho dự án này được thực hiện giữa Bộ Giao thông Vận tải (cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và Công ty cổ phần BOT Đại Dương với thời gian khai thác 25 năm. Công trình đã hoàn thành và đưa vào khai thác toàn tuyến từ 2017; - Dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến với tổng mức đầu tư 7.277,5 tỷ đồng (vốn ngân sách tỉnh là 488,3 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 855 tỷ và vốn vay 6.394,596 tỷ) được ký kết giữa UBND tỉnh Quảng Ninh (cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và Liên doanh 8 nhà đầu tư với thời gian khai - 47 - thác 20 năm 2 tháng. Dự án đã được khởi công xây dựng từ tháng 01/2015 và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018. - Dự án đường cao tốc Hạ Long-Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long-Mông Dương được ký kết giữa UBND tỉnh Quảng Ninh (cơ quan nhà nước có thẩm quyền) với Liên danh các nhà đaàu tư (gồm Công ty Cổ phần đầu tư và Xây dựng giao thông Công Thành và Công ty Phương Thành) với tổng mức đầu tư 13.988,394 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách là 3.926 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư 1.081,239 tỷ đồng và vốn vay 8.891,155 tỷ đồng. - Dự án Cảng hàng không Quảng Ninh (Sân bay Vân Đồn) được ký kết giữa UBND tỉnh Quảng Ninh với Công ty cổ phần Tập đoàn Sungroup có tổng mức đầu tư 7.485,038 tỷ đồng, trong đó có 734 tỷ là vốn ngân sách nhà nước của tỉnh (thực hiện giải phóng mặt bằng) và vốn của nhà đầu tư là 7.275,541 tỷ đồng. Thời gian khai thác công trình theo hợp đồng là 45 năm. Hiện sân bay đã hoàn thành và thực hiện bay thử nghiệm và hiệu chỉnh. - Dự án thứ 5 được thực hiện theo hình thức BT là Dự án đường dẫn cầu Bắc Luân II có tổng mức đầu tư là 930,201 tỷ đồng. Hợp đồng thực hiện dự án này được ký kết giữa Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh (theo ủy quyền của UBND tỉnh tại Quyết định 315/QĐ-UBND ngày 13/02/2014 của UBND tỉnh) và Liên danh nhà đầu tư gồm Công ty TNHH chế tạo thiết bị Phong Trạch (Quảng Đông), Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư phát triển An Đức (Quảng Tây) và Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư phát triển An Đắc. 1.3.3. Những giá trị tham khảo cho tỉnh Đắk Lắk Thực tiễn triển khai các dự án PPP ở nước ngoài và các tỉnh trong nước đã chỉ ra nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị quý cho tỉnh Đắk Lắk khi triển khai thu hút đầu tư vào các dự án giao thông vận tải. Những kinh nghiệm chủ yếu có thể chỉ ra là: - 48 - Thứ nhất, muốn thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn vào các dự án PPP giao thông vận tải vốn có thời gian xây dựng và quản lý dài, cần có môi trường pháp lý ổn định và rõ ràng. Nhà nước cần nhanh chóng hoàn chỉnh khung pháp lý về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư và trên cơ sở các quy định chung của Nhà nước, tỉnh cần ban hành các quy định chi tiết cụ thể, phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương để các nhà đầu tư dễ tìm hiểu và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư tư nhân; Thứ hai, cần có sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía các nhà lãnh đạo cao nhất của tỉnh. Cam kết ủng hộ từ phía lãnh đạo không chỉ đẩy nhanh các thủ tục xúc tiến đầu tư và triển khai các dự án mà còn góp phần quan tọng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư tư nhân; Thứ ba, cần có cơ chế phối hợp rõ ràng, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm giữa các cơ quan của tỉnh trong quá trình xúc tiến và triển khai các dự án PPP; Thứ tư, cần có cơ quan chuyên trách làm đầu mối để xúc tiến việc triển khai các dự án PPP, công bố công khai danh mục các dự án thu hút đầu tư theo hình thức PPP, đồng thời cần cải cách thủ tục hành chính theo hướng “một cửa” để các nhà đaàu tư tư nhân dễ tiếp cận và triển khai các dự án; Thứ năm, cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về PPP cho cán bộ, công chức. - 49 - TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Hạ tầng giao thông vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng. Phát triển hạ tầng giao thông vận tải là yêu cầu tất yếu khách quan và có ý nghĩa quan trọng để phát triển. Các công trình hạ tầng giao thông vận tải thường có thời gian xây dựng và vận hành lâu dài, đòi hỏi nhiều nguồn vốn đầu tư. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước ngày càng eo hẹp hiện nay, việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư mới để tăng cường phát triển hạ tầng giao thông vận tải là rất cần thiết. Huy động nguồn vốn tư nhân vào phát triển hạ tầng giao thông vận tải theo mô hình PPP là một giải pháp quan trọng. Bên cạnh việc đa dạng hóa nguồn vốn cho các dự án hạ tầng giao thông, việc triển khai PPP còn giúp nhà nước tăng cường hiệu quả đầu tư công, minh bạch hóa hoạt động và nhanh chóng tiếp cận các thành tựu khoa học - công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải. Việc triển khai PPP trong lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông hiện nay được thực hiện chủ yếu theo các hình thức BOT, BTO, BT, và được triển khai rất đa dạng trong thực tế. Thực tế những năm qua cho thấy, để thực hiện PPP cần có nhiều điều kiện, trong đó sự ủng hộ của lãnh đạo và một hệ thống pháp lý đầy đủ, ổn định là điều kiện tiên quyết không chỉ hỗ trợ việc thực hiện các dự án mà còn góp phần quan trọng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, khuyến khích họ góp vốn vào các dự án phát triển giao thông vận tải. - 50 - CHƢƠNG II HỢP TÁC CÔNG TƢ TRONG ĐẦU TƢ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Tổng quan về tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, được coi là thủ phủ của vùng, có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng đặc biệt quan trọng của đất nước. Tỉnh Đắk Lắk phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.312.537 ha, dân số 1.750.100 người (năm 2010), chiếm 24% về diện tích và 36,3% về dân số vùng Tây nguyên. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 133 người/km2. Tỉnh Đắk Lắk hiện có 15 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột (đô thị loại I), thị xã Buôn Hồ (đô thị loại IV) và 13 huyện là Ea H’leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Búk, Buôn Đôn, Cư M’gar, M’Đrắk, Ea Kar, Krông Pắc, Krông Bông, Krông Ana, Cư Kuin và huyện Lắk Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, và khoa học kỹ thuật đào tạo, dịch vụ du lịch của tỉnh Đắk Lắk. Trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Plei ku (Gia Lai). Sân bay Buôn Ma Thuột đã và đang được đầu tư nâng cấp kỹ thuật, mở rộng nhà ga và đã khai thác các đường bay tới Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng với các loại máy bay A320, 321, ATR 72. - 51 - Với những đặc điểm trên tỉnh Đắk Lắk ngoài vị trí thuận lợi về giao lưu kinh tế còn có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường không những vùng Tây nguyên mà còn đối với cả nước. Đắk Lắk là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội của cả vùng Tây Nguyên. Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế đạt mức khá: giá trị tổng sản phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 của tỉnh ước đạt 8%, trong đó tăng trưởng ngành nông - lâm - thủy sản đạt 4,2%; công nghiệp - xây dựng đạt 10,2% và dịch vụ đạt 11,6%. Quy mô nền kinh tế năm 2015 ước đạt 18.520 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2015 ước đạt 32,7 triệu đồng/người. Trong những năm vừa qua, Đắk Lắk đạt nhiều thành tựu về hoạt động xúc tiến, vận động viện trợ, đầu tư từ các tổ chức quốc tế, góp phần to lớn trong việc làm thay đổi bộ mặt đời sống nông thôn và nâng cao năng lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Nhờ có bước tiếp cận, vận động theo hướng chủ động hơn, nên số lượng các dự án đầu tư nước ngoài (chủ yếu là ODA) đã tăng lên rõ rệt. Trong giai đoạn này đã vận động được 45 dự án với tổng mức đầu tư 350 triệu USD, tập trung vào lĩnh vực hạ tầng, giáo dục, y tế và giảm nghèo Trong đó có 15 dự án đã triển khai với tổng mức đầu tư hơn 150 triệu USD. Ngoài ra, các chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ cũng được chính quyền địa phương xúc tiến kêu gọi một cách hiệu quả và đa dạng hơn về hình thức cũng như quy mô đầu tư. Năm 2015 trên địa bàn tỉnh đã có 30 tổ chức phi chính phủ đang hoạt động (thông qua 30 khoản viện trợ), trong đó đã vận động thành công 1 dự án với quy mô tài trợ khá lớn từ Tổ chức AP/Mỹ (khoảng 13 triệu USD). Và sắp tới, số lượng chương trình, dự án cũng như quy mô tài trợ từ những tổ chức trên sẽ tăng lên đáng kể, tạo nguồn lực giúp Đắk Lắk tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân mỗi năm 9,3%, thấp hơn giai đoạn 2006-2010 (28,4%). Tổng vốn đầu tư 5 năm 2011-2015 ước đạt khoảng - 52 - 61,85 nghìn tỷ đồng, bằng 24,9% GDP theo giá hiện hành. Theo cơ cấu, vốn nhà nước chiếm 30,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; vốn khu vực ngoài nhà nước chiếm 66,4%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 3,1% Từ năm 2011, hiệu quả sử dụng vốn đã có xu hướng giảm dần và quy mô vốn tăng chậm. Nguồn vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư trên địa bàn tỉnh từng bước thực hiện hợp lý theo các nhiệm vụ mục tiêu phát triển trọng tâm. Vốn ngân sách, vốn ODA, NGO tập trung đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phúc lợi công cộng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; vốn tín dụng đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhân dân và vốn FDI đầu tư phát triển chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến. Vốn đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn chiếm 31,9%; công nghiệp và xây dựng chiếm 26,8%, thương mại, dịch vụ chiếm 41,3%. 2.1.2. Khái quát về cơ sở hạ tầng giao thông tỉnh Đắk Lắk Giao thông Đắk Lắk hiện tại có 03 loại hình chính: đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không. - 53 - 2.1.2.1. Hệ thống đường bộ Mạng đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 576,5km gồm các tuyến quốc lộ 26,27,29,14,14C. Tổng các cầu trên các Quốc lộ là 114 cầu với tổng chiều dài 4.198,6m. Quốc lộ 26 là quốc lộ bắt đầu từ trung tâm thị xã Ninh Hoà (km 1420, quốc lộ 1, tỉnh Khánh Hoà) đến thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk), qua đèo Dục Mĩ, đèo Phượng Hoàng, M’Drak, Ea Kar, Krông Păc, Buôn Ma Thuột; Quốc lộ 27 là quốc lộ bắt đầu từ huyện Lâm Hà, Đam Rông (Lâm Đồng) đến thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk) qua Lăk, Krông Ana, Buôn Ma Thuột; Quốc lộ 29 là quốc lộ bắt đầu từ huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) đến thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk) qua các huyện Krông Năng, Ea Kar, thị xã Buôn Hồ; Quốc lộ 14 là một phần - 54 - đường của đường Hồ Chí Minh, là quốc lộ bắt đầu từ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đến thành phố Buôn Ma Thuột qua các huyện Ea H’Leo, Krông Búk, thị xã Buôn Hồ, Cư M’Gar, thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Cư Jút (tỉnh Đăk Nông); Quốc lộ 14C bắt đầu từ thị trấn Plei Kần - huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum), Quốc lộ 14C là tuyến giao thông cấp quốc gia nối các địa phương Trung và Nam Tây nguyên dọc biên giới Việt Nam - Campuchia. Mạng lưới đường tỉnh gồm 13 tuyến với tổng chiều dài 457km, quy mô các tuyến đường tỉnh thuộc cấp IV miền núi, đường 02 làn. Tổng số cầu trên các tuyến đường tỉnh là 78 cầu với tổng chiều dài khoảng 1.190m. Mạng đường huyện có chiều dài 1.403,82km, các đường huyện chủ yếu là đường cấp V và cấp VI miền núi. Trên các tuyến đường huyện có khoảng 67 cầu với tổng chiều dài khoảng 937,8m. Mạng đường xã và đường thôn, buôn: Mạng đường xã của các huyện có chiều dài 3.220,07km, hiện nay còn 03 xã chưa có đường tới trung tâm xã. Mạng đường thôn, buôn tương đối phát triển với tổng chiều dài 4.079,32km. Đường chuyên dùng của các nông, lâm trường với tổng chiều dài khoảng 675km, chủ yếu là đường đất. 2.1.2.2. Hệ thống đường thuỷ: Đăk Lăk có khoảng 544km đường sông do các sông Sêrêpôk, Krông Nô, Krông Natạo thành. Tổng số phương tiện thuỷ nội địa đang hoạt động trên địa bàn một số huyện, thành phố hiện nay là 834 phương tiện. Hệ thống bến thuỷ nội địa gồm 04 bến xếp cát. Các bến đò ngang sông gồm có: Buôn Trấp, Bình Hoà, Quảng Điền, Krông Nô và Buôn Jul. Nhìn chung, hệ thống giao thông đường thủy ở Đắk Lắk khá hạn chế, không có vai trò chủ đạo trong vận tải. 2.1.2.3. Đường hàng không: - 55 - Cảng hàng không Buôn Ma Thuột là một trong 3 cảng hàng không của khu vực Tây Nguyên đã có các chuyến bay đến thành phố Hà Hội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Vinh, thành phố Hải Phòng và ngược lại. Năm 2010, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đã được đầu tư, nâng cấp, cải tạo đường cất, hạ cánh có chiều dài 3.000m, rộng 45m với các trang thiết bị phụ trợ, đèn đêm. Tháng 11/2011 đã đưa vào sử dụng nhà ga mới với tổng diện tích sàn 7.200m2, công suất 1 triệu hành khách/ năm. Nhà ga mới đáp ứng 4 chuyến bay giờ cao điểm (02 chuyến đi và 02 chuyến đến) với loại máy bay Airbus 320, 321 và tương đương, phục vụ 400 hành khách/giờ cao điểm (2 chiều). 2.2. Thực trạng triển khai hợp tác công - tƣ trong phát triển hạ tầng giao thông ở tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Thực trạng cơ sở pháp lý Hiện tại, tỉnh Đắk Lắk đang thực hiện triển khai hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên cơ sở các quy định chung và một số quy định cụ thể của tỉnh. Mặc dù chủ trương tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia cung cấp hàng hóa và dịch vụ và thực hiện hợp tác giữa khu vực công (nhà nước) và khu vực tư nhân để tăng hiệu lực và hiệu quả hoạt động đã có từ khá lâu ở nước ta và trên thực tế, các dự án hợp tác công-tư đã được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau, trong nhiều lĩnh vực, ở nhiều địa phương, nhưng những quy định xác lập khung pháp lý cho các hoạt động đầu tư của tư nhân trong các dự án phối hợp cùng nhà nước ở nước ta hiện nay vẫn còn khá tản mát và chưa cụ thể.[5, tr.57] Mô hình PPP bắt đầu được triển khai ở Việt Nam dưới hình thức BOT vào năm 1997 khi Chính phủ ban hành Nghị định số 77/1997/NĐ-CP ngày 18/6/1997 về Quy chế đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng BOT áp dụng - 56 - cho đầu tư trong nước. Thể chế hóa chủ trương của Đảng về xã hội hóa, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa. Trong đó, xã hội hoá được hiểu là quá trình vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển, cung cấp các dịch vụ công. Hàng loạt các quy định ra đời sau đó đã chi tiết hóa Nghị quyết 90/CP này và mở rộng sang các lĩnh vực khác, trong đó có đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở nói chung và hạ tầng giao thông nói riêng, chẳng hạn như: • Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao; • Quyết định 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư; • Nghị định 24/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định các dự án khuyến khích đầu tư theo các hình thức BT, BOT, BTO; • Nghị định 15/2015/CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Nghị định quy định về lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; cơ chế quản lý và sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án; chính sách ưu đãi, bảo đảm đầu tư và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Cũng tại Nghị định này, Chính phủ đã thống nhất thuật ngữ PPP bao gồm cả các dự án thực hiện theo các hình thức BOT, BTO, BT. • Nghị định số 30/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều trong Luật Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Nghị định - 57 - này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Luật Đấu thầu, bao gồm: Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo quy định của Chính phủ về đầu tư PPP và dự án đầu tư sử dụng các khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao. • Nghị định 63/2018/CP ngày 04/5/2018 về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư. Đến nay, cơ sở pháp lý cao nhất liên quan trực tiếp đến hợp tác công - tư nói chung và hợp tác công-tư trong phát triển hạ tầng giao thông nói riêng là Nghị định 63/2018/CP ngày 04/5/2018 về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (có hiệu lực từ 19/6/2018 và thay thế Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư). [15] Ngoài ra, mô hình này còn được triển khai thực hiện dựa vào Mô hình này còn dựa vào một số luật, nghị định khác liên quan để triển khai như Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu Ngoài ra, còn có nhiều quy định pháp luật liên quan tới việc triển khai hoạt động đầu tư theo hình thức hợp tác công-tư như Luật Đất đai số 45/2013/QH13; Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Luật Đầu tư số 67/2014/QH 13, và một số văn bản hướng dẫn các Luật này. Nhìn chung, ở tầm quốc gia, các quy định pháp lý về PPP đã tương đối đầy đủ nhưng còn chưa thống nhất và tản mát trong nhiều văn bản khác nhau ở các cấp. Do đó, trong tương lai, cần thống nhất các quy định này trong một Luật về PPP.[5, tr.86-89] Cụ thể hóa các quy định về PPP, tỉnh Đắk Lắk cũng đã ban hành nhiều quy định liên quan tới việc triển khai hình thức đầu tư PPP trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn quy trình thủ tục và làm rõ thêm hành lang pháp lý để triển khai - 58 - PPP trên địa bàn tỉnh, chẳng hạn như: - Công văn số 8582/UBND-TH ngày 18/11/2015 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP) trên địa bàn tỉnh, trong đó giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối quản lý hoạt động PPP, phối hợp với các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh về các vấn đề liên quan tới PPP.[44] - Công văn số 2108/UBND-TH ngày 25/3/2016 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Thông tư số 02/2016/TT-BKHĐT (ngày 01/3/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức PPP, trong đó xác định các đơn vị trước khi lập đề xuất dự án PPP phải được sự đồng ý của UBND tỉnh cho phép lập đề xuất dự án (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư). Đối với các dự án thuộc lĩnh vực g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hop_tac_cong_tu_trong_dau_tu_co_so_ha_tang_giao_tho.pdf
Tài liệu liên quan